1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

de thi thu vào 10

22 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được trần thuật theo lời của nhân vật “tôi” - người bạn của ông Sáu, người đã chứng kiến cảnh ngộ éo le của cha con ông Sáu: “Trong cuộc đời kháng chiến của

Trang 1

hần I: ( 4.0 điểm) Cho đoạn văn sau:

“Việc của chúng tôi là ngồi đây Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản Chúng tôi bị bom vùi luôn Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh Cười thì hàm răng trắng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”

(“Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê)

1 Đoạn văn trên là lời kể của ai? Kể về điều gì?

(Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật chính - Phương Định Cô kể về công việc có nhiều khó khăn, gian khổ, hiểm nguy của mình và đồng đội mình)

2 Câu: “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ gì?

Biện pháp tu từ ấy giúp chúng ta hiểu gì về các nhân vật?

(Câu văn dùng biện pháp ẩn dụ Cụ thể đây là kiểu ẩn dụ hình thức Biện pháp tu từ này giúp chúng ta hiểu thêm về tinh thần lạc quan của các cô gái trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến tranh Họ tự vẽ chân dung ngộ nghĩnh của mình để vui cười)

3 Câu văn trên gợi liên tưởng đến những câu thơ nào trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không

kính” của Phạm Tiến Duật? Vì sao?

(Câu văn trên làm ta liên tưởng đến câu thơ của Phạm Tiến Duật: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” Bởi giống nhau ở tinh thần ngạo nghễ trước lao lung, ở cốt cách kiên cường và lòng lạc quan trong chiến đấu)

4 Từ tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” và những hiểu biết của em về xã hội, hãy nêu suy nghĩ

về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay (Bài viết khoảng nửa trang giấy thi)

(Học sinh mạnh dạn phát biểu suy nghĩ và cảm nhận của riêng mình)

Phần II: ( 6.0 điểm) Cho đoạn thơ:

Trang 2

( Những câu thơ trên trích trong bài thơ “Ánh trăng” Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978 – 3 năm sau ngày đất nước thống nhất, con người dễ lãng quên quá khứ Vì vậy, bài thơ cất lên như một lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu và lẽ sống ân nghĩa, thủy chung).

2 Trong khổ thơ trên, từ “mặt” nào được dùng với nghĩa gốc, từ “mặt” nào được dùng với nghĩa

chuyển? Hãy nêu ý nghĩa của mỗi từ

(Từ “mặt” thứ nhất được dùng với nghĩa gốc: một bộ phận trên cơ thể người, tính từ trán đến cằm của đầu người

Từ “mặt” thứ hai được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: ánh trăng như khuôn mặt của người bạn quá khứ.)

3 Dựa vào khổ thơ cuối của đoạn thơ trên, viết đoạn văn khoảng 10 – 12 câu theo cách tổng

hợp – phân tích – tổng hợp để làm rõ những suy ngẫm sâu sắc và triết lí tác giả (Đoạn văn có một câu bị động, một câu có thành phần tình thái, gạch chân dưới những câu đó)

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9 Tập I, NXB Giáo dục 2011, trang 195)

Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ lời

tâm sự trên của nhân vật “tôi”

- Giới thiệu ngắn gọn tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được trần thuật theo lời của nhân vật “tôi” - người bạn của ông Sáu, người đã chứng kiến cảnh ngộ éo le của cha con ông Sáu: “Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy.” Suy nghĩ này của nhân vật “tôi” bày tỏ sự xúc động và sẻ chia sâu sắc với câu chuyện của cha con ông Sáu Ở đây, người kể chuyện đã hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc

2 Trình bày cụ thể:

2.1 Cuộc chia tay khiến nhân vật “tôi” “xúc động” đặc biệt như thế chính là cuộc chia tay giữa ông Sáu với bé Thu, khi ông Sáu phải trở lại chiến trường Chính lúc ông Sáu chia tay với bé Thu

c ũng là lúc bé Thu nhận ba, khóc gi ữ ba ở l ại Đây là một tình huống vô cùng xúc động

- Sau bao năm đi kháng chiến, ông Sáu mới có dịp trở về thăm nhà, thăm con Ông khao khát được gặp con, được nghe con gọi tiếng “ba” nhưng suốt ba ngày phép ngắn ngủi ấy, bé Thu không chịu nhận cha và kiên quyết không gọi “ba” Khi bé Thu hiểu ra, nhận cha thì l ại là lúc cha con phải giã từ - ông Sáu phải về đơn vị nhận nhiệm vụ mới

