Khác với các doanh nghiệp khác, NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặcbiệt, đặc thù là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên hoạt động của Ngân hàng gắn hầuhết với các hoạt động của nền k
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thầnkinh của nền kinh tế, trong đó NHTM đã trở thành một trung tâm tài chính đáng tincậy, giúp nền kinh tế khơi thông vốn Với chức năng là điều chỉnh sự luân chuyển vốnnền kinh tế từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn Song song với các hoạt động đầu tưxây dựng và phát triển đất nước đang ngày càng mở rộng thì nhu cầu về một lượngvốn tương ứng để phục vụ cho hoạt động đó là không nhỏ Điều này đòi hỏi các ngânhàng phải phát triển tương xứng, luôn không ngừng cải tiến và cung cấp các dịch vụNgân hàng cho nền kinh tế và dân cư
Khác với các doanh nghiệp khác, NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặcbiệt, đặc thù là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên hoạt động của Ngân hàng gắn hầuhết với các hoạt động của nền kinh tế, các NHTM trở thành kênh dẫn vốn vô cùngquan trọng Chính vì thế, muốn tồn tại và đứng vững NH phải cần có một nguồn vốndồi dào, trong khi vốn chủ sở hữu chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong nguồn vốn nên hoạtđộng kinh doanh chủ yếu từ nguồn vốn huy động từ bên ngoài Mục tiêu kinh doanhcủa Ngân hàng là lợi nhuận và phần lớn lợi nhuận thu được là từ hoạt động tín dụng
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang không ngừng phát triển, hội nhập với nềnkinh tế thế giới, nhưng trong vài năm gần đây do ảnh hưởng mạnh mẽ từ khủng hoảngkinh tế thế giới nên đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta, và hệ thống ngânhàng trong nước cũng bị ảnh hưởng Nhiều tập đoàn, công ty rơi vào tình trạng khókhăn không đủ vốn để tiếp tục đầu tư, các ngân hàng không thu hồi được vốn buộcphải sát nhập với các ngân hàng khác Sự cạnh tranh khốc liệt trong của các NHTMtrong việc tìm kiếm nguồn vốn hoạt động đặt ra cho các nhà quản lí ngân hàng phảilàm cách nào để đủ vốn với một cơ cấu tối ưu và chi phí thấp nhất cho đầu tư
Nhận thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc huy động vốn trong
NHTM nên em lựa chọn đề tài “ Biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại
ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội” để làm đề tài
nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp
Trang 2- Nghiên cứu cơ sở lí luận về hiệu quả huy động vốn của NHTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn của NHTMCP CT VN –chi nhánh Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánhNHTMCP CT Hà Nội
3 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử, các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình viết chuyên đề
là : thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, điều tra, chọn mẫu…
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế
- Phạm vị nghiên cứu là hiệu quả huy động vốn tại CN NHTMCP CT Hà Nội từnăm 2011 đến 2013
5 Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấuchuyên đề được kết cấu theo 3 phần:
- Chương 1 : Lí luận chung về hiệu quả huy động vốn của NHTM
- Chương 2 : Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại NHTMCPTC Việt Nam –chi nhánh Hà Nội
- Chương 3 : Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Nội
Trang 3CHƯƠNG 1 : LÍ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về NHTM
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnhvực tiền tệ, tín dụng, nó cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại nó nhậntiền gửi của khách hàng với các hình thức khác nhau Nghiệp vụ kinh doanh của Ngânhàng thương mại rất phong phú và đa dạng cùng với sự phát triển của khách hàng,khoa học kỹ thuật kinh tế và xã hội, hoạt động của Ngân hàng thương mại cũng cónhiều phương pháp mới, nhưng các nghiệp vụ kinh doanh về cơ bản không thay đổi lànhận tiền gửi và hoạt động cho vay, đầu tư Qua Ngân hàng thương mại các chính sáchtài chính tiền tệ của Quốc gia sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và cũng nhờ nó
mà việc kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng luật pháp được dễ dànghơn Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển củanền kinh tế và đời sống xã hội Trong cơ chế thị trường, các Ngân hàng thương mại vàcác tổ chức tín dụng cũng là các doanh nghiệp nhưng chúng là những doanh nghiệpđặc biệt vì tài sản trong quá trình kinh doanh của các Ngân hàng thương mại đều phụthuộc vào các khách hàng
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Huy động vốn; cho vay, tài trợ dự án; Cung cấp các tài khoản giao dịch và thựchiện thanh toán; Cung cấp các dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán; Kinh doanhngoại tệ; Cho thuê thiết bị trung và dài hạn; Bảo quản vật có giá; Bảo lãnh; Cung cấpdịch vụ ủy thác và tư vấn; Cung cấp các dịch vụ đại lí; Tài trợ các hoạt động của chínhphủ; Quản lý ngân quỹ
1.2 Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM
1.2.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Khái niệm nguồn vốn
Trang 4Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay đầu tư hoặc để thực hiện các dịch vụkinh doanh khác.
Nguồn vốn của Ngân hàng là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trongquá trình sản xuất phân phối và tiêu dùng Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vàphân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục
vụ kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển
- Đối với nền kinh tế : Không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế thông qua các hoạt động đầu tư, nguồn vốn của ngân hàng còn góp phần thực hiệnchính sách tiền tệ của nhà nước, chống lạm phát và nâng cao hiệu quả sử dụng vốntrong nền kinh tế thông qua chức năng huy động và cho vay
1.2.1.3 Phân loại nguồn vốn
Cũng giống như bất cứ một doanh nghiệp nào, để tồn tại và phát triển NHTMphải có vốn Vốn tác động đến kết cấu tài sản và khả năng sinh lời, hạn chế các loại rủi
ro trong hoạt động NHTM Vốn của NHTM gồm 2 loại cơ bản là vốn tự có (vốn chủ
sở hữu) và vốn bổ sung (vốn huy động từ bên ngoài)
Vốn tự có
Vốn tự có của NHTM bao gồm : Giá trị thực vốn điều lệ của tổ chức tín dụnghoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quỹ dự trữ của một số tài
Trang 5sản khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Vốn tự có chiếm tỷ trọngrất nhỏ trong hoạt động của NHTM ( thường 5% đến 10% tổng nguồn vốn), nhưng cóvai trò rất lớn đối với NHTM Đây là nguồn vốn mà NHTM có thể sử dụng lâu dài và
ổn định
+ Vốn điều lệ : là số vốn đầu tư khi thành lập ngân hàng và được ghi trong bảnđiều lệ hoạt động của ngân hàng Theo quy định của pháp luật vốn điều lệ thực tế ítnhất phải bằng vốn pháp định do Ngân hàng nhà nước công bố vào mỗi năm tài chính.Vốn điều lệ ít hay nhiều tùy thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động của mỗi ngânhàng
