Năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chứcthương mại thế giới, tạo ra những vận hội cũng như thách thức mới với cácdoanh nghiệp trong nước, trong đó có Công ty CP Xuấ
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG 4
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY .4
1.1.1 Giai đoạn 1989 – 1994 4
1.1.2 Giai đoạn 1994 – 2005 5
1.1.3 Từ 2005 đến nay 6
1.2 ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH 6
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ 6
1.2.2 Ngành nghề kinh doanh 7
1.2.3 Cơ cấu tổ chức 8
1.2.4 Lực lượng lao động 11
1.2.5 Cơ sở vật chất 12
1.2.6 Tình hình tài chính 13
1.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM QUA 13
1.3.1 Mặt hàng XNK và thị trường chính .13
1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 2003 – 2006 15
1.3.3 Hiệu quả sử dụng lao động 16
1.3.4 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 17
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG 19
Trang 22.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG 19
2.1.1 Lụât pháp và thông lệ thương mại quốc tế 19
2.1.2 Chính sách và pháp luật của Nhà nước 20
2.1.3 Tỷ giá hối đoái 21
2.1.4 Thị trường cung 21
2.1.5 Thị trường cầu 22
2.1.6 Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc 23
2.1.7 Hệ thống ngân hàng tài chính 24
2.1.8 Năng lực của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không 24
2.2 QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 25
2.2.1 Các hình thức nhập khẩu 25
2.2.2 Quy trình nhập khẩu 27
2.2.2.1 Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng và nhà cung ứng
27
2.2.2.2 Các thủ tục nhập khẩu 34
2.2.2.3 Các thủ tục giao hàng và thanh toán 39
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG 42
2.3.1 Những ưu điểm 42
2.3.2 Hạn chế, tồn tại 44
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG 48
Trang 33.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 48
3.1.1 Định hướng chung 48
3.1.2 Một số mục tiêu cụ thể 50
3.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 51
3.2.1 Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu thị trường 51
3.2.2 Có các phương thức định giá linh hoạt 52
3.2.3 Thực hiện tốt công tác phát triển nguồn nhân lực 53
3.2.4 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức một cách hợp lý 55
3.2.5 Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo chất lượng hoạt động nhập khẩu 56
3.2.6 Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh và hình thức kinh doanh 56
3.2.7 Nghiên cứu mở thêm các văn phòng đại diện ở những nước có đối tác chiến lược 56
3.2.8 Hoàn thiện công tác đấu thầu 57
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ 58
3.3.1 Với Tổng công ty Hàng không Việt Nam 58
3.3.2 Đối với Nhà nước 59
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế và hơn 10năm thực hiện mở cửa thị trường, đến nay kinh tế Việt Nam đã có nhữngbước phát triển nhảy vọt, đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnhvực Năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chứcthương mại thế giới, tạo ra những vận hội cũng như thách thức mới với cácdoanh nghiệp trong nước, trong đó có Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàngkhông (ARIMEX)
Được thành lập từ năm 1989 với chức năng chính là đảm nhận kinhdoanh thiết bị hàng không cho hãng Hàng không dân dụng Việt Nam, đến naykhông những Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không đã thực hiện tốt nhiệm
vụ của mình cho ngành mà còn có những thành tích đáng kể trong việc kinhdoanh các hàng hóa, thiết bị ngoài ngành Trong đó kinh doanh nhập khẩuluôn là hoạt động chủ đạo, đem lại nguồn thu lớn nhất cho Công ty Vậy trongnhững năm qua hoạt động nhập khẩu của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàngkhông đã được thực hiện như thế nào, đã đạt được những thành tích gì và cần
có những giải pháp gì để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này?
Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã có điều kiện tìm hiểu về quytrình nhập khẩu khẩu hàng hóa, thiết bị của Công ty Vì vậy em đã chọn đề
tài: “Hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
không
Trang 5 Chương 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không
của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Trần Việt Lâm và các anh chịtrong Công ty đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này!
Trang 6Tên tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
Tên giao dịch quốc tế:
GENERAL AVIATION IMPORT – EXPORT JOINT STOCK COMPANY
Chi nhánh công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh:
108 Hồng Hà, Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: (84-8)8114472 Fax: (84-8)8114473
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không được thành lập xuất phát từnhu cầu phải có một đơn vị xuất nhập khẩu chuyên ngành Hàng không dândụng Việt Nam, theo quyết định 197/TCHK ngày 21/03/1989 của Tổng cụcHàng không Việt Nam và được thành lập lại theo quyết định số 1173/QĐ/TCCB-LĐ ngày 30/7/1994 của Bộ giao thông vận tải, là một đơn vị hạchtoán độc lập trực thuộc tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam có lịch sử phát triển đáng tựhào, tiền thân là lực lượng không quân vận tải, có những chiến công và thànhtích lớn lao trong chiến tranh chống Mỹ, xây dựng đất nước theo đường lốiđổi mới của Đảng và Nhà nước Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam làmột ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn có tính đặc thù
Trước 1986, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam nhập máy bay,động cơ, thiết bị, phụ tùng mặt đất sân bay, quản lý đều thông qua Machino
Từ 1986 trở đi, dần dần hàng không dân dụng việt Nam thực hiện cơ chế tựnhập và từ 1990 đến nay hoàn toàn tự nhập Công việc đó được giao choCông ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không trong khuôn khổ cơ chế tập trung
Kể từ khi thành lập, Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không đã trưởngthành và phát triển theo năm tháng Công ty đã từng bước nâng cao về mặtchất lượng, đa dạng hóa nghành nghề kinh doanh, mở rộng địa bàn kinhdoanh, từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường
1.1.1 Giai đoạn 1989 – 1994
Trang 8Trong thời kỳ này, công ty là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hàng khôngdân dụng Việt Nam và sau này là Tổng công ty Hàng không Việt Nam.Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là nhập khẩu thiết bị phục vụ cho hoạt độngcủa ngành căn cứ vào nhu cầu của các đơn vị sử dụng, hàng hóa nhập khẩucủa công ty bao gồm các thiết bị nhà ga sân đỗ, các thiết bị quản lý bay, máybay và phụ tùng, xăng dầu máy bay và dầu mỡ bôi trơn Trong thời gian này,công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Tổng cục Hàng không dândụng và Tổng công ty Hàng không giao phó, các hợp đồng đều được thựchiện tốt, đúng pháp luật, đúng tiến độ, đảm bảo cho sự hoạt động thông suốt.
