1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá an toàn sinh học ở các trang trại chăn nuôi heo tư nhân

10 971 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 646,5 KB

Nội dung

Nghiên cứu thực hiện trên 110 trang trại chăn nuôi heo tư nhân tại đông nam bộ,các trang trại có quy mô từ 20 heo nái đến 300 heo nái. Để đánh giá và cho điểm an toàn sinh học của từng trang trại, phần mềm biocheck đã được sử dụng, phần mềm này được xây dụng và phát triển bởi đại học Ghent, Vương quốc Bỉ.

Trang 1

ĐÁNH GIÁ AN TOÀN SINH HỌC TẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO

Trần Quốc Vĩ, Lê Thanh Hiền, và Hồ Thị Kim Hoa*

Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM

* Tác giả liên hệ: Hồ Thị Kim Hoa Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM, Thủ Đức, Tp HCM

Tel: (08) 38961711; email: hoa.hothikim@hcmuaf.edu.vn

TÓM TẮT

Để đánh giá tình hình thực hiện an toàn sinh học (ATSH) ở các trang trại chăn nuôi heo tư nhân tại ba huyện/thị ở tỉnh có mật độ chăn nuôi cao, một nghiên cứu được thực hiện sử dụng bảng câu hỏi và chấm điểm của phần mềm đánh giá thực hiện ATSH BioCheck.ugent® (Đại

học Ghent, Vương quốc Bỉ) Khảo sát được tiến hành tại 110 trang trại chăn nuôi heo tư nhân

có số heo nái ≥ 20 và < 100 Trong số đó, có 04 trang trại đăng ký chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP và 48 trại được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y Khoảng 1/3 số trang trại chưa biết đến ATSH và 1/3 số trang trại chỉ nghe nói đến khái niệm này nhưng không hiểu rõ ý nghĩa 92,7% trang trại không biết về quy chuẩn ATSH của Bộ NN&PTNT Điểm số ATSH trung bình của các trang trại là 53,5 thấp hơn so với tiêu chuẩn trung bình cần đạt của BioCheck.ugent® là 65 ATSH của cả nhóm chỉ tiêu ngăn mầm bệnh xâm nhập vào trại

và ngăn mầm bệnh phát tán trong trại đều không đạt yêu cầu Chỉ có 4 trang trại đăng ký VietGAHP có mức điểm ATSH trung bình đạt tiêu chuẩn của BioCheck.ugent® Các trang trại được chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y có điểm ATSH không cao hơn so với các trang trại còn lại Một số biện pháp ATSH quan trọng nhưng còn nhiều trang trại chưa thực hiện như: áp dụng biện pháp “cùng vào - cùng ra” (chỉ có 12,7% số trại áp dụng); trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho những người từ bên ngoài vào trại (20,9% số trại thực hiện); định kỳ kiểm tra chất lượng nguồn nước (43,6%); sát trùng phương tiện vận chuyển ra vào trại (53,6%); ngăn các loài vật nuôi khác vào khu vực chăn nuôi (56,4%) Khoảng 1/3 số trang trại còn nuôi chung nhiều loài gia súc, gia cầm Việc thực hiện vệ sinh và sát trùng khi di chuyển giữa các dãy chuồng được xem rất khó thực hiện Phần lớn các trại đều xử lý chất thải bằng biogas, nhưng nước thải biogas chưa được xử lý hợp lý, có thể gây ô nhiễm nước ngầm

Từ khóa: An toàn sinh học; trang trại; chăn nuôi; heo.

ABSTRACT

The study was aimed to evaluate the quality of biosecurity of private small-to-middle-scaled pig farms in three districts of high-density pig production, using BioCheck.ugent® software – a scoring system designed by Gent University (Belgium) One hundred and ten farms of ≥ 20 sows or equivalence were investigated, among which four were VIETGAPH farms and 48 were certified as good hygiene farms Approximately one third of the farm owners admitted that they had no knowledge about farm biosecurity, and one third have heard of farm biosecurity but did not quite understand all the meanings Almost all of the farms (92,7%) did not know there exists a national regulation on conditions for biosecurity of pig farms officially issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development Among 110 surveyed farms, only the four VIETGAPH farms obtained qualified biosecurity scores (≥ 65) The average of overall biosecurity scores of all the farms were 53.5 The application of biosecurity in certified good hygiene farms were not significantly different from that of uncertified farms Many farms (1/3) produced more than one animal species Several important biosecurity measures that should be improved are: all-in-all-out practice (which is applied by only 12.7% farms); providing farm-specific clothing and boots and hand-wash requirement for visitors (recently applied by 20.9% farms); regular examination of water supply; disinfection of areas between

