LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt nên việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh là một quá trình hết sức khó khăn. Do đó, để lựa chọn một ngành nghề và đưa ra các chính sách, chiến lược kinh doanh thích hợp làm cho ngành đó phát triển dễ mang lại lợi nhuận và việc làm là một vấn đề khó khăn không phải riêng với một doanh nghiệp nào. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao với mẫu mã đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển, mức sống người dân được nâng lên và đương nhiên những người làm công việc kinh doanh cũng nhờ đó mà phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Ngày nay, những nhà kinh doanh không chỉ quan tâm đến số lượng hay chất lượng sản phẩm sản xuất ra, mà còn phải chú ý đến các yếu tố đầu ra của sản phẩm. Thật vậy, trong kinh doanh hiện nay một doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài phải nắm được kiến thức sâu và rộng về tình hình thị trường, không những chỉ nắm chắc chủng loại hàng hóa của doanh nghiệp mình mà còn phải tìm hiểu và xem xét các đối thủ cạnh tranh để có biện pháp đối phó phù hợp. Công ty TNHH Đức Anh cũng không nằm ngoài điều đó. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì, để tồn tại và phát triển đồng thời đối phó với những khó khăn cạnh tranh khốc liệt của thị trường, công ty đã cố gắng nỗ lực rất nhiều trong việc vận dụng Marketing mix vào hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là chiến lược phân phối. Như vậy, việc nghiên cứu và thiết lập một hệ thống phân phối phù hợp với hoạt động kinh doanh là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công ty. Tầm quan trọng của hoạt động phân phối đó là sự sống còn của các doanh nghiệp thương mại, giúp doanh nghiệp thành công khi vận dụng tốt chiến lược phân phối vào hoạt động kinh doanh của mình. Bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn thị trường của mình ngày càng được mở rộng, vì vậy ngoài những nỗ lực về sản phẩm, giá cả, xúc tiến hỗn hợp thì cần phải hình thành được hệ thống phân phối phù hợp và có tính cạnh tranh cao trên thị trường, để nó phát huy hết tác dụng nhằm mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu về công ty TNHH Đức Anh là công ty chuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm bao bì cho thị trường trong nước và khu vực, nhận thấy mục đích của công ty là sản xuất sản phẩm chất lượng tốt, đẩy mạnh tiêu thụ và mang lại lợi nhuận cao nên hoạt động phân phối là vấn đề chủ yếu của công ty. Tuy nhiên, từ khi thành lập cho đến nay dù công ty đã nỗ lực rất nhiều vẫn chưa đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động này. Vì vậy em muốn vận dụng lý thuyết hoạt động phân phối để thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối sản phẩm tại công ty TNHH Đức Anh”. Được sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hạnh cùng sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên trong công ty TNHH Đức Anh, em đã hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp. Dù đã có những cố gắng, nỗ lực trong việc hoàn thành đề tài nhưng do thời gian, kiến thức và trình độ có hạn nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo và các bạn để đề tài của em mang tính thiết thực và hoàn thiện hơn.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt nên việc lựa chọnngành nghề kinh doanh là một quá trình hết sức khó khăn Do đó, để lựa chọn mộtngành nghề và đưa ra các chính sách, chiến lược kinh doanh thích hợp làm cho ngành
đó phát triển dễ mang lại lợi nhuận và việc làm là một vấn đề khó khăn không phảiriêng với một doanh nghiệp nào Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phảisản xuất những mặt hàng có chất lượng cao với mẫu mã đa dạng, phong phú Bên cạnh
đó, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển, mức sống người dân được nânglên và đương nhiên những người làm công việc kinh doanh cũng nhờ đó mà phát triểnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình Ngày nay, những nhà kinh doanh khôngchỉ quan tâm đến số lượng hay chất lượng sản phẩm sản xuất ra, mà còn phải chú ý đếncác yếu tố đầu ra của sản phẩm Thật vậy, trong kinh doanh hiện nay một doanh nghiệpmuốn tồn tại lâu dài phải nắm được kiến thức sâu và rộng về tình hình thị trường,không những chỉ nắm chắc chủng loại hàng hóa của doanh nghiệp mình mà còn phảitìm hiểu và xem xét các đối thủ cạnh tranh để có biện pháp đối phó phù hợp
Công ty TNHH Đức Anh cũng không nằm ngoài điều đó Là một công ty hoạtđộng trong lĩnh vực sản xuất bao bì, để tồn tại và phát triển đồng thời đối phó vớinhững khó khăn cạnh tranh khốc liệt của thị trường, công ty đã cố gắng nỗ lực rấtnhiều trong việc vận dụng Marketing- mix vào hoạt động kinh doanh của mình, đặcbiệt là chiến lược phân phối Như vậy, việc nghiên cứu và thiết lập một hệ thống phânphối phù hợp với hoạt động kinh doanh là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đốivới công ty
Tầm quan trọng của hoạt động phân phối đó là sự sống còn của các doanh nghiệpthương mại, giúp doanh nghiệp thành công khi vận dụng tốt chiến lược phân phối vàohoạt động kinh doanh của mình Bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn thị trường
Trang 2của mình ngày càng được mở rộng, vì vậy ngoài những nỗ lực về sản phẩm, giá cả, xúctiến hỗn hợp thì cần phải hình thành được hệ thống phân phối phù hợp và có tính cạnhtranh cao trên thị trường, để nó phát huy hết tác dụng nhằm mang lại kết quả kinhdoanh tốt nhất cho doanh nghiệp Trong quá trình tìm hiểu về công ty TNHH Đức Anh
là công ty chuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm bao bì cho thị trường trongnước và khu vực, nhận thấy mục đích của công ty là sản xuất sản phẩm chất lượng tốt,đẩy mạnh tiêu thụ và mang lại lợi nhuận cao nên hoạt động phân phối là vấn đề chủyếu của công ty Tuy nhiên, từ khi thành lập cho đến nay dù công ty đã nỗ lực rất nhiềuvẫn chưa đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động này Vì vậy em muốn vận dụng
lý thuyết hoạt động phân phối để thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động phân phối sản phẩm tại công ty TNHH Đức Anh”.
Được sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn- Thạc sĩ Nguyễn Thị Hạnhcùng sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên trong công ty TNHH Đức Anh, em đã hoànthiện bài khóa luận tốt nghiệp Dù đã có những cố gắng, nỗ lực trong việc hoàn thành
đề tài nhưng do thời gian, kiến thức và trình độ có hạn nên bài viết của em sẽ khôngtránh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo
và các bạn để đề tài của em mang tính thiết thực và hoàn thiện hơn
2 Mục đích nghiên cứu
Trong giới hạn bài khóa luận này, mục đích chính là:
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động phân phối sản phẩm tại công tyTNHH Đức Anh
- Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcủa hệ thống phân phối
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 3Đối tượng nghiên cứu: tính hiệu quả của hoạt động phân phối sản phẩm tại công
ty TNHH Đức Anh
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về hoạt động phân phối sản phẩm tại công tytrong giai đoạn 2012-2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, em đã tìm hiểu lý thuyết và thực tế quátrình tổ chức hoạt động phân phối sản phẩm tại công ty TNHH Đức Anh Đồng thời, đểbài viết được hoàn thiện và có tính thuyết phục, em có sử dụng một số phương phápnghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp thu thập thông tin, thống kê số liệu: thông tin và số liệu liênquan đến hoạt động phân phối sản phẩm tại công ty TNHH Đức Anh tronggiai đoạn 2012- 2014
- Phương pháp phân tích kinh tế, phân tích có sử dụng mô hình và sơ đồ: từ cácbáo cáo thống kê và số liệu thu thập được, xây dựng bảng số liệu, biểu đồ đểphục vụ cho việc nghiên cứu nhằm đánh giá chính xác tình hình phân phốicủa công ty Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng phân phối sản phẩm
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh số liệu giữa các năm nghiên cứu đểthấy được sự thay đổi về các chỉ tiêu kinh tế
Bên cạnh đó, em có tham khảo một số tài liệu chuyên ngành Marketing, vậndụng các kiến thức quan trọng được tích lũy trong quá trình học tập và tìm hiểu, thuthập một số thông tin từ báo chí, internet,…
5 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Trang 4Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động phân phối sản phẩm
Chương 2: Thực trạng hoạt động phân phối sản phẩm của công ty TNHH ĐứcAnh
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối sản phẩm tại công
ty TNHH Đức Anh
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM 1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động phân phối sản phẩm
1.1.1 Một số khái niệm về hoạt động phân phối
Trong Marketing hiện đại, hoạt động phân phối sản phẩm không chỉ là việccung cấp hàng hoá hay là việc trao đổi hàng hoá thông thường giữa ngừơi có sản phẩmhàng hoá với người cần hàng hoá đó mà là một khái niệm tương đối rộng Để đảm bảocho hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao thì nhà quản trị doanh nghiệpphải nắm vững bản chất của hoạt động phân phối sản phẩm trong lý thuyết Marketinghiện đại
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động phân phối sản phẩm.Đứng trên quan điểm của nhà kinh tế thì hoạt động phân phối sản phẩm là tổng hợp cáchoạt động chuẩn bị, tổ chức tiêu thụ và các hoạt động sau tiêu thụ Cũng có khái niệmcho rằng, hoạt động phân phối sản phẩm là hoạt động bán hàng của doanh nghiệp Mộtkhái niệm khác mang tính rộng hơn thì hoạt động phân phối sản phẩm là hoạt động lưuthông hàng hoá trong xã hội Còn theo quan điểm của các nhà quản trị, hoạt động phânphối sản phẩm là việc trả lời các câu hỏi: cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp cho ai?,cung cấp sản phẩm đó bằng cách nào?, làm thế nào cho khách hàng hài lòng nhất?