1.1.2 Giai đoạn 1994 – 2005
Trong giai đoạn này, công ty được tổ chức lại là doanh nghiệp nhànước với quy chế hoạt động theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 củahội đồng bộ trưởng – nay là Chính phủ (doanh nghiệp 388)
Công ty Xuất nhập khẩu hàng không là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập
có tư cách pháp nhân đầy đủ Chức năng hoạt động của công ty được mở rộnghơn sang cả kinh doanh hàng hóa dân dụng (ngoại trừ chức năng xuất nhậpkhẩu xăng dầu máy bay được chuyển cho công ty Xăng dầu Hàng không).Công ty xuất nhập khẩu hàng không được Nhà nước xếp hạng là doanhnghiệp nhà nước loại một
Một điểm đáng lưu ý trong giai đoạn này là bộ Luật Thương Mại rađời vào năm 1998, qua đó đã mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu chomọi doanh nghiệp , mọi thành phần kinh tế Kết quả là các đơn vị lớn trongngành hàng không Việt Nam như các Cụm cảng Hàng Không , Trung TâmQuản Lý Bay Việt Nam và ngay cả một số đơn vị hạch toán độc lập trongTổng Công Ty Hàng Không Việt Nam cũng đều tự đứng ra xuất nhập khẩutrực tiếp Đứng trước thử thách này Công ty AIRIMEX đã chuyển đổi nhanh
Trang 9chóng để trở thành nhà cung cấp thiết bị cho các đơn vị kể trên qua các hìnhthức đấu thầu trọn gói chìa khoá trao tay, chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt củathị trường.
1.1.3 Từ 2005 đến nay
Thực hiện chính sách đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước,ngày 7/8/2003, Tổng công ty Hàng không Việt Nam ra quyết định số 1201/QĐ-TCTHK-TCCB thành lập ban cổ phần hóa Công ty Xuất nhập khẩu Hàngkhông , tiến hành chuyển đổi công ty Xuất nhập khẩu Hàng không thành công
ty cổ phần Đến cuối 2005, công ty chính thức chuyển sang hoạt động dướihình thức công ty cổ phần lấy tên là Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không,với số vốn điều lệ là 20.000.000.000 VNĐ (Hai mươi tỷ đồng Việt Nam),trong đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam nắm giữ 51% vốn điều lệ
1.2 ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG SẢN XUẤT KINH
DOANH
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ
1.2.1.1 Chức năng của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không
Kinh doanh xuất nhập khẩu máy bay, phương tiện thiết bị phụtùng, vật tư cho ngành Hàng không
Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, vật liệu và hànghoá dân dụng
Kinh doanh dịch vụ nhận gửi hàng hoá, đại lý bán vé máybay, giữ vé Hàng không
1.2.1.2 Nhiệm vụ của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không
Thực hiện hạch toán độc lập Xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch xuất nhập khẩu dài hạn và ngắn hạn đáp ứng yêu
Trang 10cầu về kỹ thuật máy bay, trang thiết bị mặt đất, dầu mỡ và cácyêu cầu khác.
Thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu xuất nhập khẩu do Tổng công
ty Hàng không Việt Nam giao và có trách nhiệm quản lý vốnđầu tư mua sắm trang thiết bị khí tài, phụ tùng thay thế vớihiệu quả kinh tế cao nhất
Tổ chức thực hiện cơ chế nhập uỷ thác cho các đơn vị tổ chứctrong cục Hàng không, sân bay, Công ty thuộc hãng Hàngkhông Việt Nam và các hãng dịch vụ Hàng không khác
Nghiên cứu thực các biện pháp để nâng cao hiệu quả, chấtlượng hàng nhập và kỹ thuật mua bán, mở rộng thị trườngquốc tế nhằm góp phần thu ngoại tệ cho ngành và phát triểnxuất nhập khẩu
Thực hiện cam kết hoạt động mua bán ngoại thương và cáchoạt động liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Côngty
Tuân thủ các chính sách chế độ quản lý xuất nhập khẩu vàgiao dịch đối ngoại, đề xuất cấp trên các vấn đề liên quan đếnchất lượng kỹ thuật thiết bị của ngành Hàng không
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế theo qui định của Nhànước
1.2.2 Ngành nghề kinh doanh
- Kinh doanh máy bay, động cơ, dụng cụ, thiết bị, phụ tùng và vật tưmáy bay;
Trang 11- Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư và phụ tùng cho ngành hàngkhông;
- Dịch vụ nhận gửi, chuyển, phát hàng hóa trong nước và quốc tế;
- Đại lý bán vé, giữ chỗ hàng không trong nước và quốc tế;
- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ khách du lịch;
- Kinh doanh vật liệu, vật tư hàng hóa dân dụng;
- Kinh doanh trang thiết bị, máy móc y tế; Kinh doanh vật tư, trang thiết
bị trường học, đo lường, sinh học và môi trường; Kinh doanh vật tưtrang thiết bị văn phòng, các sản phẩm cơ điện, điện tử, điện máy vàthiết bị tin học, thiết bị mạng máy tính;
- Kinh doanh rượu, bia, nước giải khát;
- Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà xưởng, kho bãi, kho ngoạiquan;
- Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, khai thuế hải quan;
- Sản xuất, sửa chữa, lắp đặt, bảo hành, mua bán trang thiết bị, phươngtiện, vật tư và phụ tùng thay thế thuộc các ngành công nghiệp, giaothông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, dầu khí, điện, than, khoáng sản,
xi măng, hóa chất (trừ những hóa chất Nhà nước cấm), bưu chính viễnthông, thể thao và các nghành công nghiệp giải trí khác;
- Xây lắp các công trình điện có điện áp đến 35KV;
- Kinh doanh xăng, dầu mỡ, khí hóa lỏng;
- Mua bán, cho thuê phương tiện vận tải đường bộ;
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa công ty kinh doanh;
1.2.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không được tổchức theo mô hình trực tuyến, gồm các phòng chức năng:
Trang 121.2.3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức
1.2.3.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận
a Phòng Kế hoạch tài chính nhân sự
Lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm, căn cứ vào kếhoạch đầu tư trang thiết bị, các loại hình nguồn vốn
Lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu và các loại hình hoạt độngkhác của công ty theo tuần, tháng
Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về hành chính văn thư lưu trữ, bảomật theo quy định hiện hành
Thực hiện công tác tiếp nhận, vận chuyển và giao nhận hàng hóa
Mở rộng công tác đối ngoại, chủ động tiếp thị, quan hệ khách hàng, tìmđối tác trong hợp đồng kinh tế
Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không
Đại hội đồng cổ đông
TP HCM
Trang 13Định kỳ theo quy định lập bảng phân tích báo cáo tài chính của doanhnghiệp.