Trang 3

- Nhìn cảnh má bận rộn chuẩn bị hành lý cho ba và mọi người đến chia tay ba, vẻ mặt của bé Thu “có gì hơi khác” Nó im lặng “nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa” Mọi người đều không để ý đến

nó Chỉ có nhân vật “tôi” là đang quan sát Nhưng dườngnhư chính nhân vật “tôi” cũng không hình dung trước chuyện sẽ xảy ra Ông Sáu “đưa mắt nhìn con”, “muốn ôm con”, “hôn con” nhưng l ại sợ nó “giẫy lên”, “bỏ chạy” Ông nhìn con “với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu” Câu nói “khe khẽ” của ông Sáu: “Thôi! Ba đi nghe con!” đã làm nổ tung cảm xúc mà bé Thu đã dồn nén bao lâu Bé Thu khóc thét lên như xé lòng “Ba a a ba!” rồi chạy xô tới như con sóc, ôm chặt lấy ba

2.2 Cuộc chia tay c ủa hai cha con ông Sáu thật cảm động và đặc biệt xót xa, nó càng xót xa hơn bởi đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng của họ Điều này lí giải vì sao nhân vật “tôi” lại có những xúc động sâu sắc đến như vậy

* Tình cảm của bé Thu với cha:

- Lúc ông Sáu nói lời từ biệt: “Thôi! Ba đi nghe con!” nhưng không tiến l ại để ôm lấy nó, nó đã bất ngờ thét lên một tiếng “ba” Nó gọi, rồi ôm chặt, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo của ba Một chuỗi những hành động liên tiếp của bé Thu đã nói lêntình thương cha mãnh liệt Tình cảm với người cha mà nó đã nén lại bấy lâu, cùng với niềm ân hận về thái độ của mình với ba trong những ngày qua và cả sự hốt hoảng khi thấy ba lại phải đi

xa đã khiến con bé bật lên tiếng gọi ấy (Học sinh có thể gợi dẫn phân tích lại các chi tiết trước

đó khi bé Thu chưa nhận ra cha để thấy rõ hơn c ảm xúc c ủa bé Thu lúc này) Tiếng gọi “ba” thể hiện một sự dồn chứa những cảm xúc để rồi được bùng nổ mãnh liệt: “tiếng ba như vỡ tung ra từ

Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy của bé Thu, “bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt” còn người kể chuyện - nhân vật “tôi” thì c ảm thấy thương cảm, xót xa “như có bàn tay ai nắm lấy trái tim” mình Là người đồng đội củaông Sáu, người đã từng sống, chiến đấu cùng đơn vị, cùng theo ông Sáu về thăm nhà, chứng kiến t ất cả các sự việc ấy, nhân vật “tôi” đã thật sự xúc động Cảm giác “như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình” của nhân vật “tôi” phải chăng chính là cảm giác thấy lòng mình se thắt l ại trước sự chân thực, mãnh liệt trong cảm xúc của bé Thu với ông Sáu

* Tình cảm c ủa ông Sáu đ ối với con:

- Trở về thăm nhà sau bao năm xa cách, ông Sáu lúc nào cũng khao khát được yêu con Nhưng những ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu nhất định không chịu nhận cha Đến lúc chia tay “mang ba lô trên vai, bắt tay hết tất cả mọi người”, ông Sáu cũng muốn ôm hôn con nhưng lại sợ nó từ chối Người cha chỉ nhìn con với “đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu” rồi khe khẽ chào từ biệt con Có lẽ, ông không muốn làm tổn thương tâm hồn con gái một lần nữa Nỗi buồn, sự đau khổ của người cha thực sự làm mọi người c ảm động

- Đến khi con gái gọi tiếng “ba”, ông Sáu đã “không ghìm được xúc động”, ông lén “rút khăn lau nước mắt” và chỉ nói một câu “ba đi rồi ba về với con” Chỉ một câu nói ấy rồi dường như nghẹn ngào không nói được gì thêm Với người cha lúc này, nói thêm bất cứ lời nào cũng không cần thiết nữa Có thể nói, nếu tình mẫu tử được diễn t ả khá nhiều trong văn chương, một thứ tình cảm dễ bộc lộ, vừa rộng lớn vừa tự nhiên thì tình phụ tử lại thường ít bộc lộ ra bên ngoài, kín đáo mà sâu sắc

Trang 4

(Chú ý: Nhân vật “tôi” đã từng nảy ra ý định muốn bảo ông Sáu ở lại vài hôm Nhưng không được vì cả hai người phải trở về đơn vị nhận lệnh chiến đấu mới).

