Sự phát triển của du lịch tại khu vực xung quanh KBTB Vịnh Nha Trang đã góp gần tích tịch trong việc giải quyết công ăn, việc làm cho cộng đồng cư dân địa phương sống tại địa bàn, với tr
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: ‘’Tác động của du lịch sinh thái đến
cộng đồng địa phương tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang’’ là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này
Nha Trang, ngày 23 tháng 7 năm 2015
Tác giả
Traàn Mạnh Linh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Phạm Thị Thanh Thủy và Thầy Đặng Hoàng Xuân Huy, người trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn tốt nghiệp Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, Cô và Thầy
đã định hướng, chỉ bảo và tận tình giúp tôi tiếp cận và hiểu rõ vấn đề thực tế, cũng như góp ý kiến sửa đổi, bổ sung để báo cáo được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế, Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Nha Trang, những người trực tiếp giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt hai năm học qua Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ nhân viên trong Ban Quản lý Vịnh Nha Trang, cán bộ chiến sỹ Đồn Biên Phòng Bích Đầm – TP Nha Trang – Khánh Hòa đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Gia đình, bạn bè và người thân là nguồn động viên quý báu và là chỗ dựa tinh thần vững chắc tạo nên động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian học tập và thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu Tôi xin cảm ơn mọi người trong gia đình đã luôn bên cạnh động viên và khích lệ tôi, cảm ơn những người bạn thân đã luôn sát cánh bên tôi, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh (chị) đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn
Nha Trang, ngày 23 tháng 7 năm 2015
Tác giả
Traàn Mạnh Linh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi
MỞ ĐẦU 1
1.1 Cơ sở lý thuyết 6
1.1.1 Một số khái niệm về du lịch 6
1.1.2 Khái niệm về Du lịch bền vững và Du lịch sinh thái 8
1.1.3 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và phát triển cộng đồng địa phương 14
1.1.4 Phân phối lợi ích khi phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn biển 21
1.2 Một số mô hình đã nghiên cứu về sinh kế bền vững 22
1.3 Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đề tài 24
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 24
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 25
1.4 Mô hình nghiên cứu sinh kế bền vững đề xuất 26
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu 29
2.2 Quy trình nghiên cứu 29
2.3 Các phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1 Phương pháp khảo sát thực địa 30
2.3.2 Phương pháp thống kê mô tả 32
2.3.3 Phương pháp so sánh điểm tương đồng Propensity Score Matching 33
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1 Khái quát Vịnh Nha Trang 36
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 36
3.1.2 Địa hình và khí hậu 36
3.1.3 Khái quát khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang 40
Trang 63.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội của khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang 43 3.2 Mô tả mẫu nghiên cứu 48 3.4 Đánh giá tác động của khu du lịch sinh thái đến cộng đồng cư dân sống tại/ xung quanh khu bảo tồn Vịnh Nha Trang 52 3.4.1 So sánh một số đặc tính của nhóm cư dân tham gia và không tham gia du lịch 52 3.4.2 Tác động của du lịch sinh thái tới sản lượng khai thác của các hộ làm nghề Khai thác thủy sản 57 3.4.3 Tác động của du lịch sinh thái tới các hộ làm nghề Nuôi trồng thủy sản 58 3.4.4 Nhận thức của người dân về tác động của du lịch sinh thái đến đời sống kinh
tế xã hội cộng đồng cư dân sống xung quanh khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang 59 3.4.5 Phân phối lợi ích khi du lịch sinh thái phát triển tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang 64 3.5 Đánh giá sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc tạo thu nhập từ tham gia hoạt động du lịch tại khu bảo tồn Vịnh Nha Trang 65 3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia và không tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái 66 3.7 Một số hình thức tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động của
du lịch sinh thái 67 3.8 Phân tích tác động của du lịch sinh thái đến hoạt động sinh kế của cư dân sống tại/xung quanh khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang theo phương pháp so sánh điểm tương đồng PSM 68
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN VỊNH NHA TRANG 72
4.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 72 4.2 Gợi ý chính sách phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang 75
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC
Trang 7IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các hoạt động được tiến hành trong KBTB 42
Bảng 3.2: Dân cư địa phương sống trên các đảo tại KBTB Vịnh Nha Trang 44
Bảng 3.3: Đặc điểm các ngành nghề khai thác thủy sản trên các khóm đảo 45
Bảng 3.4: Tình hình Nuôi trồng thủy sản trên Vịnh Nha Trang năm 2013 46
Bảng 3.5: Thống kê các bè kinh doanh dịch vụ trên khu vực Vịnh Nha Trang 47
Bảng 3.6: Thống kê giá trị trung bình nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu 48
Bảng 3.7: Thống kê tần suất theo hai nhóm tham gia và nhóm không tham gia hoạt động tạo thu nhập từ du lịch 49
Bảng 3.8: Thống kê mẫu theo hai nhóm tham gia và không tham gia hoạt động tạo thu nhập từ du lịch tại các địa điểm nghiên cứu 49
Bảng 3.9: Thống kê tần suất nhân khẩu học theo hai nhóm tham gia và không tham gia hoạt động tạo thu nhập từ du lịch 50
Bảng 3.10: Thống kê giá trị trung bình nhân khẩu học của nhóm tham gia du lịch và không tham gia du lịch 52
Bảng 3.11: Thống kê nghề nghiệp chính của nhóm tham gia và không tham gia du lịch 54
Bảng 3.12: Thống kê tình trạng di cư – không di cư của nhóm tham gia du lịch và không tham gia du lịch 55
Bảng 3.13: Thống kê thu nhập và vốn đầu tư trung bình từ nghề nghiệp chính của chủ hộ thuộc nhóm tham gia du lịch và không tham gia du lịch 56
Bảng 3.14: Thống kê sản lượng Khai thác hải sản hiện nay so với trước năm 2000 57
Bảng 3.15: Thống kê quy mô nuôi trồng thủy sản của các hộ làm nghề Nuôi trồng thủy sản 58
Bảng 3.16: Thống kê đánh giá tác động của khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang tới cộng đồng cư dân Vịnh Nha Trang 59
Bảng 3.17: Thống kê đánh giá tác động của du lịch sinh thái tới cộng đồng cư dân sống quanh khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang 61
Bảng 3.18: Thống kê tác động của du lịch sinh thái đến nhóm tham gia du lịch và nhóm không tham gia du lịch 62
Bảng 3.19: So sánh sự hỗ trợ của chính quyền địa phương giữa nhóm tham gia du lịch và nhóm không tham gia du lịch 65
Trang 9Bảng 3.20: Thống kê các nghề du lịch trong nhóm tham gia du lịch 67
Bảng 3.21: Nhân tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động du lịch 68
Bảng 3.22: Kết quả so sánh tổng thu nhập, và thu nhập từ hoạt động du lịch 69
Bảng 3.23: Kết quả so sánh tổng thu nhập 69
Bảng 3.24: Kết quả kiểm định mức độ tương đồng giữa hai nhóm (tham gia du lịch và không tham gia du lịch) trước và sau khi kết nối 70
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình cấu trúc của du lịch sinh thái 10
Hình 1.2: DLST là một khái niệm của du lịch bền vững 14
Hình 1.3: Khung sinh kế bền vững của Diana Carney và các cộng sự, 1999 23
Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả về ảnh hưởng của du lịch sinh thái tới sinh kế bền vững 27
Hình 2.1: Qui trình nghiên cứu 30
Hình 3.1: Ranh giới khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang 41
Hình 3.2: Thống kê các lý do tham gia du lịch của nhóm tham gia du lịch 66
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu “Tác động của du lịch sinh thái đến cộng đồng địa phương tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang” Mục tiêu nghiên cứu là: Đánh giá tác động của các hoạt động du lịch sinh thái đến cộng đồng cư dân tại khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp đánh giá điểm tương đồng (Propensity Score Matching), phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
và không tham gia vào du lịch của cộng đồng cư dân địa phương tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang là: Độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, hộ khẩu, nhân khẩu, địa điểm