c Phòng nghiệp vụ 1
Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu trang thiết bị mặt đất, sân bay, nhà
ga, thiết bị phục vụ khai thác vận chuyển tại sân đậu, sân khai thác thuộc khuvực sân bay
d Phòng nghiệp vụ 2
Thực hiện công tác xuất nhập khẩu toàn bộ những nội dung liên quanđến xuất nhập khẩu máy bay, phụ tùng máy bay, động cơ, đại tu sửa chữamáy bay động cơ
Trang 14Phụ trách thị trường Nga và Ucraina Phối hợp thực hiện các nghiệp vụcủa công ty.
Bảng 2 Cơ cấu lực lượng lao động của Công ty năm 2006
Trang 15Bảng 3 Tài sản cố định của Công ty tại thời điểm cổ phần hóa năm 2005
Cơ sở vật chất Đơn vị Nguyên giá Giá trị còn lại
Diện tích đất sử dụng trong kinh doanh - 1890
Qua bảng trên thấy rằng hiện nay Công ty đang có một hệ thống cơ sở
hạ tầng tốt, hệ thống văn phòng rộng, khang trang, không những giúp Công tytạo điều kiện làm việc tốt mà còn tạo ra lợi thế giúp Công ty có được nguồnthu lớn từ hoạt động cho thuê văn phòng Tuy nhiên cũng thấy rằng, hệ thốngTSCĐ của công ty bao gồm các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,… cógiá trị lớn song thời gian sử dụng đã lâu Do vậy trong thời gian tới đòi hỏiCông ty sẽ phải chú ý đổi mới, mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho côngviệc kinh doanh của mình Một điểm đáng lưu ý khác về cơ sở vật chất củaAIRIMEX chính là hiện tại Công ty chưa có hệ thống kho tàng dự trữ hànghóa Đây là một hạn chế của AIRIMEX, nhất là hiện nay xu hướng phát triểncủa AIRIMEX là mở rộng lĩnh vực hoạt động, đa dạng hóa mặt hàng kinhdoanh, thậm chí cả hàng tiêu dùng
1.2.6 Tình hình tài chính
Cuối năm 2005, công ty chính thức được cổ phần hóa với vốn điều lệ là
20 tỷ đồng Việt Nam, 10.000.000 cổ phiếu Cụ thể:
Trang 16Bảng 4 Cơ cấu sở hữu vốn điều lệ (ĐVT: 1000 USD)
Phân theo đối tượng Số cổ phần Tổng trị giá Tỷ lệVốn Nhà nước tại công ty 1.020.000 10.200.000.000 51.00%
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Xét về loại hình tài sản, tại thời điểm 30/12/2004 theo Biên bản xácđịnh trị giá doanh nghiệp thì giá trị doanh nghiệp là 97.952.690.386 VNĐ.Trong đó TSCĐ và đầu tư dài hạn là 10.767.598.711 VNĐ; TSLĐ và đầu tưngắn hạn là 87.185.091.675 VNĐ Đến nay (thời điểm 31/12/2006), tổng tàisản của công ty là 100.227.904.342 VNĐ, với 9.281.303.694 VNĐ là TSCĐ
và đầu tư dài hạn, 90.946.600.648 VNĐ là TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
1.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM
QUA
1.3.1 Mặt hàng XNK và thị trường chính
Trong những năm qua, cơ cấu mặt hàng cũng như các thị trường xuấtnhập khẩu của công ty không ngừng được mở rộng Từ chỗ đa phần xuất nhậpkhẩu ủy thác cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam và các đơn vị trongngành, đến nay công ty đã tiến hành xuất nhập khẩu cả các mặt hàng ngoàingành cho nhiều công ty lớn trong nước với nhiều chủng loại hàng hóa Cácđối tác nước ngoài của công ty cũng được mở rộng về diện, trên các vùnglãnh thổ, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Đông ÂU, ASEAN
Bảng 5 Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu (ĐVT: 1000 USD)
TT Nội dung chỉ tiêu Thị trường 2003 2004 Doanh thu 2005 2006
Trang 17Bảng 6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2003-2006
Trang 18Chi phí hoạt động kinh doanh 50.604.014 55.841.155 59.236.276 63.262.566
- Chi phí cho nhân công 4.324.014 4.526.232 4.786.408 4.937.160
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Qua bảng thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty những năm qua
đã có những tiến triển tốt, trong đó hoạt động bán hàng xuất nhập khẩu đóngvai trò lớn Doanh thu hàng năm đạt mức cao và tăng qua các năm, cụ thể:năm 2004 so với 2003 tăng 4,4%; 2005 so với 2004 tăng 8,2%; 2006 so với
2005 tăng hơn 12% Các chỉ tiêu lợi nhuận tăng mạnh
1.3.3 Hiệu quả sử dụng lao động
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, do
đó yếu tố con người trong công ty đóng một vai trò hết sức quan trọng Nhậnthức được điều đó nên trong những năm qua công ty luôn chú ý bồi dưỡng,nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộnhân viên trong công ty không ngừng được cải thiện Nhờ vậy năng suất laođộng tăng, đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của công ty
Bảng 7 Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Tổng tiền lương 1000VNĐ 4.324.014 4.526.232 4.786.408 4.937.160
Trang 19Số lao động Người 103 108 110 112 Lương trung bình
người/năm 1000VNĐ 41.981 41.910 43.512 44.082Năng suất lao động
theo DT 1000đ/người 532.857 530.397 563.387 621.354Năng suất lao động
theo GTGT - 64.657 67.274 73.394 95.368Mức sinh lời bình
quân của lao động - 2.667 5.372 14.807 29.904Hiệu suất tiền lương lần 0.0635 0.1282 0.3416 0.6784
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Trong đó:
Năng suất lao động =
Mức sinh lời bình quân của lao động =
Hiệu suất tiền lương =
Qua bảng trên thấy rằng, hiệu quả sử dụng lao động của AIRIMEXngày càng được cải thiện Cả 2 chỉ tiêu Mức sinh lời bình quân của lao động
và Hiệu suất tiền lương đều tăng rất mạnh Mức sinh lời bình quân của laođộng từ 2.667.000đ/người năm 2003 đã tăng lên 29.904.000đ/người năm