Như vậy, với những quan điểm khác nhau về hoạt động phân phối sản phẩm thìviệc hiểu bản chất về nó cũng ít nhiều có sự khác nhau Nhưng tất cả các khái niệm đó
đều có một điểm chung đó là: hoạt động phân phối sản phẩm là tổng hợp các hoạt động nhằm đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng một cách tốt nhất Tuỳ
Trang 6thuộc vào điều kiện khác nhau mà các doanh nghiệp xem xét bản chất của hoạt độngphân phối sản phẩm theo góc độ nào.
1.1.2 Vai trò của hoạt động phân phối sản phẩm
Trong số các chức năng hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động phân phối sảnphẩm là một chức năng tương đối quan trọng Thực hiện tốt chức năng này sẽ là điềukiện tiền đề đảm bảo cho việc thực hiện tốt các chức năng khác của doanh nghiệp,đồng thời đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tồn tại và phát triển Vì vậy,hoạt động phân phối sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng
Trước hết, hoạt động phân phối có vai trò đảm bảo sự lưu thông hàng hoá trong
xã hội Nếu như một doanh nghiệp sản xuất không có chức năng tiêu thụ hàng hoá thìviệc sản xuất đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì Phân phối sản phẩm hàng hoá là hoạt động đưasản phẩm hàng hoá vào lưu thông đáp ứng nhu cầu vận động của xã hội Một mặt lưuthông hàng hoá đảm bảo cho sự vận động guồng máy của xã hội, mặt khác nó đảm bảocho doanh nghiệp thực hiện tốt các chức năng của mình
Bên cạnh đó, hoạt động phân phối còn thoả mãn tốt nhất nhu cầu của con người.Trong Marketing hiện đại, hoạt động phân phối hàng hoá không phải chỉ là đưa sảnphẩm của doanh nghiệp ra thị trường mà nó phải dựa trên cơ sở của thị trường để từ đó
có kế hoạch phân phối sao cho hợp lý Theo quan điểm của nhà quản trị, hoạt độngphân phối sản phẩm bao gồm cả hoạt động nghiên cứu thị trường Hoạt động nghiêncứu thị trường ở đây không chỉ là việc xác định nhu cầu của khách hàng mong muốn
có được đảm bảo có được loại sản phẩm nào mà cồn phải xác định số lượng cần baonhiêu và ở đâu thì mật độ khách hàng là nhiều nhất Dựa trên những kết quả đó màdoanh nghiệp cần có kế hoạch phân phối sản phẩm để thoả mãn tốt nhất nhu cầu củakhách hàng và cũng là nhân tố đảm bảo thực hiện mục đích cuối cùng của mình Do
Trang 7vậy, hoạt động phân phối sản phẩm cũng có vai trò là đảm bảo thoả mãn những nhucầu, mong muốn của con người.
Việc phân phối sản phẩm còn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp diễn ra liên tục Đây là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển,thực hiện tốt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình Như chúng ta đã biết, một doanhnghiệp thực hiện tất cả các chức năng của trừ chức năng phân phối sản phẩm thì doanhnghiệp đó được coi là không hiệu qủa Bởi vì, việc phân phối sản phẩm chậm hơn sovới việc sản xuất dẫn tới tình trạng đình trệ hoạt động sản xuất và các kế hoạch kháccủa doanh nghiệp Ngược lại, thực hiện tốt việc phân phối sản phẩm không những đảmbảo cho kế hoạch sản xuất diễn ra liên tục mà nó còn làm tăng khả năng chủ động cácnguồn tài chính và các kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp Như vậy, có thểkhẳng định rằng hoạt động phân phối sản phẩm tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp tồntại và phát triển lâu dài
Các doanh nghiệp hiện nay có thể phân phối sản phẩm theo hai cách đó là tựđứng ra phân phối hoặc dựa vào các tổ chức trung gian Trong các doanh nghiệp sảnxuất phần lớn thực hiện thông qua các tổ chức trung gian phân phối Điều đó có ýnghĩalà trong hoạt động phân phối có sự phân công lao động hay có sự chuyên mônhoá cao Các doanh nghiệp không phải không có khả năng phân phối sản phẩm củamình nhưng nó không hiệu quả bằng việc thông qua trung gian Như vậy, hoạt độngphân phối sản phẩm thông qua hệ thống kênh phân phối đảm bảo cho việc thực hiệnphân công lao động trong xã hội và nó không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân doanhnghiệp (tiết kiệm chi phí cho hoạt động phân phối) mà còn đảm bảo xu hướng pháttriển chung của nền kinh tế
1.2 Tổ chức hoạt động phân phối sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Trang 81.2.1 Cấu trúc hệ thống kênh phân phối
1.2.1.1 Khái niệm kênh phân phối
Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụthuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêudùng
Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất qua hoặckhông qua các trung gian thương mại đến người mua cuối cùng Tất cả những ngườitham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh, các trung gianthương mại nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng là thành viên quantrọng trong nhiều kênh phân phối
1.2.1.2 Các nhân tố cấu thành hệ thống kênh phân phối
- Nhà sản xuất
Nhà sản xuất bao gồm rất nhiều loại và thuộc nhiều ngành kinh doanh từ nôngnghiệp, công nghiệp, xây dựng…đến các ngành dịch vụ Tuy nhiên ở đây chỉ đề cậpđến các nhà sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp sản xuất) Đó là những công ty sảnxuất số lượng hàng hoá khác nhau với qui mô lớn nhỏ khác nhau Mặc dù có sự khácnhau như vậy nhưng nhìn chung tất cả đều có cùng mục đích, đó là thoả mãn nhu cầuthị trường Để nhu cầu của thị trường được thoả mãn, sản phẩm của họ phải luôn luônsẵn sàng cho các thị trường đó Hơn nữa, nhà sản xuất phải thấy rằng sản phẩm của họđược tiêu thụ cho những thị trường đó bằng cách nào? Phần lớn các công ty lớn nhỏđều không có được vị trí thuận lợi để phân phối sản phẩm của họ trực tiếp tới ngườitiêu dùng cuối cùng Mặt khác, họ thiếu cả kinh nghiệm cần thiết lẫn qui mô hiệu quả
để thực hiện tất cả các công việc phân phối cần thiết cho sản phẩm của họ Do vậy, họcần các tổ chức trung gian phân phối để thực hiện công việc phân phối sản phẩm Nhàsản xuất là nhân tố đầu tiên của tất cả các kênh phân phối
Trang 9- Nhà bán buôn
Nhà bán buôn bao gồm các doanh nghiệp có liên quan đến mua hàng hoá để báncho những người bán lại hoặc sử dụng kinh doanh như bán cho những người bán lẻ,các tổ chức kinh tế hoặc người bán buôn khác… Họ có vai trò rất quan trọng trên thịtrường và trong kênh phân phối, có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường với khốilượng lớn, là nơi thu nhận thông tin từ thị trường, đồng thời cung cấp sự trợ giúp kháchhàng cho nhà sản xuất Mức độ tập trung (quy mô) của người bán buôn rất lớn, họ cókhả năng tài chính mạnh , phương tiện kinh doanh hiện đại và có khả năng chi phối cácmối quan hệ trong kênh và thị trường lớn
- Đại lý
Đại lý là các trung gian độc lập đảm nhiệm tất cả hoặc phần lớn các công việckinh doanh Họ không sở hữu hàng hoá mà họ phân phối nhưng họ có liên quan trựctiếp đến chức năng đàm phán về mua bán thay cho doanh nghiệp Thu nhập của đại lý
là hoa hồng trên doanh thu bán hàng hoặc khoản lệ phí nhất định Hoạt động (mối quanhệ) của đại lý thường thông qua hợp đồng, do đó người sản xuất có điều kiện để kiểmsoát lượng hàng hoá tiêu thụ và phát hiện, xác định nhu cầu tiêu dùng trên thị trườngthông qua các đại lý
- Nhà bán lẻ
Bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh liên quan trước hết đến bán hàng hoácho tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình Vai trò của nhà bán lẻ trong các kênh phânphối phụ thuộc vào quy mô của kênh hoặc việc lựa chọn kênh của doanh nghiệp.Người bán lẻ là người phát hiện ra nhu cầu của khách hàng, tìm và bán những hàng hoá
mà khách hàng mong muốn Họ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng cuối cùng nên
có khả năng nắm bắt tốt nhất nhu cầu của thị trường Do vậy, họ có khả năng thích ứngvới biến động của thị trường và rất năng động Tuy nhiên, nhà bán lẻ chịu sự chi phối
Trang 10của nhà bán buôn hoặc các đại lý nên họ có xu hướng muốn thiết lập mối quan hệ trựctiếp với nhà sản xuất.
