Đồ án đánh giá hiện trạng chất lượng nước Hệ thống công trình thủy lợi Hệ thống Bắc Đuống, khu vực sông Ngũ Huyện Khê, Kênh Bắc Trịnh Xá và Nam Trịnh Xá. Sử dụng phương pháp đánh giá theo QCVN và WQI. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của hệ thống thủy lợi Bắc Đuống và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ chất lượng nước.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là Đồ án tốt nghiệp của bản thân tôi Các kết quả trong Đồ án tốtnghiệp này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hìnhthức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghinguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Tác giả ĐATN/KLTN
Chữ ký
Nguyễn Thị Trang
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trongtrường Đại học Thủy Lợi đặc biệt cám ơn các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường nóiriêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báutrong suốt thời gian học trên ghế nhà trường
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Vũ Hoàng Hoa đã tận tình giúp đỡ,trực tiếp chỉ bảo hướng dẫn em và tạo những điều kiện thu thập số liệu trong suốt quátrình làm đồ án tốt nghiệp Trong thời gian làm việc với Cô em không ngừng tiếp thuthêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiêncứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả
Em xin cảm ơn cô Hoàng Thu Thủy trưởng phòng môi trường, ban quản lýtrung ương các dự án thủy lợi Cảm ơn bác Cao Tuấn Minh – Nguyên phó ban quản lýtrung ương các dự án Thủy Lợi đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp số liệu cho emgóp phần hoàn thành đồ án
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên vàgiúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp Dù em
đã rất cố gắng hết sức trong quá trình làm đồ án nhưng không thể tránh khỏi những saisót Vì vậy em mong muốn được sự góp ý của thầy cô và bạn bè
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày…tháng …năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Trang
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ix
PHẦN MỞ ĐẦU i
1.Tính cấp thiết của đề tài i
2 Mục đích của đề tài i
3 Phương pháp nghiên cứu i
4 Phạm vi nghiên cứu ii
5 Bố cục đồ án ii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – HỆ THỐNG BẮC ĐUỐNG 1
1.1 Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1 Vị trí địa lý 1
1.1.2 Địa hình 3
1.1.3 Đặc điểm hệ thống thủy văn 3
1.1.3.1 Mạng lưới sông ngòi trong lưu vực 3
1.1.3.2 Hệ thống thủy lợi Bắc Đuống 3
1.1.4 Hệ sinh thái 4
1.1.4.1 Hệ sinh thái thực vật 4
1.1.4.2 Hệ sinh thái động vật 4
1.1.5 Điều kiện khí hậu 4
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 5
1.2.1 Đặc điểm xã hội 5
1.2.2 Tăng trưởng kinh tế 6
1.2.2.1 Công Nghiệp 8
1.2.2.2 Thương mại – Dịch vụ 9
1.2.2.3 Du lịch 9
1.2.2.4 Cơ sở hạ tầng 10
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BẮC ĐUỐNG 13
2.1 Các phương pháp đánh giá chất lượng nước 13
2.1.1 Đánh giá chất lượng nước theo QCVN 13
Trang 42.1.2 Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI 15
2.2 Tổng quan nguồn nước thải gây ô nhiễm nước HTTL Bắc Đuống 16
2.2.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước lưu vực HTTL Bắc Đuống 16
2.2.2 Đánh giá các nguồn nước thải chính gây ô nhiễm HTTL Bắc Đuống .17 2.3 Đánh giá chất lượng nước theo QCVN 22
2.3.1 Đánh giá chất lượng nước HTTLBĐ theo thời gian 22
2.3.2 Đánh giá chất lượng nước HTTLBĐ theo không gian 30
2.3.2.1 Đánh giá chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khê 30
2.3.2.2 Đánh giá chất lượng nước kênh 43
2.4 Đánh giá chất lượng nước HTTLBĐ theo chỉ số WQI 49
2.4.1 Tính WQI thông số 50
2.4.2 Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO) 54
2.4.3 Tính toán WQI 56
2.4.4 So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá 57 2.5 Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến sản xuất và đời sống 58
2.5.1 Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến sản xuất nông nghiệp 58
2.5.2 Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến nuôi trồng thủy sản 59
2.5.3 Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến đời sống và sức khỏe của người dân 60
2.6 Kết luận 67
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA SÔNG BẮC ĐUỐNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 68
3.1 Ý nghĩa và tầm quan trọng của quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Bắc Đuống 68
3.2 Hiện trạng công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường HTTLBĐ 69
3.2.1 Tình hình cơ cấu tổ chức quản lý môi trường 69
3.2.2 Thể chế chính sách liên quan đến quản lý môi trường ở Bắc Ninh 70
3.2.3 Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Quản lý TNN của tỉnh Bắc Ninh 71
3.2.4 Vấn đề tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường HTTLBĐ 72
3.2.5 Tổng hợp tình hình quan trắc, cấp phép khai thác sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn 73
3.2.6 Nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường ở Bắc Ninh 73
3.3 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Bắc Đuống 74
3.3.1 Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải 74
Trang 53.2.1.3 Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải dựa trên
phương pháp bảo toàn khối lượng 77
3.3.2 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước HTTLBĐ 77
3.3.2.1 Lựa chọn vị trí, thông số và phạm vi đánh giá trên sông Ngũ Huyện Khê 77
3.3.2.2 Tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm tại đoạn sông Ngũ Huyện Khê ở đoạn cầu Đa Hội 78
3.3.3 Nhận xét 82
3.4 Đề xuất các giải pháp quản lý kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước HTTLBĐ 83
3.4.1 Giải pháp quản lý 83
3.4.1.1 Giải pháp về chính sách, thể chế, luật pháp 84
3.4.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ chất lượng nước các hệ thống thủy lợi 84
3.4.1.3 Tăng cường công tác giám sát môi trường 85
3.4.1.4 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và khuyến khích bảo vệ môi trường HTTLBĐ có sự tham gia của cộng đồng 86