Trang 2

compartments; disinfection of vehicles before entering the farms; and prevention of the intrusion of wild animals and birds Although all farms have biogas system for waste treatment, there is no further treatment of the biogas effluent, which would lead to contamination of underground water

Key words: Biosecurity; Biocheck.ugent; hygiene; pig farms.

ĐẶT VẤN ĐỀ

An toàn sinh học - ATSH (biosecurity) trong chăn nuôi là áp dụng tổng hợp các biện pháp/hoạt

động có liên quan nhằm làm giảm nguy cơ đưa tác nhân gây bệnh vào trại hay một khu vực nào đó và giảm nguy cơ phát tán tác nhân gây bệnh (FAO/OIE/WB, 2010) Tại các trại chăn nuôi, ATSH được thực hiện nhằm kiểm soát không cho mầm bệnh xâm nhập vào trại cũng như ngăn ngừa mầm bệnh phát tán, giúp công tác phòng dịch và chống dịch được thực hiện một cách hiệu quả Các tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn, vi-rút, vi nấm và độc tố của chúng, là nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm, dị ứng, nhiễm độc, hoặc các mối nguy hiểm khác đến sức khỏe con người, thậm chí còn là mối đe dọa về phát triển kinh tế, ổn định xã hội và an ninh quốc gia (Tian và Zheng, 2014) Các biện pháp ATSH được đề ra nhằm giúp các cơ sở chăn nuôi có thể kiểm soát các mầm bệnh này, ngăn không cho chúng xâm nhập vào khu vực chăn nuôi, cũng như không cho các mầm bệnh này phát tán Hiện nay, Bộ NN&PTNT Việt Nam đã ban hành ba văn bản liên quan đến ATSH của các cơ sở chăn nuôi heo, gồm có QCVN 01-14:2010/BNNPTNT về điều kiện trại chăn nuôi heo ATSH; Quy chuẩn QCVN 01-79:2011/BNNPTNT để kiểm tra đánh giá vệ sinh thú y các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm;

và Quyết định 4653/QĐ-BNN-CN về quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VIETGAHP)

Theo Alawneh và ctv (2014), các trang trại chăn nuôi quy mô lớn thường có trang bị và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học tốt hơn các trang trại quy mô nhỏ Dữ liệu quản lý của địa phương khảo sát cho thấy trên 90% trang trại thuộc sở hữu tư nhân là những trang trại có quy

mô nhỏ (< 100 heo nái) Do đó, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá mức độ áp dụng các biện pháp ATSH ở các trang trại thuộc sở hữu tư nhân, nhằm giúp các cơ quan chức năng nắm được tình hình thực hiện ATSH ở các cơ sở chăn nuôi tại địa phương Từ đó, việc quản lý phòng chống dịch tại địa phương có thể được thực hiện với hiệu quả cao Đồng thời, các chủ hay quản lý trang trại chăn nuôi có thể nắm được tình hình thực hiện ATSH của trại để có những cải tiến, thay đổi phù hợp

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện trên toàn bộ trang trại chăn nuôi heo thuộc sở hữu tư nhân thuần túy, nuôi heo từ giai đoạn nái sinh sản đến xuất thịt, có quy mô chăn nuôi từ 20 heo nái trở lên (n = 124) Danh sách các trang trại được các trạm thú y tại các địa phương cung cấp

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu dạng cắt ngang, được tiến hành từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016 tại 03 huyện/thị có mật độ chăn nuôi cao trong một tỉnh Khảo sát được thực hiện qua hai loại bảng câu hỏi

(i) Bảng câu hỏi thứ nhất của phần mềm BioCheck.ugent® (Đại học Ghent, Vương quốc Bỉ) có

