1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN các cụm LIÊN kết CÔNG NGHIỆP dệt MAY ở VÙNG KINH tế TRỌNG điểm bắc bộ

226 282 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 226
Dung lượng 3,95 MB

Nội dung

Thực trạng hình thành và phát triển cụm liên kết công nghiệp dệt may trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ dưới góc độ nghiên cứu quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp...78 3.3.. Tính cấ

Trang 1

-o0o -NGUYỄN KẾ NGHĨA

PHÁT TRIỂN CÁC CỤM LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP DỆT MAY Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ: 62.34.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN ĐĂNG TUẤT

TS TRƯƠNG ĐỨC LỰC

HÀ NỘI- 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tất cả các số liệu và những trích dẫn trong luận án đều có nguồn chính xác và rõ ràng Những phân tích trong luận án cũng chưa từng được công bố ở một công trình nào của tôi

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Tác giả luận án

Nguyễn Kế Nghĩa

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH VẼ vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9

1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 9

1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 19

1.3 Các kết luận rút ra từ tổng quan các công trình liên quan đến đề tài 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN CỤM LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP 28

2.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của cụm liên kết công nghiệp 28

2.1.1 Khái niệm cụm liên kết công nghiệp 28

2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của cụm liên kết công nghiệp 30

2.1.3 Vai trò của cụm liên kết công nghiệp 37

2.1.4 Đánh giá khả năng hình thành và phát triển cụm liên kết công nghiệp .41

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển cụm liên kết công nghiệp 43

2.2.1 Đặc tính chuỗi giá trị sản phẩm của ngành công nghiệp 44

2.2.2 Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước 45

2.2.3 Trình độ tích tụ, tập trung hóa sản xuất theo lãnh thổ của các doanh nghiệp .47

2.2.4 Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng trong vùng lãnh thổ 49

2.2.5 Cơ chế chính sách của Nhà nước về phát triển cụm liên kết công nghiệp 52

Trang 4

2.3 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển cụm liên kết công nghiệp và bài học

tham khảo cho Việt Nam 54

2.3.1 Kinh nghiệm của Malaysia về phát triển cụm liên kết công nghiệp trong quy hoạch vùng 54

2.3.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển cụm liên kết công nghiệp 56

2.3.2 Kinh nghiệm Trung Quốc về chính sách phát triển cụm liên kết công nghiệp 59

2.3.4 Các bài học tham khảo cho Việt Nam trong phát triển cụm liên kết công nghiệp 61

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 64

3.1 Tổng quan Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 64

3.1.1.Sự hình thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 64

3.1.2 Vị trí và vai trò Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 65

3.1.3.Khái quát tình hình phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ .68

3.2 Thực trạng hình thành và phát triển cụm liên kết công nghiệp dệt may trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 71

3.2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp dệt may Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 71

3.2.2 Thực trạng hình thành và phát triển cụm liên kết công nghiệp dệt may trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ dưới góc độ nghiên cứu quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp 78

3.3 Đánh giá tổng hợp về điều kiện tiền đề thuận lợi và khó khăn hạn chế của việc hình thành, phát triển cụm liên kết dệt may trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 95

3.3.1 Những điều kiện tiền đề thuận lợi 96

3.3.2 Những khó khăn hạn chế và nguyên nhân chủ yếu 109

Trang 5

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỤM LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TRONG VÙNG

KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 119

4.1 Phương hướng phát triển công nghiệp dệt may và cụm liên kết công nghiệp dệt may trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 119

4.1.1 Bối cảnh phát triển 119

4.1.2 Phương hướng phát triển 122

4.1.3 Ma trận SWOT cho hình thành và phát triển cụm liên kết dệt may trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 124

4.2 Giải pháp thúc đẩy hình thành và phát triển cụm liên kết công nghiệp dệt may trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 127

4.2.1 Xây dựng quy hoạch mạng lưới cụm liên kết công nghiệp dệt may trong Vùng 127

4.2.2 Thúc đẩy phát triển quan hệ liên kết giữa các DN dệt may với các chủ thể hữu quan trong Vùng 132

4.2.3 Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may vào vùng 137

4.2.4 Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng trong Vùng 141

4.2.5 Phát huy vai trò của Nhà nước và Hiệp hội Dệt may 144

KẾT LUẬN 150

CÁC BÀI BÁO/HỘI THẢO KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

Trang 6

FTA Hiệp định Thương mại Tự do Free Trade Agreement

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment

OBM Sản xuất theo thương hiệu riêng Original Brand Manufacturer

ManufacturingOEM Sản xuất theo tiêu chuẩn của khách

hàng

Original Equipment Manufacturing

TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình

Việt Nam

Vietnam Chamber ofCommerce and IndustryVINATEX Tập đoàn Dệt may Việt Nam Vietnam National Textile and

Garment GroupVITAS Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vietnam Textile and Apparel

Association

Trang 7

Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

VKTTĐBB Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization

Trang 8

Bảng 3.2 Số lượng doanh nghiệp dệt may trong các địa phương thuộc Vùng

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 80

Bảng 3.3: Số lượng lao động ngành dệt may trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ giai đoạn 2011 – 2014 (Đơn vị: người) 82

Bảng 3.4 Doanh thu thuần của các doanh nghiệp dệt may trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 83

Bảng 3.5 Tình hình xuất khẩu dệt may trong Vùng giai đoạn 2011 – 2014 84

Bảng 3.6 Chỉ số LQLĐ của các tỉnh, thành phố trong vùng năm 2012 88

Bảng 3.7 Chỉ số LQGTSX của các tỉnh, thành phố trong Vùng năm 2012 89

Bảng 3.8 Danh sách các cơ sở thành viên Cụm liên kết xuất khẩu lụa Hà Đông 111

Bảng 3.9 Danh sách các doanh nghiệp đầu tư tại KCN Dệt may Phố Nối B (Giai đoạn I) 114

Bảng 4.1 Ma trận SWOT với hình thành và phát triển cụm liên kết công nghiệp dệt may Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 133

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Khung nghiên cứu đề tài 13

Hình 2 Quy trình nghiên cứu đề tài 14

Hình 1.1 Mối quan hệ các yếu tố cụm liên kết công nghiệp 22

Hình 1.2 Quan điểm của Porter về chính sách CLKCN và chính sách ngành 23

Hình 2.1: Lý thuyết kinh tế học về Tích tụ và Phân đoạn 39

Hình 2.2: Khuôn khổ mô hình của Iskandar Malayxia 63

Hình 3.1: Vị trí Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ 73

Hình 3.2 Cơ cấu ngành kinh tế của vùng năm 2014 77

Hình 3.3: Tỷ trọng các doanh nghiệp dệt may theo vùng kinh tế trong cả nước .80

Hình 3.4: Phân bố các doanh nghiệp dệt may trong Vùng 81

Hình 3.5 Bản đồi phân bố ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 91

Hình 3.6 Tỷ trọng các doanh nghiệp theo lĩnh vực sản xuất của Vùng 92

Hình 3.7: Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và kim ngạch nhập khẩu vải trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ (Triệu USD) 95

Hình 3.8 - Thị phần kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may theo khu vực 2014 100

Hình 3.9: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ giai đoạn 2011 – 2014 (tỷ USD 100

Hình 3.10: Quan hệ liên kết các doanh nghiệp và tổ chức trong chuỗi giá trị dệt may Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ 102

Hình 3.11: Quy trình công nghệ rút gọn của ngành dệt may 105

Hình 3.12: Vị trí Khu Công nghiệp Dệt may Phố Nối B 112

Hình 3.13: Đường cong Nụ cười của các doanh nghiệp may trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 121

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Việc tập trung các doanh nghiệp (DN) có quan hệ với nhau về mặt kinh tế - kỹthuật trong một khu vực lãnh thổ nhất định bằng việc hình thành các cụm liên kếtcông nghiệp (CLKCN - Industrial Cluster) là một xu hướng khách quan của quátrình phát triển công nghiệp Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợpquốc (UNIDO), CLKCN là một khu vực tập trung các DN có quan hệ chặt chẽ vớinhau về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Trong mỗi CLKCN có các DN sản xuất sảnphẩm, các DN sản xuất nguyên phụ liệu, các nhà cung ứng nguyên liệu, máy móc,dụng cụ, phụ tùng, các DN tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm Trong CLKCN cũng cóthể có các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo, hỗ trợ kinh doanh, kiểm định,xác nhận xuất xứ, hàng hóa, logistics…Với tổ hợp các DN và các tổ chức ấy,CLKCN có vai trò to lớn trong việc tổ chức mối quan hệ liên kết giữa các chủ thểkinh tế

Công nghiệp dệt may giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế của các nước đangphát triển Tuy công nghiệp dệt may không phải là ngành có mối liên hệ sản xuấtphức tạp, nhưng tính chuyên môn hóa sản xuất của các DN trong ngành này thểhiện khá rõ nét Việc hình thành và phát triển các CLKCN trong ngành dệt may sẽtạo điều kiện kết nối chuỗi sản xuất hữu hiệu hơn, tạo điều kiện tăng năng suất laođộng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Do được bố trí trong một khuvực lãnh thổ nhất định dưới hình thức CLKCN, các DN sản xuất sản phẩm và sảnxuất nguyên, phụ liệu sẽ có điều kiện giảm thiểu chi phí giao dịch và chi phí vậnchuyển, chia sẻ thông tin thị trường

