Câu 1: Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động.Câu 2: Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất.Câu 3: Ecgonomics là gì? nội dung Ecgonomics nghiên cứu?Câu 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động, của người lao động trong công tác bảo hộ lao động?Câu 5 :Ảnh hưởng của vi khí hậu đến cơ thể con người và biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu xấu?Câu 6:Ảnh hưởng của tiếng ồn đến cơ thể con người và biện pháp giảm tiếng ồn?
Trang 1Đề cương câu hỏi môn: An Toàn Lao Động
Câu 1: Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động.
Câu 2: Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất.
Câu 3: Ecgonomics là gì? nội dung Ecgonomics nghiên cứu?
Câu 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động, của người lao động trong công tác bảo hộ lao
động?
Câu 5 : Ảnh hưởng của vi khí hậu đến cơ thể con người và biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu xấu? Câu 6: Ảnh hưởng của tiếng ồn đến cơ thể con người và biện pháp giảm tiếng ồn?
Câu 7: Ảnh hưởng của rung động tới cơ thể con người và biện pháp giảm rung?
Câu 8: Thiết kế chiếu sáng tự nhiên?
Câu 9: Tính toán chiếu sáng tự nhiên?
Câu 10: Nhiệm vụ của thông gió công nghiệp, các biện pháp thông gió và các loại hệ thống thông gió?
Câu 11: Xác định lưu lượng thông gió khử nhiệt (trong hệ thống thông gió chung)?
Câu 12: Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa?
Câu 13: Khái niệm về vùng nguy hiểm, nguyên nhân gây chấn thương khi sử dụng máy móc thiết bị?
Câu 14: Biện pháp an toàn khi sử dụng máy tiện máy mài?
Trang 2Câu 1 Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.
- Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học
kĩ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phátsinh trong sản suất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi hơn để ngăn ngừatai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động
- Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù sản suất, nhằm bảo vệ yếu tố năngđộng nhất của lực lượng sản suất là người lao động Mặt khác việc chăm lo sứckhoẻ cho người lao động còn có ý nghĩa nhân đạo.(chăm sóc sức khoẻ, )
2 Tính chất của bảo hộ lao động a Tính chất pháp lý
Là những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn được ban hành trong công tác bảo
hộ lao động được soạn thảo thành luật của nhà nước Luật pháp về bảo hộ lao độngđược nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lýbắt buộc các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, người sử dụng lao động và ngườilao động trong các thành phần kinh tế có trách nhiệm nghiên cứu thi hành.
b.Tính khoa học kỹ thuật
- Trong công tác bảo hộ lao động cũng áp dụng những thành tựu khoa học kỹthuật mới nhất để phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp đáng tiếc trong laođộng cũng như bảo vệ sức khoẻ cho người lao động
- Phòng chống tai nạn lao động cũng xuất phát từ cơ sở khoa học và bằng các biệnpháp khoa học kỹ thuật Các hoạt động điều tra khảo sát, phân tích điều kiện laođộng, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến cơ thể con người, các giảipháp sử lý ô nhiễm, các giải pháp đảm bảo an toàn…đều là những hoạt độngkhoa học
c Tính quần chúng
Bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đếnngười lao động Họ là những người thường xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thựchiện các qui trình công nghệ, do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hở trongcông tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp về kỹ thuật an toàn, thamgia ý kiến về mẫu mực, qui cách dụng cụ phòng hộ, quần áo làm việc…mặt khác dùcác qui trình, qui phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công nhân chưa đượchọc tập, chưa được thấm nhuần, chưa thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó, thì họrất rễ vi phạm Nên công tác bảo hộ lao động phải được toàn thể quần chúng thi hànhmới đem lại hiệu quả
Trang 3Câu 2:Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
1 Điều kiện lao động:là một tập hợp tổng thể các yếu tố về tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội
được thể hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, qui trình công nghệ, môi trường lao động và sự xắp xếp, bố trí, tác động qua lại gữa chúng trong mối quan hệ vói con người tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao
động Các yếu tố tác động đến điều kiện lao động.
-Công cụ, phương tiện lao động: tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn, nguy hiểm cho người lao động.