- Người tiêu dùng cuối cùng
Là người trực tiếp sử dụng các sản phẩm bán ra từ nhà sản xuất Người tiêudùng là thị trường mục tiêu được đáp ứng bởi các hệ thống thương mại của kênh, làngười ảnh hởng trực tiếp đến doanh thu của các thành viên trong kênhvà là nhân tốquyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Từ những ưu, nhược điểm của các thành viên trong hệ thống kênh phân phối,doanh nghiệp phải luôn luôn nghiên cứu và phát triển các thành viên của kênh sao chophù hợp với quy mô của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách cóhiệu quả nhất, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp muốnvươn tới đó là tối đa hoá lợi nhuận
1.2.1.3 Cấu trúc kênh phân phối
- Kênh trực tiếp:
Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng Ba phương thức bánhàng trực tiếp cơ bản là: bán hàng lưu động, bán theo đơn đặt hàng và bán qua cửahàng của nhà sản xuất Thông thường nhà sản xuất lựa chọn kênh này khi họ không
có các trung gian hoặc khi bắt đầu tung sản phẩm mới ra thị trường hoặc do đặc thùcủa sản phẩm như hàng hoá cồng kềnh, dễ hỏng, dễ vỡ
Ưu điểm cơ bản của việc sử dụng dạng kênh này là doanh nghiệp có thể thôngqua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để hiểu rõ và đáp ứng tốt nhu cầu của họ Đồngthời với kênh trực tiếp doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt hơn quá trình bán hàng, điềuchỉnh tốt hơn các mục tiêu và công cụ Marketing của mình
Trang 11Nhược điểm: trong nhiều trường hợp sử dụng kênh trực tiếp có thể không manglại hiệu quả mong muốn cho doanh nghiệp Để sử dụng kênh trực tiếp đòi hỏi doanhnghiệp phải phát triển mạnh lực lượng bán hàng của mình, bộ phận bán hàng phải rấtlớn, chi phí cho bộ phận này cao và doanh nghiệp không có khả năng chuyên môn hoá.Khi giới hạn tổng quát rộng và nhóm khách hàng là phân tán, sự kém hiệu quả củakênh trực tiếp càng trở nên rõ ràng Để khắc phục nhược điểm nàycủa kênh trực tiếpcác doanh nghiệp thường lựa chọn kênh phân phối có sự tham gia của các thành viênkhác nhằm sử dụng có hiệu quả các ưu điểm vốn có của họ.
- Kênh gián tiếp:
Nhược đểm: dạng kênh này vẫn có những hạn chế nhất định như không pháthuy được hết các ưu thế của phân công lao động xã hội ở trình độ cao, các nhà sảnxuất hoặc người bán lẻ phải kiêm chức năng bán buôn Do vậy làm hạn chế trình độ
xã hội hoá lưu thông, phân bố dự trữ trong kênh phân phối không cân đối và hợp lý
Vì vậy, loại hình này chỉ áp dụng có hiệu quả đối với một số kiểu cở sản xuất bán lẻ
Trang 12nhất định, một số mặt hàng xác định phục vụ một số nhu cầu thường xuyên ổn địnhcủa người tiêu dùng.
+ Kênh hai cấp:
Đây là loại kênh phân phối điển hình, phổ biến nhất trong phân phối hàng tiêudùng Ở đây nhà sản xuất thường tổ chức giao tiếp với các nhà bán buôn để thực hiệnviệc mua buôn tập hợp, chỉnh lý dự trữ hàng hoá và làm hậu cần cho thị trường bán
lẻ tổng hợp
Ưu điểm của dạng kênh nàylà trình độ chuyên môn hoá cao hơn trong hoạtđộng lưu thông Nhược điểm là bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn giữa các thành viêntrong kênh
Hạn chế lớn nhất của loại kênh này đó là mâu thuẫn nội bộ kênh có thể xảy ra
do các thành viên trong kênh không đạt được lợi ích của mình Mặt khác, nếu doanhnghiệp không tổ chức tốt hoạt động của kênh cũng sẽ dẫn tới không thể kiểm soátđược các thành viên và không nhận được những thông tin phản hồi hữu ích đượcphản ánh từ người tiêu dùng
Trang 13Hình 1.1: Sơ đồ kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng phổ biến
1.2.1.4 Vai trò của hệ thống kênh phân phối trong hoạt động của doanh nghiệp
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay cùng với sự phát triển của quá trình
chuyên môn hoá và phân công lao động sâu sắc, hệ thống kênh phân phối sản phẩmngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
Thông qua các trung gian, hệ thống kênh phân phối làm cho cung cầu phù hợpvới nhau một cách có trật tự và hiệu quả Các nhà trung gian trong hệ thống kênh phânphối có thể nhận phân phối sản phẩm cho nhiều nhà sản xuất, do vậy họ có thể trảirộng chi phí cố định của việc thực hiện chức năng phân phối Chính vì vậy, việc sửdụng các nhà trung gian có thể tiết kiệm chi phí phân phối hơn trường hợp doanh
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Nhà bán lẻ Nhà bán buôn Đại lý
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
Người tiêu
dùng
Nhà bán buôn
Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất
Trang 14nghiệp tự đứng ra tổ chức phân phối Đồng thời, việc sử dụng các nhà trung gian làmtăng hiệu quả tiếp xúc, tiết kiệm công sức trong quá trình phân phối.
Trong hình (a), cả 3 nhà sản xuất (NSX) đều bán trực tiếp cho 3 khách hàng(KH), do đó đòi hỏi 9 mối quan hệ tiếp xúc với nhau Trong hình (b), cũng với 3 nhàsản xuất hoạt động thông qua một trung gian phân phối, do đó chỉ cần 6 mối quan hệtiếp xúc Như vậy, nhà trung gian đã làm giảm bớt khối lượng công việc mà nhà sảnxuất phải làm
(a) (b)
Hình 1.2: Các mối tiếp xúc giữa nhà sản xuất với khách hàng
Bên cạnh đó, hệ thống kênh phân phối tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn chodoanh nghiệp Các doanh nghiệp ngày nay đã nhận thấy rằng để cạnh tranh thành công
họ không phải chỉ cung cấp hàng hoá tốt hơn mà còn phải làm tốt hơn khả năng sẵnsàng của hàng hoá mà bất cứ khi nào người tiêu dùng cần đều có thể đáp ứng Chỉ cóthông qua hệ thống kênh phân phối những công việc khó khăn này mới được giảiquyết
Việc tập trung vào chiến lược phân phối nói chung và kênh phân phối nói riêngkhông phải chỉ vì tầm quan trọng riêng của chiến lược này mà còn vì chiến lược
Trang 15marketing hỗn hợp của công ty Một kênh phân phối phù hợp có thể nâng cao hiệu quảcủa các biến số marketing hỗn hợp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường Chiếnlược phân phối thành công tạo nên lợi thế cạnh tranh dài hạn, và là điều kiện để pháthuy các biến số chiến lược khác của marketing hỗn hợp.
