1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tích lũy tư bản

12 5,3K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 275,81 KB

Nội dung

Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, để có công nghệ tiên tiến, tăng năng xuất, mở rộng sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu, tác động vào việc dịch chuyển cơ cấu k

Trang 1

TIỂU LUẬN

Môn: Kinh tế chính trị Mác- Lênin

Đề tài: Tích lũy tư bản

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, vấn đề tăng trưởng nhanh và bền vững đang là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với tất cả quốc gia Đặc biệt là đối với Việt

Trang 2

Nam, một nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển Để làm được điều đó các nhà kinh tế đã nhấn mạnh vai trò của vốn Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, để

có công nghệ tiên tiến, tăng năng xuất, mở rộng sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu, tác động vào việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của đất nước

Với nhận thức sâu sắc về vai trò của việc tích lũy mà em lựa chọn đề tài này Mặc

dù đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu nhưng bài viết sẽ không tránh khỏi sai sót

Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để hoàn thành tốt hơn

đề tài này

A.Cơ sở lý luận tích lũy tư bản.

1 Tích lũy tư bản

a Tái sản xuất

Trang 3

-Định nghĩa: Là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và tiếp diễn một cách liên tục không ngừng

-Qúa trình tái sản xuất: sản xuất- phân phối- trao đổi( lưu thông)- tiêu dùng

-Phân loại:

Theo quy mô: Gồm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng

-Tái sản xuất giản đơn: quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ,

đặc trưng của nền sản xuất nhỏ

-Tái sản xuất mở rộng: quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn

trước, đặc trưng của các nền sản xuất lớn

+Theo chiều rộng: Là sự mở rộng quy mô sản xuất chủ yếu bằng cách tăng nhanh các yếu tố đầu vào, sản phẩm tăng lên nhưng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất không đổi

+Theo chiều sâu: Là sự mở rộng quy mô sản xuất làm tăng sản phẩm chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào sản xuất

Theo phạm vi: Gồm giá trị sản xuất cá biệt và giá trị sản xuất xã hội

b Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản

-Muốn tái sản xuất mở rộng nhà tư bản không thể sử dụng hết giá trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân, mà phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để tăng quy mô đầu

tư so với năm trước, chính phần giá trị thặng dư đó được gọi là tư bản phụ thêm Qúa trình này chính là tích lũy tư bản

-Thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành

tư hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư Một cách cụ thể, tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hóa thành tư bản được là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới

- Điều kiện của tích lũy tư bản: muốn tích lũy để tái sản xuất mở rộng phải có hai

điều kiện: một phần sản phẩm thặng dư chuyển hóa thành tư bản và phải có lao đông phụ thêm( tăng thêm lao động mới, kéo dài thời gian lao động hoặc tăng cường độ lao động)

- Nguồn gốc duy nhất của tư bản là giá trị thặng dư, là lao động không được trả

công của công nhân bị tư bản chiếm không để biến thành công cụ bóc lột công nhân và tư bản tích lũy chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản C.Mác nói rằng, tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông tích lũy mà thôi

- Qúa trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa Khác với nền kinh tế giản đơn sự trao đổi theo nguyên tắc ngang giá Trong nền sản xuất TBCN dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân, mà còn sở hữu

Trang 4

hợp pháp lao động không công đó Sự thay đổi căn bản trong quan hệ sở hữu hoàn toàn không vi phạm quy luật giá trị

-Nguyên nhân sâu xa nhất của việc tích lũy tư bản là việc theo đuổi giá trị thặng

dư tối đa Khát vọng đó buộc các nhà tư bản phải không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để tăng quy mô giá trị thặng dư

-Động cơ thúc đẩy tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản- quy luật giá trị thặng dư Mặt khác, do tính cạnh tranh quyết liệt buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm tư bản của mình tăng nhanh lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy

c Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản

-Quy mô tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư Ta sẽ xem xét hai trường hợp riêng này:

