Hai trong bốnmục đích của việc ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, là: “Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xâydựng quy hoạch, kế hoạ
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MỸ HÀO
Trang 2LÍ LỊCH
Chức vụ : Trưởng phòng
Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Hào
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MỸ HÀO
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu làm việc tích cực, đến nay đề tài của tôi
đã hoàn thành Có được kết quả này tôi xin chân thành cảm ơn Phòng GD&ĐT Mỹ Hào và các trường THCS đã giúp đỡ tôi hoàn thành Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Mỹ Hào”.
Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên Đề tài này không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Hội đồng khoa học và của các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn chỉnh và có điều kiện được nhân rộng hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
A ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo đã xác định: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu pháttriển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế Thựchiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”
Thực hiện quản lý dựa vào chuẩn là xu hướng trong nhiều thập kỷ gầnđây và ngày càng được mở rộng ra mọi sự vật, đối tượng ở các lĩnh vực củakinh tế - xã hội, lĩnh vực giáo dục cũng không là ngoại lệ Ở nước ta, Bộ Giáodục và Đào tạo cũng đã ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung
học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ” Hai trong bốnmục đích của việc ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, là:
“Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xâydựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viêntrung học; Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡnggiáo viên trung học”
Cho đến nay, giáo dục phổ thông ở nước ta đã xây dựng được một độingũ nhà giáo các cấp tương đối đồng bộ về cơ cấu, đủ về số lượng, có phẩmchất đạo đức và ý thức chính trị, trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Tỷ
lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo ở các cấp học khá cao(tiểu học 99,5%; THCS 99,2%, THPT 99,6%) Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiệnnay là chất lượng nhà giáo không đồng đều, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể giáoviên chưa thật sự đổi mới hiệu quả phương pháp dạy học (PPDH), kiểm trađánh giá và giáo dục học sinh và chưa biết cách tạo động lực hay phát huy tính
1 Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo
Trang 5tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và rèn luyện nhân cách Nói cáchkhác, tỷ lệ giáo viên phổ thông đạt chuẩn, trên chuẩn trình độ đào tạo thì caosong so với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp thì còn nhiều bất cập
Nhiệm vụ "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục" đang đặt lên vai độingũ nhà giáo Việt Nam những yêu cầu mới với trách nhiệm lớn hơn trong dạyhọc và giáo dục Mỗi thầy giáo, cô giáo theo yêu cầu đổi mới không những làngười giỏi về chuyên môn dạy học các môn học mà còn phải là người có nănglực sư phạm, năng lực giáo dục và truyền động lực học tập, tu dưỡng đạo đứcnhân cách tới mỗi học sinh Vì vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhàgiáo đáp ứng yêu cầu đổi mới được ngành giáo dục và đào tạo xác định lànhiệm vụ quan trọng, là khâu then chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục
Chương trình bồi dưỡng và nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo theonhững yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp đã bắt đầu triển khai
từ năm 2010, đã giúp mỗi nhà giáo ở cương vị công tác của mình, thườngxuyên tự học tập và rèn luyện để nâng cao mức đạt được theo các yêu cầu củachuẩn Các chuẩn đó được thể hiện cụ thể về phẩm chất đạo đức; năng lựcchuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực tìm hiểu môi trường và đối tượnggiáo dục; năng lực phối hợp với gia đình, cộng đồng và xã hội trong công tácgiáo dục, về năng lực phát triển nghề nghiệp Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng
và quản lý bồi dưỡng cần được đánh giá, cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả và
nhà trường
Trong những năm qua, cùng với sự ổn định và phát triển về kinh tế-vănhóa-xã hội, giáo dục của huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đã đạt được những kếtquả quan trọng, nhất là trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Bêncạnh những kết quả đạt được, hiện tại giáo dục huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yêncũng đang có những khó khăn nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới cănbản và toàn diện giáo dục, nhất là trong việc tiếp tục xây dựng và phát triển độingũ giáo viên có phẩm chất tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năngđáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới Một trong những giải pháp
Trang 6nhằm ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục một cách bền vững trong cáctrường THCS huyện Mỹ Hào là phải chú trọng khâu quản lý bồi dưỡng và pháttriển đội ngũ giáo viên của các trường THCS theo định hướng chuẩn nghềnghiệp
Chính vì những lý do trên, bản thân chọn đề tài nghiên cứu: "Một số biện phápphát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Mỹ Hào" nhằm góp phầnnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở trong huyện
* Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển đội ngũ giáo viênTHCS đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS
ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng yêucầu mới của giáo dục
* Với phạm vi nghiên cứu là:
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tácphát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Mỹ Hào theo chuẩn hiện nay
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Số liệu được thu thập từ năm học 2012– 2013 đến năm học 2014 – 2015
- Giới hạn đối tượng điều tra: cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệutrưởng, tổ trưởng chuyên môn); giáo viên và học sinh
B PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Khái niệm quản lý:
Quản lý: Trong từ điển tiếng Việt “quản lý” là tổ chức điều khiển hoạtđộng của một số đơn vị, một cơ quan
Lịch sử phát triển của xã hội loài người từ xưa cho đến nay, có 3 yếu tố
cơ bản là: nền tảng tri thức, sức lao động và quản lý Trong đó, quản lý là sựkết hợp giữa tri thức với sức lao động Khái niệm quản lý đã xuất hiện từ lâu vàngày càng hoàn thiện cùng với lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loàingười
Trang 7Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm “quản lý” Dưới đây là một
số quan niệm chủ yếu
Theo Henri Fayol (1841-1925), người Pháp, ông là người đặt nền móngcho lý luận tổ chức cổ điển cho rằng: “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉhuy, phối hợp và kiểm tra” Đây là khái niệm mang tính khái quát về chứcnăng quản lý
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là những tác động có địnhhướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức
để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”
Xét với tư cách là một hành động, theo các tác giả Bùi Minh Hiền, VũNgọc Hải, Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích củachủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”
Rất nhiều tác giả với nhiều định nghĩa về quản lý tùy theo cách tiếp cậndưới các góc độ khác nhau như: góc độ tổ chức, quản lý, hành động…
Như vậy theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của conngười, có thể hiểu quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn cácquá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, phát triển phù hợp vớiquy luật, đạt tới mục đích đã đề ra
Cần phải hiểu khái niệm quản lý đầy đủ, bao hàm những khía cạnh sau:
- Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống hoàn chỉnh Hệ thống
đó được cấu tạo liên kết hữu cơ từ nhiều yếu tố, theo một quy luật nhất định;phù hợp với điều kiện khách quan
- Quản lý bao giờ cũng là hoạt động hướng đích, có mục tiêu xác định
- Hệ thống quản lý gồm có 2 phân hệ Đó là sự liên kết giữa chủ thểquản lý và đối tượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồngcấp và có tính bắt buộc Tuy nhiên, quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thểvới đối tượng quản lý và ngược lại
- Tác động của quản lý thường mang tính chất tổng hợp, hệ thống tácđộng quản lý gồm nhiều giải pháp khác nhau nhằm đưa hệ thống tiếp cận mụctiêu, và nếu xét về mặt công nghệ là sự vận động thông tin
Trang 8- Cơ sở của quản lý là các quy luật khách quan và điều kiện thực tiễn củamôi trường.
- Mục tiêu cuối cùng của quản lý là tạo ra, tăng thêm và bảo vệ lợi íchcủa con người, bởi thực chất của quản lý là quản lý con người và vì lợi ích củacon người
2 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Có thể khẳng định, giáo dục và quản lý giáo dục là tồn tại song hành.Nếu nói giáo dục là hiện tượng xã hội tồn tại lâu dài cùng với xã hội loài ngườithì cũng có thể nói như thế về quản lý giáo dục Giáo dục xuất hiện nhằm thựchiện cơ chế truyền kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người, của thế hệ đitrước cho thế hệ sau và để thế hệ sau có trách nhiệm kế thừa, phát triển nó mộtcách sáng tạo, làm cho xã hội, giáo dục và bản thân con người phát triển khôngngừng Để đạt được mục đích đó, quản lý được coi là nhân tố tổ chức, chỉ đạoviệc thực thi cơ chế nêu trên
Ở cấp vĩ mô (quản lý một nền giáo dục): “Quản lý giáo dục được hiểu lànhững tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợpquy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp caonhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng vàhiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra chongành Giáo dục”
Ở cấp độ vi mô, quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường có thể xemđồng nghĩa với quản lý nhà trường: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thốngnhững tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, đếncon người (Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sởvật chất, tài chính, thông tin v.v…), đến các ảnh hưởng ngoài nhà trường mộtcách hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật kinh tế, quy luật giáo dục, quyluật tâm lý, quy luật xã hội v.v…) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quảmục tiêu giáo dục của nhà trường
Trong các nhà trường nói chung, nhà trường THCS nói riêng, các hoạtđộng chủ yếu là: hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của HS, các hoạt
Trang 9động phục vụ hoạt động dạy – học như: tổ chức nhân sự, huy động, sử dụngcác nguồn lực và xây dựng các mối quan hệ Do đó, quản lý nhà trường nóichung và quản lý trường THCS nói riêng là quản lý một quá trình gồm các bộphận chủ yếu là: Dạy – Học, tổ chức các nguồn lực và các mối quan hệ; trong
đó lấy quá trình dạy – học là trọng tâm Quản lý nhà trường là thực hiện đườnglối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhàtrường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mụctiêu đào tạo đối với Ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh.Trọng tâm của việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy vàhọc tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác đểdần dần tiến tới mục tiêu giáo dục
Quản lý giáo dục bao gồm 4 yếu tố, đó là: chủ thể quản lý (trên cơ sởphương pháp và công cụ), đối tượng bị quản lý (gọi tắt là đối tượng quản lý),khách thể quản lý và mục tiêu quản lý
Trong thực tiễn, các yếu tố nêu trên không tách rời nhau mà ngược lạichúng có quan hệ tương tác gắn bó với nhau Chủ thể quản lý tạo ra những tácnhân thông qua các phương pháp và các công cụ tác động lên đối tượng quản
lý, nơi tiếp nhận tác động của chủ thể quản lý và cùng với chủ thể quản lý hoạtđộng theo một quỹ đạo nhằm cùng thực hiện mục tiêu của tổ chức Khách thểquản lý nằm ngoài hệ thống quản lý giáo dục Nó là hệ thống khác hoặc cácràng buộc của môi trường…Nó có thể chịu tác động hoặc tác động trở lại đến
hệ thống giáo dục Vấn đề đặt ra đối với chủ thể quản lý là làm như thế nào đểcho những tác động từ phía khách thể quản lý đến giáo dục là tích cực, cùngnhằm thực hiện mục tiêu chung