1.2.2 Tổ chức quá trình phân phối sản phẩm
1.2.2.1 Điều phối hàng hóa vào kênh phân phối
Điều phối hàng hoá là quá trình xác định các kế hoạch và tổ chức thực hiện kếhoạch đảm bảo nguồn cung cấp hàng hoá cho các kênh phân phối của doanh nghiệp.Các kế hoạch phân phối hàng hoá phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể của từngkênh trong mối liên hệ với toàn bộ hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp về cácyếu tố:
- Danh mục hàng hoá vận động trong kênh
- Khối lượng hàng hoá và từng loại hàng hoá trong kênh
- Thời gian xuất phát và sự dịch chuyển hàng hoá trong kênh
- Nguồn hàng và địa điểm giao nhận hàng trong kênh
1.2.2.2 Lựa chọn phương án vận chuyển hàng hóa trong kênh phân phối
Chức năng vận chuyển hàng hoá trong kênh phân phối được thực hiện haykhông phụ thuộc phần lớn vào việc giải quyết các nội dung của nhiệm vụ này Lựachọn đúng phương án vận chuyển cho phép đáp ứng tốt nhất về thời gian, địa điểm vàgiảm chi phí vận chuyển trong bán hàng Mọi quyết định về phân phối hàng hoá đặttrong yêu cầu chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào cácloại phương tiện vận tải hiện có trên thị trường và khả năng khai thác các phương tiệnvận tải đó trong quá trình phân phối sản phẩm
Trang 16Trong điều kiện sản xuất công nghiệp hiện đại với quy mô lớn và khách hàngnằm rải rác ở khắp nơi, chi phí vận chuyển chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành màngười tiêu dùng cuối cùng phải chịu Đặc điểm sản phẩm có ảnh hưởng không nhỏ tớichi phí vận chuyển Do vậy, cần phải lựa chọn một cách hợp lý phương tiện vậnchuyển để có được chi phí vận chuyển thấp nhất trong điều kiện có thể, đáp ứng đượcyêu cầu cạnh tranh bởi vì có giá thấp hơn so với các đối thủ.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng việc theo đuổi mục tiêu chi phí vận chuyểnthấp có thể ảnh hưởng hoặc không thoả mãn yêu cầu của mục tiêu khác như thời gian,địa điểm… trong quá trình phân phối và bán hàng Mâu thuẫn có thể xuất hiện giữa cácmục tiêu khác nhau của quá trình phân phối khi lựa chọn các phương tiện vận khácnhau đòi hỏi phải giải quyết hợp lý, đồng thời các mục tiêu đặt ra cho phân phối sảnphẩm
1.2.2.3 Quản lý dự trữ trong hệ thống kênh phân phối
Dự trữ trong hệ thống kênh phân phối có ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhucầu của khách hàng về thời gian và chi phí của doanh nghiệp Dự trữ không hợp lý cóthể làm mất khách hàng do sự chậm trễ hoặc làm tăng chi phí lưu kho Phương án dựtrữ phải xác định đúng về:
- Địa điểm: nên đặt ở đâu? (có thể tại kho của doanh nghiệp, tại các nhà trunggian, cần đảm bảo tính hợp lý của từng loại)
- Danh mục: các loại hàng hoá khác nhau có yêu cầu dự trữ khác nhau, vì vậycần đảm bảo tính hợp lý của từng loại
- Khối lượng: được xác định cho toàn hệ thống và tại từng địa điểm chủ chốttrong hệ thống phân phối, đảm bảo tính sẵn có của sản phẩm
Trang 17Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể về sản phẩm và hệ thống kênh phân phối có thể
dự trữ tập trung hoặc phân tán dọc theo kênh Có nhiều vấn đề cần giải quyết khi xácđịnh phương án dự trữ nhưng về nguyên tắc nên cố gắng thoả mãn tốt nhu cầu thờigian của khách hàng trên cơ sở giảm bớt chi phí dự trữ một cách tối đa và tăng hiệuquả vòng quay của vốn
1.2.3 Một số nội dung chủ yếu của hoạt động quản trị hệ thống kênh phân phối
Tổ chức quá trình phân phối có hiệu quả là do hoạt động quản lý tốt hệ thốngkênh phân phối Do vậy, các doanh nghiệp cần phải biết một số nội dung cơ bản vềquản trị kênh phân phối:
1.2.3.1 Đánh giá các thành viên trong kênh phân phối
Việc đánh giá các thành viên kênh phân phối là cần thiết đối với nhà quản trị.Nhà sản xuất phải định kỳ đánh gía hoạt động của người trung gian theo những tiêuchuẩn nhất định như: doanh số đạt được, mức độ lưu kho trung bình, thời gian giaohàng, cách xử lý hàng hoá thất thoát hoặc hư hỏng, mức độ hợp tác trong các chươngtrình quảng cáo và huấn luyện của công ty và những dịch vụ mà họ cung cấp
Nhà sản xuất có thể quy định những tiêu chuẩn riêng để đánh giá các thành viêntrong kênh, từ đó động viên kịp thời những thành viên tích cực hoặc bổ sung các biệnpháp marketing kịp thời đối với những thành viên hoạt động chưa hiệu quả trong quátrình phân phối
1.2.3.2 Động viên các thành viên trong kênh phân phối
Trước hết, nhà sản xuất phải tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của các thành viêntrong kênh bởi vì họ cần được khuyên khích kịp thời khi làm việc tốt Các thành viêntrong kênh có thể là những doanh nghiệp kinh doanh độc lập, họ có thị trường độc lập,
Trang 18có sức mạnh riêng và chiến lược kinh doanh riêng Các trung gian hoạt động như mộtngười mua cho khách hàng của họ, họ nỗ lực bán cả nhóm hàng chứ không phải từngmặt hàng riêng biệt Trong nhiều trường hợp quan điểm của người trung gian khác vớiquan điểm của nhà sản xuất, nhà sản xuất cần phải điều tra để có chính sách thích ứngvới nhu cầu và mong muốn của họ nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho mình.
