Trong dòng đời, con người thường sống bằng sự tạo nghiệp nên dễ nóng nảy, buồn phiền, giận hờn, làm khổ lẫn nhau. Từ mê chấp sanh phiền não, rồi tham lam, ganh ghét là những nhân tố gây đau khổ cho con người. Vì vậy: “Muốn an thì nhẫn, đã nhẫn thì an”
Trang 1Nhêîn thò An
Tỳ kheo THÍCH THIỆN PHÁP
Trang 2Chứa giữ các công đức”
hái tử Tất Đạt Đa đã thành Phật cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm nhờ tu hạnh nhẫn nhục không chỉ trong một kiếp, mà còn trong vô số kiếp Điều đó cho thấy rằng đây là một pháp tu rất quan trọng cho những ai muốn vượt phàm nhập thánh, hay nói một cách rất đơn giản là xa lìa phiền não để được an lạc giải thoát
Trong dòng đời, con người thường sống bằng sự tạo nghiệp nên dễ nóng nảy, buồn phiền, giận hờn, làm khổ lẫn nhau Từ mê chấp sanh phiền não, rồi tham lam, ganh ghét là những nhân tố gây đau khổ cho con người Vì vậy:
Trang 3“Muốn an thì nhẫn, đã nhẫn thì an”
Không nhẫn thì không an Vợ chồng có thương nhau cho lắm, có duyên nợ với nhau thật nhiều nhưng nếu không nhẫn thì cuộc sống gia đình vẫn bất hòa, không an
Hãy khảo sát về pháp nhẫn để biết đường tu
Tu là gì?
Tu là sửa đổi, tu là chuyển hóa nghiệp chướng Gia đình mà lộn xộn, không đầm ấm, không có niềm vui là gia đình đầy nghiệp chướng Con người sống không có niềm vui, không yên ổn là con người đầy nghiệp chướng Có “an” là nhẹ nghiệp, không an là nặng nghiệp
Muốn an phải hóa giải nghiệp, hóa giải tâm giận hờn, tâm hận thù, tâm ác nơi lòng ta Người ta nói nặng mình, nếu mình đừng cố chấp, đừng hận thù thì tâm an, sẽ không gây tội lỗi Nhẫn là điều quan trọng
Trang 4để tâm hồn và cuộc sống của chúng ta cảm thấy nhẹ
nhàng, bình an Nhẫn nói cho đủ là an nhẫn
Nhẫn nhục hay an nhẫn
Là chịu đựng là chịu khó
Gặp khó khăn chướng ngại
Không than oán, phiền não
Không có gì an bằng nhẫn, không có gì đẹp bằng đạo đức “Nhẫn nhục là nhân cách sống đạo đức cao thượng, đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mỗi con người”
Tại sao gọi là nhẫn nhục? Thế nào là
nhẫn mà có nhục? Nhẫn mà không có nhục?
Phần đông con người sống bằng tâm phàm nên lấy ngũ dục, lấy danh vọng, lấy lợi dưỡng làm trọng
Do chấp thật có ta, nên kẹt về danh, về lợi Mỗi lần nhẫn cảm thấy như có nhục, cái danh càng lớn thì cảm thấy nhục nhiều hơn, tức nhiều hơn Từ đó hận thù nhiều hơn, trả đũa nhiều hơn, tội lỗi theo đó cũng nhiều hơn
Nhẫn mà không nhục là do có trí tuệ nên không thấy có tôi và cái của tôi, nên khi nhẫn thì tâm vẫn bình thường, phiền não chẳng sanh Quán xét kỹ thân và ý ta thấy rõ:
Trang 5Không bao lâu thân này,
Sẽ nằm dài trên đất,
Bị vứt bỏ vô thức,
Như khúc cây vô dụng
Cái suy nghĩ cũng đâu thật là tôi, vì nó khi có khi không, lúc vầy lúc khác, không chân thật thường còn
Căn trần thức duyên hợp
Ý tưởng liền sanh khởi
Tâm vô thường xuất hiện
Chẳng phải thật tâm mình
Do thấy có tôi mà có nhục, hãy nhìn vào lẽ thật, không thấy có mình thì ai nhục đây Có những chuyện thường xảy đến với chúng ta trong đời sống hàng ngày, vậy ta nên xử trí ra sao? Chúng tôi đơn
cử một câu chuyện nhỏ sau đây:
Một hôm, một ông nọ gặp người bạn và nói:
“Hôm qua con nhỏ đó dữ quá! Nó chửi anh ghê thật!”
