Đây là một hoạt động mang tính chuyên ngành để qua đó các nhu cầu của thân chủ được đánh giá trong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã hội của cá nhân đó.. Nhân viên xã hội cá nhân hướng đ
Trang 1A.PHẦN MỞ ĐẦU
Công tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam Do vậy, nhận thức của mọi người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế Thứ nhất, nhiều người đồng nhất và nhầm lẫn công tác xã hội với làm từ thiện, ban ơn, ban phát hoặc nhầm lẫn công tác xã hội với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể Thứ hai, vai trò, vị thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của công tác xã hội ở Việt Nam chưa được khẳng định Do vậy, để phát triển công tác xã hội ở Việt Nam cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ
sở đào tạo và cơ sở thực hành công tác xã hội chuyên nghiệp Bởi vì, công tác xã hội là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành Công tác xã hội là trung tâm, tổng hợp, kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm bảo an sinh xã hội
Thực hành công tác xã hội nhằm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội Nhân viên công tác xã hội sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật và hoạt động đa dạng phù hợp với từng đối tượng thân chủ cụ thể Các mô hình can thiệp trong thực hành bao gồm các tiến trình trợ giúp thân chủ đến việc tham gia vào chícnh sách, hoạch định và phát triển xã hội nhằm đảm bảo hệ thống an sinh xã hội toàn diện
Do vậy, thực hành công tác xã hội là một vấn đề quan trọng trong quá trình đào tạo công tác xã hội Thông qua quá trình thực hành công tác xã hội, sinh viên được rèn luyện kỹ năng, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn Ngoài ra, giúp cho sinh viên thấy được vai trò, vị trí và trách nhiệm của công tác xã hội đối với cá nhân, nhóm và cộng đồng
Em xin chân thành cảm ơn đối với toàn thể giảng viên Khoa Công tác xã hội, trường Đại học Lao động - Xã hội, cùng sự hợp tác của người dân và cán bộ thôn 1, Xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tế này
Trang 2B PHẦN NỘI DUNG
1 Các khái niệm và nội dung liên quan
Khái niệm cá nhân
Đối tượng ở đây là con người vừa là sản phẩm tự nhiên và xã hội, vừa là thực thể sinh vật chứa đựng đầy đủ các yếu tố sinh hoá, tam lý xã hội, văn hoá và tinh thần tôn giáo riêng của họ Họ có những kinh nghiệm, mối quan hệ xã hội, cách nhận thức đánh giá bản thân và người khác, cách đối phó với những vấn đề v
à tình huống khác nhau
Khái niệm công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là hoạt động dịch vụ xã hội trực tiếp hướng đến các thân chủ do các nhân viên cộng đồng thực hiện Các nhân viên này phải có các kỹ năng trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn lực, các vấn đề về xã hội
và xúc cảm Đây là một hoạt động mang tính chuyên ngành để qua đó các nhu cầu của thân chủ được đánh giá trong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã hội của
cá nhân đó Nhân viên xã hội cá nhân hướng đến nâng cao sức mạnh của các thân chủ nhằm giải quyết các vấn đề và đối mặt các vấn đề một cách hiệu quả trong môi trường sống của thân chủ Các dịch vụ thông qua nhân viên xã hội bao trùm nhiều vấn đề từ việc trợ giúp về vật chất đến các vấn đề tham vấn phức hợp
Mục đích ý nghĩa cồng tác xã hội cá nhân
Trong thực hành công tác xã hội cá nhân và gia đình có vấn đề thường là những người có chức năng xã hội suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì thế mục đích của công tác xã hội cá nhâ là:
Nhằm thiết lập mối quan hệ tốt với đối tượng
Giúp cho họ hiểu rõ về chính họ hoặc hoàn cảnh của họ
Xác định lại mối tương quan với những người xung quanh
Trang 3Giúp họ tăng khả năng huy động và vận dụng các nguồn lực cảu bản thân
và xã hội
Công tác xã hội cá nhân nhằm phục hồi, củng cố và phát triển chức năng xã h
ội của cá nhân và gia đình
Phương pháp công tác xã hội là cơ sở để xây dựng phương hướng cho các
h giải quyết vấn đề
Tiến trình công tác xã hội cá nhân.