Tùy theo từng loại hình ngân hàng mà vốn điều lệ có nguồn hình thành khác nhau:
+ Quỹ dự trữ và dự phòng
-Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Quỹ này được thành lập nhằm mụcđích bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng khi cần thiết, để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy
mô hoạt động của ngân hàng Hiện nay ở Việt Nam, các ngân hàng được trích lập theo
tỉ lệ 5% tính trên lợi nhuận ròng hàng năm, mức tối đa của quỹ này không được vượtmức vốn điều lệ thực có của ngân hàng
-Các quỹ dự phòng : Quỹ dự phòng tài chính : Tỉ lệ trích lập bằng 10% lợi nhuận ròng hàng năm củaNgân hàng, số dư của quỹ không được phép vượt quá 25% vốn điều lệ của ngân hàng,quỹ này được dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy
ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổchức, các nguyên nhân gây ra tổn thất của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng để
xử lí rủi ro trích lập trong chi phí
Quỹ dự phòng để xử lí rủi ro : được hình thành bằng cách trích lập dự phòngtrên từng nhóm tài sản có của ngân hàng bao gồm nhóm hoạt động cấp tín dụng, cácdịch vụ thanh toán đối với khách hàng, và được tính vào chi phí của ngân hàng
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ : Quỹ này để đầu tư mở rộng quy mô kinhdoanh và đổi mới công nghệ, trang thiết bị, điều kiện làm việc của một tổ chức tíndụng Mức quỹ này bằng 50% lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng
Trang 6Lợi nhuận không chia : phản ánh phần thu nhập ròng của Ngân hàng có đượctrong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng không chi trả lãi cho cổ đông mà đượcngân hàng giữ lại để tăng thêm vốn
Vốn bổ sung
Bao gồm vốn huy động và nguồn vốn khác
- Vốn huy động : là tất cả các nguồn vốn của các chủ sở hữu khác nhau trong xãhội được ngân hàng sử dụng vào để kinh doanh, tùy theo tính chất, đối tượng, thịtrường huy động mà nguồn vốn này được chia thành : vốn tiền gửi, vốn phát hành giấy
tờ có giá, vốn vay Nguồn vốn huy động là tài sản nợ, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớnnhất trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, có tính chất không ổn định, chi phí sửdụng vốn cao Việc quản lí sử dụng nguồn vốn này đòi hỏi ngân hàng phải có kế hoạchchiến lược hết sức thận trọng
- Vốn bổ sung khác : bao gồm các nguồn vốn được hình thành trong quá trìnhthanh toán, nguồn vốn ủy thác…Nguồn vốn này có tính chất bất ổn định và khó kiểmsoát, và thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn bổ sung
1.2.2 Các hình thức huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân ngânhàng cũng như đối với toàn xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và tiếnhành các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Trong nghiệp vụ này, ngân hàngthương mại sử dụng các biện pháp và công cụ cần thiết trong giới hạn của pháp luật đểhuy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, tăng nguồn tín dụng Từ kết quả củahoạt động này là tạo ra các nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế Hoạt độnghuy động vốn của NHTM thông qua các hình thức:
1.2.2.1 Nhận tiền gửi
Đây là hình thức huy động vốn thường xuyên, được thực hiện qua các chủ thể :
Tổ chức kinh tế , dân cư, kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng, ngân hàng khác + Nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế:
- Tiền gửi thanh toán : là hình thức ngân hàng nhận tiền gửi của các tổ chứckinh tế để thực hiện việc thanh toán hộ cho họ thông qua các lệnh chuyển tiền, hay ủynhiệm chi, sec…Ngân hàng huy động tiền gửi thông qua việc mở các tài khoản thanh
Trang 7toán (giao dịch) cho các tổ chức kinh tế có nhu cầu Vì đây là nguồn tiền gửi phục vụcho mục đích thanh toán an toàn nên mang tính chất không kỳ hạn, không ổn định Chiphí phải trả cho nguồn vốn này tùy theo quy định của ngân hàng, hoặc trả với lãi suấtthấp ( lãi suất không kỳ hạn) và thu phí dịch vụ hoặc không trả lãi hoặc không thu phídịch vụ Hiện nay để thu hút khách hàng cũng như huy động được nguồn vốn giá rẻnày, các ngân hàng sẽ quy định khách hàng không trả phí hoặc sẽ trả một khoản lệ phỉrất nhỏ nếu số tiền gửi trong tài khoản cao hơn một mức nhất định và ngược lại.
- Tiền gửi có kỳ hạn : đây là dạng đầu tư tài chính của các tổ chức kinh tế chongân hàng vay một nguồn vốn tạm thời nhản rỗi của mình trong một khoảng thời gianxác định Thông thường ngân hàng sẽ định ra một kỳ hạn nhất định với nguyên tắc: kỳhạn gửi càng dài, lãi suất càng cao Mục đích của khoản tiền này là an toàn và sinh lợi,
có kỳ hạn nên tính ổn định cao, chi phí huy động cao
- Tiền gửi kí quỹ: Là những khoản tiền gửi vào ngân hàng với mục đích sửdụng xác định trước (tiền gửi ký quỹ mở L/C, bao chi séc, chờ thanh toán…)với khoảntiền này ngân hàng có thể sử dụng và không cần phải trả phí, nhưng tính ổn định của
nó rất kém vì khách hàng có thể sử dụng bất cứ lúc nào
+ Nhận tiền gửi từ dân cư:
-Tiền gửi thanh toán : Ngân hàng thực hiện mở tài khoản phục vụ cho nhu cầunhận và chuyển tiền của chủ tài khoản Ngược lại, ngân hàng cũng huy động đượcnguồn vốn dưới dạng tiền gửi có tính chất không kì hạn và sử dụng vào các hoạt độngkhác của mình Thông thường số dư tài khoản này tăng lên khi khách hàng nhậnlương, nhận một khoản tiền của một khách hàng khác chuyển đến, hay khách hàng tựnộp tiền vào tài khoản của mình và giảm đi khi khách hàng có nhu cầu chi tiêu
Tính chất của nguồn vốn này : kém ổn định do phụ thuộc vào nhu cầu thanhtoán, chi trả cho người gửi tiền, là loại tiền gửi có số lượng lớn, quy mô tiền gửi nhỏ.Lãi suất ngân hàng trả cho loại tiền này là lãi suất không kỳ hạn hoặc không tính lãi.Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn vốn này ngân hàng phải có kế hoạch phòng ngừa khikhách hàng có nhu cầu sử dụng vốn bất cứ khi nào
Trang 8- Tiền gửi tiết kiệm : Mục đích của nguồn tiền gửi này là an toàn và sinh lợi.Tiền gửi tiết kiệm của dân cư được thực hiện dưới các hình thức : tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: là loại tiền gửi tích lũy, có thể rút bất cứ lúcnào Khách hàng sử dụng loại tiền gửi này với mục đích an toàn và sinh lãi nhưngkhông định trước được thời gian sử dụng vốn trong tương lai của mình Với loại hìnhtiết kiệm không kỳ hạn cũng giống như loại tiền gửi thanh toán là khách hàng có thểrút bất cứ lúc nào Nhưng có khác với tiền gửi thanh toán là mỗi lần giao dịch là kháchhàng phải đem sổ tiết kiệm và chỉ thực hiện các giao dịch gửi tiền, rút tiền mà khôngthực hiện các giao dịch thanh toán cho tiền gửi thanh toán Do loại tiền này mang tínhchất phi giao dịch nên thời gian và lượng tiền gửi này tồn tại tại ngân hàng tương đốidài hơn so với tiền gửi thanh toán Lãi suất loại tiền gửi này được trả theo lãi suấtkhông kì hạn và thường rất thấp
Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn : là loại tiền gửi mang tính chất truyền thống củangân hàng và chiếm tỷ trọng lớn trong các loại tiền gửi của ngân hàng Đối tượng củaloại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên đáp ứngcác nhu cầu chi tiêu hàng tháng của mình Kỳ hạn của loại tiền này do các ngân hàngquy định, thường là theo tuần theo tháng hoặc theo năm Tương ứng với kỳ hạn màkhách hàng chọn ngân hàng cũng ổn định mức lãi suất tương ứng với kỳ hạn đó theonguyên tắc kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao Do có tính kỳ hạn nên nguồn vốn này cótính ổn định cao, đây là nguồn vốn sử dụng hết sức cần thiết và ổn định của ngân hàng
+ Huy động vốn ngắn hạn: Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng cóthể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời
Trang 9hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và cácgiấy tờ có giá ngắn hạn khác
+ Huy động vốn trung và dài hạn: muốn huy động vốn trung và dài hạn ( 3 năm,
5 năm hay 10 năm ) các NHTM có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và cổ phiếu Tráiphiếu do ngân hàng phát hành có thể xem như một loại trái phiếu công ty So với tráiphiếu chính phủ thì trái phiếu ngân hàng rủi ro hơn nên chi phí để huy động cao hơn sovới trái phiếu kho bạc hay trái phiếu chính phủ
1.2.2.3 Đi vay
Ngoài hình thức nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá, các ngân hàngthương mại còn có thể huy động vốn thông qua việc đi vay từ các tổ chức tín dụngkhác trong và ngoài nước hoặc vay ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái chiết khấugiấy tờ có giá Đây là hình thức huy động vốn thường xuyên và mang tính nhất thời.Hoạt động đi vay của NHTM gồm: vay từ các tổ chức tín dụng khác, vay từ ngân hàngtrung ương
- Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng khác :
Khi các NHTM không đủ thỏa mãn để vay tiền của NHNN nữa thì họ có thể vaytiền của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng Trong khi đó có một sốngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiềnhuy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếmmức lãi suất cao hơn Ngược lại các ngân hàng đang có lượng dự trữ bị thiếu hụt có nhucầu vay để đảm bảo thanh toán Do đó nguồn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đápứng nhu cầu dự trữ cấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế chonguồn vay mượn từ NHNN Việc vay mượn trong thị trường liên ngân hàng rất đơn giản,chỉ cần ngân hàng có yêu cầu vay mượn gọi điện hoặc liên lạc trực tiếp cho ngân hàngcho vay Và khoản vay không cần đảm bảo hoặc cũng có thể được đảm bảo bởi các chứngkhoán kho bạc Nghiệp vụ này sẽ làm cho dự trữ của ngân hàng đi vay tăng lên và dự trữcủa ngân hàng cho vay giảm đi
- Vay Ngân hàng nhà nước
Ở Việt Nam thì các ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu chi trả thanhtoán cho khách hàng thì ngân hàng cần phỉ đi vay, đầu tiên là ngân hàng sẽ đi vay
Trang 10NHNN hay còn gọi là ngân hàng trung ương và ngân hàng trung ương sẽ cho ngânhàng thương mại vay theo hình thức tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn) Các thươngphiếu đã được các ngân hàng thương mại chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trở thànhtài sản của họ Khi cần NHTM mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tạiNHNN Nghiệp vụ này sẽ làm cho thương phiếu của NHTM giảm đi đồng thời dự trữ(tiền mặt hoặc tiền gửi trong NHNN) tăng lên NHNN điều hành vay mượn này một cáchrất chặt chẽ, các NHTM phải đảm bảo thực hiện một số điều kiện đảm bảo và kiểm soátnhất định Thông thường thì NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu đảm bảochất lượng (có khả năng trả nợ cao, thời gian đáo hạn ngắn và khả năng trả nợ cao) vàđảm bảo phù hợp với mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kì Trong điều kiệnNHTM chưa có thương phiếu thì NHNN sẽ cho các NHTM vay dưới hình thức tái cấpvốn theo hạn mức tín dụng theo quy định
- Vay trên thị trường vốn
Cũng như các doanh nghiệp, các ngân hàng cũng vay mượn bằng cách pháthành các giấy tờ nợ như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu trên thị trường vốn Nhiều khikhoản tiền gửi trung và dài hạn không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn
Do vậy các khoản đi vay bằng việc phát hành các giấy từ có giá này là một khoản đápứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn Thông thường đây là những khoản tiền vaykhông có đảm bảo do đó ngân hàng nào lớn có uy tín và lãi suất càng cao thì sẽ càngvay được nhiều hơn các ngân hàng khác Còn những ngân hàng nhỏ không có khảnăng vay vốn được trên thị trường này thì phải vay thông qua các ngân hàng đại lý hoặcthông qua các sự bảo lãnh của các ngân hàng lớn
1.3 Hiệu quả huy động vốn của NHTM
1.3.1 Quan điểm về hiệu quả huy động vốn
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụngkhác đang phải đối mặt với các cuộc cạnh tranh khốc liệt Bất kỳ biến động nào dù nhỏhay lớn đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạtđộng huy động vốn nói riêng Vì vậy, hiệu quả trong hoạt động huy động vốn khôngchỉ đánh giá chính xác đúng đắn hoạt động huy động vốn nói riêng mà còn phản ánhkhả năng thích nghi và khẳng định sự phát triển trên thị trường của ngân hàng
Trang 11Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Khi so sánh giữakết quả và chi phí thì cần phải so sánh dưới dạng thương số, hoặc kết quả/chi phí hoặcchi phí/kết quả Mỗi cách so sánh đó đều cung cấp các thông tin có ý nghĩa khác nhau.Như vậy, hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu
sử dụng vốn của ngân hàng Đó chính là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ, nhu cầu sử dụngvốn với chi phí hợp lý
Hiệu quả huy động vốn được thể hiện trên các mặt sau:
- Hiệu quả đối với xã hội: Hiệu quả huy động vốn của NHTM đối với xã hội
được nhìn nhận trên góc độ các lợi ích mà lượng vốn này được sử dụng để bổ sunglượng vốn cho nền kinh tế và nâng cao mức sống của người dân thay vì sử dụng đồngvốn đó vào các chỉ tiêu khác
- Hiệu quả đối với khách hàng: khi khách hàng tham gia vào hoạt động huy động
vốn thì hiệu quả của hoạt động này được hiểu là các lợi ích mà người dân thu đượckhi gửi tiền vào ngân hàng Hiệu quả này có được là nhờ sinh lời từ khoản tiền ngườidân cho ngân hàng sử dụng trong một thời gian nhất định và các tiện ích khác khitham gia vào dịch vụ ngân hàng
- Hiệu quả đối với NHTM: Hiệu quả huy động vốn của NHTM dựa trên mối
tương quan so sánh giữa kết quả thu được từ vốn huy động và chi phí bỏ ra để huyđộng Hiệu quả này càng cao khi kết quả đạt được ( chính là doanh thu của của việc sửdụng khoản vốn huy động từ dân cư) càng cao và lượng chi phí bỏ ra càng thấp ( baogồm lãi phải trả và các chi phí khác)