- Chia tay với con, ông Sáu dồn toàn bộ niềm say mê, tình thương yêu để làm chiếc lược cho con như lời con dặn (chú ý các chi tiết thể hiện tình yêu thương: cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc, tẩn mẩn khắc chữ, mài lên tóc mình cho thêm óng mượt ) Nhưng ông Sáu hi sinh bất ngờ trong một trận càn lớn của Mĩ - ngụy Trước khi hi sinh, ông Sáu nhờ nhân vật “tôi” chuyển cây lược đến cho bé Thu: “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.” Một sự ra đi cảm động mà anh hùng Nhân vật “tôi” cảm nhận đ ược sự trao gửi đầy yêu thương và tin cậy trong đôi mắt của ông Sáu Chiếc lược ngà cũng là chiếc lược yêu thương, là biểu tượng cao đẹp của tình phụ tử Chứng kiến sự ra đi c ủa ông Sáu, có lẽ nhân vật “tôi” không chỉ cảm thấy đau đớn, xót xa mà còn nhận ra sự b ất di ệt của tình phụ tử - một thứ tình cảm như “những con sóng ở bề sâu”, thâm trầm, sâu sắc Phải chăng “chỉ có tình cha con là không thể chết được”? Câu chuyện về cha con ông Sáu cũng là câu chuyện của bao nhiêu gia đình Việt Nam trong chiến tranh Đó là một câu chuyện với c ảnh ngộ éo le, với những đau thương, mất mát

Nhưng vượt lên trên tất cả cảnh ngộ éo le, những đau thương mất mát của chiến tranh là tình cha con sâu nặng

3 Đánh giá:

- Nhân vật “tôi” trong tác phẩm đã vô cùng xúc động trước cuộc chia tay của cha con ông Sáu Tì

nh cha con của họ tỏa sáng từ trong những éo le, khốc liệt của chiến tranh Tác phẩm là lời khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, cao đẹp:

Dù cuộc chiến tranh có tàn khốc bao nhiêu cũng không thể nào dập t ắt nổi những tình cảm cao đẹp và bền vững của con người Việt Nam “Chiến tranh đã thử thách nghiệt ngã con người nhưng cũng bộc lộ vẻ đẹp đầy bi tráng của tâm hồn Việt Nam.”

Những trang văn miêu tả cuộc chia tay gi ữa ông Sáu và bé Thu là những trang văn thấm đ ẫm tình người - tình cảm mãnh liệt của nhân vật, niềm cảm thông, xót xa c ủa người kể chuyện Tất cả những tình cảm này đã có sức lan truyền trực tiếp tới trái tim người đọc Tác giả Nguyễn Quang Sáng thực s ự đã “làm giàu thêm cho văn chương một cảnh chia li đầy xúc động và xót xa giữa cha và con”

- Truyện thành công ở nghệ thuật xây dựng tình huống, ngòi bút miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp Tác giả còn kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thủ pháp kể, t ả với bình luận trữ tình, thay đổi điểm nhìn nhân vật Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng c ảm, chia sẻ với các nhân vật Đây là một con người giàu lòng trắc ẩn, có sự thấu hiểu với những hi sinh, mất mát mà bạn mình phải chịu đựng Đồng thời qua những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục

“Tôi, một quả bom trên đồi Nho, hai quả dưới lòng đường Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ”

(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê)

Trang 5

1 Những câu văn trên viết về việc gì trong câu chuyện?

2 Nếu các câu trên viết là: “Tôi phá một quả bom trên đồi Nho phải hai quả dưới lòng đường

Chị Thao phá một quả dưới chãn cải hầm ba-ri-e cũ Thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi như thế nào? Vậy, cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với việc diễn tả ý và gợi cảm xúc như thế nào?

3 . Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên họ là những con người dũng cảm tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo lối lập luận diễn dịch

để nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay.