Tiến trình CTXH Cá nhân là một chuỗi hoạt động tương tác giữa NVXH với thân chủ để giải quyết vấn đề Trong quá trình này, thông qua mối quan hệ tương giao giữa NVCTXH với thân chủ, NVXH dùng chính các quan điểm, giá trị, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kĩ năng của mình để giúp thân chủ hiểu
rõ vấn đề của mình đồng thời khích lệ họ biểu đạt tâm tư, nhu cầu, phát huy tiềm năng, tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, cải thiện điều kiện sống của mình
Tiến trình CTXHCN là quá trình bao gồm các bước của các hoạt động do NVXH và đối tượng thực hiện để giải quyết vấn đề Đây là những bước chuyển tiếp theo thứ tự logic, nhưng trong quá trình giúp đỡ có những bước kéo dài suốt quá trình như thu thập dữ liệu, thẩm định và lượng giá Có thể mô hình hóa tiến trình như sau:
Tiếp cận đối tượng
và xác định vấn đề
Trang 4Trị liệu Lên kế hoạch trị liệu
Nhìn vào mô hình trên ta thấy, tiến trình CTXHCN bao gồm 7 bước đó là:Bước 1: Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu
Bước 2: Thu thập thông tin
2 Vài nét vê cơ sở thực tế
Xã Ngọc Chấn có địa bàn phức tạp, ba phía đồi núi bao bọc, độ dốc cao xen kẽ các cụm dân cư và ruộng lúa, một phía giáp hồ Thác Bà Có hai con suối lớn chạy từ Đông về tây, đổ ra hồ Thác Bà và có nhiều khe lạch nhỏ chia cắt giữ các khu đồi núi, có lợi đến việc phòng cháy chữa cháy
Hướng đông giáp xã Cảm Nhân
Hướng tây giáp xã Cao Khánh - Huyện Lục Yên
Hướng nam giáp xã Phúc Ninh
Hướng Bắc giáp xã Xuân Long
Với tổng diện tích tự nhiên có: 2.968,29 ha trong đó có 1.038 ha đất rừng gồm đất rừng trồng và rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh hỗn hợp
Về giao thông: Xã có trục đường Vĩnh Kiên Yên Thế chạy qua 08 km, có đường dân sinh đến tất cả các thôn, cụm dân cư, hồ Thác Bà, giao thông đi lại thuận tiện
Toàn xã có: 587 hộ, 2.929 khẩu, có 5 dân tộc chính, Tày, Dao, Nùng , Mường, Kinh; Trong đó dân tộc Tày chiếm 98,2% Được chia thành 5 thôn theo các cụm dân cư, nhận thức của nhân dân còn hạn chế do các tập quán cũ để lại
Trang 5Nhân dân được chia thành hai vùng phát triển kinh tế rõ rệt Có 4/5 thôn chủ yếu nhân dân sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng khai thác lâm sản, có 01 thôn kết hợp khai thác thuỷ sản, chăn nuôi vv
Xã Ngọc Chấn là địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú, và đa dạng
3 Mô tả ca
3.1 Hoàn cảnh của thân chủ
Theo những nguồn thông tin thu thập được từ cô hội trưởng hội phụ nữ của thôn, hàng xóm và một vài người thân của đối tượng thì: T là chị cả trong một gia đình có 3 người con Mẹ T mất khi em mới được 15 tuổi Do gia đình khó khăn, em đã ngừng học khi hết cấp 2 để ở nhà cùng phụ giúp việc làm ruộng với bố Bố T là một người cha thương con nhưng rất gia trưởng và cục cằn, vì cuộc sống khó khăn và có nhiều áp lực nên bố em cũng hay uống rượu
Năm 16 tuổi, em đã có thai với bạn trai Vì sợ những tai tiếng với xóm làng nên em đã phải kết hôn khi còn rất trẻ Gia đình nhà chồng T là một gia đình rất khắt khe và nghiêm khắc Họ có 3 người con trai và chồng T là con trai cả
Vì còn rất trẻ mà sớm phải kết hôn, làm mẹ và lo toan cho gia đình, và cũng không có được sự chỉ bảo, quan tâm từ một người mẹ nên cuộc sống của
em gặp rất nhiều khó khăn Mối quan hệ vợ - chồng, nàng dâu - gia đình nhà chồng và cả những trách nhiệm mới không hề đơn giản khiến em gặp phải rất nhiều căng thẳng và khủng hoảng trong cuộc sống hàng ngày
3 2.Vấn đề của thân chủ
Xác định vấn đề của thân chủ
Trang 6Sau khi đã có những thông tin ban đầu về thân chủ, kết hợp với kỹ năng quan sát, lắng nghe, phân tích thông tin, đã tìm ra được vấn đề mà em Thanh đang gặp phải như sau:
Từ khi mẹ mất, T gặp những cú sốc lớn về mặt tinh thần Mẹ là người em rất thân thiết, luôn chia sẻ mọi chuyện cùng em nên khi mẹ không còn, em trở nên khép kín hơn, ít chia sẻ với mọi người Kinh tế gia đình gặp khó khăn, là con
cả trong nhà, em đã phải nghỉ học ở nhà để phụ giúp bố làm ruộng sau khi học hết cấp II và để hai em được đi học Bố em vốn thương con nhưng lại là một người đàn ông lầm lì, ít nói và khá gia trưởng, cộng thêm sự ra đi của mẹ T, bố
em càng trở nên cục cằn và hay uống rượu hơn trước Cứ mỗi lần bố say, T và hai đứa em lại phải chịu những trận đòn và sự chửi mắng Không có được sự chỉ bảo, chia sẻ của người mẹ, thêm vào đó là những trận đòn, những lần chửi mắng của người bố, cô bé T 16 tuổi khi ấy có những thay đổi về tâm sinh lý mà không được chia sẻ, giải đáp, em đã sớm có bạn trai và mang thai ngoài ý muốn
Bà ngoại T cũng rất thương em, nhưng bà cũng đã già yếu, không thể bảo ban em được mọi chuyện Khi biết mình có thai, bà là người đầu tiên em chia sẻ Chuyện mang thai đó đã là một cú sốc lớn đối với cả gia đình T Để tránh những
dị nghị, tai tiếng với xóm làng, T đã phải kết hôn sớm, ở tuổi 16 với cái thai 5 tháng tuổi
Gia đình nhà chồng T là một gia đình nông thôn truyền thống, cũng khá là khắt khe và nghiêm khắc Bố chồng và Mẹ chồng em đều làm ruộng Họ có 2 người con trai và chồng T là con trai cả Chồng T hơn em 2 tuổi, cũng nghỉ học sớm ở nhà làm thợ sửa xe máy Chồng đi làm cả ngày nên không chia sẻ được với em những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày
Vì phải kết hôn khi còn rất trẻ và thiếu kinh nghiệm sống, làm mẹ và lo toan cho cuộc sống gia đình nên em gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ Mối quan
hệ vợ - chồng, nàng dâu - gia đình nhà chồng và cả những trách nhiệm mới
Trang 7không hề đơn giản khiến em gặp phải rất nhiều căng thẳng và khủng hoảng trong cuộc sống hàng ngày.
Khi đã nghỉ học ở nhà, em ít dần những giao lưu với bạn bè cũ Đến bây giờ đã làm mẹ, mặc cảm, tự ti với hoàn cảnh của mình nên em cũng vẫn khép kín, ít bạn bè, và cũng không tham gia các hoạt động, hội hay câu lạc bộ trong thôn Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của em Những khó khăn, nỗi buồn
em đều chịu đựng, giữ lại cho mình, hoặc thỉnh thoảng chia sẻ với bà ngoại Do vậy, nếu T cứ tiếp tục ngại ngùng, much cảm, tự ti sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của em, không giải quyết được những xung đột trong các vai trò mà em đnag phải đảm nhận, sẽ khiến cuộc sống của em khó khăn và khủng hoảng hơn nữa
4 Các công cụ sử dung trong làm việc với thân chủ
4.1.Sơ đồ phả hệ
Bà ngoại
Em trai
Em chồng
Trang 8Mẹ T mất khi T 15 tuổi Từ sự ra đi của người vợ, dù cũng rất thương con nhưng người cha của gia đình ấy lại càng trở nên ít nói, lầm lì và nghiêm khắc hơn Cũng vì thế mà T và bố trở nên xa cách hơn Sau khi mẹ mất, người T chia
sẻ và thân thiết nhất chính là bà ngoại em Quan hệ giữa T và bà ngoại là mối
Trang 9quan hệ hai chiều, thân thiết, gắn bó với nhau Tuy nhiên, em vẫn thiếu thốn một chỗ dựa vững trãi của người chồng, thiếu sự chăm sóc và tình yêu thương của gia đình nhà chồng Nhìn chung T đang gặp rất nhiều những khó khăn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
4.2.Sơ đố sinh thái
Phân tích biểu đồ sinh thái:
Gia đình nhà chồng không chia sẻ, quan tâm tới T nên mối quan hệ khá căng thẳng và lạnh nhạt
Mẹ mất sớm, kết hôn và có con sớm, bà ngoại là người duy nhất ở bên chia sẻ, an ủi Thanh nên em rất thân thiết với bà ngoại và bà cũng rất thương em
Gia đình chồng Chính quyền địa phương
M
Trang 10Bố T cũng là người cha thương con, nhưng vì những cú sốc, những thay đổi trong tính khí làm T và bố trở nên ít chia sẻ với nhau, ít tâm sự nói chuyện với nhau hơn Dù không hẳn là xa cách nhưng mối quan hệ giữa T và bố lại lài ngại ngùng, e dè.