Ông bạn đáp: “Ồ! nó chửi người nào chứ có chửi tôi đâu”
- Nó kêu tên anh thiệt mà?!
- À, chắc người nào đó trùng tên với tôi
Trang 6- Tôi nghe nó chửi anh rõ ràng mà!
Ông bạn mỉm cười đáp rằng: “Thân này mẹ tôi sanh ra, tên này của ba mẹ tôi đặt, không có cái gì là thật của tôi Cái thân này nó đâu thật là của tôi Còn cái tâm suy nghĩ kia, nó cũng là vọng tưởng điên đảo, khi vầy khi khác thì nó đâu phải thật của tôi!”
Do thấy thật của tôi nên nhẫn mà có nhục Muốn nhẫn không mà không nhục thì đừng thấy có tôi và của tôi
Người ta đang chĩa mũi tên bắn mình, thấy không chịu nỗi “cần né đòn” để bình yên là người khôn Nếu không thấy có ta, mũi tên bắn vào đâu?
Cứ tưởng là ta giỏi, cho mũi tên bắn ngay mình rồi nhăn nhó, thù hằn, đau khổ Hãy xét lại mình, nếu nội lực còn yếu thì tránh là hay nhất
Trên đời này con người đau khổ vì cái của tôi: thân tôi, con tôi, ruộng vườn của tôi, nhà cửa của tôi, tài sản của tôi v.v Nhưng sự thật cái thân này còn chưa thật của tôi, thì cái gì là của tôi đây
Con tôi, tài sản tôi
Người ngu sanh ưu não
Tự ta, ta không có
Con đâu tài sản đâu
Trang 7Nó không thật là của mình, nên có mắt huệ nhìn
rõ điều đó để nhẫn mà không nhục Phải thường quán chiếu đời là cõi tạm, thân là vô thường
Thân cam chịu không phiền
Được gọi là thân nhẫn
Người ta đánh mình, hay lỡ người ta đụng vào người mình thì quán chiếu “cục thịt đụng cục thịt” thì có chi mà giận Vì thấy có tôi nên nghĩ rằng nó ghét tôi, nó đánh tôi nên tôi giận Không thấy có tôi thì không phiền não
Trang 8Biết thân là giả tạm, khi gặp điều khó khăn chướng ngại chỉ cần nhẫn là an Sống như vậy để không làm khổ mình
“Nhẫn nhẫn nhẫn, trái chủ oan gia từ đây dứt”
Nếu tâm đầy cố chấp, nó ghét tôi, nó đánh tôi, nó thù tôi, thì hận thù không thể nguôi
Người kia làm khổ tôi đây
Ai còn nghĩ vậy, oán này chưa tan
Người kia làm khổ tôi đây
Ai đừng nghĩ vậy, oán này tiêu tan
Phải có mắt huệ nhìn rõ lẽ thật để tạo sự bình an cho mình và người chung quanh
2 Khẩu nhẫn:
Sự nhục mạ chua cay
Hoặc mắng nhiếc tồi tệ
Cam chịu không chửi lại
Được gọi là khẩu nhẫn
“Thần khẩu hại xác phàm” xưa nay kinh nghệm trong dân gian vẫn thường nhắc nhở nhau câu nói này Vậy, đừng để khẩu tạo nghiệp chướng, nên tập khẩu nhẫn Có người nọ chửi ông kia thật nhiều, nhưng ông giữ tâm bình thản không có lời nói nặng lại, vì biết rằng lời nói chỉ là phương tiện không thật
Trang 9“Hạnh phúc cũng từ cái miệng, phước đức cũng từ cái miệng, tội lỗi cũng từ cái miệng” Muốn bình yên phải tu cái miệng Ai có nói nặng, nhẹ thì cảm nhận lời nói không thật, không chấp nên không khổ Chấp nhiều thì khổ nhiều, chấp nhiều là nặng nghiệp Trong một gia đình, nếu người trong gia đình thường hay giận hờn, cố chấp thì gia đình đó là địa ngục Nếu một người đầy buồn phiền, đụng đâu nói đó, không tu cái miệng, không nhẫn cái miệng thì không
có sự bình an
Có câu chuyện: Bữa nọ, Đức Thế Tôn trên đường đi khất thực, có bọn người Bà La Môn đi theo sau chửi thật nhiều Đức Thế Tôn vẫn bình thản, chậm rãi đi từng bước mà không một lời phản ứng Tức quá, bọn này mới chặn Đức Thế Tôn lại và hỏi:
- Ông Cù Đàm! Nãy giờ tôi chửi ông như vậy, ông có nghe không?