3.4.1.5 Giải pháp về quy hoạch làng nghề 87
3.4.1.6 Giải pháp cho các Khu công nghiệp 88
3.4.2 Giải pháp kỹ thuật 88
3.4.2.1 Biện pháp lâu dài bền vững 90
3.4.2.2 Biện pháp trước mắt 91
KẾT KUẬN, KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Dữ liệu khí hậu của Bắc Ninh 5
Bảng1.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm phân theo huyện, thành phố 6
Bảng 2.1: Kết quả phân tích chất lượng nước tại các điểm xả tháng 3 – 2013 21
Bảng 2.2 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ K2 ( Đa Hội ) 23
Bảng 2.3 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ K6 ( Bát Đàn ) 24
Bảng 2.4 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ K7 (Phú Lâm ) 25
Bảng 2.5 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ K9 ( Đặng Xá ) 26
Bảng 2.6 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ M11 ( Văn Môn) 27
Bảng 2.7 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ M13 ( Tam Đa) 27
Bảng 2.8 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ M16 ( Liên Vân) 28
Bảng 2.9 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ M21 ( tân Chi) 29
Bảng 2.11 Kết quả phân tích chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khê tháng 7/2013 40
Bảng 2.12 Kết quả phân tích chất lượng nước trên các kênh tháng 3/2013 45
Bảng 2.13 Kết quả phân tích chất lượng nước trên các kênh tháng 7/2013 47
Bảng 2.14 Kết quả phân tích các thông số chất lượng nuớc 49
Bảng 2.15: Bảng quy định các giá trị qi, BPi 51
Bảng 2.16: Giá trị WQI cho thông số TSS tại các các điểm được chọn trên HTTLBD 51
Bảng 2.17: Giá trị WQI cho thông số BOD5 tại các các điểm được chọn trên HTTLBĐ 52
Bảng 2.18 Giá trị WQI cho thông số COD tại các các điểm được chọn trên HTTLBĐ 52
Bảng 2.19 Giá trị WQI cho thông số NH4 tại các các điểm được chọn trên HTTLBĐ 53
Bảng 2.20 Giá trị WQI cho thông số PO4 tại các các điểm được chọn trên HTLBĐ 53
Bảng 2.21: Giá trị WQI cho thông số Coliform tại các các điểm được chọn trên HTTLBĐ .54 Bảng 2.22 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa 55
Bảng 2.23: Giá trị WQI cho thông số DO tại các các điểm được chọn trên HTTLBĐ 55
Bảng 2.24 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH 56
Bảng 2.25 Tính WQI 57
Bảng 2.26 Tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước năm 2009 66
Bảng 3.1 Nồng độ các thông số tại nguồn nước tiếp nhận và nguồn thải 78
Bảng 3.2: Giá trị giới hạn Ctc (mg/l) theo QCVN 08 : 2008 (cột B1) 79
Bảng 3.3: Tải lượng ô nhiễm tối đa Ltđ (kg/ngày) 80
Bảng 3.4: Tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận Ln (kg/ngày) 80
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ tỉnh Bắc Ninh 2
Hình 1.2 Bản đồ hệ thống thủy lợi Bắc Đuống 2
Hình 2.1 bản đồ vị trí các nguồn thải trên HTTL Bắc Đuống 19
Hình 2.2: Diễn biến hàm lượng DO trên sông Ngũ Huyện Khê tháng 3/2013 34
Hình 2.3: Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Ngũ Huyện Khê tháng 3/2013 35
Hình 2.4: Diễn biến hàm lượng COD trên sông Ngũ Huyện Khê tháng 3/2013 36
Hình 2.5: Diễn biến hàm lượng TSS trên sông Ngũ Huyện Khê tháng 3/2013 36
Hình 2.6: Diễn biến hàm lượng amoni trên sông Ngũ Huyện Khê tháng 3/2013 37
Hình2.7: Diễn biến hàm lượng NO2- trên sông Ngũ Huyện Khê tháng 3/2013 38
Hình 2.8: Diễn biến hàm lượng Fe trên sông Ngũ Huyện Khê tháng 3/2013 38
Hình 2.9: Diễn biến hàm lượng Coliform trên sông Ngũ Huyện Khê tháng 3/2013 39
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý môi trường ở tỉnh Bắc Ninh 69
Hình 3.2: Quá trình đánh chi tiết nguồn nước tiếp nhận nước thải 76
Trang 8DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
HTTLBĐ Hệ thống thủy lợi Bắc Đuống
NHK Ngũ Huyện Khê
CLN Chất lượng nước
KCN Khu công nghiệp
CCN Cụm công nghiệp
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
BOD5 Nhu cầu oxi sinh hóa
COD Nhu Cầu oxi hóa học
DO Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
NĐ – CP Nghị định - Chính phủ
TNMT Tài nguyên môi trường
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thônCTTL Công trình thủy lợi
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và cho
sự sống trên trái đất Nước được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như trong hoạtđộng sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, và giao thông Hiện nay ở ViệtNam tình hình chất lượng nước diễn biến theo chiều hướng xấu đi bởi các hoạt độngphát triển kinh tế cũng như các hoạt động dân sinh
Hệ thống công trình thuỷ lợi - hệ thống Bắc Đuống là một trong các hệ thống thuỷnông quan trọng của đồng bằng châu thổ sông Hồng được xây dựng từ năm 1962 Hệthống Bắc Đuống có nhiệm vụ tưới cho 41.000 ha và tiêu 53.000 ha diện tích phần lớntỉnh Bắc Ninh gồm các huyện Tiên Du, Từ Sơn, Quế võ, Yên phong, Tp Bắc Ninh.Cũng giống như tình trạng chung của nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi trong cả nước,nhiều năm nay nguồn nước của hệ thống này bị dần cạn kiệt và chất lượng nước bị suythoái nghiêm trọng do bị ảnh hưởng mạnh bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh Bắc Ninh Để đánh giá thực trạng những ảnh hưởng và tác động nghiêm trọng
đó đến chất lượng nguồn nước trên toàn hệ thống đề tài : “Đánh giá hiện trạng ô
nhiễm nước hệ thống công trình thủy lợi Bắc Đuống và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường nước” đã được thực hiện vớ mong muốn sẽ
hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ Tài nguyên nước và môi trường tỉnh Bắc Ninh
2 Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi Bắc Đuống
và ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến sản xuất và đời sống
- Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quảquản lý bảo vệ chất lượng nước cho Hệ thống
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và phân tích số liệu : thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội, số liệu về chất lượng nước cần thiết phục vụ cho việc tính toán đánh giá
Trang 10- Phương pháp khảo sát thực địa : tìm hiểu vị trí các trạm bơm, cống xả thải, và cácnguồn nước thải ra sông HTTLBĐ.