cư trú, sự di cư, nghề nghiệp chính của chủ hộ, thu nhập, vốn đầu tư, hỗ trợ của chính phủ, làm chủ/ làm thuê
Độ tuổi trung bình của nhóm tham gia du lịch là 37,15 tuổi còn nhóm không tham gia du lịch có độ tuổi trung bình lớn hơn là 42,68 tuổỉ Có sự khác biệt về độ tuổi trung bình của chủ hộ giữa 2 nhóm do sự khác biệt về ngành nghề chính của chủ hộ
Giới tính của nhóm tham gia du lịch và không tham gia du lịch chủ yếu đều là Nam, tuy nhiên tỷ lệ giới tính nam của nhóm không tham gia du lịch cao hơn so với nhóm tham gia du lịch Ngành du lịch đã phần nào giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng cư dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ, đối tượng làm chủ
Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ thuộc nhóm tham gia du lịch là 1,41 và nhóm không tham gia du lịch là 1,01 Ta thấy rằng trình độ học vấn trung bình của nhóm tham gia du lịch cao hơn nhóm không tham gia du lịch, có sự khác biệt này là do đặc điểm khác nhau về ngành nghề và nơi ở của chủ hộ
Chủ hộ thuộc nhóm tham gia du lịch có hộ khẩu thường trú chủ yếu ở trên đất liền còn nhóm không tham gia du lịch có hộ khẩu thường trú chủ yếu trên các đảo trong Vịnh Nha Trang
Số lượng nhân khẩu trung bình của nhóm tham gia du lịch thấp hơn là 4.56 thấp hơn 0,32 so với nhóm không tham gia du lịch
Nghề nghiệp chính của chủ hộ nhóm không tham gia du lịch là khai thác thủy sản chiếm tới 80,81%, trong khi nhóm tham gia du lịch chỉ chiếm 62,14% Số lượng người làm chủ của nhóm không tham gia du lịch chiếm tỷ lệ cao là 74,75% còn nhóm
Trang 12tham gia du lịch chỉ chiếm 64,29% Chủ hộ thuộc nhóm tham gia du lịch sống chủ yếu trên đất liền chiếm 58,54%, còn nhóm không tham gia du lịch sống trải đều trên tất cả các đảo và một số vùng tái định cư trên đất liền
Lý do chủ yếu của các chủ yếu của các chủ hộ tham gia du lịch là “Có người than hoặc mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương hoặc công ty du lịch” chiếm tỷ
lệ 32,52% Phần lớn số chủ hộ tham gia du lịch là làm thuê cho các công ty du lịch trên vùng Vịnh Nha Trang chiếm tới 53,66% Điều này cho ta thấy rằng: Du lịch sinh thái có tác động tích cực trong giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho các đối tượng nghèo, không có vốn sống quanh khu vực KBTB Vịnh Nha Trang
Tổng thu nhập trung bình của nhóm tham gia du lịch là 162,09 triệu đồng/năm, cao hơn so với nhóm không tham gia du lịch, là 96,58 triệu đồng/ năm Có sự chênh lệch về tổng thu nhập trung bình giữa các hộ dân tham gia và không tham gia vào du lịch, điều này chứng tỏ du lịch có tác động tích cực trong việc tạo và tăng thu nhập cho những người tham gia vào các hình thức khác nhau của hoạt động du lịch
Hiệu suất hoạt động của vốn đầu tư: Nghề khai thác thủy sản thuộc nhóm không tham gia du lịch có hiệu suất sử dụng vốn cao gấp 3,19 lần nhóm tham gia du lịch Đối với nghề nuôi trồng thủy sản thì hiệu suất sử dụng vốn của nhóm tham gia du lịch lại cao gấp 3,13 lần nhóm không tham gia du lịch
Sự phát triển của du lịch tại khu vực xung quanh KBTB Vịnh Nha Trang đã góp gần tích tịch trong việc giải quyết công ăn, việc làm cho cộng đồng cư dân địa phương sống tại địa bàn, với trên 50% số hộ dân tham gia trả lời câu hỏi phỏng vấn cho rằng họ đang làm thuê cho các công ty du lịch hoạt động trong khu vực Vịnh Nha Trang Ngoài ra, du lịch phát triển cũng đã tạo cơ hội cho một số người dân có vốn, năng động và nhạy bén trở thành những ông chủ của các nhà hàng ăn uống hoặc công
ty dịch vụ vận chuyển khách du lịch
Kết quả mô hình nghiên cứu cho thấy các yếu tố quan trọng: Yếu tố độ tuổi quyết định -0,1054978%, yếu tố trình độ học vấn tác động 2,224209%, yếu tố sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tác động 3,158455% còn yếu tố quyết địa điểm sinh sống tác động 1,132532% quyết định tới sự tham gia và tạo thu nhập từ hoạt động du lịch du lịch của cộng đồng địa phương sống tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang
Từ khóa: vịnh Nha Trang, bảo tồn biển, du lịch sinh thái
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của ngành công nghiệp không khói trong những năm vừa qua đã và đang là nguồn thu quan trọng của tỉnh Khánh Hòa Với lợi thế về vị trí địa lý nằm ở vùng đất cực Đông của Việt Nam; là vùng đất có địa hình đồi núi kết hợp với biển đảo, các dải đất liền nhô xa nhất về phía biển Đông, phân cắt biển tạo thành các vũng, vịnh tuyệt đẹp tạo nên bờ biển dài 385km với khoảng 200 các hòn đảo lớn nhỏ, không những vậy Nha Trang – Khánh Hòa nổi tiếng với những bãi cát trắng dài tạo nên vẻ đẹp quyến rũ của vùng đất nơi đây (Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa, 2014) Khí hậu ấm áp quanh năm, với nhiệt độ trung bình là 27,2 0C thích hợp cho sự phát triển đa dạng của các loài sinh vật, đặc biệt là các loài sinh vật biển; đồng thời cũng rất thích hợp cho các hoạt động tham quan du lịch của du khách Không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên tuyệt đẹp, Khánh Hòa còn là nơi có lịch sử - văn hóa lâu đời, kết hợp giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm với các công trình kiến trúc có ý nghĩa lịch sử Khánh Hòa cũng là nơi giao thương thuận lợi, có cảng biển, cảng hàng không quốc tế, nơi có đường sắt và đường quốc lộ 1A chạy qua Tổng hòa các yếu tố về vị trí địa lý, thiên nhiên , lịch sử - văn hóa đã tạo điều kiện để Nha Trang – Khánh Hòa đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, hiện nay đã trở thành ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa, trở thành một trong 10 trung tâm du lịch lớn nhất cả nước (Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa, 2014)
Nhịp sống hối hả của nền kinh tế công nghiệp hiện nay cộng với sự ô nhiễm không khí, khói bụi, đã làm cho con người dễ lâm vào trạng thái mệt mỏi, stress Do vậy, nhu cầu được hòa mình vào thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, được tắm biển, tắm nắng và khám phá sự kỳ diệu của các hệ sinh thái biển là rất lớn Nắm bắt được nhu cầu này, hiện nay các công ty Du lịch đã tổ chức các Tour du lịch sinh thái biển đảo nhằm đáp ứng các nhu cầu tham quan của du khách Hiện nay, du lịch sinh thái ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành hạt nhân của ngành du lịch Nha Trang – Khánh Hòa Lượng khách du lịch dến với Nha Trang – Khánh Hòa ngày càng tăng trong những năm gần đây, theo thống kê năm 2012 lượng khách du lịch đến với Khánh hòa là 2.318 nghìn lượt khách tăng 257,56% so với năm 2006 (Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2013) Cùng với sự thiếu quản lý các Tour du lịch sinh thái tại Nha
Trang 14Trang – Khánh Hòa đã làm môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm; bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu ẩm thực các loại hải đặc sản, việc khai thác các loài sinh vật biển ngày càng gia tăng, dẫn tới cạn kiệt nguồn lợi Để bảo vệ các hệ sinh thái sinh vật biển tránh khỏi sự hủy hoại của bởi các hoạt động đánh bắt, ô nhiễm từ các hoạt động du lịch, các khu bảo tồn biển được thành lập Tuy nhiên, các khu bảo tồn biển đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh kế của cộng đồng cư dân sống tại khu vực này, ngư dân mất ngư trường đánh bắt phải bỏ nghề, chuyển sang ngành nghề khác hoặc đi đánh bắt xa
bờ, số cư dân còn lại thất nghiệp cũng đang là vấn đề nan giải cho chính quyền địa phương; đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, việc có bị thiệt hại cũng như được hưởng lợi gì từ các hoạt động du lịch sinh thái cũng là câu hỏi lớn Để đánh giá mức độ tác động của du lịch sinh thái tới khu bảo tồn biển Nha Trang cần có sự đánh giá đúng đắn trên nhiều phương diện khác nhau Xuất phát từ những lí do trên, việc nghiên cứu
“Tác động của du lịch sinh thái đến cộng đồng địa phương tại khu bảo tồn biển
Vịnh Nha Trang” là cần thiết
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của du lịch sinh thái đến cộng đồng địa phương tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 09 năm
2015 Các nghiên cứu thực địa được tiến hành tập trung vào cư dân sống ở Đảo Hòn Miếu, Hòn Tre và một phần đất liền/ khu tái định cư từ các đảo trong khu vực Vịnh Nha Trang
