CHƯƠNG 1. NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ 1.1 Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của thống kê 1.1.1. Khái niệm thống kê Thống kê học là một môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển theo nhu cầu của các hoạt động thực tiễn xã hội. Trước khi trở thành một môn khoa học độc lập, thống kê học đã có một nguồn gốc lịch sử phát triển khá lâu. Đó là cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm từ đơn giản đến phức tạp, được đúc rút thành lý luận khoa học ngày càng hoàn chỉnh. Nghiên cứu quán trình hình thành và phát triển của thống kê học có thể thấy thống kê học là một môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển theo nhu cầu hoạt động của thực tiễn xã hội. Các đối tượng mà thống kê học nghiên cứu là các hiện tượng và quá trình kinh tế, xã hội. Hay nói cách khác đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn, trong thời gian và địa điểm cụ thể. Như vậy, quá trình thống kê là quá trình tổ chức thu thập các con số về hiện tượng nghiên cứu. Trên cơ sở các con số đã thu thập được (con số thống kê), tính toán rút ra các chỉ tiêu cần thiết nói lên tình hình của hiện tượng. Sau đó bằng phương pháp chuyên môn mà tìm hiểu phân tích bản chất của các vấn đề trong hiện tượng ấy để có hướng giải quyết. Con số thống kê chứa đựng một nội dung kinh tế, chính trị nhất định. Quá trình nghiên cứu thống kê gồm 3 giai đoạn: Điều tra thống kê: tổ chức thu thập các con số thống kê ban đầu về hiện tượng cần nghiên cứu; Tổng hợp thống kê: Tổng hợp tài liệu và tính toán các chỉ tiêu cần thiết; Phân tích và dự báo thống kê: Đánh giá, nhận xét bản chất và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Nhiệm vụ của thống kê là phục vụ công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý nhà nước của Đảng và Chính phủ, tổ chức chế độ hạch toán nền kinh tế quốc dân thống nhất. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê Để phân biệt môn khoa học này với môn khoa học khác phải dựa vào đối tượng nghiên cứu riêng biệt của từng môn. Như vậy đối tượng của thống kê học là gì ? Nó khác với các môn khoa học khác như thế nào. Trước hết gọi thống kê học là một môn khoa học xã hội vì phạm vi nghiên cứu của nó là các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội. Các hiện tượng và quá trình này bao gồm: + Các điều kiện của sản xuất và trình độ sản xuất: dân số, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên, của cải quốc dân tích luỹ... + Quá trình tái sản xuất xã hội qua các khâu: sản xuất, phân phối, và sử dụng sản phẩm xã hội. + Ngoài ra nó còn nghiên cứu về đời sống và sinh hoạt của nhân dân: trình độ văn hoá, tình hình sức khoẻ, tình hình sinh hoạt chính trị, xã hội ... Phạm vi nghiên cứu của thống kê học là các hiện tượng sản xuất không bao gồm các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề kỹ thuật, tuy nhiên các hiện tượng kinh tế xã hội lại bị tác động nhiều bởi các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật nên trong nghiên cứu thống kê học phải nghiên cứu đến những ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên và kỹ thuật đối với sự phát triển của sản xuất, phải nghiên cứu đến tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến nhằm phân tích trình độ sản xuất của xã hội và tác dụng của kỹ thuật mới đối với sự phát triển của sản xuất.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
BÀI GIẢNG
ĐĂNG KÝ VÀ THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI
(DÀNH CHO SV HỆ LIÊN THÔNG NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI)
Người biên soạn: TS Nguyễn Thị Hải Yến
Hà Nội – 2014
Trang 2CHƯƠNG 1 NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
1.1 Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của thống kê
1.1.1 Khái niệm thống kê
Thống kê học là một môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển theo nhu cầucủa các hoạt động thực tiễn xã hội Trước khi trở thành một môn khoa học độc lập,thống kê học đã có một nguồn gốc lịch sử phát triển khá lâu Đó là cả một quá trìnhtích luỹ kinh nghiệm từ đơn giản đến phức tạp, được đúc rút thành lý luận khoa họcngày càng hoàn chỉnh Nghiên cứu quán trình hình thành và phát triển của thống kêhọc có thể thấy thống kê học là một môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển theonhu cầu hoạt động của thực tiễn xã hội Các đối tượng mà thống kê học nghiên cứu làcác hiện tượng và quá trình kinh tế, xã hội Hay nói cách khác đối tượng nghiên cứucủa thống kê học là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng
và quá trình kinh tế xã hội số lớn, trong thời gian và địa điểm cụ thể
Như vậy, quá trình thống kê là quá trình tổ chức thu thập các con số về hiệntượng nghiên cứu Trên cơ sở các con số đã thu thập được (con số thống kê), tínhtoán rút ra các chỉ tiêu cần thiết nói lên tình hình của hiện tượng Sau đó bằng phươngpháp chuyên môn mà tìm hiểu phân tích bản chất của các vấn đề trong hiện tượng ấy
để có hướng giải quyết Con số thống kê chứa đựng một nội dung kinh tế, chính trịnhất định Quá trình nghiên cứu thống kê gồm 3 giai đoạn:
-Điều tra thống kê: tổ chức thu thập các con số thống kê ban đầu về hiện tượngcần nghiên cứu;
- Tổng hợp thống kê: Tổng hợp tài liệu và tính toán các chỉ tiêu cần thiết;
- Phân tích và dự báo thống kê: Đánh giá, nhận xét bản chất và tính quy luậtcủa hiện tượng nghiên cứu
Nhiệm vụ của thống kê là phục vụ công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốcdân, phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý nhà nước của Đảng và Chính phủ, tổ chứcchế độ hạch toán nền kinh tế quốc dân thống nhất
1.1.2 Đối tượng nghiên cứu của thống kê
Để phân biệt môn khoa học này với môn khoa học khác phải dựa vào đối tượngnghiên cứu riêng biệt của từng môn Như vậy đối tượng của thống kê học là gì ? Nókhác với các môn khoa học khác như thế nào
- Trước hết gọi thống kê học là một môn khoa học xã hội vì phạm vi nghiêncứu của nó là các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội Các hiện tượng và quá trìnhnày bao gồm:
+ Các điều kiện của sản xuất và trình độ sản xuất: dân số, sức lao động, tài
Trang 3+ Quá trình tái sản xuất xã hội qua các khâu: sản xuất, phân phối, và sử dụngsản phẩm xã hội
+ Ngoài ra nó còn nghiên cứu về đời sống và sinh hoạt của nhân dân: trình độvăn hoá, tình hình sức khoẻ, tình hình sinh hoạt chính trị, xã hội
* Phạm vi nghiên cứu của thống kê học là các hiện tượng sản xuất không baogồm các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề kỹ thuật, tuy nhiên các hiện tượng kinh tế xãhội lại bị tác động nhiều bởi các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật nên trong nghiên cứuthống kê học phải nghiên cứu đến những ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên và kỹ thuậtđối với sự phát triển của sản xuất, phải nghiên cứu đến tình hình áp dụng các biệnpháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến nhằm phân tích trình độ sản xuất của xã hội và tácdụng của kỹ thuật mới đối với sự phát triển của sản xuất
Mọi sự vật cũng như mọi hiện tượng sản xuất đều có hai mặt là mặt chất vàmặt lượng không tách rời nhau Mặt lượng phản ánh qui mô, tốc độ phát triển trongnội bộ sự vật Mỗi lượng cụ thể đều gắn với một chất nhất định Khi lượng thay đổi
và tích luỹ đến một chứng mực nhất định thì chất sẽ thay đổi theo Vì thế thống kêhọc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội nhờ vào việc nghiên cứu các con sốthực tế của hiện tượng đó, hay nói cách khác thống kê nghiên cứu mặt lượng trong sựliên hệ chặt chẽ với mặt chất của một hiện tượng, một quá trình cụ thể, tức là sẽ thôngqua những biểu hiện về số lượng, qui mô kết hợp quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển đểrút ra những kết luận về bản chất và tính qui luật của hiện tượng nghiên cứu, Ví dụmặt lượng giúp ta nghiên cứu qui mô của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội có bao nhiêu sinh viên, bao nhiêu giảng viên hay tỷ lệ giảng viên có trình độtiến sĩ chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số giảng viên Mặt chất giúp ta biết được sựvật đó là cái gì? Giúp ta phân biệt sự vật ấy với sự vật khác Ví dụ nghiên cứu chươngtrình môn học của các ngành sẽ giúp ta phân biệt được đào tạo sinh viên ngành Quản
lý đất đai khác với đào tạo sinh viên ngành Trắc địa bản đồ
Các hiện tượng mà thống kê học nghiên cứu phải là hiện tượng số lớn, là tổngthể các hiện tượng cá biệt vì như ta biết lượng của hiện tượng cá biệt thường chịu tácđộng của nhiều nhân tố, có những nhân tố bản chất, tất nhiên, cũng có những nhân tốkhông thuộc bản chất, chỉ là các nhân tố ngẫu nhiên, do đó chỉ có thông qua việcnghiên cứu một số lơn hiện tượng, tác động của các nhân tố ngẫu nhiên được bù trừ
và triệt tiêu, bản chất và tính qui luật của hiện tượng mới có khả năng thể hiện rõ rệt
Ngoài ra, những qui luật mà thống kê tìm ra được với một hiện tượng kinh tế
xã hội nào đó nó chỉ đúng trong một phạm vi nhất định, một thời kỳ nhất định, chứkhông như quy luật tự nhiên, nó đúng trong bất kỳ thời gian và địa điểm nào
Trang 4Từ những phân tích trên ta có thể kết luận rằng: Thống kê học là một môn khoa học
xã hội, nó nghiên cứu mặt lượng trong sự liên hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiệntượng kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể
1.2 Phương pháp nghiên cứu trong thống kê.
1.2.1 Phương pháp luận của thống kê
Tổng hợp về mặt lý luận các phương pháp chuyên môn của thống kê gọi làphương pháp luận của thống kê học
Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu thống kê: Dựa vào định luật số lớntrong lý thuyết xác suất đã xác định
Quy luật số lớn là một quy luật của lý thuyết xác suất, ý nghĩa của quy luật nàylà: Tổng hợp sự quan sát số lớn tới mức đầy đủ các sự kiện cá biệt ngẫu nhiên thì tínhtất nhiên của hiện tượng sẽ bộc lộ rõ rệt, qua đó sẽ nói lên được bản chất của hiệntượng
Thống kê vận dụng quy luật số lớn để lượng hoá bản chất và quy luật của hiệntượng kinh tế xã hội thông qua tính quy luật thống kê
Tính quy luật thống kê là một trong những hình thức biểu hiện mối liên hệchung của các hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội khi nghiên cứu tài liệu thống
kê về một số khá lớn đơn vị cá biệt tính quy luật thống kê mới biểu hiện rõ Nhưtrong thống kê dân số, qua nghiên cứu một số khá lớn gia đình ở nhiều địa phương vànhiều nước khác nhau, người ta thấy tỉ lệ sinh cháu gái không vượt quá 49%
Về tính chất, tính quy luật thống kê cũng như các quy luật nói chung, phản ảnhnhững mối lien hệ nhân quả tất nhiên Nhưng các mối liên hệ này thường không cótính chất chung rộng rãi, mà phải phụ thuộc vào đieu kiện phát triển cụ thể của hiệntượng
Tính quy luật thống kê không phải là kết quả tác động của một nguyên nhân,
mà là của toàn bộ các nguyên nhân kế hợp với nhau Đó là biểu hiện tổng hợp củanhiều mối liên hệ nhân quả, là đặc trưng của các hiện tượng số lớn được tổng hợp lạiqua các tổng thể thống kê Nhìn chung càng mở rộng phạm vi thời gian cùng với việctăng số lượng đơn vị của tổng thể thống kê, tính quy luật thống kê càng biểu hiện rõ
1.2.2 Các phương pháp cụ thể trong nghiên cứu thống kê.
- Thu thập và xử lý số liệu:
Số liệu thu thập thường rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chưa đáp ứngcho quá trình nghiên cứu Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệuthu thập phải được xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có
Trang 5- Nghiên cứu các hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn:
Trong thực tế, có nhiều hiện tượng mà thông tin liên quan đến đối tượngnghiên cứu không đầy đủ mặc dù người nghiên cứu đã có sự cố gắng Ví dụ nhưnghiên cứu về nhu cầu của thị trường về một sản phẩm ở mức độ nào, tình trạngcủa nền kinh tế ra sao, để nắm được các thông tin này một cách rõ ràng quả là mộtđiều không chắc chắn
- Điều tra chọn mẫu:
Trong một số trường hợp để nghiên cứu toàn bộ tất cả các quan sát của tổngthể là một điều không hiệu quả, xét cả về tính kinh tế (chi phí, thời gian) và tính kịpthời, hoặc không thực hiện được Chính điều này đã đặt ra cho thống kê xây dựngcác phương pháp chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể mà có thể suy luậncho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép, đó là phương phápđiều tra chọn mẫu
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng:
Giữa các hiện tượng nghiên cứu thường có mối liên hệ với nhau Ví dụnhư mối liên hệ giữa chi tiêu và thu nhập; mối liên hệ giữa lượng vốn vay và cácyếu tố tác động đến lượng vốn vay như chi tiêu, thu nhập, trình độ học vấn; mốiliên hệ giữa tốc độ phát triển với tốc độ phát triển của các ngành, lạm phát, tốc độphát triển dân số,…Sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các hiện tượng rất có ý nghĩa,phục vụ cho quá trình dự đoán
- Dự đoán:
Dự đoán là một công việc cần thiết trong tất cả các lĩnh vực hoạt động Tronghoạt động dự đoán người ta có thể chia ra thành nhiều loại:
+ Dự đoán dựa vào định lượng và dựa vào định tính Tuy nhiên, trong thống
kê chúng ta chủ yếu xem xét về mặt định lượng với mục đích cung cấp cho nhữngnhà quản lý có cái nhìn mang tính khoa học hơn và cụ thể hơn trước khi ra quyếtđịnh phù hợp
+ Dự đoán dựa vào nội suy và dựa vào ngoại suy
- Dự đoán nội suy là chúng ta dựa vào bản chất của hiện tượng để suy luận,
ví dụ như chúng ta xem xét một liên hệ giữa lượng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộccác yếu tố đầu vào như vốn, lao động và trình độ khoa học kỹ thuật
- Dự đoán dựa vào ngoại suy là chúng ta chỉ quan sát sự biến động của hiệntượng trong thực tế, tổng hợp lại thành qui luật và sử dụng qui luật này để suy luận,
dự đoán sự phát triển của hiện tượng Ví dụ như để đánh giá kết quả hoạt động củamột công ty người ta xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của họ qua nhiều năm
Trang 61.3 Một số khái niệm thường dùng trong thống kê
1.3.1 Tổng thể thống kê:
Là tập hợp những đơn vị, yếu tố, hiện tượng cá biệt trên cơ sở một đặc điểmchung Ví dụ: tập hợp các xí nghiệp công nghiệp cấu thành tổng thể vì chúng là mộttập hợp những đơn vị sản xuất ra sản phẩm công nghiệp không phân biệt xí nghiệptrực thuộc loại hình gì, lớn hay nhỏ, sản xuất ra sản phẩm gì, hoặc trong xí nghiệpBưu chính, tập hợp các tổ, sản xuất bưu chính cấu thành một tổng thể vì nó là một tậphợp những đơn vị sản xuất ra sản phẩm bưu, không phân biệt tổ đó hoạt động như thếnào, là tổ giao dịch, tổ khai thác, đóng gói, đóng túi miễn là tổ đó phải tham gia vàoquá trình sản xuất ra sản phẩm bưu chính
Việc xác định đúng đắn tổng thể thống kê có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu thống kê Nếu xác định không đúng tổng thể thống kê (tức là bao gồm cả những đơn vị thực ra không nằm trong tổng thể đo) các kết luận rút ra sẽ sai lầm, mục đích nghiên cứu không đạt được
Phân loại tổng thể thống kê: Tùy trường hợp nghiên cứu cụ thể, chúng ta gặpcác loại tổng thể sau:
• Tổng thể bộc lộ: là tổng thể gồm các đơn vị mà ta có thể trực tiếp quansát hoặc nhận biết được (tổng thể nhân khẩu, tổng thể các trường đại học Việt Nam )
• Tổng thể tiềm ẩn: là tổng thể gồm các đơn vị mà ta không trực tiếpquan sát hoặc nhận biết được Muốn xác định ta phải thông qua một hay một sốphương pháp trung gian nào đó (tổng thể những người ủng hộ tổng thống Putin, tổngthể những người mê tín dị đoan )
• Tổng thể đồng chất: là tổng thể bao gồm các đơn vị giống nhau ở mộthay một số đặc điểm chủ yếu có liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu
• Tổng thể không đồng chất: là tổng thể gồm các đơn vị khác nhau ởnhững đặc điểm chủ yếu liên quan đến mục đích nghiên cứu
Việc xác định một tổng thể là đồng chất hay không đồng chất là tùy thuộc vàomục đích nghiên cứu cụ thể Các kết luận rút ra từ nghiên cứu thống kê chỉ có ý nghĩakhi nghiên cứu trên tổng thể đồng chất, hay nói cách khác, tổng thể thống kê là tổngthể đảm bảo được tính số lớn và tính đồng chất
• Tổng thể chung: là tổng thể gồm tất cả các đơn vị thuộc phạm vi hiệntượng nghiên cứu đã được xác định
• Tổng thể bộ phận: là tổng thể chỉ bao gồm một số đơn vị thuộc phạm vihiện tượng nghiên cứu đã được xác định
Trang 7Tổng thể thống kê có thể là hữu hạn, cũng có thể là vô hạn (không thể hoặckhó xác định được số đơn vị như tổng thể trẻ sơ sinh, tổng thể sản phẩm do một loạimáy sản xuất ra ) Cho nên khi xác định tổng thể thống kê không những phải giớihạn về thực thể (tổng thể là tổng thể gì), mà còn phải giới hạn về thời gian và khônggian (tổng thể tồn tại ở thời gian nào, không gian nào)
1.3.2 Đơn vị tổng thể:
Là các phần tử cá biệt (người, vật, sự việc ) cấu thành tổng thể thống kê cùng
có một hoặc nhiều đặc điểm chung Trong từng trường hợp cụ thể, các đơn vị tổng thể
là những phần tư không thể chia nhỏ được nữa: Ví dụ trong tổng thể nhân khẩu thìmỗi người dân là một đơn vị tổng thể, trong tổng thể xí nghiệp công nghiệp thì mỗi xínghiệp là một đơn vị tổng thể
Đơn vị tổng thể là căn cứ quan trọng để xác định phương pháp điều tra, tổnghợp và áp dụng các công thức tính toán khi phân tích thống kê
1.3.3 Tiêu thức (tiêu chí):
Là khái niệm chỉ đặc điểm của đơn vị tổng thể, mỗi đơn vị tổng thể có nhiềutiêu thức khác nhau, tuỳ theo mục đích nghiên cứu người ta sẽ chọn ra một số tiêuthức nhất định để làm nội dụng điều tra, tổng hợp và phân tích thống kê
* Tiêu thức số lượng: là những tiêu thức được biểu hiện ra trực tiếp bằng con
số Ví dụ: trọng lượng, tiền lương, tuổi
* Tiêu thức chất lượng (thuộc tính): là những tiêu thức phản ánh thuộc tính bêntrong của sự vật, không biểu hiện trực tiếp bằng các con số được Ví dụ: Giới tính,thành phần dân tộc
Tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể đượcgọi là tiêu thức thay phiên Ví dụ: tiêu thức chất lượng có thể có hai biểu hiện: đạtchất lượng và không đạt chất lương Tiêu thức sức khỏe có thể chia thành: người bịbệnh, người không bị bệnh…
1.3.4 Chỉ tiêu thống kê:
* Khái niệm:
Chỉ tiêu thống kê là một khái niệm thể hiện tổng hợp mối quan hệ giữa lượng
và chất của hiện tượng hay quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện địa điểm và thờigian cụ thể Hay nói cách khác chỉ tiêu thống kê là các trị số phản ánh các đặc điểm,các tính chất cơ bản của tổng thể thống kê trong điều kiện thời gian và không gianxác định
* Đặc điểm của chỉ tiêu thống kê:
- Phản ánh kết quả nghiên cứu thống kê
Trang 8- Mỗi chỉ tiêu thống kê phản ánh nội dung mặt lượng trong mối liên hệ với mặtchất về một khía cạnh, một đặc điểm nào đó của hiện tượng.