108 câu hỏi (questionairs), được phân thành 12 nhóm chỉ tiêu ATSH gồm 6 chỉ tiêu ngăn mầm bệnh xâm nhập vào trại và 6 chỉ tiêu ngăn mầm bệnh phát tán trong trại (Bảng 1) Các câu trả lời (dạng có hay không) được đưa vào phần mềm để chấm điểm ATSH theo từng nhóm chỉ tiêu và đánh giá chung Các chỉ tiêu khảo sát trong BioCheck.ugent cũng gần giống với các mục trong hướng dẫn ATSH của Bộ NN&PTNT (QCVN 01-79:2011/BNNPTNT) Tuy nhiên, BioCheck.ugent cho phép đánh giá (định lượng, % đạt) việc thực hiện ATSH của từng nhóm chỉ tiêu và của cả hệ thống chăn nuôi

Trang 3

Bảng 1 Các nhóm chỉ tiêuđánh giá thực hiện ATSH trong trại chăn nuôi

ATSH ngăn mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài

1 Nhập vật nuôi mới, mua con giống, tinh dịch

2 Vận chuyển động vật; xử lý phân và xác động vật

3 Quản lý thức ăn, nước uống, và dụng cụ

5 Kiểm soát động vật, gặm nhấm và côn trùng

ATSH ngăn phát tán mầm bệnh trong trại

2 Quản lý thời kỳ nái đẻ và nuôi con

3 Quản lý heo sau cai sữa

5 Vệ sinh giữa các khu vực; sử dụng thiết bị chăn nuôi

(ii) Bảng câu hỏi thứ hai gồm các câu hỏi khảo sát về tình hình chăn nuôi của trại, mức độ hiểu biết về ATSH của các chủ trang trại, ghi nhận các hình thức quản lý chất thải, và một số biện pháp ATSH theo các quy chuẩn được Bộ NN&PTNT ban hành (Bảng 2)

Phân tích số liệu

Phương pháp Pearson được dùng để xác định mối tương quan giữa điểm số ATSH và quy mô trang trại Các chỉ tiêu thực hiện ATSH được thu thập theo tỷ lệ và điểm số trung bình theo

nhóm (quy mô, địa phương) Trắc nghiệm Chi bình phương và trắc nghiệm t (t-test) được sử

dụng để so sánh giữa các nhóm Phần mềm STATA 11 (StataCorp 2009 Stata Statistical Software: Release 11 College Station, TX: StataCorp LP) được sử dụng cho tất cả các phân tích trên

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tình hình chăn nuôi của các trại heo tư nhân

Nghiên cứu đã thực hiện trên 110/124 trang trại chăn nuôi heo thuộc sở hữu tư nhân thuần túy (14 trang trại không đồng ý cung cấp thông tin) Trên địa bàn các huyện khảo sát hiện đang tồn tại 3 hình thức quản lý hoạt động của các trang trại chăn nuôi heo là do công ty quản lý hoàn toàn (30,7%), nuôi gia công (30,7%) và chăn nuôi tư nhân thuần túy (38,5%) Các trang trại tư nhân có quy mô chăn nuôi từ 20 nái đến 50 nái chiếm đến 62% (Hình 1)

Tất cả các trang trại trong nghiên cứu đều sử dụng kiểu chuồng hở, chỉ có 06/110 trang trại có đầu tư xây dựng các nhà nuôi dạng kín cho nhóm heo nái (nhóm heo thịt vẫn được nuôi trong chuồng hở) Tỷ lệ trại chăn nuôi hỗn hợp nhiều loài là 31,8% (35/110), ngoài nuôi heo các trang trại này còn nuôi thêm gà (62,8%) hoặc các động vật khác như vịt, bò, dê, cá sấu (37,2%) Hướng sản xuất chính của các trang trại tư nhân là nuôi heo nái sản xuất ra con giống

và bán sản phẩm cuối cùng là heo thịt (82,7%), một số khác vừa bán heo con vừa nuôi heo thịt (17,3%) Số lượng trang trại có lao động đã qua đào tạo từ bậc trung cấp trở lên về lĩnh vực chăn nuôi thú y khá hạn chế (16,4%)

Trang 4

Có đến 96,4% các trang trại xử lý chất thải chăn nuôi bằng hệ thống biogas với nhiều hình thức như xây bê tông, túi nhựa, phủ bạt một phần hay phủ bạt toàn bộ Số ít trang trại còn lại (3,6%) không xử lý chất thải mà dẫn chất thải trực tiếp xuống ao nuôi cá Chất thải sau khi xử lý biogas được các trang trại dẫn vào các hồ chứa (không chống thấm) Nước thải từ các hồ chứa này dùng để tưới cây trồng hoặc để thấm tự nhiên vào đất