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 15- So sánh kết quả kinh tế của nhóm ngư dân tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái và nhóm không tham gia vào du lịch sinh thái
- Đưa ra một số gợi ý chính sách cho các nhà quản lý nhằm đẩy mạnh phát triển
du lịch sinh thái, thân thiện với môi trường, đồng thời cũng tạo sinh kế bền vững cho người dân sống xung quanh khu vực khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát thực địa để thu thập số liệu về thực trạng các hoạt động du lịch sinh thái, nuôi trồng và khai thác thủy sản Đây sẽ là các dữ liệu quan trọng giúp cho việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của du lịch sinh thái tới cộng đồng cư dân đang làm nghề khai thác và nuôi trồng hải sản ở khu vực Vịnh Nha Trang, Khánh Hòa
- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào các số liệu thứ cấp thu được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó làm các dữ liệu cho việc phân tích đánh giá
- Phương pháp đánh giá điểm tương đồng (Propensity Score Matching): Đánh giá mức độ ảnh hưởng của du lịch sinh thái tới đời sống kinh tế của cộng đồng cư dân sống xung quanh khu vực khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang
- Phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp: nhằm đánh giá tác động của du lịch sinh thái đến đời sống xã hội và môi trường của cộng đồng cư dân sống xung quanh khu vực khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang
5 Ý nghĩa khoa học của đề tài
5.1 Về mặt khoa học
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết kinh tế về
du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản theo cách tiếp cận kinh tế
Thứ hai, đề tài nghiên cứu sẽ tổng hợp và kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan, các công trình nghiên cứu trước; từ đó làm rõ được các đóng góp và hạn chế của đề tài, gợi ý các công trình nghiên cứu sau ở các khu vực khác
Thứ ba, từ cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó, đề tài nghiên cứu sẽ vận dụng phương pháp đánh giá so sánh điểm tương đồng PSM, từ
đó xây dựng mô hình nghiên cứu về mức độ tác động của du lịch sinh thái đến đời
sống kinh tế cộng đồng cư dân sống tại khu vực khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang
Trang 16Thứ ba, từ kết quả nghiên đánh giá thực trạng và mô hình nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển hình thức du lịch sinh thái, đồng thời ổn định sinh kế cho cộng đồng cư dân bị ảnh hưởng từ các hoạt động này
Thứ tư, đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo, cung cấp các dữ liệu khoa học cho các nhà quản lý, sinh viên các trường đại học, học viên cao học, đồng thời cũng là nền tảng các dẫn liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 4 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này trình bày cơ
sở lý thuyết về khái niệm du lịch, khái niệm du lịch bền vững, du lịch sinh thái, mối quan hệ du lịch sinh thái và phát triển cộng đồng địa phương, một số mô hình nghiên cứu về sinh kế bền vững Bên cạnh đó, chương cũng tổng quan các nghiên cứu trước trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài, mô hình nghiên cứu sinh kế bền vững
đề xuất
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương này mô tả dữ liệu nghiên cứu, qui trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu Trong đó, phương pháp chủ yếu được sử dụng đó là: Phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh điểm tương đồng
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này trình bày khái quát
về Vịnh Nha Trang, mô tả mẫu nghiên cứu, thống kê mô tả nhân khẩu học Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng đo lường việc tham gia du lịch, cụ thể: Nhóm tham gia và không tham gia du lịch, tác động của du lịch sinh thái tới cộng đồng địa phương tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra mô hình nghiên cứu
Trang 17- Chương 4: Gợi ý chính sách phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, gợi ý các chính sách phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu bảo tồn Vịnh Nha Trang
Trang 18CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Một số khái niệm về du lịch
Trên thế giới hiện nay, hoạt động du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người dân, ngành du lịch đã và đang phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia, được ví như: “Ngành công nghiệp không khói”, là ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn ở nhiều quốc gia trên thế giới (Trần Thị Minh Hòa, 2004)
Thuật ngữ du lịch được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Tornor” với ý nghĩa là đi một vòng, thuật ngữ này được La-ting hóa thành “Tornus” và sau đó xuất hiện trong tiếng Pháp “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Tourisme” có nghĩa là người đi dạo chơi Trong tiếng Nga có từ “Typuzm” còn tiếng Anh là “Tour” ý nghĩa
là chuyến du lịch, “Tourism” để chỉ các tổ chức du lịch; còn “Tourist” có nghĩa là khách du lịch(Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2004)
Cho tới nay các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng du lịch là hoạt động của con người, đã được hình thành và xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của loài người Ngày nay, hoạt động du lịch không còn là lẻ loi, chỉ dành riêng cho giới quý tộc, mà du lịch đã phát triển đến tất cả các thành phần trong xã hội, nó trở thành nét văn hóa của mỗi dân tộc, vùng miền khác nhau Hoạt động du lịch không dừng lại ở thăm thú các danh lam thắng cảnh, mà hoạt động du lịch còn góp phần phát triển đời sống vật chất tinh thần, nâng cao tầm hiểu biết, và củng cố hòa bình hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới
Do hoàn cảnh khác nhau, thời kỳ khác nhau và dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, nên mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Theo Guer Freuler thì: “Du lịch” là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên dự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm với vẻ đẹp thiên nhiên Kaspar cho rằng “du lịch” không chỉ
là hiện tượng di chuyển của dân mà phải tất cả những gì liên quan đên sự di chuyển đó (Nguyễn Bá Lâm, 2007) Còn Hienziker và Kraff lại cho rằng “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của
Trang 19các cá nhân ở những nơi không phải là nơi ở và làm việc thường xuyên của họ” (Nguyễn văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2004)
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà
nó phải gắn chặt với các hoạt động kinh tế Nhà kinh tế học Picara-Edmod đưa ra định nghĩa: “Du lịch là việc tổng hòa việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí (Nguyễn Bá Lâm, 2007)
Trong Luật du lịch được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua khoá IX, kỳ họp thứ 7 tháng 06/2005 (Luật Du Lịch, 2005), tại điều 4 thuật ngữ “du lịch” và “hoạt động du lịch” được hiểu như sau:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định; Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan nhà nước có liên quan đến du lịch” Theo định nghĩa này, du lịch được xem xét theo khía cạnh là những hoạt động đặc trưng của con người và những lợi ích thu được
từ những chuyến đi đó, hoạt động đó không mang tính chất riêng lẻ mà là tổng hòa của các mối quan hệ, nhằm phục vụ cho các mục đích, lợi ích của con người về những chuyến đi đó
Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004 đã đưa ra định nghĩa dựa trên
cơ sở những lý luận nền tảng và thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam và trên thế giới: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổchức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụcủa những doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, ăn uống, lưu trú, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” Định nghĩa này đã phản ánh đầy
đủ các nội dung và bản chất của hoạt động du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ
Qua các định nghĩa trên ta thấy rằng, du lịch là tổng hòa các mối quan hệ kinh
tế phát sinh từ các hoạt động di chuyển; hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội Ngày nay, ngành du lịch đang phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới, không những đem lại lợi ích về
Trang 20kinh tế, mà còn cả lợi ích về chính trị, văn hóa, xã hội,…Ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia, nguồn thu nhập từ du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội
1.1.2 Khái niệm về Du lịch bền vững và Du lịch sinh thái
1.1.2.1 Du lịch bền vững
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): “Du lịch bền vững là loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của những điểm đến mà vẫn bảo đảm và cải thiện nguồn lực cho tương lai Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội, thẩm mỹ mà vẫn giữ gìn trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống” Quan điểm này nhấn mạnh tới phát triển du lịch phải đảm bảo phúc lợi lâu dài của con người, thỏa mãn 3 điều kiện: Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường(Lê Huy bá, 2009)
Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN - World Conservation Union, 1996): “Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương” Du lịch bền vững theo quan điểm này bao gồm 3 hợp phần chính: Thân thiện với môi trường, gần gũi về văn hóa – xã hội và ổn định kinh tế cộng đồng địa phương
Trong luật Du lịch Việt Nam, 2005: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai” Theo quan điểm của tác giả, trong khái niệm này nên bổ sung phần phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế cộng đồng địa phương
1.1.2.2 Du lịch sinh thái
a Các khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (Ecotourism - DLST) là một khái niệm tương đối mới và đang nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của giới khoa học và doanh nghiệp trong thời gian vài thập kỷ gần đây Có rất nhiều quan điểm khác nhau về du lịch sinh thái, một trong những khái niệm đã được các diễn đàn quốc tế về du lịch công nhận như:
Trang 21Nhà bảo vệ môi trường người Mê-hi-cô Hector Ceballo Lascurain, 1996 cho rằng: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt: Nghiên cứu, tham quan với ý thức chân trọng thế giới hoang
dã và những giá trị văn hóa được khám phá”
Alle, 1993đưa ra một định nghĩa đề cập sâu đến lĩnh vực hoạt động trách nhiệm của du khách đó là: “DLST được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề, DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã, đã cùng với ý thức giáo dục để biến bản thân khác du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường đảm bảo cho địa phương dược hưởng nguồn lợi về tài chính do du lịch mang lại, và chú trọng những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”
Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES) đưa ra khái niệm và được sử dụng khá rộng rãi: “DLST là việc đi lại của con người có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương” (Đinh Kiệm và Hà Khánh Nam Dao, 2012)
Lê Huy Bá, 2009 đã định nghĩa DLST như sau: “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các
hệ sinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và
bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” Du lịch
sinh thái được biết đến với nhiều các tên gọi khác nhau như:
- Du lịch thiên nhiên (Natural tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-based tourism)
- Du lịch môi trường (Environmental tourism)
- Du lịch đặc thù (Particular tourism)
- Du lịch xanh (Green tourism)
- Du lịch thám hiểm (Adventure tourism)
- Du lịch bản xứ (Indigenous tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism)
Trang 22- Du lịch nhạy cảm (Sensitized tourism)
- Du lịch nhà tranh (Cottage tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable tourism)
Luật Du lịch Việt Nam, 2005 định nghĩa: “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” Theo tác giả định nghĩa này khá đầy đủ; tuy nhiên, nên bổ sung phần “gắn với giáo dục về môi trường” vào trong định nghĩa
Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2005 cũng đưa ra một định nghĩa tương tự: “DLST
là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” Theo tác giả, đây là một khái niệm đầy đủ và rõ ràng các đặc điểm và tính chất của du lịch sinh thái
Qua một số khái niệm trên thì DLST được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều có các quan điểm chung về DLST đó là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ các hoạt động bảo tồn, được quản lý và phát triển theo hướng bền vững
về mặt sinh thái, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương
Phạm Trung Lương, 2002 đưa ra mô hình cấu trúc của du lịch sinh thái là một quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững, sản phẩm của du lịch sinh thái mang tính thân thiện với môi trường và có thể biểu diễn bằng sơ đồ kết hợp giữa các thành phần du lịch thiên nhiên và văn hóa bản địa, du lịch ủng hộ bảo tồn, du lịch có giáo dục môi trường và du lịch hỗ trợ cộng đồng
Hình 1.1: Mô hình cấu trúc của du lịch sinh thái
(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002)
Trang 23b Những nguyên tắc của du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một phần của du lịch bền vững nên phải thỏa mãn những nguyên tắc cơ bản của du lịch bền vững, theo IUCN, 1998 (Nguyễn Đình Hòe, 2001):
Nguyên tắc 1: Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững, bao gồm cả tài
nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng
cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài
Nguyên tắc 2: Giảm tiêu tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi
phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch
Nguyên tắc 3: Duy trì tính đa dạng và phát triển của tự nhiên, xã hội và văn
hóa là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo sức bật cho ngành du lịch
Nguyên tắc 4: Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và
quốc gia
Nguyên tắc 5: Hỗ trợ kinh tế địa phương: du lịch phải hỗ trợ các hoạt động
kinh tế địa phương, phải tính toán đến chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường
Nguyên tắc 6: Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, điều này không
chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách
Nguyên tắc 7: Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng Tư vấn giữa
công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho
sự hợp tác lâu dài, cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh
Nguyên tắc 8: Đào tạo các cán bộ kinh doanh du lịch, nhằm thực thi các sáng
kiến và giải pháp du lịch bền vững, nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch
Nguyên tắc 9: Marketing một cách có trách nhiệm, phải cung cấp cho du khách
những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách
Nguyên tắc 10: Triển khai các nghiên cứu, nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề,
mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và du khách
Do đặc thù đối tượng du lịch là các hệ sinh thái còn hoang sơ, nên du lịch sinh thái còn có thêm một số nguyên tắc sau:
Trang 24Hòa nhập với thiên nhiên: Mục tiêu hàng đầu của du khách đến với hệ tự
nhiên hoang sơ là quan sát, chiêm ngưỡng, nghiên cứu những điều kỳ thú của giới tự nhiên Muốn vậy, mọi can thiệp thô bạo vào giới tự nhiên là điều cấm kỵ Các can thiệp được gọi là thô bạo gồm: Khai thác, săn bắt, giết choc, chặt hạ, đốt phá, gây tiếng
ồn, xả thải (rác, nước, khí và hóa chất) làm biến đổi cảnh quan do xây dựng, vận tải,…Sự hòa nhập vào hệ sinh thái đòi hỏi một tác phong cẩn trọng, hòa bình, tôn trọng tự nhiên và lặng lẽ Du lịch sinh thái lấy bảo tồn là hàng đầu, du lịch chỉ là thứ yếu và hỗ trợ cho bảo tồn
Nhỏ là đẹp: Sự yên tĩnh của các khu du lịch sinh thái không chấp nhận quá
đông du khách và phương tiện Cần xác định đúng “khả năng tải” sinh thái và có biện pháp điều tiết khách phù hợp , ví dụ: chia du khách thành các nhóm nhỏ, xen kẽ các kỳ đón du khách với các kỳ đóng cửa hoàn toàn điểm du lịch để tái thiết trật tự đời sống hoang dã Nhỏ cũng có nghĩa là trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ,… trong điểm
du lịch sinh thái phải đơn giản, ít tốn kém
Trách nhiệm của du lịch sinh thái là phải bảo tồn hệ tự nhiên: Bảo tồn quan
trọng hơn doanh thu du lịch và thỏa mãn nhu cầu của du khách Một phần thích đáng của thu nhập từ du lịch phải sử dụng trực tiếp vào hoạt động bảo tồn thiên nhiên, thậm trí du khách phải trả phí tham quan khá cao để tham gia vào hoạt động trợ giúp cho bảo tồn và phải tuân theo quy luật và nhu cầu của bảo tồn
Trách nhiệm của du lịch sinh thái còn là đóng góp vào phúc lợi của cộng đồng địa phương như là một sự đầu tư gián tiếp cho bảo tồn Phúc lợi được sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ giáo dục, y tế,… Phúc lợi này phải xứng đáng để thuyết phục cộng đồng địa phương rằng: Bảo vệ thiên nhiên cho DLST có lợi hơn là khai thác