-Sự đa dạng của đối tượng lao động: có thể ảnh hưởng tốt hay xấu, an toàn hay nguy hiểm -Quá trình công nghệ: dù ở trình độ cao hay thấp đều tác động đến người lao động trong còn
có thể làm thay đổi vai trò, vị trí của người lao động trong sản xuất.
-Môi trường lao động: môi trường lao động rất đa dạng, có nhiều yếu tố có thể gây bất lợi hay thuận lợi đều ảnh hưởng tới người lao động.
*Khi đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố trên.
2 Các yếu tố nguy hiểm và có hại:Những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có
nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong một điều kiện lao động
cụ thể gọi là các yếu tố nguy hiểm và có hại cụ thể là:
-Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi…
-Các yếu tố hoá học: chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, chất phóng xạ
-Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật: các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng -Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh…
-Các yếu tố về tâm lý không thuận lợi
3 Tai nạn lao động: là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả tác động đột ngột từ
bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương, hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.
* Tai nạn lao động chia thành:
-Chấn thương: là trường hợp tai nạn kết quả gây ra vết thương, dập thương hoặc sự huỷ hoại khác cho cơ thể con người Hậu quả của chấn thương có thể làm tạm thời hay vĩnh viễn mất khả năng lao động, có thể là chết người.
-Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự huỷ hoại sức khoẻ do kết quả tác dụng của các chất độc khi chúng xâm nhập vào cơ thế con người trong các điều kiện sản xuất.
-Để đánh giá tình hình tai nạn lao động sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động K (số tai nạn
lao động tính trên 1000 người trong một năm) K=n.1000/N Trong đó:
n- Số người bị tai nạn lao động (tính cho một cơ sở, địa phương, ngành hay cả nước).N- Số
lao động tương ứng 4 Bệnh nghề nghiệp.Là sự suy yếu dần dần sức khoẻ của người lao
động gây nên bệnh tật xảy ra trong quá trình lao động do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động.
Trang 4Câu 3: Khoa học Ecgonomics.
Ngày nay với sự ra đời của nhiều ngành khoa học mới và được ứng dụng rất hiệuquả trong bảo hộ lao động Các ngành khoa học về điện tử, điều khiển, công nghệthông tin được ứng dụng rộng rãi khi giải quyết các vấn đề về bảo hộ lao động đặc
biệt là khoa học về Ecgonomics.
Định nghĩa: Ecgonomics từ tiếng gốc hy lạp " engon"- lao động và " nomos"- quy luật.
Nghiên cứu và ứng dụng những qui luật chi phối giữa con người và lao động.Tiêu
chuẩn nhà nước Việt Nam định nghĩa: Ecgonomics là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa các phương tiện kỹ thuật và môi trường lao
động với khả năng của con người về giải phẫu, sinh lý, tâm lý nhằm đảm bảo cho lao
động có hiệu quả cao nhất, đồng thời bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho con người Khoahọc Ecgonomics với tính đa dạng và phong phú đã thâm nhập nhanh chóng vào hầu hếtcác nội dung của bảo hộ lao động việc áp dụng các thành tựu về Ecgonomics đểnghiên cứu, đánh giá thiết bị và công cụ lao động,chỗ làm việc, môi trường lao động,cũng như việc áp dụng các chỉ tiêu tâm sinh lý, dữ kiện nnhân trắc học người lao độngtrong thiết kế chỗ làm việc
*Những nội dung Ecgonomics nghiên cứu:Sự tác động giữa người - máy- môitrường,Nhân trắc học Ecgonomics với chỗ làm việc,Đánh giá và chứng nhận chất lượng