Xác động vật (không phân biệt nguyên nhân chết) được xử lý bằng cách nấu chín cho các loại động vật khác (chó, mèo, cá) ăn (41,8%), chôn/ hố hủy xác (29,1%) hoặc đốt (26,4%) Một cách xử lý khác được các trang trại áp dụng là nuôi thêm cá sấu trong trại để tiêu thụ xác chết

mà không qua xử lý trước (2,7%) Tuy nhiên, vẫn còn một số ít trang trại (7,3%) thừa nhận rằng có bán xác động vật chết ra thị trường nếu heo chết có trọng lượng lớn hoặc đem xác chết chưa qua xử lý ra ngoài trại

Hiện nay, trong số 110 trang trại khảo sát chỉ có 04 trang trại đăng ký chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP Chỉ có 43,6% (48/110) số trang trại được đánh giá và cấp giấy chứng nhận

đủ điều kiện vệ sinh thú y

Mức độ hiểu biết về ATSH của các chủ trại heo

Khái niệm ATSH vẫn còn là khái niệm khá mới đối với các trang trại chăn nuôi Có đến 33,6% chủ trang trại chưa nghe nói đến ATSH; 36,4% có nghe nói đến ATSH nhưng chưa hiểu biết đầy đủ, chỉ biết về ATSH ở một vài khía cạnh như tiêm phòng nhiều bệnh (20%), tiêu độc khử trùng tốt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ (35%) hoặc kết hợp giữa vệ sinh, tiêu độc chuồng trại tốt

và tiêm phòng (45%) Chỉ có 30% các trang trại biết đến tương đối đầy đủ về các biện pháp ATSH Nhóm trang trại có quy mô từ 50 nái trở lên có tỷ lệ chủ trang trại hiểu biết tương đối đầy đủ về ATSH cao hơn nhóm trang trại có quy mô <50 nái (P < 0,001)

Các quy chuẩn Quốc gia về ATSH ở trang trại chăn nuôi heo vẫn chưa được phổ biến rộng rãi

Có đến 92,7% (102/110) các trại được hỏi không biết đến các quy chuẩn này Mặc dù, trong số các trang trại khảo sát có các trang trại đã được kiểm tra, đánh giá về điều kiện vệ sinh thú y

Tình hình thực hiện ATSH theo đánh giá của BioCheck.ugent ®

Chỉ có 4 trại VIETGAPH đạt điểm ATSH của BioCheck.ugent® Điểm số trung bình của tất cả

các trại về nhóm chỉ tiêu ngăn mầm bệnh xâm nhập vào trại là 58,3; nhóm chỉ tiêu ngăn mầm bệnh phát tán trong trại là 48,2; và điểm trung bình ATSH chung là 53,5, đều thấp hơn so với

tiêu chuẩn cần đạt (theo thứ tự là 71, 59 và 65) (Hình 2) Trong số 12 nhóm chỉ tiêu, chỉ có 02

nhóm có điểm trung bình đạt yêu cầu là vị trí của trang trại và vệ sinh sát trùng chuồng trại.

10 nhóm chỉ tiêu còn lại đều không đạt yêu cầu Trong đó, các chỉ tiêu có điểm trung bình thấp

nhất thuộc về chỉ tiêu kiểm soát nhân sự và khách tham quan, quản lý động vật hoang dã, quản lý vệ sinh giữa các khu vực chăn nuôi, quản lý dịch bệnh.

Hình 1 Quy mô của các trang trại chăn nuôi tư nhân thuần túy.