Đức Thế Tôn trầm tĩnh mà nói rằng: “Giả sử ông dọn mâm cơm mời Như Lai ăn, Như Lai không ăn thì mâm cơm đó ai ăn?”
- Tôi mời ông không ăn thì tôi ăn
- Hồi nãy giờ ông chửi, Như Lai không nhận thì tiếng chửi ấy về ai?
Kinh Phật có dạy: “Ngậm máu phun người, miệng mình dơ trước”, hay “Ngước mặt lên trời
Trang 10phun nước miếng, nước miếng không lên trời mà rơi xuống mặt mình” ngụ ý: mình chửi người, mình ghét người, mình thù người thì tâm mình độc ác, tâm độc
ác là có nghiệp xấu, có tội lỗi Khi tiếp cận mọi người mà nói nặng người, chửi mắng người, làm khổ người thì ta có khẩu nghiệp nặng
Ác nghiệp làm ta khổ
Phước nghiệp làm ta vui
Khi ta bỏ thân này
Nghiệp theo sát bên ta
Ta không sợ ai, chỉ sợ ác nghiệp của lòng ta Nghiệp từ cái miệng thì quả cũng trổ từ cái miệng Nếu không tu cái miệng, thường nói lời ác, sau này
sẽ bị quả báo sứt môi, câm ngọng Phải nhẫn ở cái miệng để có lời nói thanh cao, êm dịu và phước đức Nghe người nói nặng, trách hờn mà không cãi lại là nhẫn cái miệng Vợ chồng thương nhau lắm mà không nhẫn cái miệng nên gọi là khắc khẩu Chúng
ta là người phàm sống bằng tâm trần tục nên có lúc còn nóng giận, nặng lời Muốn cho gia đình êm ấm, hòa thuận thì phải nhẫn, lỡ ông nóng thì bà nhịn, bà nóng thì ông nhịn Đó là cách sống để tạo sự ấm áp trong gia đình
Lời nói phiền trách người là có nghiệp, lâu ngày thành thói quen gọi là khẩu nghiệp xấu “Đi đêm có
Trang 11ngày gặp ma”, hôm nay nói xấu về người đó nhiều quá, mai mốt gặp người khác họ không nhịn nên
sanh rắc rối Hãy tu cái miệng, hãy nhẫn cái miệng
3 Ý nhẫn:
Người đời thường nhẫn cái thân, nhẫn cái miệng, nhưng ý khó nhẫn
Đối trước mọi nghịch cảnh
Không khởi tâm phản đối
Không căm hờn, oán hận
cái ý bằng cách không chấp, buông xả
Một thí tất cả thí
Một xả tất cả xả
Thí xả cho sạch hết
Thức thời mặt thật hiện
Cái gì đáng nghe thì nghe, không đáng nghe thì
xả bỏ Cái gì luận bàn để có lợi thì nên, không đáng
thì xả bỏ Nhẫn của đại thừa là xả bỏ, không cố
Trang 12chấp, không thấy có mình có người Chuyện đáng
đem vào thì đem, chuyện không đáng thì xả bỏ, như vậy không có đè nén, xả hết cho tâm được nhẹ nhàng được gọi là ý nhẫn
Thân nhẫn, khẩu nhẫn, ý nhẫn thì không có kẻ thù
Kẻ thù hại kẻ thù
Oan gia hại oan gia
Không bằng tâm tà vạy
Gây ác hại chính ta
Nếu không nhẫn, có phản ứng thì có đối thủ
Kệ rằng:
“Nhẫn một chút, sóng yên gió lặng,
Lùi một bước, biển rộng trời cao”