2006 Còn Hiệu suất tiền lương tăng tương ứng từ 0,0635 lên 0,6784 Kết quảtrên đạt được có thể giải thích do số lượng lao động ít thay đổi trong khi lợinhuận tăng mạnh Và sâu xa hơn là do chất lượng công tác sử dụng lao độngnói riêng và chất lượng hoạt động kinh doanh đã được nâng cao
Kết quả hoạt động kinh doanhLao động
Lợi nhuận
Số lao động BQLợi nhuận
Tổng quỹ lương
Trang 201.3.4 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Từ 2003 đến 2006, vốn kinh doanh của Công ty CP Xuất nhập khẩuHàng không ngày càng tăng, từ 17.581.332.000VNĐ năm 2003 lên19.543.214.000VNĐ năm 2006 Đây quả là thành tích đáng kể của AIRIMEXnếu biết rằng trước khi cổ phần hóa năm 2005, Airimex được Tổng Công tyhàng không Việt Nam cho vay 19.5 tỷ đồng, tuy nhiên, trong năm 2005 Công
ty phải chuyển trả toàn bộ số tiền này cho Tổng Công ty Cùng với việc đảmbảo tốt nguồn vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và số vòng quay vốnkinh doanh của Công ty cũng rất khả quan Điều đáng nói là tốc độ tăng lợinhuận hàng năm của công ty là lớn hơn so với tốc độ tăng vốn kinh doanh.Mức tăng lợi nhuận hàng năm trung bình đạt trên 100%, trong khi mức tăngvốn kinh doanh trung bình hàng năm khoảng 3,4% Chứng tỏ tăng trưởng củaCông ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không trong những năm qua là rất có chấtlượng
Bảng 8 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Đơn vị: 1000VNĐ
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Tổng doanh thu 54.884.288 57.282.924 61.972.586 69.591.732 Lợi nhuận ròng 274.694 580.154 1.628.783 3.349.170 Tổng vốn kinh doanh 17.581.332 18.187.153 19.234.242 19.543.214
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
kinh doanh (= LN/V KD ) 0,0156 0,032 0,085 0,171
Số vòng quay vốn kinh doanh
(= TR/V KD ) 3,122 3,15 3,222 3,561
Nguồn: Phòng kế hoạch
Trang 21Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của công
ty đang khá tốt, biểu hiện qua số vòng quay vốn kinh doanh trong năm ngàycàng tăng với mức 3,561 vòng năm 2006 Điều đó cũng cho thấy hiệu quả sửdụng vốn của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không ngày càng được nângcao Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng đều đặn, năm 2006 đạt 0,171tức cứ 1000VNĐ bỏ vào kinh doanh thì tạo ra 171VNĐ lợi nhuận, đây là mứckhá cao
Trang 22CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CP
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
2.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
2.4.1 Luật pháp và thông lệ thương mại quốc tế
Mọi hoạt động nhập khẩu đều liên quan đến các doanh nghiệp ở nhiềunước khác nhau Chính vì vậy luật pháp và các thông lệ thương mại quốc tếhay các tập quán thương mại quốc tế là những nhân tố không thể thiếu, có ảnhhưởng lớn tới hoạt động kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp xuấtnhập khẩu Đó có thể là các công ước, điều ước thương mại quốc tế, cũng cóthể là các điều ước, công ước, hiệp định thương mại được ký giữa hai haynhiều nước với nhau, cũng có khi đó chỉ là các thông lệ không thành văn giữacác doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Vídụ: Công ước Liên hợp quốc năm 1980 còn gọi là Công ước Viên 1980 vềmua bán quốc tế hàng hóa hay nhập khẩu Hiện nay Việt Nam chưa phê chuẩncông ước này Tuy nhiên nó vẫn có thể áp dụng với các doanh nghiệp ViệtNam khi các bên có sự thống nhất chọn công ước này làm nguồn luật điềuchỉnh hợp đồng Ngoài ra còn rất nhiều công ước, quy tắc khác như: Các quytắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi 1993, số
500, Phòng thương mại quốc tế (Uniform Customs & Practice fordocumentary Credit, Revision 1993, No 500, ICC-UCP500, 1993), Luậtthống nhất về hối phiếu năm 1930 (Uniform law for Bill of Exchange-1930,viết tắt là ULB 1930),
Các mặt hàng của AIRIMEX chủ yếu vẫn là các máy móc thiết bị phục
vụ cho ngành hàng không và một số ngành kinh tế khác, được nhập khẩu
Trang 23chính từ các thị trường Nga, Mỹ, EU, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan Ởmỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ mà AIRIMEX tham gia các hoạt động kinhdoanh thì ngoài những nguyên tắc, luật pháp thương mại đã thành thông lệquốc tế thì vẫn luôn có những nguyên tắc, luật pháp riêng
2.4.2 Chính sách và pháp luật của Nhà nước
Đối với bất kỳ hoạt động kinh tế nào, ở bất kỳ lĩnh vực nào thì cácchính sách và pháp luật của Nhà nước luôn là nhân tố có ảnh hưởng quantrọng Các hoạt động nhập khẩu của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng khôngcũng vậy Khi còn là một doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý và bao cấpcủa Tổng công ty Hàng không Việt Nam, hoạt động nhập khẩu của Công ty
CP Xuất nhập khẩu Hàng không chủ yếu là nhập khẩu ủy thác, với rất nhiều
sự hỗ trợ, điều kiện thuận lợi từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam nóiriêng và Nhà nước nói chung Tuy nhiên khi chuyển sang hoạt động là mộtđơn vị hạch toán độc lập, đặc biệt là sau khi cổ phần hóa cuối năm 2005,những ưu đãi hạn chế hơn, tạo ra một số khó khăn nhất định cho hoạt độngcủa Công ty