Nhà sản xuất và nhà trung gian rất khác nhau về phương pháp quản lý Nhà sảnxuất thường sử dụng 3 phương pháp để khuyến khích các thành viên hoạt động đó làhợp tác, thiết lập quan hệ thành viên và xây dựng chương trình phân phối Các phươngpháp này đều tập trung vào việc tạo ra quan hệ chặt chẽ trong kênh Đồng thời nhà sảnxuất cũng có thể sử dụng những kiểu quyền lực khác nhau để đạt được sự hợp tác.Chẳng hạn, họ sử dụng những động lực tích cực như lợi nhuận, bớt giá, khen thưởng…nhằm khuyến khích các thành viên trong kênh, nhưng cũng có khi áp dụng những biệnpháp trừng phạt như đe doạ giảm mức lợi nhuận, ngừng giao hàng hoặc chấm dứt quanhệ
1.2.3.3 Xử lý mâu thuẫn trong hệ thống kênh phân phối
Xuất phát từ lợi ích và mục tiêu của các thành viên không phải bao giờ cũngđồng nhất, vì vậy các thành viên trong kênh luôn tồn tại những mâu thuẫn cần phải xử
lý Cũng có mâu thuẫn mang tính tích cực nhưng cũng có mâu thuẫn mang tính tiêucực Việc của nhà quản trị không phải là triệt để mọi mâu thuẫn mà là làm thế nào đểquản trị tốt chúng nhằm đem lại lợi ích chung Mâu thuẫn có thể xuất phát từ nhiềunguyên nhân khác nhau nhưng trong hệ thống kênh phân phối có những mâu thuẫn cơbản sau: xung khắc về mục tiêu, việc xác lập quyền hạn không rõ ràng hoặc do sự khácbiệt về nhận thức
Trang 19Từ những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn nhà quản trị có nhiệm vụ là phải xácđịnh rõ ràng mức độ quan trọng của mâu thuẫn và từng trường hợp dẫn đến mâu thuẫn
để có cách xử lý thích hợp Trong trường hợp mâu thuẫn ở mức độ gay go mà doanhnghiệp không thể xử lý được thì cần phải có một trung gian hoà giải sao cho mâu thuẫnđược nhanh chóng giải quyết, tránh hiện tượng tắc nghẽn dòng chảy trong hệ thốngkênh phân phối
Một số biện pháp mà các doanh nghiệp thường dùng để xử lý mâu thuẫn tronghiện nay đó là:
- Khuyến khích các thành viên chấp nhận mục tiêu chung:
Các thành viên của kênh bằng cách nào đó đi đến một thoả thuận về mục tiêu cơbản mà họ cùng theo đuổi Có thể là đảm bảo sống sót, đảm bảo thị phần, chất lượngcao hay thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng Biện pháp này thừơng xảy ra khi kênhphải đương đầu với đe doạ từ bên ngoài như có một kênh mới hoạt động có hiệu quảhơn hay mong muốn của khách hàng thay đổi Việc liên kết chặt chẽ với nhau có thểloại trừ được sự đe doạ Cũng có khả năng sự hiệp tác chặt chẽ với nhau có thể đưa lạibài học quí giá đối với thành viên của kênh về giá trị của việc cùng nhau hướng tớimục đích cuối cùng
- Dùng biện pháp thưởng phạt đối với thành viên của kênh:
Doanh nghiệp có thể dựa vào các hợp đồng mà các thành viên đã ký kết làm căn
cứ để thưởng phạt các thành viên có vi phạm và dẫn đến mâu thuẫn đó Biện pháp nàychỉ thực hiện khi biện pháp thứ nhất không áp dụng được, bởi vì dùng biện pháp này cóthể gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các thành viên
- Loại bỏ những thành viên gây nên những mâu thuẫn:
Trang 20Nếu dùng những biện pháp nhẹ nhàng mà các thành viên vẫn gây nên nhữngmâu thuẫn làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ kênh phân phối thì điều cần làmđối với doanh nghiệp là loại bỏ thành viên đó ra khỏi hệ thống Đây có thể là biện phápcuối cùng phải dùng đến để xử lý mâu thuẫn trong hệ thống kênh phân phối.
1.2.4 Một số yêu cầu khi lựa chọn hệ thống kênh phân phối.
Lựa chọn dạng kênh phân phối nào sao cho phù hợp với đặc điểm của doanhnghiệp và hoạt động có hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng Nó có vai trò quyết địnhđến sự thành công hay thất bại của hoạt động phân phối sản phẩm của doanh nghiệp
Do vậy, khi lựa chọn hệ thống kênh phân phối , doanh nghiệp cần phải khảo sát một sốyêu cầu sau:
Thứ nhất, phải đảm bảo cho việc tiêu thụ hàng hoá được thuận lợi, thoả mãn tốt
nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Hàng hoá sản phẩm của doanh nghiệp được luânchuyển qua các trung gian (đại lý, bán buôn, bán lẻ…) cùng với sự nỗ lực của các trunggian này sẽ đảm bảo cho sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ tốt Yêu cầu này là rất quantrọng đối với hoạt động của doanh nghiệp Vì chỉ qua tiêu thụ tốt sản phẩm hàng hoádoanh nghiệp mới thực hiện được giá trị của nó, nguồn vốn sản xuất của doanh nghiệpđược luân chuyển, chu kỳ sản xuất tiếp theo được thực hiện Bên cạnh yêu cầu tiêu thụtốt, sản phẩm của doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo thoả mãn nhu cầu đa dạng củangười tiêu dùng Đây là yêu cầu vừa mang tính xã hội vừa mang tính kinh tế đảm bảocho doanh nghiệp tồn tại trên thị trường
Thứ hai, việc lựa chọn kênh phân phối doanh nghiệp cũng cần dựa trên một số
căn cứ nhất định như: căn cứ vào đặc điểm của người tiêu dùng, đặc điểm của sảnphẩm, đặc điểm của trung gian, cấu trúc kênh của đối thủ cạnh tranh lựa chọn, đặcđiểm của công ty, đặc điểm của môi trường Nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc điểm trước
Trang 21khi lựa chọn kênh phân phối phù hợp là việc làm cần thiết để lựa chọn kênh phân phối.
Ví dụ, dựa vào đặc điểm của người trung gian như khả năng mạnh yếu của trung giancho kênh hoặc dựa vào đặc điểm các kênh của đối thủ cạnh tranh từ đó nhà sản xuất cóthể lựa chọn những kênh phân phối có cùng đầu ra bán lẻ với những đối thủ cạnh tranhhay những kênh hoàn toàn khác với kênh của đối thủ cạnh tranh
Thứ ba, khi lựa chọn kênh phân phối, doanh nghiệp cần phải xem xét đến mức
độ điều khiển kênh mong muốn Mức độ điều khiển của kênh phụ thuộc và tỷ lệ thuậnvới tính trực tiếp của kênh Khi sử dụng kênh gián tiếp, nhà sản xuất phải từ bỏ một sốyêu cầu điều khiển việc phân phối sản phẩm của mình trên thị trường Do vậy, nhà sảnxuất cũng cần cân nhắc kỹ nên lựa chọn dạng kênh nào phù hợp với mục tiêu của mình
Thứ tư, cần phải đảm bảo tính linh hoạt của kênh Trong điều kiện nền kinh tế
thị trường đầy biến động hiện nay đây cũng là một yêu cầu quan trọng khi lựa chọnkênh phân phối sản phẩm Nếu không đảm bảo được tính linh hoạt thì hệ thống kênhphân phối không thể thích ứng được với những biến động của môi trường kinh doanhbiến đổi liên tục
Thứ năm, cần đảm bảo tăng cường khả năng giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ
kênh phân phối Trong hệ thống kênh phân phối luôn tồn tại các mâu thuẫn do cácthành viên trong kênh thường quan tâm đến lợi ích ngắn hạn trước mắt mà không quantâm đến mục tiêu lâu dài của toàn bộ hệ thống Do đó gây nên xáo trộn và làm giảmtổng lợi nhuận của toàn hệ thống Chỉ khi các nhà sản xuất, các đại lý, người bán buôn,bán lẻ bổ sung hoạt động cho nhau sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn khi hoạt động mộtmình Bằng sự hợp tác họ có thể cung ứng và thoả mãn nhu cầu của thị trường mục tiêutốt hơn Vì vậy, việc tăng cường hợp tác giải quyết mâu thuẫn trong hệ thống kênhphân phối là yêu cầu quan trọng khi lựa chọn kênh và đảm bảo cho hoạt động củakênh đạt hiệu quả cao
Trang 22Thứ sáu, cần đảm bảo tối thiểu tổng chi phí trong điều kiện đưa sản phẩm đến
đúng nơi, đúng thời gian yêu cầu Cũng như trong hoạt động sản xuất việc tối thiểu hoáchi phíl à yêu cầu cấp thiết khi lựa chọn hệ thống kênh phân phối Bởi vì đây là một hệthống tổng thể hợp thành các hệ thống con phụ thuộc vào nhau, mục tiêu của doanhnghiệp là tối ưu hoá hoạt động của cả hệ thống Mặt khác, nếu chi phí phân phối quácao ảnh hưởng đến giá bán làm mất lợi thế cạnh tranh dẫn đến ảnh hưởng đến các mụctiêu khác của doanh nghiệp Do vậy, một kênh phân phối có tổng chi phí nhỏ nhất sẽđược chọn
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối sản phẩm của doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
1.3.1.1 Môi trường kinh tế
Bao gồm những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân phối như lạm phát, suythoái kinh tế, sự thiếu hụt hàng hóa…làm thay đổi hành vi mua của khách hàng trongviệc tiêu dùng sản phẩm của công ty, tiêu dùng ít hay không tiêu dùng sản phẩm Điềunày khiến cho kênh phân phối thay đổi, nó đòi hỏi kênh phân phối cần được thiết kế vàlựa chọn đáp ứng được các yêu cầu từ phía thành viên kênh cũng như yêu cầu củakhách hàng
1.3.1.2 Môi trường pháp luật
Đây là yếu tố môi trường phức tạp nhất bởi có rất nhiều những điều luật củachính phủ, của chính quyền, của các địa phương, thậm chí luật quốc tế cũng có ảnhhưởng tới hoạt động phân phối trong doanh nghiệp
1.3.1.3 Môi trường khoa học- kỹ thuật
Trang 23Trong thời kì công nghệ thông tin phát triển mạnh như hiện nay, những côngnghệ hiện đại cho phép người bán và người mua tiến hành những giao dịch mua bánmột cách nhanh chóng Kinh doanh trong nền kinh tế hiện đại, người quản trị kênhphân phối phải chú ý đến việc ứng dụng thành tựu của công nghệ kỹ thuật vào trong hệthống kênh phân phối Bên cạnh đó, việc phát triển khoa học- kỹ thuật làm cho chiềudài của kênh phân phối bị rút ngắn do việc đặt hàng và mua hàng qua mạng interne Vìvậy cần phải quản lý kênh phân phối sao cho phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng đó.