Tóm lại, từ những khái niệm nêu trên về quản lý giáo dục cho ta thấybản chất đặc thù của hoạt động quản lý giáo dục chính là sự hoạt động có mụcđích, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý theonhững quy luật khách quan nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáodục đạt tới kết quả mong muốn
3 Quản lý trường Trung học cơ sở :
Trang 10Quản lý nhà trường nói chung là quản lý giáo dục được thực hiện trongphạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm
vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội Quản lý nhà trường Trung học
cơ sở phải căn cứ trên điều lệ trường THCS, quy định vị trí vai trò, nhiệm vụ
và quyền hạn của nhà trường này
Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số:
07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):
Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân.Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng
Trường trung học có những nhiệm vụ:
1 Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chươngtrình giáo dục phổ thông
2 Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều độnggiáo viên, cán bộ, nhân viên
3 Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản
lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
4 Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng
5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục
6 Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quyđịnh của Nhà nước
7 Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội
8 Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáodục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục
9 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.Đứng đầu nhà trường là Hiệu trưởng Hiệu trưởng là người chịu tráchnhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩmquyền bổ nhiệm và công nhận
Trang 11Hiệu trưởng THCS: chịu trách nhiệm quản lý nhiều nội dung như: Quản
lý hoạt động dạy học, giáo dục; quản lý nguồn nhân lực; quản lý cơ sở vật chất,tài chính; quản lý văn hóa nhà trường Các nội dung quản lý này có mối quan
hệ tương hỗ, gắn bó với nhau, hướng tới kết quả học tập của học sinh
4 Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn hiện nay:
Khái niệm đội ngũ giáo viên
“Giáo viên là người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương” [40].Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trongnhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viênlàm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặctrợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn) đối với trường trung học có cấp THPT, giáoviên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối vớitrường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS)
Khái niệm “đội ngũ” được sử dụng khá rộng rãi và dùng để chỉ các tổchức trong xã hội như: Đội ngũ trí thức, đội ngũ giáo viên, đội ngũ thanh niên,đội ngũ tình nguyện viên…Đó là sự gắn kết những cá thể với nhau, hoạt độngqua sự phân công, hợp tác lao động, là những người có chung mục đích, lợi ích
và ràng buộc với nhau bằng trách nhiệm pháp lý
Đội ngũ giáo viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học – giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ, có đầy đủ các tiêu chuẩn của một nhà giáo, cùng thực hiện các nhiệm vụ và được hưởng các quyền lợi theo Luật giáo dục và các Luật khác được nhà nước quy định.
Khái niệm đội ngũ giáo viên là khái niệm chung cho những người làmnghề dạy học – giáo dục, ta còn có khái niệm đội ngũ riêng cho từng bậc học,cấp học như: Đội ngũ giáo viên mầm non, đội ngũ giáo viên tiểu học, đội ngũgiáo viên THCS, đội ngũ giáo viên THPT, đội ngũ giáo viên dạy nghề, đội ngũgiáo viên trung học chuyên nghiệp
Phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn
Phát triển theo triết học là sự vận động đi lên, cái mới thay thế cái cũ, sựvận động đó có thể xảy ra theo các hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
Trang 12phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Phát triển là nguyên tắc chungnhất chỉ đạo hoạt động nhận tức và hoạt động thực tiễn,
Trong một tổ chức, khoa học quản lý bàn đến vấn đề phát triển nguồn
nhân lực Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệu
năng của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việckhông ngừng tăng lên về mặt chất lượng và số lượng của đội ngũ cũng nhưchất lượng sống của nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực được đặt trongnhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực và là một nội dung quan trọng trong quản lýnguồn nhân lực
Trong nhà trường, phát triển đội ngũ giáo viên được coi là vấn đề trọng
tâm của nhà quản lý Nó có quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhânlực nói chung Phát triển đội ngũ giáo viên là tạo ra một đội ngũ nhà giáo đủ về
số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, độ tuổi, giớitính nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực giảng dạy và giáo dục của nhà trường,thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường
Cụ thể đối cấp THCS, với vấn đề số lượng đội ngũ giáo viên cần phải
căn cứ trên tỷ lệ học sinh/ giáo viên theo yêu cầu của trường THCS chuẩn quốc
gia; chất lượng phải hướng tới chuẩn trình độ, chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu của nhà trường và những yêu cầu đổi mới hội nhập quốc tế; Cơ cấu phù hợp theo
chuyên môn (môn học và vị trí công tác)
II CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu theo quy định
Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng: Đủ số lượng theo biên chếđược giao Đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong hiện tại cũng như cácgiai đoạn kế tiếp Có dự trữ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của nhàtrường THCS
Phát triển đội ngũ giáo viên đồng bộ về cơ cấu: Có độ tuổi phù hợp theoLuật lao động Có cơ cấu hợp lý về các độ tuổi, đảm bảo sự kế thừa, kế tiếpgiữa các thế hệ Có cơ cấu giới tính, cơ cấu vùng miền, cơ cấu dân tộc phù hợp
Trang 13với yêu cầu của nhà trường và đặc điểm hoạt động sư phạm của các lĩnh vựcchuyên môn.