Với Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 và Nghị định số44/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 về việc cho phép các doanh nghiệp được tự
do hóa trong việc đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, các đơn vị trongnghành hàng không đã thực hiện các công việc nhập khẩu thiết bị, phụ tùng,trong đó có những đơn vị trước đây là bạn hàng rất lớn của ARIMEX nhưTrung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam, các Cụm cảng hàng không MiềnBắc, Trung, Nam, Do vậy hoạt động nhập khẩu ủy thác của ARIMEX bị thuhẹp đáng kể
Các chính sách thuế, luật doanh nghiệp tạo ra những khuôn khổ chohoạt động nhập khẩu của Công ty, nhất là các chính sách thuế liên quan đến
Trang 24các hoạt động xuất nhập khẩu Năm 2006, Việt Nam chính thức trở thànhthành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vừa tạo ra những thuậnlợi, lại vừa tạo ra những khó khăn nhất định cho hoạt động nhập khẩu củaCông ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không Thuận lợi lớn nhất có thể kể đếnchính là sự thông thoáng hơn trong các chính sách thuế của Nhà nước về xuấtnhập khẩu, tạo điều kiện hạ chi phí nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh Rồicùng với đó, Công ty sẽ có nhiều hơn những cơ hội tiếp cận với những bạnhàng tiềm năng trên thế giới, Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thìCông ty cũng sẽ gặp phải những khó khăn không nhỏ mà có lẽ lớn nhất chính
là việc sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh hơn không những trong nước màthậm chí cả những doanh nghiệp nước ngoài
2.4.3 Tỷ giá hối đoái
Với bất kỳ hoạt động xuất nhập khẩu nào thì tỷ giá hối đoái có ảnhhưởng quyết định đến tính hiệu quả của hoạt động đó Tỷ giá cao hay thấp sẽtác động nhiều chiều tới hoạt động nhập khẩu như làm thay đổi nhu cầu nhậpkhẩu trong nước, làm tăng hoặc giảm doanh thu từ hoạt động nhập khẩu từ đódẫn tới tăng giảm lợi nhuận Chính vì vậy việc xem xét tỷ giá hối đoái trongđiều kiện các yếu tố khác để đưa ra mức phí ủy thác phù hợp trong nhập khẩu
ủy thác và mức giá đấu thầu hợp lý trong đấu thầu cung cấp sẽ quyết định tớikhả năng thực hiện hợp đồng cũng như đảm bảo lợi nhuận cho ARIMEX
2.4.4 Thị trường cung
Khoa học kỹ thuật trong thời đại ngày nay phát triển không ngừng, đặcbiệt là những nghành đòi hỏi kỹ thuật cao Là công ty cung cấp các dịch vụnhập khẩu với chủ yếu là các thiết bị, máy móc phục vụ cho nghành hàngkhông và một số nghành công nghiệp trong nước, các hàng hóa mà công tynhập về có hàm lượng kỹ thuật, khoa học lớn Chính vì vậy sự thay đổi hay
Trang 25chính xác hơn chính là các tiến bộ trong việc sản xuất các thiết bị, máy móc,thậm chí cả một số hàng hóa tiêu dùng cũng sẽ có tác động tới hoạt động nhậpkhẩu của ARIMEX Thực tế đó đòi hỏi Công ty phải không ngừng cập nhậtthông tin về sản phẩm, về nhà cung cấp để từ đó có những chính sách nhậpkhẩu phù hợp.
Việt Nam gia nhập WTO tạo ra những thuận lợi nhưng cũng tạo ranhững khó khăn không nhỏ cho ARIMEX Việc xâm nhập dễ dàng hơn vàothị trường Việt Nam của các công ty nước ngoài trong đó có các nhà cung cấpcủa ARIMEX có thể thu hẹp lĩnh vực nhập khẩu của Công ty Bởi lẽ các nhàcung cấp có thể dễ dàng hơn trong việc cung cấp hàng hóa trực tiếp tới tayngười sử dụng cuối cùng hoặc tới tận chân công trình thông qua các chi nhánhhoặc văn phòng đại diện của họ Điều đó cũng phần nào làm cho thị phần củaARIMEX giảm đi
2.4.5 Thị trường cầu
Trong hoạt đông nhập khẩu của ARIMEX không có khâu dự trữ hànghóa Chỉ khi nào có cầu thì Công ty mới tiến hành nhập khẩu Có thể nói việctìm kiếm nhu cầu nhập khẩu là bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu củaARIMEX Do vậy thị trường cầu là yêu tố đầu tiên, có ảnh hưởng lớn tới hoạtđộng nhập khẩu của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không
Một điểm thuận lợi cho AIRIMEX chính là việc AIRIMEX là mộtthành viên trong Tổng công ty Hàng không Việt Nam Chính vì vậy các hợpđồng nhập khẩu liên quan đến ngành hàng không vẫn chủ yếu được giao choCông ty thực hiện
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ cao, chính sáchthông thoáng trong điều kiện hội nhập như hiện nay của Nhà nước một mặtkéo theo nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm ngoại nhập phục vụ sản xuất và
Trang 26tiêu dùng tăng Điều đó đã có tác động tích cực tới hoạt động nhập khẩu củacác doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và Công ty CP Xuất nhập khẩuHàng không nói riêng Tuy nhiên mặt khác các điều kiện đó cũng đồng thờigiúp các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với cáchãng sản xuất nước ngoài Từ đó các doanh nghiệp này có thể tự tiến hành cáchoạt động nhập khẩu trực tiếp Điều này dẫn đến khó khăn cho ARIMEX khi
mà nhu cầu bị thu hẹp
Việc Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được tự do hóa trong việcđăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu khiến cho việc tìm kiếm được các hợpđồng nhập khẩu của ARIMEX gặp khó khăn hơn bởi lẽ sẽ có nhiều đối thủcạnh tranh hơn, hoạt động đấu thầu phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩnkhắt khe hơn