về an toàn lao động
1 Sự tác động giữa người - máy- môi trường.
Tại chỗ làm việc, Ecgonomics coi cả 2 yếu tố bảo vệ sức khoẻ cho người lao động vànăng suất lao động quan trọng như nhau
-Ecgonomics tập trung vào sự thích ứng của máy móc, công cụ với người điều khiểnnhờ vào việc thiết kế
-Tập trung vào sự thích nghi giữa người lao động với máy nhờ sự tuyển chọn, luyệntập
-Tập trung vào việc tối ưu hoá môi trường xung quanh với con người và sự thích nghicủa con người với điều kiịen môi trường…
Mục tiêu chính của Ecgonomics trong quan hệ người - máy và người- môi trường làtối ưu hoá các tác động tương hỗ
- Tác động tương hỗ giữa người điều khiển và trang thiết bị
- Giữa người điều khiển và chỗ làm việc
- Giữa người điều khiển với môi trường lao động
Khả năng sinh học của con người chỉ điều chỉnh được trong một giới hạn vì vậy khithiết kế các trang thiết bị phải chú ý đến tính năng sử dụng phù hợp với người sử dụng
nó Môi trường tại chỗ làm việc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nhưngphải đảm bảo sự thuận lợi cho người lao động khi
Trang 5làm việc: Các yếu tố về ánh sáng, tiếng ồn, rung động, độ thông thoáng tác động đếnhiệu quả công việc Các yếu tố về sinh lý, xã hội, thời gian và tổ chức lao động ảnhhưởng trực tiếp đến tinh thần của người lao động.
2.Nhân trắc học Ecgonomics với chỗ làm việc.
Nhân trắc học Ecgonomics là khoa học với mục đích là nghiên cứu những tươngquan giữa người lao động và các phương tiện lao động, đảm bảo sự thuận tiện tối ưucho người lao động khi làm việc để đạt được năng suất lao động cao nhất và đảm bảosức khoẻ cho người lao động
Những nguyên tắc Ecgonomics trong thiết kế hệ thống lao động
Chỗ làm việc là đơn vị nguyên vẹn nhỏ nhất của hệ thống lao động trong đó cóngười điều khiển, phương tiện kỹ thuật (cơ cấu điều khiển, thiết bị thông tin, trang
bị phụ trợ ) và đối tượng lao động
Các đặc tính thiết kế phương tiện kỹ thuật hoạt động cần phải tương ứng với khảnăng con người, dựa trên nguyên tắc:
-Cơ sở nhân trắc học, cơ sinh, tâm sinh lý và đặc tính khác của người l/đ
-Cơ sở về vệ sinh lao động.-Cơ sở về an toàn lao động
-Các yêu cầu thẩm mỹ kỹ thuật
Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động.
Thích ứng với hình dáng người điều khiển
Phù hợp với tư thế của cơ thể, lực cơ bắo và chuyển động
Các tín hiệu, cơ cấu điều khiển, thông tin phản hồi
Thiết kế môi trường lao động.
Môi trường lao động cần phải được thiết kế và đảm bảo tránh được tác động
có hại của các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và đạt được điều kiện tối ưucho hoạt động chức năng của con người
Thiết kế quá trình lao động.
Thiết kế quá trình lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người laođộng, tạo điều kiện dễ chịu, thoải mái để dễ dàng thực hiện mục tiêu laođộng Phải loại trừ sự quá tải gây nên bởi tính chất công việc vượt quá giớihạn chức năng hoạt động tâm sinh lý của người lao động
3 Đánh giá và chứng nhận chất lượng về an toàn lao động.Phạm vi đánh giá về
Ecgonomics và an toàn lao động đối với máy, thiết bị bao gồm:
An toàn vận hành và Tư thế và không gian làm việc
Các điều kiện nhìn rõ ban ngày và ban đêm và Chịu đựng về thể lực
Đảm bảo an toàn đối với các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất
Những yêu cầu về thẩm mỹ, bố cục không gian, sơ đồ bố chí, tạo dáng, màu sắc
Trang 6Câu 4 Trách nhiệm của tổ chức cơ sở trong công tác bảo hộ lao động.
a Nghĩa vụ và quyền của người sử dụng lao động.nghĩa vụ:
-Khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện l/đ
-Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo qui định của nhà nước.
-Cử người giám sát việc thực hiện các qui định, nội dung, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn viên.
-Xây dựng nội qui, qui trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy móc, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định của nhà nước -Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn qui định biện pháp an toàn, vệ sinh lao động với người lao động.
-Chấp hành nghiêm chỉnh qui định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng Hàng năm phải báo cáo với sở lao động thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.
-Buộc người lao động phải tuân thủ các qui địn, nội qui hiến pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.-Khen thưởng, kỷ luật kịp thời.-Khiếu lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải chấp hành nghiêp chỉnh quyết định đó.
b Nghĩa vụ và quyền của người lao động.
