1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI mã BIỂU TƯỢNG ẾCH TRONG TIỂU THUYẾT ẾCH của mạc NGÔN

89 1K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 431 KB

Nội dung

Chính vì những lí do đó, chúng tôi đã quyết định lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài Giải mã biểu tượng ếch trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn với mong muốn sẽ tìm ra những giá trị k

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -NGUYỄN THỊ HOÀI

GIẢI MÃ BIỂU TƯỢNG ẾCH

TRONG TIỂU THUYẾT ẾCH CỦA MẠC NGÔN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

MÃ SỐ: 60.22.02.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Lê Bảo

Trang 2

HÀ NỘI, 2015LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS Trần Lê Bảo, người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện

đề tài.

Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài, các thầy cô trong khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi được học tập và nghiên cứu tại trường.

Tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã khuyến khích, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoài

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10

5 Đóng góp của luận văn 10

6 Phương pháp nghiên cứu 11

7 Cấu trúc luận văn 11

CHƯƠNG 1: BIỂU TƯỢNG ẾCH TRONG TÂM THỨC DÂN GIAN VÀ TRONG TÁC PHẨM CỦA MẠC NGÔN 12

1.1 Giới thuyết khái niệm 12

1.1.1 Biểu tượng (Symbole) 12

1.1.2 Biểu tượng văn hóa 16

1.1.3 Biểu tượng văn học 18

1.2 Biểu tượng ếch trong tâm thức dân gian 22

1.2.1 Sơ lược về ếch 22

1.2.2 Ếch trong văn hóa Trung Hoa 24

1.3 Biểu tượng ếch trong tác phẩm 27

1.3.1 Tác giả Mạc Ngôn và những yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác 27

1.3.2 Nhan đề tiểu thuyết và ý nghĩa của biểu tượng 31

CHƯƠNG 2: BIỂU TƯỢNG ẾCH VÀ HIỆN THỰC NGHIỆT NGÃ 36

2.1 Những ám ảnh từ quá khứ trên mảnh đất Cao Mật 37

2.1.1 Cuộc sống nghèo khó 37

2.1.2 Những tập tục phi lí 39

2.2 Tố khổ xã hội giả dối 42

2.2.1 Sự xuống cấp trầm trọng về nhân tính 42

Trang 4

2.2.2 Vạch trần mặt trái của xã hội qua vở kịch “Cao Mộng Cửu” 44

CHƯƠNG 3: BIỂU TƯỢNG ẾCH VÀ KHÁT VỌNG TỰ DO DÂN CHỦ 48

3.1 Giải phóng cuộc sống con người khỏi những ràng buộc của xã hội 50

3.1.1 Hạn chế hà khắc trong tư tưởng “trọng nam khinh nữ” 50

3.1.2 Con người theo đuổi khát vọng tự do về thể xác lẫn tâm hồn 52

3.2 Con người khao khát quyền bình đẳng trong xã hội 56

3.2.1 Bình đẳng 56

3.2.2 Bình đẳng giới 57

CHƯƠNG 4: BIỂU TƯỢNG ẾCH VÀ QUYỀN SỐNG CỦA CON NGƯỜI 60

4.1 Sinh mệnh con người trong xã hội 62

4.1.1 Một cuộc truy lùng triệt để với chính sách kế hoạch hóa gia đình 62

4.1.2 Con người khao khát và đấu tranh giành quyền được sống 64

4.2 Bi kịch của cá nhân và xã hội 67

4.2.1 Nhân vật Vạn Tâm trong mối quan hệ giữa tạo sinh và diệt sinh 67

4.2.2 Những trăn trở, dằn vặt trong tâm hồn nhân vật 73

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa học là một hướng đi có

nhiều triển vọng Không có nền văn học nào không nảy sinh từ một nền văn

hóa nhất định, bởi “văn hóa được đề cập đến như là một tập hợp của những

đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [Unesco, 2002, Wikipedia.org] Mỗi dân tộc tồn tại trên thế giới đều có

những đặc sắc riêng về văn hóa và yếu tố tạo nên diện mạo văn hóa chính làbiểu tượng Vì thế hành trình tìm kiếm và nghiên cứu biểu tượng trong vănhọc là hành trình khám phá con đường trở về cội nguồn văn hóa cũng là cuộchành trình tìm kiếm những giá trị chân, thiện, mỹ của dân tộc

1.2 Là một độc giả yêu thích nền văn học Trung Hoa, đặc biệt là thể

loại tiểu thuyết Trung Quốc thời kì đổi mới, bản thân tôi đã biết đến nhữngtác giả trẻ có nhiều thành công trong giai đoạn này như: Vương Mông, GiảBình Ao, Phùng Ký Tài,… nhưng ấn tượng nhất đối với tôi là tác giả MạcNgôn Tác phẩm của Mạc Ngôn rất độc đáo và mới lạ, nó kế thừa sâu sắc tưtưởng của chính phủ Trung Hoa là bên cạnh việc dồn sức vào cải thiện đờisống vật chất cho nhân dân Trung Quốc phải tiến tới duy trì và phát triển nềnvăn minh truyền thống lâu đời, tạo nên sự phát triển hài hòa giữa nền vănminh vật chất và văn minh tinh thần

Hành trình văn chương của Mạc Ngôn đã trải qua ba thập kỉ Và trong

ba thập kỉ đó, ông đã xác lập cho mình một vị thế tương đối vững chắc trênvăn đàn với hàng loạt tác phẩm thuộc nhiều thể loại, nhiều đề tài khác nhau.Bằng một lối viết phá cách, sáng tạo, những sản phẩm văn học của Mạc Ngôn

đã cùng với những sáng tác của Vương Mông, Giả Bình Ao, Phùng Ký Tài,

Trang 6

Cao Hiểu Thanh, Lục Văn Phu, Trương Hiền Lượng, Lý Nhuệ,… đem đếnnhững luồng gió mới cho văn học đương đại Trung Quốc, góp phần khôngnhỏ trong việc thay đổi diện mạo của văn học Trung Quốc tại thời điểm đó.Chính những giá trị thiết thực mà tác phẩm của Mạc Ngôn đem đến chovăn học nước nhà, ông xứng đáng được tôn vinh như một trong những câybút nổi bật của văn học Trung Quốc đương đại Ông được xem là nhà văn

có bút lực mạnh nhất, là nhân vật khai phá của thế kỷ XXI ở châu Á và trở thành một hiện tượng của văn học Trung Quốc và thế giới Với giải thưởng danh giá bậc nhất – giải Nobel văn chương 2012, nhà văn Mạc Ngôn –

người có thứ văn chương hiện thực huyền ảo pha trộn những câu chuyện dân gian, lịch sử và hiện đại - đã trở thành người Trung Quốc thứ ba nhận

giải Nobel, sau Cao Hành Kiện (Nobel Văn chương 2000) và Lưu Hiểu Ba (Nobel Hòa bình 2010).

1.3 Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Mạc Ngôn, ở mỗi thể loại, tác

phẩm của nhà văn đều có những dấu ấn nhất định Tiểu thuyết là thể loại gây

tiếng vang lớn nhất, gặt hái được nhiều thành tựu nhất Từ Cao lương đỏ của

những năm 80 thế kỷ XX đến nay, mỗi bộ tiểu thuyết của Mạc Ngôn là một

sự đột phá trong phong cách thể hiện ngôn ngữ và hình thức thể loại MạcNgôn đã chọn một thế giới tiểu thuyết mang hương vị hoàn toàn mới: một bầukhông khí nông thôn với những con người bình thường của một vùng quêĐông Bắc Cao Mật, tránh sự ồn ào của đô thị Với những đóng góp của mìnhthì Mạc Ngôn đã đem vào nền tiểu thuyết đương đại Trung Quốc một hơi thởmới, của sự giao thoa Đông và Tây – giữa những giá trị văn hóa gắn vớitruyền thống của văn học Trung Hoa qua các biến cố lịch sử

Bám sát vào dòng chảy đời sống cùng những kí ức của tuổi thơ, vàbằng chính sức tưởng tượng phong phú, ngòi bút tác giả đã đi sâu khám phámọi ngõ ngách của cuộc sống con người – đặc biệt là cuộc sống người dân ở

Trang 7

nông thôn Người đọc luôn được dẫn dắt theo một lộ trình khá thú vị và đầyhấp dẫn dẫu cho điều mà Mạc Ngôn phản ánh không hẳn hoàn toàn mới mẻhay cực kỳ đặc biệt Sức lôi cuốn mà tiểu thuyết Mạc Ngôn tạo ra nơi ngườitiếp nhận đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có lẽ một trong nhữngcăn nguyên cơ bản nhất, trọng yếu nhất đó là vì tiểu thuyết của ông đều ítnhiều mang những trăn trở về bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện qua cácbiểu tượng có giá trị và ý nghĩa sâu sắc.

1.4 Ếch (cuối năm 2009) là cuốn tiểu thuyết mới của Mạc Ngôn kể từ

sau tiểu thuyết Sống đọa thác đầy năm 2006 Cuốn tiểu thuyết, với phương

thức tự sự xưa nay chưa từng có, sự kết hợp của ba thể loại thư, kịch và tiểuthuyết, đã thể hiện một cách viết và cách khai thác đề tài mới lạ của MạcNgôn Tác phẩm được đánh giá rất cao, xếp hàng thứ hai trong kết quả bình

chọn những đầu sách hay nhất tại Trung Quốc năm 2009, cũng là tác phẩm mang về cho Mạc Ngôn giải thưởng Mao Thuẫn năm 2010.

Chính vì những lí do đó, chúng tôi đã quyết định lựa chọn và tiến hành

nghiên cứu đề tài Giải mã biểu tượng ếch trong tiểu thuyết Ếch của Mạc

Ngôn với mong muốn sẽ tìm ra những giá trị khuất lấp sau từng biểu tượng,

tầm tư tưởng của nhà văn, những thông điệp nhà văn gửi gắm, từ đó có thểkhẳng định tính nhân văn của tác phẩm Đồng thời, qua công trình nghiên cứunày, chúng tôi cũng hi vọng có thể đóng góp một phần tri thức vào việc giảngdạy, nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm văn học theo hướng tiếp cận dựa vào

mã văn hóa

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Nghiên cứu về tiểu thuyết của Mạc Ngôn nói chung.