2.4.6 Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc
Trong công tác xuất nhập khẩu, hệ thống giao thông vận tải và thôngtin liên lạc giữ vai trò tối quan trọng, là cầu nối giữa các bên bán hàng và muahàng Hệ thống vận tải, thông tin liên lạc càng phát triển càng giúp các doanhnghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí Với hệ thống thông tin nhanh, rộng khắp
và hệ thống giao thông thuận tiện, an toàn cho phép doanh nghiệp tận dụngđược các cơ hội kinh doanh, đơn giản hoá hoạt động nhập khẩu, giảm bớtđược chi phí và rủi ro, nâng cao tính kịp thời, nhanh gọn trong quá trình nhậpkhẩu, tăng vòng quay của vốn Đặc biệt với AIRIMEX do có số lượng đối tácnước ngoài nhiều, lại ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, trong khi Công ty chỉ
có duy nhất một văn phòng đại diện ở Nga thì hệ thống thông tin liên lạc càngtrở nên quan trọng
Với ARIMEX, là công ty kinh doanh nhập khẩu nhiều loại hàng hóakhác nhau, do vậy việc lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp là hết sức
Trang 27quan trọng, quyết định tới việc hoàn thành hợp đồng đúng hẹn cũng như liênquan đến phẩm cấp, chất lượng hàng hóa Hiện nay mặt hàng chủ yếu củaCông ty vẫn là máy móc thiết bị Do đặc tính ký thuật và giá trị hàng hóa lớnnên quá trình vận chuyển càng quan trọng, đòi hỏi cao về độ an toàn cũng nhưphẩm cấp hàng hóa.
Tính bảo mật thông tin, tính kịp thời nhanh chóng là những điều kiệncần thiết trong trong giao dịch thương mại Những điều kiện đó chỉ có thểđược đáp ứng bởi hệ thống thông tin liên lạc phát triển, trong đó mạng thôngtin toàn cầu Internet giữ vai trò không thể thiếu
2.4.7 Hệ thống ngân hàng tài chính
Hệ thống ngân hàng tài chính hiện nay ngày càng quan trọng trong cácnghiệp vụ thương mại cả nội địa và quốc tế Hệ thống thanh toán quốc tế càngphát triển một mặt giúp việc thanh toán giữa các doanh nghiệp được nhanhchóng, mặt khác tạo ra sự an toàn, tin cậy lẫn nhau Hình thức thanh toánbằng thư tín dụng (Letter Credit: L/C) ngày nay rất phổ biến trong kỹ thuậtthương mại quốc tế Hình thức thanh toán này chỉ có thể được thực hiện nhờ
có hệ thống ngân hàng tài chính phát triển trên cơ sở hệ thống thông tin liênlạc phát triển
2.4.8 Năng lực của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không
Trải qua gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, với rấtnhiều hợp đồng xuất nhập khẩu lớn phục vụ cho các ngành kinh tế mũi nhọncủa Việt Nam, năng lực của ARIMEX đã được khẳng định Nhờ uy tín củamình, việc tìm kiếm nhu cầu nhập khẩu trong nước cũng như tìm kiếm đối táccung cấp nước ngoài trong hoạt động nhập khẩu được dễ dàng Đội ngũ cán
bộ nhân viên ngày càng được nâng cao về chất lượng đảm bảo cho công ty có
Trang 28khả năng thực hiện được nhiều hợp đồng lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau kể
cả những lĩnh vực không phải thuộc nghành hàng không
Như vậy có thể nói, hoạt động nhập khẩu của Công ty CP Xuất nhậpkhẩu Hàng không chịu ảnh hưởng tổng hợp từ nhiều nhân tố cả bên ngoài lẫncác yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp Điều đó đòi hỏi Công ty cần có cáinhìn toàn diện, có các biện pháp thích hợp khắc phục những khó khăn và pháthuy những lợi thế có được Vậy trong những năm qua, hoạt động nhập khẩucủa ARIMEX đã được tiến hành như thế nào? Phần 2 dưới đây sẽ tiếp tục tìmhiểu sâu hơn về quy trình nhập khẩu của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàngkhông
2.5 QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
2.2.1 Các hình thức nhập khẩu
Hiện nay, trong hoạt động nhập khẩu của mình, Công ty CP Xuất nhậpkhẩu Hàng không có hai hình thức nhập khẩu là nhập khẩu ủy thác và nhậpkhẩu tư doanh So với nhiều doanh nghiệp nhập khẩu khác thì quy trình nhậpkhẩu của ARIMEX có một số khác biệt
2.5.1.1 Nhập khẩu ủy thác
Nhập khẩu ủy thác là mảng hoạt động chính của ARIMEX Trong giaiđoạn từ năm 1998 trở về trước, công ty hoạt động với chức năng và nhiệm vụchính là tiến hành các nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị thuộcnghành Hàng không dân dụng Việt Nam Trong thời gian này, hầu như cácnghiệp vụ nhập khẩu các thiết bị của ngành hàng không dân dụng Việt Namđều do ARIMEX đảm nhiệm Hoạt động của công ty gần như độc quyền vàrất thuận lợi Tuy nhiên như đã trình bày ở trên, do nhiều nguyên nhân kháchquan mà hiện nay hoạt động nhập khẩu ủy thác của ARIMEX bị thu hẹp đángkể
Trang 29Khi phát sinh một nhu cầu nhập khẩu, người ủy thác bằng các nguồnthông tin của mình sẽ tiến hành liên lạc với nhà cung cấp có khả năng để chàogiá Sau khi nhận được chào giá thì người mua sẽ tiến hành lựa chọn nhà cungcấp phù hợp nhất trong số các nhà cung cấp được tham khảo để từ đó chuyểngiao cho bên nhận ủy thác tiến hành thương thảo Việc nhập khẩu ủy thác củaCông ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không cũng được tiến hành tương tự.Đồng thời với việc ký kết hợp đồng nhận nhập khẩu ủy thác thì ARIMEXcũng tiến hành liên hệ với nhà cung cấp nước ngoài đã được chỉ định để tiếnhành đàm phán ký hợp đồng mua bán.