- Phương pháp tin học : sử dụng phần mềm Exel
4 Phạm vi nghiên cứu
Do HTTL Bắc Đuống rất rộng bao gồm nhiều nhánh nhỏ nên trong phần đánh giá chấtlượng nước đồ án sẽ chỉ đánh giá trên 3 sông chính đó là sông Ngũ Huyện Khê, kênhBắc Trịnh Xá và kênh Nam Trịnh Xá và một vài địa điểm cần thiết nằm trong Hệthống thủy Lợi bắc Đuống Chủ yếu đi vào đánh giá CLN nước của sông Ngũ HuyệnKhê
5 Bố cục đồ án
Chương 1: Tổng quan về Hệ thống công trình thủy lợi – Hệ thống Bắc Đuống
Chương 2: Đánh giá hiện trang chất lượng nước sông Bắc Đuống
Chương 3: Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Bắc Đuống và đề xuất cácbiện pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI –
kinh độ Đông
Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang
Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội
Phía Nam giáp với tỉnh Hưng Yên
Hệ thống công trình thủy lợi Bắc Đuống nằm chủ yếu trong tỉnh Bắc Ninh bao gồmcác huyện Từ Sơn, Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du và TP Bắc Ninh
Trang 12Hình 1.1 Bản đồ tỉnh Bắc Ninh
Hình 1.2 Bản đồ hệ thống thủy lợi Bắc Đuống
Trang 131.1.2 Địa hình
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủyếu theo hướng từ bắcxuống nam và từ tây sang đông, thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đống vàsông Thái Bình Độcao vùng đồng bằng phổ biến từ 3 –7m, vùng đồi núi và trung du là
300 –400m Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ(0,53%) so với tổng diện tích tự nhiêntoàn tỉnh
1.1.3 Đặc điểm hệ thống thủy văn
1.1.3.1 Mạng lưới sông ngòi trong lưu vực
Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0 –1,2km/km2 (theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn chảy quagồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình Ngoài ra còn có các hệ thống sông ngòinội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, sông ĐồngKhởi, sông Đai Quảng Bình
1.1.3.2 Hệ thống thủy lợi Bắc Đuống
Hệ thống thủy lợi Bắc Đuống gồm có hệ thống tưới và tiêu Hệ thống tưới gồm 2 kênhchính là kênh Bắc Trịnh Xá dài 35km và kênh Nam Trịnh Xá dài 25km Nguồn nướctưới của hệ thống được lấy từ sông Đuống qua cống Long Tửu vào trạm bơm Trịnh Xá
để bơm vào hai hệ thống kênh chính phục vụ cho 75% nhu cầu tưới của hệ thống, 25%còn lại được lấy từ sông Cầu qua trạm bơm Kim Đôi và một số trạm bơm nhỏ khác
Hệ thống tiêu bao gồm sông Ngũ Huyện Khê, ngòi Tào Khê, kênh tiêu đường 16, ngòiKim Đôi, kênh tiêu Trịnh Xá hướng tiêu chính là ra sông Cầu qua cửa Đặng Xá, Vạn
An và sông Đuống bằng bơm động lực
Tổng chiều dài hệ thống kênh tưới tiêu các loại khoảng 500km
1.1.4 Hệ sinh thái
1.1.4.1 Hệ sinh thái thực vật
- Thực vật của Bắc Ninh chủ yếu là cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm và rừng
Trang 14tích đất tự nhiên, diện tích đất trồng cây lâu năm và đất rừng trồng chiếm diện tích chỉxấp xỉ 1%.
- Độ ẩm
Chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu biển, Bắc Ninh có độ ẩm tương đối lớn Độ ẩmtương đối trung bình các tháng trong năm thường lớn hơn 73%, độ ẩm tương đối caonhất trung bình khoảng 79%
Trang 15Dữ liệu khí hậu của Bắc Ninh
33 (91) 32.8 32.2 31.2
29 (84) 25.6 22.1 27.37
24 (75) 27.7 29.2 29.2 28.8 27.7 25.2 21.6 18.5 23.82
34 (1.34 )
87 (3.43 )
211 (8.31 )
245 (9.65 )
332 (13.07 )
337 (13.27 )
234 (9.21 )
98 (3.86 )
34 (1.34 )
23 (0.91 )
1.680 (66,14 )
Nguồn: Wikipedia Bách Khoa toàn thư
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1 Đặc điểm xã hội
Diện tích dân số tỉnh Bắc Ninh
- Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 822,7 km² với 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện với
126 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 23 phường, 6 thị trấn và 97 xã
- Năm 2009, dân số Bắc Ninh là 1.024.472 người, chỉ chiếm 1,21% dân số cả nước vàđứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 502.925 người và nữ 521.547 người;khu vực thành thị 240.987 người, chiếm 23,5% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn783.485 người, chiếm 76,5% Mật độ dân số Bắc Ninh năm 2010 đã lên tới 1,262người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương cómật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của
Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2011, dân số Bắc Ninh là 1.060.300 người, mật độ dân số 1289 người/km², vẫn là
Trang 16Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người,chiếm 64,93% tổng dân số Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25,26% tổngdân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 9,8%
Năm 2013, dân số Bắc Ninh là 1.114 nghìn người với mật độ dân số lên tới 1354người/km2
Bảng1.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm phân theo huyện, thành phố
Khu vực Diện tích (km2) Dân số trung bình
1.2.2 Tăng trưởng kinh tế
Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 13.607 tỷ đồng (đứng thứ 9 toànquốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theohướng công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61% Năm 2012, GDP bình quân đầungười đạt 67,4 triệu đồng/năm (tương đương 3.211 USD) và nằm trong top thu nhậpbình quân cao nhất cả nước
Thu ngân sách nhà nước Bắc Ninh nộp ngân sách lớn thứ 12 cả nước Năm 2011, ngânsách là 6800 tỷ, đưa Bắc Ninh lần đầu tiên có khả năng tự cân đối ngân sách và đónggóp vào ngân sách nhà nước Năm 2012 Bắc Ninh đã đạt tới 9.068,5 tỷ đồng
Trang 17và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế.Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp,dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 ước tăng 11,8% so với năm trước
đó (giá so sánh năm 2010); GRDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm(tương đương 3.243 USD) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng côngnghiệp hóa-hiện đại hóa: khu vực công nghiệp và xây dựng 74,5%; dịch vụ 19,5%;nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%
Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm tính theo giá so sánh 2010 ước 598.770 tỷ đồng,tăng 60,7% so với năm 2012 Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạtđộng ngoại thương có bước "nhảy vọt" với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD,tăng 68% Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địabàn cả năm ước đạt hơn 36.300 tỷ đồng, tăng 11,5%; thu ngân sách Nhà nước ước đạthơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%.Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013ước tăng 11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GRDP bình quân đầungười đạt 68,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD) Cơ cấu kinh tế tiếptục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa: khu vực công nghiệp vàxây dựng 74,5%; dịch vụ 19,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%
Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm tính theo giá so sánh 2010 ước 598.770 tỷ đồng,tăng 60,7% so với năm 2012 Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạtđộng ngoại thương có bước "nhảy vọt" với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD,tăng 68% Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địabàn cả năm ước đạt hơn 36.300 tỷ đồng, tăng 11,5%; thu ngân sách Nhà nước ước đạthơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%
Trong 10 tháng đầu năm 2014, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt10.908,3 tỷ đồng, đạt 96,2% KH năm và tăng 20,5% so cùng kỳ năm trước
Tính riêng tháng 10/2014, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 992,6 tỷđồng, tăng 50,9% so tháng 9/2014 Trong đó, thu từ doanh nghiệp Nhà nước trung
Trang 18nước ngoài đạt 289,5 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so tháng trước; thu từ khu vực ngoài Nhànước đạt 93,5 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so tháng trước; thu từ hải quan đạt 308 tỷ đồng.Cũng trong tháng 10/2014, tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 431,4 tỷ đồng Sau
10 tháng đầu năm 2014, tổng chi ngân sách đạt 5.647,5 tỷ đồng, đạt 76,3% KH năm vàtăng 10,9% so cùng kỳ năm trước
1.2.2.1 Công Nghiệp
Đây là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh trong nhữngnăm vừa qua Khi tách tỉnh, Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệpkhông đáng kể đa phần là làng nghề Tuy nhiên hết năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có quy
mô công nghiệp lớn thứ 5 cả nước, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì tốc độ tăng trưởngcao nhất cả nước trong nhiều năm qua Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp đạt84.884 tỷ đồng (CĐ1994).Động lực cho tăng trưởng công nghiệp của Bắc Ninh tậptrung ở các doanh nghiệp công nghệ cao như SamSung, Canon, Nokia Đến năm 2015Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn vàcác huyện Bắc Sông Đuống sẽ trở thành các trung tâm công nghiệp của toàn tỉnh vàcác huyện còn lại ở bờ Nam Sông Đuống sẽ là khu vực phụ trợ cho bờ bắc với trungtâm là huyện Thuận Thành sẽ là cửa ngõ tới các tỉnh, thành phố công nghiệp khác như
Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng qua các tuyến quốc lộ 38, 5A cao tốc HàNội - Hải Phòng, 18B
Trang 19bán lẻ hàng hóa ước đạt gần 15 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6 % so với cùng kỳ Đây cũng
là mức tăng cao hơn mức bình quân chung của 3 năm gần đây
Sáu tháng đầu năm 2013, các chi nhánh ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bànBắc Ninh đã huy động được 29.783 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cuối năm 2012; dư nợcho vay đạt 30.956 tỷ đồng, tăng 4,9% so với cuối năm 2012 trong đó tập trung chovay các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp - nông thôn, xây dựng nông thôn mới,doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ
Năm 2012, Điện lực Bắc Ninh đạt 2,207 tỷ kWh, tăng 18% so với năm 2011 Trong đóthành phần phụ tải thương nghiệp dịch vụ tăng 32,61%, công nghiệp xây dựng tăng19,89%, quản lý tiêu dùng tăng 11,04%; tổn thất điện năng giảm 0,57% so với năm2011
1.2.2.3 Du lịch
Bắc Ninh hiện có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa với nhiều đình, chùa, lễ hội vànhững làn điệu dân ca Quan họ Bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềmnăng phát triển du lịch văn hóa Bắc Ninh có 3 khu du lịch là: Khu du lịch văn hoáQuan họ Cổ Mễ (thành phố Bắc Ninh); khu du lịch văn hoá Đền Đầm (thị xã Từ Sơn);khu du lịch văn hoá Phật Tích (huyện Tiên Du) Bên cạnh đó, theo dự kiến sẽ có 3 khu
du lịch khác là: Khu du lịch lâm viên Thiên Thai (huyện Gia Bình); khu du lịch vănhoá lịch sử Như Nguyệt (huyện Yên Phong); khu du lịch tâm linh Hàm Long - NúiDạm (thành phố Bắc Ninh) và lựa chọn 22 điểm di tích quy hoạch phát triển thànhđiểm du lịch làm động lực cho các tuyến du lịch khép kín, liên hoàn và hấp dẫn trênđịa bàn Trong đó có một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu để hình thành các điểm,các tuyến du lịch hấp dẫn như Văn Miếu Bắc Ninh, chùa Phật Tích, lăng Kinh DươngVương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, đền thờ Lê Văn Thịnh Ngoài ra, còn có dulịch cộng đồng tại làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ), làng tương Đình Tổ, khu vựcchùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành), làng Quan họ Viêm Xá (Thành phố Bắc Ninh)
1.2.2.4 Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông:
Trang 20Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường sắt vàđường sông Trong đó, hệ thống đường bộ được đánh giá là tương đối đồng bộ so vớicác tỉnh khác trong cả nước.
Cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh nằm trên đường quốc lộ 18
Về đường bộ, tỉnh có 5 quốc lộ chạy qua là:
Tuyến Quốc lộ 1A chạy từ Hà Nội lên Lạng Sơn)
Tuyến Quốc lộ 18 (Nội Bài - Hạ Long - Cảng Cái Lân - Móng Cái)
Tuyến Quốc lộ 38 từ thành phố Bắc Ninh đi Hà Nam
Cao tốc quốc lộ 3 mới Hà Nội - Bắc Ninh - Thái Nguyên
Quốc lộ 18B được nâng cấp theo Quyết định số 2546/QĐ-BGTVT từ tỉnh lộ 282 đoạn(Quế Võ - Gia Bình - Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh) nối Quốc lộ 18 (tại Quế Võ)với Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng) tại Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (cáchcầu vượt Thanh Trì khoảng 2 km) Ngoài ra, Quốc lộ 5 nằm liền kề với Bắc Ninh.Cùng với quy hoạch vành đai 3, 4 của Hà Nội đều đi qua hầu hết các huyện, thị xã,thành phố của tỉnh Bắc Ninh tạo ra một mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn giữa
Hà Nội với Bắc Ninh, và giữa Bắc Ninh với các tỉnh lân cận Trong tỉnh có các tỉnh lộnhư 179,276, 280, 281, 283, 285, 287, 291, 295 kết nối các địa phương trong tỉnh vớinhau Đã có một số cây cầu bắc qua sông để nối Bắc Ninh với các địa phương kháchoặc các huyện với nhau như:
Cầu Mai Đình - Đông Xuyên nối xã Mai Đình (Hiệp Hòa) với xã Yên Trung (YênPhong) tuyến TL295
Cầu Đáp Cầu trên tuyến QL1A cũ nối phường Vũ Ninh (TPBN) và xã Quang Châu(Việt Yên)
Cầu Như Nguyệt cách cầu Đáp Cầu 1 km trên đường QL1A mới
Trang 21Cầu Bình Than đang xây dựng nối QL18A và QL 18B tại các xã Vạn Ninh (Gia Bình)
và Đào Viên (Quế Võ)
Cầu Hồ trên QL38A nối Thị trấn Hồ (Thuận Thành) và xã Tân Chi (Tiên Du)
Ngoài ra cò có một số cây cầu trong dự án Đường vành đai 3 Hà Nội và Đường vànhđai 4 Hà Nội bắc qua Sông Cầu và Sông Đuống đi qua địa bàn tỉnh như:
Dự án Cầu Quế Tân trên tuyến ĐT287 tại xã Quế Tân huyện Quế Võ
Dự án Cầu Phật Tích - Á Lữ đường TL276 kéo dài tại xã Hiên Vân (bờ bắc) và xã ĐạiĐồng Thành (bờ nam)
Dự án Cầu Hoài Thượng trên tuyến Vành đai 4 Hà Nội nối xã Hán Quảng tại bờ bắcvới xã Hoài Thượng tại bờ nam
Dự án Cầu Kênh Vàng xã Trung Kênh huyện Lương Tài trên đường TL281
Dự án Cầu Giang Sơn nối xã Ging Sơn và xã Chi Lăng trên tuyến TL279
- Hệ thống cấp điện lưới điện quốc gia cơ bản phủ kín toàn tỉnh, đảm bảo cung cấp đủđiện năng phụ vụ sản xuất, sinh hoạt, và vẫn đang tiếp tục huy động mọi nguồn vốn đểcải tạo và phát triển mạng lưới điện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội như quyhoạch lưới điện của tỉnh đã được phê duyệt
- Mạng lưới bưu chính viễn thông: Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao đápứng nhu cầu thông tin của mọi đối tượng Hệ thống điện và bưu chính viễn thôngthường xuyên được nâng cấp, hiện đại hoá đảm bảo cấp điện đấy đủ, ổn định theo yêucầu và đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế được thuận lợi, nhanh chóng
Trang 22CH ƯƠ NG 2: ĐÁNH GIÁ HI N TR NG CH T L Ệ Ạ Ấ ƯỢ NG N ƯỚ C SÔNG B C Ắ
ĐU NG Ố
2.1 Các phương pháp đánh giá chất lượng nước
Để đánh giá chất lượng nước trên HTTL Bắc Đuống đồ án sử dụng 2 phương phápđánh giá là: Đánh giá chất lượng nước theo QCVN và đánh giá chất lượng nước theochỉ số WQI để có cách nhìn tổng quát hơn về CLN HTTL Bắc Đuống
2.1.1 Đánh giá chất lượng nước theo QCVN
- Khái niệm: QCVN là từ viết tắt các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt nam.QCVN sử dụng trong đồ án là QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn này quy định giátrị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
- Mục đích: Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồnnước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp
- Ưu điểm: Khi sử dụng QCVN để đánh giá CLN sẽ đánh giá được từng chỉ tiêu riêngbiệt với các số liệu cụ thể cần thiết cho các nhà chuyên môn sử dụng
- Nhược điểm: Những báo cáo đánh giá chất lượng nước truyền thống theo QCVNthường bao gồm các tóm tắt thống kê phức tạp theo thành phần CLN cũng như theonguồn nước Dạng thông tin như vậy chỉ có giá trị đối với các chuyên gia về CLN,nhưng có thể không có ý nghĩa đối với người dân, các nhà quản lý hay các nhà làmluật, những người cần các thông tin ngắn gọn, súc tích về nguồn nước
Khi đánh giá qua từng thông số riêng biệt sẽ không nói lên diễn biến chất lượng tổngquát của con sông (hay đoạn sông), do vậy khó so sánh CLN từng vùng của một consông, so sánh CLN của con sông này với con sông khác, CLN thời điểm này với thờiđiểm khác (theo tháng, theo mùa), CLN quá khứ, hiện tại và tương lai…Vì thế, sẽ gâykhó khăn cho công tác theo dõi, giám sát diễn biến CLN, khó đánh giá hiệu quả đầu tư
Trang 23Khi đánh giá chất lượng nước qua các thông số riêng biệt, khi đó có thể có thông sốđạt, thông số vượt, điều đó chỉ nói lên CLN đối với từng thông số đối riêng biệt Do
đó, chỉ các nhà khoa học hoặc các nhà chuyên môn mới hiểu được Vì vậy, khó thôngtin về tình hình CLN cho cộng đồng dân chúng, gây khó khăn khi các nhà quản lý đưa
ra các quyết định phù hợp về bảo vệ, khai thác nguồn nước…