Muốn được bình yên thì phải tập “nhẫn một chút, lùi một bước” Khi “nhẫn một chút” thì sóng gió không có, sóng không phải ở ngoài biển mà sóng nơi lòng người Nó làm điêu đứng, rối rắm, đau khổ Người ta đánh, mình “lùi một chút”, một người đánh một người lùi thì người nào được thương chắc quý Phật tử cũng biết Mọi người vẫn thường nói: “Cái tên gì ngang ngược bạo ác quá, người ta nhịn mà cứ đánh hoài”, ghét người dữ mà thương người nhịn vốn lẽ rất tự nhiên “Lùi một chút” tâm trầm tĩnh,
Trang 13dịu hòa, hồn nhiên, thênh thang rộng lớn như biển rộng trời cao, đạo đức tăng trưởng, được mọi người thương mến, kính yêu Nhờ lùi mà mọi người kính trọng, còn ngang tàn, háo thắng, sát phạt thì đó là tội
Hòa thượng dạy rằng: “Con viết 1.000 chữ
“nhẫn”, chỗ nào cũng dán lên và tu với chữ nhẫn” Muốn hết nóng thì nhẫn, muốn yên thì nhẫn Tiền thân đức Phật là vị tiên tu hạnh nhẫn nhục
Kìa tiên nhơn nhẫn nhục
Tiền thân đức Thích Ca
Thân bị cắt từng đoạn
Tâm không chút giận hờn
Khi Đức Phật Thích Ca còn là vị tiên tu hạnh nhẫn nhục Ngày nọ, vua Ca Lợi dẫn một đoàn quân
đi vào một khu rừng Đến khu rừng, các tỳ nữ của
Trang 14nhà vua thấy vị tiên thì tất cả chạy lại, quay quần bên vị tiên đó Nhà vua tức giận mới hỏi vị tiên:
- Ông thật sự đã nhẫn nhục chưa?
- Nếu tôi thật sự tu hạnh nhẫn nhục, thì những gì
mà Ngài đã làm trên thân tôi đều lành lặn hết
Huyền diệu thay! Những bộ phận bị cắt đều lành lặn lại như cũ Vị tiên ấy nói với nhà vua:
- Khi thành đạo tôi sẽ độ ông trước, vì ông có duyên với tôi
Và khi thành Phật, đức Phật Thích Ca đã hóa độ Ngài Kiều Trần Như, chính là hậu thân của vua Ca Lợi
Nhờ nhẫn nhục mà đức Phật đã nhiếp phục được vua Ca Lợi phải quay lại làm đại tử của Ngài Nhẫn
Trang 15làm sao mà đối thù phải mềm lòng, mọi người kính phục, thì nhẫn đó tuyệt vời Khi người chửi mình, nhẫn làm sao cho người ta hết chửi, mà còn thương mến thì mới thật là nhẫn Còn người ta chửi một tiếng, mình nổi sân mắng chửi lại, sanh phiền não thì mất hết tình nghĩa
Lấy ơn báo oán, oán tiêu
Lấy oán báo oán, càng nhiều oan gia
Người oán ta, ta nên lấy ơn hóa giải Anh thù tôi, thì tôi nhẫn và tạo cách cảm hóa anh Còn người làm xấu, mình chửi lại người thì ai phục mình Cho nên hạnh nhẫn nhục là hạnh cao đẹp
Người thuần phục hạnh nhẫn nhục sẽ có lòng nhân, hiếu thảo hơn người thường Câu chuyện có thật về một người học trò của Khổng Tử tên là Mẫn
Tử Khiên đã được mọi người lưu truyền đến ngày nay với tấm lòng kính trọng và yêu mến ông