Mạc Ngôn là một trong những nhà văn đương đại Trung Quốc cóphong cách sáng tác đa dạng phong phú Tác phẩm của ông tuy đã được dịch

Trang 8

khá nhiều ở Việt Nam nhưng số lượng những công trình, bài viết nghiên cứu

về tác gia cũng như tác phẩm chưa nhiều

Mạc Ngôn được giới thiệu đến độc giả Việt Nam qua cuốn Mạc Ngôn

và những lời tự bạch NXB Văn học, HN (2004) và Chuyện văn chuyện đời

(Mạc Ngôn), NXB Lao động, HN (2004) của dịch giả Nguyễn Thị Thại Cuốnsách là tập hợp những bài phỏng vấn nhà văn, qua đó tác giả trình bày nhữngquan niệm của mình về sáng tác văn học cũng như những thủ pháp nghệ thuậttiêu biểu đem đến cho người đọc một cái nhìn tương đối phong phú về sángtác của Mạc Ngôn Theo ông, nhà văn muốn viết nên những tác phẩm chânchính thì hãy viết từ vị trí người dân bình thường kết hợp trí tưởng tượngphong phú bẩm sinh; và tiểu thuyết hay là tiểu thuyết có mùi vị độc đáo.Ngoài ra, trong nhóm tài liệu tự bạch của Mạc Ngôn còn có các bài báo

như: Mạc Ngôn – cá tính làm nên số phận (Văn nghệ số 15, 2006); Báu

vật của đời qua tiết lộ của Mạc Ngôn (Văn nghệ Công an nhân dân, tháng

5/2004)… các tài liệu này đề cập đến nhà văn Mạc Ngôn trên nhiềuphương diện: động cơ sáng tác, nguồn gốc ảnh hưởng, quan điểm, lậptrường và phong cách sáng tác

Bài nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn của

PGS Lê Huy Tiêu, đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài số 4 năm 2003 và

được in trong cuốn Tiểu thuyết Trung Quốc trong thời kì cải cách mở cửa của

nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2011 Lê Huy Tiêu đã xem xétnghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn ở nhiều góc độ khác nhau và rút ra những

nhận xét khái quát về đề tài, điểm nhìn, giọng điệu, thủ pháp lạ hóa, biệt tài

đưa cảm giác vào trong tác phẩm… Theo tác giả, Mạc Ngôn đã có nhữngsáng tạo trong nghệ thuật, đưa người đọc đến với những nhận thức, cảm giácmới mẻ về cuộc sống ngay trên những điều hết sức quen thuộc

Trang 9

Một số sinh viên và học viên các trường đại học đã chọn tiểu thuyếtMạc Ngôn làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận, luận văn tốt nghiệp củamình Các tác giả đều nhấn mạnh những vấn đề người tự sự, thời gian tự sự

và không gian tự sự, cốt truyện lồng ghép, thời gian lồng ghép, ngôn ngữ cảm

giác… Đặc biệt, luận án tiến sĩ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc

Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy là công trình đầu tiên khảo sát toàn bộ 11

tiểu thuyết trường thiên của Mạc Ngôn dưới góc độ nghệ thuật tự sự trên cácbình diện người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ và giọngđiệu Trong đó, tác giả cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về tiểu thuyếtnày trong mối tương quan so sánh với tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn trên cácphương diện như: nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu, đặc trưng ngôn ngữ

và giọng điệu…

Một vài công trình như: Biểu tượng tiêu biểu trong Báu vật của đời của

Trần Thị Ngoan Luận văn này đã phần nào khái quát được các biểu tượng

trong tác phẩm Báu vật của đời như là các biểu tượng: biểu tượng bầu vú,

biểu tượng Tôtem, biểu tượng nhà… Cùng với một số nghệ thuật trong tácphẩm này như: ảo hóa, phóng đại, tương giao trong cảm giác và một số thủpháp khác… những điều đó đã tạo nên sự thành công của luận văn

Hay khóa luận tốt nghiệp mang tên Huyền thoại hóa trong tiểu thuyết

Báu vật của đời của Lê Vũ Phương Thủy đã tiếp cận tác phẩm thông qua

những biểu tượng mang tính huyền thoại và giải thích đó là những biến thểmang tính phúng dụ trong tư duy cổ đại Học viên Nguyễn Thị Khánh Linh

với luận văn Yếu tố kì ảo trong Báu vật của đời hướng tới nghiên cứu yếu

tố kì ảo trong tổ chức nhân vật và sự kiện tác phẩm Trong chương ba củaluận văn, tác giả đã đi vào tìm hiểu yếu tố kì ảo từ góc nhìn biểu tượngbầu vú và khẳng định đây là biểu tượng của bầu trời, quê hương đất nước,

là biểu tượng của tình mẫu tử Cả hai công trình này đã đưa ra những quan

Trang 10

điểm, cách nhìn nhận đánh giá chung về biểu tượng trong tác phẩm songlại chưa lí giải được cội nguồn văn hóa của việc lựa chọn, sáng tạo và ýnghĩa sâu sắc của biểu tượng.

Trên báo chí, đặc biệt là các tờ báo điện tử xuất hiện nhiều bài phỏng

vấn và bài viết liên quan tới tác phẩm Bài viết về Thế giới nghệ thuật của

Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của

Nguyễn Khắc Phê, tạp chí sông Hương số 166 tháng 12 năm 2002; Mạc Ngôn

và Đàn hương hình, PGS Lê Huy Tiêu, báo Văn nghệ số 27 tháng 7 năm

2003; Mạc Ngôn là nhà văn của người nông dân của Trần Minh Sơn, báo văn

nghệ số 35 – 36 tháng 9 năm 2003; trên báo văn nghệ số 5 tháng 12 năm 2003

có đăng bài viết Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam của Hồ Sĩ Hiệp.

Bài viết tổng kết những bước đường sáng tạo tiểu thuyết của Mạc Ngôn từnhững tiểu thuyết đầu tiên đến khi đạt được vị trí vững chắc trên văn đàn

Trên báo Văn nghệ số 46 (2008), PGS.TS Lê Huy Tiêu có bài Thử

phản biện Mạc Ngôn Bài viết đã tổng hợp những ý kiến phê phán Mạc Ngôn

được đăng tải trong cuốn Tư liệu nghiên cứu Mạc Ngôn do Dương Dương

biên soạn, NXB Nhân dân Thiên Tân ấn hành năm 2005 Sau đó PGS Lê HuyTiêu đã đưa ra quan điểm không tán thành đối với sự khoa trương quá đángcũng như thái độ thích thú của nhà văn khi viết về cái ác và hành vi bạo lực

Nhà phê bình Lý Kiến Quân cho rằng: “Trong Đàn hương hình ngòi bút

của Mạc Ngôn đã chịu ảnh hưởng bởi khuynh hướng thưởng thức hành vi tàn áccủa truyền thống.” Hạ Thiệu Tuấn, Phan Khải Hùng thừa nhận sức tưởng tượng

của Mạc Ngôn rất phong phú, kỳ lạ, nhưng dưới sự chỉ đạo của tư tưởng thiên

mã hành không nên ngòi bút nhiều khi không giữ được mực thước Trước cái ác

của kẻ thù, Mạc Ngôn lúc đầu còn tỏ ra căm giận nhưng sau thì lại lạnh lùng vô

cảm Chẳng hạn như ở Báu vật của đời, Mạc Ngôn tả bọn Nhật đến chém giết

xong, thì đàn quạ đến mổ ăn thi thể người chết một cách ngon lành

Trang 11

Bên cạnh những lời nhận xét trên thì vẫn phải kể đến những đánh giá,nhận xét lạc quan hơn Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài phỏng vấn trên báo

Tiền phong với nhan đề Thấy Mạc Ngôn đoạt Nobel mà sốt cả ruột! đã hết lời

ca ngợi Mạc Ngôn Ông khẳng định: “Chỉ có Mạc Ngôn là đáng đọc thôi Ởthời điểm ấy, anh có hai cuốn dịch sang ta đều vào loại rất hay Không cònnghi ngờ gì nữa, Mạc Ngôn là một trong những nhà văn lớn nhất của hànhtinh này ở thời điểm này”

Một số bài nghiên cứu của các học giả nước ngoài cũng được dịch rộng

rãi ở Việt Nam, tiêu biểu phải kể đến bài đăng trên Trung Hoa độc thư báo tháng 1 năm 2004 có tựa đề là Chín nhà văn ấn tượng nhất năm 2000 do Trần Sơn dịch Giáo sư Lê Huy Tiêu trong bài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của

Mạc Ngôn in trong cuốn Cảm nhận mới về văn hóa văn học Trung Quốc đã

khái quát gần như đầy đủ những đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết củaMạc Ngôn từ hình ảnh, cảm giác, giọng điệu, nghệ thuật tự sự, ngôn ngữ, bảnsắc dân gian

Trên đây chúng tôi đã điểm qua một số chuyên luận, bài viết của cácnhà nghiên cứu về Mạc Ngôn nói chung và tiểu thuyết của Mạc Ngôn nóiriêng Mỗi tác giả đều chú ý khai thác nét độc đáo về mặt này hay mặt kháctrong văn của Mạc Ngôn

2.2 Nghiên cứu về tiểu thuyết Ếch

Ếch là tác phẩm mới của Mạc Ngôn do NXB Văn nghệ Thượng Hải

xuất bản, phát hành tại Trung Quốc vào những ngày cuối tháng 12 năm 2009,

đã nhanh chóng thu hút đông đảo độc giả Trung Quốc và dấy lên làn sóng háohức của độc giả nhiều nước vốn mê thích truyện Mạc Ngôn Cuốn sách nhưmột bức tranh xã hội sâu sắc ở Trung Quốc, phản ánh được những tác độngcủa chính sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài hơn ba mươi năm tới cuộc sốngcủa người dân nước này Tác phẩm được đánh giá rất cao, xếp hàng thứ hai

Trang 12

trong kết quả bình chọn Những đầu sách hay nhất tại Trung Quốc năm 2009, cũng là tác phẩm mang về cho Mạc Ngôn Giải thưởng Mao Thuẫn năm 2010.

Tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã chọn tự sự làm hạt nhân lý luận

để tiếp cận, nghiên cứu tiểu thuyết Mạc Ngôn nói chung và tiểu thuyết Ếch

nói riêng

Đặc biệt trong luận án tiến sĩ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của

Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy là công trình đầu tiên khảo sát toàn bộ

11 tiểu thuyết trường thiên của Mạc Ngôn dưới góc độ nghệ thuật tự sự trêncác bình diện người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ vàgiọng điệu Luận án được đánh giá là có nhiều đóng góp về mặt lí luận vàthực tiễn, đặc biệt là đã nêu ra một hướng tiếp cận mới trong các sáng tác củaMạc Ngôn nói riêng, trong các tác phẩm văn học phương Đông nói chung,đặc biệt là khi giải mã các tác phẩm văn học phải đặt chúng trong mối quan

hệ với đặc thù triết học và mĩ học bản địa để tìm hiểu cội nguồn các yếu tốvăn hóa và tâm thức cộng đồng được phản chiếu qua tác phẩm ấy Tác giả

cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về tiểu thuyết Ếch trong mối tương

quan so sánh với các tác phẩm khác của Mạc Ngôn trên các phương diện như:nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu, đặc trưng ngôn ngữ và giọng điệu…