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH), dệt may được coi

là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam Việc phát triểncông nghiệp dệt may không cần vốn đầu tư lớn, trang bị công nghệ không phức tạp,thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động, có khả năng mở rộng thị trườngtrong và ngoài nước Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã có nhữngbước tiến mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước Theo Điều tra Doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2013, cả

Trang 11

nước có 2.432 DN dệt sử dụng 202.330 lao động và 5.167 DN may sử dụng1.130.819 lao động [38] Các DN dệt may được phát triển rộng rãi ở hầu khắp cáctỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất ở các tỉnh thuộc Vùng Kinh

tế trọng điểm Nam bộ, Vùng Đồng bằng Bắc bộ và thành phố Đà Nẵng Trong khingày càng coi trọng việc phát triển thị trường nội địa, xuất khẩu được xác định làhướng phát triển chủ đạo của công nghiệp dệt may Việt Nam Đến nay, sản phẩmdệt may Việt Nam đã được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, trong đó chủ yếu

là Mỹ, EU và Nhật Bản Từ sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mạiThế giới (WTO), kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam tăng với tốc

độ cao Hiện nay, sản phẩm dệt may là nhóm hàng kim ngạch xuất khẩu lớn thứ haicủa Việt Nam, sau nhóm hàng điện thoại và linh kiện

Bên cạnh những thành tựu to lớn ấy, ngành công nghiệp dệt may Việt Namđang bộc lộ ngày càng rõ nhiều yếu kém, mà nổi bật là công nghiệp hỗ trợ (CNHT)kém phát triển, năng suất và khả năng cạnh tranh thấp kém Hiện nay, Việt Namphải nhập khẩu đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệtkim và 60% vải dệt thoi Điều này vừa làm cho hiệu quả kinh tế của ngành thấpkém, vừa gây nên tình trạng lệ thuộc vào nước ngoài Mặt khác, việc chưa thiết lậpđược quan hệ liên kết chặt chẽ, bền vững giữa các DN trong ngành với nhau, cũngnhư chưa hình thành mạng sản xuất dệt may theo đúng nghĩa đầy đủ, là những yếu

tố làm cho hiệu quả phát triển của ngành chưa cao

Nhận thức rõ vai trò của CLKCN trong phát triển công nghiệp dệt may, Chínhphủ đã có chủ trương xây dựng các cụm công nghiệp dệt may ở một số địa phương.Trong “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015,định hướng đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phê duyệt tại Quyết định số36/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008, đã xác định nhiệm vụ “Xây dựng các khu, cụmcông nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện,nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhànước Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các khu, cụm côngnghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môitrường” [33]

Theo chủ trương này, VKTTĐBB là vùng sẽ được hình thành nhiều CLKCN

Trang 12

dệt may Tuy nhiên đến nay, do những vướng mắc về nhận thức, về cơ chế chínhsách và về tổ chức thực hiện, các CLKCN dệt may ở vùng này chưa được hìnhthành rõ rệt.

Trong những năm tới, việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tếthế giới thông qua việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA)

và tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo ra những

cơ hội to lớn và đặt ra những thách thức gay gắt với ngành dệt may Việt Nam Cùngvới việc tổ chức lại sản xuất của các DN, phát triển mạnh mẽ CNHT dệt may, việchình thành và phát triển CLKCN dệt may trở thành một yếu cầu cấp thiết

Với những lý do nêu trên, có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu chủ đề

“Phát triển các cụm liên kết công nghiệp dệt may ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.

2 Mục đích nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về CLKCN và đặc điểm côngnghiệp dệt may, luận án làm rõ sự cần thiết và điều kiện phát triển CLKCN dệt may

ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, qua đó góp phần phát triển có hiệu quả và bềnvững công nghiệp dệt may Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Để thực hiện mục đích nghiên cứu ấy, luận án phải trả lời các câu hỏi nghiêncứu sau đây:

- CLKCN là gì? CLKCN có những đặc trưng gì và đóng vai trò thế nào trongphát triển có hiệu quả và bền vững ngành dệt may?

- Vì sao công nghiệp dệt may trong VKTTĐBB đã phát triển khá mạnh, nhưngcác CLKCN dệt may chưa phát triển?

- Trong thời gian tới, VKTTĐBB nên phát triển các CLKCN dệt may theohướng nào và cần thực hiện những biện pháp gì để thúc đẩy hình thành, phát triểnCLKCN dệt may trong vùng?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là CLKCN và các nhân tố tác động đến sự

hình thành, phát triển CLKCN dệt may, các điều kiện cần bảo đảm để thúc đẩy sựhình thành, phát triển CLKCN dệt may trong VKTTĐBB

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Trang 13

- Phạm vi nội dung: từ những nội dung chung về bản chất, đặc trưng của

CLKCN, các nhân tố ảnh hưởng đến hình thành và phát triển CLKCN, luận án tậptrung nghiên cứu đánh giá sự cần thiết, khả năng, các điều kiện tiền đề thuận lợi vàcác khó khăn cản trở sự hình thành các CLKCN dệt may trong VKTTĐBB Từ đó,luận án làm rõ luận cứ khoa học cơ bản của định hướng hình thành, phát triển cácCLKCN trong vùng kinh tế này và các giải pháp thực hiện định hướng ấy

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Các DN dệt may và các tổ chức liên quan

trong phạm vi VKTTĐBB

- Về thời gian: Các số liệu thứ cấp thu thập chủ yếu trong giai đoạn 2011 –2014; các tư liệu sơ cấp thu thập từ điều tra phỏng vấn sâu một số cán bộ lãnh đạo

DN và chuyên gia được thực hiện trong năm 2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận nghiên cứu

Có thể tiếp cận nghiên cứu vấn đề hình thành và phát triển CLKCN dệtmay theo những góc độ khác nhau Phù hợp với tính chất của chuyên ngànhQuản trị kinh doanh, tác giả lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu hình thành vàphát triển CLKCN dệt may trong VKTTĐBB trên góc độ DN và quan hệ liên kếtgiữa các DN trong quá trình sản xuất – kinh doanh Nghĩa là, nghiên cứu sự hìnhthành và phát triển CLKCN dệt may trong vùng kinh tế này thông qua việcnghiên cứu quá trình tích tụ, tập trung hóa sản xuất của các DN trong vùng lãnhthổ để tổ chức có hiệu quả các quan hệ liên kết theo chiều dọc và theo chiềungang trong chuỗi giá trị sản phẩm dệt may Việc nghiên cứu một số nội dungliên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu để làm rõ vai trò, và tráchnhiệm trong việc bảo đảm các điều kiện cho sự phát triển quan hệ liên kết giữacác DN trong CLKCN dệt may phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường

và hội nhập quốc tế

Trang 14

Khung nghiên cứu

Hình 1: Khung nghiên cứu đề tài

Quy trình nghiên cứu

Nhu cầu phát triển CLKCN:

- Quan hệ trong chuỗi giá trị SP

- Hiệu quả

- Đổi mới

Nhu cầu phát triển CLKCN:

- Quan hệ trong chuỗi giá trị SP

- Phương hướng

- Giải pháp

Phương hướng, giải pháp phát triển CLKCN dệt may:

- Phương hướng

- Giải pháp

ngành dệt may trong Vùng Kinh

tế trọng điểm Bắc bộ:

- Điều kiện thuận lợi;

- Khó khăn cản trở

Thực trạng ngành dệt may trong Vùng Kinh

tế trọng điểm Bắc bộ:

- Điều kiện thuận lợi;

- Khó khăn cản trở

Bản chất, đặc trưng CLKCN dệt

may

Bản chất, đặc trưng CLKCN dệt

may

Trang 15

Hình 2 Quy trình nghiên cứu đề tài

Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

Luận án sử dụng kết hợp phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp,phương pháp nghiên cứu tại bàn, điều tra khảo sát với thu thập dữ liệu là phỏng vấncán bộ lãnh đạo DN và phỏng vấn chuyên gia

Nguồn tư liệu :

- Tư liệu thứ cấp thu thập từ Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, Niêngiám thống kê của các tỉnh/thành trong VKTTĐBB, Báo cáo của một số DN dệtmay trong vùng, các website của Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX), Hiệp

Thu thập thông tin điều tra sự phát triển CLKCN dệt may tại VKTTĐBB

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CLKCN dệt may tại VKTTĐBB

Đánh giá sự cần thiết, điều kiện thuận lợi và khó khăn với phát triển CLKCN

Trang 16

hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Viện nghiên cứu Dệt may và một số tổng công ty,công ty dệt may.