Để đạt được lợi nhuận cao, các ngân hàng phải đảm bảo cho các hoạt động đạtđược hiệu quả cao Chính vì vậy một trong các mục tiêu của NHTM là đảm bảo chohoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại NHTM
1.3.2.1 Tốc độ tăng trưởng VHĐ
Quy mô vốn là một chỉ số tuyệt đối và nếu chỉ được dùng đơn lẻ, nó khôngphản ánh được đầy đủ khả năng huy động vốn của một Ngân hàng Dựa vào chỉ tiêuquy mô vốn, nhiều chỉ số tương đối được xác định Các chỉ tiêu này cho thấy một cáchđầy đủ hơn khả năng huy động vốn của NHTM Nếu quy mô vốn cho biết độ lớn của
Trang 12lượng vốn Ngân hàng huy động được thì tốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng (giảm)của vốn tại các thời điểm khác nhau cũng như sự tăng (giảm) đó là nhiều hay ít
Để phản ánh sự biến động của lượng VHĐ, ngân hàng thường dùng chỉ tiêu tốc
độ tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng vốn năm i = Quy mô vốn năm i
Quy mô vốn năm i – 1
Tốc độ tăng trưởng > 100: vốn của Ngân hàng tăng
Tốc độ tăng trưởng < 100: quy mô vốn của Ngân hàng giảm
Vốn của Ngân hàng gia tăng với những tỷ lệ xấp xỉ nhau trong nhiều năm thểhiện một sự tăng trưởng vốn ổn định Điều đó, một mặt, giúp Ngân hàng thuận lợi hơntrong việc dự kiến lượng vốn huy động được để có kế hoạch điều hoà vốn, tạo được sựphù hợp giữa phương án mở rộng huy động vốn với mở rộng tín dụng Trên khía cạnhkhác, sự tăng trưởng vốn ổn định còn cho thấy phần nào hình ảnh tốt của Ngân hàngtrong mắt công chúng
1.3.2.2 Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch
Để phân tích hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại, đầu tiên ta sẽ căn
cứ vào quy mô huy động vốn huy động, thể hiện qua chỉ tiêu : Tỷ lệ hoàn thành kếhoạch huy động vốn(TLHTKHHĐV), chỉ tiêu này dùng để đánh giá quy mô vốn huyđộng
TLHTKHHĐV = Lượng vốn huy động thực tếKế hoạch huy động
1.3.2.3 Tỷ trọng VHĐ trong tổng vốn
Tỷ trọng của các loại vốn huy động (ngắn hạn, trung dài hạn, nội tệ, ngoại tệ) với nhu cầu sử dụng vốn ở mức hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng thì hiệu quả huy động vốn của ngân hàng mới cao Quy mô của loại vốn i được
sử dụng để tính tỷ trọng của nó trong tổng vốn
Tỷ trọng của VHĐ i = Quy mô của VHĐ i
Tổng vốn 1.3.2.4 Chi phí huy động vốn
x 100
Trang 13Chi phí huy động vốn là toàn bộ số tiền ngân hàng phải bỏ ra để có được số vốn đó, bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác Để phục vụ cho việc quản lý chi phí huy động vốn và xác định các mức lãi suất tiền gửi, tiền vay một cách hợp lý, các ngân hàng thường tính toán lãi suất huy động vốn bình quân, được tính bằng công thức:
Lãi suất HĐV
Tổng lãi phải trảTổng tiền gửi và tiền vayCách tính này gặp phải một số nhược điểm như không bao gồm các chi phí liên quan đến việc huy động vốn và không thể dùng làm cơ sở quyết định sẽ lựa chọn nguồn vốn nào để huy động Để khắc phục, ta có thể sử dụng công thức:
Chi phí bình quân gia quyền =
Chi phí trả lãi + Chi phí huy độngNguồn huy động trả lãi
Phương pháp này chỉ xem xét được ở trong quá khứ nên để xem xét đến chi phí trong tương lai, ta sử dụng công thức tính chi phí huy động vốn biên
Chi phí biên = Tổng vốn huy động tăng thêmChi phí trả lãi tăng thêm
1.3.2.5 Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong ngân hàng
Để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, thường sử dụng các chỉ tiêu
so sánh nguồn vốn huy động được với các nhu cầu tín dụng, thanh toán và các nhu cầukhác để thấy nguồn vốn huy động có thể đáp ứng được bao nhiêu, ngân hàng phải vaythêm bao nhiêu để thoả mãn nhu cầu ấy Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng phải có
cơ cấu vốn hợp lý Cơ cấu vốn huy động ở đây bao gồm cơ cấu vốn theo ngắn hạn vàtrung hạn, dài hạn, cơ cấu vốn theo nội tệ và ngoại tệ, theo tiền gửi dân cư và tiền gửidoanh nghiệp Cơ cấu vốn hợp lý có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng vốn,không có tình trạng bất hợp lý giữa vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn Ví dụ: khiphân tích cơ cấu vốn để đánh giá về khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tếcủa NHTM ta có chỉ số:
KN đáp ứngnhu cầu KD =
Vốn huy động
x 100(%)
Sử dụng vốn
Trang 141.3.2.6 Tỷ suất lợi nhuận/VHĐ
Để xem xét hiệu quả huy động vốn, người ta cũng thường xuyên sử dụng thêm
chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận vốn huy động (TSLNVHĐ) Chỉ tiêu này được tính theo
công thức sau:
TSLNVHĐ = Thu nhập sau thuế vốn huy động
1.3.2.7 Tỷ lệ chi phí VHĐ/Tổng chi phí
Để đánh giá mức độ sử dụng chi phí huy động vốn so với tổng chi phí, ngân hàng
sử dụng chỉ tiêu Tỉ lệ chi phí VHĐ/ Tổng chi phí :
TLCPVHĐ/Tổng
Chi phí huy động vốn
1.4 Các nhân tổ ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM
1.4.1 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng
1.4.1.1 Quan điểm của lãnh đạo Ngân hàng về huy động vốn
Vai trò và tính quyết định của các nhà lãnh đạo trong một Ngân hàng là khôngthể phủ nhận Họ có nhiệm vụ hoạch định chính sách đối với từng hoạt động của Ngânhàng Những chính sách này được áp dụng vào thực tiễn thông qua việc thực hiện cácbiện pháp, nghiệp vụ cụ thể
Huy động vốn giữ vị trí nhất định trong chính sách của các nhà lãnh đạo Ngânhàng, tuỳ thuộc vào quan điểm của họ về hoạt động này cũng như về các hình thứchuy động vốn khác nhau Huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư có thể được chú trọngnhưng cũng có thể tiền gửi từ các doanh nghiệp và tổ chức mới là vấn đề được ưu tiên.Điều đó không chỉ khác nhau giữa các Ngân hàng mà còn thay đổi với một Ngân hàngtrong những điều kiện cụ thể
Sự coi trọng hoạt động huy động vốn của nhà lãnh đạo ảnh hưởng tới sự quan tâmcủa họ đến việc triển khai có hiệu quả các hình thức huy động vốn
1.4.1.2 Uy tín của ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển các NHTM phải có uy tíntrên thị trường Uy tín thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng
Trang 15của Ngân hàng, thể hiện ở chất lượng hoạt động có hiệu quả của ngân hàng Chính vìvậy mà các NHTM phải không ngừng nâng cao và đảm bảo uy tín của mình trênthương trường, từ đó có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, thu hútđược nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư Ngoài ra một ngân hàng có bề dày lịch sử hoạtđộng sẽ được nhiều khách hàng lựa chọn hơn các ngân hàng ít kinh nghiệm và uy tíntrên thị trường Mặc dù không phải lúc nào Ngân hàng có lâu năm cũng luôn là một lợithế so với ngân hàng mới thành lập Nhưng đối với một khách hàng khi cần giao dịchvới ngân hàng nào đó họ cũng tin tưởng vào ngân hàng có nhiều thâm niên hơn Bởi vì
họ nghĩ rằng Ngân hàng hoạt động lâu thì có thế lực, uy tín trên thị trường, có kinhnghiệm trong thực hiện các nghiệp vụ, nguồn vốn và có khả năng thanh toán cao