Trong bài viết Ếch – cá tính sáng tạo Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Hà,

tác giả đã phân tích và rút ra những điểm then chốt trong tiểu thuyết như sau:1.Mạc Ngôn đã đời sống hóa hình tượng nhân vật 2.Sự dung hợp nhữngquan niệm nghệ thuật cũ – mới, truyền thống – hiện đại trong kết cấu bộ batiểu thuyết, thư tín và kịch 3.Chiều sâu của tư tưởng trong việc làm rõ đốikháng kịch kiệt giữa ý thức văn hóa truyền thống và hình thái ý thức chính trịtrong hiện thực đã tạo thành bi kịch cá nhân và bi kịch xã hội 4.Tinh thần

phản bội cái tôi của tác giả Sự thay đổi quan niệm thẩm mỹ tự lật đổ cái tôi

Trang 13

trong hiện thực Là sự phủ định biện chứng của một ngòi bút tiên phong luôn

khao khát, tìm tòi, thử nghiệm cái mới

Tác giả Đỗ Thu Thủy trong bài: Yếu tố hậu hiện đại trong Ếch của

Mạc Ngôn đã đóng góp một góc nhìn về tác phẩm này theo lý thuyết hậu hiện

đại Đặc biệt là khảo sát yếu tố liên văn bản trong tiểu thuyết Ếch, tức lồng

ghép các thể loại trong cùng một văn bản, tiểu thuyết trong thư tín, kịch bảnvăn học trong tiểu thuyết… Cái kết của tiểu thuyết lại mở đầu cho một kịch

bản văn học Hay luận văn với đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch

của Bùi Hải Hà, công trình này đã tiếp cận tiểu thuyết ở phương diện nghệthuật tự sự, qua đó làm nổi bật đặc trưng nghệ thuật của tiểu thuyết từ góc độthi pháp học

Nhìn chung, tác phẩm Ếch của Mạc Ngôn chỉ mới dừng lại ở việc khai

thác trên một khía cạnh cụ thể, khái quát nét độc đáo của tác phẩm ở phươngdiện nghệ thuật tự sự Để đi sâu vào nghiên cứu phương diện văn hóa trong

tác phẩm Ếch thì chưa có một công trình nào nghiên cứu về biểu tượng Do

đó, cuốn tiểu thuyết Ếch là một nguồn đề tài mới, một mảnh đất màu mỡ đang cần được khai phá Chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Giải mã biểu tượng

ếch trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn Mong muốn góp một phần tri thức

nhỏ bé vào việc nghiên cứu Mạc Ngôn và tiểu thuyết nói chung, tiểu thuyết

Ếch nói riêng từ lý thuyết biểu tượng.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài Giải mã biểu tượng ếch trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn,

chúng tôi mong muốn tìm thấy những khoảng trống văn hóa thông qua lớpnghĩa biểu tượng Từ đó, bạn đọc sẽ thấy được cái hay, cái đẹp, cái đặc sắctrong nghệ thuật viết văn của Mạc Ngôn cũng như thấy được những đổi mới

và sáng tạo của nhà văn trong tác phẩm

Trang 14

Qua việc thực hiện đề tài này, tôi hi vọng sẽ góp một tiếng nói riêngvào việc nghiên cứu Mạc Ngôn và tác phẩm của ông để một lần nữa khẳngđịnh tài năng của nhà văn vùng Cao Mật.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành khảo sát biểu tượng ếch trong tiểu thuyết Ếch tiến

tới khẳng định đây là một tác phẩm đậm chất văn hóa

Trên cơ sở đó, chúng tôi tiếp tục phân tích và lý giải nguyên nhân vìsao tác giả chọn biểu tượng ếch, giải mã ý nghĩa biểu tượng thông qua các lớpnghĩa cụ thể, xem đó là thành tố tạo nên giá trị nhân văn của tác phẩm Đồngthời, với việc tiếp cận dựa vào mã văn hóa chúng tôi muốn tìm hiểu và phầnnào đánh giá sự đổi mới trong tư duy và quan niệm nghệ thuật của nhà văn

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng văn bản chính là cuốn tiểu thuyết Ếch của NXB Văn

học, HN, 2010 do tác giả Nguyên Trần dịch

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Giải mã biểu tượng ếch trong tiểu

thuyết Ếch của Mạc Ngôn.

5 Đóng góp của luận văn

Tiếp cận tác phẩm Ếch của Mạc Ngôn từ phương diện biểu tượng nhằm

giải mã những mạch ngầm văn hóa thông qua lớp trầm tích biểu tượng Từviệc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể để thấy được yếu tố truyền thống cũng như

sự cách tân của nhà văn Qua đó, khẳng định những đóng góp của Mạc Ngôntrong thành tựu đa dạng của văn học đương đại Trung Quốc

Luận văn gợi một hướng nghiên cứu, phê bình văn học từ lí thuyếtbiểu tượng

Trang 15

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau để có cáinhìn tổng quan và chính xác hơn về đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp tiểu sử

- Phương pháp tiếp cận hệ thống

- Phương pháp phân tích – tổng hợp

- Phương pháp so sánh – đối chiếu

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì phầnnội dung chính gồm bốn chương

Chương 1: Biểu tượng ếch trong tâm thức dân gian và trong tác phẩmcủa Mạc Ngôn

Chương 2: Biểu tượng ếch và hiện thực nghiệt ngã

Chương 3: Biểu tượng ếch và khát vọng tự do dân chủ

Chương 4: Biểu tượng ếch và quyền sống của con người

Trang 16

CHƯƠNG 1: BIỂU TƯỢNG ẾCH TRONG TÂM THỨC DÂN GIAN

VÀ TRONG TÁC PHẨM CỦA MẠC NGÔN

1.1 Giới thuyết khái niệm

1.1.1 Biểu tượng (Symbole)

Từ xưa đến nay, biểu tượng vẫn luôn là lĩnh vực chứa đựng nhiều bí ẩn

và là một khái niệm gây nhiều tranh cãi Biểu tượng là một vấn đề được hầuhết các ngành khoa học nghiên cứu, nhưng mỗi ngành lại có cách tiếp cận rấtriêng của mình Thậm chí, khái niệm biểu tượng cũng không được định nghĩamột cách thống nhất giữa các ngành Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều ý kiếnbất đồng về vấn đề này Việc đi tìm một định nghĩa thống nhất hay một cáchhiểu chung về biểu tượng, mặc dù không phải nhiệm vụ bất khả thi, nhưngcũng hoàn toàn không hề đơn giản và nhanh chóng

“Biểu tượng” trong tiếng Việt là tên gọi xuất xứ từ thuật ngữ

“Symbole” trong tiếng Pháp Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học của

Nguyễn Thái Hòa cho rằng: “Trong tiếng Việt, những thuật ngữ “biểu tượng,biểu trưng, biểu hiện, tượng trưng” là những từ gần nghĩa dùng để dịch từ

“Symbole”, có ý nghĩa cơ bản là: một dấu hiệu (tín hiệu, kí hiệu) mang tínhquy ước hàm chỉ một đặc trưng, một phẩm chất, một sáng tạo hay hẹp hơn là

có khả năng gợi ra một đối tượng khác, một sự vật khác ngoài sự thể hiện cụthể của dấu hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận” Quan niệm trên chấpnhận sự gần gũi, tương đồng giữa các khái niệm biểu tượng, biểu hiện, biểutrưng, tượng trưng

Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc

Phi đồng chủ biên trong khi lý giải biểu tượng đã chỉ rõ: “Trong triết học vàtâm lý học, biểu tượng là… Biểu tượng như là thuật ngữ của mĩ học, lý luậnvăn học và ngôn ngữ học còn gọi là tượng trưng Ở đây, có sự phân biệt biểu

Trang 17

tượng và tượng trưng về mặt cấp độ Theo đó, tượng trưng được hiểu là biểutượng trong giới hạn phạm vi mĩ học, lý luận văn học và ngôn ngữ học Nó làcấp độ hẹp của khái niệm biểu tượng.

Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, khởi nguyên, biểu tượng là

dấu hiệu để nhận ra nhau, là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kimloại Hai người mỗi bên giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và người

đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài… Sau này, ráp haimảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xưa, món nợ cũ, tình bạnngày trước (…) Biểu tượng chia ra và kết lại với nhau, nó chứa hai ý tưởngphân li và tái hợp; nó gợi lên ý một cộng đồng, đã bị chia tách và có thể táihình thành Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ, ý nghĩa củabiểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã

bị vỡ Tác giả khái quát: “Tất cả những lối diễn đạt bằng hình ảnh đó có điểmchung đều là những dấu hiệu và không vượt quá mức độ của sự biểu nghĩa”

Từ đó khẳng định: “Biểu tượng cơ bản khác với dấu hiệu, ở chỗ dấu hiệu làmột quy ước tùy tiện trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt vẫn xa lạ vớinhau, trong khi biểu tượng giả định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cáiđược biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức” Như vậy, khi tiếp cậnbiểu tượng về mặt thuật ngữ, hầu hết các tác giả đã đặt khái niệm này bêncạnh các thuật ngữ liên đới để trừu xuất ra các biểu tượng trong những ranhgiới phân biệt được

Triết học và tâm lý học Mác xít cho rằng: “Biểu tượng là khái niệm chỉ

một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnhcủa sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan

ta đã chấm dứt Biểu tượng ở đây được xem là một giai đoạn của quá trìnhnhận thức mà kết quả là một ấn tượng còn đọng lại Biểu tượng, theo đó gạn

Trang 18

lọc tính cụ thể và trực tiếp tác động của sự vật để ngưng tụ kết tinh tính cốt lõi

và khái quát hóa cảm giác thành ấn tượng trừu tượng hơn

Theo Britannica Encyclopedia, biểu tượng là một yếu tố thông tin được

dùng để mô tả một cách đơn giản hay để đại diện cho một tập hợp sự vật, conngười, nhóm hay ý tưởng Biểu tượng có thể được thể hiện bằng các hình hìnhhọc như chữ thập cho đạo Thiên chúa, chữ thập đỏ hay vầng trăng khuyết chocác trung tâm cứu hộ của các nước theo Thiên Chúa giáo và Hồi giáo; mộtcách tượng trưng, như những nhân vật Marianne, John Bull, và Chú Sam lầnlượt đại diện cho nước Pháp, nước Anh, nước Mĩ; chúng có thể liên quan đếnchữ cái, như chữ K cho nguyên tố hóa học kali; hay chúng có thể được gánmột cách ngẫu nhiên như biểu tượng toán học số tám nằm ngang cho vô cùnghay biểu tượng $ cho đô la

Lịch sử của biểu tượng xác nhận rằng mọi vật đều có thể mang giá trịbiểu tượng, dù là vật tự nhiên (đá, kim loại, cây cối, hoa, quả, thú vật, suối,sông và đại dương, núi và thung lũng, hành tinh, lửa, sấm sét…) Theo nhà thơPháp Pierre Emmanuel, ta có thể hiểu vật ở đây không chỉ là một sinh thể haymột sự vật thực, mà cả một khuynh hướng, một hình ảnh ám ảnh, một giấc

mơ, một hệ thống định đề được ưu tiên, một thuật ngữ quen dùng… Tất cảnhững gì cố định năng lượng ấy vì lợi ích riêng của mình đều nói với tôi vềcon người, bằng nhiều giọng, ở những độ cao khác nhau, dưới vô số hình thức

và thông qua những vật trung gian khác nhau mà chú ý, tôi sẽ nhận ra rằngchúng sẽ nối tiếp nhau trong tâm trí tôi bằng con đường biến thái Ngay từ đó,biểu tượng hình thành một vế rõ ràng có thể nắm bắt được, gắn liền với vếkhác, không nắm bắt được

Theo Dẫn giải ý tưởng văn chương, biểu tượng là sự thể hiện gián tiếp

một ý tưởng bằng một hình ảnh hay câu chuyện có một nội dung tương tự với

Trang 19

ý tưởng ấy (Lautreamont), biểu tượng là một sự so sánh kéo dài mà người tachỉ cho chúng ta phần kết thúc thứ yếu của sự so sánh ấy (J Lemaitre).