và hủy diệt nó (Nguyễn Đình Hòe, 2001)
1.1.2.3 Mối quan hệ giữa Du lịch bền vững và Du lịch sinh thái
Luật du lịch Việt Nam, 2005 cũng đã khẳng định về DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững Như vậy, quan điểm của nhà nước ta cũng khẳng định rất rõ DLST là một mắt xích của phát triển du lịch bền vững, dựa trên nguyên tắc: Đáp ứng cho nhu cầu hiện tại của khách du lịch và cộng đồng địa phương, vừa góp phần bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững trong tương lai
Trang 25Theo tác giả, định nghĩa trên bao gồm ba mối quan hệ:
Thứ nhất, quan hệ giữa DLST và đa dạng sinh học (ĐDSH): Du lịch sinh thái dựa trên nền tảng các giá trị của tài nguyên thiên nhiên, sự phong phú đa dạng các loài sinh vật Khách du lịch muốn khám phá sự đa dạng, mới lạ, kỳ thú từ thiên nhiên hoang dã; nên điểm đến càng tự nhiên, đa dạng – phong phú thành phần các loài sinh vật, thì càng thu hút được nhiều khách tham quan du lịch Đa dạng sinh học là điều kiện đầu tiên, hạt nhân để xây dựng các chương trình DLST, hay ĐDSH là tiền đề để xây dựng các tổ chức các Tour du lịch sinh thái Đa dạng sinh học bao gồm cả sự đa dạng về văn hóa, trong đó văn hóa bản địa là một bộ phận đặc biệt của đa dạng văn hóa tạo nên nền văn hóa nói chung của một dân tộc, một quốc gia
Thứ hai, quan hệ giữa DLST và phát triển cộng đồng: DLST dựa trên quan điểm về tính chất bền vững đa dạng sinh học, ý thức bảo vệ môi trường của du khách
và sự tham gia tích cực của cư dân địa phương Các khu bảo tồn, các hệ sinh thái tự nhiên có giữ được vẻ hoang sơ, nguyên vẹn những giá trị về sinh thái và văn hóa vốn
có hay không chủ yếu nhờ ý thức trách nhiệm của người dân địa phương và mức độ quản lý của chính quyền địa phương đó Để tránh sự hủy hoại các giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương, thì các nhà quản lý phải có các chính sách hỗ trợ, hướng và tạo sinh kế bền vững cho cư dân tại các khu vực xung quanh các khu bảo tồn; đây cũng là điều kiện cần thiết cho phát triển du lịch bền vững
Thứ ba, quan hệ giữa DLST và Du lịch bền vững: Du lịch là một ngành kinh tế
mà hoạt động của nó có những tác động làm suy giảm tài nguyên và môi trường một cách đáng kể Vì vậy, phát triển DLST để góp phần phát triển du lịch bền vững, cân bằng giữa bảo tồn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong cộng đồng Mặt khác, các hoạt động của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng địa phương, tạo sinh kế bền vững cho cư dân tại các khu bảo tồn, cùng cộng đồng địa phương cung cấp các hoạt động du lịch, đây là yếu tố cơ bản cho phát triển du lịch bền vững
Cả ba mối quan hệ trên đều có những đóng góp tích cực cho bảo tồn tài nguyên thiên nhiên - văn hóa Nhưng mối quan hệ đóng vai trò quyết định là mối quan hệ giữa DLST và du lịch bền vững, vì: (i) DLST là hoạt động du lịch trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ gắn với văn hóa bản địa; (ii) Mục tiêu của DLST gắn liền với phát triển bền vững, tức là duy trì, bảo vệ những nét hoang
Trang 26sơ của môi trường tự nhiên - văn hóa, gắn với phát triển những giá trị đó nhằm mở rộng phát triển du lịch bền vững theo hướng tốt hơn trong tương lai
Theo quan điểm của Tổ chức Du lịch thế giới, 2009: “Phát triển bền vững trong
du lịch là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Sự phát triển này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo
sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” Du lịch sinh thái
là một phần của du lịch bền vững và du lịch dựa vào thiên nhiên, có sự giao thoa của các hình thức du lịch khác như: Du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch tắm biển, du lịch
du thuyền, du lịch văn hóa, du lịch thành phố…
Hình 1.2: DLST là một khái niệm của du lịch bền vững
Trang 27hoạt động du lịch thường kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc được cải thiện thông qua các hoạt động
du lịch Do vậy, việc giao thương buôn bán giữa địa phương với các vùng các trở nên thuận lợi hơn, tạo nhiều công việc mới cho người dân bản địa, góp phần tăng thu nhập
và xóa đói – giảm nghèo (Lê Huy Bá, 2009) Một mâu thuẫn lớn cần giải quyết trong các khu vực có hoạt động DLST là trình độ của người dân địa phương thường thấp nhưng đòi hỏi của đơn vị kinh doanh du lịch đối với người lao động lại cao để nâng cao chất lượng dịch vụ Vì vậy, chính quyền địa phương (CQĐP) phải có chính sách đào tạo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động DLST để có được thu nhập thoả đáng, thúc đẩy họ bảo vệ môi trường và đóng góp cho bảo tồn những giá trị tài nguyên DLST đồng thời DLST góp vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo tại địa phương (Nguyễn Đình Hòe, 2011)
- Về mặt văn hóa – xã hội:
+ DLST góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, đào tạo nguồn lao động tại chỗ Do vậy, nâng cao nhận thức cộng đồng, giảm thiểu các tệ nạn xã hội tại nơi có các khu vực có khu bảo tồn thiên nhiên
+ DLST là một giải pháp mang lại sự công bằng và chia sẻ lợi ích, trách nhiệm với cộng đồng địa phương, tạo cơ hội cho sự phát triển bình đẳng Những lợi ích từ hoạt động du lịch sinh thái có cơ hội chia sẻ cho tất cả người dân địa phương về: Cơ hội việc làm, nâng cao trình độ nhận thức về môi trường, giữ gìn văn hóa bản địa, thúc đẩy sự phát triển về đời sống tinh thần cho người dân
+ DLST đóng góp trực tiếp trong việc duy trì, bảo tồn văn hóa bản địa Các hoạt động DLST dựa trên quan điểm thân thiện với môi trường và nền văn hóa địa phương, để phát triển DLST thì các nhà quản lý phải có các kê hoạch, trương trình bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa, để ngày càng thu hút khách du lịch đến với các khu DLST
+ DLST góp phần cải thiện an sinh xã hội, phát triển giáo dục và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở địa phương thông qua những đóng góp trực tiếp cho công đồng
Để thu hút khách du lịch và góp phần quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương, các nhà đầu tư, nhà quản lý phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục và các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, người dân địa phương sẽ là những người trực tiếp được hưởng lợi từ những trương trình, dự án này
Trang 28+ DLST mở ra cơ hội trao đổi, giao lưu văn hóa, tiếp cận với nhiều nền văn hóa mới trên thế giới, qua đó mở mang dân trí Hoạt động DLST không những thu hút du khách từ tất cả các vùng miền trong cả nước, mà còn thu hút khách du lịch quốc tế; đây chính là cơ hội cho việc giao lưu văn hóa, khoa học công nghệ của người dân địa phương
- Về mặt môi trường:
+ DLST góp phần làm giảm áp lực dân số lên tài nguyên, nâng cao nhận thức
và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo tồn, duy trì đa dạng sinh học Đồng thời, DLST đóng góp trực tiếp về mặt kinh tế trong việc bảo tồn ĐDSH và tài nguyên tự nhiên, bảo vệ môi trường Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác, cải thiện các tiện nghi môi trường thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc (Nguyễn Đình Hòe, 2011)
+ Đề cao giá trị môi trường: Việc thiết kế các cơ sở du lịch sinh thái được thiết
kế tốt có thể đề cao giá trị cảnh quan
+ Giáo dục môi trường: Thông qua việc giáo dục môi trường cho cộng đồng cư dân địa phương và du khách, góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường sinh thái tại các khu bảo tồn
b Tác động tiêu cực
- Dịch bệnh: Khách du lịch tập trung quá đông có thể gây là nguyên nhân lây truyền của một số bệnh truyền nhiễm như: Cúm, dịch tả, bệnh ngoài ra và các bệnh xã hội khác
- Suy giảm các nguồn lợi kinh tế tiềm năng của địa phương do sự cạnh tranh của các hoạt động du lịch được đầu tư và điều hành của các chủ doanh nghiệp ở các vùng khác
- Gây rối loạn kinh tế và công ăn việc làm: Sự nhiễu loạn kinh tế có thể xuất hiện nếu hoạt động du lịch chỉ tập trung vào một hoặc một vài vùng khu riêng biệt của đất nước hoặc vùng không được ghép nối với sự phát triển tương ứng của các vùng khác Điều đó có thể dẫn đến sự bất bình của dân cư trong các vùng chậm phát triển khác Sự bùng phát tăng giá đất đai, hàng hóa, dịch vụ trong khu du lịch có thể làm