- Đặc trưng về lượng biểu hiện bằng những con số cụ thể, khác nhau trong điềukiện thời gian và địa điểm cụ thể, có đơn vị đo lường và phương pháp tính đã quyđịnh
Ví dụ: Tổng số sinh viên của Đại học Tài nguyên và Môi trường tính trungbình 5 năm từ 2008-2013 là 9.897 sinh viên Tổng số sinh viên là chỉ tiêu thống kê,
có nội dung, ý nghĩa, có lượng là 9.897 sinh viên là một con số cụ thể gọi là số liệuthống kê, thời gian bình quân là 3 năm từ 2008 đến 2013, địa điểm là Trường Đại họcTài nguyên và Môi trường Hà Nội, phương pháp tính bình quân, đơn vị tính Sinh viên(người)
* Các loại chỉ tiêu thống kê:
- Chỉ tiêu thống kê khối lượng: Phản ánh quy mô về lượng của hiện tượngnghiên cứu Ví dụ tổng số dân, diện tích đất nông nghiệp, tổng diện tích đất đai
- Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh các đặc điểm về mặt chất của hiện tượng nhưtrình độ phổ biến, mức độ tốt xấu và quan hệ của các tiêu thức Ví dụ giá thành, giá
cả, hiệu quả sử dụng vốn
* Hình thức đơn vị đo lường: Có 2 hình thức hiện vật và giá trị
- Chỉ tiêu hiện vật là chỉ tiêu thể hiện bằng các số liệu có đơn vị đo lường tựnhiên như cái, con, đơn vị đo chiều dài, trọng lượng
- Chỉ tiêu giá trị là chỉ tiêu biểu hiện số liệu thường có đơn vị đo lường là tiền
1.3.5 Thang đo trong thống kê
Để lượng hoá hiện tượng nghiên cứu, tuỳ theo tính chất của dữ liệu, thống kê
đo lường bằng các loại thang đo sau
1.3.5.1 Thang đo định danh
Thang đo định danh là thang đo dùng sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính.Thang đo định danh không mang ý nghĩa so sánh hơn kém nào cả mà chỉ để lượnghoá các dữ liệu cần cho nghiên cứu Nó thường được sử dụng cho các tiêu thức thuộctính Người ta thường dùng các chữ số tự nhiên như 1, 2, 3, 4 để làm mã số
Thí dụ: Giới tính: người ta thường mã số nam là 1; nữ là 2 Giữa hai biểu hiệncủa tiêu thức giới tính không có sự phân biệt cấp bậc, không có trật tự nào nên ta cóthể quy định nữ là 1, nam là 2 hoặc ngược lại
Tình trạng gia đình: 1: Độc thân ; 2: Kết hôn; 3: Ly dị; 4: Khác
Trang 91.3.5.2 Thang đo thứ bậc
Thang đo thứ bậc là thang đo sự chênh lệch giữa các biểu hiện của tiêu thức cóquan hệ thứ bậc hơn kém Sự chênh lệch này không nhất thiết phải bằng nhau Nóđược dùng cho cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng
Thứ hai: Thiếu kiến thức
Thứ ba: Thiếu lao động
- Trình độ thành thạo của người công nhân được chia thành các bậc thợ: Bậc 1,bậc 2, bậc 3…
Thang đo thứ bậc có ưu điểm cho thấy sự khác biệt, sự hơn kém giữa các biểuhiện của tiêu thức nhưng sự hơn kém đó không xác định được khoảng cách cụ thểgiữa các số mà chỉ nêu lên được đặc trưng chung của tổng thể ở khía cạnh lớn hơnhoặc nhỏ hơn mà thôi
1.3.5.3 Thang đo khoảng
Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau Nó được dùngcho cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng Thang đo khoảng cho phép chúng ta
đo lường một cách chính xác sự khác nhau giữa hai giá trị Tuy nhiên thang đokhoảng thường không có điểm gốc (điểm 0) trên thực tế mà chỉ có những điểm xácđịnh các khoảng theo trật tự nào đó, nếu có điểm O thì chỉ là sự quy ước Do đókhông thể so sánh được tỷ lệ giữa các trị số đo
1.3.5.4 Thang đo tỷ lệ
Thang đo tỷ lệ là loại thang đo cao nhất trong thống kê Nó sử dụng các số tựnhiên như từ 1 đến 9 và 0 để lượng hoá các dữ liệu Nó được sử dụng chủ yếu cho cáctiêu thức số lượng Thí dụ: Doanh thu của siêu thị điện máy Pico tháng 1/2013 là20.000 triệu đồng;
Trong thực tế thang đo rất phức tạp và quan trọng, thang đo sau luôn có chấtlượng đo lường cao hơn thang đo trước và việc xây dựng thang đo cũng phức tạp hơn.Tuy nhiên tuỳ thuộc vào đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu mà chúng ta lựa chọnthang đo cho hợp lý
1.3.6 Hệ thống chỉ tiêu thống kê
Trang 10Hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp nhiều chỉ tiêu có mối liên hệ lẫn nhau và bổsung cho nhau, nhằm phản ảnh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ
cơ bản giữa các mặt, của tổng thể và mối liên hệ cơ bản của tổng thể với các hiệntượng liên quan
Các hiện tượng mà thống kê nghiên cứu rất phức tạp Để phản ánh chính xácchúng, cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê với các nguyên tắc sau:
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu
- Hiện tượng càng phức tạp nhất là các hiện tượng trừu tượng, số lượng chỉ tiêucần nhiều hơn so với các hiện tượng đơn giản
- Để thực hiện thu thập thông tin, chỉ cần điều tra các chỉ tiêu sẵn có ở cơ sở,nhưng cần hình dung trước số chỉ tiêu sẽ phải tính toán nhằm phục vụ cho việc ápdụng các phương pháp phân tích, dự đoán ở các bước sau
- Tiết kiệm chi phí, không để một chỉ tiêu nào dư thừa, không hợp lý trong hệthống
1.4 Các giai đoạn thống kê
1.4.1 Giai đoạn điều tra thống kê
1.4.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của điều tra thống kê
* Khái niệm:
Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thốngnhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về các hiện tượng và quá trìnhkinh tế - xã hội
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê, nhiệm vụ chủ yếu
là thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu để làm căn cứ cho việc tổng hợp và phântích thống kê, tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà các tài liệu này sẽ có nội dung khácnhau và sẽ được thu thập bằng các phương pháp khác nhau
Ví dụ: Nghiên cứu tình hình dân số cả nước với các đặc điểm về cơ cấu tuổitác, dân tộc, giới tính thống kê cần thu thập tài liệu về từng người dân theo các tiêuthức: tuổi, giới tính, dân tộc hoặc nghiên cứu về tình hình sản xuất của xí nghiệp thìcần thu thập tài liệu ban đầu phát sinh tại mỗi xí nghiệp: khối lượng sản phẩm sảnxuất ra hàng ngày, doanh thu, số lượng nguyên vật liệu tiêu thụ
Trang 11tế, văn hoá, xã hội của từng đơn vị, từng địa phương và của toàn bộ nền kinh tế quốcdân
Thứ hai, số liệu điều tra thống kê cung cấp những luận cứ xác đáng cho việcphân tích, phát hiện, tìm ra những yếu tố tác động, những yếu tố quyết định đến sựbiến đổi của hiện tượng nghiên cứu Trên cơ sở đó tìm biện pháp thúc đẩy hiện tượngphát triển và biến đổi theo hướng có lợi nhất
Thứ ba, những tài liệu điều tra thống kê cung cấp một cách có hệ thống còn làcăn cứ vững chắc cho việc xác đinh xu hướng biến động của hiện tượng trong tươnglai Trong quá trình điều hành, quản lý kinh tế xã hội, các tài liệu này giúp cho việcxây dựng các định hướng, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong tương lai, quản
lý quá trình thực hiện các kế hoạch đó
* Yêu cầu:
Kết quả của điều tra thống kê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của quátrình tổng hợp và phân tích thống kê, do đó điều tra thống kê phải đảm bảo làm tốt 3yêu cầu:
- Chính xác: các số liệu điều tra phải trung thực, khách quan, sát với tình hìnhthực tế Đây là yêu cầu cơ bản nhất của điều tra thống kê, tài liệu điều tra chính xácmới có thể là căn cứ tin cậy cho việc tính toán phân tích và rút ra kết luận đúng đắn.Ngược lại, tài liệu điều tra bị thêm bớt tùy tiện sẽ dẫn đến những kết luận khôngchính xác, đó là một trong những nguyên nhân không đẩy mạnh được sản xuất, khôngkhai thác được các tiềm lực kinh tế mà còn có thể gây rối loạn trong quản lý kinh tế
- Kịp thời: điều tra thống kê phải nhạy bén với tình hình, thu thập và phản ánhđúng lúc các tài liệu cần nghiên cứu Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện naythường xuyên có những biến động rất lớn, rất nhanh nên yêu cầu điều tra kịp thời lạicàng có ý nghĩa
- Đầy đủ: tài liệu điều tra phải được thu thập đúng nội dụng điều tra đã quiđịnh, không bỏ sót một mục nào hoặc đơn vị nào mà kế hoạch đã vạch ra, có như vậymới có thể tránh được những kết luận, phiếm diện, chủ quan
Trong điều tra thống kê, để phản ánh đúng đắn bản chất của hiện tượng nghiêncứu ta phải dựa trên cơ sở quan sát số lớn, nghĩa là cùng một lúc ghi chép tài liệu củanhiều đơn vị hoặc nhiều hiện tượng cá biệt, có như vậy khi tổng hợp tài liệu các nhân
tố ngẫu nhiên mới được bù trừ và bản chất hiện tượng mới được bộc lộ rõ rệt Đây làphương pháp cơ bản của điều tra thống kê
1.4.1.2 Nội dung kế hoạch điều tra thống kê
a Xác định mục đích nhiệm vụ của công tác điều tra thống kê:
Trang 12Xác định rõ trọng tâm của cuộc điều tra này là cần tìm hiểu những vấn đề gì?Nếu mục đích không xác định rõ ràng sẽ dẫn đến tình trạng thu thập số liệu khôngđầy đủ hoặc thu thập cả những số liệu không cần thiết, lạc hậu
b Xác định đối tượng điều tra, đơn vị điều tra:
- Xác định đối tượng điều tra là xác định tổng thể và phạm vi cần điều tra
- Xác định đơn vị điều tra là xác định những đơn vị cụ thể cần phải được điềutra trong đối tượng quan sát
c Nội dung điều tra:
Nghĩa là chọn các tiêu thức điều tra, khi lưạ chọn tiêu thức điều tra cần đảmbảo các yêu cầu sau:
- Tiêu thức điều tra phải phù hợp với mục đích và nhiệm vụ công tác nghiêncứu thống kê
- Phải phản ảnh được những đặc điểm cơ bản, quan trọng nhất của đối tượngnghiên cứu
- Phải thống nhất với chỉ tiêu kế hoạch
- Chọn các tiêu thức có liên quan để kiểm tra lẫn nhau
d Xác định thời gian và địa điểm điều tra:
- Thời gian điều tra là khoảng thời gian từ khi bắt đầu đăng ký thu thập số liệucho đến khi kết thúc điều tra
- Địa điểm điều tra: thường là nơi diễn ra hiện tượng cần nghiên cứu
đ Lập biểu điều tra hướng dẫn cách ghi:
Biểu điều tra là bảng hướng dẫn ghi những mục cần thiết để điều tra, bao gồmcác cột có ghi các tiêu thức điều tra và các câu hỏi để đơn vị điều tra trả lời
Ví dụ: Biểu điều tra (qua thư, thư điện tử, FAX) để tìm hiểu ý kiến khách hàng
về chất lượng dịch vụ điện thoại di động: (Xem mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục)
e Kế hoạch tiến hành:
Bố trí lực lượng điều tra và chọn phương pháp
1.4.1.3 Các loại điều tra thống kê
* Căn cứ theo tính chất liên tục của việc đăng ký ghi chép tài liệu ban đầu,người ta phân biệt:
- Điều tra thường xuyên: ghi chép thu thập tài liệu ban đầu của hiệntượng một cách liên tục gắn liền với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng
Ví dụ: điều tra quá trình sản xuất của một xí nghiệp, phải ghi chép một các liên tục số
Trang 13thường xuyên là cơ sở chủ yếu để lập báo cáo thống kê định kỳ, là công cụ theo dõitình hình thực hiện kế hoạch
- Điều tra thống kê không thường xuyên: ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu mộtcác không liên tục, tài liệu điều tra chỉ phản ảnh trạng thái của hiện tượng ở một thờiđiểm nhất định Ví dụ: Các cuộc điều tra dân số, điều tra tồn kho vật tư
* Căn cứ theo phạm vi đối tượng được điều tra thực tế, người ta phân biệt:
- Điều tra toàn bộ: tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn thể các đơn vịthuộc đối tượng điều tra Điều tra toàn bộ có tác dụng rất lớn, giúp ta nắm được tìnhhình tất cả các đơn vị, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện kếhoạch Loại điều tra này có phạm vi ứng dụng rất hạn chế vì nhiều tốn kém
- Điều tra không toàn bộ: là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn
vị được chọn ra trong đối tượng điều tra Loại điều tra này được áp dụng trong nhữngtrường hợp không thể hoặc không cần thiết phải tiến hành điều tra toàn bộ
Ví dụ: điều tra về đời sống, về tình hình giá cả thị trương tự do đây là hìnhthức điều tra được áp dụng nhiều trong thực tế Vì nó có những ưu điểm: nhanh, gọn,tiết kiệm được nhiều tiền của, công sức, phù hợp với điều kiện thực tế nước ta hiệnnay, ngoài ra do phạm vi điều tra được thu hẹp nên ta có thể đi sâu vào nghiên cứuchi tiết của hiện tượng
Trong thực tiễn thống kê, thường áp dụng các loại điều tra không toàn bộ sau: + Điều tra chọn mẫu (điển hình): chọn ra một số đơn vị nhất định thuộc tổngthể nghiên cứu để tiến hành điều tra thực tế, sau đó dùng các kết quả thu thập được đểtính toán và suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể
+ Điều tra trọng điểm: loại điều tra chỉ tiến hành ở bộ phận chủ yếu nhất trongtoàn bộ tổng thể nghiên cứu thường là những bộ phận chiem tỷ trọng lớn trong tổngthể
+ Điều tra chuyên đề (điều tra đơn vị cá biệt) chỉ tiến hành trên một số rất ítđơn vị cá biệt thuộc tổng thể nghiên cứu, nhưng đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khíacạnh khác nhau của đơn vị đó Hình thức này thường được ứng dụng để nghiên cứukinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến hoặc phân tích nguyên nhân của các đơn vị lạchậu
1.4.1.3 Các hình thức tổ chức điều tra thống kê
a Báo cáo thống kê định kỳ:
Là hình thức tổ chức điều tra thống kê thường xuyên, định kỳ theo nội dung,phương pháp, chế độ báo cáo đã qui định thống nhất
Trang 14Báo cáo thống kê định kỳ có nội dung bao gồm những chỉ tiêu cơ bản về hoạtđộng sản xuất và liên quan chặt chẽ đến viec thực hien kế hoạch nhà nước Căn cứvào nguồn tài liệu này, cấp trên có thể thường xuyên và kịp thời chỉ đạo nghiệp vụđối với cấp dưới, giám sát và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, phát hiện cáckhâu yếu và hiện tượng mất cân đối trong toàn bộ dây chuyền sản xuất, tổng hợp tìnhhình chung, so sánh đối chiếu giưã các đơn vị, phân tích vấn đề và rút ra những kếtluận thống kê cần thiết
b Điều tra chuyên môn:
Là hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên, được tiến hành theo kếhoạch và phương pháp qui định riêng cho mỗi lần điều tra Đối tượng chủ yếu của nó
là các hiện tượng mà báo cáo thống kê định kỳ chưa hoặc không thường xuyên phảnảnh được, đó là các hiện tượng tuy có biến động nhưng chậm và không lớn lắm, cáchiện tượng ngoài kế hoạch hoặc không dự kiến trước được trong kế hoạch (tình hìnhgiá cả thị trường tự do), tình hình chất lượng sản phẩm hoặc một số hiện tượng bấtthường ảnh hưởng đến đời sống (thiên tai, tai nạn lao động )
1.4.1.4 Các phương pháp thu thập tài liệu điều tra ban đầu
a Điều tra trực tiếp:
Nhân viên điều tra tiếp xúc với đối tượng điều tra, trực tiếp tiến hành và giámsát việc cần, đong đo, đếm và ghi số liệu vào phiếu điều tra
- Tự ghi báo: hướng dẫn các đơn vị được điều tra tự ghi chép
- Trao đổi văn kiện, tài liệu điều tra thông qua bưu điện (Phương pháp gửithư)
c Đăng ký qua chứng từ sổ sách:
Thu thập tài liệu theo các chứng từ sổ sách đã được ghi chép một cách có hệthống ở cơ sở, ở các đơn vị kinh tế
1.4.1.5 Các sai số trong điều tra thống kê và cách khắc phục
Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa các trị số của tiêu thức điều tra
mà thống kê thu thập được so với trị số thực tế của hiện tượng nghiên cứu Các sai số
Trang 15tích thống kê, do đó ta phải nắm được các nguyên nhân phát sinh sai số để có biệnpháp khắc phục hoặc hạn chế sai số
- Sai số đăng ký: phát sinh do việc ghi chép tài liệu ban đầu không chính xác,
do nhân viên điều tra vô tình hay cố ý ghi chép sai sự thực
- Sai số do tính chất đại biểu: chỉ xảy ra trong một số cuộc điều tra không toàn
bộ, do việc lựa chọn số đơn vị điều tra không đủ tính chất đại biểu
Để hạn chế những sai số trên có thể áp dụng một số biện pháp sau: Làm tốtcông tác chuẩn bị điều tra (bổ túc thêm nghiệp vụ cho nhân vien điều tra, lập kếhoạch điều tra); Kiểm tra có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra (về mặt logic, về mặt tínhtoán)
1.4.2 Giai đoạn tổng hợp thống kê.
1.4.2.1 Khái niệm và ý nghiã của tổng hợp thống kê
Tổng hợp thống kê là sự tập trung, chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa họccác tài liệu ban đầu thu thập được trong điều tra thống kê
Sau khi ta thu thập được những tài liệu về tiêu thức điều tra qua giai đoạn điềutra thống kê thì những tài liệu này còn rời rạc, vụn vặt, chưa thể sử dụng được vàocông tác nghiên cứu và phân tích thống kê Để bước đầu nêu lên một số đặc trưngchung của toàn bộ tổng thể, ta sẽ tiến hành giai đoạn 2 của quá trình nghiên cứu thống
kê đó là giai đoạn tổng hợp thống kê
Tổng hợp thống kê không phải chỉ là một công tác kỹ thuật để sắp xếp có thứ
tự các tài liệu ban đầu hoăc chỉ dùng máy tính để tính toán các con số cộng và tổngcộng, mà trái lại đây là một công tác khoa học phức tạp, chủ yếu dựa vào sự phân tích
lý luận một cách sâu sắc Nếu chúng ta có số liệu một cách phong phú chính xácnhưng chúng ta không tổng hợp được một chách khoa học thì không bao giờ chúng ta
có được một kết luận đúng đắn, không thể giải thích được thật khách quan, chân thựchiện tượng xã hội
1.4.2.2 Những vấn đề cơ bản của tổng hợp thống kê
- Xác định mục đích tổng hợp:
Mục đích tổng hợp là làm thế nào để có thể khái quát hoá những đặc trưngchung của tổng thể và đặc trưng chung đó được biểu hiện cụ thể bằng các chỉ tiêuthống kê
- Nội dung tổng hợp:
Nội dung tổng hợp được căn cứ vào một trong những tiêu thức đã được xácđịnh trong giai đoạn điều tra Tổng hợp theo nội dung nào phải xuất phát tư mục đíchnghiên cứu thống kê
Trang 16- Kiểm tra tài liệu trước khi tổng hợp
Trước khi tổng hợp cần phải kiểm tra lại tài liệu về mặt logic, so sánh các tàiliệu, kiểm tra về mặt tính toán và độ hợp lý của tài liệu, phát hiện các bất thường đểthẩm tra lại Làm tốt khâu này sẽ hạn chế được nhiều sai trong khâu tổng hợp và phântích thống kê mà cũng không mất nhiều thời gian
- Phương pháp tổng hợp: sử dụng phương pháp phân tổ thống kê
- Tổ chức và kỹ thuật tổng hợp: Chuẩn bị tài liệu để tổng hợp: tập trung đầy đủcác phiếu điều tra, tiến hành mã hoá những nội dung trả lời để việc tổng hợp đượcthuận lợi Hình thức tổ chức có thể tiến hành từng cấp hoặc tập trung Kỹ thuật tổnghợp thủ công hoặc bằng máy
1.4.2.3 Bảng thống kê và đồ thị thống kê:
a Bảng thống kê:
Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệthống, hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về lượng của hiện tượng nghiêncứu Bảng thống kê giúp ta tổng hợp, phân tích và nhận định chung về hiện tượngnghiên cứu Cấu tạo chung của bảng thống kê: gồm chủ đề, phần giải thích và nguồn
số liệu Các loại bảng thống kê:
+ Bảng đơn giản: Là bảng trong đó phần chủ đề chỉ liệt kê các đơn vị, bộ phậncủa tổng thể Ví dụ:
Bảng 1.1 Bảng thống kê trang thiết bị bưu chính
cục
Cân điện tử
Máy in cước
Máy xóa tem
Máy buộc túi
115 506
546
323
83 528278357
120 690
4 45
Trang 17Ví dụ: Tổng công ty X xếp loại các chi nhánh công ty của mình theo doanh thutrong năm 2000 như sau:
Bảng 1.2 Doanh thu các chi nhánh năm 2000
Phân tổ các chi nhánh theo doanh thu (tỷ đồng) Số chi nhánh
Bảng 1.3 Số liệu thống kê nhân viên Học viện X
60
Cộng
Những yêu cầu trong việc xây dựng bảng thống kê:
- Quy mô bảng không nên quá lơn ( tức là không nên phân tổ kết hợp nhiềutiêu thức và quá nhiều chỉ tiêu)
Trang 18- Các hàng và cột nên ký hiệu bằng chữ hoặc bằng số để thuận lợi cho việctrình bày hoặc giải thích nội dung
- Các chỉ tiêu cần được sắp xếp một cách hợp lý
- Phần ghi chú ở cuối bảng dùng để nói rõ nguồn tài liệu hoặc giải thích nộidung một số chỉ tiêu
Các qui ước thường dùng trong bảng thống kê:
- Không có số liệu: trong ô ghi (-)
- Số liệu còn thiếu: ba chấm ( ) - Hiện tượng không liên quan: (x)
Hình 1.1 Biểu đồ phát triển số lượng sinh viên gai đoạn 2009 - 2012
Với cùng một gốc và cùng lề rộng, các chiều cao khác nhau của cột giúp tanhận thức về tình hình phát triển của hiện tượng nghiên cứu
Đặc điểm của đồ thị thống kê: Bảng thống kê chỉ liệt kê số liệu còn đồ thị sửdụng số liệu kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu sắc thích hợp để mô tả đặc trưng
về mặt lượng của hiện tượng Đồ thị thống kê chỉ trình bày một cách khái quát cácđặc điểm chủ yếu của hiện tượng Tuy nhiên các đặc trưng và xu hướng của hiện
Trang 19tượng nghiên cứu thường được dễ thấy hơn nếu không chỉ để số liệu trong bảngthống kê mà còn được trình bày bằng đồ thị thống kê
Quy tắc xây dựng đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê phải đảm bảo yêu cầu chínhxác dễ xem dễ hiểu, ngoài ra còn phải thể hiện tính thẩm mỹ của nó
* Các loại đồ thị thống kê:
Biểu đồ hình thang, đường gấp khúc
0 5
10
15
20
Trang 201.4.3 Giai đoạn phân tích thống kê.