- Tư liệu sơ cấp thu thập từ điều tra, phỏng vấn một số DN dệt may thuộc cácthành phần kinh tế trong VKTTĐBB: tiến hành phỏng vấn sâu 5 cán bộ cơ quanquản lý nhà nước, 15 cán bộ lãnh đạo các DN dệt may trong vùng và tìm hiểu thựctrạng phát triển của Cụm liên kết xuất khẩu lụa Hà Đông và Khu Công nghiệp Dệtmay Phố nối B Nội dung điều tra phỏng vấn tập trung chủ yếu vào các vấn đề liênquan đến nhu cầu, khả năng, thuận lợi, khó khăn và điều kiện hình thành, phát triểnCLKCN dệt may trong VKTTĐBB

5 Những đóng góp khoa học của luận án

Về mặt lý luận

Dựa trên khung lý luận về tích tụ, tập trung hóa các DN theo lãnh thổ và quan

hệ liên kết theo chiều dọc, theo chiều ngang giữa các khâu trong chuỗi giá trị sảnphẩm, luận án đã làm rõ bản chất, các đặc trưng cơ bản và vai trò của việc hìnhthành, phát triển CLKCN với sự phát triển có hiệu quả và bền vững các DN trongchuỗi giá trị sản phẩm

Luận án cũng chỉ rõ 5 nhân tố cơ bản có tác động trực tiếp tới sự hình thành,phát triển CLKCN: trình độ tích tụ, tập trung hóa các DN theo lãnh thổ; đặc trưngchuỗi giá trị sản phẩm và quan hệ liên kết giữa các DN trong chuỗi giá trị sản phẩm;

sự phát triển CNHT (như một điều kiện để phát triển quan hệ liên kết giữa các DN);trình độ phát triển cơ sở hạ tầng; cơ chế chính sách có liên quan của Nhà nước

Về mặt thực tiễn

Vận dụng những vấn đề lý thuyết cơ bản về CLKCN phù hợp với đặc điểmcủa ngành công nghiệp dệt may, từ phân tích những nét khái quát thực trạng pháttriển công nghiệp dệt may trong VKTTĐBB, luận án đã đi sâu phân tích thực trạngtrình độ tích tụ, tập trung hóa sản xuất các DN dệt may trong vùng, thực trạng cácquan hệ liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang giữa các DN, các tổ chức hữuquan trong vùng theo chuỗi giá trị sản phẩm dệt may Từ đó, luận án đã đánh giá rõnhu cầu, những điều kiện tiền đề thuận lợi và những khó khăn cản trở trong pháttriển CLKCN dệt may trong VKTTĐBB

Trên cơ sở phân tích SWOT, luận án đã làm rõ luận cứ khoa học định hướng

Trang 17

hình thành, phát triển CLKCN dệt may trong VKTTĐBB Định hướng đó lấy hạtnhân là các DN đầu đàn của ngành trong vùng có khả năng phát triển rộng rãi quan

hệ liên kết trong chuỗi giá trị dệt may, đồng thời phát huy những ưu thế của KCNDệt may Phố Nối B và các CCN làng nghề dệt may truyền thống ở mỗi địa phương Luận án cũng đề xuất 5 giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện định hướng đã xácđịnh Đó là: Xây dựng quy hoạch CLKCN dệt may trong vùng; Thúc đẩy phát triểnquan hệ liên kết giữa các DN và các chủ thể hữu quan trong vùng; Đẩy mạnh thuhút đầu tư phát triển CNHT dệt may vào vùng; Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mớitheo hướng đồng bộ và hiện đại cơ sở hạ tầng trong vùng; Phát huy vai trò của các

cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo hữu íchcho các nhà quản trị DN dệt may và các nhà hoạch định chính sách phát triển côngnghiệp dệt may trong việc nghiên cứu phát triển CLKCN dệt may, góp phần thúcđẩy phát triển sự phát triển có hiệu quả và bền vững các DN dệt may và góp phầntích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của VKTTĐBB

6 Kết cấu chung của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung của luận án được chia làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tế về phát triển cụm liên kết công nghiệp Chương 3: Thực trạng hình thành và phát triển các cụm liên kết công nghiệp dệt may trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Chương 4: Phương hướng và giải pháp hình thành, phát triển cụm liên kết công nghiệp dệt may trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Trang 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH

NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Lý thuyết CLKCN đã được ứng dụng khá rộng rãi ở các nước công nghiệpphát triển, các nước công nghiệp mới nổi cũng như các nước đang phát triển

CLKCN hay sự quy tụ của các DN trong một khu vực địa lý nhất định là hiệntượng kinh tế được biết đến và thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế học từ đầu thế

kỷ XX Từ đó đến nay, nhất là từ những năm 1980 trở lại đây, đã có nhiều công trình

nghiên cứu đề cập đến bản chất, lợi ích, các nhân tố thúc đẩy hình thành và phát triển CLKCN, cũng như đánh giá thực tế phát triển CLKCN ở các nước khác nhau.

Alfred Marshall, 1920 [47] là người khởi nguồn nghiên cứu về CLKCN thôngqua tác phẩm Các nguyên lý kinh tế học được xuất bản đầu tiên vào năm 1890 SauMarshall, nhiều học giả cũng đã nghiên cứu về CLKCN với các cách tiếp cận khácnhau và có nhiều cách giải thích khác nhau cho hiện tượng này

Các nhà kinh tế học theo lý thuyết tập trung cổ điển như Marshall 1920, [47],Weber, 1929 [95]; Ohlin, 1933 [79]; và Hoover, 1948 [55] cho rằng các DN quy tụtại một khu vực địa lý nhằm tận dụng lợi ích kinh tế theo quy mô ngoại ngành(external economies of scale) Đó chính là sự dồi dào về lao động có kỹ năng, cácyếu tố đầu vào, các dịch vụ chuyên biệt, và sự lan tỏa công nghệ trong một phạm viđịa lý, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận tải và chi phí xây dựng cơ sở

hạ tầng Điều này cho phép hình thành các mối liên kết sản xuất, dịch vụ vàmarketing giữa các doanh nghiệp trong CLKCN

Các nhà kinh tế theo lý thuyết kinh tế học địa lý hay địa kinh tế mới, nhưKrugman & Venables, 1993 [62], đã chỉ ra rằng cấu trúc không gian của các hoạtđộng kinh tế hình thành là do tác động của hai lực đối lập nhau, lực tập trung(hướng tâm) và lực phân tán (ly tâm) Lực tập trung được tạo ra bởi những ngoạiứng theo nghiên cứu của Marshall có xu hướng dẫn đến sự quy tụ của hoạt độngkinh tế, bao gồm thị trường lao động dồi dào, sự lan tỏa về công nghệ, nguồn cungcấp hàng hóa trung gian, và quy mô thị trường Lực phân tán hay lực ly tâm là sựbất di bất dịch về lao động, chi phí thuê đất tăng cao, tắc nghẽn giao thông, và các

Trang 19

vấn đề về môi trường do mức độ tập trung cao Khi lực tập trung mạnh hơn, thắngđược lực phân tán sẽ dẫn đến sự hình thành CLKCN.

Một số nhà kinh tế khác như Brusco, 1982 [50], Piore & Sable, 1984 [77],Scott, 1988 [85] và Storper, 1993 [86] lại giải thích hiện tượng tập trung côngnghiệp bằng cách gắn kinh tế với những đặc điểm về văn hóa, xã hội Họ cho rằng,nếu chỉ sử dụng các mối quan hệ trao đổi hữu hình để mô tả các CLKCN thì khôngthể nắm bắt được đầy đủ các mối quan hệ giữa các DN để giải thích hiện tượng tậptrung công nghiệp Chính mạng lưới chia sẻ tri thức dày đặc được hỗ trợ bởi cácmối quan hệ xã hội gần gũi và niềm tin giữa các đối tác mới được xem là lợi thế củacác CLKCN Tập trung kinh tế và kinh tế quy mô đóng vai trò quan trọng trong sựthần kỳ cũng như phục hưng của Đông Á được thể hiện khá rõ nét trong cuốn sách

“Đông Á phục hưng - Ý tưởng phát triển kinh tế” của Indermit Gill & HomiKharas, 2007 [57] Ý tưởng này còn được thể hiện trong Báo cáo Phát triển Thế giới

2010 về “Tái định dạng địa kinh tế” của Ngân hàng Thế giới [20]

Từ những năm 1990, với sự trỗi dậy của nền kinh tế tri thức, tri thức và quátrình học hỏi đã được sử dụng để giải thích sự tập trung công nghiệp Có thể kể tênmột số nhà kinh tế theo trường phái này như Lundval, 1985 [67], Cooke, 1998, [52],Morgan, 1997 [78], Malmberg – Maskell, 1997 [75] Các nhà kinh tế này cho rằngkhả năng tiếp cận nền tảng tri thức chung được xem là yếu tố chủ yếu tạo ra lợi thếcạnh tranh của DN nói riêng và của một vùng hay một quốc gia nói chung Vì vậy,các DN tập hợp lại với nhau thành CLKCN nhằm tăng cường khả năng tạo ra trithức từ việc học hỏi lẫn nhau Đặc biệt từ khi mô hình nội sinh ra đời, quan điểmcho rằng sự gần gũi về mặt địa lý có tác động rõ rệt đến sự đổi mới, chuyển giao trithức, và tăng trưởng kinh tế càng có tính thuyết phục hơn

Khoảng gần hai thập kỷ gần đây, có nhiều nhà nghiên cứu mà, nổi bật làMichael Porter (1998) [69], [70], [71] xem xét CLKCN từ góc độ cạnh tranh Cáchtiếp cận này nhìn nhận sự hình thành CLKCN là một chiến lược kinh doanh nhằmtăng cường năng lực cạnh tranh của một khu vực trong môi trường cạnh tranh toàncầu Ý tưởng chủ đạo mà Porter đưa ra là năng lực cạnh tranh của một quốc gia haymột khu vực phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp và các

DN Theo Porter, các CLKCN nắm giữ các mối liên kết quan trọng, có sự bổ trợ và

Trang 20

lan toả về công nghệ, kỹ năng, thông tin, marketing, và nhu cầu của khách hàng liênquan đến mọi DN và ngành công nghiệp Những lợi thế này cho phép các DN cónăng suất cao hơn và khả năng đổi mới lớn hơn, từ đó tăng khả năng cạnh tranh[69], [70], [71].