Đi tìm bản chất của biểu tượng, phân biệt với hàng loạt khái niệmtương liên, các tác giả không nằm ngoài mục đích khẳng định tính trừu tượng,khái quát của biểu tượng Biểu tượng không dừng lại đơn thuần là dấu hiệu

mà vượt khỏi khuôn khổ của sự biểu đạt để ngưng kết nhiều ý nghĩa TzxetanTodorov đã chỉ ra rất đúng rằng: “Chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận thức ranhiều cái được biểu đạt; hoặc đơn giản hơn… cái được biểu đạt dồi dào hơncái biểu đạt” Và ông dẫn lời nhà thần thoại học Creuzer: biểu tượng bộc lộ

“tính không thích hợp giữa tồn tại và hình thức… sự ứ tràn của nội dung rangoài dạng biểu đạt của nó” Nhưng sẽ là sai lầm nếu quá đề cao tính kháiquát, và cho rằng sự trừu tượng hóa sinh ra biểu tượng Trên thực tế, biểutượng tràn đầy những biểu hiện cụ thể sinh động Biểu tượng, trước khi là sựngưng đọng các cảm giác để tạo ra ấn tượng trừu tượng thì đã khởi nguyên từthực thể hữu hình, có thực, vận động và biến đổi trong không gian Điều thú

vị là khi đã hình thành một ý niệm có sức khái quát lớn biểu tượng lại đượctrả về trong đời sống phong phú, đầy biến động của nó Dĩ nhiên, ngay khiphát triển, chuyển nghĩa đa dạng thì mọi ý nghĩa được biểu đạt đều xuất phát

từ một đặc điểm nào đó của cái biểu đạt

C.G.Jung cho rằng: “Biểu tượng không bó chặt gì hết, nó không cắtnghĩa, nó đưa ta ra bên ngoài chính nó đến một ý nghĩa còn nằm ở tận phíangoài kia, không thể nắm bắt, được dự cảm một cách mơ hồ, và không có từnào trong ngôn ngữ chúng ta có thể diễn đạt thỏa đáng” Giá trị của biểutượng được tìm thấy trong sự giao thoa giữa cái rõ ràng và cái mơ hồ, cáihiện hữu và cái tiềm ẩn, cái miêu tả được và cái khó diễn tả thành lời.Càng đi sâu khám phá, ngỡ là nắm bắt được cái tinh thần cơ bản của biểutượng ta lại càng đến gần hơn cảm giác rỗng không, mông lung và bất lực

Trang 20

Con đường đến với biểu tượng, nhiều khi chịu sự chi phối rất mạnh mẽcủa vô thức tâm linh Tuy nhiên, nó không phủ nhận lý trí và tính hợp lý –logic của sự tồn tại biểu tượng, bởi xét đến cùng biểu tượng là sản phẩmcủa lịch sử, thời đại và dân tộc.

“Vì không cách gì định nghĩa được một biểu tượng Tự bản chất của

nó, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùngmột ý niệm” Cho nên, công việc mà người viết đang làm chỉ là một hướngtiếp cận , tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa, và phần nhiều cũng xuất phát từcảm quan cá nhân, dựa trên văn bản nghệ thuật để khám phá chiều sâu tácphẩm văn học

1.1.2 Biểu tượng văn hóa

Do khái niệm và nội hàm văn hóa rất rộng nên không thể nói rằng mình

đã hiểu hết ngọn nguồn một nền văn hóa, cũng không ai có thể khẳng địnhrằng mình đã chạm đến những yếu tố tận cùng của một nền văn hóa Dù chínhthức khẳng định hay ngầm định thì các nhà nghiên cứu đều quan tâm đếnnhững biểu tượng văn hóa bởi lẽ nó là đơn vị cơ bản của văn hóa, là hạt nhân

di truyền xã hội và quan trọng hơn là nó sinh ra nhờ năng lực biểu tượng hóacủa con người Con người tư duy bằng biểu tượng, giao tiếp bằng biểu tượng

và thể hiện tâm tư, tình cảm sâu kín nhất cũng như những thăng hoa, nhữngkhát vọng của mình cũng bằng biểu tượng Khi chúng ta có thể hiểu được cácbiểu tượng thì có thể hoàn toàn hiểu được hệ giá trị văn hóa của cả dân tộc Vìtoàn bộ giá trị của mỗi nền văn hóa luôn được kết tinh lại trong hệ thống cácbiểu tượng Có một ý kiến của nhà ngôn ngữ - văn hóa Levis Strauss, ngườiviết xin trích lại lời của ông để nói về biểu hiện của mã văn hóa “Mọi nền vănhóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng, trong đó ở hàngđầu là ngôn ngữ, các nguyên tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật,khoa học tôn giáo” Theo quan niệm này, biểu tượng văn hóa tồn tại trong

Trang 21

ngôn ngữ, các phong tục tập quán, các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, triếthọc và tôn giáo,… của mọi cộng đồng Dù muốn dù không, văn học luôn

có quan hệ mật thiết với văn hóa, là sự thể hiện bằng hình tượng nghệthuật các biểu hiện văn hóa Giải mã các biểu tượng văn hóa của một nềnvăn học sẽ là cơ sở vững chắc để nhà nghiên cứu có thể khái quát đượctính dân tộc của nền văn học ấy

Mỗi nền văn hóa sẽ sản sinh và lưu tồn những mã văn hóa đặc trưng.Chẳng hạn, tín ngưỡng phồn thực cũng là một mã văn hóa thể hiện tính bảnđịa của các nước nông nghiệp Phồn: tốt, nhiều; thực: sinh nở con cái, sinh sôinảy nở Tín ngưỡng này thể hiện ra trong các hoạt động văn hóa theo haiphương thức: nghi lễ thờ cúng sinh thực khí nam nữ và tôn sùng hoạt độngtính giao Tín ngưỡng đó thể hiện trong mã (tín hiệu, biểu tượng) qua cáchình thức: tròn – vuông; âm – dương; chẵn – lẻ;… Nó đi vào nghệ thuậtbằng hình chạm khắc các tượng bằng đá hay bằng gỗ, các trò chơi như tròtrám, đánh phết; đi vào văn học dân gian với thần thoại về các đôi nam nữthần như Nữ Oa – Tứ Tượng, Ông Đùng – Bà Đà; Ông Thu Tha – Bà ThuThiên; Ông Đực – Mụ Cái… mà các sinh thực khí của họ được đặc tả vàphóng đại về kích thước

Từ văn hóa đến sự thể hiện nền văn hóa đó có một khoảng cách khálớn, trải qua một số khúc xạ, một số lựa chọn tự nhiên trong tiếp nhận vàthể hiện, vượt quá những cảm nhận cá biệt Vì vậy, hầu như không baogiờ mã văn hóa được thể hiện toàn bộ hay rõ rệt như sự đồ chiếu văn hóa

mà chỉ một số yếu tố nổi trội, tập trung nhất của văn hóa được tập trungtrong các mã mà thôi

Giải mã văn hóa chính là giải mã các biểu tượng văn hóa Biểu tượng

đó có thể nhận thấy ở nhiều lĩnh vực như tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tậpquán, văn học nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng, , bởi nó là sự thể hiện quan

Trang 22

niệm, tư tưởng, thái độ, tình cảm, truyền thống một cộng đồng thông qua hệthống biểu tượng Giải mã biểu tượng văn hóa vì vậy là một thao tác đầy khókhăn nhưng cũng hết sức thú vị.

1.1.3 Biểu tượng văn học

Từ biểu tượng văn hóa đến biểu tượng trong văn học là sự phát triển từcấp độ hình ảnh lên hình tượng nghệ thuật Văn học phản ánh cuộc sống bằnghình tượng nghệ thuật nhưng đó không phải là sự phản ánh mang tính chấtsao chép, photo đời sống Hiện thực đi vào văn bản nghệ thuật đã được điểnhình hóa cao độ và thấm đẫm màu sắc chủ quan của lăng kính nghệ sĩ Đó làhiện thực mang tính quan niệm Bằng hình tượng, nghệ thuật nói chung vàvăn học nói riêng sáng tạo ra một “thế giới thứ hai” – thế giới mang đậm tínhbiểu tượng Biểu tượng, do vậy, trở thành một đặc trưng cốt lõi của phươngthức phản ánh trong nghệ thuật Chính tính biểu tượng đã tạo nên sự đa nghĩacho hình tượng văn học, theo một phương diện nào đó đã mở ra kết cấu mởcho mọi văn bản văn học Ngược lại, chính văn học nghệ thuật đã làm giàu cóhơn thế giới biểu tượng: “Sự trừu tượng hóa khoét rỗng biểu tượng và đẻ ra kíhiệu, nghệ thuật, ngược lại, chạy trốn kí hiệu và nuôi dưỡng biểu tượng” Tấtnhiên, không phải mọi hình tượng đều trở thành biểu tượng, biểu tượng thiên

về các ý nghĩa nằm ngoài, vượt khỏi tính cụ thể cảm tính của hình tượng,chạm tới miền vô thức sâu thẳm trong tâm cảm nhà văn, đánh động và thứcdậy mọi linh cảm của người đọc Biểu tượng vừa là cứu cánh mà người đọchướng tới vừa là nỗi ám ảnh khắc khoải về một ấn tượng sâu đậm mà ngườiviết muốn trình bày Lý luận văn học hiện đại chỉ rõ quá trình phát triển từvăn bản đến tác phẩm văn học và đề cao vai trò của người đọc như một chủthể tiếp nhận tích cực, năng động, “đồng sáng tạo” với nhà văn Thiết nghĩ,điều đó có được trước hết là bởi bản thân một sáng tác văn học đã là một thếgiới hình tượng nghệ thuật giàu tính biểu tượng

Trang 23

Biểu tượng văn học bắt nguồn từ biểu tượng văn hóa vì vậy nó cũng làmột hiện tượng lịch sử, chịu sự chi phối của ngôn ngữ, tâm lý, quan niệm củadân tộc và thời đại Tuy nhiên, bên cạnh việc thể hiện ý thức chung của xãhội, cộng đồng, biểu tượng văn học chịu sự chi phối đậm nét của quan niệmnghệ thuật, cảm quan nghệ sĩ và phong cách cầm bút của mỗi cá tính sáng tạoriêng ấy Mỗi biểu tượng văn học đều được đặt trong một khoảng trời riêng,một bầu không khí đặc sánh chất cá nhân của người nghệ sĩ Cho nên, việckhám phá chiều sâu ý nghĩa biểu tượng văn học không thể tách khỏi “dungmôi” mà nó tồn tại, nghĩa là phải đặt nó trong thế giới nghệ thuật của nhà văn