1.4.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích thống kê.
Phân tích thống kê là thông qua các biểu hiện bằng số lượng, nêu lên một cáchtổng hợp bản chất và tính qui luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hộitrong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể
Phân tích thống kê liên hệ mật thiết với các giai đoạn điều tra và tổng hợpthống kê, chỉ có dựa trên cơ sở tài liệu điều tra phong phú, chính xác, kết quả tổnghợp một cách khoa học thì phân tích thống kê mới có khả năng rút ra những kết luậnđúng đắn, nếu không, dù phương pháp phân tích có khoa học, hiện đại như thế nào,kết quả cũng sẽ bị hạn chế, thậm chí không có giá trị và còn có thể xuyên tạc sự thật
Nhiệm vụ của phân tích thống kê nói chung nhất trí với nhiệm vụ của toàn bộquá trình nghiên cứu thống kê, biểu hiện cụ thể ở 2 nhiệm vụ sau:
1 Phân tích tình hình thưc hiện kế hoạch: trong phân tích cần nêu rõ mức độhoàn thành kế hoạch, các nguyên nhân và ảnh hưởng của các nguyên nhân đối vớiviệc hoàn thành hoặc không hoàn thành kế hoạch, tính cân đối của việc thực hiện kếthoạch… đồng thời còn phải kiểm tra tính thực tế của các chỉ tiêu kế hoạch làm cơ sở
để rút ra những ưu nhược điểm trong công tác lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch
2 Phân tích tính qui luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội: đốivới nhiệm vụ này cần xác định các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng như: qui
mô, khối lượng, kết cấu, quan hệ tỉ lệ… xác định xu hướng và nhịp độ phát triển củahiện tượng, sự biến động của hiện tượng, mối liên hệ giữa các hiện tượng tính chấtcủa mối liên hệ, đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ… làm cơ sở cho việc rút
ra những kết luận thống kê hoặc dự báo tính qui luật của hiện tượng và quá trình kinh
tế - xã hội
Hai nhiệm vụ này của phân tích thống kê có liên hệ mật thiết và không tách rờinhau trong mọi trường hợp phân tích thống kê Trước khi tiến hành phân tích, phảilấy đề cương phân tích, trong đó nêu rõ mục đích (nhiệm vụ) phân tích, nội dungphân tích, công tác kiểm tra, đánh gia tài liệu dùng phân tích, các chỉ tiêu và phươngpháp phân tích, sau khi phân tích phải lập báo cáo phân tích, trong đó nêu các so liệucần thiết, các lời bình luận và các kiến nghị cụ thể…
1.4.3.2 Các nguyên tắc cơ bản của phân tích thống kê
Để đảm bảo tính chính xác và khách quan của các kết luận rút ra, khi phân tíchthống kê phải dựa trên cơ sở khoa học được thể hiện thành 3 nguyên tắc cơ bản sau:
- Phân tích thống kê phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế xã
Trang 21các phương pháp và các chỉ tiêu để nói lên biểu hiện cụ thể của qui luật phát triển củacác hiện tượng đó, muốn áp dụng các phương pháp phân tích một cách khoa học,muốn xác định các chỉ tiêu một cách chính xác và muốn nói lên được nội dụng kinh
tế xã hội của các số liệu thống kê thì phân tích thống kê phải dựa trên cơ sở phân tíchsâu sắc và toàn diện bản chất và qui luật phát triển của hiện tượng, phải nghiên cứucác tài liệu con số trong sự quan hệ mật thiết với tình hình kinh tế xã hội, điều đó đòihỏi người làm công tác nghiên cứu thống kê phải có sự hiểu biết về xã hội một cáchthực tế, đầy đủ và sâu sắc, bởi vì thực ra bản thân các số liệu thống kê thường khôngphản ánh được đầy đủ, thực tế rất phong phú và nhiều khi rất phức tạp
- Phân tích thống kê phải căn cứ vào toàn bộ sự thật và phân tích trong sựliên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các hiện tượng: ta biết rằng các hiện tượng kinh tế xãhội rất phức tạp, đa dạng và không ngừng biến động theo không gian và thời gian, sựbiểu hiện và biến động này bao giờ cũng phụ thuộc vào những mối liên hệ nhất định,
nó chịu sự tác động của những điều kiện và những nhân tố cụ thể Do đó khi phântích thống kê không được cô lập hiện tượng ra để nghiên cứu mà tất yếu phải nghiêncứu trong sự ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng, đồng thời phảixuất phát từ một số rất lớn sự thật, không được tùy tiện chọn ra một vài hiện tượnghay sự thật cá biệt để phân tích và rút ra kết luận vì như thế sẽ dễ dẫn đến những kếtluận phiến diện, chủ quan, không có cơ sở khoa học và do đó sẽ thieu tính chất thuyếtphục
- Khi phân tích thống kê phải tùy theo tính chất và hình thức phát triển khácnhau của các hiện tượng mà áp dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau: thống kêhọc vận dụng rất nhiều phương pháp để đáp ứng yêu cầu của phân tích thống kê, mỗiphương pháp đều có tác dụng và ý nghĩa riêng nên không thể máy móc áp dụngphương pháp này hay phương pháp khác cho mọi hiện tượng hay trong mọi trườnghợp được mà phải tuỳ theo tính chất, hình thức phát triển của hiện tượng mà áp dụngthay đổi, kết hợp các phương pháp một cách linh hoạt nhằm nêu lên một cách đúngđắn nhất bản chất và tính quy luật của hiện tượng Mặt khác, trong những giai đoạnlịch sử khác nhau, dưới chế độ xã hội khác nhau càng đòi hỏi phải áp dụng cácphương pháp phân tích khác nhau
1.4.3.3 Các vấn đề chủ yếu khi tiến hành phân tích thống kê
1 Xác định nhiệm vụ cụ thể của phân tích thống kê
Nghĩa là phải xác định mục đích yêu cầu, những vấn đề cần khi tiến hành phântích mới có thể quyết định được cần thu thập những tài liệu nào, thu thập từ đâu,chọn chỉ tiêu nào để phân tích và phân tích bằng những phương pháp nào Thực ra đểthoả mãn được yêu cầu của quá trình nghiên cứu thống kê thì nhiệm vụ của phân tích
Trang 22thống kê đã được xác định ngay từ khi đặt kế hoạch điều tra và tổng hợp vì có nhưvậy các tài liệu điều tra, tổng hợp mới thoả mãn được yêu cầu của phân tích, tuy vậykhi bước vào giai đoạn phân tích vẫn cần nhắc lại và cụ thể hoá hơn nữa nhiệm vụcủa phân tích, trong khi phân tích phải xoay quanh nhiệm vụ đề ra, tránh được việctính toán lan man những chỉ tiêu không cần thiết, làm mất thời gian mà không đạthiệu quả
2 Lựa chọn đánh giá tài liệu dùng để phân tích
Trong thực tế muốn tiến hành phân tích thống kê phải dùng một khối lượng rấtlớn các tài liệu, các tài liệu này được thu thập tư rất nhiều nguồn khác nhau cho nêntrước khi sử dụng cần có sự lưạ chọn và đánh giá tài liệu một cách đầy đủ Khi đánhgiá tài liệu cụ thể, phải xem xét các mặt sau:
- Tài liệu thu thập có đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời, phương pháp thuthập có khoa học không?