1 (0,5 đ) Những câu văn trên viết về việc các cô gái phân công nhau phá bom nổ chậm

2 (1đ) Hai cách đặt câu đó khác nhau về cấu trúc ngữ pháp là:

- Các câu được viêt phải có đủ hai thành phân chủ ngữ và vị ngữ

Đặt câu theo nguyên bản thì những câu văn đó đặc biệt ở chỗ thiếu vị ngữ

Thế nhưng, cách đặt câu như vậy sẽ có giá trị biểu cảm cao hơn: thể hiện được tốc độ khẩn trương của công việc cũng như sự chủ động của họ trước thử thách Đồng thời sự hiểm nguy đối với họ cũng rõ ràng hơn: giữa mỗi cô gái và những quả bom họ phá khoảng cách thật mong manh; do đó, sự can đảm của họ cũng hiện lên that lớn lao

Đoạn văn có thế gồm các ý sau: "

-Giải thích khái niệm lòng dũng cảm Lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quý trong nhàn cách, đạo đức con người Lòng dũng cám là sự quả cảm, kiên cường, ý chỉ nghị lực cao đương đầu với các hoàn cảnh và tình huổng không thuận lợi trong cuộc sống )

- Biêu hiện của lờng đũng cảm (Lòng dũng cảm cũng như ỉòng yêu nước, thể hiện đặc biệt rõ ràng, nổi bật khi chiên đấu với kẻ thù của dân tộc, trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc Trong cuộc sống thường ngày, lòng dũng cảm thể hiện qua hành động và ý chí, vuợt qua tình huống khó khăn, hiểm nghèo Lòng dũng cảm cũng cỏ thể là nghị lực cao vượt qua các cám

dỗ, thói xấu gặp phải trong đời sống thường , và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình)

- Bàn luận về lòng dũng cảm

Người có lòng dũng cảm luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là ngu ôn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyêt định giúp con người vững vàng, lạc quan và thành cóng trong cuộc sông Do đó lòng dũng cảm là đức tính quý báu

Trang 6

Lòng dũng cảm là đức tính phài đuợc nuôi dưỡng rèn luyện bằng ý chí, nghị lực vượt qua các tình huống, hoàn cảnh khó khăn, bão táp gặp phải trong cuộc sống, học tập và rèn luyện ciạo đức của tuổi trẻ.

Lòng đũng cảm bộc lộ khi đối diện với cái xấu, cái tiêu cực

Bài học về nhận thức và hành động

Lòng dũng cảm là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống hiện nay Xã hội cần những người này

để giúp đât nước phát triển vả đức tính này cần phải được rèn luyện nuôi dưỡng thường xuyên.+ Khi gặp phải những khó khăn, thử thách trong học tập, công tác và đời sống con người phải có

ý chí cao để vượt lên, đạt kểt quả và thành công,

+ Khi phải đối đầu với cái xấu, cái tiêu cực hoặc kẻ thủ của dân tộc, phải nêu lên lòng dùng cảm

để đấu tranh giành thắng lợi

Câu 2: Đọc hai câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu:

Câu chuyện 1

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.

Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán.

Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…

Câu chuyện 2

Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.

Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp

2.1 Hãy đặt một nhan đề chung thể hiện hàm ý của cả hai câu chuyện trên.

Trang 7

2.2 Bằng một văn bản ( dài không quá một trang rưỡi giấy thi ), trong đó có sử dụng một khởi ngữ và một câu hỏi tu từ ( gạch chân, xác định ), hãy nêu suy nghĩ về bài học cuộc sống em nhận được từ hai câu chuyện

* Nội dung tư tưởng của hai câu chuyện:

- Câu chuyện 1:

+ Trong cuộc sống, có những người do ngại khó, ngại khổ, chưa nhận ra giá trị đằng sau những khó khăn, thử thách mà thiếu cố gắng, nỗ lực, thiếu ý chí, quyết tâm…, chấp nhận làm “hạt cát” bé nhỏ, tầm thường.

+ Từ “hạt cát” tầm thường, để trở thành “ngọc trai” quý giá, con người phải chấp nhận trải qua một quá trình thử thách gian khổ.

+ Có thử thách trong gian khổ, tôi luyện trong gian nan, con người mới có thể thành công trong cuộc sống, đạt tới đỉnh vinh quang.

- Câu chuyện 2:

+ Cuộc sống vốn tiềm ẩn những khó khăn, biến cố bất thường.

+ Trước những khó khăn, biến cố đó, con người cần biết chấp nhận, đối mặt với khó khăn, thử thách để vượt lên; hơn thế nữa, cần kiên trì, nỗ lực, quyết tâm, chủ động biến thử thách thành cơ hội.

+ Có dũng cảm đối mặt, có nỗ lực, kiên trì…, con người mới tạo ra được những thành quả có ý nghĩa, cống hiến cho đời.

* Bài học cuộc sống từ hai câu chuyện:

- Mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, dám đối mặt và sẵn sàng chấp nhận khó khăn, gian khổ trong cuộc sống Đó chính là mấu chốt của thành công.