Trong cơ chế phân cấp quản lý, Hiệu trưởng các trường THCS có quyềntrong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên Do vậy, việc phát triểnđội ngũ giáo viên đủ về số lượng là công việc đóng vai trò quan trọng hàng đầuđối với mỗi nhà trường THCS Hiệu trưởng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạchtuyển dụng giáo viên sao cho đủ số lượng mà đã được cấp trên giao chỉ tiêu
Đủ số lượng giáo viên sẽ giúp hoạt động dạy cũng như các hoạt động kháctrong trường diễn ra một cách trôi chảy, đạt hiệu quả theo chỉ tiêu đề ra Ngoàiviệc phát triển đội ngũ giáo viên đủ số lượng thì việc phát triển đội ngũ giáoviên đồng bồ về cơ cấu cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi: Đồng bộ về
cơ cấu góp phần vào việc ổn định, duy trì và phát triển chất lượng giáo dục,đào tạo cho nhà trường
2 Đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên bao gồm các tiêu chí về:
* Phẩm chất chính trị và đạo đức
* Trình độ chuyên môn
* Nghiệp vụ sư phạm
* Phát triển năng lực nghề nghiệp
Đó vừa là các quy định đối với đội ngũ nhà giáo, đồng thời cũng lànhững căn cứ để Hiệu trưởng nhà trường đánh giá đội ngũ theo chuẩn nghềnghiệp Việc đánh giá của Hiệu trưởng nhà trường về đội ngũ theo chuẩn nghềnghiệp được thực hiện thường xuyên trong suốt một năm học và trong cả quátrình giảng dạy, giáo dục học sinh của mỗi giáo viên Từ đó, Hiệu trưởng nắmđược năng lực thực sự của từng giáo viên để đề ra kế hoạch bồi dưỡng cũngnhư việc đào tạo lại hoặc nâng cao trình độ cho đội ngũ
Bản thân người Hiệu trưởng cần có sự phấn đấu, tự đánh giá, tự bồidưỡng để đạt tiêu chuẩn quy định theo Điều lệ trường trung học, đồng thờiđược cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo quy định vềchuẩn hiệu trưởng
Trang 143 Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng
Sau khi khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp,
để thực hiện công tác bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên, Hiệu trưởng cầnkhảo sát nhu cầu bồi dưỡng
Nhu cầu bồi dưỡng bao gồm nhu cầu của địa phương trong việc pháttriển nguồn nhân lực, nhu cầu của nhà trường trong việc xây dựng trườngchuẩn quốc gia và nhu cầu của cá nhân giáo viên trong việc thường xuyên nângcao trình độ để đáp ứng yêu cầu công việc và đổi mới giáo dục
Dựa vào kết quả đánh giá nhu cầu nhà trường có cơ sở lập kế hoạch bồidưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên nhằm đạt các chỉtiêu đề ra về bồi dưỡng trong năm học, bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng và đàotạo dài hạn (đảm bảo ít nhất có 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ
sở trở lên; Có phẩm chất đạo đức tốt; Không có giáo viên xếp loại yếu vềchuyên môn và đạo đức, có 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quyđịnh về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học)
4 Nâng chuẩn trình độ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc gia.
Đội ngũ giáo viên được tuyển dụng đều đạt chuẩn về trình độ đào tạotheo quy định Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, Hiệu trưởng nhà trườngkhông có kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ một cách thườngxuyên thì chất lượng của đội ngũ giáo viên sẽ không đáp ứng được sự thay đổi
và phát triển không ngừng của xã hội Vì vậy, việc nâng chuẩn trình độ cho độingũ giáo viên là việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi nhà trường Đồngthời việc nâng chuẩn trình độ cho giáo viên cũng nhằm đáp ứng yêu cầu đạtchuẩn quốc gia và quốc tế cho đội ngũ giáo viên trong thời đại hội nhập và pháttriển
Nâng chuẩn trình độ cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều cách:
Thứ nhất: Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được tham gia học tậptrên chuẩn
Trang 15Thứ hai: Tạo điều kiện về thời gian để đội ngũ giáo viên được tham giahọc tập các lớp ngắn hạn cả trình độ chuyên môn cũng như trình độ lý luậnchính trị.