1.3.1.4 Môi trường văn hóa- xã hội
Môi trường văn hóa- xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới hành vi mua sắm củangười tiêu dùng, từ đó có ảnh hưởng đến việc xác định cấu trúc kênh phân phối để phùhợp với những hành vi, tập quán đó
1.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
1.3.2.1 Khách hàng của doanh nghiệp
Tư tưởng Marketing hiện đại là định hướng kinh doanh theo khách hàng, đápứng tốt nhu cầu của khách hàng Trong việc phát triển và thực hiện chính sáchMarketing hỗn hợp, các doanh nghiệp phải đưa ra những giải pháp cơ bản xuất phát từnhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu Từ sản phẩm mà công ty đưa ra đếngiá bán của nó và các thông điệp xúc tiến khi thực hiện phải phản ánh được nhu cầu vàmong muốn của thị trường mục tiêu, cấu trúc kênh phân phối cũng không nằm ngoàiquy luật đó Do vậy, các nhân tố khách hàng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt độngphân phối sản phẩm
Có 3 nhân tố của khách hàng mà doanh nghiệp cần quan tâm khi xây dựng và tổchức kênh phân phối sản phẩm:
Trang 24- Khu vực địa lý: là khoảng cách từ nhà sản xuất đến khách hàng Dựa vàokhoảng cách đó là cơ sở để doanh nghiệp phát triển một cấu trúc kênh phân phối phùhợp Thông thường khoảng cách từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng càng lớn thì việc
sử dụng nhiều trung gian sẽ có hiệu quả hơn phân phối trực tiếp Vì vậy việc quản lýtrung gian cũng đòi hỏi phức tạp hơn
- Quy mô thị trường: thước đo quy mô thị trường thường sử dụng là số lượngngười tiêu dùng hay công ty tiềm năng ở thị trường hàng tiêu dùng và thị trường côngnghiệp Khi quy mô càng lớn thì việc lựa chọn nhiều trung gian sẽ có hiệu quả hơn vàngược lại Vì vậy, quy mô thị trường càng lớn thì hoạt động phân phối sản phẩm càng
có nhiều khó khăn
- Mật độ khách hàng: được xác định bởi số lượng người tiêu dùng trên một đơn vịdiện tích Nhìn chung mật độ càng thấp thì việc phân phối càng khó khăn và tốn kém.Điều này đặc biệt đúng đối với dòng chảy hàng hoá tới thị trường cũng như đối với cácdòng chảy thông tin Khi thị trường càng phân tán càng cần nhiều trung gian, nhưngvấn đề hiệu quả cũng cần lưu ý và đưa lên hàng đầu Chính vì vậy, mật độ thị trườngcũng có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng hệ thống kênh phân phối sản phẩm củadoanh nghiệp
1.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Một ngành có ít doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong cùng lĩnh vực sẽ khácvới một ngành có nhiều doanh nghiệp Mặt khác, các doanh nghiệp trong ngành có sựhợp tác lẫn nhau cũng khác so với ngành luôn có sự cạnh tranh lẫn nhau Do vậy, yếu
tố ngành có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và đặc biệt
có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh về việc phân phối sản phẩm
Trang 25Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành mà ít có đối thủ cạnh tranh hoặc có sựphân chia địa lý khu vực hoạt động rõ ràng thì nhân tố đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởngkhông nhiều đến hoạt động phân phối sản phẩm Ngược lại, trong ngành mà sản phẩmcủa các doanh nghiệp không có sự khác biệt nhau nhiều và có cùng khu vực thị trườngthì sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động phân phối Bởi vì khi đó các doanh nghiệp cầnphải cạnh tranh gay gắt để tồn tại, do đó chiến lược của các doanh nghiệp là làm thếnào để hoạt động phân phối sản phẩm của mình đạt hiệu quả tốt nhất.
Các yếu tố của sự cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động phân phối sản phẩm là:
- Số lượng các doanh nghiệp trong ngành
- Sự khác biệt sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành
- Khu vực địa lý mà doanh nghiệp hoạt động
- Cấp độ cạnh tranh của ngành
- Đặc điểm ngành mà doanh nghiệp hoạt động (độc quyền hay cạnh tranh)
Từ những nhân tố ảnh hưởng trên, doanh nghiệp cần phải xem xét nhân tố nào
có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hoạt động phân phối sản phẩm của doanhnghiệp nhằm xây dựng chiến lược phân phối hợp lý Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh củadoanh nghiệp cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phân phối Chẳng hạn, mộtdoanh nghiệp luôn có uy tín với khách hàng và nhận được sự trung thành của kháchhàng thì hoạt động phân phối sẽ dễ dàng hơn so với doanh nghiệp chưa có lợi thế đó
Do vậy, doanh nghiệp ngày càng phải khẳng định uy tín của mình nhằm tránh nhữngkhó khăn trong hoạt động phân phối sản phẩm
1.3.2.3 Sản phẩm của doanh nghiệp
Đặc thù của sản phẩm cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình lựa chọnkênh phân phối và được thể hiện qua các đặc điểm sau:
Trang 26- Thể tích và trọng lượng của sản phẩm : thông thường các sản phẩm nặng vàcồng kềnh có chi phí vận chuyển, lưu trữ lớn tương ứng với giá trị của nó Mặt khác,mục tiêu của nhà sản xuất là luôn mong muốn giảm thiểu chi phí này bằng cách chỉ vậnchuyển chúng đến một vài địa điểm có thể Kết quả là cấu trúc kênh được lựa chọn chocác sản phẩm nặng và cồng kềnh theo nguyên tắc càng ngắn càng tốt Cấu trúc kênhđược các nhà sản xuất lựa chọn là dạng kênh ngắn.
- Tính dễ hư hỏng của sản phẩm : đối với sản phẩm dễ vỡ, dễ hư hỏng thì vềphương diện lựa chọn kênh phân phối cần phải chuyển nhanh chóng từ nhà sản xuấtđến người tiêu dùng nhằm tối thiểu hoá các rủi ro có thể phát sinh Do vậy, cấu trúckênh được các nhà sản xuất lựa chọn là dạng kênh ngắn
- Giá trị đơn vị sản phẩm: nhìn chung giá trị đơn vị càng thấp thì kênh càng dài hơn.Các loại hàng hoá có giá trị thấp là các hàng hoá phổ thông trên thị trường hàng tiêudùng hay hàng hoá bổ sung ở thị trường tiêu dùng
1.3.2.4 Bản thân doanh nghiệp
Bản thân doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phân phốisản phẩm của chính mình Các nhân tố thường được nhắc đến là:
- Quy mô doanh nghiệp : Sự khác nhau về quy mô sẽ dẫn đến khác nhau về khảnăng chiếm lĩnh thị trường cũng như việc lựa chọn kênh phân phối Một doanh nghiệp
có quy mô lớn thì khả năng chiếm lĩnh thị trường là cao và rộng, đồng thời sẽ sử dụngnhiều thành viên trong kênh phân phối
- Khả năng tài chính: khi khả năng, tiềm lực của công ty càng lớn thì nó càng ítphụ thuộc vào các trung gian Điều này cho phép công ty có khả năng điều khiển hoạtđộng phân phối sản phẩm của mình
Trang 27- Kinh nghiệm quản lý: việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp do một bộ phậntrong doanh nghiệp đảm nhận Do vậy, kinh nghiệm quản lý của cán bộ trong bộ phậnnày có vai trò quan trọng Nó quyết định đến sự hiệu quả của hoạt động phân phối sảnphẩm Chính nhờ kinh nghiệm quản lý mà doanh nghiệp có thể thích ứng với nhữngbiến đổi của thị trường để đảm bảo cho hoạt động phân phối được tốt hơn.