Nghĩa vụ:
-Chấp hành các qui định, nội qui về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
-Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, nếu làm mất,
hư hỏng thì phải bồi thường.
-phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
Quyền:
-Yêu cầu của người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
-Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động,
đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ trối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ nói trên không được khắc phục.
-Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm qui định của nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động.
Trang 7Câu 5 Ảnh hưởng của vi khí hậu đến cơ thể.
a ảnh hưởng của vi khí hậu nóng.
Làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng có thể xảy ra các biến đổi sinh lý, bệnh lý
- Biến đổi sinh lý:
- Nhiệt độ da: Đặc biệt là vùng da trán, rất nhạy cảm đối với các biến đổi nhiệt bên
ngoài gây ra cảm giác nhiệt: rất lạnh, lạnh, mát, dẽ chịu
-Nhiệt thân (ở dưới lưỡi): Nếu thấy tăng thêm 0.310C là cơ thể có sự tích nhiệt Nhiệtthân ở 38.50C được coi là nhiệt báo động, có sự nguy hiểm sinh lý như say nóng
- Chuyển hoá nước: làm việc ở nhiệt độ cao lên cơ thể mất ngiều nước do thải nhiệt gây
ảnh hưởng tới tim, thận, gan, hệ tiêu hoá, hệ thần kinh
* Trong điều kiện vi khí hậu nóng, các bệnh thường gặp tăng lên gấp 2 so với lúc bìnhthường Rối loạn bệnh lý do vi khí hậu nóng thường gặp là chứng say nóng và chứng
co giật, gây ra chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và đau thắt lưng
b ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh.
Làm cho cơ thể mất nhiệt, nhịp tim, nhịp thở giảm và mức tiêu thụ oxy tăng Cơ vân,
cơ trơn co lại gây hiện tượng nổi da gà, mạch máu co thắt sinh cảm giác tê cóng chântay, vận động khó khăn trong điều kiện vi khí hậu lạnh dễ xuất hiện một số bệnh: viêmdây thần kinh, viêm khớp, viêm phế quản, hen và một số bệnh mãn tính khác do máulưu thông kém và đề kháng cơ thể giảm
b ảnh hưởng của bức xạ nhiệt.
-Tia hồng ngoại: tuỳ theo cường độ bức xạ, bước sóng, diện tích chiếu, góc chiếu tiahồng ngoại có thể phát sinh mức tác dụng nhiệt khác nhau Tia hồng ngoại có ngắn sứcrọi sâu vào dưới da 3cm gây bỏng, rộp phồng da, cảm giác bỏng Với tia có dài xuyênqua xương hộp sọ gây biến đổi cho não
-Tia tử ngoại: gây ra các bệnh về mắt, da (bỏng, ung thư )
-Tia Laze: gây bỏng da, võng mạc ngoài ra còn gây tác dụng điện học, hóa học, cơhọc
Các biện pháp phòng chống tác hại vi khí hậu xấu.
a Phòng chống vi khí hậu nóng.