25.45%

23.64%

36.36%

14.55%

Dưới 30 nái Từ 31 đến 50 nái

Từ 51 đến 100 nái Trên 100 nái

Tổng số 110 trang trại khảo sát

Quy mô chăn nuôi của các trang trại

Trang 5

Điểm số ATSH của trang trại có mối tương quan thuận với quy mô của trang trại (Hình 3) Các trang trại càng lớn thì mức độ thực hiện ATSH càng cao Tuy nhiên, mức độ tương quan chỉ ở mức trung bình Trong nghiên cứu của Backhans và ctv (2015) cho thấy những trang trại có quy mô chăn nuôi lớn (>100 nái) dường như không có mối tương quan giữa quy mô chăn nuôi

và điểm số ATSH

Tình hình thực hiện vệ sinh thú y theo QCVN 01-79:2011 và VIETGAPH

Theo Quy chuẩn điều kiện vệ sinh thú y (QCVN 01-79:2011/BNNPTNT), các chỉ tiêu bắt buộc cần phải đạt được các trang trại thực hiện tương đối tốt (Hình 4) Phạm vi nghiên cứu

40

50

60

70

80

Quy mô (nái) Điểm ngăn bệnh xâm nhập

Tương quan giữa điểm số ATSH ngăn mầm bệnh xâm nhập và quy mô

Pearson r = 0,597

P < 0,001

30 40 50 60

Quy mô (nái) Điểm số ATSH ngăn mầm bệnh phát tán trong trại

Tương quan giữa điểm số ATSH ngăn mầm bệnh phát tán và quy mô

Pearson r = 0,356

P < 0,001

Quy mô (nái)) ĐIiểm số ATSH chung Tương quan giữa điểm số ATSH chung với quy mô

Hình 3 Mối tương quan giữa điểm số ATSH theo Biocheck.Ugent® và quy mô trang trại

Hình 2 Tình hình thực hiện các biện pháp ATSH được đánh giá theo Biocheck.ugent®

20 40 60 80 100

Tổng số 110 trang trại khảo sát

Tình hình thực hiện ngăn mầm bệnh phát tán trong trại

Kiểm soát dịch bệnh Chăm sóc nái đẻ, heo con Chăm sóc heo cai sữa Chăm sóc heo thịt

Vệ sinh giữa các khu chuồng, dụng cụ Vệ sinh sát trùng

Điểm số tiêu chuẩn

0

20

40

60

80

100

Tổng số 110 trang trại khảo sát

Tình hình thực hiện các biện pháp ngăn mầm bệnh xâm nhập

Mua động vật và tinh Vận chuyển phân và xác

Thức ăn, nước uống và dụng cụ Con người

Gặm nhấm và chim VỊ trí và môi trường quanh trại

Điểm số tiêu chuẩn

Pearson r = 0,571

P < 0,001

Trang 6

không cho phép xác minh thông tin cung cấp từ phỏng vấn đối với chỉ tiêu không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và chỉ tiêu báo cáo dịch bệnh Tuy nhiên, cả 44 trang trại được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (trừ 4 trang trại tham gia VietGAHP) đều có số điểm ATSH trung bình của BioCheck.ugent® không đạt yêu cầu Tổng điểm ATSH trung bình của nhóm trại đã được chứng nhận vệ sinh thú y và nhóm trại chưa được chứng nhận không có sự khác biệt về thông kê (P = 0,26)

Theo hướng dẫn của VIETGAPH, nhóm chỉ tiêu về vệ sinh chăn nuôi có số trang trại thực hiện

thấp nhất Đặc biệt là vệ sinh đối với con người và khử trùng đối với phương tiện vận chuyển

ra vào trại Tiếp theo là nhóm chỉ tiêu về bố trí khu chăn nuôi và quản lý dịch bệnh (Hình 5) Trong khi đó, đối với các tiêu chí khuyến khích thực hiện thì việc thực hiện phương thức chăn

nuôi “cùng vào – cùng ra” ít được trang trại áp dụng nhất, tiếp theo là việc trang bị các hố khử

trùng ở đầu dãy chuồng (Hình 5)

Nghiên cứu cho thấy rằng các trang trại có quy mô từ 50 nái trở lên thường thực hiện tốt các biện pháp ATSH theo VietGAHP hơn các trang trại quy mô dưới 50 nái (Bảng 2) Bốn trang trại đã được chứng nhận VietGAHP đều đạt điểm ATSH chung theo BioCheck.ugent® Tuy nhiên, các biện pháp ATSH nhằm ngăn ngừa mầm bệnh phát tán trong trại của cả 04 trang trại này chưa đạt yêu cầu Ngoài ra, VietGAHP chưa có quy định cụ thể về quản lý heo nái, heo con theo mẹ, heo cai sữa, và quản lý vệ sinh giữa các khu vực chăn nuôi