- Tính khoa học và việc đáp ứng mục đích nghiên cứu của sự chỉnh lý và phân
tổ của tài liệu
- Phương pháp tính toán các chi tiết, các phương pháp này có nhất quán vớicác phương pháp của thống kê không? Khi đánh giá các tài liệu thu thập bằng điều trakhông toàn bộ (điều tra chọn mẫu…) thì cần chú ý đến tính đại diện của số đơn vịđược chọn để điều tra thực tế
Việc lựa chọn, đánh giá tài liệu dùng để phân tích là công việc quan trọng, rấtcần thiết để đảm bảo tính chính xác và sức thuyết phục của các kết luận thống kê
3 Xác định các phương pháp và các chỉ tiêu phân tích
Thống kê học vận dụng nhiều phương pháp khác nhau trong phân tích, mỗiphương pháp có một tác dụng riêng, do đó trong phân tích, tùy theo nhiệm vụ nghiêncứu, tùy theo tính chất và đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu mà sử dụng cácphương pháp phân tích khác nhau cho các hiện tượng khác nhau sao cho tác dụng củatừng phương pháp phát huy được một cách đầy đủ nhất
Vấn đề xác định chỉ tiêu phân tích cũng là vấn đề không kém quan trọng vìbiểu hiện cuối cùng của bản chất về tính qui luật của hiện tượng là các chỉ tiêu và sốliệu thống kê, do đó trong phân tích cần dựa vào mục đích và nhiem vụ phân tích màxác định chỉ tiêu phân tích, khi lựa chọn, xác định cần lưu ý:
Các chỉ tiêu phải là những chỉ tiêu quan trọng nhất có thể phản ánh đúng đắn
và tập trung nhất những đặc điểm, tính chất, các mối liên hệ cơ bản của hiện tượng
Trang 23Các chỉ tiêu cần có sự liên hệ với nhau, dựa vào các phương trình kinh tế đểxác định hệ thống chỉ tiêu nhằm phân tích được sâu sắc và toàn diện hiện tượngnghiên cứu
So sánh đối chiếu các chỉ tiêu Mỗi chỉ tiêu thống kê chỉ phản ánh một mặtnào đó của hiện tượng nghiên cứu, do đó khi phân tích thống kê cần so sánh, đốichiếu các chỉ tiêu với nhau Qua so sánh đối chiếu mới có thể thấy rõ đựơc các đặcđiểm và bản chất của hiện tượng nghiên cứu, mới phát hien được nhiều vấn đề có ýnghĩa, vạch rõ được nguyên nhân phát triển của hiện tượng, các vấn đề tồn tại, cáckhả năng tiềm tàng trong nội bộ hiện tượng… tư đó mới có thể rút ra được những kếtluận sâu sắc, chính xác
Ví dụ: khi phân tích tình hình sản xuất ở một xí nghiệp bưu điện trong thángnào đó, rõ rang ta phải tiến hành so sánh đối chiếu sản lượng thực tế tháng này vớisản lượng thưc thế tháng trước, nhưng nếu chỉ so sánh như thế thì chưa đủ, chưa thểthấy rõ được sản xuất của xí nghiệp như vậy là tốt hay xấu, bởi vì sản lượng của xínghiệp bưu điện thường biến động do nhiều nhu cầu khách quan, có thể sản lượngcủa tháng này so với tháng trước tăng rất cao nhưng tình hình sản xuất thực tế làkhông phát triển do đó để có những kết luận sâu sắc và toàn dien ta còn cần so sánhvới các chỉ tiêu về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm …
Trong so sánh đối chiếu cần lưu ý phải đảm bảo tính chất có thể so sánh đượcgiữa các chỉ tiêu thống kê Nếu các chỉ tiêu không có đầy đủ tính chất so sánh thì cầnphải tiến hành điều chỉnh, tính toán lại làm cho chúng trở thành so sánh đựoc
4 Rút ra kết luận và đề xuất kiến nghị
Đây là sự thể hiện tập trung thành quả của toàn bộ công tác nghiên cứu thống
kê bởi vì phân tích thống kê cuối cùng phải đi tới kết luận chính xác và khoa học vềbản chất và tính qui luật của hiện tượng, đồng thời phải có thể dự đoán được mức độphát triển của hiện tượng và đề ra được những kiến nghị thực tế
Những kết luận rút ra phải chính xác và có căn cứ khoa học, tuyệt đối tránhnhững kết luận rút ra từ sự suy đoán chủ quan Các kiến nghị đề xuất phải nhằm giảiquyết các vấn đề thúc đẩy sự phát triển hợp với qui luật của hiện tượng, nhằm tăngcường cải tiến quản lý, đồng thời những kiến nghị, đề xuất này phải có ý nghĩa thiếtthực, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và các khả năng thực hiện được
1.5 Phân tổ thống kê
1.5.1 Khái niệm:
Phân tổ thống kê là một nghiệp vụ thống kê được dùng để phân chia tổng thểphức tạp thành nhiều tổng thể bộ phận hoặc nhiều tổ (>=2) khác nhau trên từng tiêu
Trang 24Cơ sở để tiến hành phân tổ bao gồm:
1.Mục đích yêu cầu quản lý hoặc yêu cầu phân tích
2.Tính chất của hiện tượng nghiên cứu, tính chất của tiêu thưc nghiên cứu
3.Cơ cấu nội tại của đồng thể phức tạp và mối quan hệ giữa chúng
4.Tính lịch sử của đối tượng quản lý và trình độ quản lý của từng thời kỳ
Phân tổ thống kê được dùng để giải quyết các vấn đề cơ bản sau đay:
1 Xác định loại hình cơ cấu của tổng thể phức tạp
2 Xác định qui mô của tổng thể phức tạp và qui mô của từng tổng thể bộphận cấu thành nên tổng thể phức tạp đó
3 Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giưã các hiện tượng trong một hệ thốngquản lý
4 Xác định các cơ sở để sắp xếp các cột, các dòng trong biểu bảng thống kêtổng hợp
5 Phân tổ thống kê được dùng làm cơ sở để sắp xếp các đơn vị tổng thể theomột trật tự nhất định
1.5.2.Các loại phân tổ thống kê
Tùy theo từng mục đích yêu cầu nghiên cứu mà phân chia thành các loại phân
tổ thống kê sau đây:
a Nếu theo số lượng tiêu thức được dùng làm cơ sở
để tiến hành phân tổ thì chia làm 3 loại:
+ Phân tổ đơn: Phân chia tổng thể phức tạp, thành các tổ, tiểu tổ trên từng tiêuthức nghiên cứu
+ Phân tổ kết hợp: Tiến hành phân chia tổng thể phức tạp thành nhiều tổ, tiểu tổtrên cơ sở kết hợp nhiều tiêu thức nghiên cứu với nhau
+ Phân tổ liên hệ: Tiến hành sắp xếp các tiêu thức nghiên cứu hoặc các chỉ tiêunghiên cứu vào các cột, các dòng của biểu bảng thống kê để trình bày nội dungnghiên cứu, mục đích nghiên cứu
b Nếu theo tính chất của tiêu thức nghiên cứu thìdùng làm 2 loại:
+ Phân tổ phân loại: tiến hành phân tổ đối với tiêu thức thuộc tính
+ Phân tổ kết cấu: Tiến hành phân tổ đối với tiêu thức số lượng
Trang 251.5.3 Phương pháp phân tổ thống kê:
1.5.3.1 Xác định tiêu thức phân tổ:
Tiêu thức phân tổ là tiêu thức thực thể phản anh bản chất của hiện tượng phảiphù hợp với mục đích yêu cầu quản lý và phân tích trong tưng điều kiện thời gian vàkhông gian xác định
1.5.3.2 Xác định số tổ và độ lớn của mỗi tổ trong một tổng thể phức tạp
* Trường hợp phân tổ đơn:
a Đối với tiêu thức thuộc tính: Số tổ được chia phụ thuộc vào tính chất của
loại hình và mục đích nghiên cứu
Trường hợp số loại hình ít (hoặc không nhiều) Đòi hỏi quản lý chặt chẽ thìmỗi loại hình xếp vào một tổ
Trường hợp phức tạp: Số loại hình quá nhiều, tỉ mỉ, phức tạp, khó quản lýtiến hành ghép một số loại hình có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau vào một
tổ Chú ý trong thực tế người ta thường dựa vào các đường lối chủ trương chính sáchcủa Đảng và Nhà nước hoặc của các ngành, bộ, địa phương đã qui định dưới hìnhthức văn bản chỉ thị hay danh mục vv… để tiến hành xác định số tổ được chia
b Đối với tiêu thức số lượng: Số tổ được chia phụ thuộc vào tính chất của dãy
số lượng biến và trình độ quản lý
- Phân tổ không có khoảng cách: Đối với dãy số lượng biến rời rạc và sự biếnthiên giưã các lượng biết ít đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ trên từng lượng biến thì mỗilượng biến xếp vào một tổ Sau khi xác định được số tổ cần chia thì phải sắp xếp sốđơn vị tổng thể vào các tổ tương ứng, tức là xác định số lần xuất hiện của từng lượngbiến hoặc của từng tổ trong từng tiêu thức phân tổ
Ví dụ 1: Để nghiên cứu chất lượng lao động của công nhân trong một doanhnghiệp người ta tiến hành phân tổ theo tiêu thức bậc thợ như sau:
Bảng 1.5 Bảng phân tổ theo tiêu thức bậc thợ
Trang 26Tổng 425
Ví dụ 2: Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình ở một địa phươngngười ta tiến hành phân tổ theo tiêu thức số con trong mỗi hộ gia đình như sau:
Bảng 1.6 Bảng phân tổ theo tiêu thức số con trong gia đình
Số con trong mỗi hộ gia đình Số hộ gia đình
- Phân tổ có khoảng cách: Đối với dãy số lượng biến rời rạc hoặc đối với dãy
số lương biến liên tục và sự biến thiên về mặt lượng giữa các lượng biến khá lớn vàkhó quản lý thì tiến hành phân tổ có khoảng cách tổ: tức là ghép một số lượng biến cómặt chất giống nhau vào một tổ theo nguyên tắc lượng tích luỹ đến một mức độ nào
đó thì chất thay đổi, khi chất thay đổi thì lượng biến đổi theo để hình thành tổ mới
Độ lớn của mỗi tổ phụ thuộc vào khoảng biến thiên về mặt lượng của từng loại hìnhmặt chất
Phân tổ có khoảng cách tổ tức là trong mỗi tổ sẽ có 2 giới hạn, giới hạn dưới làlượng biến nhỏ nhất và giới hạn trên là lượng bien lớn nhất của tổ đó Biến nào lớnhơn giới hạn trên sẽ được xếp vào tổ tiếp theo Do đó độ lớn của mỗi tổ được xácđịnh bằng hiệu giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ
Trang 27Bảng 1.7 Bảng phân tổ chất lượng sinh viên
(người) Liên tục R.rạc
Yếu kém
TB Khá Giỏi
về việc chọn giá trị giới hạn trên và dưới hạn dưới trong trường hợp này là giúp cho
ta có thể sắp xếp được tất cả các lượng biến có giá trị liên tục, nhưng có nhược điểm
là phải chú thích thêm những lượng biến trùng với giá trị của giới hạn trên (hoặc giớihạn dưới của tổ kế tiếp) thì phải được đặt vào tổ nào (hoặc phải ghi rõ: từ xmin đếncận xmin+h (tức xmax))
Còn đối với dãy số có lượng biến rời rạc thì ghi cách nhau một đơn vị Việc ghigiới hạn giới của của kế tiếp lớn hơn giới hạn trên của tổ trước đó 1 đơn vị giúp taphân biệt rõ ràng, dễ dàng sắp xếp các lượng biến, nhưng trường hợp này không thểsắp xếp cho các lượng biến liên tục