1.3.2.5 Nhân tố trung gian
Các doanh nghiệp sản xuất hiện nay hầu hết không trực tiếp phân phối sản phẩmhàng hoá tới tận tay người tiêu dùng mà họ phải qua các trung gian để thực hiện điều
đó Nó cũng là môt xu hướng tất yếu trong xã hôi hiện đại có sự phân công lao động rõràng Như vậy, trung gian là một nhân tố có vai trò quan trọng trong hoạt động phânphối sản phẩm của doanh nghiệp, cũng chính vì vậy mà nhà trung gian có ảnh hưởnglớn đến hoạt động phân phối
Những nỗ lực hoạt động hay sự trì trệ của nhà trung gian có thể quyết định đến
sự thành công hay thất bại trong hoạt động phân phối hay có thể dẫn đến sự tồn tại và
phát triển của công ty Hiện nay, cấu trúc nhà sản xuất → trung gian → người tiêu dùng tạo thành một chuỗi các mắt xích trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hoá
trong xã hội Do đó, nếu đứt một mắt xích hoặc bị “ hỏng” ở một nơi nào đó sẽ làm chotoàn bộ quá trình đó bị trì trệ Nhà sản xuất cần phải biết làm thế nào để xử lý mâuthuẫn trong nội bộ kênh đảm bảo cho quy trình đó hoạt động liên tục
Mặc dù, nhân tố trung gian có ảnh hưởng lớn tới hoạt động phân phối như vậynhưng không nên vì thế mà doanh nghiệp phải phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà trunggian Do đó, khi thiết lập, lựa chọn các nhà trung gian trong hệ thống kênh phân phốicủa mình doanh nghiệp cần phải cân nhắc các yếu tố sau:
Trang 28Thứ nhất là khả năng sẵn sàng của nhà trung gian: khả năng sẵn sàng và hợp tác
từ phía các thành viên kênh là yếu tố quan trọng trong hoạt động phân phối sản phẩm Một khi có sự hợp tác tốt của các trung gian thì việc phân phối sản phẩm tiến hành trôichảy và hiệu quả hơn
Thứ hai cần phải căn cứ vào chi phí Nếu nhà sản xuất xác định rằng các chi phí để sử
dụng các trung gian là quá cao thì họ sẽ giảm việc sử dụng các trung gian Do vậy, chiphí cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà trung gian để phân phối sảnphẩm của doanh nghiệp
1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản trị kênh phân phối
Để đánh giá được hiệu quả của hoạt động quản trị kênh phân phối doanh nghiêpcần dựa vào các chỉ tiêu sau:
1.4.1 Doanh số tiêu thụ (Q)
Q = Qi x Pi
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm i được tiêu thụ.
Pi là đơn giá sản phẩm i được tiêu thụ.
Đây là tiêu chí quan trọng nhất vì nó đánh giá khả năng hoạt động kinh doanhcủa các thành viên kênh trong thực tế Khi kiểm tra hoạt động bán, người quản lý kênhcần thận trọng phân biệt giữa lượng bán của nhà sản xuất cho thành viên kênh và lượngbán những sản phẩm của nhà sản xuất mà thành viên kênh thực hiện cho các kháchhàng của họ
Người quản lý kênh cần đánh giá dữ liệu bán theo ba mức độ so sánh sau:
Trang 29- Lượng bán hàng hiện tại của thành viên kênh so với lượng bán hàng trong lịchsử.
- So sánh lượng bán của một thành viên với tổng lượng bán của tất cả các thànhviên trong kênh
- Lượng bán của từng thành viên trong kênh so với các chỉ tiêu đã xác địnhtrước (nếu các chỉ tiêu đã được ấn định)
1.4.2 Doanh thu tiêu thụ (D)
Là tổng giá trị được thực hiện do bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ chokhách hàng
D = ΣQi *Pi (i=1,n)
Tổng doanh thu là tổng số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng trên hợp đồng cungcấp dịch vụ (kể cả số doanh thu bị chiết khấu, doanh thu của hàng hoá bị trả lại và phầngiảm giá cho người mua đã chấp nhận nhưng chưa ghi trên hoá đơn)
1.4.3 Kế hoạch dự trữ
Mức dự trữ là một quyết định quan trọng về phân phối vật chất, nó ảnh hưởngđến việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng Doanh nghiệp luôn mong muốn dự trữ đủlượng hàng để cung cấp cho khách hàng và như vậy công việc kinh doanh sẽ kém hiệuquả nếu doanh nghiệp dự trữ quá nhiều
Quyết định dự trữ hàng hóa đòi hỏi phải biết khi nào phải đặt thêm hàng và đặtbao nhiêu Số lượng đặt hàng càng lớn thì số lần đặt hàng càng ít Doanh nghiệp cầncân đối giữa chi phí xử lý đơn hàng và chi phí dự trữ hàng
Trang 30Chi phí xử lý đơn hàng cần được so sánh với chi phí dự trữ Mức chi phí dự trữbình quân càng lớn thì chi phí dự trữ càng cao Chi phí này bao gồm: Chi phí lưu kho,phí vốn thuế bảo hiểm, khấu hao và hao mòn vô hình.
Ngày nay càng có nhiều doanh nghiệp chuyển từ cung ứng đón đầu đến cungứng theo yêu cầu Việc cung ứng theo yêu cầu đối với khách hàng là chủ động hơntrong đó có phần sản xuất liên tục và phần dự trữ khi có đơn hàng về
1.4.4 Chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm (K)
K = ( Ct+1/ Ct ) x 100%
Trong đó: K: tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Ct: doanh thu tiêu thụ năm hiện tại Ct+1: doanh thu tiêu thụ năm sau.
K < 100%: năm nay kém hơn năm trước và tốc độ tiêu thụ giảm.
K = 100%: tốc độ tiêu thụ không thay đổi, doanh nghiệp tăng trưởng chưa đều.
K > 100%: tốc độ tiêu thụ năm nay lớn hơn năm trước, doanh nghiệp có chiều hướng tăng trưởng
1.5 Kinh nghiệm nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của một số doanh nghiệp trong ngành bao bì tại Hải Phòng.
Trước sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và cạnh tranh ngày càng quyết liệtnhư hiện nay, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và kinh doanh bao bìnói riêng đang đối mặt với mức độ cạnh gay gắt, không chỉ dừng lại ở các doanh
Trang 31nghiệp trong nước mà còn có rất nhiều đối thủ mạnh trong khu vực và trên thế giới vớitiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ Trước tình hình đó, doanh nghiệp cần phảinhận thức được tầm quan trọng của hoạt động marketing, đặc biệt là chiến lược phânphối cho các sản phẩm trong hoạt động của mình.