Nghiên cứu của Ian R Gordon, Philip McCann (2000) về “ CLKCN: Tổ hợp,tích tụ hay mạng lưới xã hội?” đã phân tích về sự khác biệt trong 3 mô hình vềCLKCN: Mô hình cổ điển về sự tập kinh tế thuần túy (The classic model of pureagglomeration); Mô hình tổ hợp công nghiệp (The industrial complex model) và Môhình mạng lưới xã hội (The social network model) [56]

Nghiên cứu của Sureephong, Chakpitac, Buzon và Bouras (2001) “Phát triểnCLKCN và trao đổi tri thức trong chuỗi cung ứng” cho thấy CLKCN và chuỗi cung ứngtập trung ở mỗi quốc gia đều dựa vào nền kinh tế tri thức Cả CLKCN và chuỗi cungứng đều nhằm mục đích tăng năng lực cạnh tranh cho các DN trong CLKCN hoặc chuỗicung ứng này Nghiên cứu cho thấy muốn nâng cao nâng cao năng lực chuyển giao trithức giữa các DN trong CLKCN và chuỗi cung ứng là hết sức quan trọng [87].Nghiên cứu của David Barkley, Mark Henry (2001) về “Lợi thế và bất lợi củacác CLKCN tập trung” cho rằng lợi thế của CLKCN là khả năng tạo ra việc làm ởđịa phương, thúc đẩy phát triển các nhóm ngành công nghiệp mới, thúc đẩy quátrình công nghiệp hóa ở địa phương Tuy nhiên, CLKCN rất khó hình thành, do: i)Các vùng rất khó để xác định các ngành cho ưu tiên đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng

và liên kết doanh nghiệp; ii) Các DN tham gia sau có thể không có đủ năng lực cạnhtranh; iii) Các tổ chức hỗ trợ và liên kết rất khó thành lập [51]

Trong nghiên cứu của Philip McCann, Tomokazu Arita, Ian R Gordon (2002) về

“CLKCN, chi phí giao dịch và các yếu tố thể chế ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn địađiểm của các Tập đoàn đa quốc gia” (2002) đưa ra 3 loại CLKCN: Tích tụ công nghiệp, tổhợp cụm công nghiệp và mạng lưới liên kết doanh nghiệp Sự khác biệt về thể chế của các

mô hình CLKCN tác động đến việc lựa chọn địa điểm của các DN [83]

Nghiên cứu của Akifumi Kuchiki và Masatsugu Tsuji (2004) về “CLKCN tạiChâu Á: phân tích cạnh tranh và hợp tác giữa các CLKCN” tập trung đánh giá sựhình thành và phát triển các CLKCN, vai trò của cạnh tranh và phối hợp trong pháttriển các CLKCN ở các nước và vũng lãnh thổ Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan,

Trang 21

Thái Lan, Malaysia và Việt Nam [65].

Nghiên cứu của Zhang Donggang, Xie Siquan, Luo Ruoyu (2004) về

“CLKCN ở vùng Tianin” đề cập đến động lực cho phát triển CLKCN thông tinđiện tử, đặc trưng và quá trình hình thành CLKCN thông tin điện tử tại vùng Tiajin(Trung Quốc) Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp về kết hợp các lợi thế về ngànhcông nghiệp, lợi thế về ưu đãi chính sách, lợi thế chi phí lao động rẻ để nâng caonăng lực vùng thông qua hình thành CLKCN thông tin điện tử, đề xuất chuyển từcấu trúc cốt lõi đơn (single core) sang cấu trúc đa cốt lõi (multiple core), đẩy mạnhcải cách DN nhà nước trong ngành công nghiệp thông tin điện tử và hoàn thiệnkhung thể chế trong CLKCN…[96]

Nghiên cứu của Kurt Hafner (2005) về “Tập trung kinh tế và hình thànhCLKCN: bằng chứng từ các DN Đức” đã cho thấy sự tập trung kinh tế là điều kiện

để hình thành và phát triển các CLKCN Các DN tập trung sản xuất tạo nên một sứcmạnh, là đòn bẩy để phát triển chuyên môn hóa, tạo sự liên kết giữa các DN để cùngnhau nghiên cứu đổi mới sáng tạo [66]

Nghiên cứu của Tsukamoto (2005) về “Chính sách CLKCN của Nhật Bản”,cho rằng để hình thành một CLKCN, Bộ Công thương Nhật Bản (METI) tiến hànhbốn bước: (i) Phân tích đặc điểm của địa phương, (ii) Xác định mạng lưới có thể có,(iii) Mở rộng phạm vi mạng lưới, và (iv) Thúc đẩy tập trung công nghiệp và đổimới Ba nhóm chính sách mà METI thực hiện là (i) Xây dựng mạng lưới, (ii) Hỗ trợ

DN (R&D, phát triển thị trường, quản lý, đào tạo) và (iii) Thúc đẩy liên kết (giữa tổchức tài chính – công nghiệp – cơ sở đào tạo) [88]

Nghiên cứu của Akifumi Kuchiki (2007) “Mô hình tiếp cận chính sáchCLKCN: CLKCN ô tô của Trung Quốc” đề cập về cách tiếp cận mô hình chínhsách CLKCN và vận dụng vào phân tích CLKCN ô tô ở Quảng Châu (Trung Quốc)của Akifumi Kuchiki cho thấy vai trò rất lớn của công ty Honda, Nissan, Toyota đốivới tập trung kinh tế ở Quảng Châu cộng với vai trò to lớn của chính quyền địaphương trong việc tạo môi trường thuận lợi và ưu đãi để thực hiện chính sách tậptrung kinh tế, hình thành CLKCN ô tô ngày càng lớn mạnh Trong nghiên cứu nàyKuchiki cho rằng chính sách CLKCN là một phần của chính sách phát triển vùng.Điều quan trọng là phải xác định rõ vai trò của chính quyền địa phương đối với sự

Trang 22

hình thành và phát triển CLKCN [63]

Nghiên cứu của Ikuo Kuroiwa và Toh Mun Heng (2008) về “Mạng lưới sản xuất

và CLKCN Các nền kinh tế hội nhập ở Đông Nam Á” đã đề cập cách tiếp cận vềCLKCN bao gồm khái niệm, các nhân tố tác động, cũng như nghiên cứu điển hình cácCLKCN điện tử ở Malaysia, CLKCN hóa sinh ở Singapore, CLKCN ô tô ở Thái Lan.Các nghiên cứu tình huống đi sâu nghiên cứu về mô hình CLKCN, cách thức liên kếtgiữa các DN trong CLKCN, cách thức tổ chức quản lý các CLKCN [58]

Nghiên cứu của Gianfranco Viesti về (2010) “Chính sách phát triển CLKCN,kinh nghiệm của Italia” cho thấy vai trò của CLKCN đối với các DN thông qua việcnâng cao hiệu quả của thị trường việc làm, hiệu của DN và của công nghệ Nghiêncứu này đã phân tích kinh nghiệm phát triển một số CLKCN tiêu biểu ở Italia nhưCLKCN gốm sứ ở Sassuolo, CLKCN kim hoàn ở Arrezzo [53]

Nghiên cứu của Ủy ban Châu Âu (2010) về “Cách tiếp cận CLKCN, chínhsách phát triển CLKCN và vai trò của CLKCN đối với năng lực cạnh tranh và đổimới Kết quả thống kê và bài học kinh nghiệm” đã đưa ra các khái niệm, đặc điểm,vai trò và chính sách phát triển CLKCN ở Châu Âu [45]

Michael Porter, 1998 [69], [70], [71] trong nghiên cứu về “CLKCN và cạnhtranh” đã đưa ra khái niệm về CLKCN Ông cho rằng CLKCN bao gồm các DNtrong toàn bộ chuỗi giá trị ngành từ thượng nguồn đến hạ nguồn, các DN trong cácngành liên quan, các thể chế tài chính Sự liên kết với các cơ sở đào tạo, các việnnghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triểnCLKCN M Porter cho rằng có 5 nhân tố tác động đến sự phát triển CLKCN: i) Cơcấu ngành và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp; ii) Các yếu tố đầu vào (nguồnnhân lực, tài nguyên, cơ sở hạ tầng…); iii) Các ngành CNHT hỗ trợ và liên quan;iv) Các điều kiện về cầu; v) Vai trò chính phủ và chính quyền địa phương Ông chorằng CLKCN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất ngành và nănglực cạnh tranh của ngành cũng như của địa phương [69], [70], [71]