*Thứ nhất, nếu khối lượng giá trị thặng dư(M) không đổi thì quy mô của tích

lũy tư bản phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành hai quỹ: quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng Việc tiêu dùng ít đi sẽ làm tăng khối lượng tích lũy, khi đó quy mô tích lũy sẽ tăng lên và ngược lại

*Thứ hai, nếu tỷ lệ phân chia đó cố định thì quy mô của tích lũy tư bản phụ

thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư, mà khối lượng thặng dư lại phụ thuộc vào các 4 nhân tố sau đây:

-Trình độ bóc lột sức lao động bằng những biện pháp làm tăng tỷ suất giá trị

thặng dư(m’) như tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, cắt giảm tiền lương của công nhân…Như vậy công nhân không những bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, biến một phần tiêu dùng cá nhân của công nhân thành tích lũy tư bản

-Trình độ năng suất lao động xã hội: Tăng năng suất xã hội thì khối lượng sản

phẩm cũng tăng lên dẫn đến giảm giá trị hàng hóa làm cho giá cả của hàng hóa giảm Nhà tư bản mua được nhiều tư liệu sản xuất hơn làm tăng khối lượng giá trị thặng dư Với một tỷ suất giá trị thặng dư không đổi hay thậm trí đang giảm xuống thì khối lượng sản phẩm thặng dư vẫn tăng lên miễn là tỷ suất giá trị thặng dư giảm xuống chậm hơn mức tăng của sức sản xuất lao động Vì vậy với một tỷ lệ phân chia không đổi sự tiêu dùng của nhà tư bản vẫn có thể tăng lên mà không cần giảm quỹ tích lũy Chẳng những quy mô tái sản xuất được mở rộng về mặt vật thể, mà sản xuất giá trị thặng dư cũng tăng lên nhanh hơn giá trị của tư bản phụ thêm

-Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản ứng trước:

+Tư bản sử dụng: Là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy

mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm

+Tư bản tiêu dùng: Là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kì sản xuất dưới dạng khấu hao

Trang 5

+Có sự chênh lệnh giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng Như vậy mặc dù mất

dần đi giá trị nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn còn có tác dụng

như khi còn đủ giá trị Sự hoạt động này của máy móc được xem như là sự phục vụ

không công Máy móc, thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh lệch đó càng lớn, do đó

sự phục vu không công càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu trong quá

khứ càng nhiều, nhờ vậy quy mô tích lũy tư bản càng lớn

+Quy mô của tư bản ứng trước: Với trình độ bóc lột không thay đổi thì khối

lượng giá trị thặng dư do khối lượng của tư bản khả biến quyết định Quy mô của

tư bản ứng trước ngày càng lớn thì nhà tư bản sẽ có khối lượng trang thiết bị hiện

đại, có nhiều lao động hơn với tay nghề cao hơn, nên bóc lột được nhiều giá trị

thặng dư hơn dẫn đến tích lũy được nhiều hơn

2.Tích tụ tư bản và tập trung tư bản.

-Cùng với quá trình tích lũy thì tích tụ tư bản và tập trung tư bản ngày càng tăng

Tích tụ tư bản Định nghĩa Là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư trong một xí nghiệp

nào đó

Khác nhau

-Nguồn gốc

-Tác động

-Ý nghĩa

-Là giá trị thặng dư

-Làm tăng cả quy mô của tư bản cá biệt và quy mô của tư bản xã hội -Phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa tư bản và nhà lao động

-Tích tụ và tập trung tư bản có mối quan hệ biện chứng với nhau và tác động thúc

đẩy nhau nhưng lại không đồng nhất với nhau và đẩy nhanh tích tụ tư bản Tích tụ

tư bản làm tăng quy mô của tư bản cá biệt khiến cho cạnh tranh gay gắt hơn, dẫn

đến tập trung tư bản Tập trung tư bản tạo điều kiện để tăng cường bóc lột giá trị

thặng dư và đẩy mạnh tích tụ tư bản Đây không những là sự khác nhau về mặt

chất mà còn khác nhau về mặt lượng

-Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ

nghĩa Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được những xí nghiệp lớn, sử dụng được

những kĩ thuật và công nghệ hiện đại Tập trung tư bản thường diễn ra bằng hai

phương pháp:

+Phương pháp cưỡng bức thể hiện ở chỗ trong quá trình cạnh tranh, các nhà tư

bản lớn thôn tính các nhà tư bản nhỏ phá sản

Trang 6

+Phương pháp tự nguyện: các nhà tư bản xác nhập hay liên kết với nhau để tránh khỏi sự phá sản và có đủ sức mạnh cạnh tranh trên phạm vi mới

-Như vậy, quá trình tích lũy tư bản gắn với quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của CNTB ngày càng sâu sắc thêm Đây cũng là xu hướng lịch sử của tích lũy tư bản, xu hướng tạo ra những tiền đề vật chất và tiền đề xã hội cao cho sự phủ định đối với CNTB

3 Cấu tạo hữu cơ của tư bản.

- Cùng với quá trình tích lũy tư bản, cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng Trong quá trình đó, tư bản chẳng những tăng lên về quy mô mà còn không ngừng biến đổi trong cấu tạo của nó

- Cấu tạo của tư bản gồm 2 mặt:

+Về mặt hiện vật: cấu tạo kĩ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng các lao động sử dụng những tư liệu sản xuất đó trong quá trình sản xuất Phản ánh trình độ của lực lượng sản xuất

+Về mặt giá trị: cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến và số lượng giá trị của tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất Phản ánh mối quan hệ sản xuất

-Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau Những

sự thay đổi trongcấu tạo kỹ thuật của tư bản sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cấu tạo giá trị tư bản Để biểu thị mối quan hệ đó C.Mác dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của

tư bản

- Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kĩ thuật của tư bản quyết định và phản ánh những sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản C.Mác đã viết: “…Tôi gọi kết cấu giá trị của tư bản là kết cấu hữu cơ của tư bản trong chừng mực mà kết cấu giá trị ấy được quyết định bởi kết cấu kỹ thuật của tư bản và phản ánh những sự biến đổi của kết cấu kỹ thuật này”

-Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng lên, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá trị của tư bản, nên cấu tạo hữu

cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn thất nghiệp Còn nguyên nhân sâu xa của nạn thất nghiệp lại chính là ở quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

B Liên hệ thực tiễn- FDI

Trang 7

I Cơ sở lý luận

1 FDI( Foreign direct investment) là gì?

-Theo tổ chức thương mại thế giới đưa ra định nghĩa như sau: đầu tư trực tiếp

nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư

thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay

"chi nhánh công ty"

-Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: FDI là việc nhà đầu tư nước

ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư pháp luật

2.Đặc điểm

-FDI trở thành hình đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài

-FDI đang và sẽ tăng mạnh ở các nước đang phát triển

-Cơ cấu và phương thức FDI trở nên đa dạng hơn

*Tại Việt Nam FDI có những đặc điểm sau:

-Tại Việt Nam, theo luật đầu tư nước ngoài quy định chủ đầu tư nước ngoài phải phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án

-Quyền quản lý, điều hành đối tượng được đầu tư tùy thuộc mức độ góp vốn

-Lợi nhuận từ việc đầu tư được phân chia theo tỷ lệ góp vốn pháp định

3 Các hình thức

a.Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

-Là hình thức rất phổ biến và nhiều ưu thế đối với việc phân phối sản xuất của các sản phẩm có tính chất phức tạp và yêu cầu kĩ thuật cao, đòi hỏi có sự kết hợp mạnh của nhiều quốc gia Chủ yếu trong lĩnh vực tham dò khai thác dầu khí và lĩnh vực bưu chính viễn thông, hai lĩnh vực này chiếm 30% số dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh ở nước ta