Chuyện xảy ra trong thời Xuân Thu, tại vùng Đông Nam Khúc Phụ, nước Lỗ (nay là thành phố Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông), Mẫn Tử Khiên được sinh
ra trong một gia đình kinh doanh mua bán nhỏ Cha
lo việc buôn bán, mẹ chăm việc bếp núc trong nhà Năm Tử Khiên lên bốn tuổi, mẹ chú bị nhiễm bệnh lao phổi, cha thường vắng nhà, chỉ có Tử Khiên ở cạnh và chăm sóc mẹ
Trang 16Mùa thu năm ấy, trong giờ phút hấp hối bà đã nói với Tử Khiên: “Sau khi mẹ chết đi, con phải làm người lương thiện, muốn nên người thì phải học tập chăm chỉ” Những lời tâm huyết của mẹ trước lúc đi
xa đã in vào tâm hồn trẻ thơ của chú Một năm sau
đó, cha Tử Khiên lấy Lý Thị làm vợ kế, lúc đầu mẹ
kế đối xử với Tử Khiên rất tốt, nhưng sau khi có hai đứa con riêng thì dần ngược đãi chú Chú chỉ được
ăn cơm thừa, canh cặn, mặc áo rách rưới Tử Khiên rất đau khổ, nhiều lúc khóc thầm, nhưng sau những lần ấy, chú nhớ lời mẹ dặn, lấy lại tinh thần đến trường nghe thầy giảng giải về đạo Ngày tháng trôi qua, Tử Khiên cũng đã học được nhiều đạo lý làm người
Rồi vào một ngày mùa đông giá rét năm chú mười lăm tuổi, gió to gào thét, hoa tuyết bay đầy trời, bốn cha con Tử Khiên cùng nhau ra ngoài kéo
xe Lúc ấy Tử Khiên chỉ mặc một chiếc áo bông bằng hoa lau, nên khi cơn gió nào thổi qua là chú bị lạnh toát toàn thân như ngàn mũi kim đâm vào người, còn hai em của chú thì được mặc áo bông mới, vừa dầy, vừa ấm
Khi kéo xe qua được chiếc cầu nhỏ thì đến con đường đất Sắc mặt của hai đứa em đều đỏ hồng hào, không ngừng chảy mồ hôi trên trán Nhưng Tử Khiên toàn thân lại run cầm cập, sắc mặt trắng bệch,
Trang 17cha của chú vừa nhìn thấy đã tức giận nói: “Mày là anh lớn, kéo xe lại lười, trời lạnh thế này, đi đường
xa như vậy, mà không đỗ một giọt mồ hôi nào?” Tử Khiên nhìn cha bằng con mắt hờn tủi, trong lòng nghĩ: “Cha đâu có biết được nỗi khổ tâm trong lòng con Nếu như con nói ra, không những em con bị mắng mà mẹ kế ” nghĩ đến đây, chú lại gắng sức tiếp tục kéo xe
“Giỏi lắm! Giờ thì mày đã đủ lông đủ cánh, dám nhìn ta với ánh mắt như vậy hả!" Trong lúc tức giận, ông đã lấy roi đánh vào lưng Tử Khiên, khi roi vừa đánh xuống thì áo bông của chú rách tung ra Từng lớp hoa lau bay lên trên không, rồi rơi xuống nền đất Người cha hết sức ngạc nhiên, nhặt lên xem mới bỗng nhiên tỉnh ngộ “Thứ con mặc là cha không tốt với con rồi!”, ông ôm chặt lấy con mà không nói thành lời
“Tử Khiên, mau cùng hai em kéo xe về nhà đi Cha phải hỏi tội mẹ kế con và đuổi bà ta đi.”