Đồ án sử dụng QCVN 08:2008/BTNMT để đánh giá chất lượng nước sông BắcĐuống, đây là phương pháp cổ điển thường dùng từ trước đến nay để đánh giá CLN.Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước theo QCVN và được phân loại theo cácmục đích sử dụng như sau:
Loại A1: Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích sử dụng khácnhư loại A2, B1, B2
Loại A2: Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải có biện pháp xử lý hợplý; bảo tồn động thực vật thuỷ sinh và các mục đích sử dụng như loại B1, B2
Loại B1: Sử dụng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi và các mục đích sử dụng khác cóyêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2
Loại B2: Sử dụng cho giao thông thuỷ và các mục đích khác yêu cầu chất lượng nướcthấp
Sự biến đổi chất lượng nước trên HTTLBĐ được đánh giá theo QCVN theo khônggian và thời gian:
- Theo thời gian : Đồ án đánh giá chất lượng nước HTTLBĐ các tháng 3 ,7 trongnăm : từ năm 2010 đến năm 2013 Đây là 2 tháng đại diện cho mùa mưa và mùa khôtrong năm
- Theo không gian : Đồ án sử dụng các mẫu nước thu thập mùa kiệt tháng 3 năm 2013,các mẫu nước mặt được lấy tại 10 điểm dọc theo được vào sông Ngũ Huyện Khê từcống Long Tửu là nơi dẫn nước từ sông Đuống vào sông Ngũ Huyện Khê cho tới trạmbơm Xuân Viên Và các mẫu nước mặt được lấy tại các vị trí trên hệ thống kênhmương Bắc Trịnh Xá và Nam Trịnh Xá Đồ án còn sử dụng các mẫu nước lấy tại 15
Trang 242.1.2 Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI
- Khái niệm : Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI - Water Quality Index) là mộtchỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả địnhlượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễnqua một thang điểm
- Mục đích :
+Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát
+Nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng
- Nhược điểm: WQI không thể thay thế một sự phân tích chi tiết các dữ liệu giám sátCLN, và cũng không được sử dụng như một công cụ duy nhất để quản lý các nguồnnước Chỉ số này chỉ cung cấp một sự khái quát về chất lượng nước WQI không bổsung được các thông số mới, không thay đổi được các thông số
WQI được xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào thập niên 70 và hiện đang được áp dụng rộngrãi ở nhiều bang Hiện nay, chỉ số WQI được triển khai nghiên cứu và sử dụng rộng rãiở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Canada, Chilê, Anh, Đài Loan, Úc, Malaysia…Mộttrong những bộ chỉ số nỗi tiếng, được áp dụng rộng rãi trên thế giới là bộ chỉ số WQI-NSF của Quỹ vệ sinh Quốc gia Mỹ NSF Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và đềxuất và áp dụng về bộ chỉ số CLN như các WQI-2 và WQI-4 được sử dụng để đánh
Trang 25Hiện nay, để thống nhất cách tính toán chỉ số CLN, tháng 07 năm 2011, Tổng cục Môitrường đã chính thức ban hành Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tính toán chỉ số chất lượngnước theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01 tháng 07 năm 2011 của Tổng cụctrưởng Tổng cục Môi trường Theo Quyết định chỉ số CLN được áp đối với số liệuquan trắc môi trường nước mặt lục địa và áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường, các tổ chức, cá nhân có tham gia vào mạng lưới quan trắc môi trường
và tham gia vào việc công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng Theohướng dẫn Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được tính toán từ cácthông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước vàkhả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm
2.2 Tổng quan nguồn nước thải gây ô nhiễm nước HTTL Bắc Đuống
2.2.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước lưu vực HTTL Bắc Đuống
Nguồn gây ô nhiễm chính trên hệ thống thủy lợi Bắc Đuống xuất phát chủ yếu từ cácnhà máy, khu công nghiệp, làng nghề trong khu vực Ngoài ra còn có một nguyênnhân khác là do ý thức của người dân sinh sống dọc hai bên bờ chưa tốt, tình trạng đổrác thải trên sông vẫn còn diễn ra phổ biến
Tác nhân gây ô nhiễm chính gây suy thoái chất lượng nước hệ thống công trình thuỷnông Bắc Đuống là do các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội với tốc độ nhanh tronglưu vực mà không chú trọng đến bảo vệ nguồn nước và môi trường nói chung
Các nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng chất lượng nước của hệ thống là nước thải không
xử lý của các làng nghề dọc sông Ngũ Huyện Khê, các khu công nghiệp đang hoạtđộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và nguồn nước thải, rác thải sinh hoạt của dân cư, tất
cả đều được xả chính qua hệ thống thuỷ nông Bắc Đuống làm cho hệ thống bị bồi lấp,thu hẹp và trở nên quá tải Nguồn nước mặt trong vùng hiện tại đang khan hiếm và cạnkiệt, một phần do sử dụng quá mức cho sản xuất các ngành công nghiệp như sản xuấttái chế sắt thép tại làng nghề Đa Hội (trong khâu làm sach ), sản xuất tái chế giấy tậptrung Phong Khê mặt khác do bị san lấp để lấy mặt bằng phát triển xây dựng Sựphát triển với số lượng lớn các làng nghề với hàng chục loại ngành sản xuất công nghệ