-Đây cũng là xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanh trong một tương lai gần xu hướng hợp của sự phân công lao động chuyên môn hóa sản xuất trên phạm vi quốc tế

b.Xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

-Đầu tư nước ngoài theo hình thức này ngày càng tăng

Trang 8

-Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định DN 100% vốn đầu tư nước ngoài

và tổ chức thành lập theo quy định pháp luật nước ta cho phép trên cơ sở tự quản lý

-DN 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty TNHH có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước ta đã ban hành

c.Doanh nghiệp liên doanh

-Hình thức này được áp dụng phổ biến hơn nhưng có xu hướng bớt dần về tỉ trọng

-Bằng cách thực hiện kí kết các hợp đồng, cùng tham gia góp vốn, cùng nhau quản lý và đều có trách nhiệm cũng như nhiệm vụ thực hiện phân chia lợi nhuận và phân bố rủi ro như nhau

-Vốn pháp định có thể được góp một lần khi thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc từng phần trong thời gian hợp lý Trong quá trình kinh doanh, các bên không

có quyền giảm vốn pháp định

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI

-Một số yếu tố ảnh hưởng đến FDI: môi trường kinh tế, chính trị, môi trường văn hóa, pháp luật, khai thác chuyên gia và thương mại, chu kì sản phẩm,…

II- FDI tại Việt Nam.

1.Lợi ích của việc thu hút FDI ở Việt Nam.

a.Bổ sung nguồn vốn trong nước

-Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, rất thiếu vốn, vì vậy cần phải huy động nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở

hạ tầng,

b Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý

-Điều đó góp phần nâng cao năng xuất lao động, thu hút được các chuyên gia nước ngoài vào làm việc, từ đó tạo điều kiện cho đội ngũ kĩ sư trong nước có điều kiện học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm tiến tới làm chủ công nghiệp

c Tham gia vào mạng lưới toàn cầu

- Thúc đẩy phân công lao động, đẩy mạnh xuất khẩu

d Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công

e.Nguồn thu ngân sách lớn

2 Số liệu FDI tại Việt Nam trên một số khía cạnh

a.FDI trong những năm gần đây

Trang 9

b FDI trong các lĩnh vực đầu tư

c FDI tại một số địa phương

Trang 10

3 Một số tác động tiêu cực

a Gây ra thâm hụt thương mại

-Mặc dù kì vọng FDI là nơi sản xuất phải hướng về xuất khẩu( Nhà nước có

chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDI xuất khẩu trên 80%), nhưng thực chất kết quả xuất nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI những năm gần đây là kim ngạch nhập khẩu thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu( nếu không kể dầu thô)

b Tác động xấu đến môi trường

-Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học Các khu công nghiệp mở rộng làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, nơi cư trú của các động vật hoang dã bị thu hẹp, thực vật bị hủy hoại xáo trộn

c Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không hợp lý

-Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào các ngành có thể thu được lợi nhuận cao trong thời gian ngắn Điều này đã dẫn đến tình trạng mở rộng quy mô quá mức,việc sử dụng các nguồn lực trở nên kém hiệu quả, gây ra tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế

4 Những lợi thế, thách thức và một số biên pháp thu hút FDI

a Lợi thế

-VN hiện vẫn có một số lợi thế nhất định trong cạnh tranh thu hút FDI như môi trường xã hội, an ninh ổn định, lực lượng lao động có tay nghề với chi phí khá thấp, hạ tầng đang được đầu tư khá tốt như năng lượng, cảng, đường giao thông; có thị trường tiêu thụ lớn; VN cũng đang hội nhập sâu rộng và là thành viên của nhiều hiệp định thương mại song phương lẫn đa phương

b Thách thức

-ASEAN hiện đang là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, do vậy VN

sẽ vừa có khả năng thu hút vốn nước ngoài từ hiệu ứng chung của khu vực, vừa có

Ngày đăng: 15/07/2016, 20:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w