Trang 29mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên cư dân trong vùng, cư dân bản địa có thể biến thành thứ lao động rẻ mạt, tạm bợ theo mùa (Nguyễn Đình Hòe, 2011)
Du lịch tập trung gây nên sự quá tải cho cơ sở hạ tầng hiện có như: Khả năng cung cấp nước sạch, điện, nhiên liệu, xử lý chất thải Nhưng nếu cơ sở hạ tầng được thiết kế và quy hoạch lớn hơn nhu cầu và mức sử dụng thấp sẽ gây thua lỗ hoặc dẫn đến việc tăng giá cả bất hợp lý, gây thiệt hại cho du khách cũng như nhà đầu tư, phát triển du lịch có thể gây một số hệ quả như:
+ Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch, thu gom
và tập kết chất thải rắn không phù hợp có thể gây những vấn đề nghiêm trọng về cảnh quan, vệ sinh môi trường, sức khỏe cộng đồng và xung đội xã hội
+ Ô nhiễm không khí: Các hoạt động của du lịch sinh thái có thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát thải khí của các loại động cơ ô tô, xe máy và các loại tàu thuyền; đặc biệt, ở các nơi trọng điểm như bến tàu, phà, bến xe và các trục đường giao thông chính Các loại khí thải của các loại động cơ có thể gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông
+ Ô nhiễm nguồn nước: Các loại rác thải từ hoạt động du lịch, xăng – dầu của các loại động cơ xe máy, tàu thuyền bị rò rỉ ra ngoài có thể gây ảnh hưởng xấu tới các loài sinh vật sống dưới nước và môi trường xung quanh
+ Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và các hoạt động
du lịch của du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương, du khách khác và kể
cả các loài sinh vật hoang dã
+ Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tạo ra các vấn đề sinh thái nghiêm trọng: Tác động lên đất (xói mòn, sạt lở), làm biến động habitat, đe dọa các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt các loài động vật hoang dã) Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi sinh sản, phá hoại rạn san hô, các loài động vật biển quý hiếm hoặc neo đậu tàu thuyền
- Du lịch ảnh hưởng tiêu cực đến văn hoá - xã hội bản địa đã trở nên khá phổ biến ở nhiều quốc gia Sự phát triển du lịch quá mức gây ảnh hưởng đến lối sống truyền thống của dân cư địa phương và thường không phải tốt hơn Du lịch nói chung
và du lịch sinh thái nói riêng là phục vụ cho tất cả du khách trong nước và quốc tế; do vậy, sự giao thoa của nền văn hóa địa phương với các nền văn hóa khác có thể làm mai
Trang 30một, lai căn, không dữ được những nét truyền thống của địa phương Trong một số trường hợp có thể có sự sói mòn bản sắc văn hóa, lòng tự tin do sự vượt trội hơn của các đặc trưng văn hóa ngoại lai do du khách mang tới so với văn hóa bản địa Hiểu lầm
và xung đột có thể nảy sinh giữa khách và chủ vì những khác biệt về ngôn ngữ, thói quen, tôn giáo và cách ứng xử (Nguyễn Đình Hòe, 2011)
Do vậy, để tránh những tác động tiêu cực của du lịch thông thường, việc thiết
kế một kế hoạch phát triển DLST, đảm bảo các yêu cầu cơ bản là rất cần thiết trước khi khuyến khích mở một khu tự nhiên, phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ thiên nhiên hoang dã và những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương
1.1.3.2 Vai trò của cộng đồng địa phương với phát triển du lịch sinh thái
Cộng đồng địa phương là người cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch ban đầu của DSLT Có thể nói du lịch về với thiên nhiên chủ yếu diễn ra tại nơi có thiên nhiên hoang sơ Trong khi đó, những khu vực này thường có địa hình hiểm trở, gây khó khăn
và tốn kém cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông cũng như các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch (Lê Huy Bá, 2009) Vì vậy khách du lịch và các nhà kinh doanh thường dựa vào động đồng dân cư tại các làng, bản, thôn xóm làm nơi cung cấp các dịch vụ ẩm thực, vận chuyển và nơi ở dưới hình thức “Home stay” Theo Tổng cục
du lịch, 2005: “Homestay” là loại hình du lịch mà du khách sẽ ở chung và sinh hoạt chung với người dân địa phương như thành viên trong gia đình, thông qua hoạt động tập thể đó để trải nghiệm các giá trị sống và văn hoá của mảnh đất mà du khách đặt chân đến
CĐĐP và đời sống của họ cung cấp nguồn tài nguyên du lịch hữu hình và vô hình phong phú Các phong tục tập quán, lễ hội, lối sống, kiến trúc nhà ở độc đáo của các cộng đồng có sức thu hút đối với khách du lịch, đây cũng là một phần trong các sản phẩm du lịch mà nhà kinh doanh cũng như nhà quản lý muốn cung cấp cho du khách khi tham gia các hoạt động du lịch (Lê Huy Bá, 2009)
CĐĐP là những người am hiểu các điều kiện cũng như tài nguyên của mình nhất nên nếu được đào tạo, họ sẽ là nguồn nhân lực tích cực và hiệu quả nhất cho hoạt động du lịch (Lê Huy Bá, 2009)
Đời sống của CĐĐP gắn liền với điểm du lịch được khai thác nên nếu nhận thức được vai trò của DLST đối với cộng đồng, họ sẽ là lực lượng bảo vệ tốt nhất
Trang 31nguồn tài nguyên du lịch địa phương một cách bền vững Đồng thời, họ cũng sẽ có
phản ứng nhanh nhất với những biến đổi tiêu cực của môi trường (Lê Huy Bá, 2009)
1.1.3.3 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và sinh kế bền vững
Du lịch sinh thái tác động đến tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng đến sinh kế cộng đồng địa phương: Phát triển DLST và các hoạt động có liên quan đã góp phần không nhỏ làm cho tài nguyên thiên nhiên và môi trường bị xuống cấp một cách trầm trọng Đó cũng chính là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở du lịch không đúng nơi hoặc không đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng đến tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học Sự suy giảm về các giá trị tài nguyên có thể làm cho việc canh tác, khai thác các giá trị tài nguyên bị suy giảm, ảnh hưởng đến sinh kế cộng đồng địa phương sống gần các khu
du lịch sinh thái(Lê Huy Bá, 2004)
Du lịch sinh thái phát triển cũng có thể làm tăng khả năng buộc phải di dời tái định cư của các hộ cư dân sống gần các khu DLST, để nhường chỗ cho các hoạt động, hoặc các dự án của DLST, sang nơi ở mới đòi hỏi cần một thời gian để thích nghi với môi trường mới, công việc mới, ảnh hưởng tới sinh kế của cộng đồng địa phương(Lê Huy Bá, 2004)
Tuy nhiên, du lịch sinh thái cũng tác động tích cực tới đời sống kinh tế - xã hội
và sinh kế cộng đồng địa phương: DLST phát triển làm tăng nguồn thu cho địa phương, tạo nhiều công việc (Tạo ra nhiều việc làm để vận hành bảo dưỡng các khu du lịch như đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, những người canh gác rừng, những người làm công tác dịch vụ phục vụ du khách ), làm tăng thu nhập đặc biệt đối với phụ nữ: Những việc làm trong ngành du lịch đòi hỏi lực lượng lao động đa số là phụ nữ và trẻ
em (buôn bán hàng rong, làm các hình ảnh, đồ thủ công mỹ nghệ của khu du lịch cho
du khách) Do đó, vai trò người phụ nữ cũng thay đổi, họ đã đi làm thay vì ở nhà trông con như trước đây (Lê Huy Bá, 2004)
1.1.3.4 Một số hình thức tham gia của cộng đồng địa phương trong du lịch sinh thái
Trong xã hội phát triển ngày nay, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch sinh thái rất phong phú, đa dạng và dưới rất nhiều hình thức như (Lê Huy Bá, 2009):
Trang 32- Hình thức Homestay: Là nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà Đặc điểm của
du lịch Homestay:(i) Nơi hầu hết các hoạt động trao đổi văn hóa và tương tác giữa khách và gia đình chủ xảy ra; (ii) Nơi lưu trú tại địa phương trong hoặc gần với các làng truyền thống thú vị mà du khách có thể lưu lại và quan sát cũng như tham gia các hoạt động của làng; (iii) Chủ nhà có thể chuẩn bị và mời khách thực phẩm tiêu biểu cho khách; (iv) Khách có thể ăn uống và trao đổi với gia đình chủ nhà (v) Homestay đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho người dân địa phương (Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, 2005)
- Lập các nhà nghỉ bình dân dưới sự điều hành chung của cộng đồng hoặc có đóng góp cho cộng đồng Hình thức này thường có ở các làng nghề truyền thống, các nhà nghỉ bình dân được lập lên dưới sự điều hành của chính quyền địa phương, hoặc các hợp tác xã du lịch
- Người dân làm việc trong ngành du lịch như làm hướng dẫn viên, làm lễ tân, nấu ăn phục vụ du khách Hình thức này phổ biến nhất hiện nay, các công ty du lịch thu hút một lượng lớn lao động từ cộng đồng địa phương Cư dân sống quanh các khu vực khu bảo tồn khi làm việc trong các công ty du lịch sẽ được giáo dục về môi trường, có công việc ổn định, từ đó giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng lõi và vùng rìa của khu bảo tồn