o Nếu độ lớn giữa các tổ bằng nhau gọi là phân tổ đều, ngược lại gọi làphân tổ không đều Trong một tổ nếu chỉ có một giới hạn thì gọi là tổ mở, còn nếu có
đủ 2 giới hạn gọi là tổ đóng Phân tổ đều được áp dụng đối với tổng thể đồng chất và
sự biến thiên về mặt lượng giữa các lượng biến tương đối đều đặn Trong phân tổ đềutrị số khoảng các tổ đều được xác định bằng công thức như sau:
Đối với dãy số lượng biến liên tục thì trị số khoảng cách tổ đều được xác địnhbằng công thức:
Trang 28Trong đó: -Xmax và Xmin là lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất trongdãy số lượng biến của tiêu thức phân tổ
o N là qui mô của tổng thể phức tạp hoặc số đơn vị tổng thể
o 1+3,322 lgN = n : là công thức toán được dùng để xác định số tổ cầnchia một cách khách quan
Trong thực tế có nhiều trường hợp số tổ cần chia (n) được xác định một cáchchủ quan (ấn định sẵn) do đó h được tính đơn giản như sau
Sau khi xác định được h thì phải xác định giới hạn dưới và giới hạn trên củamột tổ theo một trật tự nhất định từ nhỏ đến lớn hoặc từ lơn đến nhỏ Giới hạn dướicủa to nhỏ nhất chính bằng Xmin, giới hạn trên của tổ này bằng giới hạn dưới cộngvới trị số khoảng cách tổ đều
- n là số tổ cần chia một cách khách quan hoặc chủ quan
-Xmax và Xmin được xác định giống như đối với dãy số lượngbiến liên tục, nó chỉ khác ở chỗ Xmax và Xmin của hai tổ liền nhau phải ghicách nhau 1 đơn vị
Ví dụ: Để đánh giá sản lượng thu hoạch luá của tỉnh X, người ta tiến hành điều trachọn mẫu để xác định năng suất thu hoạch lúa bình quân trong tỉnh trên số liệu điềutra của 64 xã trong đó năng suất thu hoạch thấp nhất là 38tạ/ha, cao nhất là 52tạ/ha.Biết rằng diện tích gieo trồng lúa trong toàn tỉnh là 2.000ha
Trang 29Bảng 1.8: Bảng phân tổ năng suất lúa
Năng suất bình quân mỗi xã
Tạ/ha
Số xã Trung bình
Bảng 1.9 Bảng qui mô xí nghiệp
Số CN (người)
STT XN
Số CN (người)
STT XN
Số CN (người)
678910
14301350124017001800
1112131415
16502050212019802400
1617181920
28832540276023002130Giả sử rằng qui mô của xí nghiệp được phản ánh là nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn.Cho n = 4
Bảng 1.10 Bảng phân tổ theo qui mô xí nghiệp
420
4
1412002883
Trang 30Loại hình Qui mô Số CN (người) Số XN
Nhỏ Vừa Lớn Rất lớn
1.200 – 1.620 1.621 – 2041
Phân tổ không đều: được áp dụng đối với tổng thể phức tạp không đồng chất
Độ lớn của mỗi tổ được xác định phụ thuộc vào loại hình về mặt chất của tiêu thứcthuộc tính có liên quan
Ví dụ: Để quản lý tình hình học sinh đến trường ở một địa phương, người tatiến hành phân tổ theo tiêu thức độ tuổi đến trường như sau:
(tháng năm)
Rời rạc (năm)
NT
MG Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 TH+dạy nghề
- Tiêu thức nào xảy ra trước tiến hành phân tổ trước và ngược lại
Ví dụ: Để nghiên cứu mối quan hệ giưã trình độ lao động, năng suất lao động
và giới tính của công nhân trong một doanh nghiệp người ta tiến hành phân tổ như
Trang 31Bảng 1.12 Bảng phân tổ kết hợp giữa bậc thợ và giới tính NSLĐ
SP/ng
ười Bậc thợ 15 - 20 21 – 26 27 – 32
Tổng số
CN của DN (người)
_ _ _
40
30
10
Tổng cộng số CN
* Trường hợp Phân tổ liên hệ:
Cơ sở để phân tổ liên hệ là phương pháp xác định phân tổ đơn và phân tổ kếthợp, sau đó mới sắp xếp các chỉ tiêu hoặc tiêu thưc nghiên cứu vào các cột, các dòngcủa biểu bảng thống kê tổng hợp theo một trật tự nhất định sau đây:
- Tiêu thức nguyên nhân sắp xếp trước, tiêu thức kết quả sắp xếp sau
- Những tiêu thức nào có mối quan hệ gần nhau thì phải sắp xếp gần nhau
- Tiêu thức nào xảy ra trước thì sắp xếp trước và ngược lại
1.6 Lượng hoá các hiện tượng kinh tế xã hội
1.6.1 Chỉ tiêu tuyệt đối:
1.6.1.1 Khái niệm, đặc điểm
Là chỉ tiêu phản ánh qui mô, số lượng kết quả hoạt động của đối tượng quản
lý Mặt lượng của chỉ tiêu tuyệt đối gọi là số tuyệt đối Số tuyệt đối có những đặcđiểm sau đây:
- Số tuyệt đối được xác định trong đơn vị tính là đơn vị hiện vật tự nhiên, đơn
vị hiện vật quy đổi và đơn vị giá trị
- Mỗi số tuyệt đối được xác định tại từng thời điểm hoặc từng thời kỳ cụ thể đểphản ánh qui mô, khối lượng kết quả hoạt động
- Giữa các số tuyệt đối trong một hệ thống quản lý có mối quan hệ mật thiếtvới nhau, phụ thuộc tác động ảnh hưởng với nhau
- Số tuyệt đối và chỉ tiêu tuyệt đối được phản ánh trong các bảo báo cáo thống
Trang 32- Không được dùng chỉ tiêu tuyệt đối để đánh giá mặt chất của hiện tượng và
so sánh giữa các hiện tượng với nhau
- Số tuyệt đối và chỉ tiêu tuyệt đối đó là những số liệu gốc cần được lưu trữ bảoquản cẩn thận vì nó căn cứ không thể thiếu được trong việc xây dựng chiến lượcphát triển kinh tế, tính toán các mặt cân đối, nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế -
xã hội, là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu tương đối và bình quân
1.6.1.2 Phân loại chỉ tiêu tuyệt đối:
Tùy theo thời gian biểu hiện của số tuyệt đối mà chia làm 2 loại:
a Chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm:
Phản ánh qui mô, số lượng, thực trạng của hiện tượng tại từng thời điểm nhấtđịnh trong kỳ nghiên cứu Chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm được thể hiện trong bảng cânđối kế toán, cân đối tài sản, cân đối lao động…
Đặc điểm của chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm:
- Mặt lượng của chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm là số tuyệt đối thời điểm do đótrước và sau thời điểm đó mặt lượng có thể thay đổi
- Trong từng chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm các số tuyệt đối thời điểm của kỳnghiên cứu không thể trực tiếp cộng lại được với nhau nhưng tại một thời điểm các sốtuyệt đối thời điểm của các không gian khác nhau thì cộng lại được với nhau
Ví dụ: Có số liệu về số lượng sinh viên của Đại học Tài nguyên và Môi trường quacác năm như sau:
Bảng 1.13 Số liệu sinh viên tại các thời điểm
b Chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ:
Phản ánh qui mô, số lượng, kết quả hoạt động của đối tượng quản lý trong từngthời kỳ nhất định
Đặc điểm: Mặt lượng của chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ là số tuyệt đối thời kỳ, nó
Trang 33tuyệt đối thời kỳ của từng chỉ tiêu nghiên cứu qua từng khoảng cách thời gian trựctiếp cộng lại được với nhau Ví dụ:
Bảng 1.14 Thống kê sô lượng sản phẩm Quý I năm 2013
Chú ý: Khi cộng phải cùng đơn vị tính
Chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ được phản ánh trong bảng báo cáo kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp hoặc của đối tượng quản lý
1.6.1.3 Phương pháp tính chỉ tiêu tuyệt đối:
*Cách 1: Phương pháp kiểm kê: trực tiếp cân đong, đo đếm tính toán về khốilượng trọng lượng kết quả hoạt động của từng đơn vị tổng thể bằng trực quan
Phương pháp này thường được áp dụng đối với các đơn vị tổng thể bộc lộ củamột tổng thể hữu hạn Phương pháp kiểm kê được xác định một cách chính xác đầy
đủ, toàn diện trong tổng thể phức tạp Để đảm bảo tính chính xác của phương phápnày đòi hỏi phải trung thực khách quan trong quản lý
*Cách 2: Phương pháp cân đối: Dùng phương trình kinh tế hoặc hàm kinh tế
để xác định một chỉ tiêu tuyệt đối nào đó
Ví dụ:
DSB = DGB x SLB (Doanh số bán = đơn giá bán x số lượng bán)
LN = DT – F – T (Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí – thuế)
Hai phương pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau trên từng đối tượng quản
lý, do đó kế quả tính toán của 2 phương pháp, phải bằng nhau (đối với các hiện tượngtính được cả 2 phương pháp) Nếu có sai lệch phải tìm nguyên nhân kịp thời
* Đơn vị tính của chỉ tiêu tuyệt đối:
a) Đơn vị hiện vật:
Đơn vị hiện vật là đơn vị tính phù hợp với đặc tính vật lý của hiện tượng
Nó được sử dụng rộng rãi khi xác định quy mô, khối lượng sản phẩm cụ thể trong sảnxuất và tiêu dùng Đơn vị hiện vật gồm:
+ Đơn vị đo chiều dài
Trang 34+ Đơn vị đo trọng lượng
+ Đơn vị đo khối lượng
+ Đơn vị đo dung tích
+ Đơn vị đo thời gian
+ Đơn vị hiện vật tự nhiên: người, con, cái, chiếc
+ Đơn vị đo theo quy ước: huyện, xã, tỉnh
Các đơn vị hiện vật này phản ánh chính xác giá trị sử dụng của sản phẩm.Tuy nhiên, nó có nhược điểm là không tổng hợp được các sản phẩm khác loại vànhững công việc có tính chất dịch vụ khác nhau Để khắc phục một phần nhược điểmnày, người ta sử dụng đơn vị hiện vật quy đổi
b) Đơn vị hiện vật quy đổi:
Đơn vị hiện vật quy đổi là việc chọn một sản phẩm làm gốc rồi quy đổi cácsản phẩm khác cùng tên nhưng có quy cách, phẩm chất khác nhau ra sản phẩm đótheo một hệ số quy đổi
Thí dụ: quy đổi lao động ngoài độ tuổi quy định thành lao động trong tuổi,quy đổi khoai, ngô về lương thực quy thóc
Cơ sở để xác định hệ số quy đổi là giá trị sử dụng của sản phẩm, đôi khingười ta cũng dùng giá trị sản phẩm để làm cơ sở tính đổi
Đơn vị tính này có tác dụng dùng để tổng hợp các sản phẩm cùng loạinhưng có quy cách, phẩm chất khác nhau Song, nó cũng không thể tổng hợp hếtđược tất cả các loại sản phẩm khác tên, không phản ánh được giá trị sử dụng thực tếnên có tính trìu tượng thiếu cụ thể của đơn vị hiện vật
Thí dụ: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế năm 2003 của Việt Nam
là 605.586 tỷ đồng (Niên giám thống kê 2003).
