1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết lập phần mềm tra cứu cho bản dịch nôm chinh phụ ngâm

67 928 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 5,14 MB

Nội dung

Khúc ngâm bằng chữ Hán này đã được nhiều dịch giả diễn Nôm như Đoàn ThịĐiểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Khản…, trong đó có một bản dịch được phổ biến rộngrãi nhất, được các nhà nghiên cứu gọi

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Hoa

1

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Thị Tú Mai –Giảng viên khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người đã tận tâm hướngdẫn và động viên em nỗ lực hoàn thành khóa luận này

Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Hán Nôm,Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập

và nghiên cứu

Do những hạn chế về kiến thức và kĩ năng nên khóa luận không thể tránh khỏinhững thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để khóaluận của em hoàn thiện hơn!

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa

2

Trang 3

MỤC LỤC

3

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ, bằng chất liệu đặc biệt ấy, văn

chương ẩn chứa một sức mạnh to lớn mà không phải loại hình nghệ thuật nào cũng cóthể thực hiện được Phía sau lớp vỏ ngôn từ là cả một thế giới sống động vừa mangtính đồng đại, vừa mang tính lịch đại Văn chương tái hiện những gì đã, đang xảy ratrong thế giới hiện thực của con người, cũng có khi gửi gắm ước vọng cho những điều

sẽ tới ở tương lai Quá trình đọc hiểu một tác phẩm cũng là cả một quá trình hìnhdung, tiếp cận để hiểu biết thế giới, hiểu nhân loại và hiểu cả chính bản thân mỗichúng ta Chính vì thế, một điều tất yếu là để hiểu được những gì đang ẩn chứa trongvăn bản văn chương, việc quan trọng là bóc tách lớp vỏ ngôn từ, lần tìm những ýnghĩa, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc qua các thế hệ

1.2 Nền văn học của dân tộc ta đã trải qua nhiều thời kì gắn với lịch sử xây

dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Xuyên suốt những chặng đường gian lao mà đáng

tự hào ấy, tiếng nói, chữ viết – hai mặt biểu hiện của ngôn ngữ - là một yếu tố quantrọng quyết định đối với sự tồn vong của dân tộc Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ởnước ta thời kì đầu, đã từng có loại chữ viết giống như “con nòng nọc đang bơi”, ýkiến này cho đến nay vẫn tồn nghi Thời kì nước ta bị đặt dưới ách đô hộ kéo dài hàngnghìn năm của phong kiến phương Bắc, chữ Hán du nhập vào nước ta, chính quyền đô

hộ cưỡng bức dân ta phải học chữ Hán, theo phong tục người Hán, đưa người Hánsang sống trên đất Việt…tất cả những hành động đó đều nhằm đồng hóa, Hán hóa dântộc Việt Tuy nhiên, với lòng yêu nước và ý thức tự chủ, tự tôn dân tộc, nhân dân takhông những không bị đồng hóa mà còn tiếp thu một cách sáng tạo giá trị văn hóaTrung Hoa để làm giàu cho di sản văn hóa truyền thống, một trong những thành quảcủa sự tiếp thu ấy là việc sáng tạo ra chữ Nôm – loại chữ quốc ngữ của người nướcNam – dùng chữ Hán để ghi âm đọc tiếng Việt

Sáng tạo chữ Nôm là một đóng góp lớn của cha ông cho nền văn hóa dân tộc.Tuy vậy, muốn học và sử dụng thông thạo chữ Nôm, người Việt vẫn phải thông thạo

cả chữ Hán Do đó chữ Nôm chỉ phổ biến trong giới sĩ phu, những người theo nghiệpNho, am hiểu nền Hán học Con đường học chữ quả thực rất nhọc công, “chữ Nho quả

là một hàng rào hiểm làm cho kẻ đi học mỏi lưng, tốn cơm gạo mới dùng được chữ;4

Trang 5

khi dùng được chữ thì trán đã nhăn, lưng đã còng; vì nỗi dùi mài một đời học các điềucao xa quá” (trích bài viết “Vấn đề đưa chữ Hán vào trường phổ thông” của NguyễnThìn Xuân in trên Tạp chí Hán Nôm, số 3 năm 2005) Loại chữ Nôm này cũng chỉphát triển trong một thời kì, để sau đó bị thay thế bởi chữ Quốc ngữ - dùng chữ Latinh

để ghi âm tiếng Việt Cho đến nay, chữ Hán và chữ Nôm chỉ còn được các nhà nghiêncứu, học giả hoặc những người yêu thích nó tìm hiểu, nghiên cứu, trong khi đối vớicác thế hệ sau thì nó thật xa lạ, khó hiểu, khó nắm bắt, chữ Quốc ngữ thay thế cho hailoại chữ cổ xưa ấy có ưu thế dễ học, dễ hiểu hơn nhiều Chúng ta tìm hiểu các tácphẩm của ông cha để lại – nguyên tác chữ Hán hoặc chữ Nôm – qua bản dịch bằng chữQuốc ngữ, không có điều kiện tiếp xúc với nguyên tác, hơn nữa đối với văn thơ cổ,từng ý từng lời là do các nhà văn, nhà thơ uyên thâm Nho học sáng tác, giàu chất trítuệ, lại thuộc về lịch đại nên sẽ gây khó khăn cho người đọc thế hệ ngày nay, trongnhiều trường hợp có thể hiểu chưa đúng, thậm chí ngộ nhận, suy diễn lệch lạc ý nghĩacủa câu chữ mà tác giả muốn truyền đạt Nói một cách khái quát, muốn tìm hiểu mộttác phẩm bằng chữ Hán hay chữ Nôm thì thao tác đầu tiên vô cùng quan trọng là phântích ngôn ngữ văn bản để hiểu cho đúng, cho đủ nội dung, tư tưởng của nó

1.3 Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là một khúc ngâm đã gây xúc động

cho biết bao độc giả mọi thế hệ, bởi nỗi buồn biệt ly của chinh phu – chinh phụ đâucòn là nỗi niềm riêng tư của một người nào, đâu phải của riêng thời đại Đặng TrầnCôn! Khúc ngâm bằng chữ Hán này đã được nhiều dịch giả diễn Nôm như Đoàn ThịĐiểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Khản…, trong đó có một bản dịch được phổ biến rộngrãi nhất, được các nhà nghiên cứu gọi là bản A Nhiều người biết, thậm chí thuộc nằmlòng bản diễn Nôm ấy, nhưng nói chung, thế hệ độc giả ngày nay chỉ được tiếp xúc vớibản chữ Quốc ngữ mà không biết đến bản nguyên tác chữ Hán và bản chữ Nôm Bêncạnh đó, như trên đã nói, vì là dịch phẩm của người uyên thâm Nho học, lại thuộc vềlịch đại, bản dịch có nhiều âm đọc cổ, nhiều từ và điển cố Trung Hoa xa lạ đối với độcgiả Việt nên sự khó hiểu, nhầm lẫn hoặc hiểu sai là điều không thể tránh khỏi Trongchương trình phổ thông, học sinh cũng được tìm hiểu những đoạn trích ngắn trong bản

diễn Nôm Chinh phụ ngâm Trình độ đọc hiểu ở học sinh phổ thông không cao, lại

thêm những rào cản mang tính thời đại về ngôn ngữ nên sẽ thật khó để các em có thểtái hiện và cảm thụ hết vẻ đẹp của tác phẩm

5

Trang 6

Với mong muốn trình bày một cách chi tiết, hệ thống cách hiểu bản Chinh phụ ngâm từ góc độ ngôn ngữ, đem đến cái nhìn sâu sắc, đúng đắn hơn về ý nghĩa từ, ngữ

để hướng đến đọc – hiểu văn bản một cách đầy đủ nhất, chúng tôi thực hiện đề tài

“Thiết lập phần mềm tra cứu cho bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm”.