để nhìn thấy nét độc đáo và nội dung tiềm ẩn bên trong Song, cũng như biểutượng nói chung, biểu tượng văn học còn có giá trị tự thân và nội tại của nó.Điều này khiến ý nghĩa biểu tượng văn học mở rộng trên nhiều bình diện, cấp

độ, từ đó tạo ra cho văn học một vẻ đẹp vô tận và song hành cùng thời gian

Như vậy, từ văn hóa đến văn học, biểu tượng đã trải qua một quá trìnhvừa chưng cất, thanh lọc, vừa bồi đắp, sắc thái hóa để mang giá trị điển hìnhtrong ý nghĩa trọn vẹn của từ đó

Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi sẽ không đi sâu nghiêncứu biểu tượng theo nghĩa rộng cũng như sẽ không phân tích những đúng/sai,hợp lý/không hợp lý trong các cách định nghĩa và xác định nội hàm khái niệmbiểu tượng và biểu tượng văn hóa mà chúng tôi sẽ chỉ chuyên sâu vào vấn đềbiểu tượng văn học, cụ thể hơn là biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm vănhọc và sẽ triển khai biểu tượng theo hướng là hình ảnh tượng trưng, hay nóicách khác, biểu tượng là những hình thức dùng hình này để tỏ nghĩa nọ, dùngmột hình ảnh cụ thể để nói lên một ý niệm trừu tượng

Trong văn học nghệ thuật, biểu tượng gần gũi với hình ảnh về mặt chứcnăng và nội dung Tự bản thân chúng, các hình ảnh không được sử dụng nhưbiểu tượng; chúng trở thành biểu tượng khi được đặt trong môi trường phù

Trang 24

hợp Những hình ảnh truyền thống như khu vườn, núi, thung lũng… đều trởthành biểu tượng trong các môi trường sống của chúng Một khu vườn chỉ làkhu vườn, cho tới khi trong đó xuất hiện một người đàn ông, một người đàn

bà và con rắn thì nó đã trở thành vườn địa đàng, hay thiên đường trên mặt đất.Một hòn đảo cũng chỉ là một phần đất liền được bao quanh bởi nước, cho đếnkhi John Donne nói “không ai là một hòn đảo”, nó đã trở thành biểu tượngcho sự cô độc, tự cung tự cấp

Một hình ảnh có thể mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, cũng như nhiềuhình ảnh khác nhau có thể được sử dụng để chuyển tải một ý nghĩa biểu tượnggiống nhau Biểu tượng là yếu tố động, luôn thay đổi, tùy thuộc vào ảnhhưởng của tri giác tác động cũng như tùy thuộc vào trí tưởng tượng của mỗi

cá nhân Đồng thời, ý nghĩa của biểu tượng có sự khác biệt qua không gian vàthời gian Một ví dụ khá thú vị cho sự khác biệt ý nghĩa của biểu tượng dựatrên sự khác biệt về không gian và nền văn hóa là biểu tượng chiếc gương.Trong văn hóa Nhật Bản, gương được coi là sự phản chiếu của sự thật, tínhchân thực, nội dung của trái tim và ý thức; sự trong suốt của bề mặt tấmgương và sự rõ ràng của các hình phản chiếu là sự toàn thiện, khuyến khíchcon người xua đuổi các đám mây đam mê gây méo mó ra khỏi tâm trí mình.Tuy nhiên, trong văn hóa một số nước Trung Đông và nhiều nước phươngtây, mỗi tấm gương lại là một cánh cửa đưa đến một thế giới khác, là conđường dẫn trực tiếp tới hang động của phù thủy; vì vậy người ta cho rằng cácphù thủy thường dùng gương để triệu tập các thế lực ma quái

Không chỉ không gian mà thời gian cũng là một yếu tố dẫn đến sự thayđổi ý nghĩa của biểu tượng Cần phải thấy rằng, biểu tượng nghệ thuật luôn có

xu hướng cách tân, hoặc là bổ sung ý nghĩa cho những biểu tượng cũ hoặcphát sinh những biểu tượng hoàn toàn mới Ví dụ như, suốt một thời gian dài,những nữ phù thủy là hiện thân của ham muốn, sợ hãi và những xu hướng

Trang 25

khác của tâm thức xung khắc với cái tôi của chúng ta; là đại diện cho cái xấu

xa, cho sức mạnh của bóng tối Nhưng, theo thời gian, trong văn học đã xuấthiện hình ảnh những phù thủy trung tính hoặc phù thủy thiện, và biểu tượngphù thủy – cái xấu xa đã dần dần bị mờ nghĩa và cuối cùng chết hẳn

Chính vì thế, muốn hiểu được biểu tượng, nhất thiết phải đặt nó vàotrong môi trường sống của nó

Đối với các biểu tượng văn học, môi trường của nó trước tiên là tácphẩm Các nghệ sĩ thường xuyên sử dụng những hình ảnh mang ý nghĩa biểutượng, và sự lặp đi lặp lại các hình ảnh biểu tượng đó trong tác phẩm đã tạo ramột hiệu quả nhất định đến người đọc, để người đọc tiếp nhận và phát triển

nó Sống trong môi trường chung văn hóa, thời đại, biểu tượng tồn tại trongmột môi trường không bao giờ mất đi: chỉnh thể tác phẩm, nên cho dù thời đạisản sinh ra nó đã lùi sâu vào quá khứ, nó vẫn sống động trong tác phẩm vớirất nhiều mối quan hệ, ý nghĩa của nó vẫn được cảm nhận và lí giải khôngmấy khó khăn Tuy nhiên, theo thời gian và qua không gian, những biểutượng đó cũng có thể và chắc chắn sẽ được liên tục bổ sung ý nghĩa mới.Chính vì thế, dù tồn tại trong một môi trường không thay đổi theo thời gian vàkhông gian – chỉnh thể tác phẩm – nhưng ý nghĩa biểu tượng trong tác phẩmkhông hoàn toàn cố định, không “chết” mà vẫn luôn phát triển và kích thíchtrí tưởng tượng cũng như khả năng sáng tạo của độc giả Có một thực tế là cónhững biểu tượng được hình thành trong quá trình tiếp nhận, không hề phụthuộc vào ý kiến chủ quan của tác giả

Như vậy, tiếp thu thành quả của các nhà nghiên cứu và dựa trên nhữngtìm hiểu của bản thân, người viết tạm thời đưa ra một cách hiểu về biểu tượngnghệ thuật trong các tác phẩm văn học, theo đó: biểu tượng nghệ thuật trongtác phẩm văn học là những ký hiệu ngôn ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần, cókhả năng biểu hiện những ý nghĩa sâu sắc; mỗi biểu tượng nghệ thuật đại diện

Trang 26

trước hết cho chính bản thân nó rồi sau đó mới đại diện cho một cái gì ngoàinó; mỗi biểu tượng đều có tính ổn định tương đối về mặt ý nghĩa.

Cùng với sự cộng hưởng của yếu tố văn hóa, lịch sử, biểu tượngtrong tác phẩm luôn mở ra nhiều tầng nghĩa với những chiều kích liêntưởng khác nhau Nhà văn thường dụng công xây dựng những biểu tượngthẩm mỹ để tăng cường giá trị biểu đạt và chiều sâu ý nghĩa cho tác phẩm.Biểu tượng thẩm mỹ luôn luôn chứa khả năng nảy sinh quan niệm, dồnnén các ý nghĩa Điều này mang đến cho bạn đọc những khoái cảm của trítuệ, của chiêm nghiệm, cảm giác vừa quen vừa lại Và đó cũng chính làsức hấp dẫn của văn chương

1.2 Biểu tượng ếch trong tâm thức dân gian

( tiếng Hy Lạp cổ đại an nghĩa là thiếu, oura là đuôi) Bộ không đuôi có phạm

vi phân bố rộng, từ miền nhiệt đới tới vùng cận bắc cực, nhưng nơi tập trung

sự đa dạng loài nhất rừng mưa nhiệt đới Hiện có khoảng 4.800 loài được ghinhận, hơn 85% số loài lưỡng cư hiện đại Đây cũng là bộ động vật có xươngsống đa dạng thứ năm

Các nhà khoa học tin rằng loài ếch xuất hiện lần đầu vào khoảng 250

triệu năm trước – thời đại loài khủng long thống trị Trái Đất Từ “ếch” xuất phát từ tiếng Anh cổ frogga, có lẽ lại xuất phát từ ngôn ngữ tiền Ấn- Âu preu

– để nhảy Khoảng 88% số loài lưỡng cư được phân loại trong bộ Anura Baogồm khoảng 4810 loài ếch, thuộc 33 họ đã được tìm thấy ở khắp các châu lục

Trang 27

ngoại trừ Nam cực Chúng sinh sôi ở khắp mọi nơi, từ rừng nhiệt đới đến caonguyên lạnh giá, thậm chí cả ở sa mạc.

Ếch là loài động vật lưỡng cư không có lông và vảy, sinh sản bằng cách

đẻ trứng dưới nước Hầu hết ếch nở ra từ trứng như cá – thành ấu trùng haycòn gọi là nòng nọc Ở giai đoạn này, phần lớn nòng nọc chỉ có thể sống đượcdưới nước (có một số loài nòng nọc sống trên cạn) Nòng nọc sẽ trở thành ếchcon sau một quá trình gọi là sự biến thái Phụ thuộc vào từng loài mà quátrình này có thể diễn ra trong vài ngày hoặc thậm chí cả năm

Không giống loài máu nóng như con người, ếch là loài máu lạnh, điều

đó có nghĩa nhiệt độ cơ thể chúng sẽ thay đổi theo nhiệt độ của môi trườngsống Ếch thở qua da, nhờ làn da mỏng và ẩm nên khí dễ dàng thẩm thấu qua.Mặc dù ếch cũng có phổi, nhưng chúng vẫn phải phụ thuộc vào lượng khí oxyhấp thụ qua da, đặc biệt là khi ở dưới nước

Ếch còn có khả năng nhìn tốt trong đêm và rất nhạy cảm với chuyểnđộng, mắt chúng nằm cao trên đầu và lồi ra giúp chúng có thể nhìn được mọihướng Chúng dựa vào mắt để nuốt thức ăn, chúng đẩy thức ăn xuống họngbằng cách chớp mắt, nhờ áp lực được tạo ra ở vòm miệng trong hộp sọ Mimắt nằm bên trong không màu, còn được gọi là màng nháy, giúp chúng bảo

vệ mắt khi bơi Màng chân giúp ếch bơi bằng cách đẩy nước đi, điều này làmchúng có thể lướt nhanh trên mặt nước Nhờ đó, chúng có khả năng nhảy xagấp hai mươi lần chiều dài cơ thể

Màu sắc được quyết định bởi các tế bào sắc tố Các tế bào sắc tố nằm ởdưới da Bằng cách thao tác và di chuyển sắc tố trong các tế bào nhất định,nhiều loài ếch có thể điều chỉnh độ sáng của da chúng Da ếch có thể có mụn.Một vài mụn là các tuyến nhầy để bôi trơn da, hoặc là các tuyến hạt sản sinhđộc tố để bảo vệ chúng khỏi động vật ăn thịt

Trang 28

Tóm lại, con ếch chứa đựng những đặc điểm thuộc về bản chất Vớiđiều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi, hệ động thực vật hết sức phong phú và đadạng Ếch là loài động vật quen thuộc, nó không đơn thuần là loài tồn tại cùngvới cuộc sống con người trong môi trường tự nhiên mà nó còn đi vào tâmthức văn hóa dân tộc.