Như vậy với hoạt động nhập khẩu ủy thác, do người cung ứng, thiết bị,giá cả, điều kiện giao hàng và các điều kiện kỹ thuật cũng như thương mạikhác đã được khách hàng tức người ủy thác định trước, vì vậy mà nhiệm vụcủa ARIMEX trong hoạt động này chỉ là làm sao cho việc nhập khẩu hànghóa được đúng theo yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất Chính xáchơn, trong hoạt động này, ARIMEX chỉ cung cấp các dịch vụ nhập khẩu liênquan đến thanh toán quốc tế, vận tải hàng hóa, các thủ tục nhập khẩu với hảiquan, bảo hiểm hàng hóa,
2.5.1.2 Nhập khẩu tư doanh
Một điểm khác của ARIMEX so với một số doanh nghiệp nhập khẩukhác là ARIMEX không thực hiện dự trữ hàng hóa Nhu cầu nhập khẩu đãđược xác định trước Nhiều khi nhờ vào uy tín sẵn có, các doanh nghiệp trongnước có nhu cầu nhập khẩu sẽ tìm đến với ARIMEX để ký hợp đồng nhậpkhẩu Còn thông thường đối với mảng nhập khẩu tư doanh, Công ty CP Xuấtnhập khẩu Hàng không tìm kiếm các hợp đồng nhập khẩu thông qua công tácđấu thầu cung cấp Chính vì vậy, khác với mảng nhập khẩu ủy thác, có thể nói
áp lực cạnh tranh đối với Công ty trong nhập khẩu tư doanh là lớn hơn rất
Trang 30nhiều Và một xu thế tất yếu, khi mảng nhập khẩu ủy thác bị thu hẹp, cùngvới sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu có năng lựcthì đòi hỏi Công ty phải chú trọng hoàn thiện và nâng cao hiều quả của côngtác đấu thầu Nói cách khác, Công ty cần chú trọng hơn trong lĩnh vực nhậpkhẩu tư doanh.
2.2.2 Quy trình nhập khẩu
Trong cơ cấu tổ chức của mình, AIRIMEX không phân chia thành các
bộ phận riêng biệt, chịu trách nhiệm từng phần của quy trình nhập khẩu màchia thành 3 phòng nghiệp vụ Trong đó mỗi phòng sẽ đảm nhận thực hiệntừng mảng hoạt động riêng với chủng loại mặt hàng riêng Tức là trong mỗiphòng sẽ tự thực hiện hầu hết quy trình nhập khẩu hàng hóa phù hợp với chứcnăng của mình Phòng nghiệp vụ 1 và 2 chịu trách nhiệm mảng nhập khẩu ủythác cho ngành, còn Phòng nghiệp vụ 3 chịu trách nhiệm mảng nhập khẩu vàkinh doanh ngoài ngành Tuy khác nhau về chủng loại mặt hàng cũng nhưphương thức nhập khẩu, nhưng nhìn chung quy trình nhập khẩu được thựchiện thống nhất trong Công ty theo các bước sau:
2.2.2.1 Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng và nhà cung ứng
Như đã phân tích ở trên, việc nghiên cứu thị trường có vai trò và ảnhhưởng quyết định đến hiệu quả và quy trình công tác nhập khẩu Hoạt độngnày bao gồm việc tìm kiếm nhu cầu nhập khẩu và tìm kiếm nhà cung cấp phùhợp với nhu cầu nhập khẩu
a) Tìm kiếm nhu cầu nhập khẩu
Thị tường cầu của hai mảng hoạt động nhập khẩu của Công ty là nhậpkhẩu ủy thác và nhập khẩu tư doanh có sự khác biệt với nhau
Trang 31Với mảng nhập khẩu ủy thác, nhờ có uy tín lâu năm trong lĩnh vựcnhập khẩu nên phần lớn các khách hàng tự tìm đến với Công ty, trong đó cónhững khách hàng lớn không thuộc nghành hàng không như: Liên doanh dầukhí Vietsovpetro, Tổng công ty điện lực Việt Nam, Nhà máy thuỷ điện HoàBình, Tuy nhiên khách hàng lớn quan trọng nhất của ARIMEX vẫn là Tổngcông ty Hàng không Việt Nam cùng các đơn vị trong nghành Hàng không.