Đề tài là một sản phẩm tra cứu trọn vẹn, có thể giúp giáo viên, học sinh phổ

thông và những người quan tâm tra cứu một cách dễ dàng về Chinh phụ ngâm.

2 Lịch sử vấn đề

Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu cả về nguyên tác và các bản dịch

Chinh phụ ngâm

Thứ nhất, về vấn đề dịch giả của các bản dịch, hiện nay vẫn chưa có một sự

thống nhất trong giới nghiên cứu Có tất cả bảy bản dịch Chinh phụ ngâm bằng chữ

Nôm: bốn bản theo thể song thất lục bát (được gọi là các bản A, B, C, D) và ba bảntheo thể lục bát, bản lưu hành rộng rãi nhất hiện nay được kí hiệu là bản A Vấn đềnghiên cứu dịch giả của các bản dịch có thể chia làm hai giai đoạn, ở mỗi giai đoạnsong song tồn tại những ý kiến khác nhau:

Giai đoạn 1926 – 1953: Trước năm 1926, giới nghiên cứu và độc giả mới chỉ biếtđến một bản dịch là bản hiện hành, tục truyền của Đoàn Thị Điểm, theo ghi chép trên

một bản Nôm Chinh phụ ngâm được khắc in đầu thế kỉ XX Năm 1926, ông Phan Huy

Chiêm gửi cho Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến một bức thư và một ít tư liệu cùng với

bài thơ Ngẫu thuật của Phan Huy Ích làm sau khi dịch Chinh phụ ngâm Nội dung bài Ngẫu thuật như sau:

“Nhân Mục tiên sinh Chinh phụ ngâm, Cao tình dật điệu bá từ lâm.

Cận lai khoái trá tương truyền tụng,

Đa hữu thôi xao vi diễn âm.

Vận luật hạt cùng văn mạch túy, Thiên chương tu hướng nhạch thanh tầm.

Nhàn trung phiên dịch thành tân khúc,

Tự tín suy minh tác giả tâm.”

6

Trang 7

Dịch nghĩa:

“Khúc Chinh phụ ngâm của tiên sinh làng Nhân Mục Tình cao, điệu lạ, rải khắp rừng văn

Gần đây truyền tụng, lấy làm thích thú lắm

Đã nhiều kẻ trau dồi lời mà diễn âm Lấy vần và luật, làm sao diễn hết được tinh túy của mạch văn Nên theo từng thiên, từng chương mà tìm âm thanh cho êm ái Trong khi thong thả, ta phiên dịch thành khúc mới

Ta tự tin rằng đã vạch rõ được lòng tác giả”

Ông Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến có viết bài đăng báo nhưng ít được chú ý

Năm 1943, ông Hoàng Thúc Trâm viết một bài khảo cứu nhỏ, dựa vào Lịch triều hiến chương và Tang thương ngẫu lục, tuy không đồng ý rằng Đoàn Thị Điểm là dịch giả

bản hiện hành nhưng cũng không vội chấp nhận quan điểm Phan Huy Ích là dịch giả

Năm 1944, Trúc Khê Ngô Văn Triện đọc Đoàn thị thực lục, đưa ra ba lẽ làm căn cứ

ngờ rằng bản A không phải là dịch phẩm của Đoàn Thị Điểm

Giai đoạn 1953 – 1990: Năm 1953, ông Hoàng Xuân Hãn xuất bản sách Chinh phụ ngâm bị khảo Hoàng Xuân Hãn theo quan điểm dịch giả bản A là Phan Huy Ích.

Ngoài bản dịch hiện hành, ông đưa ra ba bản dịch khác theo thể song thất lục bát: bản

B của Đoàn Thị Điểm, bản C có lẽ của Nguyễn Khản, bản D của dịch giả vô danh và

ba bản phỏng dịch theo thể lục bát So với các bản dịch khác, “bản A không câu nệ vềnghĩa đen, thứ tự các vế nhưng gọn gàng, trôi chảy và êm ái nhất” [4,22] Bản B cònđược chép trong bản Nôm Viết cũ, trước bài B có hai chữ “Nữ giới”, văn dịch sátnghĩa hơn bài A, không bỏ vế, bỏ chữ như bài A, có nhiều tiếng cổ thường thấy trongvăn thời Lê, do đó Hoàng Xuân Hãn cho đây là bản dịch của Đoàn Thị Điểm Tuynhiên nhiều năm sau đó vẫn còn nhiều ý kiến phủ nhận thuyết của Hoàng Xuân Hãn Như vậy, có những ý kiến theo thuyết của Hoàng Xuân Hãn cho rằng dịch phẩm

Chinh phụ ngâm là của Phan Huy Ích như Nguyễn Văn Xuân trong công trình Chinh phụ ngâm diễn âm tân khúc,… Bên cạnh đó có những người cho rằng dịch giả bản này

là Đoàn Thị Điểm, có thể kể đến Nguyễn Thạch Giang trong bài báo Khảo sát lại những điều kiện tồn tại của những giả thuyết xung quanh vấn đề dịch giả Chinh phụ

7

Trang 8

ngâm khúc, Đinh Xuân Hội trong công trình Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải (Nguyễn

Đỗ Mục biên tập)…

Thứ hai, về vấn đề chú giải từ, ngữ trong bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm, qua

khảo sát, chúng tôi thấy rằng cũng đã có một số công trình nghiên cứu tiến hành chúgiải, hiệu đính, khảo dị… đối với bản dịch hiện hành và các bản chữ Nôm Chinh phụ

ngâm khác như Chinh phụ ngâm Hán Nôm hợp tuyển (Biên soạn: Nguyễn Thế, Phan Anh Dũng; Hiệu đính chữ Nôm: Nguyễn Đình Thảng), Chinh phụ ngâm bị khảo của Hoàng Xuân Hãn, Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải: Có nguyên văn chữ nho, dịch âm, dịch nghĩa và chú thích rõ ràng (Đinh Xuân Hội; Biên soạn: Nguyễn Đỗ Mục), Chinh phụ ngâm khúc giảng luận (Thuần Phong, NXB Á Châu – Sài Gòn, bản thứ tư), Chinh phụ ngâm diễn ca – Đoàn Thị Điểm (Nguyễn Thạch Giang giới thiệu, hiệu khảo, chú

giải, NXB Văn học, 1987)… Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ởviệc chú thích một vài từ cổ, điển cố điển tích,…và so sánh với các bản dịch khác, chỉ

ra những chữ dùng khác nhau giữa các bản, các cách viết khác nhau (nếu có) của các

từ ở cùng một vị trí trong các bản dịch mà chưa thực sự tập trung chú giải chi tiết, đầy

đủ và hệ thống các từ ngữ, điển cố văn học trong bản dịch Nôm A – bản hiện hành đểngười đọc nói chung và học sinh nói riêng có thể hiểu văn bản toàn vẹn, sâu sắc hơn.Bên cạnh những công trình là sách báo chú giải Chinh phụ ngâm, ta cần xét đếnviệc xây dựng phần mềm/ sách điện tử phục vụ tra cứu chu cảnh từ ngữ trong bản dịchChinh phụ ngâm Cho đến nay, chúng tôi đã thống kê được có bốn trang web hỗ trợ tracứu nghĩa của từ được dùng trong bản Chinh phụ ngâm, đó là:

(1) http://www.thivien.net/ với công trình Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn http://www.thivien.net/%C4%90%E1%BA%B7ng-Tr%E1%BA%A7n-C

Trang 9

(4) http://www.nomfoundation.org/vn với công trình Chinh phụ ngâm khúc – Đặng

Trần Côn

Ngam-Khuc/35-Noi_dung_tac_pham_Chinh_Phu_Ngam_Khuc

http://www.nomfoundation.org/vn/du-an-nom/van-ban-chu-nom/Chinh-Phu-Tuy nhiên, mỗi trang web này vẫn có những hạn chế nhất định

Thứ nhất, hầu hết các trang không đề cập đến nguồn tư liệu tra cứu Duy chỉ có

trang web (1) có chú thích ở cuối trang:

“Tài liệu tham khảo chủ yếu:

Tổng tập Văn học Việt nam tập 13B - Nguyễn Quảng Tuân

Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải Nguyễn Đỗ mục, in năm 1929;

Chinh phụ ngâm khúc Vân Bình Tôn Thất Lương in năm 1950

Những đoạn có có quan hệ đến bản diên Nôm, có thêm chú thích.”

Vì vậy hầu hết các bản chữ Nôm hay bản phiên âm Nôm được sử dụng trong cáctrang web này không đáng tin cậy

Thứ hai, phần chú giải từ ngữ cho bản dịch chữ Nôm ở cuối trang web (trang 2

và trang 4) hoặc phần chú giải nằm giữa bản phiên âm Nôm và bản phiên âm Hán Việt(trang 3) còn rất sơ sài

Riêng trang web (2), bản chữ Nôm và phiên âm Nôm đã được tạo các link chúthích từ ngữ, câu thơ nhưng cũng chỉ giải thích một cách đơn giản Ví dụ một đoạnthơ sau:

1.Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên

Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

5 Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây

Chín lần gươm báu trao tay Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh Nước thanh bình ba trăm năm cũ

10 Áo nhung trao quan vũ từ đây

Sứ trời sớm giục đường mây

Phép công là trọng niềm tây sá nào

9

Trang 10

Mỗi từ được in đậm được giải thích bằng các link tương ứng, chẳng hạn:

Trang 11

Cách giải thích ngắn gọn, dễ hiểu nhưng còn quá đơn giản, sơ sài.

Trong các trang web này, số lượng từ/cụm từ/câu được chú thích là rất ít; cònnhiều vị trí cần chú thích rõ ràng để người đọc có thể hiểu rộng, hiểu sâu hơn

Thứ ba, phần chú thích nghĩa của từ ngữ/ câu trong các trang web này không

trích nguồn, do đó độ trung thực và chính xác là rất khó kiểm soát

Để tiếp tục hoàn thiện nội dung chú giải ngữ nghĩa của từ/ cụm từ/ câu được dịchgiả sử dụng trong bản dịch Chinh phụ ngâm mà các học giả tên tuổi đã tiến hànhnhững bước sơ giản, đồng thời nhằm khắc phục những hạn chế của các trang web trên,

chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Thiết lập phần mềm tra cứu cho bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm” với nội dung chính là thiết lập một trang web như một công

cụ hỗ trợ việc tra cứu ngữ nghĩa cho bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện đề tài “Thiết lập phần mềm tra cứu cho bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm”, chúng tôi hướng đến những mục đích sau:

- Thiết lập một website “Thiết lập phần mềm tra cứu cho bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm” dùng cho mọi trình duyệt Internet, giúp độc giả quan tâm có thể sử dụng nó để

tìm hiểu văn bản cũng như phục vụ học tập, nghiên cứu

- Đưa ra và giải thích hệ thống các từ, ngữ khó hiểu trong bản dịch Chinh phụ ngâm

- Phân tích một số nét đặc sắc về mặt từ vựng của bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm như

điển tích điển cố, từ láy, từ cổ

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các văn bản chữ Nôm Chinh phụ ngâm

- Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận quan tâm đến việc thể hiện văn bản chữ Nôm và bản phiên âm tiếngViệt trên một trình duyệt máy tính cho phép tra cứu song song, từ đó sẽ quan tâm

đến việc lí giải hệ thống ngôn ngữ của bản Nôm Chinh phụ ngâm.

Để thực hiện nhiệm vụ này, về mặt văn bản học cho bản chữ Nôm và bản phiên

âm tiếng Việt, chúng tôi căn cứ vào công trình “Chinh phụ ngâm Hán Nôm hợp tuyển”, biên soạn: Nguyễn Thế, Phan Anh Dũng; hiệu đính chữ Nôm: Nguyễn Đình

Thảng, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, năm 2000

Trang 12

5 Phương pháp và thao tác nghiên cứu

Để thực hiện đề tài khóa luận “Thiết lập phần mềm tra cứu cho bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm”, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Thao tác khảo sát, thống kê

Vì là “đứa con tinh thần” của một dịch giả uyên thâm Nho học, bản dịch Chinh phụ ngâm có rất nhiều từ ngữ, điển tích điển cố hoặc cả câu thơ được sử dụng nhằm

thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm nhưng gây khó hiểu cho người đọc, ngườihọc Do đó, chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê để thiết lập hệ thốngcác từ ngữ, điển tích điển cố này

- Phương pháp chú thích, chú giải

Nhằm trình bày cách hiểu các từ, ngữ trong bản dịch Chinh phụ ngâm một cách

đầy đủ, hệ thống, chúng tôi sử dụng phương pháp chú thích, chú giải, đưa ra các nétnghĩa của từ, cụm từ cần giải thích, trong đó nét nghĩa phù hợp với văn cảnh được đặtlên hàng đầu

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa:

Ở chương 3 của khóa luận, phương pháp này được sử dụng để sắp xếp các điểntích điển cố, các từ láy, từ cổ vào các nhóm, các loại nhỏ, giúp người đọc có cái nhìnkhái quát về các yếu tố này trước khi đi sâu phân tích giá trị biểu đạt của chúng trongvăn bản

- Các thao tác thiết lập code trên máy tính

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, khóaluận được triển khai theo 3 chương:

Chương 1: Vài nét về Chinh phụ ngâm

Chương 2: Thiết lập web tĩnh tra cứu nghĩa chu cảnh trong bản dịch Chinh phụ ngâm

Chương 3: Một số đặc điểm về từ vựng trong bản dịch Chinh phụ ngâm

7 Đóng góp mới của khóa luận

- Cung cấp cho học sinh, giáo viên và những người quan tâm nghiên cứu Chinh phụ ngâm một phương tiện hiện đại và hữu hiệu để tra cứu nghĩa của từng từ ngữ trong