1.2.2 Ếch trong văn hóa Trung Hoa

Ếch xuất hiện trong nhiều truyền thuyết, những câu chuyện cổ tíchtrong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, và cũng có nhiều vai trò vănhóa trong văn học, biểu tượng và tôn giáo Chúng có xu hướng được mô tả lànhững con vật tốt bụng, xấu xí và vụng về nhưng có tài năng tiềm ẩn NgườiMoche ở Peru cổ đại tôn thờ loài động vật này, và thường mô tả chúng trongnghệ thuật của họ Tại Panama, truyền thuyết địa phương cho rằng may mắn

sẽ đến với bất cứ ai phát hiện ra một con ếch vàng Và người ta tin rằng khicon ếch vàng chết, nó sẽ biến thành một lá bùa may mắn

Loài ếch thường đi liền với hình ảnh mưa, và dĩ nhiên nó sẽ trở thànhlinh vật của nhiều vùng nông nghiệp Mưa thuận, gió hòa thì nông nghiệp mớiphát triển, kinh tế ổn định Ở Ấn Độ, nhiều dân làng còn tổ chức đám cướicho ếch để cầu mưa khi tình trạng hạn hán kéo dài quá lâu Còn đối với ngườiTrung Quốc, con ếch là loài vật có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc trongcuộc sống vật chất và cuộc sống tâm linh Trong tín ngưỡng dân gian, con ếch

có vị trí rất đáng chú ý, được coi là biểu tượng phồn thực, là vị thần may mắn

Tộc người Bulang ở Vân Nam, Trung Quốc có vật tổ là con ếch Vật

tổ ếch ở tư thế đang có thai sắp sinh, hai tay giơ cao lên đầu, hai chân colại, xoạc rộng ra mang hình ảnh của một con ếch Bởi vì khả năng sinh sảnsiêu việt, một bọc trứng ếch nở ra hàng trăm ngàn con nòng nọc nên ếch làbiểu tượng của mắn sinh (fertility), phồn thực (fecundity) và tái sinh(regeneration)

Trang 29

Hay nhân dân dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc sùng bái conếch Sở dĩ dân tộc Choang sùng bái loài vật này vì họ sinh sống ở khu vựcmưa nhiều và nhiệt độ cao ở Hoa Nam, lấy nông nghiệp làm nghề nghiệpchính, con ếch một mặt có thể bắt loài sâu bọ có hại trong ruộng lúa, mặt kháclại có khả năng sinh sôi nảy nở, cho nên dân tộc Choang chuyển sự kính mếnđối với thiên thần lên con ếch, để cầu xin được mùa, nhân dân thịnh vượng.Trên mặt các trống đồng cổ đều có hình tượng ếch, và đối với dân tộc Choang

mà nói, trống đồng gắn liền với văn hóa và phong tục tập quán, được sử dụngrất phổ biến Mỗi một chiếc trống đồng đều có một câu chuyện, mỗi một câuchuyện đều phản ánh văn hóa khác nhau Văn hóa trống đồng là một phầnquan trọng trong văn hóa dân tộc Quảng Tây Phong tục đánh trống đồngnhân dịp ngày tết, lễ cưới, lễ tang hoặc tế lễ để bày tỏ, chào mừng hoặc chiabuồn, người dân thường tổ chức hoạt động tôn giáo để tế tổ tiên, cầu mongthần linh phù hộ cho bình an và được mùa Phong tục này đã được kế thừacho đến ngày nay

Hiện nay, người ta xây dựng Đài Nhạc Trống Đồng rộng khoảng 4000mét vuông, là một sân khấu lộ thiên chìm xuống mặt đất, nối với quảngtrường lớn trở thành một sân biểu diễn rất lớn Tại đây, từng tổ chức lễ kỷniệm 40 năm thành lập khu tự trị Quảng Tây, lễ bế mạc Liên hoan dân caquốc tế Nam Ninh, lễ bế mạc Liên hoan phim Kim Kê Bách Hoa… chươngtrình TV nổi tiếng của CCTV cũng từng tổ chức hoạt động ở đây Bối cảnhsân khấu lấy trống đồng làm tiêu điểm, bên cạnh là tượng người trong Tranh

đá Hoa Sơn, động vật thực vật, dùng ngôn ngữ đặc biệt và hình dáng thô sơ

để tỏ rõ tinh thần của dân tộc Quảng Tây và văn hóa tôtem của dân tộcChoang Bên cạnh quảng trường và sân khấu là trụ tôtem ếch, được thiết kế

và xây dựng theo tôtem ếch lưu truyền rộng rãi nhất và ảnh hưởng sâu rộngnhất của dân tộc Choang

Trang 30

Trong di sản nghệ thuật tạo hình của nhiều bộ tộc nguyên thủy đã từngtồn tại điệu múa – vũ điệu được vẽ trên vách đá Những mô tip hoa văn hìnhngười rất gần gũi với mô típ được gọi là “hình ếch” (frog shaped figures).Điệu múa này từng được người tiền sử thể hiện qua các hình vẽ trên váchhang động, biểu lộ niềm vui khi săn được thú và cầu mong sự trợ giúp củathần linh Trong vô số hoa văn phức tạp được chạm khắc trên đá, người ta tìmthấy những hình biểu tượng sinh thực khí nữ, hình bàn chân người, bốn hìnhngười trong tư thế giơ hai tay, hai chân dạng ra đối xứng theo trục dọc, giốngvới động tác của con ếch đang bơi Đặc biệt, điệu múa cổ được vẽ trên vách

đá cheo leo ở vùng người Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc được xem làbức tranh vẽ trên vách đá của người tiền sử còn nguyên vẹn và hiếm hoi nhấttrên thế giới Với giá trị lịch sử và nghệ thuật có một không hai nên bức tranhnày đã được nghiên cứu, phục dựng và trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa cácdân tộc tỉnh Quảng Tây Bảo tàng này có một gian phòng rộng tái hiện vách

đá và trên đó điệu múa được thể hiện đúng với nguyên mẫu ngoài thực địa Tađược nhìn thấy hàng loạt hình người nhảy múa sinh động với tư thế hai tayđưa lên trời, chân dạng ra như hình ếch Bên cạnh hình người múa theo tư thếthẳng và nghiêng về một bên còn có hình ảnh các con thú lớn nhỏ, các vòngtròn ở giữa có hoa thị… Hình vẽ có bố cục chặt chẽ theo thủ pháp liên hoàn,đồng hiện, diễn tả cảnh vui nhộn hân hoan của người nguyên thủy khi sănđược thú lớn Tất cả các hình được thể hiện bằng màu đỏ lấy từ huyết các conthú đã bị giết trong các cuộc đi săn, đó là họa phẩm tự nhiên của các “họa sĩngười nguyên thủy”

Vậy có gì liên quan giữa khối tượng ếch trên trống đồng cổ với vũ điệuhình ếch? Trên trống đồng, nếu vầng mặt trời tỏa tia ở giữa mặt trống làdương thì các hình ếch vây quanh tất nhiên là âm Kết cấu bộ đôi này là biểutượng của tín ngưỡng phồn thực cổ xưa của nhiều dân tộc Trong vũ điệu hình

Trang 31

ếch, đoàn người vừa múa vừa xoay vòng quanh chiếc cột tế, cột tế là biểutượng của dương, vai trò kiểu như chiếc Linga Vũ điệu hình ếch là âm để gộpthành bộ đôi phồn thực (cầu mùa) Có thể thấy, trống đồng mang tượng ếch

và vũ điệu hình ếch là câu chuyện không lời về cội nguồn văn hóa các dân tộcTrung Hoa

1.3 Biểu tượng ếch trong tác phẩm

1.3.1 Tác giả Mạc Ngôn và những yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác

Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh ngày 17 tháng 2 năm

1955 tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Ông đã phải nghỉ học tiểu học giữa chừng do Cách mạng văn hóa vàphải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, chăn dê ngoài đồng, luôn bịđói khát và cô đơn Năm 1976, ông nhập ngũ Đến năm 1984, ông trúng tuyểnvào khoa văn thuộc Học viện Nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm

1986 Tháng 10 năm 1987 ông chuyển ngành, sang hoạt động trên lĩnh vựcbáo chí và viết văn chuyên nghiệp Năm 1981 ông bắt đầu công bố tác phẩm

và đến nay, ông đã cho in 11 tiểu thuyết, 20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn

và 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tùy bút…, tổng cộng trên 200 tácphẩm Hiện nay, ông là sáng tác viên bậc 1 của Cục chính trị - Bộ Tổng thammưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

Năm 2012 Mạc Ngôn đoạt giải Nobel văn học làm nức lòng độc giảtrong và ngoài nước Uỷ ban Nobel cho biết các tác phẩm của Mạc Ngônđược sáng tác theo phong cách độc đáo, kết hợp chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

với các câu chuyện dân gian, lịch sử và văn học đương đại (Theo Bách khoa

toàn thư mở Wikipedia) Mạc Ngôn là một tác giả có ý thức trách nhiệm tự

giác rất cao trong sáng tạo nghệ thuật, trong Mạc Ngôn và những lời tự bạchông cũng chia sẻ về quan niệm nghệ thuật của mình – phương thức người báotin duy nhất Mạc Ngôn đã khẳng định: “Viết gì thì đều phải có tính sáng tạo

Trang 32

đầu tiên và độc nhất Người khác đã làm rồi thì không thể lặp lại Tốt nhất làviết những gì người khác chưa viết, thủ pháp cũng là cái mình chưa sử dụnglần nào” và “Tiểu thuyết hay trong lòng tôi, thứ nhất phải có ngôn ngữ hay,thứ hai phải có cốt truyện hay, thứ ba phải chứa đựng nhiều điều thú vị vànhững trăn trở, để độc giả mong đợi, thứ tư phải để độc giả thấy được nhữngthay đổi trong tư tưởng của nhà văn, cũng có nghĩa là phải để cho độc giả cảmthấy mình ở cũng vị trí với nhà văn” Như vậy với Mạc Ngôn, quan trọng nhấttrong sáng tác nghệ thuật là có sự tìm tòi về thể loại và ngôn ngữ, tối kị nhất

sự lặp lại người khác và không chấp nhận cả sự lặp lại của chính mình, luônlàm mới mình là yêu cầu mà ông đặt ra và theo đuổi trong suốt các chặngđường sáng tác

Mạc Ngôn sinh ra trong một gia đình nông dân đông con ở Cao Mậtnghèo nàn, lạc hậu Tuổi thơ ông không được hưởng sự yêu thương của cha

mẹ, cũng không được hưởng nền giáo dục văn hoá mà đáng ra một đứa trẻnào cũng được hưởng Tuổi thơ sống trong nghèo đói, trong những lo lắng tủinhục về miếng cơm manh áo càng khiến cho Mạc Ngôn có cái nhìn về cuộcđời và con người chân thực và sâu sắc: “Tôi là một người xuất thân từ tầnglớp thấp kém, tác phẩm của tôi chứa đầy quan điểm thế tục Nếu ai đó địnhtìm thấy sự tao nhã sang trọng trong tác phẩm của tôi, chắc chắn họ sẽ thấtvọng Đó là điều không thể Người thế nào thì nói lời thế ấy, cây nào thì quả