- Tham gia các hoạt động như hướng dẫn, đưa đón, hỗ trợ các hoạt động của du khách (chẳng hạn hướng dẫn một số phương thức làm đồng, hướng dẫn leo núi, hướng dẫn lặn biển ) Cộng đồng địa phương có rất nhiều hiểu biết, kinh nghiệm về đặc điểm địa hình, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa tại nơi họ sinh sống; do vậy, họ là những hướng dẫn viên tốt nhất cho du khách muốn khám phá thiên nhiên cũng như nền văn hóa bản địa tại các khu bảo tồn
- Sản xuất hàng hóa và bán hàng lưu niệm để bán trực tiếp cho khách không qua trung gian; người dân địa phương cũng có thể cung cấp các dịch vụ ăn uống trong các Tour du lịch cho các du khách Hình thức này đang rất phát triển tại các khu du lịch sinh thái, hình thức này không những đem lại lợi nhuận cho người dân địa phương, mà còn đáp ứng cho du khách được thưởng ngoạn những đặc sản của địa phương, những món quà lưu niệm sau mỗi chuyến đi
Trang 331.1.4 Phân phối lợi ích khi phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn biển
1.1.4.1 Lợi tức cho khu bảo tồn biển
Tài trợ cho các vùng bảo vệ là vấn đề quan tâm chính của các nhà quản lý KBTB Tài trợ của chính quyền cho các KBTB thường là không đủ cho các nhu cầu về bảo tồn và nhiều vùng tự nhiên quan trọng sẽ không tồn tại nếu không có những lợi tức phụ và mới Du lịch mang đến những cơ hội để tạo ra các thu nhập theo nhiều cách khác nhau và cho phép các nhà quản lý KBTB bảo vệ tốt hơn các vùng nhạy cảm
1.1.4.2 Tuyển dụng
Du khách có thể mang đến những công việc mới cho vùng, đây được xem là lợi ích lớn nhất cho cộng đồng địa phương Để đáp ứng được nhu cầu của du khách ở bên trong và xung quanh các KBTB, các cư dân địa phương cần phải tìm một số việc như lái taxi, làm chủ các nơi lưu trú, cho thuê mặt bằng và làm hướng dẫn viên tour Sự tăng số lượng du khách đến tham quan KBTB cũng làm tăng nhu cầu về tuần tra và nhân viên cưỡng chế, các nhà nghiên cứu và giáo dục Cư dân dịa phương có thể làm tốt một số vị trí cho các công việc liên quan đến du lịch và KBTB, vì họ rất thông thạo với các nguồn lợi văn hoá và tự nhiên của vùng Tuy nhiên, họ có thể cần những khoá huấn luyện về các kỹ năng như ngôn ngữ và thuyết minh, điều khiển các nhóm, chuẩn
bị thức ăn, sơ cấp cứu và bảo dưỡng táu Du lịch cũng làm tăng lên nhu cầu cho việc tuyển dụng gián tiếp bao gồm các công việc phục vụ, xây dựng và người cung cấp hàng hoá như thức ăn
1.1.4.3 Sự điều chỉnh chính trị cho các khu bảo tồn biển
Tiềm năng của du lịch bền vững có thể gây ảnh hưởng các cán bộ chính quyền
để đưa ra hiện trạng được bảo vệ cho vùng hoặc tăng cường tình hình bảo vệ cho các vùng bảo vệ, bảo tồn hiện tại nếu nó có thể tạo ra những thu nhập và cung cấp các lợi ích khác cho quốc gia Và khi các cán bộ chính quyền quan tâm nhiều hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ các vùng tự nhiên, du khách cũng sẽ thăm và hỗ trợ nhiều cho các vùng tự nhiên nếu nó được bảo vệ
1.1.4.4 Giáo dục môi trường
Du lịch bền vững cung cấp đối tượng lý tưởng cho giáo dục môi trường Khi du khách xem các rạn san hô và thú biển, họ muốn tìm hiểu về các tập tính của động vật
Trang 34và sinh thái rạn san hô cũng như những thách thức của công tác bảo tồn những nguồn lợi này Rất nhiều du khách cũng muốn biết về các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội
xung quanh việc bảo tồn
1.2 Một số mô hình đã nghiên cứu về sinh kế bền vững
Theo Chambers và Conway, 1992: “Một sinh kế bao gồm những khả năng và giá trị vốn có của họ (dự trữ, tài nguyên, các quyền lợi và sự phát triển) và các hoạt động cần cho một cuộc sống ở mức độ trung bình: Một sinh kế được cho là ổn định khi chúng ta có thể đương đầu và vượt qua những áp lực căng thẳng và thay đổi; bên cạnh
đó, còn có thể giữ vững hoặc làm tăng thêm những tiềm năng và giá trị của chúng cho cộng đồng và mức độ toàn thế giới trong thời gian ngắn hoặc dài hạn”
Khái niệm sinh kế của Chambers và Conway, 1992 dựa trên tiền đề của một cộng đồng nông thôn với những nguồn lực nhỏ nhất (khả năng và vốn), chúng được sử dụng để hình thành xây dựng các chiến lược, kế hoạch sinh kế (mùa vụ canh tác, mùa
vụ thả giống, thời gian nông nhàn,…) để tạo ra cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn
Theo mô hình của UNEP, 2006: Một cuộc sống được cho tốt đẹp nếu thỏa mãn
5 tiêu chí: Có điều kiện sống cơ bản tốt, quyền tự do, sức khỏe tốt, có nhiều mối quan
hệ tốt và được an toàn Có điều kiện sống cơ bản tốt có nghĩa là có nguồn thu nhập cao
và ổn định, có tài sản có giá trị, nguồn nước và thực phẩm dồi dào, có nơi cư trú ổn định Quyền tự do được hiểu là quyền được quyết và làm theo những quyết định của
họ Sức khỏe tốt được định nghĩa theo rất nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên ta có thể hiểu là cơ thể không có khả năng mắc các loại bệnh tật, có đủ nguồn năng lượng để thực hiện các công việc của họ Các mối quan hệ tốt bao gồm tất cả các mối quan hệ bạn bè, tín ngưỡng, tôn giáo, chính trị,… nhằm phục vụ cho các nhu cầu của con người Sự an toàn là khả năng tránh được các mối lo ngại về các hiểm họa có thể rình rập như: Các thảm họa thiên nhiên, biến cố về chính trị, chiến tranh, dịch bệnh,… nhằm tiến tới một cuộc sống ổn định hơn
Các quan điểm trên đã thể hiện một bức tranh khá đầy đủ về một cuộc sống tốt đẹp và ổn định của một con người, một cộng đồng dân cư Tuy nhiên, các quan điểm trên chưa thể hiện được mối quan hệ mật thiết giữa một sinh kế ổn định với sự phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học
Theo Diana Carney và các cộng sự, 1999: Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương
Trang 35tiện sống của con người Sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết được những căng thẳng và đột biến, hoặc có khả năng phục hồi, duy trì và tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại và tương lại mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên,
mô hình sinh kế bền vững chịu tác động bởi những yếu tố sau :
Hình 1.3: Khung sinh kế bền vững của Diana Carney và các cộng sự, 1999
(Diana Canrey và các cộng sự, 1999) Chiến lược sinh kế là cách mà hộ gia đình, nhằm sử dụng các tài sản sẵn có để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống (ví dụ: một hộ ngư dân kiếm sống bằng nghề đánh cá) Để làm điều này hộ gia đình cần sử dụng một số nguồn lực sinh kế như:
H (Human Capital): Vốn con người bao gồm các yếu tố về: Kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động, sức khỏe tốt để có thể thực hiện những chiến lược về sinh kế
P (Physical Capital): Vốn về kỹ thuật bao gồm các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật (giao thông, điện, nước, năng lượng và thông tin liên lạc) và các loại sản phẩm thiết bị cần thiết cho thực hiện các chiến lược về sinh kế
S (Social Capital): Vốn xã hội là tất cả các nguồn lực xã hội (hệ thống, thành viên nhóm, sự tin tưởng vào các mối quan hệ, sự mở rộng các mối quan hệ xã hôi) tạo nên một sinh kế bền vững
F (Financial Capital): Vốn tài chính là tất cả các nguồn lực tài chính mà con người có thể sử dụng (Vốn tiết kiệm, vốn đi vay, vốn kêu gọi đầu tư) nhằm cung cấp cho mục đích tạo sinh kế
N (Natural capital): Vốn tự nhiên là tất cả các nguồn lực về tự nhiên (Đất, nước, động/ thực vật hoang dã, đa dạng sinh học,…) được sử dụng như một nguồn hữu ích cho sự phát triển sinh kế
Trang 361.3 Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đề tài
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.1.1 Nghiên cứu về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái đã và đang được nghiên cứu khá nhiều ở nước ta, các tác giả: Nguyễn Bá Lâm, 2007; Lê Huy Bá, 2009; Bùi Thị Hải Yến, 2009; Nguyễn Đình Hòe,
2009 đã đưa ra các khái niệm khác nhau về du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam; tuy nhiên, sự phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên, hưởng lợi từ những giá trị của thiên nhiên và đem lại sinh kế cho cộng đồng địa phương có được xem là du lịch sinh thái không thì vẫn chưa có tài liệu nào đề cập tới
Nguyễn Văn Hoàng, 2012 có bài báo “Một số giải pháp quản lý môi trường đối với hoạt động du lịch ở khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa”, tác giả