Hình 5 Tình hình thực hiện tiêu chuẩn VietGAHP của các trang trại tư nhân

0

20

40

60

80

100

Tiêu chí bắt buộc của tiêu chuẩn VietGHAP

Địa điểm trang trại Bố trí khu chăn nuôi

Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi Giống và quản lý chăn nuôi

Vệ sinh chăn nuôi Quản lý thức ăn, nước uống

Quản lý vận chuyển Quản lý dịch bệnh

Quản lý chất thải

0 50 100 150 200

Tiêu chí khuyến khích thực hiện của VietGAHP

Hố khử trùng đầu dãy chuồng Cùng vào – cùng ra Khử trùng trong chuồng Khử trùng ngoài chuồng Phát quang bụi rậm Kiểm tra kho thức ăn Kiểm tra đường cấp nước Xe chở phù hợp

Có lịch tiêm phòng Có diệt chuột

Hình 4 Tình hình thực hiện ATSH bắt buộc của tiêu chuẩn điều kiện vệ sinh thú y

Trang 7

Bảng 2 So sánh tỷ lệ thực hiện một số biện pháp theo quy mô trại.

<50 nái

Quy mô

Một số chỉ tiêu ATSH cần được quan tâm

Bố trí khu chăn nuôi Có 80% (88/110) trại heo được khảo sát đã xây dựng các khu chuồng

riêng biệt cho heo nái và các nhóm heo khác Tuy nhiên, việc ngăn ngừa mầm bệnh lây lan giữa các nhóm heo/ dãy chuồng lại chưa được quan tâm Chỉ có 20% số trang trại có chuẩn bị

hố khử trùng trước các dãy chuồng Một số trang trại lựa chọn biện pháp sử dụng vôi bột để thay thế cho các hố khử trùng ở đầu dãy chuồng vì cho rằng hố khử trùng làm sàn nhà luôn ẩm ướt Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp mang lại hiệu quả cao vì diện tích tiếp xúc của chất sát trùng không cao

Vệ sinh chăn nuôi Kiểm soát con người là biện pháp quan trọng trong ATSH nhưng đối tượng

này lại chưa được các trang trại kiểm soát tốt Có đến 48,2% (53/110) trại không thực hiện vệ sinh sát trùng, thay quần áo, dày dép bảo hộ phù hợp cho tất cả những người vào khu vực chăn nuôi, 30,9 % (34/110) trang trại chỉ thực hiện việc thay ủng hoặc dép và chỉ 20,9 % (23/110) trang trại thực hiện khá đầy đủ các biện pháp ATSH đối với con người Các trang trại rất hạn chế khách tham quan cũng như người lạ vào trại nên họ thường không trang bị sẵn các trang thiết bị cho người ngoài khi vào trại như dày dép, quần áo Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy người mua heo (83,6%) và thú y viên (17,3%) là những trường hợp có thể vào trang trại

và tiếp xúc với heo Rõ ràng những người mua heo và thú y viên là một trong những yếu tố nguy cơ lớn có thể mang mầm bệnh phát tán vào các trại khảo sát Điểm số trung bình của chỉ tiêu kiểm soát lao động và khách tham quan chỉ đạt 26,2 (tiêu chuẩn là 68), với mức giao động

từ 0 đến 76 điểm

Trong số 110 trang trại khảo sát chỉ có 53,6% (59/110) thực hiện việc phun khử trùng các phương tiện vận chuyển vào trại, dung dịch chất sát trùng được phun trực tiếp vào bánh xe, thùng xe với áp lực cao Tuy nhiên, hầu hết các trang trại cho biết chỉ thực hiện sát trùng đối với xe chở động vật (58/59), còn các xe chở thức ăn gia súc lại không được sát trùng mặc dù các xe này thường chở thức ăn gia súc vào trại Để hạn chế nguy cơ truyền lây mầm bệnh từ các phương tiện vận chuyển thức ăn, trang trại nên thiết kế kho chứa ở khu vực ngoài cùng của trại, xe chở thức ăn chăn nuôi có thể vận chuyển thức ăn vào kho mà không vào trại

Định kỳ phun xịt sát trùng toàn trại là biện pháp hữu hiệu để tiêu diệt các mầm bệnh lưu trú trong chuồng trại, giúp kiểm soát nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Theo các quy chuẩn của