Ông chỉ rõ CLKCN phản ánh quá trình tập trung lớn các ngành công nghiệpcủa một quốc gia trong khu vực địa lý mà các DN trong các ngành đó có mối quan

hệ dọc hoặc ngang với nhau Các DN trong một CLKCN thường nằm trong mộtthành phố/tỉnh hoặc một vùng Cũng theo Porter sức mạnh của một CLKCN gắn với

Trang 23

mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các DN trong cụm và do đó đòi hỏi mỗi tổ chứcmuốn tồn tại phải đạt được một hiệu năng nhất định [69]

Mô hình CLKCN của M Porter được tóm tắt trong Hình 1.1 Có 4 yếu tốtrong mô hình là: chiến lược kinh doanh và sự cạnh tranh, các điều kiện về cầu hànghóa, các ngành hỗ trợ và liên quan, và các điều kiện yếu tố đầu vào Đối với một sốngành, một khu vực cụ thể có thể cung cấp một sự kết hợp 4 yếu tố tốt hơn ở nhữngkhu vực khác trong một vùng hoặc quốc gia

Hình 1.1 Mối quan hệ các yếu tố cụm liên kết công nghiệp

Nguồn: Michael Porter, Institute for Strategy and Competitiveness, Harvard

Business School See Porter (1998).

Theo lập luận của M Porter (2000), điều quan trọng không phải là những gì

Chi phí và lượng đầu vào

- Tài nguyên

- Nguồn nhân lực

- Vốn, công nghệ

- Cơ sở hạ tầng

Chất lượng đầu vào

Chuyên môn hóa đầu vào

Chiến lược công ty, và đối thủ cạnh tranh

Các ngành hỗ trợ và liên quan

Các điều kiện

yếu tố đầu vào

Các điều kiện nhu cầu

Địa phương khuyến khích đầu tư và phát triển

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong khu vực

Sự hiện diện của các nhà cung cấp địa phương

Sự hiện diện cạnh tranh của các ngành liên quan

Nhu cầu (khách hàng) địa phương

Nhu cầu (khách hàng) từ nơi khác

Nhu cầu địa phương cho các phân đoạn chuyên môn hóa phục vụ có tính toàn cầu

Trang 24

một quốc gia hay khu vực sản xuất, mà là cách thức sản xuất để tăng trưởng và cạnhtranh Về mặt lý thuyết, bất kỳ một khu vực hay quốc gia nào cũng có thể phát triểncác CLKCN cạnh tranh nếu như tập trung nỗ lực để cải tiến năng lực Nói một cáchkhác, nó dường như không cần thiết phải định vị ngành [70].

Phát triển kinh tế dựa trên CLKCN so với chính sách ngành truyền thống đượctóm tắt trong Hình 1.2 Các nhà hoạch định chính sách tin rằng cách tiếp cận M Portercũng hướng đến các ngành trọng điểm và sau đó xây dựng CLKCN Tuy nhiên, Portercho thấy các điểm khác biệt giữa chính sách CLKCN và chính sách ngành truyềnthống Các điểm sau cho thấy các điểm khác biệt của chính sách Porter:

- Hỗ trợ phát triển đối với tất cả các CLKCN, chứ không lựa chọn trong số chúng;

- Tăng cường các CLKCN hiện hành và tiềm năng hơn là cố gắng tạo ranhững cái mới;

- Năng lực CLKCN được phát huy từ khu vực tư nhân, không phải từ cácchiến lược từ trên xuống của chính phủ, và chính phủ đóng vai trò tạo điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển CLKCN

Chính sách ngành

truyền thống

Chính sách cụm liên kêt công nghiệp

 Nhắm đến các ngành và lĩnh

vực mong đợi

 Tập trung vào các công ty nội

địa

 Can thiệp vào cạnh tranh thị

trường (bảo hộ, khuyến khích

ngành, trợ cấp)

 Tập trung hóa các quyết định ở

cấp quốc gia

 Tất cả CLKCN đều góp phầnphát triển chung

 Tăng cường năng lực các công

ty nội địa và nước ngoài

 Ít gặp trở ngại hay ràng buộc vềnăng lực

 Nhấn mạnh vào các liên kếtchéo giữa các ngành/bổ sung

 Khuyến khích năng lực ở cấpđịa phương hay khu vực

Hạn chế cạnh tranh Thúc đẩy cạnh tranh

Hình 1.2 Quan điểm của Porter về chính sách CLKCN và chính sách ngành

Nguồn: M Porter, Institute for Strategy and Competitiveness, Harvard

Business School See Porter (1998).

Vấn đề đặt ra là các nhà phân tích chính sách muốn biết CLKCN nào là quantrọng, và hầu hết các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng phân tích CLKCN

Trang 25

được thiết kế để nhận diện những CLKCN cho phát triển kinh tế khu vực.

Từ khía cạnh chính sách, phân tích CLKCN nhằm nhận diện các lĩnh vực,ngành, và các quá trình để thúc đẩy nền kinh tế khu vực Một khi được nhận diện,các chính sách hỗ trợ cụ thể cho các CLKCN nhằm tăng cường hoạt động và pháthuy tiềm năng của chúng Vì vậy, cơ hội phát triển kinh tế dựa trên CLKCN chính

là lợi ích của sự đổi mới trong việc định vị nền kinh tế Với xu hướng thay đổi trongnền kinh tế hiện đại, định vị là quá trình nhận diện các ngành hay CLKCN thích hợpnhất cho khu vực, với những đặc thù của khu vực Trong khi với nhiều phương

pháp khác nhau, hầu hết các chương trình thường có 2 khía cạnh; Thứ nhất, nó là

công cụ để nhận diện các CLKCN với tiềm năng phát triển và mở rộng trong khuvực Theo khía cạnh này, các nhà phân tích xem xét những xu hướng ngành và cách

thức để ngành khai thác tiềm năng đặc thù của khu vực Khía cạnh thứ hai là giới

hạn các ứng viên đối với các lĩnh vực tác động đến sự phát triển kinh tế địa phươngnhư tốc độ gia tăng việc làm trong tương lai, mức lương cao, đóng góp thuế, và hạnchế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Sau khi đánh giá các ngành tiềm năng, cáckhu vực sẽ quyết định CLKCN nào là quan trọng nhất với những đặc thù của khuvực Kết quả là những nỗ lực nhằm nhận diện một tập hợp các CLKCN ứng khảnăng và nhu cầu của khu vực Những CLKCN này bao gồm các CLKCN hiện tại vàCLKCN tiềm năng Như vậy, chiến lược định vị phù hợp sẽ cho phép khu vực tậptrung vào các hoạt động phát triển kinh tế Các hoạt động cụ thể như tuyển dụng đểđáp ứng các hoạt động duy trì và mở rộng kinh doanh địa phương, các chương trìnhphát triển DN nhỏ Vì vậy, việc định vị cho phép khu vực sử dụng hiệu quả cácnguồn lực cho phát triển kinh tế

Các nghiên cứu trong quá trình mở cửa của nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu ởQuảng Đông và đồng bằng châu thổ sông Châu Giang, đặc biệt thông qua việcthành lập đặc khu kinh tế, nơi mà chính quyền trung ương và chính quyền địaphương có thể áp dụng các nguyên tắc kinh tế thị trường Một số nhà bình luận chorằng, sự can thiệp sâu của chính phủ vào chính sách phát triển công nghiệp để tăngtrường nhanh sẽ tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ của nền kinh tế (Nee & Opper, 2007 [91];Nee & Cao, 1999 [92]; Parish & Michelson, 1996 [80]) Tuy nhiên, cũng có nhiều ýkiến cho rằng nếu đứng ở cấp độ vi mô mà xem xét các CLKCN thì chính sách của

Trang 26

chính phủ đã đóng góp một vai trò hiệu quả (Qiu & Arvantitis, 1999 [84];Krugman,

2007 [63]) Với kinh nhiệm phát triển CLKCN trong thập kỷ qua (bắt đầu từ năm2000), chính quyền tỉnh Quảng Đông đã tạo ra sự chú ý đặc biệt trong việc hìnhthành “giới hạn địa lý” của ngành công nghiệp tỉnh, chính sách tích cực này nhằmđạt hai mục tiêu: (1) Hợp lý hóa một cách nhanh chóng, nếu để tự do phát tiền thịtrường rất phức tạp; (2) Khuyến khích sự phát triển của các khu vực kém phát triển.Theo kịch bản này, chính quyền Quảng Đông đã xem xét tích tụ của các công tychuyên ngành ở một số địa phương cụ thể như là một công cụ để đạt được hai mụctiêu ở trên và xa hơn là để thúc đẩy phát triển công nghiệp, khả năng cạnh tranh, đổimới và nâng cấp công nghệ Trong việc này, chình quyền Quảng Đông đã quan tâmnghiên cứu, học tập nhứng tài liệu quốc tế về phát triển tích tụ Nếu để diễn ra mộtcách tự phát, tích tụ các công ty sẽ là một quá trình lâu dài, vì vậy, chính quyềnQuảng Đông đã quyết định xây dựng triển khai thực hiện các chính sách cụ thểnhằm rút ngắn quá trình này Để các DN dễ dàng hình dung ra chính sách, năm