1.4.1.3 Đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên Ngân hàng
Đội ngũ nhân viên, nhất là các giao dịch viên được coi là bộ mặt của một Ngânhàng Vai trò của giao dịch viên càng trở nên quan trọng khi các Ngân hàng triển khaihình thức giao dịch “một cửa” Thái độ thân thiện, vui vẻ, phong cách chuyên nghiệpcủa giao dịch viên giúp tạo tâm lý thoải mái, an tâm cho khách hàng và góp phần tạonên nét đặc trưng cho chất lượng dịch vụ của một Ngân hàng Trong điều kiện lĩnh vựcNgân hàng – tài chính ngày càng phát triển, chất lượng dịch vụ là nhân tố quyết định
sự thắng lợi của một Ngân hàng trong cạnh tranh
Tiền gửi và vốn từ phát hành công cụ nợ là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhấttrong vốn của Ngân hàng Khách hàng không thể gửi tiền vào nơi họ không tin tưởnghay không cảm thấy mình được coi trọng và phục vụ tốt Trái lại, khi khách hàng cảmthấy thoả mãn với những gì họ nhận được, họ có thể mở rộng giao dịch với Ngânhàng, không chỉ gửi tiền mà còn mua kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, đi vay và thanhtoán qua Ngân hàng
1.4.1.4 Cơ sở vật chất của Ngân hàng
Các hoạt động mà NHTM thực hiện không cung cấp tới khách hàng những sảnphẩm hữu hình có thể nắm giữ được Điều đó tất yếu gây cho khách hàng tâm lý bất
an Ngân hàng có thể giảm thiểu bất lợi này thông qua việc củng cố, hoàn thiện nhữngyếu tố vật chất tác động trực tiếp đến giác quan của khách hàng Những yếu tố đó là
Trang 16nhà cửa, trang thiết bị hay chính những nhân viên làm việc trong Ngân hàng Sự bề thếcủa trụ sở, văn phòng, sự hiện đại của các trang thiết bị cùng với không khí làm việcchuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên sẽ tạo cho khách hàng sự tin tưởng Đây là cơ sở
để Ngân hàng có thể duy trì và thu hút khách hàng, khuyến khích khách hàng tham giacác hoạt động huy động vốn của họ
Cũng về vấn đề cơ sở vật chất, mạng lưới Chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết
kiệm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp cận khách hàng của Ngân hàng Qua đó,
nó chi phối việc Ngân hàng có thu hút được vốn dồi dào hay không Các Ngân hàngtìm mọi cách để tới gần dân cư nhất Họ có thể tiếp cận doanh nghiệp tương đối dễdàng thông qua những hoạt động không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp như: mở tàikhoản, thực hiện thanh toán, đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế
1.4.1.5 Các hình thức huy động vốn và sự tích hợp các tiện ích
Khách hàng của Ngân hàng rất đa dạng, thuộc nhiều tầng lớp, ngành nghề khácnhau Yêu cầu của họ với những dịch vụ được Ngân hàng cung cấp cũng có điểm khácbiệt Để thu hút vốn từ khách hàng, Ngân hàng cần nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu,mong muốn của họ
Những người gửi tiền tiết kiệm đều hướng tới mục tiêu bảo toàn và sinh lờikhoản tiền họ sở hữu Tuy vậy, số tiền và thời gian cần gửi của mỗi người không giốngnhau Khách hàng gửi số tiền lớn hy vọng được hưởng một mức lãi suất cao hơn sovới lãi suất áp dụng cho khoản tiền nhỏ hơn có cùng kỳ hạn Tương tự như vậy, kháchhàng thường xuyên giao dịch với Ngân hàng mong muốn nhận được một sự đối xử ưuđãi hơn so với khách vãng lai Trong khi đó, doanh nghiệp gửi tiền lại chú trọng đếncác tiện ích thanh toán họ được hưởng Việc đa dạng hoá hình thức huy động giúpNgân hàng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời có thể gia tăngthêm những lợi ích khách hàng được hưởng
Đối với NHTM, người gửi tiền cũng có thể trở thành khách hàng để Ngân hàngcấp tín dụng và thực hiện thanh toán hộ Khi nhận tiền gửi, Ngân hàng huy động đượcvốn nhàn rỗi Trong khi thực hiện cho vay và thanh toán, họ có được thu nhập Đối vớikhách hàng, sự kết hợp các dịch vụ mang lại cho họ nhiều lợi ích, thoả mãn được cácnhu cầu thay đổi giữa những thời điểm khác nhau Khi các hình thức huy động vốn của
Trang 17NHTM đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, họ sẽ chủ động giao dịch với Ngânhàng Những tiện ích kèm theo các hình thức huy động đó là sự hấp dẫn các Ngânhàng tạo ra để duy trì và mở rộng hệ thống khách hàng Đây là cơ sở để Ngân hàngtăng cường huy động vốn từ dân cư cũng như từ các tổ chức.
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài Ngân hàng
1.4.2.1 Môi trường kinh tế - xã hội
NHTM hiện diện với tư cách là một chủ thể trong nền kinh tế, tiến hành các hoạtđộng đều phải chịu tác động từ môi trường xung quanh Huy động vốn của NHTMcũng bị ảnh hưởng bởi các biến động của môi trường kinh tế - xã hội
Vấn đề bao trùm lên hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức là tốc độ phát triển củanền kinh tế Kinh tế tăng trưởng cao, ổn định trong một thời gian dài tạo điều kiện đểđời sống người dân được nâng cao Dân cư có thu nhập cao có khả năng tích lũy nhiềuhơn Dù tỷ lệ chi tiêu trên tổng thu nhập của họ có thể tăng nhưng số tuyệt đối củaphần dành cho tiết kiệm vẫn lớn lên Đó là cơ sở để NHTM huy động được nhiều vốnhơn Trái lại, nền kinh tế trì trệ khiến đời sống người dân khó khăn thì lượng vốn huyđộng của Ngân hàng cũng bị thu hẹp
Sự phát triển kinh tế còn ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTM theomột con đường khác Trong một nền kinh tế phát triển, nhu cầu của người dân vàdoanh nghiệp đối với các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp là rất lớn Những nhu cầu đókhông phải chỉ để phục vụ sản xuất kinh doanh mà còn vì cuộc sống sinh hoạt hằngngày
Một yếu tố khác của môi trường vĩ mô tác động mạnh đến việc huy động vốn củaNHTM là tình hình lạm phát Đối với NHTW, lãi suất là một trong những công cụkiểm soát lạm phát Còn với NHTM, điều kiện để dòng vốn không bị chảy khỏi hệthống Ngân hàng là đảm bảo lãi suất thực dương Trong điều kiện tỷ lệ lạm phát caohơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, người dân không tiếp tục gửi tiền vì lo sợ sự mất giá Vìvậy, đối phó với lạm phát, Chính phủ và NHTW thực thi các chính sách vĩ mô trongkhi NHTM tính toán và điều chỉnh lãi suất cho phù hợp
1.4.2.2 Tâm lý dân cư
Trang 18Do vai trò quan trọng của tiền gửi, nhất là tiền gửi của dân cư trong tổng vốn củaNHTM, nhân tố khách quan tác động đến huy động vốn của Ngân hàng được đề cập tới đầutiên chính là yếu tố thuộc về đối tượng này: tâm lý dân cư
Khách hàng doanh nghiệp mang đến cho Ngân hàng một lượng tiền gửi khá lớn,chủ yếu là tiền gửi thanh toán Tuy nhiên, như đã đề cập, việc tiếp cận và mở rộnggiao dịch với đối tượng khách hàng này không thực sự quá khó khăn với một NHTM.Vấn đề nằm ở khách hàng cá nhân Nhiều Ngân hàng không quan tâm đến đối tượngnày Tuy nhiên, đối tượng khách hàng này khi được khai thác tốt lại mang đến choNgân hàng những lợi ích và ưu thế mà khách hàng doanh nghiệp không có được Đã
có nhiều NHTM chọn khách hàng cá nhân làm khách hàng chiến lược và thu đượcthành công Đây là điều không dễ dàng vì khách hàng cá nhân có những đặc điểm tâm