Bộ NN&PTNT, tần suất phun sát trùng là 1 tuần/ lần đối với khu vực trong chuồng nuôi và 2 tuần/ lần đối với khu vực ngoài chuồng nuôi Thực tế, các trang trại không phân biệt trong chuồng nuôi và ngoài chuồng nuôi khi thực hiện sát trùng định kỳ, việc sát trùng định kỳ được thực hiện trên toàn bộ khu vực chăn nuôi bằng các loại máy phun áp lực lớn Có đến 96,3% số

Trang 8

trang trại khảo sát cho biết có thực hiện việc phun xịt khử trùng định kỳ, trong đó có 60% thực hiện dưới 1 tuần một lần (Hình 6) Chất sát trùng được sử dụng chủ yếu là glutaraldehyde kết hợp với thuốc có gốc chloride Đây là những chất sát trùng có khả năng tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút, vi nấm và cả dạng bào tử (FAO/OIE/WB, 2010) Chỉ tiêu

vệ sinh và sát trùng trong trang trại được đa số các trang trại thực hiện tốt với mức điểm trung bình là 59,2 (tiêu chuẩn là 52)

Việc thực hiện vệ sinh và sát trùng giữa các khu chuồng nhằm hạn chế mầm bệnh phát tán trong trại chưa được nhắc đến trong các quy chuẩn của Bộ NN&PTNT Do chăn nuôi trang trại nhỏ (gia đình), việc thực hiện thay quần áo, ủng và thực hiện vệ sinh khi đến các dãy chuồng khác nhau trong trại không được quan tâm Ngoài ra, người chăn nuôi chưa có thói quen làm việc trong trại theo thứ tự từ heo nhỏ đến heo lớn, từ heo khỏe đến heo bệnh và thực hiện sát trùng dụng cụ dùng để lùa heo sau mỗi lần sử dụng Do đó, điểm số của chỉ tiêu vệ sinh, sát trùng giữa các khu chuồng và sử dụng dụng cụ chăn nuôi chỉ đạt 31,2 (yêu cầu của Biocheck.ugent là 51)

Hầu hết các trang trại (91,8%) đều có thời gian trống chuồng sau mỗi đợt nuôi Tuy nhiên, có đến 32,7% số trang trại có thời gian trống chuồng không đảm bảo theo yêu cầu của các quy chuẩn (ít nhất 7 ngày) Thời gian trống chuồng của các trang trại này thường dưới 7 ngày hoặc không cố định (phụ thuộc vào số lượng heo trong trại) (Hình 7)

Hình 6 Tình hình thực hiện sát trùng định kỳ của trang trại

Hình 7 Tình hình thực hiện trống chuồng sau mỗi đợt nuôi

Trang 9

Thức ăn, nước uống và dụng cụ chăn nuôi Hầu hết các trang trại (80,9%) đều có kho bảo quản

thức ăn đảm bảo khô thoáng, riêng biệt Các trang trại thường không chủ động kiểm tra chất lượng nguồn nước định kỳ; việc vệ sinh sát trùng và sử dụng dụng cụ chăn nuôi chưa hợp lý Các nghiên cứu của Backhans và ctv (2015) và Postma và ctv (2016) ở các trang trại heo >100 nái ở Châu Âu cũng cho thấy số điểm trung bình của chỉ tiêu quản lý nguồn thức ăn, nước uống và dụng cụ chăn nuôi cũng ở mức thấp (theo thứ tự là 40 và 38,5) Điều này cho thấy các nhà chăn nuôi nói chung vẫn chưa quan tâm đến việc giám sát mầm bệnh của các đối tượng trong nhóm này, đặc biệt là nguồn nước và dụng cụ chăn nuôi

Quản lý dịch bệnh Tình hình quản lý dịch bệnh tại các trang trại tư nhân hiện nay nhìn chung

vẫn còn ở mức thấp, điểm số trung bình của tiêu chí này theo BioCheck.ugent® là 50,5 (mức cần đạt là 70) Bộ NN&PTNN quy định bắt buộc tiêm phòng bệnh lở mồm long móng và bệnh dịch tả cho heo Có 7,3% trang trại không thực hiện tiêm phòng hai bệnh này Việc lựa chọn bệnh cần tiêm phòng bổ sung phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là tình hình dịch tễ tại địa phương và tài chính của chủ trại Theo tiêu chuẩn VietGAHP thì đây lại là tiêu chí khuyến khích thực hiện Trong số 110 trang trại khảo sát có 87 trang trại (79,1%) cho biết trong chuồng luôn có một ô riêng để nhốt những heo bị bệnh trong quá trình điều trị Tuy nhiên, việc nhốt riêng thường không được thực hiện triệt để mà thường chỉ áp dụng khi heo có dấu hiệu bệnh nặng Các trang trại vẫn chưa có thói quen ghi chép hồ sơ theo dõi điều trị mặc

dù mỗi trang trại đều được cấp sổ theo dõi với các thông tin chi tiết theo quy định