Thứ ba: Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí để giáo viên học tậpnâng chuẩn
Thứ tư: Nhà trường tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên thông quamạng nội bộ để giáo viên được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cũngnhư những kiến thức mới mà các thành viên thu lượm được trong quá trìnhgiảng dạy và công tác
Thứ năm: Tổ chức các cuộc thi nhằm đánh giá việc cập nhật kiến thứcmới của đội ngũ giáo viên Qua đó, hiệu trưởng nắm bắt được những giáo viên
đã thực hiện tốt công tác nâng chuẩn để khích lệ, động viên khen thưởng kịpthời Đồng thời phát hiện những giáo viên chưa có tinh thần trách nhiệm trongviệc nâng chuẩn trình độ để phê bình, nhắc nhở hoặc xử phạt hành chính, kinh
tế buộc họ phải có ý thức, trách nhiệm trong việc thường xuyên thực hiện việc
bổ sung những kiến thức mới phục vụ cho công tác giảng dạy
Đồng thời, cần chú ý tuyển dụng và bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyêncho đội ngũ giáo viên hoặc viên chức phụ trách thư viện, phòng bộ môn, phòngthiết bị dạy học theo đúng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia
5 Xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh tạo động lực làm việc cho giáo viên.
Văn hóa nhà trường là tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin vàhành vi ứng xử… đặc trưng của một trường học, tạo nên sự khác biệt với các tổchức khác Văn hóa nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinhthần của một nhà trường Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết
lý, mục tiêu, các giá trị phong cách lãnh đạo, quản lý, bầu không khí tâm lý…Thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử…được xem là tốt đẹp và được mọi thành viên trong trường chấp nhận
Xuất phát từ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.Xuất phát từ nền văn hiến lâu đời của truyền thống hiếu học, truyền thống
Trang 16“Tôn sư trọng đạo” được kết tinh qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nướccủa ông cha ta Văn hóa nhà trường đã được hình thành, duy trì và khôngngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử Có thể khẳng định rằng: Trong nhữngnăm gần đây, Đảng, Nhà nước và Ngành giáo dục đã phát động nhiều phongtrào thi đua, nhiều cuộc vận động lớn nhằm chấn chỉnh và nâng cao những giátrị văn hóa nhà trường bằng việc thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộchính trị; Thực hiện chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ vềchống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; Thực hiện cuộcvận động “Hai không với bốn nội dung”; Cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo côgiáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua: “Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… nhằm góp phần xây dựng vănhóa nhà trường ngày càng phong phú, đa dạng và đạt chất lượng, hiệu quả ngàycàng cao hơn.
Xây dựng văn hóa nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệtốt đẹp giữa cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáoviên và học sinh Đồng thời tạo ra môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lànhmạnh Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đốivới hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người
Xây dựng văn hóa nhà trường tích cực là giúp cho người dạy, người học
và những lực lượng xã hội xung quang có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được
là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cảcủa nhà trường Để xây dựng văn hóa nhà trường, mỗi thành viên phải ra sứcphấn đấu về mọi mặt thì mới xây dựng được văn hóa nhà trường theo mongmuốn
Trong nhà trường, người ảnh hưởng lớn nhất, trực tiếp trong việc lãnhđạo phát triển văn hóa nhà trường phải kể đến đầu tiên là người Hiệu trưởng.Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mục, các giátrị cốt lõi, niềm tin Sự quan tâm, chú ý của hiệu trưởng đến vấn đề gì thì sẽảnh hưởng và chi phối tới văn hóa nhà trường Hiệu trưởng xác lập, tập hợp,
Trang 17tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường Hiệu trưởng xác định các đặctrưng và chia sẻ tầm nhìn Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo gương mẫu luôn
là tấm gương cho giáo viên, nhân viên và học sinh noi theo Hiệu trưởng hìnhthành văn hóa nhà trường thông qua hàng trăm hoạt động tương tác hàng ngàyvới cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh và cộng đồng Hiệutrưởng phải là người chú ý đến nhu cầu của giáo viên và học sinh Quyết địnhcủa người hiệu trưởng ảnh hưởng tới những biến động trong nhà trường Ví dụnhư: Hiệu trưởng xác lập cơ chế đánh giá, thi đua, khen thưởng (đúng người,đúng việc, đúng công lao đóng góp, cống hiến…); Phong cách lãnh đạo dânchủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phân công trách nhiệm rõ ràng; khảnăng biết lắng nghe của hiệu trưởng nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi mở,tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc; tiêu chuẩn chọn lựa và sa thải nhânviên