“Cha ơi không thể làm như vậy được” Tử Khiên vừa nói vừa quỳ dưới đất, thành khẩn cầu xin: “Khi
mẹ ở lại, chỉ có mình con chịu lạnh, nhưng nếu mẹ phải ra đi hai em con sẽ bơ vơ khổ cực" Hai người
em thấy vậy cũng quỳ xuống rơi lệ cầu xin ông Người cha thấy các con như vậy cũng thương tâm
mà bỏ ý nghĩ đuổi vợ đi Người mẹ kế sau khi nghe
Trang 18hai con mình thuật lại câu chuyện, bà rất ân hận và quyết tâm sửa chữa sai lầm của mình, đối xử với Tử Khiên ngày một tốt hơn, có khi còn hơn cả con đẻ của mình nữa
Thế mới thấy sức mạnh của lòng nhân đã cảm hóa và thay đổi được con người hẹp hòi, vị kỷ Nhưng để có sức mạnh này, chúng ta phải có sự nhẫn nhục và trao đổi trí tuệ để thấy được điều hay
lẽ phải nên làm, từ đó chuyển hóa chính con người mình và ảnh hưởng tốt đến những người chung quanh Như Mẫn Tử Khiên, ông rất xứng đáng với lời khen của Khổng Tử: “Mẫn Tử Khiên, trên thì kính trọng cha mẹ, dưới thuận hòa với anh em, lời nói và hành động không trái ngược nhau, do vậy không bị người đời trê trách”1
Trang 19Nhẫn nhục đối với con người, cả với con thú Con người dữ quá mình phải nhẫn, con chó dữ quá mình cũng nhẫn Nhẫn nhịn từng lời nói của con người Nhẫn để yên, nhẫn để tu
Sanh nhẫn là nhẫn với con người và chúng sanh trong pháp giới
2 Pháp nhẫn:
Cảnh nắng, mưa, gió, lạnh
Hoành hành cuộc đời ta
Cam chịu không than phiền
Không buồn giận, phiền than
Gọi là vô sanh nhẫn
Trực nhận được lẽ thật biết đời là cõi tạm, thân tâm là không, cảnh vật là không, sự sống không thật, trên đời này cuối cùng là con số 0 Chúng ta đang sống là đang đóng vở tuồng cải lương trên sân khấu,
hạ màn rồi ai cũng như nấy Hạ màn chính là lúc
Trang 20mình trút hơi thở sau cùng Có xưng hùng, xưng bá
thì cuối cùng nằm trong sáu miếng ván Hiểu rõ đời người là mộng huyễn, không thấy có mình, không thấy có người, nhẫn mà không nhục là vô sanh nhẫn
Người nhẫn là người có đạo đức, người có giá trị
4 Tịch diệt nhẫn:
Tâm không sanh không diệt, tâm chứng ngộ chân
lý, thanh thản bình yên, sống đời tự tại, giẫm đạp lên thuận nghịch, khen chê Tịch diệt là Niết bàn ở cõi thế, không có ngã, không có ta, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm
Tịch diệt nhẫn là trí nhẫn
Sáng suốt mà chịu đựng
Muôn ngàn điều cay đắng
Do chúng sanh gây tạo
Trang 21để có sự bình an cao hơn Cụ thể chính là cuộc đời của đức Phật, người bậc tu hành công đức viên mãn, luôn gặp những khó khăn chướng ngại nhưng người đều vượt qua nhẹ nhàng và độ rất nhiều chúng sanh
Lần nọ, Đức Thế Tôn đi giáo hóa ở một làng Bà
La Môn, trong làng có gia đình nọ giỏi về tướng số lại hạ sanh được một cô con gái rất đẹp Ông Bà La Môn này muốn gả con cho người có đủ ba mươi hai tướng tốt, nhưng tìm mãi chưa được Bỗng một hôm ông tình cờ gặp Phật đang đi giáo hóa, ông mừng quá chạy về nhà kêu vợ ra xem Bà vợ ra thấy Phật rất hài lòng, đúng là người đủ ba mươi hai tướng tốt
Bà bèn ngỏ ý muốn gả con gái cho Ngài Phật nói:
“Đối với bà thì con gái bà đẹp Song, đối với ta thì
đó là một đãy da hôi thối, tất cả trong thân nàng đều
là bất tịnh” Nghe Phật đáp, bà buồn trở về nhà thuật lại cho con gái nghe Cô tự ái, nổi giận, ôm lòng thù oán và thề rằng sẽ trả thù Phật
Chẳng lâu sau, cô được làm hoàng hậu của một nước nhờ vào nhan sắc của mình Bấy giờ, Phật đến giáo hóa xứ đó, hoàng hậu bèn tập hợp du đãng chặn đường Phật để mắng chửi Tôn giả A Nan đi theo Phật thấy họ vây chửi thậm tệ, Ngài không chịu nổi mới nói: “Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn đi nước khác giáo hóa”
Phật hỏi: “Đi đâu?”