T cũng rất thân thiết với hai em ruột của mình, song do hai em còn nhỏ, chưa hiểu chuyện nên những khó khăn, áp lực trong cuộc sống của mình T cũng không chia sẻ với hai em
T có mối quan hệ hẹp, không có nhiều bạn bè thân thiết, duy nhất chỉ có một người bạn gái thân tên M, sống gần nhà
Với chính quyền, với các câu lạc bộ, hội nhóm trong thôn, T cũng không tham gia nhiều nên mối quan hệ với các chính quyền thôn là mối quan hệ xa cách
4.3.Phân tích điểm mạnh điểm yếu của hệ thống thân chủ
Từ sơ đồ phả hệ và sơ đồ sinh thái nói trên có thể thấy được điểm mạnh điểm yếu của Thanh cũng như các nguồn lực để từ đó xây dựng kế hoạch trị liệu:
Thanh
Bố và hai em cũng đều thương T
Hai em đều học khávà rất
ngoan
Thương yêu và luôn chăm sóc con gái Thanh
Bố chồng rất thương
và quý T
Gần nhà, hay sang chơi với T
Thông cảm, chia sẻ với hoàn cảnh của T
Cảm thông, thương xót
Trang 11Bà ngoại già yếu.
Hai em còn nhỏ, chưa hiểu chuyện để chia
sẻ được với chị
Nghèo
Mẹ chồng Thanh còn nặng thành kiến với con dâu
Chồng T chưa chia
sẻ, tâm lý với em
Còn nhỏ tuổi, chưa hiểu nhiều
về tâm lý tình cảm của con người
Một số người vẫn còn thành kiến, coi thường T
Chưa
có hành động giúp đỡ
cụ thể nào
vợ và làm mẹ
Thiếu sự quan tâm, tôn trọng từ chồng
và gia đình nhà chồng
Căng thẳng trong cuộc sống
Thiếu
sự chỉ bảo của người lớn
Còn trẻ tuổi
Nghỉ học sớm
Không
có việc làm
Thiếu sự quan tâm chia sẻ từ chồng
Có thai trước hôn nhân
Trang 12Phân tích cây vấn đề:
T là một cô gái rụt rè, khép kín nhưng lại rất có trách nhiệm Việc mang thai khi còn quá trẻ là một cú sốc lớn đối với cả em và gia đình em, nhưng em đã chấp nhận đối mặt với nó, chấp nhận tự mình phải có trách nhiệm với cuộc sống của bản thân và cả đứa trẻ Việc kết hôn và có con sớm khiến cuộc sống của Thanh gặp rất nhiều khó khăn
Nhìn vào sơ đồ cây vấn đề ta có thể thấy T sống mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh của mình Khi vẫn đang ở độ tuổi dậy thì, việc thiếu vắng đi sự chỉ bảo của người mẹ khiến sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người đều gặp nhiều khó khăn Thiếu đi bàn tay người mẹ cũng là một trong những lý do khiến em mắc phải những sai lầm như thế này trong cuộc đời Sớm từ bỏ việc học, sớm kết hôn và sinh con trong khi bạn bè đồng trang lứa vẫn đang đi học cũng khiến em thấy mình kém cỏi, xấu hổ và rất tự ti với bạn bè Điều đó càng làm em sống khép kín
và ít tiếp xúc với mọi người hơn
Bên cạnh đó, là một cô con dâu còn rất trẻ và còn nhiều thiếu sót, cộng thêm việc gia đình nhà chồng rất nghiêm khắc và khó tính, T đã chịu không ít những áp lực Gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng T, thường không vừa long với mọi điều T làm Với xã hội ở nông thôn, việc mang thai khi còn trẻ khiến mọi người đều có cái nhìn thiếu thiện cảm về cô gái đó Gia đình chồng Thanh cũng không phải ngoại lệ, có thể do thành kiến và vẫn chưa hiểu hết về T (mới kết hôn được 10 tháng) nên gia đình còn có thái độ rất ghẻ lạnh và coi thường em Dù không có to tiếng nhưng chính cái sự im lặng, xa cách mới làm
em càng áp lực hơn rất nhiều Ngoài ra, anh chồng T đi làm cả ngày, và cũng còn trẻ khi mới 19 tuổi nên không chia se được những khó khăn, áp lực với em Và
Trang 13việc gia đình nhà chồng T cũng không phải là một gia đình khá giả, nay có thêm
2 thành viên mới trong gia đình, T vẫn chưa có việc làm khiến thu nhập gia đình trở nên khó khăn hơn trước Điều đó cũng làm gia đình chồng không vừa ý với T
Còn thiếu kinh nghiệm trong việc làm mẹ, làm vợ, làm con dâu khiến cuộc sống của T cũng gặp không ít những khó khăn Việc chăm sóc con, nuôi dạy con, cách cư xử, ứng xử với chồng và gia đình nhà chồng,… Tcòn thiếu sót, chưa lấy được sự yêu thương, quan tâm từ phía gia đình chồng Chồng, gia đình chồng và cũng chưa tìm được điểm chung, tìm được cách để hiểu và chia sẻ với nhau
Từ tâm lý mặc cảm, tự ti và có phần e sợ gia đình nhà chồng, T thường không chia sẻ những khó khăn, áp lực của mình với ai Em tự chịu đựng và tự tìm cách giải quyết Điều đó càng làm những rắc rối, khó khăn em gặp phải trở nên phức tạp, khó giải quyết và có thể còn gây nhiều tổn thương hơn Do vậy nếu T vẫn không thể giải quyết, dù chỉ một phần những áp lực trong cuộc sống thì em và gia đình mình sẽ khó có thể thân thiết và hiểu nhau được
Trang 14Cùng nấu ăn, trông bé Lan với T.