Kiểm soát động vật hoang dã và côn trùng Chuột là đối tượng được người chăn nuôi ưu tiên

kiểm soát hơn các côn trùng gây hại khác (ruồi, muỗi), chim hoang dã và các động vật nuôi khác Điểm số trung bình của chỉ tiêu này theo BioCheck.ugent® là 47,8 (tiêu chuẩn là 71) với dao động lớn (từ 0 đến 90) Có đến 74,5% số trang trại khảo sát cho biết có áp dụng các biện pháp diệt chuột trong trại Trong đó, có 28% số trang trại cho biết có sử dụng các loại bẫy, mồi

bả để kiểm soát chuột một các thường xuyên, định kỳ và 72% số trang trại chỉ áp dụng các biện pháp diệt chuột khi thấy có chuột xuất hiện trong trại Việc kiểm soát các động vật khác vào khu vực chuồng nuôi chưa được các chủ trang trại quan tâm đúng mức, có đến 43,6% trang trại

cố tình cho chó, mèo hoặc vô tình để gà vào trong khu vực chuồng nuôi

KẾT LUẬN

Các trang trại khảo sát có mức độ thực hiện ATSH thấp so với yêu cầu cần đạt của BioCheck.ugent® Không có sự khác biệt về mức độ thực hiện ATSH giữa các trang trại đã được chứng nhận đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo so với các trang trại khác Các trại chăn nuôi theo mô hình VIETGAPH thực hiện tốt các biện pháp ATSH Chất lượng ATSH tại các trang trại có tương quan thuận với quy mô (nái) sản xuất Hai nhóm chỉ tiêu là vị trí/địa điểm trại và vệ sinh sát trùng được thực hiện tốt Các biện pháp ATSH quan trọng như “cùng vào -cùng ra”, kiểm soát nhân sự và khách tham quan, quản lý động vật hoang dã, quản lý vệ sinh giữa các khu vực chăn nuôi, quản lý dịch bệnh chưa được cao

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Alawneh, J I., Barnes, T S., Parke C.,, Lapuz, E., David, E., Basinang, V., Baluyut, A., Villar, E., Lopez, E L and Blackall, P J (2014) Description of the Pig Production Systems, Biosecurity Practices and Herd Health Providers in Two Provinces with High Swine Density in

the Philippines Preventive Veterinary Medicine 114 (2): 73–87

2 Andres, V M., and Davies, R H (2015) Biosecurity Measures to Control Salmonella and Other Infectious Agents in Pig Farms: A Review: Biosecurity Measures Review…

Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety 14 (4): 317–335

Trang 10

3 Backhans, A., Marie, S., Ann, L and Ulf, E (2015) Biosecurity Level and Health

Management Practices in 60 Swedish Farrow-to-Finish Herds Acta Veterinaria Scandinavica

57 (1): 14

4 FAO, OIE - World Organisation for Animal Health, and Weltbank, eds (2010) Good Practices for Biosecurity in the Pig Sector: Issues and Options in Developing and Transition Countries Repr 2010 (July) FAO Animal Production and Health Paper 169 Rome.

5 Postma, M., Backhans, A., Collineau, L., Loesken, S., Sjölund, M., Belloc, C.,

Emanuelson, U., Grosse, B.E., Stärk, K D C and Dewulf, J (2016) The Biosecurity Status and Its Associations with Production and Management Characteristics in Farrow-to-Finish Pig

Herds Animal 10 (03): 478–489

6 Tian, D and Zheng, T (2014) Comparison and Analysis of Biological Agent Category

Lists Based on Biosafety and Biodefense PloS One 9 (6): e101163

Ngày đăng: 16/07/2016, 15:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w