ấy, chim nào thì tiếng hót ấy Tôi lớn lên từ trong đói rét cơ hàn, đã từngchứng kiến rất nhiều cảnh khổ đau và bất công” Cuộc sống từ thưở niên thiếuđến lúc trưởng thành đã ảnh hưởng sâu sắc đến con đường văn chương củaông Ông đã mang cả tuổi thơ và mang cả hình bóng quê hương vào mỗi trangvăn của mình

Nhà văn Mạc Ngôn đã từng trò chuyện “… Cái ập vào trong đầu óc tôilại toàn là tình cảnh quê hương Kỳ thực, cùng với lúc tôi đang gắng sức rời

Trang 33

xa quê hương, cũng từng bước tôi nhích lại quê hương một cách vô thức”.Quả thật người đọc có thể dễ dàng nhận thấy mối tình sâu đậm không thể tanchảy giữa ông với “huyết địa” làng Đông Bắc, Cao Mật Cũng chính vì vậy,giới bình luận văn học đã gọi ông là “vị hoàng đế khai phá trời đất của làngĐông Bắc, Cao Mật” Ông tự hào tuyên bố: “Thôn Cao Mật Đông Bắc của tôi

là một nước cộng hòa văn học do tôi sáng lập ra, và tôi chính là quốc vươngcủa vương quốc ấy Mỗi khi cầm bút lên và viết về thôn Đông Bắc Cao Mậtcủa tôi, tôi cảm thấy mình hạnh phúc lớn lao khi có được quyền lực ấy, tôi cóthể dời non lấp biển, hô mưa gọi gió trên vùng đất ấy” [29, tr.93] Hàng loạt

tác phẩm của Mạc Ngôn, từ tiểu thuyết Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Tửu

quốc, Đàn hương hình, đến truyện vừa Củ cà rốt trong suốt, Châu chấu đỏ,…

đều xoay quanh nước cộng hòa Đông Bắc Cao Mật Ông đã khiến cho nỗi đaukhổ và niềm vui sướng ở đây trở thành nỗi đau khổ và niềm vui sướng củatoàn thể nhân loại Mạc Ngôn cho rằng: “Quê hương của nhà văn không chỉ lànơi quê cha đất tổ, mà còn là nơi nhà văn đó đã sống từ hồi tuổi ấu thơ chođến thanh niên” [30, tr.342] Và cũng chính điều này đã tạo nên tầm vóc củanhà văn Mạc Ngôn Ông rất tự hào về điều đó: “Trong vương quốc ấy, tôiphát ra hiệu lệnh, trong tay tôi có quyền sinh quyền sát và niềm hạnh phúcđứng đầu thiên hạ” [30, tr.236]

Nhà văn Mỹ Faulkner đã không ngừng viết đi viết lại mãi về cái quêhương dài rộng vừa chỉ bằng con tem thư nhưng đã tạo ra được cả một vùngtrời đất cho riêng mình Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới Mạc Ngôn, tathấy ông đã phơi bày tất cả những hiện thực ngổn ngang và trần trụi của quêhương Cao Mật trên trang viết Và từ lăng kính nhỏ của quê hương, MạcNgôn đã vẽ nên bức tranh đầy màu sắc với những gam màu sáng tối đan xencủa xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ Một nhà văn từng nói “Tiểu thuyết củaMạc Ngôn đều xuất phát từ chiếc bao gai Đông Bắc, Cao Mật rách tả tơi”

Trang 34

“Chiếc bao gai rách tả tơi” là một cách nói hình tượng về một vùng đất “vừaanh hùng, vừa thổ phỉ” Đông Bắc, Cao Mật là nơi nhà văn đã khai tháckhông biết mệt mỏi trong những sáng tác của mình Hiện thực vô cùng sinhđộng và phong phú ở mảnh đất này đã khơi nguồn và trở thành nguồn cảmhứng mãnh liệt trong sáng tạo của Mạc Ngôn Có vấn đề mang tính thời đạinhư chiến tranh, hòa bình, thân phận con người, những đổi thay của xã hội…nhưng cũng có những chuyện vô cùng bình dị như cây bông, con trâu, đội dâncông làm đường… đã đi vào sáng tác Mạc Ngôn Đây không chỉ là chuyệnquê hương Cao Mật của ông mà còn là chuyện của đất nước Trung Quốc Ta

có thể dễ dàng nhận thấy mỗi vấn đề thời đại trong sáng tác Mạc Ngôn là hơithở ngồn ngộn, là hiện thực cháy bỏng của đất nước này

Vùng Cao Mật, Đông Bắc, Trung Quốc là bối cảnh phần lớn các tiểu

thuyết sống động, kiệt xuất của Mạc Ngôn Có thể nói, từ Cao lương đỏ cho tới Báu vật của đời rồi Đàn hương hình, mới đây là cuốn tiểu thuyết Ếch, trở

đi trở lại vẫn là chuyện của những con người, những gia đình, những dòng họcủa vùng Cao Mật, Sơn Đông ấy Cái tài của Mạc Ngôn là ở chỗ, ông đã biếnvùng Cao Mật quê ông thành một khái niệm văn học chứ không phải kháiniệm địa lý Nó hoàn toàn là một khái niệm mở, là một cảnh ảo do ông tưởngtượng trên cơ sở những kinh nghiệm của tuổi ấu thơ Ông đã biến Cao Mậtthành một Trung Quốc thu nhỏ, đồng hóa nỗi khổ, niềm vui của con ngườiCao Mật với nỗi khổ, niềm vui của toàn nhân loại Quê hương chính là nơi đểông đi về với tất cả niềm yêu thương trân trọng nhất và cũng là mạch nguồn,

là động lực sáng tác của nhà văn

Nhà văn biến Cao Mật Đông Bắc thành một địa phương mang tầm thếgiới, sánh ngang hàng với những nước cộng hòa đã thành danh: vùngRawanoak của Faulkner, làng Macondo của Marquez, Biên Thành của ThẩmTùng Văn Những ấn tượng về nông thôn là hồn phách trong các sáng tác củatác giả này

Trang 35

Bằng những sáng tạo độc đáo, bằng niềm khát khao thể hiện một cáinhìn mới mẻ về cuộc sống, con người, tác phẩm của Mạc Ngôn đã góp phầnlàm thay đổi cả diện mạo nền văn học đương đại Trung Quốc Sự cống hiếnkhông biết mệt mỏi cho văn học nghệ thuật của Mạc Ngôn đã được đánh giácao qua nhiều giải thưởng danh giá trong và ngoài nước.

1.3.2 Nhan đề tiểu thuyết và ý nghĩa của biểu tượng

Với Mạc Ngôn văn chương cần phải chạm khắc được đặc trưng vănhóa của dân tộc mình Quê hương Đông Bắc Cao Mật hiện lên với những nétvăn hóa, phong tục đặc thù Mỗi tác phẩm, tác giả luôn cố gắng đổi khác, làmmới, mang đến vẻ độc đáo cho những đứa con tinh thần của mình, song trongtừng trang văn, cái cốt lõi mà nhà văn muốn thể hiện lại là những nét vẻ riêngkhông chỉ bản thân mà còn là của quê hương, dân tộc mình Ta ấn tượng với

không gian lễ hội với lễ hội ngọc trai trong Rừng xanh lá đỏ, lễ hội tết thanh minh với bao trai thanh gái lịch dập dìu trong Đàn hương hình, lễ hội Chợ Tuyết đầy huyền bí trong Báu vật của đời,… Tất cả những điều đó trở đi trở

lại, xuất hiện trong nhiều tác phẩm nhưng những giá trị văn hóa ấy luôn cótính cố định đã được khẳng định và tạo ấn tượng sâu sắc trong kí ức, trongtình cảm của nhà văn

Báu vật của đời còn sáng tạo ra những biểu tượng văn hóa đặc sắc, như

“bệnh si mê vú” của Thượng Quan Kim Đồng Nhà nghiên cứu Đặng HiểuMang đã từng nghiên cứu mạc cảm luyến mẹ trong văn học Trung Quốc TừTrương Hiền Lượng, Trương Thừa Chí, Giả Bình Ao đến Mạc Ngôn, không

ai thoát khỏi mặc cảm ấy Sau bao năm bạo loạn động trời, mọi người đềumong muốn trở về thời thơ ấu ôm vú mẹ, êm đềm, ngọt ngào thuần khiết Vú

mẹ ở đây là biểu tượng của văn hóa Trung Quốc và không ít người nghĩ rằngchỉ có cái vú mẹ ấy là có thể tự mình lớn lên đầy đủ Mạc Ngôn dùng hìnhảnh đôi vú mẹ để tượng trưng cho sự phồn thực sinh sôi nảy nở của dân tộc

Trang 36

Tác giả tưởng tượng đôi vú mẹ biết “nhảy tang tang như vẫy gọi, như trao đổivới tôi những thông tin thần bí” Đôi vú biết phát ra thành tiếng, “chẳng khácnào đôi chim bồ câu gù gù bên nhau”, “chúng có thể co lại, nở to và xù lông

của đường sắt, của văn minh bên ngoài đã hiển hiện trong Đàn hương hình với những hành động phá hoại của Tôn Bính, trong Báu vật của đời, với cuộc

chiến của Tư Mã Khố và đồng đội Tất cả những cuộc đấu tranh ấy đã khắchọa nên một Cao Mật vừa anh hùng vừa thổ phỉ Âm thanh thứ hai, cũngchính Mạc Ngôn thừ nhận, là tiếng hát Miêu Xoang hiển hiện ai oán củanhững người bị áp bức Hí kịch Miêu Xoang “hát giọng ai, rất buồn, nhất làvai nữ, hoàn toàn là tiếng than khóc của những người phụ nữ bị áp bức” [27,

tr.674] Nhà văn cũng thừa nhận: “Mùa thu năm 1996, tôi viết Đàn hương

hình Tôi viết khoảng năm vạn chữ xoay quanh truyền thuyết về xe lửa và

đường sắt… cuối cùng phải giảm nhẹ âm thanh xe lửa và đường sắt, làm nổibật âm thanh Miêu Xoang”

Tác phẩm văn học thực sự hay phải là những tác phẩm có mùi vị, âmthanh “Tôi nhận thấy những tiểu thuyết có mùi vị là những cuốn tiểu thuyếthay” và “những nhà văn làm được cho cuốn sách của mình có hương vị độc