Trang 26biến dòng sông thành nơi chứa tất cả các nguồn nước thải cả khu vực sản xuất và sinhhoạt của hàng chục ngàn công nhân và nhân dân trong các làng nghề Bên cạnh đó,
sự đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh và các huyện thị lân cận đã san lấp các vực nướcvốn đã rất hiếm trong vùng, gây cản trở quá trình tiêu thoát chung trong khu vực vànước mưa về mùa mưa, vô hình chung biến hệ thống thủy nông Bắc Đuống thành hệthống tiêu chung của khu vực
Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh bắc Ninh đến năm 2020 với tốc độphát triển mở rộng sản xuất của các làng nghề thủ công và các khu công nghiệp tại tỉnhBắc Ninh thì các nguồn ô nhiễm sẽ tăng lên rất nhanh và sẽ xuất hiện thêm các nguồntác nhân ô nhiễm mới, trong đó chú trọng là các khu công nghiệp đang hình thành và
đi vào hoạt động như khu công nghiệp Tiên Sơn, khu công nghiệp Quế Võ, YênPhong
Cụ thể trên sông Tào Khê (xã Cách Bi) nước có màu đen do ảnh hưởng từ các nhà máyở xã Mộ Đạo, thôn Cung Kiệm – xã Nhân Hoà chịu ảnh hưởng ô nhiễm sông Cầu, xãYên Giả lại chịu ảnh hưởng nặng nề từ chính làng nghề rèn Nga Hoàng, làng nghềgiấy Phong Khê (thành phố Bắc Ninh), hay các KCN Quế Võ I, II và III Tình trạng ônhiễm có xu hướng ngày càng gia tăng nhưng hiện nay vẫn chưa có biện pháp xử lýthích hợp
2.2.2 Đánh giá các nguồn nước thải chính gây ô nhiễm HTTL Bắc Đuống
Để đánh giá ảnh hưởng của các làng nghề, khu công nghiệp tới HTTL Bắc Đuống thựchiện điều tra khảo sát các nguồn gây ô nhiễm trên hệ thống, tập trung vào các khucông nghiệp, cụm công nghiệp và một số làng nghề điển hình bao gồm:
Trang 27 Nước thải khu công nghiệp: 9 điểm
Điểm số 1 – K23: KCN Hanaka
Điểm số 2 – K24: KCN Đông Phong
Điểm số 3 – K27: KCN Quế Võ 1
Điểm số 4 – K28: KCN Quế Võ 2
Điểm số 5 – K29: KCN Tiên Sơn
Điểm số 6 – K30: KCN Mả Ông
Điểm số 7 – K31: KCN Phong Khê
Điểm số 8 – K32: KCN Yên Phong
Điểm số 9 – K36: KCN Tân Chi
Nước thải làng nghề : 5 điểm
Điểm số 10 – K25: Làng nghề sản xuất và chế biến gỗ Đồng Kỵ
Điểm số 11 – K26: Làng tái chế nhôm Văn Môn
Điểm số 12 – K33:Làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội
Điểm số 13 – K34: Làng nghề tái chế giấy Phong Khê
Điểm số 14 – K37: Làng nghề chế biến thực phẩm Đại Lâm
Nước thải sinh hoạt : 1 điểm
Điểm số 15 – K35: Nước thải sinh hoạt Tp Bắc Ninh
Trang 28Hình 2.1 bản đồ vị trí các nguồn thải trên HTTL Bắc Đuống
Trang 29Lưu lượng xả thải trung bình của các khu cụng nghiệp vừa và nhỏ, cụm cụng nghiệplàng nghề ước tính 25.000 – 30.000 m3/ngày đêm
Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các điểm gây ô nhiễm ảnh hưởng đếnchất lượng nước trên hệ thống thuỷ nông Bắc Đuống trong tháng 3/2013 của các KCN,làng nghề và nước thải sinh hoạt của T.p Bắc Ninh cho thấy:
- 4/15 điểm xả có giá trị COD vượt giới hạn cho phép đối với nước thải được xả vàonguồn nước cấp cho mục đích không sử dụng cho sinh hoạt Hàm lượng COD tại cácđiểm xả vượt QCVN 40:2011/BTNMT – B với mức độ từ 2,46 – 10,53 lần Trong đóKCN Phong Khê, làng nghề Phong Khê, nước thải TP Bắc Ninh và KCN Đại Lâm lànhững điểm xả có hàm lượng COD lớn nhất; KCN Mả Ông là điểm có hàm lượngCOD thấp nhất
- Tương tự chỉ tiêu COD, hàm lượng BOD5 trong nước thải tại 4/15 điểm xả khôngđạt tiêu chuẩn xả vào nguồn nước không sử dụng cho mục đích sinh hoạt Điểm xả cóhàm lượng BOD5 cao nhất vượt QCVN 40:2011/BTNMT – B là điểm xả KCN YênPhong (631,6 mg/l)
- Đối với chỉ tiêu NH4 , 1/15 điểm quan trắc có nồng độ amôni vượt giới hạn cho phépQCVN 40:2011/BTNMT – B 3/15 điểm vượt tiêu chuẩn cột A của QCVN nói trên.Nước thải TP Bắc Ninh (13,44 mgN/l) vượt tiêu chuẩn cột B là 2,69 lần
- 12/15 điểm quan trắc có lượng coliform vượt QCVN 40:2011/BTNMT – B Trong
đó, hàm lượng Coliform lớn nhất trong nước thải TP Bắc Ninh (160.000.000MPN/100ml), vượt giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011 – B là 32.000 lần
- Nồng độ các kim loại nặng tại các điểm xả đều nằm trong ngưỡng quy định củaQCVN 40:2011/BTNMT
Chất lượng nước tại các điểm bị ảnh hưởng của Khu công nghiệp, chất thải làng nghề,nước thải của thành phố Bắc Ninh đều bị ô nhiễm, chủ yếu ở các thông số TSS, BOD5,COD, NH4 và vi sinh Trong đó các điểm gây ô nhiễm nhiều là tại làng nghề PhongKhê, KCN Phong Khê, làng nghề Đại Lâm, làng nghề tái chế nhôm Văn Môn, khu vựcchịu ảnh hưởng của nước thải thành phố Bắc Ninh và khu công nghiệp Đại Lâm
Trang 31Bảng 2.1: Kết quả phân tích chất lượng nước tại các điểm xả tháng 3 – 2013
KH pH DO TSS COD BOD 5 NH 4 + Cl- F- NO 2 - NO 3 - PO 4 3- CN- As Cd Pb Cr 3 + Cu Zn Ni Fets Hg Colifor m E. Coli
Trang 322.3 Đánh giá chất lượng nước theo QCVN
2.3.1 Đánh giá chất lượng nước HTTLBĐ theo thời gian
Do giới hạn thời gian làm đồ án, để đánh gái sự biến đổi chất lương nước trênHTTLBĐ đồ án lựa chọn 4 điểm trên sông Ngũ Huyện Khê và 2 điểm trên kênh BắcTrịnh Xá, 2 điểm trên lênh Nam Trịnh Xá, là nơi có nhiều tác động của nguồn thải đểđánh giá, cụ thể như sau:
- 4 điểm trên sông Ngũ Huyện Khê là: K2 vị trí lấy mẫu tại cầu Đa Hội, K6 lấy tạitrạm bơm Bát Đàn, K7 tại trạm bơm Phú Lâm, K9 tại cống Đặng Xá
- Hai điểm trên kênh Bắc Trịnh Xá: M11 lấy tại xã Văn Môn và M13 lấy tại xã TamĐa
- Hai điểm trên kênh Nam Trịnh Xá: M16 tại xã Liên Vân và M21 tại trạm bơm TânChi
Các số liệu được sử dụng là số liệu đo đạc quan trắc một tháng mùa khô ( tháng 3) vàmột tháng mùa mưa ( tháng 7) từ năm 2010 đến năm 2013
Chất lượng nước tại vị trí K2 trêm sông Ngũ Huyện Khê được thể hiện trong bảng sau:
Trang 33Bảng 2.2 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ K2 ( Đa Hội )
0.00 110
0.00 101
0.00 174
0.00 252
0.00
248 - 0.36 0.91 0.02 0.05
Nhìn vào bảng ta thấy CLN tại vị trí cầu Đa Hội suy giảm dần theo thời gian, hầu hếtcác chỉ tiêu đều tăng như là COD, BOD5 năm 2013 tăng gấp nhiều lần so với các nămtrước Đặc biệt là các chỉ tiêu về kim loại nặng tăng đột biến từ năm 2010 dưới quychuẩn cho phép đến năm 2013 tăng một cách đột biến vượt quy chuẩn cho phép nhiềulần do Đa Hội là làng nghề sản xuất sắt thép Những năm gần đây kinh tế phát triển,làng nghề cũng phát triển và mở rộng nhưng lại không theo quy hoạch, nước thảikhông được thu gom xử lý mà thải trực tiếp ra sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm khuvực này
Trang 34Bảng 2.3 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ K6 ( Bát Đàn )
Trang 35Bảng 2.4 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ K7 (Phú Lâm )
TT Thông
số Đơn vị
08:2008 3/
0.00 449
0.00 389
0.00 195
0.00 106
0.00
124 - 2.44 1.60 0.02 0.05Tại đây thì các chỉ tiêu lại biến động bất thường lúc tăng lúc giảm không theo quy luật.Hầu hết các chỉ tiêu đều đã vượt quy chuẩn cho phép do nằm ngay khu vực làng nghềsản xuất giấy tái chế hững chịu nước thải sản xuất giấy và nước thải sinh hoạt Các chỉtiêu kim loại nặng cũng tăng một cáchc hóng mặt do chịu ảnh hưởng từ nước thải làngnghề sản xuất sắt thép Đa Hội ở thượng nguồn
Trang 36Bảng 2.5 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ K9 ( Đặng Xá )
TT Thông
số Đơn vị
08:2008 3/
<0.0
1 <0.01
<0.0 1
240 00
0.00 208
0.00 229
0.00 035
0.00 215
0.00
585 - 3.63 0.76 0.02 0.05
Tương tự như tại trạm bơm Phú Lâm, tại đây các chỉ tiêu chất lượng nước cũng biếnđổi bất thường Có một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn như NO3-, PO43- còn lại hầu hết cácchỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn cho phép đặc biệt là hàm lượng COD gấp 18,8 lần QCVNcột B1 tại tháng 3/2013 Hàm lượng BOD5 cũng rất lớn vào tháng 3 năm 2013 gấp14,3 lần QCVN cột B1 Đây là điểm cuối cùng trên sông Ngũ Huyện Khê nên chịu ảnh
Trang 37hưởng của rất nhiều nguồn thải dọc lưu vực sông nên thường xuyên bị ô nhiễm nghiêmtrọng, gây nhiều bức xúc đối với nhân dân trong vùng chịu ảnh hưởng
Trang 38Bảng 2.6 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ M11 ( Văn Môn)
Trang 39Chất lượng nước trên kênh Bắc Trịnh Xá được đánh giá qua 2 điểm là M11 và M13 Tại M11 xã Văn Môn hầu hết các chỉ tiêu hữu cơ đều đạt quy chuẩn hoặc vượt quychuẩn cột A2 nhưng vẫn đạt quy chuẩn bột B1 Nhìn chung chất lượng nước ở đây ônhiễm hữu cơ nhẹ Xã Văn Môn là khu vực làng nghề đúc đồng, nhôm và sản xuấtnông nghiệp nên các chỉ tiêu kim loại nặng có thể sẽ vượt quy chuẩn cho phép nhiềulần nhưng do thiếu số liệu về thời gian nên ta sẽ đánh giá chúng trong phần không gianvào tháng 3/2013.
Tại M13 xã Tam Đa vị trí cuối nguồn kênh bắc tại xã Tam Đa, đây là khu vực làngnghề sản xuất rượu cồn, chế biến nông sản, chăn nuôi Hiện nay mới xuất hiện thêmnghề tái chế kim loại và sản xuất giấy Tại đây bị ô nhiễm về các chỉ tiêu NH4+, NO2-,
SS chúng tăng dần theo thời gian Hàm lượng coliform giảm dần, các chỉ tiêu còn lạilúc tăng lúc giảm nhưng biến động không nhiều
Bảng 2.8 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ M16 ( Liên Vân)
TT Thông
số Đơn vị
08 3/
Trang 40Bảng 2.9 Kết quả phân tích mẫu nước HTTLBĐ M21 ( tân Chi)
TT Thông
số Đơn vị
08 3/
Ghi chú: “-” không tiến hành thử nghiệm
Trên kênh Nam Trịnh xá tại điểm M16 xã Liên Vân hàm lương COD vào các thángmùa kiệt thường lớn gấp 2 đến 3 lần các tháng mùa mưa nhưng đến năm 2013 thì nóđều lớn, mùa mưa tháng 7 nguồn nước được pha loãng bởi nước mưa nhưng nồng độnày thậm chí còn cao hơn tháng 3 cho thấy mức độ ô nhiễm gia tăng theo thời gian.Hàm lượng BOD5 đều đã vượt tiêu chuẩn cho phép Đặc biệt hàm lượng NH4+ theothời gian có thuyên giảm nhưng tất cả các năm đều vượt quá quy chuẩn QCVN08:2008 cột B1 Ham fluowng Coliform biến động lớn từ 4100 vào tháng 3/2010 đếntháng 3/2102 con số này đã lên tới 350000 và suy giảm xuống còn 45000 vào tahsng3/2013 Đây là nơi tiếp nhận nước thải từ KCN Tiên Sơn, đã có hệ thống xử lý nhưngvẫn khôgn đảm bảo yêu cầu
Tại trạm bơm Tân Chi (M21) nhìn tổng quan cho thấy tại đây chỉ bị ô nhiễm nhẹ tại