Gồm có:Biện pháp kỹ thuật;Biện pháp vệ sinh;Biện pháp phòng hộ cá nhân
Biện pháp kỹ thuật: Để duy trì tiêu chuẩn vi khí hậu cho các nhà sản xuất dùngcác biện pháp:
-Trong các phân xưởng, nhà máy nóng độc cần được tự động hoá và cơ khí hoá, điềukhiển và quan sát từ xa
-Cách ly nguồn nhiệt đối lưu, bức xạ nơi lao động bằng cách dùng vật liệu cách nhiệtbao bọc lò, ống dẫn
-Lập thời gian biểu sản xuất thích hợp, những công đoạn sản xuất toả nhiều nhiệtkhông hoạt động cùng một lúc mà rải ra trong ca lao động
-Khi thiết kế xắp đặt hợp lý các nguồn sinh nhiệt xa nơi lao động Đảm bảo thông gió
tự nhiên và thông gió cơ khí chống nóng
-Giảm nhiệt, bụi: dùng thiết bị giảm nhiệt, lọc bụi (màn nước, thông gió )
Trang 8 Biện pháp vệ sinh:
-Quy định chế độ lao động thích hợp Trong điều kiện vi khí hậu nóng lấy chỉ số nhiệttam cầu làm tiêu chuẩn xét mức giới hạn cho phép khi tiếp xúc với nhiệt cho các chế
độ lao động, nghỉ ngơi khác nhau
-Tổ chức tốt nơi nghỉ cho công nhân làm việc ở nơi có nhiệt độ cao bằng các phòng đặcbiệt hoặc ở nơi xa nguồn phát nhiệt: có nhiệt độ thấp, tốc độ chuyển động không khíthích hợp, thoải mái khi nghỉ ngơi
-Thiết kế không gian nghỉ với kích thước tuỳ ý, xung quanh được bao 1 màn nước hìnhtrụ đứng cao 2m Ngoài ra còn trang bị các vòi nước ấm và lạnh cho công nhân tắmtrong thời gian nghỉ hoặc cấp cứu khi bị say nóng
-Chế độ uống: làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng mồ hôi ra nhiều làm mất cácmuối khoáng, vitamin, để giữ cân bằng nước trong cơ thể cần uống nước có pha thêmcác muối kali, natri, canxi, phốtpho và bổ xung thêm các vitamin B, C, đường, axít hữu
cơ
-Chế độ ăn hợp lý: làm việc trong điều kiện nóng, năng lượng tiêu hao cao hơn bìnhthường, nhưng do mất nước, mất muối, gây mất cảm giác thưởng thức ăn uống Bởivậy hậu cần phải hợp khẩu vị, kích thích được ăn uống
Hàng năm khám tuyển định kỳ phát hiện người bị mắc bệnh không được phép tiếp xúcvới nóng: bệnh tim mạch, thận, hen, lao
Biện pháp phòng hộ cá nhân
- Quần áo bảo hộ lao động: cản nhiệt từ bên ngoài vào và thoát nhiệt thừa từ bêntrong ra
- Bảo vệ đầu: mũ bảo vệ, mặt lạ
- Bảo vệ chân tay bằng giày chịu nhiệt, găng tay đặc biệt
- Bảo vệ mắt bằng kính màu đặc biệt để giảm tối đa bức xạ nhiệt cho mắt
b Phòng chống vi khí hậu lạnh.
- Phòng cảm lạnh: bằng cách che chắn tốt, tránh gió lùa Các xưởng lớn dùng hệthống gió sưởi ấm ở cửa ra vào, màn khí nóng để cản không khí lạnh tràn vào
- Bảo vệ chân: dùng giày da, ủng khô
- Trang cấp đầy đủ quần áo đúng tiêu chuẩn
- Khẩu phần ăn chống rét phải đủ mỡ, dầu thực vật Tỷ lệ mỡ tốt nhất nên đạtđược 35-40% tổng năng lượng
Câu 6 Chống tiếng ồn 1.
Trang 9ảnh hưởng của tiếng ồn
Tiếng ồn tác động đến cơ quan thính giác đầu tiên nhưng lại gây ảnh hưởngtrước hết đến hệ thần kinh trung ương, sau đó đến hệ thống tim mạch và nhiều cơ quankhác, cuối cùng đến cơ quan thính giác tác hại của tiếng ồn chủ yếu phụ thuộc vàomức ồn Tuy nhiên tần số lặp lại, đặc điểm của của tiếng ồn cũng ảnh hưởng lớn Tiếng
ồn phổ liên tục gây tác dụng khó chịu ít hơn tiếng ồn gián đoạn tiếng ồn tần số cao khóchịu hơn có tần số thấp Khó chịu nhất là tiếng ồn thay đổi cả về tần số và cường độ.ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể còn phụ thuộc vào hưởng của năng lượng âm,thời gian tác dụng
- ảnh hưởng của tiếng ồn đến cơ quan thính giác: khi chịu tác dụng của tiếng ồn,
độ nhạy cảm thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên, làm việc lâu trongmôi trường có tiếng ồn phải mất một thời gian nhất định sau khi làm việc mớiphục hồi thính giác Làm việc trong môi trường iếng ồn kéo dài gây bệnh nặngtai, giảm thính lực
- ảnh hưởng tới các cơ quan khác:
+Gây rối loạn trạng thái bình thường của hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt, cảm giác