đã đánh giá sức tải của khu bảo tồn Vịnh Nha Trang đối với các hoạt động của du lịch sinh thái, đây là các dẫn liệu khoa học quan trọng trong quản lý khu bảo tồn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng
Lê Chí Công, 2013 đã đưa ra mốt số tiêu chí thống nhất các khái niệm về phát triển du lịch bền vững qua tác phẩm “Luận bàn về qua điểm phát triển bền vững và không bền vững”
Lê Trần Phúc, 2013 đã có các nghiên cứu mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững, tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên; một số kiến nghị nhằm phát triển du lịch sinh thái biển Khánh Hòa bền vững “Phát triển du lịch sinh thái biển bền vững”
Phan Thị Kim Liên, 2013; Huỳnh Cát Duyên, 2013 đã nêu ra một số thách thức
và các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái biển Nha Trang bền vững trong kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa”
Nguyễn Xuân Quang, 2013 đã xây dựng thành công chiến lược phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu bảo tồn biển Phú Quốc đến năm 2020 “Phát triển du lịch sinh thái đảo Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”
Nhìn chung các nghiên cứu trước đây mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch sinh thái, mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái bền vững, còn đánh giá ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế cộng đồng địa phương còn đang bị bỏ ngỏ
Trang 371.3.1.2 Nghiên cứu đánh giá tác động dựa trên phương pháp so sánh điểm tương đồng - Propensity Score Matching
Phương pháp so sánh điểm tương đồng - Propensity Score Matching - đã được nghiên cứu sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khoa học hiện nay Lương Vinh Quốc Duy, 2008, “Đánh giá sự tác động của một dự án hoặc chương trình phát triển: phương pháp propensity score matching”, sử dụng phương pháp PSM trong đánh giá dự án phát triển đàn bò sữa giữa những người tham gia và không tham gia tại huyện Củ Chi,
Tp Hồ Chí Minh
Nguyễn Huy Hoàng, 2012, “Tác động của viện trợ Nhật Bản cho phát triển cơ
sở hạ tầng”, đánh giá dự án viện trợ của Nhật Bản cho việc phát triển cơ cở hạ tầng ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, thông qua phương pháp PSM
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của du lịch sinh thái, tác động tích cực, tiêu cực tới sinh kế, đời sống của người dân địa phương tại các khu bảo tồn
Regina Scheyvens, 1999, “Case study: Ecotourism and the empowerment of local communities”, đã nghiên cứu về những ảnh hưởng tích cực của du lịch sinh thái đối với cộng đồng như các viện trợ về cơ sở hạ tầng, đời sống kinh tế - xã hội, giáo dục và chính trị, từ các dự án khu bảo tồn Nghiên cứu xoay quanh vấn đề trao quyền khác nhau về: Kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý của du lịch sinh thái tới những nhóm cộng đồng được hưởng lợi nhiều, nhóm hưởng lợi ít và nhóm chịu thiệt thòi từ các hoạt động của du lịch sinh thái
Eugene E Ezebilo, Leif Mattsson, 2010, “ Economic Value of Ecotourism to Local Communities in the Nigerian Rainforest Zone”, dựa vào mô hình Tobit để nghiên các giá trị kinh tế thu được từ các hoạt động du lịch sinh thái tới cộng đồng cư dân địa phương sống quanh khu vực rừng nhiệt đới Nigeria như: Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, phát triển giáo dục và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Tác giả nghiên cứu trên 150 hộ dân thuộc 3 cộng đồng địa phương khác nhau cùng sinh sống trong khu vực khu bảo tồn, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất và mô hình Tobit để ước lượng sự đóng góp khác nhau của du lịch sinh thái đến những cộng đồng địa phương sống quanh khu vực khu bảo tồn rừng nhiệt đới Nigeria
Trang 38Aramde Fetene, Tsegaye Bekele và GBG Panajay K Tiwari, 2012, “The contribuition of ecotourism for sustainable livelihood around Nech Sar National Park, Ethiopia”, đã dùng phương pháp thống kê phân tích phương sai đơn giản (Oneway – ANOVA) để so sánh sự khác nhau về thu nhập giữa các nhóm người tham gia trực tiếp vào các hoạt động phục vụ cho du lịch sinh thái và nhóm dân cư không tham gia vào các hoạt động sinh thái, từ đó chỉ ra những đóng góp thiết thực của việc tham gia vào các hoạt động của du lịch sinh thái tới sinh kế cộng đồng của cư dân sống quanh khu vực vườn quốc gia Nech Sar, Ethiopia
Manu, Isaac Kuuder, Conrad-J.Wuleka, 2012, “Community-based Ecotourism and livelihood Enhancement in Sirigu, Ghana”, đã dùng phương pháp thống kê mô tả
sự khác nhau về thu nhập và các phúc lợi xã hội của cộng đồng địa phương giữa nhóm
cư dân tham gia vào các hoạt động phục vụ cho du lịch sinh thái và nhóm không tham gia tại Sirigu, Ghana Qua nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động tích cực của cộng đồng địa phương tới hoạt động du lịch sinh thái và sinh kế được nâng cao rõ rệt ở nhóm người này
Jessica Coriaand Enrique Calfucura, 2011, “Ecotourism and the Development
of Indigenous Communities: the Good, the Bad, and the Ugly”, nghiên cứu về ảnh hưởng của các hoạt động du lịch sinh thái tới mức độ tăng nguồn thu nhập đối với cư dân địa phương Nghiên cứu cũng đưa ra một số kinh nghiệm thành công và thất bại của mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, từ đó đưa ra các cách tiếp cận tốt hơn về khả năng tăng cường sinh kế cho cộng đồng cư dân địa phương, đồng thời thúc đẩy việc trao quyền sử dụng đất của cộng đồng địa phương
Tóm lại, phương pháp PSM là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá tác động của một chương trình hay dự án; tuy nhiên, đánh giá tác động của du lịch sinh thái tới cộng đồng địa phương tại các khu bảo tồn tại Việt Nam lại chưa được áp dụng Theo hiểu biết của tác giả, chưa có đề tài nào sử dụng phương pháp PSM để đánh giá tác động của du lịch sinh thái đến cộng đồng cư dân sống xung quanh khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang Do đó, việc áp dụng phương pháp này là mới và cần thiết cho khu bảo tồn Vịnh Nha Trang
1.4 Mô hình nghiên cứu sinh kế bền vững đề xuất
Từ những nghiên cứu của Regina Scheyvens (1999), Eugene E Ezebilo, Leif Mattsson (2010), Aramde Fetene, Tsegaye Bekele và GBG Panajay K Tiwari (2012),
Trang 39Manu, Isaac Kuuder, Conrad-J.Wuleka (2012), Jessica Coriaand Enrique Calfucura (2011), tình hình thực tế tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, và việc thu thập lấy ý kiến của người dân, của các chuyên gia, tác giả xác định mô hình ảnh hưởng của du lịch sinh thái tới sinh kế bền vững:
Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả về ảnh hưởng của du lịch sinh
thái tới sinh kế bền vững
Du lịch sinh thái có tác độngđến hoạt động của các đơn vị lữ hành, các công ty
du lịch: DLST phát triển sẽ kỳ vọng lượng du khách đến với Vịnh Nha Trang nhiều hơn, kéo theo sự phát triển của các công ty du lịch
Phát triển của DLST và các công ty du lịch tác động đến cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương là nguồn lao động sẵn có và rẻ nhất cho các công ty du lịch hoạt động trong lĩnh vực của DLST Sự phát triển mạnh mẽ của công ty du lịch và DLST sẽ kỳ vọng mang lại nguồn thu nhập của cộng đồng địa phương tăng lên
Du lịch sinh tháiphát triển tác động tới sự di dời/ tái định cư ngày càng gia tăng:
Sự phát triển của DLST kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng làm cộng đồng cư dân địa phương có thêm nhiều cơ hội việc làm, đời sống ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, những khu du lịch mọc lên đồng nghĩa với
sự di dời của các hộ dân sống tại các địa điểm được quy hoạch làm khu du lịch Khi được di dời tới nơi tái định cư mới trên các vùng đất liền, môi trường sống mới, công việc cũng gặp nhiều khó khăn, thu nhập có thể giảm, sinh kế giảm sút
Du lịch sinh thái có thể vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực tới sinh kế cộng đồng địa phương tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang
Du lịch sinh thái
Hoạt động của các công ty du lịch
Tham gia của cộng đồng
Sinh kế bền vững
Trang 40Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về khái niệm du lịch, khái niệm du lịch bền vững, du lịch sinh thái, mối quan hệ du lịch sinh thái và phát triển cộng đồng địa phương, một số mô hình nghiên cứu về sinh kế bền vững Bên cạnh đó, chương cũng tổng quan các nghiên cứu trước trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài, mô hình nghiên cứu sinh kế bền vững đề xuất