Hiệu trưởng phải là người luôn luôn nuôi dưỡng văn hóa nhà trườngthông qua những việc làm cụ thể như:
- Chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường với cán bộ, giáo viên, nhânviên
- Giữ vai trò dẫn dắt (bằng các định hướng, chiến lược, mục tiêu…) thểhiện uy tín Khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để giáoviên phát triển tối đa khả năng của họ
- Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để khôngngừng phát triển đội ngũ Khuyến khích giáo viên tích cực hợp tác với đồngnghiệp trong và ngoài nhà trường Khuyến khích tinh thần hợp tác và kỹ nănglàm việc nhóm Thúc đẩy sự đối thoại, trao đổi chuyên môn và chia sẻ kinhnghiệm Tạo điều kiện để mỗi giáo viên và học sinh đều có cơ hội thể hiện khảnăng, năng lực
- Tạo dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ và văn minh
Hiệu trưởng là người lãnh đạo để tạo lập ra văn hóa của nhà trường (cái
gì mà hiệu trưởng muốn hướng tới, muốn xây dựng) Triết lý của người hiệu
Trang 18trưởng ảnh hưởng đến văn hóa nhà trường (triết lý cá nhân của mỗi hiệu trưởng
là khác nhau dẫn đến văn hóa của mỗi nhà trường là khác nhau)
Như vậy, việc xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh là tạo môi trườngthuận lợi để đội ngũ giáo viên làm việc mang lại hiệu quả cao nhất
III CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
Trong quá trình thực hiện sáng kiến, tôi đã sử dụng những phương pháp
cơ bản sau:
1 Phương pháp luận :
Tiếp cận quan điểm hệ thống: Xem xét đối tượng nghiên cứu như một bộphận của hệ thống toàn vẹn, vận động và phát triển thông qua việc giải quyếtmâu thuẫn nội tại Bồi dưỡng giáo viên và quản lý bồi dưỡng giáo viên luôn cómối quan hệ với các yếu tố khác trong sự phát triển của trường THCS Thôngqua việc nghiên cứu để phát hiện ra những yếu tố mang tính bản chất của sự vậnđộng và phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS
Tiếp cận quan điểm lịch sử: Xem xét đối tượng trong một quá trình phát
về quá khứ - hiện tại - tương lai của đối tượng thông qua những phép suy luậnbiện chứng, logic
Tiếp cận quan điểm thực tiễn: Cơ sở lý luận phải được minh chứng vàhoàn chỉnh thông qua các sự kiện và hoạt động thực tiễn, do đó việc khảo sátthực trạng là hết sức cần thiết Qua khảo sát sẽ phát hiện những mặt mạnh, mặtyếu của công tác bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên
và nguyên nhân của nó để từ đó đề ra các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng;đáp ứng được yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay
2 Phương pháp nghiên cứu lý luận :
Phân tích, hệ thống hóa các tài liệu, các văn bản quy định và những thôngtin thu thập được trong quá trình nghiên cứu
3 Phương pháp điều tra :
Trang 19Khảo sát trên đối tượng CBQL các trường và giáo viên một số trườngTHCS trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Tham khảo tài liệu, sách, báo, tạp chí, trang thông tin mạng điện tử cóliên quan đến nội dung của đề tài
4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia :
Trao đổi, trưng cầu ý kiến một số cán bộ lãnh đạo và CBQL giáo dục,quản lý nhà nước và chuyên gia về giáo dục
5 Phương pháp phỏng vấn:
Trao đổi với một số CBQL, giáo viên cốt cán; lãnh đạo, chuyên viên Phòng
GD&ĐT
6 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm :
Nghiên cứu một số kế hoạch, báo cáo tổng kết của một số trường THCShuyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; một số hồ sơ báo cáo thống kê số liệu tổng hợpđánh giá, kế hoạch phát triển giáo dục, công tác bồi dưỡng giáo viên hàng nămhoặc từng giai đoạn, chiến lược phát triển giáo dục huyện Mỹ Hào, tỉnh HưngYên, của Sở GD&ĐT Hưng Yên, Bộ GD&ĐT và các văn bản chỉ đạo
7 Phương pháp khảo nghiệm :
Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất tại một
số trường THCS huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhằm kiểm tra hiệu quả củacác biện pháp nêu ra
8 Phương pháp thống kê :
Xử lý các số liệu trên phiếu điều tra, khảo sát bằng các thuật toán vàphần mềm phân tích số liệu
Trang 20PHẦN NỘI DUNG
A MỤC TIÊU:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên bậc THCS
Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về công tác phát triển đội ngũgiáo viên các trường THCS huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Đề xuất một số biện pháp phù hợp và có tính khả thi nhằm phát triển độingũ giáo viên các trường THCS huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đềxuất
B MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
I.THUYẾT MINH TÍNH MỚI
Qua thực tế kết quả điều tra nghiên cứu, tôi nhận thấy trình độ nhận thứccủa cán bộ quản lý, giáo viên về vấn đề này như sau:
* THUẬN LỢI
Trước khi Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009 hướng
dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ra đời, công tác đánh giá
giáo viên hàng năm vẫn được tiến hành đều đặn và cũng đã mang lại những kếtquả rất khả quan Tuy nhiên, việc đánh giá giáo viên nhiều khi còn mang cảmtính, mang tính định tính nhiều hơn là định lượng Nhưng dù sao đi chăng nữathì trong một thời gian dài, phương pháp đánh giá giáo viên theo cách cũ cũng