2000, chính quyền Quảng Đông đã đề ra các khẩu hiệu “Một thành phố - Một sảnphẩm”; “Thị trấn chuyên ngành” Khi một thị trấn có tiềm năng phát triển mộtngành nào đó sẽ được chính quyền tỉnh thành lập một nhóm chuyên gia nghiên cứu.Khi kết quả nghiên cứu khẳng định thị trấn có tiềm năng phát triển ngành thì sẽđược chính quyền Quảng Đông cấp giấy chứng nhận Tiếp theo, chính quyền tỉnh

đề ra một số chính sách ưu đãi về tài chính, ưu đãi xếp theo thứ tự ưu tiên, khuyếnkhích tích tụ và chuyên môn hóa Chính quyền tỉnh cấp giấy chứng nhận và chínhsách ưu đãi về tài chính sẽ đảm bảo cho khả năng cạnh tranh, đổi mới và thị trườngcho các DN trong CLKCN phát triển Vì vậy, việc thúc đẩy các các CLKCN ởQuảng Đông trở thành một chính sách công nghiệp hiệu quả cho việc thực hiện cácmục tiêu phát triển công nghiệp “Thị trấn chuyên ngành” còn là trung tâm củachiến lược xúc tiến chính sách công nghiệp của tỉnh Sở Khoa học và công nghệQuảng Đông được chính quyền tỉnh Quảng Đông giao nhiệm vụ nghiên cứu, banhành các chỉ tiêu đánh giá trị trấn chuyên ngành, đề nghị các chính sách hỗ trợ pháttriển sau một thời gian nghiên cứu, Sở Khoa học và công nghệ Quảng Đông đề racác tiêu chí thị trấn chuyên ngành: Một đơn vị hành chính “ thị trấn” (hoặc tươngđương) phải có ít nhất 30% sản lượng công nghiệp được tập trung ở một ngành

Trang 27

công nghiệp (tương đương cấp độ 3 của hệ thống phân loại quốc tế), được gọi là

“chuyên ngành”; Giá trị sản lượng công nghiệp hàng năm của “chuyên ngành” vượt

2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 293 triệu USD) “Thị trấn chuyên ngành” được côngnhận chính thức sau đó được cấp kinh phí từ Sở Khoa học và công nghệ Số tiềnnày chủ yếu dùng để tạo ra các trung tâm đổi mới công nghệ, với mục đích giúp cáccông ty ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới vào trong quá trình sản xuất vàcủng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong hệ thống Thông qua sự đổi mớicông nghệ sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm của DN và thị trấn sẽ được hưởng lợi

từ sự cải thiện danh tiếng, phát triển thương hiệu Đến năm 2008, tỉnh Quảng Đông

có 229 thị trấn chuyên ngành, con số này không ngừng tăng lên (Marco R.DiTommso; Elisa Barbieri; Stefano Bonninbi, 2011 [68])

Tại Nhật Bản, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về CLKCN, nhiều nhànghiên cứu cho rằng sự hình thành và phát triển CLKCN địa phương là chìa khóacho sự thành công của nền kinh tế địa phương của Nhật Bản Yamawaki (2002) xácđịnh các lợi ích quan trọng của các DN nhỏ trong cụm: chuyên môn hóa sản xuất,

dễ dàng đầu tư, khả năng tiếp cận công nghệ nhanh, hỗ trợ chính sách công nghiệp.Trong số các nước có nền công nghiệp phát triển, Nhật Bản là nước có sốlượng các DN vừa và nhỏ lớn nhất Tại Nhật Bản, DN vừa và nhỏ là những DN có

ít hơn 300 nhân viên hoặc có số vốn ít hơn 100 triệu USD Với những tiêu chí ấy,năm 1994 có 99% DN Nhật Bản được xếp loại là DN vừa và nhỏ, có tới 67% tổng

số lao động đang làm việc trong cho các DN loại này Một đặc điểm nổi bật củacông nghiệp Nhật Bản là các DN vừa và nhỏ thường hình thành các CLKCN Năm

1996 có 537 CLKCN đang tồn tại họat động trên khắp Nhật Bản (Yamawaki, 2002[93]) Trong khi CLKCN được định nghĩa chung là trong phạm vi địa lý tập trungcác DN và các tổ chức có liên quan liên kết với nhau trong một lĩnh vực kinh doanh

cụ thể (M Porter, 1990, 1998 [69] [70] [71]), mỗi CLKCN có những đặc tính quantrọng khác nhau như: vị trí địa lý, sản phẩm, chức năng và mô hình liên kết giữa các

DN Các CLKCN có sự khác nhau bởi vì sự khác biệt trong hoàn cảnh lịch sử, điềukiện nhu cầu, ngành CNHT và các điều kiện cạnh tranh làm nền tảng cho sự pháttriển của họ Điều kiện kinh tế có ánh hưởng đến hình thành cụm tuy nhiên khôngnhất thiết phải duy trì liên tục vượt thời gian (Yamawaki, 2000) [93]

Trang 28

Các công ty xuyên quốc gia mong muốn tham gia các CLKCN Họ có thể hỗtrợ phát triển CLKCN theo nhiều cách Họ là những đối tượng tiếp xúc trực tiếp vớithị trường thế giới và có khả năng kết nối thông tin giữa các CLKCN với thế giớibên ngoài Thông qua mối liên kết rộng rãi quốc tế, các công ty xuyên quốc gia cóthể hỗ trợ các họat động quốc tế của các CLKCN và các thành viên trong cụm Họthậm chí có thể vận động lợi ích của các đối tác của họ Một lĩnh vực hỗ trợ tiềmnăng là công nghệ và chuyển giao kiến thức cho các đối tác chiến lược Mức độ liênkết như vậy phụ thuộc rất nhiều vào mức độ của khuynh hướng phát triển mạng lướinhà cung cấp bản địa và chiến lược toàn cầu Một lĩnh vực hợp tác khác giữa cácthành viên trong CLKCN là Nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm Đây là mộttrong những chức năng cần thiết của CLKCN, đặc biệt quan trọng hơn đối với cácCLKCN năng động Một số vấn đề đặt ra là liên kết các thành viên trong CLKCN(bao gồm cả các trường đại học, trung tâm nghiên cứu và công ty xuyên quốc gia)lại để tập trung R&D như thế nào Trong thời gian này, các nền kinh tế mới nổiquan tâm phát triển mạng lưới hợp tác sâu giữa các thành viên trong CLKCN gồm

cả sự tham gia của các tập đoàn xuyên quốc gia còn yếu hơn so với các nền kinh tếphát triển Nhu cầu được tạo điều kiện phát triển mạng lưới nhà cung cấp, nhómtham gia là mong muốn chính đáng, mặc dù khả năng và phương thức tham gia cóthể khác nhau Tuy nhiên, để làm được điều đó cũng cần tính đến không gian tậptrung, chuyên môn, tính đồng nhất giữa các thành viên, cạnh tranh và hợp tác(Miklo’s Szanyi, 2011) [77]

1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về CLKCN mới được thực hiện trong nhữngnăm gần đây Trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu của nước ngoài vàvận dụng vào điều kiện của Việt Nam, các công trình nghiên cứu của các tác giảtrong nước và phối hợp giữa các tác giả trong nước với các chuyên gia nước ngoài,

đã đề cập CLKCN theo nhiều khía cạnh khác nhau, từ làm rõ hơn bản chất, vai trò

và đặc trưng của các CLKCN, đến phân tích các nhân tố tác động đến hình thành vàphát triển các CLKCN, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển CLKCN trongcác ngành kinh tế khác nhau (công nghiệp, du lịch…)

Hoàng Kim Huyền, Trương Chí Bình (2007), Viện Nghiên cứu Chiến lược vàChính sách Công nghiệp (Bộ Công thương), đã triển khai nghiên cứu loạt đề tài về

Trang 29

CLKCN: “Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình CLKCN để phát triển CNHT ViệtNam”; “Đánh giá khả năng phát triển hệ thống CLKCN như một công cụ của chínhsách công nghiệp quốc gia” (2008) Các đề tài này đã trình bày khung khổ lý thuyết

cơ bản về phát triển CLKCN, đề xuất định hướng phát triển CLKCN và các giảipháp chính sách để phát triển CLKCN [40] [41]