Trang 13

bản dịch Chinh phụ ngâm, qua đó hiểu đúng, hiểu sâu hơn nội dung của toàn bộ

Trang 14

Thuở trẻ Đặng Trần Côn ở Thăng Long và rất chăm học Bấy giờ đang đờichúa Uy Vương Trịnh Giang, vì bị bệnh, Trịnh Giang cần yên tĩnh nên ban đêm, ởkinh thành có lệnh cấm lửa rất nghiêm Đặng Trần Côn phải đào hầm dưới đất nhà

trọ để học tập, không bỏ bễ lúc nào (ghi chép trong Tang thương ngẫu lục) Dù vậy

ông không đỗ cao, chỉ đậu Hương cống, thi Hội thì trượt Vốn là người ưa sốngphóng khoáng nên ông không thi cử gì nữa mà rời Thăng Long chịu bổ làm Huấnđạo ở một phủ, rồi được cải bổ sang chính thức sau đó ông lãnh chức Tri huyệnThanh Oai (Hà Đông, nay thuộc Hà Tây), được thăng đến chức Ngự sử đài chiếukhám ở kinh đô rồi mất

Tuy không may trong thi cử nhưng Đặng Trần Côn là người có tài Ông rất giỏichữ Hán nên sáng tác thơ văn chủ yếu bằng chữ Hán và được người đương thời ngợi

khen, thán phục Ngoài tác phẩm nổi tiếng Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn còn để lại cho đời một số sáng tác khác thuộc nhiều thể loại như thơ (Tiêu Tương bát cảnh), văn xuôi (Tục truyền kì gồm các truyện Bích Câu kì ngộ, Tùng bách thuyết thoại, Long hổ đấu kì, Khuyển miêu đối thoại), phú (Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố y, Khẩu môn thanh,…)

1.1.2 Dịch giả

Ông Hoàng Xuân Hãn đã sưu tầm được 7 bản diễn Nôm, bốn bản dịch theo thểsong thất lục bát, 3 bản phỏng dịch theo thể lục bát của các dịch giả Đoàn Thị Điểm,Phan Huy Ích, Nguyễn Khản (?) và các tác giả khuyết danh nhưng chưa biết bản dịchnào của ai Trước đây các sách đều cho rằng tác giả của bản diễn thành công nhất,được lưu hành rộng rãi nhất là bản của Đoàn Thị Điểm, sau đó lại có ý kiến cho rằng

Trang 15

của Phan Huy Ích Cho đến nay vấn đề dịch giả bản Nôm Chinh phụ ngâm vẫn đang

được bàn luận và chưa đến hồi ngã ngũ

1.1.2.1 Đoàn Thị Điểm

a. Cuộc đời

Đoàn Thị Điểm (1705-1748) hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, quê ở làng Hiến Phạm,huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc Yên Mỹ - Hưng Yên) Gia tộc của nữ sĩvốn họ Lê, nhưng đến đời cha bà do đi thi Hội không đỗ nên đổi sang họ Đoàn

Từ thủa nhỏ bà đã nổi danh là người có “dung sắc kiều lệ”, về tính tình thì

“giữ phép luôn luôn” (nhận xét của Trúc Khê) Tuy nhiên qua nhiều hành động củaĐoàn Thị Điểm, ta thấy rõ bà không phải người chịu gò mình trong những khuônsáo thông thường

Năm bà 16 tuổi, Thượng thư Lê Anh Tuấn – thầy học của cha bà – nghe tiếngđồn về tài sắc của bà đã nhận bà làm con nuôi, có ý định đem tiến vào phủ chúa Trịnhnhưng bà từ chối, theo cha tới nơi dạy học là làng Lạc Viên, huyện An Dương (naythuộc Kiến An), thường ngày vẫn cùng anh làm thơ xướng họa rất ăn ý

Năm 1729 cha mất, bà theo gia đình đưa linh cữu cha về quê rồi theo anh sang ởlàng Vô Ngại, Đường Hào (Yên Mỹ, Hưng Yên ngày nay) Trong thời kì này, có nhiềudanh sĩ mộ danh Đoàn Thị Điểm đã tới thử tài và cầu hôn Năm 1735, anh bà là ĐoànDoãn Luân mất, để lại hai con nhỏ Sau khi đưa linh cữu anh về quê, Đoàn Thị Điểmtrở lại làng Vô Ngại, làm nghề bốc thuốc, giúp chị dâu nuôi hai cháu Lại có nhiềungười tới cầu hôn nhưng đều không thành

Cũng trong thời gian này, để tránh những phiền phức từ những người cầu hôn, bànhận lời một bà phi trong phủ chúa Trịnh vào cung dạy học Đến khoảng cuối đời chúaTrịnh Giang, có lẽ do chính sự ở phủ chúa trở nên đổ nát, bà từ chức dạy học Bà đưagia đình đến xã Chương Dương, bên bờ sông Hồng, mở trường dạy học Đó là lần đầutiên trong lịch sử giáo dục nước ta có một người đàn bà dám “cả gan” làm việc ấy(Đoàn Thị thực lục)

Một người con gái có sắc lại giỏi văn chương thơ phú như Đoàn Thị Điểm có lẽ

sẽ rất khó để chọn lựa được một người chồng toàn tài xứng đáng với mình ChươngDương gần Thăng Long nên lần này vẫn có nhiều người mộ danh tiếng Đoàn ThịĐiểm đến cầu hôn và cuối cùng, năm 1742, khi đã 37 tuổi, bà nhận lời làm lẽ Tiến sĩ

Trang 16

Nguyễn Kiều Cưới vợ được hơn một tháng, Nguyễn Kiều được lệnh đi sứ nhà Thanh

3 năm Trong ba năm ấy, Đoàn Thị Điểm sống chẳng khác nào người “chinh phụ” và

có lẽ bà đã dịch Chinh phụ ngâm trong thời gian đó

Năm 1748, Nguyễn Kiều được cử vào giữ chức Đốc đồng trấn Nghệ An ĐoànThị Điểm theo chồng, bà mắc bệnh trên đường đi và mất ngày 11 tháng 9 năm ấy, thọ

44 tuổi, không có con cái

nữ, Yến anh đối thoại, Mai huyễn Điều chắc chắn là bốn truyện đầu do Đoàn Thị

Điểm viết vì chính chồng bà có nói đến trong một bài văn tế:

“Làm tỏ truyện Chế thắng xưa Nêu cao danh Trinh liệt mới Ngụ dấu tiên trong Vân cát thần nữ Thuật tình nhàn trong Đối thoại yến anh.”

Bản in sách Truyền kì tân phả năm Gia Long thứ mười (1811) có ghi rõ tên tácgiả là Hồng Hà Đoàn phu nhân gồm ba truyện đầu như được nhắc đến trong bài văn tế

và thêm truyện Bích câu kì ngộ, Tùng bách thuyết thoại và Long hổ đấu kì.

Về các tác phẩm chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm thì sách Đoàn Thị thực lục cũngnhư các sách khác đều không nói gì đến Trong một bài văn tế, Nguyễn Kiều cũng chỉnói gọn rằng vợ ông vốn “luật thông quốc ngữ” Có lẽ Đoàn Thị Điểm ít sáng tác

bằng chữ Nôm nhưng có lẽ bà đã từng dịch Chinh phụ ngâm – bản dịch Chinh phụ ngâm đầu tiên.

1.1.2.2 Phan Huy Ích

a. Cuộc đời

Phan Huy Ích tự là Dụ Am, nguyên trước có tên là Phan Công Huệ, vì trùng tênvới vợ chúa Trịnh Sâm – bà chúa Chè Đặng Thị Huệ - nên đổi tên là Huy Ích, sinh

Trang 17

năm 1750, quê ở làng Thu Hoạch, Thiên Lộc, Hà Tĩnh Họ Phan Huy vốn là một vọngtộc trong tỉnh, nhiều đời làm quan võ Cha là Phan Huy Cẩn, tự là Uẩn Trai, mồ côi cảcha và mẹ từ nhỏ, được bà ngoại nuôi nấng và cho ăn học, họ ấy chuyển sang đườngvăn chương từ đó.