đã góp phần quan trọng trong việc đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên hàngnăm Kể từ khi Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS&THPT được ban
phỏng vấn cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên cho thấy, quy trình đánh giánhiều khi chưa được thực hiện đúng hoặc còn hình thức Ví dụ đánh giá vềphẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống chỉ mang tính định tính, tập thể hoặc cánhân Hiệu trưởng đánh giá chỉ nhìn vào những mặt tích cực bên ngoài mà đội
Trang 21ngũ giáo viên đạt được như không vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước; không vi phạm những quy định của Ngành
và không vi phạm đạo đức nhà giáo Tuy nhiên lại không đi sâu tìm hiểu nhữngvấn đề bên trong như những mâu thuẫn của đội ngũ giáo viên tại khu cư trú,những mâu thuẫn, xích mích trong nội bộ gia đình; những biểu hiện vi phạmđạo đức thuộc thuần phong mỹ tục của gia đình, dòng họ, quê hương Hoặcviệc đánh giá năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, về vấn đềnày hầu hết các Hiệu trưởng các trường được phỏng vấn thì công tác này ítđược quan tâm Nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lýchỉ coi trọng chất lượng giảng dạy của giáo viên trên lớp, tỷ lệ học sinh lên lớp,học sinh đạt học sinh tiên tiến, học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh, học sinh tốtnghiệp THCS, thi đỗ các trường THPT, đại học, cao đẳng mà xem nhẹ việcthực hiện nhiệm vụ chính trị của bản thân đội ngũ cũng như việc quan tâm, tìmhiểu tới đối tượng học sinh và môi trường giáo dục nơi công tác
1 Đối với giáo viên
Hầu hết giáo viên được tuyển dụng đều đạt chuẩn về trình độ theo quyđịnh của Bộ và Nhà nước Tuy nhiên, qua một thời gian công tác nếu giáo viênkhông được bồi dưỡng thêm về kiến thức, về chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ ảnhhưởng đến quá trình công tác của mỗi cá nhân Do vậy, nhu cầu bồi dưỡng củađội ngũ giáo viên là rất cao Giáo viên không chỉ có nhu cầu bồi dưỡng về kiếnthức thuộc lĩnh vực công tác mà còn có nhu cầu ở tất cả các lĩnh vực liên quanđến quá trình công tác Trong đó, việc bồi dưỡng về trình độ chính trị, trình độtin học và ngoại ngữ là nhu cầu giữ vị trí hàng đầu Bởi: Bồi dưỡng về trình độchính trị giúp cho đội ngũ giáo viên hiểu sâu hơn về chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Từ đó mỗi giáo viên nhận thức sâusắc và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra
Đối với nhu cầu được bồi dưỡng về trình độ tin học, đây là nhu cầu thiếtthực giúp cho giáo viên có trình độ tin học nhất định trong việc phục vụ côngtác chuyên môn và giảng dạy Trong thời đại bùng nổ thông tin nếu giáo viênkhông được bồi dưỡng thường xuyên, không được cập nhật hàng ngày thì sẽ
Trang 22không thể vận dụng một cách đầy đủ, khoa học và đồng thời không thể đổi mớiphương pháp dạy học được.
Đối với nhu cầu bồi dưỡng về ngoại ngữ: Giáo viên được tuyển dụnghầu hết đều có trình độ A về ngoại ngữ Tuy nhiên, trong quá trình công táchầu như trình độ ngoại ngữ đó không được sử dụng, vận dụng thường xuyênvào công tác cũng như giao tiếp hàng ngày Trong thời kỳ hội nhập và pháttriển, nếu không được bồi dưỡng về ngoại ngữ thì giáo viên sẽ không thể hộinhập được, không thể giao lưu, tiếp thu được những tinh hoa văn hóa thế giới
và những tiến bộ của nền giáo dục hiện đại của thế giới Do vậy, nhu cầu đượcbồi dưỡng của đội ngũ giáo viên là nhu cầu hết sức thiết thực đòi hỏi các cấpquản lý giáo dục cần quan tâm và bồi dưỡng một cách kịp thời, thỏa đáng chođội ngũ giáo viên
2 Đối với nhà trường
Nhu cầu bồi dưỡng của các nhà trường là rất lớn bởi vì: Muốn nâng caochất lượng giáo dục và đào tạo một công việc hết sức quan trọng là làm sao độingũ giáo viên luôn luôn được tiếp cận những cái mới, cái hiện đại, cái tiên tiến
Do vậy, việc bồi dưỡng cho giáo viên cũng là nhu cầu bồi dưỡng của các nhàtrường Nhà trường mong muốn 100% đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng vềtrình độ chuyên môn nghiệp vụ, được bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạyhọc, bồi dưỡng về sử dụng thiết bị hiện đại, bồi dưỡng về các vấn đề xã hộiphục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo Nhu cầu của nhà trường là như vậy,tuy nhiên trong thời gian qua do kinh phí hạn hẹp của các nhà trường Nên việc
cử đội ngũ giáo viên đi tập huấn còn rất hạn chế Mỗi bộ môn chỉ cử một giáoviên đi tiếp thu sau đó về phổ biến quán triệt lại cho đội ngũ giáo viên của nhàtrường Với việc làm như hiện nay chỉ mới tháo gỡ được giảm kinh phí nhưnglại ảnh hưởng đến hậu quả của việc bồi dưỡng Do vậy, nhu cầu của nhà trường
là rất lớn nhưng kinh phí có hạn nên việc bồi dưỡng còn nhiều hạn chế
3 Đối với địa phương
Trang 23Bên cạnh nhu cầu bồi dưỡng của các nhà trường là rất lớn thì ở mỗi địaphương nhu cầu bồi dưỡng cũng vô cùng cần thiết bởi vì có bồi dưỡng thì nănglực và trình độ của đội ngũ giáo viên mới được nâng cao Địa bàn huyện MỹHào trong nhiều năm qua đã rất quan tâm đến nhu cầu bồi dưỡng và đã triểnkhai khá hiệu quả Đội ngũ giáo viên huyện Mỹ Hào đã được bồi dưỡng trên tất