lý khá phức tạp:
- Lo sợ rủi ro khi giao dịch bằng tiền với Ngân hàng
- Ngại phiền phức thủ tục trong quá trình giao dịch
- Không muốn để lộ thông tin với Ngân hàng trong trường hợp khách hàng làngười có thu nhập cao
- Mặc cảm không giao dịch với Ngân hàng trong trường hợp khách hàng là người cóthu nhập thấp
Những đặc điểm tâm lý trên cùng với sự ưa thích sử dụng tiền mặt là rào cảnkhiến huy động vốn từ khách hàng cá nhân trở nên rất khó khăn với NHTM
1.4.2.3 Sự cạnh tranh từ các đối thủ
Đối thủ của một NHTM trong việc huy động vốn không chỉ là những Ngân hàngkhác, những tổ chức tín dụng có cùng nghiệp vụ nhận tiền gửi hay phát hành giấy tờ cógiá NHTM còn phải cạnh tranh với các Công ty Bảo hiểm và thị trường chứng khoán đểthu hút vốn từ các chủ thể trong nền kinh tế
Tại những nước đang phát triển, sự tăng trưởng cao đột ngột của thị trườngchứng khoán có thể là nguyên nhân khiến nhiều khách hàng rút tiền khỏi hệ thốngNgân hàng để chuyển sang đầu tư trên thị trường chứng khoán Điều này khác biệt lớnvới những nền kinh tế phát triển Tại đây, chỉ một bộ phận nhỏ dân cư tham gia đầu tư
Trang 19chứng khoán Gửi tiền Ngân hàng vẫn là lựa chọn gần như tốt nhất của công chúngtrong điều kiện kinh tế bình thường.
Khác với thị trường chứng khoán, các công ty bảo hiểm cạnh tranh với Ngânhàng ngay cả trong điều kiện nền kinh tế phát triển cao Đời sống người dân được cảithiện, nhu cầu bảo vệ của con người cũng gia tăng, các loại hình bảo hiểm càng được
mở rộng đa dạng Những hợp đồng bảo hiểm, đôi khi, có giá trị rất lớn Cùng với đó là
số phí bảo hiểm cao được dân chúng đóng vào công ty bảo hiểm Điểm hạn chế củahình thức gửi tiền Ngân hàng so với Bảo hiểm là không mang tính bảo vệ Trong khinhững hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vẫn có tính tiết kiệm như gửi tiền Ngân hàng Kếtquả là một dòng vốn không nhỏ không tới các NHTM nữa mà chuyển sang các Công
ty Bảo hiểm
Trang 20CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP CT VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ
NỘI
2.1 Khái quát về NHTMCP CT VN – Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHTMCP CT VN – Hà Nội
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam, là NHTM lớn giữ vai trò quan trọng, trụ cộtcủa ngành Ngân hàng VIệt Nam Và đây cũng là Ngân hàng có tổng tài sản lớn, chiếmthị phần cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Vietinbank hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chinhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch; có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công tyCho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thácTài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệThông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội là một chi nhánh của Vietinbank có tiền thân
là Ngân hàng nghiệp vụ khu vực 1 Hà Nội, trực thuộc Chi nhánh NHCT Thành phố HàNội Vào năm 1988, tại thời điểm bắt đầu, nguồn vốn huy động đạt 42 tỷ đồng và 37 tỷđồng dư nợ cho vay Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu
là cho vay ngắn hạn và huy động tiết kiệm
Từ tháng 12/1989 đến tháng 11/1992, Ngân hàng nghiệp vụ khu vực 1 Hà Nộiđổi tên thành Trung tâm giao dịch NHCT hà Nội, nguồn vốn huy động đã đạt 270 tỷ
và dư nợ cho vay là 125 tỷ đồng, đây cũng là năm Trung tâm giao dịch NHCT Hà Nộitriển khai hoạt động kinh doanh đối ngoại
Ngày 24/3/1995, Tổng giám đốc NHCT Việt Nam ra quyết định số TCCB chuyển hoạt động của Chi nhánh NHCT Thành phố Hà Nội vào hội sở chínhNHCT Việt Nam
93/NHCT-Ngày 30/03/1993, Tổng giám đốc NHCCT Việt Nam ra quyết định số83/NHCT-QĐ chuyển bộ phận giao dịch trực tiếp tại Hội sở chính NHCT Việt Nam đểthành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam Trong giai đoạn này, cùng với những thànhquả ban đầu của công cuộc đổi mới, hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch đã thu
Trang 21được hiêu kết quả quan trọng như củng cố và mở rộng mạng lưới, trang thiết bị cơ sở
vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm dich vụ nên đã có sự tăng trưởng cao Đến
năm 1998, nguồn huy động đạt 5.572 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 870 tỷ đồng
Ngày 30/12/1998, Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ra quyết định số HĐQT-NHCT1 chuyển hoạt động của Sở giao dịch thành Sở giao dịch I-NHCT Việt
134/QĐ-Nam kể từ ngày 1/1/1999 Một lần nữa cơ cấu tổ chức thay đổi, các phòng ban được
sắp xếp lại để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới Kế thừa thành quả và
kinh nghiệm sau 10 năm hoạt động, Sở giao dịch I vẫn duy trì được sự phát triển
nhanh, vững chắc, toàn diện Từ năm 1999 đến năm 2007, các mặt hoạt động cơ bản
đều có tốc độ tang trưởng hàng năm từ 20%-25% Sở giao dịch I đã trở thành đơn vị
có quy mô hoạt động lớn, kinh doanh đa năng, hiệu quả, có uy tín cao trong coognj
đồng tài chính ngân hàng trong cả nước Từ ngày 1/7/2009, Sở giao dịch I đổi tên
thành Chi nhánh thành phố Hà Nội theo quyết định của Chủ tịch HĐQT Vietin bank
Hiện nay, Chi nhánh có trụ sở đặt tại số 6 Ngô Quyền-Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội và có
13 phòng chức năng, 14 phòng giao dịch trực thuộc
Phó giám đốc 5
Phó giám đốc 4
Phó giám đốc 2
Phòng tài chính
kế toán
Phòng KH1 PhòngKH2
Các phòng giao dịch
Phòng thông tin điện toán
Phòng
cá nhân
Phòng quản
lý rủi ro
Trang 22Trong đó, chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của mỗi phòng ban như sau:
- Ban giám đốc: Gồm giám đốc và 5 phó giám đốc Giám đốc là ngườiđứng đầu bộ máy quản lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh củaChi nhánh Phó giám đốc được phân công phụ trách một số mặt công tác của chinhánh và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những quyết định của mình
- Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn (KH1): là phòng nghiệp vụ trực tiếpgiao dịch với khách hàng là doanh nghiệp lớn
- Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (KH2) : là phòng nghiệp vụtrực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Phòng khách hàng cá nhân: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch vớikhách hàng cá nhân
- Phòng quản lý rủi ro: có trách nhiệm tham mơu cho giám đốc Chi nhánh
và công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh
- Phòng kế toán giao dịch: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trựctiếp với khách hàng Các nghiệp vụ và công việc liên quan tới quản lý tài chính, chitiêu nội bộ tại Chi nhánh
- Phòng tiền tệ kho quỹ: là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản
lý tiền mặt theo quy định của NHNN và Vietinbank