Để khắc phục nhược điểm do ảnh hưởng của thay đổi giá cả, người ta dùnggiá cố định hoặc chỉ số lạm phát giá cả để loại trừ ảnh hưởng của giá thực tế
Trang 35Đơn vị thời gian lao động là việc sử dụng thời gian lao động hao phí như giờcông, ngày công để tính lượng lao động hao phí để sản xuất ra những sản phẩmkhông thểtổng hợp hay so sánh với nhau được bằng các đơn vị tính toán khác, hoặccho những sản phẩm phức tạp do nhiều người thực hiện qua nhiều giai đoạn khácnhau.
Thí dụ: Trong công nghiệp may, công nghiệp sản xuất đồ gỗ đơn vị nàydùng nhiều trong định mức thời gian lao động, tính năng suất lao động và quản lý laođộng
1.6.2 Chỉ tiêu tương đối:
1.6.2.1 Khái niệm, đặc điểm
Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kêcùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc giữa hai chỉ tiêu khácloại nhưng có quan hệ với nhau Trong hai chỉ tiêu để so sánh của số tương đối, sẽ cómột số được chọn làm gốc (chuẩn) để so sánh
Đơn vị tính của chỉ tiêu tương đối thường là phần trăm (%), số lần, hoặc bằngcác đơn vị kép thể hiện mối tương quan giữa các đại lượng so sánh (người/km2)
Đặc điểm của chỉ tiêu tương đối:
- Mặt lượng của chỉ tiêu tương đối là số tương đối
- Những chỉ tiêu tuyệt đối có liên quan phù hợp với từng yêu cầu quản lý là
cơ sở để xác định số tương đối hoặc chỉ tiêu tương đối liên quan Số tương đối khôngđược điều tra trực tiếp mà được xác đinh thông qua việc xử lý thông tin thống kê
- Khi xác định một số tương đối nào đó càn có một gốc so sánh phù hợp vớitừng yêu cầu quản lý và phân tích
- Vì số tương đối là kết quả xử lý thông tin thống kê nhưng lại có mối quan
hệ mật thiết với chỉ tiêu tuyệt đối trên từng phương trình kinh tế do đó sử dụng mốiquan hệ này để tính một số tương đối hoặc số tuyệt đối cần tính
1.6.2.2 Các loại chỉ tiêu tương đối
a Số tương đối kế hoạch:
- Dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về một chỉ tiêu nào đó
Có 2 loại số tương đối kế hoạch:
* Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Là tỷ lệ so sánh mức độ kế hoạch với mức
độ thực tế của chỉ tiêu ấy ở kì gốc
- Công thức tính:
Số tuyệt đối kì kế hoạch
Trang 36Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch = - x 100
* Số tương đối thực hiện kế hoạch: Là tỉ lệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt được
trong kì nghiên cứu với mức độ kế hoạch đề ra cùng kì của một chỉ tiêu nào đó
- Mục đích sử dụng: Xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong mộtthời gian nhất định (tháng, quý, năm)
- Công thức tính:
Số tuyệt đối thực tế đạt được
Số tương đối thực hiện kế hoạch = - x 100
Số tuyệt đối kế hoạch đề ra
Lấy lại thí dụ trên ta có:
Số tương đối hoàn thành kế hoạch năm 2005 là:
700
Số tương đối hoàn thành kế hoạch doanh thu 2005 = - x 1 00 = 106,06 %
660
b Số tương đối động thái:
Số tương đối động thái biểu hiện sự so sánh mức độ của hiện tượng ở 2 thời kìhay 2 thời điểm khác nhau nhằm phản ánh rõ hơn tình hình của hiện tượng ở thời kỳhay thời điểm nghiên cứu
- Công thức tính:
Số tuyệt đối kì báo cáo (kì nghiên cứu)
Số tương đối động thái (%) = - x 100
Số tuyệt đối kì gốc
Trang 37+ Kì gốc là kì trước dùng làm gốc so sánh.
Nếu số tuyệt đối kỳ gốc cố định qua các kỳ nghiên cứu ta có kỳ gốc cốđịnh: dùng để so sánh một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ tương đối xa nhau Thôngthường người ta chọn năm gốc là năm đầu tiên của dãy số
- Nếu số tuyệt đối kỳ gốc thay đổi theo kỳ nghiên cứu ta có kỳ gốc liên hoàn: dùng để nói lên sự biến động của hiện tượng liên tiếp nhau qua các kỳ nghiên cứu
Ví dụ: Diện tích đất nông nghiệp của một đơn vị hành chính giai đoạn 2005 –
2010 như sau:
Diện tích đất nông nghiệp (ha) 1500 1350 1380 1320 1300 1260Tốc độ phát triển liên hoàn - 0.9 1.02 0.96 0.98 0.97Tốc độ phát triển gốc - 0.9 0.92 0.88 0.87 0.84Mối quan hệ giữa số tương đối động thái, số tương đồi hoàn thành kế hoạch và sốtương đối nhiệm vụ kế hoạch được thể hiện bằng công thức sau:
Số tương đối Số tương đối nhiệm vụ Số tương đối hoàn thành
c Số tương đối kết cấu
Số tương đối kết cấu là tỷ lệ so sánh giữa số tuyệt đối của từng bộ phận cấuthành nên tổng thể với số tuyệt đối của tổng thể hiện tượng nghiên cứu nhằm nghiêncứu cấu thành của hiện tượng Nếu kết cấu thay đổi sẽ thấy được nguyên nhân thayđổi bản chất của hiện tượng trong các điều kiện khác nhau
- Công thức:
Số tuyệt đối từng tổ
Số tương đối kết cấu (%) = - x 100
Số tuyệt đối của tổng thể
Thí dụ: Lấy lại thí dụ trên, Công ty có 2 phân xưởng Phân xưởng A doanh thuthực hiện năm 2005 là 300 tỷ đồng, còn lại là doanh thu của phân xưởng B
300
Số tương đối kết cấu doanh thu phân xưởng A (2005) = - x 1 00 = 42,86 %
Trang 38d Số tương đối so sánh (số tương đối không gian):
Số tương đối so sánh hay còn gọi là số tương đối không gian là kết quả sosánh giữa hai số tuyệt đối của cùng hiện tượng nhưng khác nhau về không gian, hoặc
so sánh giữa 2 bộ phận trong cùng một tổng thể nhằm so sánh điều kiện của hiệntượng ở 2 nơi ta nghiên cứu
Công thức tính:
Số tuyệt đối bộ phận A
Số tương đối so sánh (%) = - x 100
Số tuyệt đối bộ phận B
đ Số tương đối cường độ:
Số tương đối cường độ là kết quả so sánh 2 số tuyệt đối của 2 hiện tượngkhác loại nhưng có liên quan với nhau nhằm nói lên trình độ phổ biến của hiện tượng
Nó được sử dụng rộng rãi trong thực tế để biểu hiện trình độ phát triển sản xuất, trình
độ bảo đảm mức sống vật chất, văn hoá của dân cư trong một nước hay địa phương
Nó còn dùng để so sánh trình độ phát triển sản xuất và đời sống giữa các quốc gia vớinhau
Công thức tính:
Số tuyệt đối của hiện tượng A
Số tương đối cường độ =
-Số tuyệt đối của hiện tượng BThí dụ: Mật độ dân số; số bác sĩ trên 1000 dân
1.6.3 Chỉ tiêu bình quân
1.6.3.1 Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm
• Khái niệm: Số bình quân là đại lượng biểu hiện mức độ chung nhất, điểnhình nhất của một tiêu thức nào đó trong tổng thể nghiên cứu bao gồm các đơn vịcùng loại
• Ý nghĩa:
- Số bình quân có vị trí quan trọng trong lý luận cũng như trong công tác thực
tế Nó được dùng trong công tác nghiên cứu nhằm nêu lên mức độ điển hình, đặcđiểm chung của hiện tượng
- Số bình quân giúp ta so sánh các hiện tượng không cùng qui mô, nghiên cứucác quá trình biến động qua thời gian Nó còn được dùng để xây dựng và kiểm tra
Trang 39- Số bình quân còn có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụng nhiều phươngpháp phân tích như phân tích biến động, phân tích mối liên hệ, trong điều tra chọnmẫu, trong dự đoán thống kê…
• Đặc điểm (nhược điểm) Số bình quân san bằng những chênh lệch giữa cáclượng biến của tiêu thức nghiên cứu
1.6.3.2 Các loại số bình quân
a Số bình quân cộng: được tính bằng cách cộng lượng biến của tất cả các đơn
vị trong tổng thể, sau đó đem chia cho số đơn vị của tổng thể nghiên cứu (tổng thểcác tần số) Số bình quân cộng bao gồm hai loại: số bình quân cộng đơn giản và bìnhquân cộng gia quyền
* Số bình quân cộng đơn giản (Là trường hợp đặc biệt của số bình quân cộnggia quyền): được tính từ tài liệu ít và không phân tổ
Ví dụ: Có tổ công nhân gồm 4 người và năng suất lao động (sản phẩm/ngày) như sau:
∑
= 1
x: Số bình quân cộng đơn giản
xi: lượng biến của tiêu thức
n : Số đơn vị tổng thể
* Số bình quân cộng gia quyền: được tính từ tài liệu có phân tổ
Trong ví dụ trên ta tính năng suất lao động bình quân từ 4 người công nhân,nhưng thực tế, trong một xí nghiệp có rất nhiều công nhân và có nhiều công nhân cócùng mức năng suất lao động, nếu vẫn tính năng suất lao động theo công bình quân
Trang 40cộng đơn giản như thế sẽ rất mất công trong việc liệt kê số liệu và không khoa họctrong việc tính toán Khi đó ta dùng số bình quân cộng gia quyền
Ví dụ: Vẫn với mức năng suất lao động như trên nhưng số công nhân bây gờ là 50người chứ không phải 4 người nữa và số liệu về năng suất lao động của các côngnhân (sản phẩm/ngày) được cho trong bảng sau:
Mức NSLĐ (xI) (SP/ngày) 120 125 130 135 Cộng
Số công nhân 10 15 20 5 50 Tổng số sản phẩm của tổ
Với: xi (i = 1, 2, 3, … , k): lượng biến của các đơn vị theo tiêu thức nghiên cứu
fi (i = 1, 2, 3, … , k): tần số ( còn gọi là quyền số hay trọng số)
* Đối với tài liệu được phân tổ có khoảng cách tổ: để xác định x, ta áp dụng công thức
x = ∑ ∑ i
i
i f
x
Với x i = (xmin + xmax)/2
xmin : giới hạn dưới của tổ
xmax : giới hạn trên của tổ
xi : được xem là trị số đại diện mỗi tổ
++
1 i
3 2
1 1
f
x f
f x
fxf
xf
xx