Giúp Ttham gia
vào các hoạt động
của Câu lạc bộ,
hội trong thôn
như Đoàn Thanh
Sinh viên.
Cô hội trưởng hội phụ nữ Thân chủ.
Xoá bỏ cảm giác ngại tham gia các hoạt động tập thể.
Thấy vui vẻ, thấy mình thuộc về một nhóm nào đó.
Trang 15Đề nghị T dẫn đi đến các gia đình, nhà những thanh niên trong thôn (chuẩn bị cho buổi họp dân).
Sinh viên.
Thân chủ.
Các thanh niên trong thôn.
Bước đầu có thêm những bạn mới trong thôn.
Củng cố mối quan hệ với người dân trong thôn.
Sự động viên của bà ngoại.
Phân tích cho em thấy được mặt hạn chế của việc ngại chia sẻ.
Tăng cường kĩ
năng sống cho
Thanh.
Học cách ứng xử, giao tiếp trong gia đình.
Tìm hiểu những cách chăm sóc trẻ nhỏ.
Học nấu ăn, chăm sóc gia đình.
Sinh viên và một sốthành viên trong nhóm Thân chủ
T sẽ giỏi hơn trong việc chăm sóc con, chăm sóc gia đình Khéo léo hơn trong mối quan hệ với mẹ chồng.
6 Phúc trình
6.1 Mục tiêu:
Trang 16Thứ nhất Giúp T xóa bỏ sự tự ti về hoàn cảnh bản thân, chia sẻ nhiều hơn, cởi mở hơn với mọi người xung quanh.
Mục tiêu này giúp thân chủ thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, giảm bớt nỗi buồn và giải tỏa những áp lực, căng thẳng Mục tiêu này rất quan trọng, mang tính thay đổi về mặt tâm lý cho thân chủ Nếu đạt được mục tiêu này sẽ là bước đệm để thân chủ đạt được các mục tiêu tiếp theo
Thực hiện:
- Tham vấn cho thân chủ
- Khuyến khích thân chủ tham gia vào buổi chuẩn bị tổng duyệt chương trình Văn nghệ 26.3
- Cùng T đi chợ, nấu ăn và chuẩn bị bữa tối cho gia đình
Lượng giá:
* Mặt được:
Thân chủ đã có sự thay đổi từ tâm lí dè dặt, khép kín sang tâm lí cởi mở, vui vẻ hơn trước Em bắt đầu có biểu hiện không còn mặc cảm về hoàn cảnh của bản thân như trước nữa, bước đầu đã có những suy nghĩ lạc quan hơn, nhận ra những điểm mạnh của bản thân mình
* Hạn chế:
- Thân chủ có dấu hiệu phụ thuộc vào sinh viên về mặt tình cảm
- Thân chủ vẫn chưa hết mặc cảm và tự ty về bản thân khi tiếp xúc với những người khác
- Sinh viên còn tỏ ra nóng vội, áp đặt suy nghĩ trong một số tình huống
- Là lần đầu sử dụng hình thức tham vấn nên sinh viên còn lúng túng, để cảm xúc của thân chủ chi phối
Thứ hai Giúp T tham gia vào các hoạt động của của một số Câu lạc bộ, Hội trong thôn như Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, CLB phòng chống Bạo