- Phòng tổ chức hành chính: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổchức cán bộ và đào tạo lại chi nhánh Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thốngthông tin điện toán tại Chi nhánh Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thong suốt hoạtdộng của hệ thống mạng, máy tính
- Phòng tổng hợp tiếp thị: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc Cinhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt độngkinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh
Trang 23- Phòng Tài chính – Kế toán: Tổ chức quản lý các hoạt động tài chính kếtoán của Chi nhánh, quản lý giá trị tài sản Có, tài sản Nợ, quản lý tài sản cố định, công
cụ lao động và những chứng từ hạch toán kế toán của Chi nhánh, tham gia quản lý khotiền
- Các phòng giao dịch: Thực hiện một số giao dịch với khách hàng nhưhuy động các giao dịch tiền gửi, chuyển tiền, mở thẻ: tiếp thị tìm kiếm khách hàng tiềnvay, tiền gửi…
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh
+ Cung cấp các dịch vụ ngân hàng: dịch vụ thẻ, bảo quản, cất giữ vật và giấy tờ
có giá
+ Đầu tư dưới hình thức hùn vốn: Liên doanh, mua cổ phần và các hình thứcđầu tư khác với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp khi được sự cho phép củaNHCT Việt Nam
2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động của NHCT chi nhánh TP Hà Nội
*HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
Trang 24Tổng nguồn vốn huy động ngày 31/12/2013 đạt 46.125 tỷ đồng, tăng 3.403 tỷđồng sơ với đầu năm, tương ứng tăng trưởng 7,9% so với năm trước, đạt 92% kếhoạch NHCT giao
Trong năm NHNN đã giảm 1% lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi và từ cuốitháng 6 cho phép các tổ chức tín dụng tự ấn định lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 thángtrở lên Động thái này nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, nhưng cũng dẫntới cạnh tranh huy động vốn trên thị trường diễn ra phức tạp, ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Tuy nhiên, với uy tín là một ngân hànglớn, cùng với sự cố gắng vượt bậc của toàn thể TBNV chi nhánh, chi nhánh TP Hà Nội
đã hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, tiếp tục là đơn vị có nguồn vốn huy độnglớn nhất trong hệ thống NHCTVN, góp phần quan trọng điều hòa vốn trong hệ thống
để cho vay phát triển kinh tế cả nước Nguồn vốn huy động bình quân đầu người cũngcao nhất hệ thống, đạt xấp xỉ 108 tỷ đồng/ người
Trước áp lực cạnh tranh khốc liệt của thị trường, Chi nhánh NHCT Hà Nội vẫnkhẳng định được vị thế và tạo được niềm tin đối với khách hàng, lượng vốn huy độngliên tục tăng qua các năm Điều này thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của NHTMCP chi nhánh TP.Hà Nội (2011-2013)
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Giá trị % Giá trị % Tổng
Trang 25cho vay cá nhân, nhằm đa dạng thành phần khách hàng và đảm bảo cơ cấu tín dụngbền vững, an toàn
+ Chất lượng tín dụng: Do tình hình kinh tế năm qua rất khó khăn nên nhiềudoanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc sản xuất cầm chừng, một số kháchhàng của Chi nhánh TP Hà Nội cùng không nằm ngoài khó khăn chung của nền kinh
tế nên tại Chi nhánh đã phát sinh nợ xấu chiếm 0,26% tổng dư nợ Tuy nhiên, số kháchhàng doanh nghiệp khó khăn, nợ tiềm ẩn còn khá cao
+ Việc thu hồi nợ xấu XLRR, nợ xấu cũng được tiến hành khẩn trương, quyếtliệt ngay từ đầu năm Căn cứ kế hoạch của NHCT, Chi nhánh đã thực hiện giao chỉtiêu thu nợ đến từng phòng, từng cán bộ tín dụng, đồng thời tập trung bằng mọi biệnpháp để thu hồi nợ: bán nợ, tiến hành khởi kiện ra tòa án, chuyển hồ sơ sang côngan…Kết quả đạt được là trong năm 2013 Chi nhánh thu được nợ nhóm 2, nợ xấu, nợXLRR với tổng số tiền là 81,314 triệu đồng, trong đó thu hồi được nợ XLRR là 15,3 tỷđồng, đạt 50,3% kế hoạch được giao
Chi tiết dư nợ tín dụng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng của NHTMCPCTVN CN Hà Nội (2011-2013)
tiền
Tỷ trọng Số
tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng Giá trị % Giá trị %
I Tổng
dư nợ
41.716 100 44.856 100 50.120 100 3.140 7,52 5.264 11,73 1.Đầu tư 7.963 19,08 8.505 18,96 8.644 17,24 542 6,80 139 1,63
Trang 26Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ qua các năm của chi nhánh liên tụctăng Năm 2013 tổng dư nợ đạt 50.120 tỷ đồng, tăng 11,73 % so với năm 2012 Trong
đó dư nợ cho vay vẫn chiếm tỷ trọng cao (> 80% tổng dư nợ cho vay và đầu tư) và có
xu hướng tiếp tục tăng qua các năm Trong năm 2013 dư nợ cho vay đạt 41.476 tỷđồng, đạt 95% kế hoạch được NHCT giao, tăng hơn 14% so với năm 2012 Điều nàythể hiện về hoạt động tín dụng của chi nhánh đang được đẩy mạnh Trong giai đoạn2011-2013 tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong cơ cấu cho vay có tăng nhưng mức tăngkhông đáng kể, vẫn chủ yếu tập trung vào các khoản cho vay trung dài hạn, điều này
có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chi nhánh nếu có những khoản vay khônghợp lí
*HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
+Nghiệp vụ kế toán thanh toán
Năm 2013, doanh số thanh toán tăng mạnh cả về số lượng và giá trị, đạt trên3.600 ngàn tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2013 Tuy số lượng giao dịch tăng đột biếnnhưng các hoạt động vẫn được đảm bảo chất lượng, tuyệt đối an toàn, không phát sinhsai sót làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng cũng như quyền lợi của khách hàng.Bên cạnh đó Chi nhánh đã tích cực phát triển các loại hình dịch vụ như quản lí vốn tậptrung, tràn sweep, VBH 2.0, đầu tư tự động… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thuhút khách hàng mới và tăng thu phí dịch vụ Tuy nhiên phí dịch vụ năm 2013 của Chinhánh chỉ đạt 87 tỷ đồng, giảm 14 tỷ so với năm 2012, đạt 54% kế hoạch Nguyênnhân chính là những năm trước, các khách hàng doanh nghiệp có năng lực tài chínhmạnh phát hành Trái phiếu doanh nghiệp, chi nhánh thu dược các khoản phí lớn tậptrung chủ yếu từ nghiệp vụ quản lí tài khoản, đạt lí thanh toán và quản lí tài sản chocác doanh nghiệp phát hành trái phiếu Sang đến năm 2013, nền kinh tế gặp nhiều khókhăn, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hạn chế, bên cạnh đó, Ngân hàng Côngthương Việt Nam chỉ đạo toàn bộ việc thẩm định và định giá tài sản đảm bảo sangVietinbank AMC nên mảng phí dịch vụ từ hoạt động quản lí thẩm định tài sản đảmbảo đã chuyển sang Vietinbank AMC và chi nhánh không thu được
+ Hoạt động thanh toán XNK và kinh doanh ngoại tệ
Trang 27- Về thanh toán XNK: Năm 2013, do suy thoái kinh tế, nên hoạt độngxuất nhập khẩu thời gian gặp nhiều khó khăn, nhu cầu mua bán ngoại tệ của doanhnghiệp phần nào bị giảm sút nên doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cả năm chỉ đạt10.843 triệu USD, bằng 87% năm 2012 Trong đó D.số thanh toán nhập khẩu đạt5.652 triệu USD, D.số thanh toán xuất khẩu đạt 4.831 triệu USD Kết quả thu từ hoạtđộng tài trợ thương mại đạt 36 tỷ đồng, bằng 126% so với năm 2012.