Trong quá trình nghiên cứu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bao bìtrên địa bàn thành phố Hải Phòng như trường hợp của Công ty Cổ phần VICEM bao bìHải Phòng, Công ty Cổ phần bao bì Sivico, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụcông nghiệp Tuấn Huyền,… có thể thấy các doanh nghiệp này đã áp dụng một số chínhsách cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của kênh phân phối như:
• Sử dụng kênh phân phối thông qua các đại lý và thường xuyên rà soát hoạt độngcủa hệ thống đại lý Những đại lý nào hoạt động kém hiệu quả sẽ chấm dứt hợpđồng đại lý Những đại lý làm nhà phân phối cho nhiều hãng bao bì mà không
ưu tiên tiêu thụ sản phẩm bao bì của doanh nghiệp mình cũng sẽ thay thế bằngđại lý khác
• Bên cạnh đó, thiết lập và quản lý hệ thống kênh phân phối Để các đại lý thựchiện việc phân phối theo mục tiêu đề ra, công ty đảm bảo lợi ích cho đại lýthông qua cơ chế thưởng do đạt doanh số khoán, hỗ trợ thêm chi phí bán hàng
• Hiện tại, các doanh nghiệp bao bì thường áp dụng chiến lược tập trung vào kênhphân phối, đồng thời, để tác động đến cả người tiêu dùng trực tiếp và các thànhviên trong kênh phân phối, các doanh nghiệp đã kết hợp sử dụng biện pháp kéo
và đẩy một cách nhịp nhàng Ngoài ra, doanh nghiệp còn tận dụng uy tín về chấtlượng, ưu thế trên thị trường để tăng cường quảng cáo, tiếp thị nhằm tạo ra sựkhác biệt cũng như sự nhận diện của khách hàng đối với sản phẩm của công ty
Từ đó, có thể tăng giá hợp lý để bù lại chi phí
Trang 33CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐỨC ANH 2.1 Mô tả khái quát về công ty TNHH Đức Anh
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1 Một số thông tin cơ bản về công ty
Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Anh (Duc Anh Plastic Co.Ltd) Tên viết tắt : DACOPACK
Địa chỉ trụ sở chính : số 223 đường Mạc Đăng Doanh , phường Hưng Đạo , quậnDương Kinh , thành phố Hải Phòng , Việt Nam
Điện thoại: (84) 031 3633589
Fax: (84) 031 3633588
Nhà máy số 1 : Chuyên sản xuất các mặt hàng bao bì nhựa dạng màng đơn phục vụ nội
địa và xuất khẩu
Địa chỉ : Số 759 đường Nguyễn Văn Linh - Quận Lê Chân - Thành phố Hải Phòng Điện thoại :(84)031 3 870 968 / 3 870 969
Fax : (84)031.3 870 78
Nhà máy số 2 : Chuyên sản xuất và in ấn các mặt hàng bao bì nhựa cao cấp
Trang 34Địa chỉ : Khu Công nghiệp Vĩnh Niệm - Quận Lê Chân - Thành phố Hải Phòng
Điện thoại : (84)031.3 742 789 / 3 870 789
Fax : (84)031.3 742 799
Đơn vị quản lý: Sở Công thương Hải Phòng
Người đại diện trước pháp luật : Lê Đức Tiến- Chức danh: Chủ tịch hội đồng thànhviên
Email: Ductien@ducanh.com.vn
Website: ducanh.com.vn
2.1.1.2 Quá trình phát triển công ty
Công ty TNHH Đức Anh là loại hình sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩmlàm từ plastic, sản phẩm chính của công ty là sản xuất bao bì các loại Công ty đã vàđang hoạt động hiệu quả do:
- Có sự chỉ đạo đúng đắn của cán bộ lãnh đạo công ty, từng bước củng cố hoànthiện cơ sở vật chất cũng như khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Có sự chỉ đạo, định hướng đúng đắn của đảng và nhà nước trong nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Nhu cầu tiêu dùng bao bì ngày càng cao, số lượng bao bì bán ra tăng, nên duy trìmức doanh thu, lợi nhuận cao, giúp doanh nghiệp phát triển ổn định
Trang 35- Chất lượng bao bì, sự uy tín của công ty cũng góp một phần không nhỏ vào sựthành công ngày hôm nay Có uy tín và chất lượng thì công ty mới có đượcnhững mối hàng quan trọng để đưa sản phẩm ra thị trường
Từ trước năm 2000 chỉ là một cơ sở sản xuất bao bì nhỏ nhưng do tình hình pháttriển và nhu cầu của thị trường nên đã chuyển đổi quy mô thành công ty TNHH ĐứcAnh từ tháng 4 năm 2000, tiền thân là hợp tác xã Đức Thắng, có quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh liên tục 26 năm liền và hiện tại công ty có 3 địa điểm kinh doanhchính:
- Nhà máy số 1- công ty TNHH Đức Anh số 759 Nguyễn Văn Linh, phường VĩnhNiệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, Việt Nam với mã số kinh doanh
00001, được thành lập vào ngày 20/4/2000
- Nhà máy số 2- công ty TNHH Đức Anh số 223 đường Mạc Đăng Doanh ,phường Hưng Đạo , quận Dương Kinh , thành phố Hải Phòng với mã số kinhdoanh 00002
- Nhà máy số 3 – công ty TNHH Đức Anh số 5/1A/174 Văn Cao , phường ĐằngGiang , quận Ngô Quyền , thành phố Hải Phòng với mã số kinh doanh 00003 Công ty liên tục đạt mức độ tăng trưởng và chấp hành tốt mọi chủ trương chínhsách của Đảng và nhà nước, đã được nhận nhiều bằng khen của UBND thành phố HảiPhòng, liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng:
- Bằng khen của Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ năm 2001 và 2003
- 6 năm liền được nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND thành phố Hải phòng(2002-2007)
- Năm 2005 vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân Chương Lao Động hạng
Ba cho tập thể công ty
Trang 36- Năm 2006 cá nhân Giám đốc được Nhà nước tặng thưởng Huân Chương LaoĐộng hạng Ba
Hàng năm công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng và tíchcực trong công tác xã hội, chia sẻ với cộng đồng bằng hàng loạt các hoạt động như:ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào lũ lụt , ủng hộ hoạt động thanh niên tình nguyệnvới tổng giá trị ủng hộ 1.134.000 vnđ bằng tiền đóng góp của cán bộ công nhân viên
Hiện nay công ty đang tiếp tục đề ra chiến lược để phát triển mở rộng quy mô.Đầu tư cải tiến cơ sở vật chất kĩ thuật , đào tạo nâng cao đội ngũ công nhân viên đểnâng cao năng suất lao động
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy công ty
Trang 37Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy công ty
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)
Trang 382.1.2.2 Nhận xét
Cơ cấu tổ chức công ty thuộc kiểu mô hình cơ cấu chức năng
Đặc điểm: trong phạm vi toàn doanh nghiệp, người lãnh đạo tuyến trên lẫnngười lãnh đạo tuyến chức năng đều có quyền ra quyết định về các vấn đề có liên quanđến chuyên môn của họ cho các phân xưởng tổ đội sản xuất Nhiệm vụ quản lý trong
cơ cấu này được phân chia trong các đơn vị riêng biệt để cùng tham gia quản lý Mỗiđơn vị được chuyên môn hoá thực hiện chức năng của mình
Ưu điểm:
- Tận dụng được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo
- Giảm gánh nặng cho người lãnh đạo chung
2.1.2.3 Chức năng, quyền hạn của từng phòng ban
Tổng giám đốc
Trang 39Hội đồng thành viên bổ nhiệm một người trong số họ hoặc người khác làmTổng giám đốc Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng giám đốc công ty.Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đạidiện theo pháp luật, thì Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịutrách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đượcgiao
Các quyền và nhiệm vụ:
- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ cácchức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể
cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc)
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty vàquyết định của Hội đồng thành viên
Phòng kỹ thuật - KCS
- Tổ chức phân công chỉ đạo các thành viên trong phòng thực hiện hoàn thànhnhiệm vụ theo đúng kế hoạch đặt ra
- Kiểm tra chất lượng của toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy
- Kiểm soát toàn bộ chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi giao hàng
Trang 40- Xử lý và giải quyết cấc khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm
- Xử lý sai hỏng trả về, quản lý theo dõi và đề xuất kiểm định các thiết bị đokiểm
Phòng sản xuất
- Lập kế hoạch sản xuất theo đơn hàng công ty đặt ra
- Tổ chức, phân bổ các cán bộ theo từng đầu việc dự án
- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm sản xuất ra
- Hỗ trợ phòng quảng cáo kiểm tra chất lượng chất lượng sản phẩm đầu vào
- Sản xuất theo tiến độ, chất lượng đã đề ra
- Quản lý sản xuất hiệu quả: vật tư, thiết bị
Chức năng, nhiệm vụ Ban ISO
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty về việc phụ trách, tổ chức thực hiệnmọi hoạt động và kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng ban ISO
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và chương trình xây dựng, áp dụng, duy trì và cảithiện hệ thống quản lý chất lượng, môi trường và an toàn thực phẩm
- Phân công trách nhiệm và công việc cụ thể cho từng thành viên trong ban
- Chủ trì các hoạt động biên soạn tài liệu hệ thống, xem xét, cải tiến và nâng cấptài liệu hệ thống