Trang 37

đáo riêng là những nhà văn giỏi nhất” [40, tr.17] Vì vậy, nhà văn luôn khaithác triệt để cảm giác của các nhân vật Tiểu thuyết của Mạc Ngôn nồng nặc

các hương vị: mùi hương của tỏi trong Cây tỏi nổi giận, mùi hương của hoa thạch lựu, mùi xú uế ở trường trung học số tám trong Thập tam bộ, mùi cao lương trong Cao lương đỏ,… chính những hương vị ấy giúp chúng ta dễ dàng

nhận ra được Mạc Ngôn giữa rất nhiều nhà văn Trung Quốc đương đại

Đến với tiểu thuyết Ếch, thông qua nhân vật Khoa Đẩu, Đông Bắc Cao

Mật hiện lên không phải là màu đỏ của cao lương đỏ, cà rốt đỏ, mặt trời đỏ,gấm đỏ, ớt đỏ, táo đỏ… mà với màu sắc và âm thanh rất riêng “Nếu có ai đóhỏi tôi, màu sắc cơ bản nhất ở Đông Bắc Cao Mật là gì, tôi không ngần ngại

gì mà nói: màu xanh!”… “Nếu có ai đó hỏi tôi, âm thanh chủ yếu ở Đông BắcCao Mật là gì, tôi không phải suy nghĩ gì mà nói một cách tự hào: Tiếng ếchkêu!”… Tiếng ếch kêu trầm trầm giống tiếng trâu nghé kêu; tiếng ếch kêu bithương giống tiếng dê con kêu; tiếng ếch kêu giống tiếng gà mái trước khinhảy ổ đẻ trứng kêu; tiếng ếch kêu giống như tiếng khóc chào đời của đứa trẻ

sơ sinh…” [35, tr.552]

Ếch – nhan đề tác phẩm hàm chứa quan niệm sáng tác của tác giả Mạc

Ngôn Mạc Ngôn thông qua nhân vật Tiểu sư tử để nói lên nguồn gốc của loàingười nói chung và người Trung Quốc nói riêng là loài ếch , hình dạng củanòng nọc và tinh trùng của người đàn ông hoàn toàn giống nhau, trứng củangười đàn bà và trứng ếch cũng chẳng khác nhau bao nhiêu,… thai nhi vừađược ba tháng trong bụng mẹ…có một cái đuôi dài hoàn toàn giống với loàiếch trong giai đoạn biến thái

Ếch, tên chữ Hán của tác phẩm là 蛙 – wa con ếch, đồng âm với 娃 –

wa đứa trẻ, đồng âm với 娲 – wa Nữ Oa Hai từ “con ếch” và “em bé” đồng

âm, đều phát âm là “wa”, âm Hán Việt là “oa” đã chứng minh rằng thủy tổcủa loài người là một con ếch mẹ, nhân loại là do ếch tiến hóa mà thành Thần

Trang 38

thoại Trung Quốc có truyện Nữ Oa, Nữ Oa tạo ra con người, được xem làthủy tổ của loài người, “oa oa” tượng trưng cho việc đẻ nhiều con Âm “wa” –

“oa” tiếng kêu của loài ếch giống tiếng khóc của trẻ con khi vừa rời khỏi lòng

mẹ Còn “oa” trong “thanh oa” là tôtem của vùng Đông Bắc Cao Mật Trongnhững bức bình phong, những tranh vẽ đều thể hiện sự sùng bái đối với ếch.Trên vòng tay của rất nhiều con búp bê đất sét vùng Đông Bắc Cao Mật ômmột con ếch như một sự may mắn

Trong tác phẩm, xuyên suốt câu chuyện về cuộc đời nhân vật cô còn cóhàng loạt câu chuyện đầy ám ảnh về thân phận con người, những số phận bấthạnh qua chiến dịch giảm thiểu tối đa dân số nhằm làm tươi sáng tương lai

của người Trung Quốc Ếch thực chất biểu trưng cho sinh mệnh con người mà

cụ thể là trẻ con trong chính sách kế hoạch hóa gia đình Tiếng ếch kêu làm bà

cô sợ hãi cũng là tiếng khóc đòi mạng sống của những bào thai chưa chào đời.Biểu tượng cho quyền sống của con người, con người đấu tranh và đi tìmhạnh phúc đích thực của mình trong cuộc đời Đồng thời, thông qua biểutượng ếch, tác giả nhằm phản ánh xã hội bất công, món thịt ếch là ẩn dụ cho

xã hội ăn thịt người, ăn thịt trẻ con Công ty nuôi ếch thực chất là công ty đẻthuê, “công ty chuyên sản xuất trẻ con”

Tiểu thuyết Ếch với phương thức tự sự xưa nay chưa từng có, sự kết

hợp của ba thể loại thư – kịch – tiểu thuyết, đã thể hiện một cách viết và khaithác đề tài hoàn toàn mới lạ của Mạc Ngôn Cuốn sách xoay quanh cuộc đời

và công việc của nhân vật chính – một nữ bác sĩ chuyên đỡ đẻ ở khắp nôngthôn Cao Mật, sau này phải chuyển sang nghề thắt ống dẫn tinh cho nam giới

và nạo phá thai Đây là một đề tài cực kì hiếm hoi trong văn học, được nhàvăn Mạc Ngôn miêu tả đầy kịch tính và khéo léo Tác phẩm như một bứctranh xã hội sâu sắc ở Trung Quốc, phản ánh được những tác động của chính

Trang 39

sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài hơn ba mươi năm tới cuộc sống của ngườidân nước này trong những thập niên 60.

Tiểu kết

Trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, dù là người hay vật, tình hay cảnh, xahay gần, thực hay ảo đều không một phút một li nào tách rời biểu tượng Tiểu

thuyết Ếch cũng không phải ngoại lệ Ở chương tiếp theo, chúng tôi xin được

mạo muội thử giải mã điều mà Mạc Ngôn đã gửi gắm trong biểu tượng ếch

Trang 40

CHƯƠNG 2: BIỂU TƯỢNG ẾCH VÀ HIỆN THỰC NGHIỆT NGÃ

Mạc Ngôn là một nhà văn quân đội nhưng ông không dùng ngòi bútcủa mình để phục vụ cho cuộc chiến mà ông hoàn toàn hóa mình vào với đờisống hiện thực để lắng nghe nhịp đập của đất nước, nỗi lòng của nhân dân, đểviết lên những trang viết chân thật Ông hoàn toàn đứng về phía nhân dân, vàcái ông phục vụ không còn đơn giản là phục vụ quân đội, phục vụ khángchiến mà vươn đến một tầm cao hơn đó là phục vụ nhân dân như ông đã từngchia sẻ tại diễn đàn của các nhà văn trường Đại học Tô Châu “Viết cho nhândân là viết cho bà con dân thường… Khi nhà văn muốn nói lên tiếng nói củadân chúng bằng tác phẩm của mình” Ông đứng trên quan điểm của người dân

để sáng tác Không tô hồng chặng đường mà đất nước ông đã đi qua, haynhững chiến công mà quân đội ông giành chiến thắng vang dội như nhiều nhàvăn đã đề cập Mạc Ngôn đề cập đến những mặt trái, những khó khăn hạn chếcòn mắc phải trên con đường đổi mới đất nước của ông một cách chân thậtnhất Có lẽ chính vì thế mà tác phẩm của ông có sức lay động vượt ra khỏiphạm vi một nước mà lan tỏa khắp thế giới

Mạc Ngôn là nhà văn có tâm huyết, có trách nhiệm cao đối với nghề củamình Ông coi nghề văn chẳng cao quý cũng chẳng thấp hèn, nhà văn chẳng phải

là “kĩ sư tâm hồn”… Ông chỉ biết khi cầm bút viết văn thì phải là người có tráchnhiệm với mình, với nghề và với thời đại Chính vì vậy, nhà văn không thể táchrời khỏi xã hội Dù có tìm mọi cách trốn tránh hiện thực thì hiện thực ấy vẫn cứtìm anh Vạch trần những mặt đen tối của đất nước, đương nhiên chẳng dễ dàng

gì vì liên quan đến chức trách nhà văn Nhưng Mạc Ngôn đã không ngại ngùngđưa ngòi bút của mình mổ xẻ hiện thực nghiệt ngã, để từ đó gióng lên hồichuông cảnh tỉnh về thực tại ngổn ngang, phức tạp, bộn bề của cuộc sống Ởchính trong cuộc sống ấy, con người không tìm được bến đỗ bình yên và cảmgiác bình yên trở nên ngày càng xa vời, mong manh

Ngày đăng: 11/07/2016, 22:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nhuệ Anh (2006), “Mạc Ngôn: cá tính làm nên số phận”, Báo Văn nghệ (15), tr.12-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạc Ngôn: cá tính làm nên số phận”, "Báo Văn nghệ
Tác giả: Nhuệ Anh
Năm: 2006
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2004
3. Bakhtin.M (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin.M
Năm: 1992
4. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải mã văn học từ mã văn hóa
Tác giả: Trần Lê Bảo
Nhà XB: Nxb Đại học Quốcgia
Năm: 2011
5. Trần Lê Bảo (2009), “Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc (2), tr.68-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học”, "Tạp chínghiên cứu Trung Quốc
Tác giả: Trần Lê Bảo
Năm: 2009
6. Trần Lê Bảo (2010), “Giải mã tác phẩm “Người đẹp say ngủ” của Yashunari Kawabata”, Tạp chí Đông Bắc Á (3), tr.51- 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải mã tác phẩm “Người đẹp say ngủ” củaYashunari Kawabata”, "Tạp chí Đông Bắc Á
Tác giả: Trần Lê Bảo
Năm: 2010
7. Trần Lê Bảo (2009), “Giải mã tác phẩm “Tử cấm nữ” của Lư Tân Hoa”, Viện nghiên cứu Trung Quốc (2), tr.150 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải mã tác phẩm “Tử cấm nữ” của Lư Tân Hoa”,"Viện nghiên cứu Trung Quốc
Tác giả: Trần Lê Bảo
Năm: 2009
8. Benac H. (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn giải ý tưởng văn chương
Tác giả: Benac H
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
9. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Marquez, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Marquez
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
10. Lê Nguyên Cẩn (2006), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường Becton Brech, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhàtrường Becton Brech
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
11. Jenan Chevalie & Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng – Trường viết văn Nguyễn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hóathế giới
Tác giả: Jenan Chevalie & Alain Gheerbrant
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng – Trường viết văn Nguyễn Du
Năm: 2002
12. Dương Dương (2005), Mạc Ngôn, nghiên cứu và tư liệu, Nxb Nhân dân Thiên Tân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạc Ngôn, nghiên cứu và tư liệu
Tác giả: Dương Dương
Nhà XB: Nxb Nhân dânThiên Tân
Năm: 2005
13. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiệnđại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
14. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây – Tiếp nhận và giao thoa trong văn học, Nxb giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam và phương Tây – Tiếp nhận và giaothoa trong văn học
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2007
15. Hà Minh Đức (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữvăn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
17. Hồ Sĩ Hiệp (2003), “Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam”, Báo Văn nghệ (32), tr.13-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam”, "BáoVăn nghệ
Tác giả: Hồ Sĩ Hiệp
Năm: 2003
18. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2000
19. Bùi Thị Thanh Hương (2010), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
Tác giả: Bùi Thị Thanh Hương
Năm: 2010
20. Kundera. M (2001), Nghệ thuật tiểu thuyết, những di chúc bị phản bội, Nxb Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tiểu thuyết, những di chúc bị phản bội
Tác giả: Kundera. M
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w