cả các lĩnh vực nhằm nâng cao năng lực và trình độ để phục vụ tốt sự nghiệpgiáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay và cho tương lai
Những chính sách trong sử dụng, đãi ngộ, đào tạo và bồi dưỡng của hiệutrưởng các trường, của địa phương cũng như những chính sách chung của nhànước tuy còn hạn chế song một phần nào đó đã tạo điều kiện, động viên,khuyến khích đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với nghề và hoànthành tốt nhiệm vụ được phân công đảm nhiệm
*KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ
Cơ sở vật chất của các trường THCS huyện Mỹ Hào tuy đã được đầu tư
và đã được cải thiện Song so với yêu cầu thực tế, yêu cầu đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông và xây dựng trường chuẩn quốc gia thì vẫn còn nhiềutrường chưa đảm bảo, còn khó khăn cần được sự quan tâm, đầu tư hơn nữa củacác cấp, các ngành
Mặc dù đã có cơ chế phân cấp quản lý trong tuyển dụng, sử dụng, tiếpnhận, thuyên chuyển đội ngũ giáo viên của các trường THCS nhưng việc phâncấp này chưa triệt để còn dùng dằng giữa Phòng và Trường Do vậy trongnhững năm qua, công tác này còn nhiều bất cập Các trường chưa chủ độngtrong việc xây dựng kế hoạch chiến lược và dự báo về nhu cầu phát triển dẫnđến bị động trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng Việc tuyểndụng, thuyên chuyển, bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên chưa gắn bó chặt chẽvới nhau dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu trong cơ cấu đội ngũ
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng trongviệc ổn định và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục đào tạo Tuy nhiên, hình thức đào tạo bồi dưỡng lại chưa đadạng, chưa thực sự mang lại hiệu quả Ý thức tự học, tự bồi dưỡng trong một
Trang 24bộ phận đội ngũ giáo viên còn hạn chế Phương pháp dạy và học ở các lớp bồidưỡng thay sách, bồi dưỡng thường xuyên, đổi mới phương pháp dạy học cònchậm đổi mới, chất lượng các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề còn nhiều hạn chế,bất cập, còn nặng lý thuyết và hình thức.
Đội ngũ giáo viên có năng lực, kinh nghiệm giảng dạy tốt có nhu cầuchuyển về các trường trung tâm của huyện có điều kiện phát triển kinh tế tốt, đilại thuận lợi Một số giáo viên được nhà trường tạo điều kiện tham gia đào tạotrên chuẩn khi hoàn thành xong khóa đào tạo không ở lại trường công tác màlại có nhu cầu chuyển về những môi trường thuận lợi hơn; một bộ phận giáoviên nữ đang trong độ tuổi sinh sản, giáo viên đang thời kỳ nuôi con nhỏ… đãdẫn đến biến động trong đội ngũ làm cho đội ngũ luôn trong tình trạng thiếucục bộ; một số giáo viên và cán bộ quản lý có năng lực cũng có nhu cầu xinchuyển về các trường trung tâm của huyện dẫn đến việc thiếu giáo viên giỏi vàcán bộ quản lý giỏi
Chất lượng đội ngũ giáo viên còn chưa đồng đều, phần lớn có phẩm chấtchính trị, động cơ phấn đấu tốt, có đủ năng lực giảng dạy nhưng vẫn còn một
bộ phận giáo viên hạn chế về chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mớichương trình giáo dục phổ thông Chính vì vậy việc đổi mới phương phápgiảng dạy, sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại, rèn luyện kỹ năng, phươngpháp tư duy độc lập sáng tạo, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của họcsinh của nhiều giáo viên còn hạn chế Điều này cũng phản ánh kỹ năng sưphạm của giáo viên chưa ngang tầm với yêu cầu, còn có hiện tượng ngại sửdụng đồ dùng, phương tiện, công cụ dạy học Trình độ ngoại ngữ, tin học ởmột bộ phận giáo viên còn hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảngdạy của đội ngũ
Công tác đánh giá, xếp loại giáo viên của hiệu trưởng và thanh tra viêntheo chuẩn nghề nghiệp chưa thật chính xác, khoa học, đều tay, còn né tránh,
nể nang, còn tình trạng đánh giá cao hơn so với thực tế Cần áp dụng và sửdụng hợp lý và hiệu quả theo chuẩn đánh giá giáo viên THCS
Trang 25
Việc tăng cường cơ sở vật chất, chính sách và chế độ đãi ngộ, tăngcường kinh phí cho các hoạt động giáo dục còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng vàngang tầm với những yêu cầu của thực tế xã hội với giáo dục và đào tạo.
Một bộ phận giáo viên chưa thực sự yên tâm công tác tại huyện cònnhiều khó khăn, hạn chế và vì chế độ lương còn thấp lại phải di chuyển với cự
ly quá xa so với cơ sở giáo dục
BIỆN PHÁP THỨ NHẤT : CHÚ TRỌNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức chođội ngũ giáo viên về chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đườnglối, quan điểm của Đảng; chủ trương, chính sách của Nhà nước và của Ngành
về công tác giáo dục và đào tạo
Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên THCS trong
sự nghiệp giáo dục của Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội củanước ta và trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Đồng thờigiúp cho người giáo viên tiếp cận với quan điểm giáo dục hiện đại