- Về mua bán ngoại tệ: Để phục vụ khách hàng, bằng nhiều biện pháptích cực, Chi nhánh đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu thanh toán ngoại tệ củakhách hàng như: TCT thăm dò khai thác dầu khí, TCT lương thực miền Bắc, TCTxăng dầu Quân đội, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam… Doanh số mua bán ngoại tệ năm
2013 là trên 2.900 triệu USD, bằng 122% so với năm 2011, lãi thu từ hoạt động muabán ngoại tệ trên 27 tỷ đồng bằng 123 % so với năm 2012
+ Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử
Lũy kế năm 2013, Chi nhánh đã phát hành trên 100.000 thẻ ghi nợ đạt 92% kếhoạch, 5800 thẻ tín dụng quốc tế đạt 85% kế hoạch, lắp đặt 360 POS đạt 95% kếhoạch Chi nhánh đã chủ động triển khai các biện pháp quảng bá, giới thiệu với kháchhàng về tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử Đến nay đã có 180 đơn vị thực hiện trảlương qua thẻ với trên 10 ngàn tài khoản nhận lương, trên 11.000 khách hàng đăng kí
sử dụng dịch vụ mobilebanking, IPAY với các tính năng như truy vấn thông tin, sao kê
số dư tiền gửi, chuyển khoản, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian giao dịch Bên cạnhcông tác phát hành và dịch vụ thẻ, công tác quản lí máy ATM của Chi nhánh cũngđược quản lí an toàn, hiệu quả
+ Nghiệp vụ ngân quỹ:
Trong năm, Chi nhánh được NHCT tin tưởng, giao phó trách nhiệm làm đầumối ngoại tệ, séc, ấn chỉ quan trọng, lưu giữ tài sản đầu tư của NHCTVN, đầu mối tiềnmặt VND của 8 chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, lưu giữ tài sản đảm bảo của NHCTVN,đầu mối giao dịch Vàng cho các tỉnh phía Bắc…dẫn đến khối lượng công việc tăng độtbiến, tuy nhiên công tác ngân quỹ vẫn được chấp hành nghiêm túc, đúng chế độ, đảmbảo an toàn tuyệt đối Doanh số thu/ chi tiền mặt trong năm đạt 53.200 tỷ đồng, 730triệu USD, 100 triệu EUR, bình quân tăng 5% so với năm 2012 Bên cạnh đó, năm
Trang 282013 tiếp tục duy trì và mở rộng thu điểm tại cơ sở của khách hàng, thu tiền viện phí,
hỗ trợ các đơn vị chi trả tiền đền bù dự án
* KẾT QUẢ KINH DOANH
Cùng với sự phát triển toàn diện các mặt nghiệp vụ, kết quả HĐKD của Chinhánh TP Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ NHCT VN giao, lợi nhuận hạchtoán nội bộ đạt 1.280,3 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch lợi nhuận được giao Kết quả đó đãthể hiện sự đoàn kết, nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo và toàn thể CBNV Chi nhánhthành phố Hà Nội, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng vững chắc của NHTMCPCTVN và góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội Chi tiết thểhiện qua bảng sau :
Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Nội
(2011-2013)
Đơn vị: tỷ đồng
2011 2012 2013
Chênh lệch 2012/2011
Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu
Giá trị %
Giá trị % Tổng doanh thu 7.348 8.544,9 9.225,30 1.197 16,28 680,30 7,96 Tổng chi phí 6.375 7.399 7.945 1.023 16,04 546,40 7,38 Lợi nhuận 972,8 1146.4 1280.3 174 17,84 133,90 11,68
Nguồn: Báo cáo kinh doanh chi nhánh Tp Hà Nội
Lợi nhuận của chi nhánh tăng qua các năm, năm 2012 tăng hơn 17% so với
2011, đến năm 2013 mức tăng hơn 11% so với 2012 Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là
do mức tăng của tổng doanh thu lớn hơn so với mức tăng của tổng chi phí Điều nàycho thấy hiệu quả kinh doanh của chi nhánh là tương đối tốt, trong điều kiện kinh tếkhó khăn hiện này mà chi nhánh luôn giữ được một mức tăng trưởng lợi nhuận ổnđịnh
2.2 Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHTMCPCT Hà Nội
2.2.1 Tổng quan về sự biến động vốn huy động của chi nhánh
NHTMCPCT Hà Nội
Từ khi thành lập cho tới nay, chi nhánh Hà Nội luôn tìm mọi cách đa dạng hoácác hình thức huy động vốn, tận dụng mọi nguồn nội lực trong nước, từ khi thành lậpcho tới nay nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng lên, đáp ứng nhu cầu về vốn
Trang 29cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ngoài ra còn tham gia đầu tư đồng tài trợvào các dự án lớn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Trong các năm qua vốn của chi nhánh huy động chủ yếu từ các nguồn:
* Huy động từ tiền gửi dân cư, các tổ chức kinh tế
* Phát hành giấy tờ có giá
* Ngoài ra còn các nguồn vốn huy động khác
Sau đây là biến động của nguồn vốn huy động qua các năm của chi nhánh:
Bảng 2.4 Cơ cấu biến động vốn huy động (2011-2013)
tiền
Tỷtrọng
Tỷ lệ(%)
Chênhlêch(+/-)
Tỷ lệ(%)Tổng VHĐ 32.740 100 42.722 100 46.125 100 9.982 30,48 3.403 7,96
1 Phân theo loại
tiền
Tiền gửi nội tệ 25.475 77,82 34.523 80,81 37.364 81,01 9.048 35,51 2.841 8,22
Tiền gửi ngoại tệ
-khác 276 0,84 484 1,13 368 0,8 208 75,36 -116
23,97
-Nguồn: Báo cáo kinh doanh chi nhánh Tp Hà Nội
Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng số vốn huy động năm sau cao hơn năm trước.Năm 2012, tổng nguồn vốn là 42.722 tỷ đồng, tăng 9.982 tỷ đồng (30,48%) so với