Uy tín một phần song không thể không nhắc tới một đặc điểm thuận lợi choCông ty đó là các mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo ARIMEX với lãnh đạo cácđơn vị khác Chính điều đó cũng phần nào giúp ARIMEX có được những hợpđồng ủy thác mà các doanh nghiệp khác không có được
Đối với mảng tư doanh, khác với nhập khẩu ủy thác, việc các kháchhàng tự tìm đến với ARIMEX chiếm bộ phận ít hơn Chủ yếu đối với lĩnh vựcnày, Công ty phải tự đi tìm nhu cầu cho mình thông qua tham gia đấu thầu.Việc tham gia dự thầu có thể do khách hàng mời Công ty tham dự, cũng cóthể công ty tự tìm đến đăng ký tham gia thông qua việc tìm hiểu thông tin từnhiều nguồn khác nhau như qua văn phòng đại diện, các mục quảng cáo trêntruyền hình, tạp chí, Internet,
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng công tác tìm kiếm nhu cầu nhập khẩucủa Công ty trong những năm qua tuy đã được coi trọng hơn song vẫn khôngkhỏi bộc lộ yếu điểm Đó chính là sự kém chủ động trong việc tìm kiếm nhucầu mới Đa phần hợp đồng nhập khẩu mà AIRIMEX có được vẫn do kháchhàng tự tìm đến với Công ty, kể cả các hợp đồng nhập khẩu thông qua đấuthầu Điều này một mặt khẳng định uy tín của Công ty song cũng phải thực tếthừa nhận rằng hoạt động Marketing của Công ty chưa được quan tâm đúngmức Hoạt động Marketing ở đây không những với khách hàng tức các doanhnghiệp có nhu cầu nhập khẩu mà còn cả với các đối tác cung cấp nước ngoài
Trang 32Bảng 9 Một số khách hàng lớn của ARIMEX
Một số khách hàng lớn của ARIMEX
1 VIETNAM AIRLINES
2 CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN BẮC
3 CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN TRUNG
4 CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN NAM
5 TRUNG TÂM QUẢN LÝ BAY DÂN DỤNG VIỆT NAM
6 CÔNG TY CP SUẤT ĂN NỘI BÀI
7 TỔNG CÔNG TY BAY DỊCH VỤ – BỘ QUỐC PHÒNG
8 CÔNG TY BAY DỊCH VỤ MIỀN BẮC
9 CÔNG TY BAY DỊCH VỤ MIỀN NAM
10 LD DẦU KHÍ VIETSOVPETRO
11 TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
12 NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
13 NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
14 NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ
15 NHÀ MÁY ĐIỆN THÁC MƠ
16 NHÀ MÁY ĐIỆN TRỊ AN
17 NHÀ MÁY ĐIỆN THÁC BÀ
18 CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1
19 NHÀ MÁY XI MĂNG HÀ TIÊN
20 CẢNG CHÂN MÂY
21 CÔNG TY CƠ KHÍ THĂNG LONG
22 ĐIỆN LỰC 3 – TP HỒ CHÍ MINH
23 CÔNG TY CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI Ô TÔ
24 CÔNG TY SX-KD VÀ CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM KHÍ (PVGAS)
25 CÔNG TY SẢN XUẤT CẦU TRỤC CÔNG NGHIỆP
Nguồn: Phòng nghiệp vụ 3
b) Tìm kiếm đối tác cung cấp
Trang 33Có một điều rất thuận lợi cho ARIMEX là với gần 20 năm hoạt độngtrong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Công ty đã có cơ hội làm việc với rất nhiềuhãng cung cấp khác nhau trên thế giới Trong quá trình cộng tác làm ăn traođổi thương mại, bằng khả năng và uy tín của mình, ARIMEX đã giành đượcsựu tin tưởng của các hãng này.
Trong việc tìm kiếm đối tác cung cấp thì cũng có sự khác biệt giữa dịch
vụ nhập khẩu ủy thác với dịch vụ nhập khẩu tư doanh (hay đấu thầu cungcấp)
Với nhập khẩu ủy thác, do người cung ứng, thiết bị, giá cả, điều kiệngiao hàng và các điều kiện kỹ thuật cũng như thương mại khác đã được kháchhàng tức người ủy thác định trước nên công việc của ARIMEX chỉ là tiếnhành tiếp xúc, thương thảo về các điều kiện vận tải, bảo hiểm hay một số vấn
đề liên quan đến giao hàng, với nhà cung cấp đã được định trước đó
Còn với hoạt động đấu thầu cung cấp thì các nghiệp vụ nhập khẩu củaCông ty được tiến hành với khối lượng lớn hơn Công ty sẽ phải tự tìm nhàcung cấp đáp ứng được các yêu cầu đặt ra từ trước Trên cơ sở các tiêu chí màbên mời thầu đưa ra, ARIMEX sẽ tiến hành lựa chọn xem hãng sản xuất nào,với sản phẩm như thế nào để đảm bảo vừa thắng thầu song cũng phải vừa đảmbảo phù hợp với lợi ích và khả năng của Công ty Việc hãng sản xuất đượclựa chọn sẽ dựa trên 2 yếu tố cơ bản:
Sản phẩm của hãng đó sẽ là cạnh tranh nhất đối với loại thiết
bị được yêu cầu, tức là giá đánh giá (tương quan giữa giá cả
và chất lượng) phải là cạnh tranh nhất
Hãng sản xuất mong muốn và sẵn sàng làm việc vớiARIMEX đối với khách hàng/nhu cầu cụ thể đó
Trang 34Có thể lấy ví dụ: Trong gói thầu cung cấp thiêt bị hệ thống báo tự độngATIS cho sân bay Nội Bài, AIRIMEX có 3 lựa chọn là: HASSMAN (Đức),JOTRON (Nauy), CRIMP-TERMA (Đan Mạch) Sau khi nghiên cứuAIRIMEX đã quyết định lựa chọn CRIMP-TERMA dù hãng này đưa ra giácao nhất song lại có những tính năng ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của cáchãng khác như khả năng ghi giọng nói, báo lỗi cú pháp khi thiết bị đưa thông
số sai, giao diện dễ sử dụng với màn hình cảm ứng, chế độ kiểm soát bằngmật khẩu ở nhiều mức khác nhau,… Cụ thể:
Để có thể tiến hành những công việc trên một cách có hiệu quả thìARIMEX cần phải có được các thông tin đầy đủ, chính xác về các hãng cókhả năng cung cấp Các thông tin của nhà cung cấp được ARIMEX tìm kiếm
từ nhiều nguồn như: qua các dự án cung cấp đã được thực hiện trước đây, quatriển lãm, hội thảo chuyên đề, qua các tạp chí chuyên nghành trên thế giới,đặc biệt là các tạp chí về khoa học công nghệ, hàng không, qua mạngInternet, Hiện nay ARIMEX mới có một văn phòng đại diện tại Liên bangNga Đây cũng là một kênh thông tin quan trọng giúp tìm kiếm đối tác cungcấp tại thị trường Nga và rộng hơn là thị trường Châu Âu Tuy nhiên cũngphải thấy rằng một hạn chế lớn nhất trong việc tìm kiếm đối tác cung cấp củaAIRIMEX chính là việc không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các hãng cungcấp Bạn hàng của AIRIMEX hiện nay ngày càng được mở rộng ra nhiều khuvực, lãnh thổ Việc giao dịch phần lớn thông qua email, fax,… sẽ là một khókhăn trong việc đảm bảo an toàn thương mại cũng như chất lượng của các