- Trong những hoàn cảnh đặc biệt, khi gặp biến cố bất thường hay phải đối diện với cái xấu… con người cần chủ động, quyết tâm, luôn có ý thức vượt qua để đạt tới thành công.- Khó khăn, gian khổ cũng chính là điều kiện, là cơ hội để thử thách và tôi luyện ý chí con người Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành, tự khẳng định được mình, sống

có ý nghĩa hơn và đóng góp cho cuộc đời nhiều hơn.

Học sinh cần trình bày “bài học cuộc sống” với tình cảm chân thành, sâu sắc; nêu được những vấn đề thực sự có ý nghĩa đối với cá nhân và cộng đồng

Trang 8

Để kiểm tra thử vào 10

Câu 1 (2 điểm)

Kể tên bốn văn bản truyện trung đại Việt Nam;bốn văn bản nghị luận

và các bài thơ hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9 (kèm theo tác

giả) Chọn một văn bản kể trên mà em tâm đắc, trình bày bằng một đoạn văn ngắn lí giải vì sao em tâm đắc?

Câu 2: ( 1.0 điểm )

Việt Nam ơi, hãy cùng nắm chặt tay.

Ừ nước bé, nhưng hùng gan, bền chí.

Quyết không để bọn ngoại bang khinh thị.

Bốn ngàn năm phải giữ trọn biển đất này.

Trang 9

( “Mẹ kể con nghe” – Dương Phạm )

Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ?

Câu 3: ( 3.0 điểm )

Trong bài viết “Nhà thơ, Tổ quốc và tự do, 6/2009”, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến

có viết: “Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này Và, biển - đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.”

Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan HD981 cùng hơn 80 tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào sâu tới 80 hải lý trong thềm lục địa

và khu Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đó là "sự kiện 1/5" gây phẫn nộ sâu sắc triệu triệu tấm lòng người dân đất Việt.

Ngày 11/5/2014, nhân dân Việt Nam khắp ba miền đất nước đã xuống đường phản đối hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc ở khu vực biển đảo Tổ Quốc.

Từ quan điểm của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, từ những sự kiện trên, em hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 01 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của mình về chủ quyền dân tộc.

Câu 4: ( 4.0 điểm )

Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Trang 10

Vui lòng để lại nguồn link bài viết: tphcm-nam-2014-c31a17187.html#ixzz33kjcLPsQ

http://tin.tuyensinh247.com/de-thi-thu-vao-lop-10-mon-ngu-van-Cảm ơn bạn!

Đề thi thử vào lớp 10 môn văn chuyên năm 2014 - THPT chuyên Quốc học Huế

Câu 1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

“(1) Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng (2)

Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ (3) Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất (4) Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng (…).”

(Khái Hưng, Ngữ văn 6, tập hai, trang 42)

1.1 Nội dung đoạn văn trên được trình bày theo cách nào? Vì sao?

1.2 Xét về cấu tạo, các câu (2),(3),(4) trong đoạn văn thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của kiểu câu đó trong đoạn văn?

Câu 2: Đọc hai câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu:

Câu chuyện 1

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.

Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có

Trang 11

đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán.

Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…

Câu chuyện 2

Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.

Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp

2.1 Hãy đặt một nhan đề chung thể hiện hàm ý của cả hai câu chuyện trên.

2.2 Bằng một văn bản ( dài không quá một trang rưỡi giấy thi ), trong đó có sử dụng một khởi ngữ và một câu hỏi tu từ ( gạch chân, xác định ), hãy nêu suy nghĩ về bài học cuộc sống em nhận được từ hai câu chuyện

Câu 3:

“Lời gửi của văn nghệ là sự sống”.

“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một áng riêng, () và

chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, (…) làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”

( Nguyễn Đình Thi, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 14)

Từ việc tìm hiểu các ý kiến trên, hãy viết về “lời gửi” của một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9 đã làm “thay đổi hẳn” cách “nhìn”, cách “nghĩ” của em về con người và cuộc sống.

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn văn chuyên năm 2014 - THPT chuyên Quốc học Huế

Câu 1:

1.1 Nội dung đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch.

- Vì: đoạn văn có câu chủ đề đứng đầu đoạn Các câu còn lại trong đoạn văn cùng hướng đến làm nổi bật ý đã nêu ở câu chủ đề.

1.2 Xét về cấu tạo, các câu (2),(3),(4) trong đoạn văn thuộc kiểu câu đặc

biệt ( không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ).

Ngày đăng: 13/07/2016, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w