Huy Ích là con trưởng, thuở nhỏ học theo cha, lớn lên theo học Ngô Thời Sĩ, mộtdanh sĩ nổi tiếng đương thời Ông lấy con gái thầy học, sau cùng với anh vợ quy thuậnTây Sơn nên trở thành những danh thần của triều này

Năm 22 tuổi, ông đỗ đầu thi Hương trường Nghệ An, được bổ làm quan ở SơnNam nhưng ông vẫn quyết tâm theo đuổi khoa cử mong được bổ vào những trọngchức của triều đình Năm 1775, ông thi đậu Hội nguyên rồi vào thi Đình, đỗ ĐồngTiến sĩ khoa Ất Mùi Năm 1779 em ruột là Phan Huy Ôn cũng đỗ Tiến sĩ, ba cha conHuy Ích đều đỗ Đại khoa, cùng làm quan một triều

Phan Huy Ích từng giữ nhiều chức quan quan trọng: Đốc đồng Thanh Hóa(1775), Hiến sát trấn Thanh Hóa (1785) Năm 1786, quân Tây Sơn do Nguyễn HữuChỉnh làm tiên phong kéo quân ra Bắc với danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh Huy Íchđược bổ vào chức Tán lí quân vụ các đạo binh Thanh Nghệ để chống lại Nguyễn HữuChỉnh nhưng ông không phải người giỏi võ bị nên bị đánh bại ở Thanh Hóa rồi bị bắt.Sau khi Nguyễn Huệ thân chinh ra Bắc lần hai, lấy được Bắc Hà, trong số nhữngngười được Nguyễn Huệ trọng dụng, cùng với anh vợ là Ngô Thời Nhiệm, Phan HuyÍch là người được biệt đãi Ông được ban chức Thị lang bộ Hình, cùng với Ngô ThờiNhiệm lo việc ngoại giao với nhà Thanh

Năm 1789, sau khi đại phá quân Thanh, vua Quang Trung cử Phan Huy Ích, NgôThời Nhiệm dẫn đầu sứ đoàn phò tá Phạm Công Trị đóng giả vua Quang Trung sangTrung Quốc mừng lễ bát tuần đại khánh vua Càn Long Lần này, Phan Huy Ích đã tỏtài văn thơ, được vua Càn Long ban thưởng rượu “đề hồ” trong chén bích ngọc Năm

1792, ông giữ chức Thụy nham hầu, thăng Thị trung ngự sử ở Phú Xuân và giữ chức

ấy trong hơn mười năm

Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn năm 1802 Tháng sáu năm ấy, Phan Huy Ích cùng vớiNgô Thời Nhậm, Nguyễn Thế Lịch ra hàng “tân triều” nhưng cả ba đều bị tống giam.Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích xuất thân Tiến sĩ, bị đem ra đánh trước Văn Miếu,

Trang 18

Ngô Thời Nhậm đau mà chết, còn Phan Huy Ích trở về quê nhà làm nghề dạy học.Ông mất năm 1822 thọ 73 tuổi.

b. Trước tác

Đa số các tác phẩm của Phan Huy Ích đều viết bằng chữ Hán nhưng cũng có khá

nhiều văn thơ Nôm, hiện còn để lại bộ Dụ Am ngâm tập (thơ Hán và Nôm cũng sắp xếp theo thứ tự thời gian) và bộ Dụ Am văn tập.

Trong Dụ Am văn tập hiện còn chép những bài thơ sau:

- Vua Cảnh Thịnh tế Vũ Hoàng hậu (Lê Ngọc Hân) – 1799

- Các công chúa (con Lê Ngọc Hân) tế mẹ - 1799

- Từ cung làng Phù Ninh (mẹ Lê Ngọc Hân) tế con – 1799

- Họ Lê tế Vũ Hoàng hậu – 1799

- Họ ngoại làng Phù Ninh tế Vũ Hoàng hậu – 1799

- Chiếu dụ Diệu và Dũng Quận công – 1799

- Diệu Quận công dụ quân dân Quy Nhơn – 1800

- Tổng trấn Bắc Thành (Nguyễn Văn Thành) tế tướng sĩ dinh Tiền quân đã trận vong –

1804

Trong Dụ Am ngâm tập có hơn mười bài thơ thất ngôn bát cú, sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc Ngoài việc dịch Chinh phụ ngâm, ông còn là tác giả bài thơ Nôm dài Nhân ảnh vấn đáp.

Tử Giám Năm 1768 giữ chức Nghiêm Hữu Đội, kiêm cả văn lẫn võ trong phủ Chúa…Ông được chúa Trịnh Sâm tin cậy, vừa là bề tôi vừa là bạn bè với chúa

Nguyễn Khản tham gia đảo chính giúp Thế tử Trịnh Khải, những người đồngmưu bị hành hình nhưng riêng ông được chúa tha tội chết Khi quân lính nổi dậy rước

Trang 19

Trịnh Khải lên ngôi, Nguyễn Khản được phong Thượng thư bộ Lại tước Toản quậncông, năm 1783 được phong tước Thiếu bảo, Nhập Thị Tham tụng (Tể tướng).

Năm 1787 quân Tây Sơn tiến ra Bắc, Nguyễn Khản tập hợp triều thần chống lạiTây Sơn nhưng việc chưa thành thì ông cảm bệnh mất tại Thăng Long, được phongThượng đẳng phúc thần

Đến nay hầu hết tác phẩm của Nguyễn Khản bị thất lạc Tuy nhiên qua những gìcòn lại và lời truyền tụng trong dân gian thì ông là bậc thầy về thơ Quốc âm Ông đã

dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra chữ Nôm.

1.1.3 Tác phẩm Chinh phụ ngâm

1.1.3.1 Bố cục, nội dung tác phẩm

a. Có thể chia bố cục tác phẩm làm bốn phần:

Phần 1 (12 câu đầu): Bối cảnh thời đại, nguyên nhân đôi vợ chồng trẻ li biệt;

Phần 2 (52 câu tiếp): Người chinh phụ tiễn đưa chồng ra trận;

Phần 3 (304 câu): Những cung bậc cảm xúc khác nhau của người chinh phụ;Phần 4 (40 câu cuối): Người chinh phụ hi vọng, tưởng tượng ngày đoàn tụ

b. Nội dung cụ thể của khúc ngâm như sau:

Chinh phụ ngâm là câu chuyện tâm tình của một người vợ có chồng đi chiến trận.