sợ hãi
+Gây rối loạn hệ thống tim mạch: rối loạn sự co cơ của mạch máu, nhịp tim
+Gây các bệnh khác: đau dạ dày, cao huyết áp
+Giảm chất lượng công việc do thông tin bị nhiễu
2 Biện pháp chống tiếng ồn.
Biện pháp chung:
-Chống tiếng ồn phải được thực hiện ngay từ khâu thiết kế (máy móc ), qui hoạchtổng mặt bằng
-Hạn chế sự lan truyền ngay trong phạm vi xí nghiệp, ngăn chặn lan ra xung quanh
-Trồng cây xanh giữa các khu nhà, khu sản xuất tạo rào cản và giảm tiếng ồn
-Đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa khu sản xuất và các khu khác để tiếng ồn khôngvượt mức cho phép
-Máy ồn trong phân xưởng được bố trí vào một khu vực cách xa nơi làm việc
Giảm tiếng ồn tại nguồn phát sinh: đây là biện pháp chủ yếu
Nguyên nhân sinh tiếng ồn tại nguồn phát sinh:
Đặc điểm của máy: ma sát, va chạm
Chế tạo không chính xác
Chất lượng lắp ráp kém
Vi phạm qui tắc sử dụng máy
Trang 10 Không sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ.
Qui trình công nghệ chưa hoàn thiện
Biện pháp công nghệ:
Hiện đại hoá trang thiết bị, thay thế thiết bị gây ồn
Hoàn thiện qui trình công nghệ: thay dập, tán bằng ép
Biện pháp kết cấu: thay thế các chi tiết, kết cấu gây ồn lớn bằng chi tiết,kết cấu gây ồn thấp hơn
Biện pháp tổ chức: lập thời gian biểu thích hợp cho các xưởng ồn
Bố trí các xưởng ồn làm việc vào những buổi ít người
Lập đồ thị làm việc cho công nhân để họ có khả năng nghỉ ngơi hợp
lý, làm giảm thời gian có mặt của công nhân ở những xưởng có mức
ồn cao
Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền: dùng nguyên tắc hút âm hoặc cách âm
Nguyên tắc hút âm: Năng lượng âm lan truyền trong không khí, khi gặp bềmặt kết cấu thì một phần năng lượng bị phản xạ lại, một phần bị vật liệucủa kết cấu hút đi và một phần xuyên qua kết cấu rồi lan truyền tiếp Sựphản xạ và hút năng lượng âm phụ thuộc vào tần số, góc tới của sóng âm,tính chất vật lý của vật hút âm Quá trình hút âm là do sự biến đổi cơ năngthành nhiệt năng nhiệt năng bao gồm ma sát nhớt của không khí trong vậthút âm và vật liệu làm vật hút âm
Nguyên tắc cách âm: Khi sóng âm tới bề mặt 1 kết cấu, dưới tác dụng của
âm kết cấu này chịu dao động cưỡng bức, do đó trở thành 1 nguồn âm mới
và tiếp tục bức xạ năng lượng.Tiếng ồn từ nơi có nguồn ồn xuyên qua kếtcấu cách âm truuyền đi bằng 3 con đường
Đi qua kết cấu phân cách
Đi trực tiếp theo không khí qua các khe hở và các lỗ
Đi theo nhờ rung động do các kết cấu gây ra
Tường cách âm: Thực chất của tường cách âm là năng lượng âm truyền đếnđược phản xạ lại lớn hơn nhiều năng lượng âm đi qua nó Tường cách âmthường có 1 lớp hoặc nhiều lớp
Vỏ (bao) cách âm: Dùng để che thiết bị hoặc một phần của thiết bị gây ồncao Vỏ bọc thường làm bằng kim loại, gỗ, chất dẻo, kính và các vật liệu kháctuỳ theo mức độ phòng cháy và khả năng sản xuất Mặt trong dán hoặc ốpmột lớp vật liệu hút âm chọn tương ứng với phổ tiếng ồn của máy và theo yêucầu phòng cháy (bông, xỉ than, các loại vật liệu sợi )