Trang 22A Nan thưa “Thế Tôn đi nước nào cũng được, vì
ở nước này cứ bị người vây chửi, con không kham chịu được”
Phật hỏi: “Giả sử đi đến chỗ khác bị người chửi nữa thì A Nan tính sao?”
A Nan thưa: “Nếu tới đó mà bị chửi nữa thì chúng ta về nước Xá Vệ, Ma Kiệt Đà… chỗ mà Thế Tôn có nhiều đệ tử, ở đó giáo hóa”
Phật hỏi: “Nếu là thầy thuốcc giỏi A Nan có nên
để bảng: Tôi chỉ trị những bệnh nhẹ, không trị những bệnh nặng chăng?”
A Nan thưa: ”Bạch Thế Tôn, không được Thầy thuốc giỏi phải trị được bệnh nặng mới cứu được nhiều người”
Phật nói: “Cũng vậy, dân ở đây họ nhiều mê muội là người bệnh nặng nên gặp ta họ chửi Thôi, thong thả, để ta giáo hóa họ vì họ cần ta”
Du đãng vẫn tiếp tục chửi An Nan nói: “Họ chửi Thế Tôn hoài, làm sao giáo hóa được?”
“Chừng nào họ không nghe lời nói của ta thì ta đi” Nghe Phật trả lời A Nan như vậy, du đãng nói:
“Thôi Cù Đàm hãy ở đây giáo hóa, chúng ta sẽ nghe lời Ngài dạy” Từ đó, Phật nói pháp giáo hóa họ
Trang 23Đức Phật còn bị người chửi mắng huống chi là chúng ta Tôn giả A Nan còn tâm phàm như chúng ta nên nghe chửi không kham chịu được, còn Phật đã giác ngộ, tiếng chửi đối với Ngài như gió thoảng ngoài tai Ngài không động tâm, thương họ là những người mê muội, bệnh nặng nên nói pháp cứu chữa Cũng vậy, đối với người Phật tử có gia đình mà biết tu, khi bị chồng (vợ), hoặc con làm khó dễ, đó là
cơ hội tốt để mình tu, chớ buồn giận và đừng cho rằng bạn mình, con mình phá rối không cho mình tu,
mà nên xét nghĩ thương bạn, thương con vì chưa hiểu đạo, còn mờ tối, cần sự cảm hóa của mình Thế nên, trước những lời xúc não, mọi khó khăn, chúng
ta hãy sáng suốt kham nhẫn tất cả thì được an vui Từng bước ta nhẫn Nhẫn từ thấp đến đỉnh cao là thành Phật, đức Phật đã nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” Phải tu nhẫn để thành Phật về sau Đã có duyên gặp Phật, gặp Pháp, gặp Thầy phải tăng trưởng thiện duyên, để được thành Phật Lấy nhẫn làm đầu, lấy nhẫn làm an, lấy nhẫn làm sự sống, lấy nhẫn làm hạnh phúc
Trang 24Nhẫn là vị thuốc hay
Cứu bệnh trong cơn nguy
Nhẫn là tạng kho báu
Chứa giữ các công đức
Hôm nay đi chùa về nhà viết 1.000 chữ nhẫn dán
lên “Nhẫn thì an”
Người tu hạnh nhẫn nhục
Tập tánh giống như nước
Thường mềm dẻo mát dịu
Rộng lượng và khoan dung
Nước mát dịu, nước lợi ích, hãy tập tánh giống như nước Nhìn thấy nước mát thì tâm phải mát như nước Tâm mát là có nhẫn, tâm nóng là có sóng gió