Đôi vợ chồng trẻ, hương lửa đang nồng thì chiến tranh xảy ra Chàng vội vã “xếpbút nghiên theo việc đao cung” Ba năm xa cách ngóng trông, chồng nàng vẫn chưa

về, tin tức cũng thưa dần Nỗi lo cho vận mệnh của chồng nơi chiến trận, nỗi buồn chothân thế đời mình, bao điều tâm sự chồng chất ngổn ngang trong lòng người thiếu phụ.Nhớ lại ngày đầu tiên chiến tranh mới xảy ra, nhà vua truyền hịch kêu gọi mọingười tham gia chiến cuộc Nàng chinh phụ hình dung cảnh chồng nàng đi giúp nướcphò vua Chàng hùng dũng, oai phong trong chiếc áo bào màu đỏ và cưỡi con ngựatrắng như tuyết Chàng ra đi với quyết tâm giành hàng loạt thành trì để dâng vua, đó

là chí khí người nam tử khi đất nước xảy ra cuộc binh biến, còn người chinh phụcũng tin rằng chàng ra đi là vì chính nghĩa, vì lí tưởng cao cả và sẽ trở về với chiếncông lừng lẫy

Cuộc tiễn đưa đầy lưu luyến kết thúc, người chinh phụ trở lại phòng khuê vàtưởng tượng ra cảnh sống của chồng nơi chiến trận Hình ảnh lẫm liệt của người chinhphu đến đây bỗng chìm dần giữa cảnh chiến trường khốc liệt, tang thương Nàng thấy

Trang 20

trong lòng trào lên nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận của chồng và nỗi đau khổ khônnguôi về cuộc sống đơn chiếc của mình.

Phần chủ yếu của khúc ngâm diễn tả tâm trạng trăn trở, cô quạnh của ngườichinh phụ Chồng nàng ra đi đã quá kì hạn không thấy về, người chốn Hoàng hoacũng không chút tin tức, nàng đành tính thời gian bằng chu kì tiếng quyên hót, đào

nở, sen tàn Nàng phải làm thay những công việc của người chồng (nuôi già, dạy trẻ)

và lúc nào cũng trông ngóng chồng về Nàng giở kỉ vật của chồng ra xem để tự an ủi.Xuân qua rồi đông tới, nàng một mình vò võ ngày đêm, cảnh nào cũng gợi “trăm sầunghìn não”

Tìm chồng ngoài đời thực không được, nàng tìm trong giấc mộng, nhưng giấcmộng chỉ ngắn ngủi vậy thôi, làm sao nàng có thể mộng tưởng mãi về hình bóng ngườichồng thân yêu, do đó mà tỉnh mộng lại càng buồn thêm Chán chường đến tuyệt vọng,nàng không còn muốn làm việc, cũng không thiết son phấn điểm trang, bởi lẽ chồng đi

xa, nàng xinh đẹp với ai, và việc điểm trang còn ý nghĩa gì? Nàng lo sợ tuổi trẻ qua đi

sẽ còn đâu là hạnh phúc, nàng tự thấy thân phận mình chẳng được bằng chim muôngcây cỏ, suốt đời được “liền cánh, liền cành” Nếu có kiếp sau nàng vẫn nguyện đượcgắn bó với chàng, nhưng hạnh phúc ở kiếp sau làm sao ý nghĩa bằng được nương tựa,yêu thương nhau ở ngay kiếp này! Đó cũng là lời khẩn cầu tha thiết, cảm động củanàng chinh phụ

Kết thúc khúc ngâm, người chinh phụ hình dung ngày chồng trở về trong chiếnthắng giữa bóng cờ và tiếng hát khải hoàn Chàng sẽ được nhà vua ban thưởng và vợchồng nàng từ đây sẽ sống hạnh phúc trong thanh bình

Nổi bật trong toàn bộ khúc ngâm là sự tái hiện những cung bậc cảm xúc khácnhau của người chinh phụ trong những tháng năm xa vắng chồng Người đọc sẽ thấy ởđây chân dung một người chinh phụ thủy chung, son sắt, luôn nhớ, luôn yêu ngườichồng đang chinh chiến miền xa Dù thời gian chảy trôi, tạo hóa có khắc nghiệt vớidung nhan của nàng, dù nàng phải thay chồng gánh vác cả giang sơn nhà chồng hayphải đợi chồng bao lâu chăng nữa thì nàng vẫn là người phụ nữ mang cả tuổi trẻ, baokhao khát ước mơ gửi vào hai chữ “chờ đợi”, chờ đợi đến mỏi mòn, lòng nàng nhưhóa đá Không dân tộc nào không trải qua chiến tranh, và nỗi đau mà chiến tranh gây

ra không chỉ đến với người chinh chiến mà nó còn lớn gấp nhiều lần đối với người ở

Trang 21

lại Chinh phụ ngâm đã góp thêm tiếng nói oán ghét chiến tranh qua khắc họa những

khổ não, đớn đau trong tâm hồn người phụ nữ chờ chồng đi chinh chiến, tái hiện cảnhsống của chinh phu trong cảnh sương gió chiến trường, đó chính là giá trị hiện thực vàgiá trị nhân đạo cao cả của khúc ngâm

+ Bản ở Thư viện Khoa học trung ương

+ Năm 1921 được in lại do Quảng Thịnh đường phát hành

+ Bản do Liễu Văn Đường in năm 1922, nhan đề Chinh phụ ngâm bị lục

Các bản này y hệt nhau gồm 412 câu chia làm ba phần (phần trên là chú thích,phần giữa là chữ Hán, phần dưới là bản dịch chữ Nôm)

- Bản Trường Thịnh cũng thuộc loại ra đời sớm nhất, không rõ năm in nhưng theoHoàng Xuân Hãn thì đã được mua vào Thư viện Quốc gia Paris và thư viện riêng củaPelliot (nay cũng đưa vào Thư viện Quốc gia Paris) năm 1911 Căn cứ vào chữ “Thì”

bị viết húy, ta biết đó là bản ra đời khoảng giữa thế kỉ XIX, hoặc nếu mới in lại thìcũng in lại một bản cũ từ đó, bản này gồm 408 câu

Sau này, bản Trường Thịnh cũng được in lại nhiều lần Trong số các bản phiên

âm ra Quốc ngữ, cũng có nhiều bản in kèm theo cả phần chữ Nôm như:

+ Bản của Nguyễn Quang Oánh in chung trong tập Ngâm khúc cùng với Cung oán ngâm và Tỳ bà hành do hiệu sách Vĩnh Hưng Long, Hà Nội xuất bản lần đầu năm 1930

+ Bản của Tôn Thất Lương do Tân Việt, Sài Gòn xuất bản năm 1950

+ Bản của Nguyễn Đỗ Mục, nhan đề Chinh phụ ngâm dẫn giải do nhà in TânDân, Hà Nội xuất bản lần thứ nhất năm 1928, không có phần chữ Nôm nhưng có phầnnguyên tác Hán văn, phiên âm, dịch xuôi và chú thích Hầu hết các chú thích đều đượclấy từ bản Long Hòa

Trang 22

+ Bản chép tay ở Thư viện Khoa học trung ương số hiệu AB 361, gồm 408 câu,

31 tờ, giấy chép chưa cũ lắm Xét về nội dung đó là bản Trường Thịnh được sao lại.Ngoài ra còn một bản chép tay trong tập Nam thi hợp tuyển có một số câu sửa chữatheo bản Long Hòa

- Các bản Quốc ngữ:

+ Bản phiên âm ra chữ Quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký, in bằng thạch bản trongtập bài dạy ở trường thông ngôn Sài Gòn năm 1887 có lẽ là bản ra đời sớm nhất Tuynhiên, theo Hoàng Xuân Hãn, bản này có nhiều chỗ sai lầm

+ Bản Chinh phụ ngâm của Xuân Lan do hiệu Văn Minh xuất bản lần thứ ba năm

1913, lần thứ tư năm 1914 tại Hà Nội – Hải Phòng

+ Bản của Nguyễn Hữu Tình (Vĩnh Thành, Hà Nội năm 1922)

+ Bản của Cao Đình Nam (Khương Hữu Trim, Bến Tre, 1929)

+ Bản của Đỗ Nam (Ngày mai, Hà Nội, 1949)

+ Các bản của Thuần Phong (1950), Hoàng Xuân Hãn, Hoàng Ngọc Phách, LêThước, Vũ Đình Liên và mới nhất là bản của Nhà xuất bản Phổ thông (1961)

Trong khóa luận này, chúng tôi lựa chọn bản Chinh phụ ngâm trong công trình Chinh phụ ngâm Hán Nôm hợp tuyển làm tài liệu chính để thiết lập bảng tra cứu vì

những lí do sau:

Thứ nhất, người biên soạn chọn bản Nôm phụ lục của cuốn Chinh phụ ngâm của

tác giả Tôn Thất Lương, Nhà xuất bản Tân Việt, 1950 làm bản chính Đây là một bảnNôm xuất phát từ bản gốc là bản Trường Thịnh – “bản Nôm ra đời vào loại sớm, giữđược bản sắc cổ kính riêng biệt, ít bị sửa chữa hơn cả” [5,162], Hoàng Xuân Hãn đã

từng nhận xét bản Chinh phụ ngâm của Tôn Thất Lương: “…phần chữ Nôm thì theo

gần bản Trường Thịnh, phần Nôm ấy đáng được chú ý – chữ viết tốt mà lại cải chínhmột vài chữ nguyên thường lầm…”

Thứ hai, Nguyễn Thế, Phan Anh Dũng sử dụng bộ font chữ Nôm trên máy tính

do hai tác giả tự lực tạo được để chế bản dịch phẩm Chinh phụ ngâm Trong công trình

này, văn bản Nôm và bản phiên âm Quốc ngữ được biên soạn một cách có hệ thống,theo bố cục phần phiên âm của mỗi câu được đặt ngay dưới phần chữ Nôm của câu đó,giúp người đọc dễ dàng tiếp cận văn bản

Trang 23

Thứ ba, người biên soạn đã thu thập các văn bản, đối chiếu, so sánh các bản Nôm

Chinh phụ ngâm để biên soạn chương trình chữ Nôm này, các vấn đề văn bản học

được khảo sát tỉ mỉ, khoa học (đối chiếu bản Nôm chính với hai bản Nôm B, C và vớibản chữ Quốc ngữ của Tôn Thất Lương) Do đó, công trình này cũng đã đóng góp một

phần giúp tiếp cận Chinh phụ ngâm từ góc độ văn bản học.

Bên cạnh đó, công trình Chinh phụ ngâm Hán Nôm hợp tuyển do Nguyễn Thế,

Phan Anh Dũng biên soạn, được hiệu đính bởi nhà giáo ưu tú Nguyễn Đình Thảng,nguyên giảng viên Hán Nôm trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Tổng hợpHuế Do vậy, đây là một công trình biên soạn có chất lượng và đáng tin cậy

1.2 Một vài vấn đề về chú giải theo chu cảnh

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, việc tiếp cận một tác phẩm văn học cổ đối vớiđộc giả ngày nay là rất khó khăn khi chữ Hán, chữ Nôm không còn là ngôn ngữ thôngdụng nữa Hơn nữa, không chỉ riêng đối với chữ Hán, chữ Nôm mà đối với ngôn ngữnói chung, không phải lúc nào ta cũng có thể chỉ hiểu theo một nghĩa Việc tìm hiểucác nét nghĩa của từ vựng là công việc của từ điển, và cũng chỉ có từ điển mới có thểcung cấp cho người đọc một cách đầy đủ nhất hệ thống nghĩa của từ

Tuy nhiên, giữa muôn trùng lớp nghĩa mà từ điển đưa ra, điều khó khăn là làmsao để chọn được một nét nghĩa phù hợp nhất với văn cảnh, làm sao để hiểu đúng, hiểutrúng những gì người viết muốn truyền đạt? Vì thế chu cảnh từ ngữ sẽ là một lời giảiđáp hợp lí và thỏa đáng

Chu cảnh hiểu một cách đơn giản là nét nghĩa cụ thể của một từ ngữ trong mộtngữ cảnh, một tình huống cụ thể Khi sử dụng chu cảnh, ta sẽ tìm ra nghĩa của từ đótrong một kết cấu, một tổ hợp từ đặt trong hoàn cảnh cụ thể

Trong phạm vi một Khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ giới hạn vấn đề này vào

một tác phẩm văn học cụ thể, hay nói chính xác là một dịch phẩm từ nguyên tác Chinh phụ ngâm nức tiếng làng văn Với công trình nghiên cứu này, đặc biệt với nội dung

web được xây dựng, người đọc sẽ thuận tiện hơn trong việc tra cứu những nét nghĩaphù hợp với ngữ cảnh văn bản và dễ dàng thâm nhập, nắm bắt sâu sắc hơn nội dungcủa toàn bộ khúc ngâm

Trang 24

Tiểu kết chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày một cách khái quát một số vấn đề về

tác phẩm Chinh phụ ngâm như tác giả Đặng Trần Côn, các dịch giả Đoàn Thị Điểm,

Phan Huy Ích, Nguyễn Khản (?), bố cục, nội dung khúc ngâm và kết quả khảo sát các

dị bản Chinh phụ ngâm theo công trình nghiên cứu của Lại Ngọc Cang Dựa trên kết quả khảo sát các dị bản đó, chúng tôi lựa chọn bản Chinh phụ ngâm của Tôn Thất Lương được chế bản trong sách Chinh phụ ngâm Hán Nôm hợp tuyển của Nguyễn Thế, Phan Anh Dũng vì bản Chinh phụ ngâm của Tôn Thất Lương xuất phát từ bản

gốc là bản Trường Thịnh – “bản Nôm ra đời vào loại sớm, giữ được bản sắc cổ kínhriêng biệt, ít bị sửa chữa hơn cả” [5,162], được nhiều học giả đánh giá khá cao Côngtrình của Nguyễn Thế, Phan Anh Dũng được biên soạn một cách có hệ thống, các vănbản được khảo sát khoa học và khá tỉ mỉ, lại được hiệu đính bởi nhà giáo uy tínNguyễn Đình Thảng Bên cạnh đó chúng tôi đưa ra một số lí thuyết về chú giải theochu cảnh nói chung làm cơ sở cho việc khảo sát, phân tích nghĩa chu cảnh của các từ

ngữ trong dịch phẩm Chinh phụ ngâm

Trang 25

CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP WEB TĨNH TRA CỨU NGHĨA CHU CẢNH CHO

BẢN DỊCH CHINH PHỤ NGÂM

Ở chương này, chúng tôi thiết lập web tĩnh tra cứu nghĩa từ với giao diện và nộidung web như sau:

2.1 Tên web: “Chu cảnh từ ngữ trong bản dịch Chinh phụ ngâm”

2.2 Menu dọc gồm các nội dung:

Trang 26

- Tác giả: Ví dụ:

Ảnh 2.2 Phần Tác giả Đặng Trần Côn

- Dịch giả: Nhãn này chúng tôi trình bày về 3 dịch giả được học giới đề cập đến

là Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Khản Một dịch giả vô danh chúng tôi cóliệt kê nhưng vì không có thông tin nên để trống Ví dụ:

Ảnh 2.3 Thư mục Dịch giả

Trang 27

Ảnh 2.4 Tư liệu về dịch giả Đoàn Thị Điểm

Ảnh 2.5 Tư liệu về dịch giả Phan Huy Ích

Trang 28

Ảnh 2.6 Tư liệu về dịch giả Nguyễn Khản

- Văn bản chữ Hán: Trong nhãn này chúng tôi có 3 link trình bày về Văn bản chữHán, Phiên âm (Hán Việt) và Dịch nghĩa Mỗi phần đều được đánh số câu theo lốicách 5 câu để tiện theo dõi Ví dụ:

Ảnh 2.7 Văn bản chữ Hán

Trang 29

Ảnh 2.8 Phiên âm bản Hán văn

Trang 30

Ảnh 2.10 Phần Văn bản chữ Nôm

Ảnh 2.11 Văn bản chữ Nôm – bản B

Trang 31

Ảnh 2.12 Phiên âm Nôm bản B

2.3 Phần nội dung chính

Phần trung tâm của web là văn bản dịch phẩm Chinh phụ ngâm gồm 408 câu thơ

được trình bày theo 2 tầng: câu Hán văn ở trên, câu chữ Quốc ngữ ở dưới Ở các câuthơ, từ ngữ cần giải thích sẽ được đánh dấu bằng màu sắc khác với các từ còn lại.Chúng tôi đã thiết lập link cho từng từ ngữ, thành ngữ, điển cố, câu thơ khó hiểu,cần tra cứu nghĩa Khi nhấp chuột vào từng đơn vị đó, trên màn hình sẽ xuất hiện mộtbảng tra cứu bao gồm các nội dung sau:

- Văn tự: gồm phần chữ Nôm và phiên âm Nôm của từ/ngữ/câu cần giải thích; nêu ranhững dị bản (nếu có) của những văn tự đó Ví dụ:

Ảnh 2.13 Văn tự và dị bản của đối tượng cần tra cứu

Trang 32

- Ngữ nghĩa bao gồm các cấp độ:

+ Nghĩa của từ/ ngữ/ câu trong văn cảnh

+ Các cách hiểu khác (nếu có)

+ Trích dẫn thơ hoặc điển tích điển cố

+ Nghĩa của tự quan trọng trong những đơn vị đó (nếu có)

Đối với mỗi từ/ ngữ/ câu cần giải thích, sẽ có ít nhất 1 cấp độ nghĩa, có nhữngtrường hợp từ/ ngữ/ câu được giải thích bằng cả 4 cấp độ nghĩa như trên Một số ví dụ:

Ảnh 2.14 Nghĩa của từ được giải thích ở 1 cấp độ

Ảnh 2.15 Nghĩa của từ được giải thích ở cả 4 cấp độ

Trang 33

- Sách dẫn: ở phần này chúng tôi liệt kê những câu thơ khác cùng xuất hiện từ ngữ,thành ngữ, điển cố được nêu ra ở phần Văn tự; trong đó bao gồm cả phần chữ Nôm vàphiên âm Nôm mỗi câu thơ Mỗi đối tượng cần giải thích có thể có hoặc không có sáchdẫn.

Ảnh 2.16 Từ “sầu” xuất hiện ở câu 16 và ở rất nhiều câu thơ khác

Trên đây là những mô tả công việc mà chúng tôi đã làm Chi tiết, xin xem sản

phẩm đính kèm, bằng cách nhập link hoahbt.tk vào cửa sổ tra cứu Google

Ngày đăng: 11/07/2016, 22:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thai Mai, Giảng văn Chinh phụ ngâm, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng văn Chinh phụ ngâm
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Đặng Thanh Lê, Lịch sử văn học VN, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học VN
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Đinh Xuân Hợi, Nguyễn Đỗ Mục (biên tập), Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải: có nguyên văn chữ Nho, dịch âm, dịch nghĩa và chú thích rõ ràng, NXB Tân Dân thư quán, 1929 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải: cónguyên văn chữ Nho, dịch âm, dịch nghĩa và chú thích rõ ràng
Nhà XB: NXB Tân Dân thưquán
4. Hoàng Xuân Hãn, Chinh phụ ngâm bị khảo, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chinh phụ ngâm bị khảo
Nhà XB: NXB Văn học
5. Lại Ngọc Cang, Chinh phụ ngâm/ Đặng Trần Côn, Khảo thích và giới thiệu: Lại Ngọc Cang, NXB Văn hóa thông tin, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chinh phụ ngâm/ Đặng Trần Côn
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
6. Ngô Ngọc San, Đinh Văn Thiện, Từ điển điển cố văn học trong nhà trường, NXB Giáo dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển điển cố văn học trong nhà trường
Nhà XB: NXBGiáo dục
7. Nguyễn Danh Đạt, Vấn đề sử dụng văn thi liệu pháp trong Chinh phụ ngâm (nguyên tác Hán văn và dịch Nôm), Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề sử dụng văn thi liệu pháp trong Chinh phụ ngâm (nguyêntác Hán văn và dịch Nôm)
8. Nguyễn Quang Hồng, Tự điển chữ Nôm dẫn giải, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự điển chữ Nôm dẫn giải
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
9. Nguyễn Quang Hồng, Tự điển chữ Nôm dẫn giải, tập 2, NXB Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự điển chữ Nôm dẫn giải
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
10. Nguyễn Thạch Giang (Giới thiệu, hiệu khảo, chú giải), Chinh phụ ngâm diễn ca, Đoàn Thị Điểm, NXB Văn học, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chinh phụ ngâm diễn ca,Đoàn Thị Điểm
Nhà XB: NXB Văn học
11. Nguyễn Thạch Giang, Lữ Huy Nguyên - Từ ngữ điển cố văn học, NXB Văn học, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ngữ điển cố văn học
Nhà XB: NXB Văn học
12. Nguyễn Thúy Hồng, Về từ ngữ Hán Việt trong bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, Luận văn tốt nghiệp sau Đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về từ ngữ Hán Việt trong bản dịch Chinh phụ ngâm củaĐoàn Thị Điểm
13. Nguyễn Thúy Hồng, Việc sử dụng điển cố Hán học trong Chinh phụ ngâm, Tạp chí Văn học, số 1, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc sử dụng điển cố Hán học trong Chinh phụ ngâm, Tạpchí Văn học
14. Nguyễn Văn Dương, Qua nghiên cứu các bài diễn ca A, B, C, D xác định người dịch các bài diễn ca Chinh phụ ngâm, Luận án Tiến sĩ, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qua nghiên cứu các bài diễn ca A, B, C, D xác định ngườidịch các bài diễn ca Chinh phụ ngâm
15. Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, NXB Thanh niên, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt tự điển
Nhà XB: NXB Thanh niên
16. Thuần Phong, Chinh phụ ngâm khúc giảng luận, Nguyên tác: Đặng Trần Côn, Dịch: Đoàn Thị Điểm, NXB Sài Gòn Á Châu, 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chinh phụ ngâm khúc giảng luận
Nhà XB: NXB Sài Gòn Á Châu
17. Trần Trọng Dương, Nguyễn Trãi quốc âm từ điển, NXB Từ điển Bách khoa, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi quốc âm từ điển
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
18. Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học Vietlex, NXB Đà Nẵng, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
19. Vũ Thu Hà, Từ láy trong Chinh phụ ngâm, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ láy trong Chinh phụ ngâm
20. Vương Lộc, Từ điển từ cổ, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển từ cổ
Nhà XB: NXB Đà Nẵng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w