Nghiên cứu của James Riedel và Richard Record (2004) về “CLKCN ở ChâuÁ: Phân tích cạnh tranh và hợp tác, Nghiên cứu điển hình ở Việt Nam” đưa ra kháiniệm, các nhân tố tác động đến CLKCN và luận bàn về vai trò của CLKCN Đề tài sửdụng cách tiếp cận bản đồ về tập trung công nghiệp để xác định các CLKCN ở ViệtNam Nghiên cứu đưa ra 12 ngành có mức độ tập trung cao ở các vùng gồm dệt, may,chế biến thủy sản, xi măng, gạo, thép, đường, phần mềm, giấy, xe máy, ô tô và điện

tử Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc xác định các CLKCN theo lĩnh vực và địađiểm, chưa chưa đề xuất được mô hình và giải pháp phát triển các CLKCN [59].Kenichi Ohno (2005) trong cuốn sách “Hoàn thiện chiến lược phát triển côngnghiệp Việt Nam” đã đề xuất phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn ở ViệtNam thông qua phát triển CLKCN Ông cho rằng cần đẩy mạnh thu hút các DNFDI chủ đạo vào các địa phương hoặc các KCN để tăng cường liên kết DN và hìnhthành các CLKCN [13] Còn trong cuốn sách “Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại ViệtNam”, Kenichi Ohno đã phân tích tầm quan trọng của tích tụ tập trung và tính cạnhtranh trong công nghiệp sản xuất linh phụ kiện Ông cho rằng cách tiếp cận CLKCN

là cách thức tốt nhất để Việt Nam có thể xây dựng được các ngành CNHT nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp [16]

Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 6 (2007) đã đăng bài

“Kinh nghiệm phát triển các CLKCN ở các nước đang phát triển” của Nguyễn VănThanh Bài báo đã phân tích nội dung và những lợi thế của việc phát triển CLKCN,các dạng CLKCN điển hình và sự phát triển các CLKCN ở một số nước đang pháttriển Từ đó, tác giả đã gợi mở về khả năng phát triển các CLKCN ở Việt Nam [28].Nghiên cứu của Phạm Hồng Chương trong đề trong tài cấp nhà nước về

“Nghiên cứu chính sách công nghiệp hiện nay của Nhật Bản và một số đề xuất đốivới phát triển công nghiệp Việt Nam” (2007 - 2009) đã đề cập đến tác động của FDINhật Bản đến sự phát triển của các KCN, CLKCN và đề xuất phát triển CLKCN ở

Trang 30

Việt Nam thông qua các DN chủ đạo của Nhật Bản Nghiên cứu đưa ra những bàihọc rất hữu ích trong phát triển CLKCN của Nhật Bản đối với Việt Nam [31].

Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp (2008) trong đề tài

“Đánh giá khả năng phát triển hệ thống CLKCN như một công cụ của chính sáchcông nghiệp quốc gia” đã đưa ra khái niệm về CLKCN, vị trí CLKCN trong chínhsách quốc gia Đề tài cũng đánh giá sơ bộ tiềm năng phát triển CLKCN ở Việt Namthông qua việc đánh giá mức độ tập trung và tích tụ công nghiệp Đề tài đã đưa ratầm nhìn cho chiến lược phát triển CLKCN quốc gia là Phát triển CLKCN là mộtcông cụ của chính sách công nghiệp quốc gia và địa phương, nhằm xây dựng thànhcông các chuỗi giá trị cho các sản phẩm công nghiệp, thiết lập và mở rộng mạnglưới sản xuất, phát triển một số ngành cung ứng cho hệ thống công nghiệp quốc gia;trên cơ sở gia tăng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng các liênkết chặt chẽ, trong hệ thống DN vừa và nhỏ, DN công nghiệp ở khu vực nông thôn,các hộ gia đình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; ở các khu vực đã cótích tụ và tập trung công nghiệp trên toàn quốc [46]

Lê Thế Giới (2009) trong bài “Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinhthái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách phát triển CNHT ở Việt Nam” đăngtrong tạp chí Khoa học và Công nghệ của Đại học Đà Nẵng [15], đã bàn về các luậnđiểm cơ bản của lý thuyết CLKCN và lý thuyết hệ sinh thái ở cấp độ quốc gia, vùng

và địa phương Bài viết làm rõ mối quan hệ giữa CNHT với CLKCN và hệ sinh tháikinh doanh cũng như đưa ra các khuyến nghị chính sách để thúc đẩy các ngànhCNHT tại Việt Nam Tác giả Lê Thế Giới cho rằng, chính sách CLKCN có quan hệvới chính sách phát triển vùng do chính sách CLKCN tập trung sự hỗ trợ vào mạnglưới hơn là vào các DN riêng lẻ, chính sách cụm nói chung có liên quan với cácmạng lưới được lựa chọn và khi chính sách CLKCN trở thành yếu tố đặc trưng củaviệc điều hành từ cấp độ quốc gia đến cấp độ quốc tế, nó cũng sẽ được áp dụng chocác tổ chức ở cấp độ vùng [18]

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sơn đề tài cấp Bộ “Giải pháp phát triển CNHTngành dệt may Việt Nam trong điều kiện là thành viên của WTO” (2009) đã đề xuấthình thành các CLKCN dệt may ở Việt Nam để tăng cường liên kết các DN trongngành và nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may trong điều kiện toàn cầu hóa

Trang 31

và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam [22].

Trong số 154 (II) tháng 4/2010, tạp chí Kinh tế và Phát triển đăng bài “Tổchức lại CLKCN dệt may nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu của ngành may xuấtkhẩu Việt Nam” của Đỗ Thị Đông Trong bài báo, tác giả đã trình bày khái quát vềCLKCN và một số đề xuất tổ chức lại CLKCN dệt may nhằm tăng cường khả năngxuất khẩu của ngành may mặc Việt Nam [13]

Liên kết giữa DN lớn với các nhà cung cấp và vai trò của các DN chủ đạođóng vai trò quan trọng trong việc hình thành CLKCN được Nguyễn Thị XuânThúy và Trương Thị Nam Thắng phân tích trong bài “Hiệu ứng Canon và gợi ýchính sách Phát triển CLKCN tại Hà Nội” trong kỷ yếu khoa học “Đẩy nhanh quátrình CNH,HĐH Thủ đô” (2010) Trong bài viết này, các tác giả tập hợp một sốkhái niệm, các chính sách phát triển CLKCN khác nhau và phân tích “hiệu ứngCanon” để từ đó đề xuất gợi ý chính sách phát triển CLKCN phù hợp với điều kiệncủa Hà Nội [27]

Bài viết trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VDF) của Nguyễn Thị Xuân Thủy

và Vũ Hoàng Nam (2011) về “Hiện trạng CLKCN và ý nghĩa chính sách phát triểncụm công nghiệp trong phát triển CNHT tại Việt Nam” điểm qua tình hình pháttriển CLKCN ở Việt Nam, tìm hiểu một số chính sách CLKCN đang được thực hiệntại một số nước, trên cơ sở đó phân tích vai trò của CLKCN trong việc phát triểnCNHT của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng chính sáchCLKCN trong phát triển ngành công nghiệp này đã đề cập quan niệm, một số lýthuyết về CLKCN và kinh nghiệm của Hàn Quốc, Thái Lan trong phát triểnCLKCN [26]

Bài viết của Nguyễn Ngọc Sơn, đăng trên tạp chí Kinh tế và Phát triển (2011)

về “Phát triển cụm ngành công nghiệp trên thế giới và khuyến nghị chính sách choViệt Nam” đã đưa ra khái niệm, đặc trưng cơ bản, quy trình hình thành CLKCN.Bài viết còn đánh giá thực trạng cũng như chính sách phát triển CLKCN ở các nướctrên thế giới và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách cho Việt Nam về lựa chọn

mô hình CLKCN Bài viết cho rằng, quá trình phát triển CLKCN nên triển khaitheo từng giai đoạn Có thể nhận thấy trong một số vùng ở Việt Nam mức độ tậptrung kinh tế đã được hình thành như ngành điện tử ở VKTTĐBB và Vùng Kinh tế

Trang 32

trọng điểm phía Nam, ngành ô tô tại VKTTĐBB, dệt may ở VKTTĐBB và Vùngkinh tế trọng điểm phía Nam Muốn phát triển các CLKCN, cần tăng cường xâydựng năng lực và thiết lập các mối liên kết giữa các DN chủ đạo với các nhà cungcấp, các trường đại học, viện nghiên cứu Việc thiết lập và đẩy mạnh các mối liênkết phải được các cấp chính quyền Trung ương, cũng như địa phương (vùng, tỉnh)chịu trách nhiệm triển khai thực hiện [23].

Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu phát triển cụm ngành du lịch Huế - Đà Quảng Nam” của Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Thanh Long (2010) đã xác định

Nẵng-rõ bản chất và hoạt động của các cụm ngành trong nền kinh tế địa phương và khuvực, xác định các mối liên kết vốn có cũng như các chính sách hỗ trợ các cụmngành cạnh tranh nhằm phát triển khu vực Bài viết đi sâu phân tích thực trạng khảnăng hình thành cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam thông qua các tiêu chíđánh giá cụm ngành và đưa ra định hướng, giải pháp phát triển cụm du lịch Huế -

Đà Nẵng – Quảng Nam [25]

Nghiên cứu của Trần Văn Tùng, Trần Anh Tài “Một số quan điểm lý thuyết vềmạng lưới sản xuất toàn cầu” (2008) đã đề cập đến sự hình thành và phát triển củaCLKCN và mạng lưới sản xuất toàn cầu và vai trò của nó đối với nâng cao năng lựccạnh tranh quốc gia Đồng thời, nghiên cứu cũng nêu bật vai trò quan trọng của cácnhà chế tạo hợp đồng toàn cầu trong việc tạo ra các CLKCN, cũng như tạo ra hàngloạt việc làm trong các nhà máy chế tạo Đây chính là thể hiện sự phát triển củangành CNHT cho ngành [42]

Bài viết của Francesco Russo (2010) về “Phát triển cụm DN nhỏ và vừa mộtcách tiếp cận mới nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho DN nhỏ và vừa Việt Nam”của Francesco Russo đăng trên kỷ yếu hội thảo “Phát triển cụm DN công nghiệp –Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN nhỏ và vừa” do UNIDO và CụcPhát triển doanh nghiệp tổ chức, đã nghiên cứu cách tiếp cận phát triển DN nhỏ vàvừa thông qua hình thức cụm và liên kết Nghiên cứu này đưa ra một số tiêu chí lựachọn chiến lược CLKCN và xác định các CLKCN sẽ được lựa chọn để ưu tiên triểnkhai do UNIDO tài trợ là dệt may, da giày và chế biến gỗ Cũng trong kỷ yếu nàycòn có bài viết của TS Trần Kim Hào “Phát triển cụm ngành công nghiệp – giảipháp nâng cao sức cạnh tranh của các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam” đã đưa ra các

Trang 33

khái niệm CLKCN, so sánh CLKCN với KCN và sự cần thiết phải phát triểnCLKCN ở Việt Nam [14].

Nghiên cứu của M Porter, Christian Ketels, Nguyễn Đình Cung, Nguyễn ThịTuệ Anh, Đỗ Hồng Hạnh (2010) trong “Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam2010” đã khuyến nghị sự cần thiết phát triển các CLKCN ở Việt Nam Theo Báocáo này, các nút thắt vi mô cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là kỹ năng lao động,

cơ sở hạ tầng yếu kém và thủ tục hành chính Nghiên cứu này cho rằng triển khaimột số CLKCN làm thí điểm để giải quyết các nút thắt này có ý nghĩa thiết thực đốivới Việt Nam [19]

Ngày 10/3/2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Dự án Phát triển cụmdoanh nghiệp nhỏ và vừa do Cục Phát triển doanh nghiệp chủ trì với sự tài trợ củaChính phủ Italia Dự án xác định “CLKCN ở đây không liên quan tới sự phân chiatheo ranh giới địa lý, mà là sự tập hợp của các DN trong cùng lĩnh vực, liên kết vớinhau trong việc phân chia các công đoạn sản xuất, để nâng cao năng lực cạnh tranh.Việc các DN nhỏ và vừa liên kết, phối hợp hoạt động sản xuất - kinh doanh theo môhình CLKCN sẽ tạo ra khả năng nắm bắt cơ hội, tăng cường năng lực cạnh tranh tốthơn” Dệt may, da giầy và đồ gỗ - nội thất là ba lĩnh vực nhận được sự hỗ trợ của

Dự án về kỹ thuật và xúc tiến hợp tác kinh doanh [5]

Qua những nét khái quát trên đây có thể thấy, các nghiên cứu về CLKCN nóichung, CLKCN dệt may nói riêng ở Việt Nam mới ở giai đoạn ban đầu Với việclựa chọn CLKCN dệt may làm chủ đề nghiên cứu, tác giả hy vọng sẽ có nhữngđóng góp khoa học thiết thực

1.3 Các kết luận rút ra từ tổng quan các công trình liên quan đến đề tài

Những nội dung có sự tương đồng trong các công trình liên quan đến đề tài

Từ việc tổng quan các nghiên cứu trên có thể thấy, trên thế giới, các nghiêncứu về CLKCN đã được tiến hành từ khá lâu Các nghiên cứu này xuất phát từ yêucầu thiết lập mối quan hệ liên kết giữa các chủ thể kinh tế trong phạm vi mỗi vùng,mỗi quốc gia và đã hình thành những lý thuyết nhất định, như lý thuyết về CLKCN

và chiến lược cạnh tranh của M Porter, lý thuyết thương mại mới và địa lý của P.Krugman Còn ở trong nước, các nghiên cứu về CLKCN mới được tiến hành chưalâu Các nghiên cứu này chủ yếu là hệ thống hóa các tư tưởng về CLKCN của các

Trang 34

học giả nước ngoài, giới thiệu kinh nghiệm nước ngoài và gợi mở định hướng ứngdụng hình thành, phát triển CLKCN trong các ngành kinh tế của nước ta.

Từ kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, có thểkhái quát những nội dung sau đây có sự tương đồng:

- Các công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước đều cố gắng xác định rõbản chất của CLKCN Tuy có các cách diễn đạt khác nhau, nhưng tư tưởng chungcủa các tác giả đều đề cập đến những điểm then chốt nhất của một CLKCN là: sựtập trung các DN của ngành và các tổ chức liên quan trong một không gian địa lýnhất định; thiết lập quan hệ liên kết theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang một cách

ổn định giữa các chủ thể ấy; hướng tới mục tiêu bảo đảm hiệu quả của mỗi chủ thể

và tác động nâng cao hiệu quả chung của cả ngành và cả vùng kinh tế

- Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra nhiều nhân tố khác nhau tác động đến sựhình thành và phát triển CLKCN Nhưng các nghiên cứu đều nêu rõ chuỗi giá trịsản phẩm như một trong những nhân tố có tính chất tiền đề đòi hỏi phải hình thành

và phát triển CLKCN Vì các chủ thể thực hiện những khâu (mắt xích) khác nhautrong chuỗi giá trị có nhu cầu liên kết với nhau theo chiều dọc hoặc theo chiềungang mới có thể sản xuất sản phẩm cuối cùng cung cấp cho người tiêu dùng Tuynhiên, nếu các chủ thể ấy phân bố ở những khu vực xa nhau sẽ dẫn đến khó khăntrong việc thiết lập quan hệ liên kết và chi phí vận chuyển sẽ tăng lên Bởi vậy, sựtích tụ, tập trung các chủ thể có quan hệ với nhau trong một không gian địa lý lànhân tố trọng yếu cần được tính đến khi hình thành và phát triển CLKCN Điều nàycũng liên quan đến trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng Các nghiên cứu cũng đềuchỉ rõ vai trò của Nhà nước, đặc biệt là của chính quyền địa phương, trong việc hìnhthành, phát triển CLKCN

- Trong khi CLKCN là một vấn đề còn khá mới mẻ với Việt Nam, các côngtrình nghiên cứu trong nước đã chú trọng giới thiệu kinh nghiệm nước ngoài về hìnhthành và phát triển CLKCN ở những ngành, những vùng khác nhau Các nghiên cứu

ây đều trình bày bối cảnh hình thành, đặc điểm cơ bản của CLKCN và đưa ra nhữngbài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo với Việt Nam Các bài học kinh nghiệmrút ra đều chú trọng xem xét vai trò của Chính phủ trung ương và chính quyền địaphương trong việc hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển CLKCN, các chính

Trang 35

sách hỗ trợ thúc đẩy hình thành và phát triển CLKCN ở các vùng, các địa phươngkhác nhau.

Những điểm tương đồng về CLKCN trên đây là cơ sở để NCS có thể kế thừa

và phát triển trong luận án của mình trong việc nghiên cứu làm rõ các vấn đề lýthuyết về CLKCN Đồng thời, đó cũng là cơ sở để vận dụng trong nghiên cứu quátrình hình thành, phát triển CLKCN phù hợp với đặc điểm ngành công nghiệp dệtmay và đặc điểm của VKTTĐBB

Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài

- Đã có một số nghiên cứu của các tác giả trong nước và chuyên gia nướcngoài đề cập đến định hướng và biện pháp hình thành và phát triển CLKCN trongmột số ngành kinh tế của Việt Nam Những ngành được lựa chọn nghiên cứu là điện

tử, dệt may, da giày, chế biến gỗ, cơ khí, chế biến thủy sản Nhưng những nghiêncứu này mới chỉ dừng lại ở mức những gợi ý chung mang tính chất tổng quát

- Đã có một số nghiên cứu trực tiếp về hình thành và phát triển CLKCN dệtmay ở Việt Nam Nhưng, các nghiên cứu này mới chỉ nêu ra những ý tưởng chung

về sự cần thiết, khả năng hình thành, phát triển CLKCN dệt may, vai trò củaCLKCN dệt may trong việc tác động nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh củamỗi DN và của ngành công nghiệp dệt may nước ta Các nghiên cứu ấy chưa đi sâulàm rõ đặc điểm ngành công nghiệp dệt may ảnh hưởng đến hình thành, phát triểnCLKCN, chưa đánh giá rõ ràng những điều kiện tiền đề, những khó khăn cản trởvới việc hình thành, phát triển CLKCN dệt may, cũng chưa nêu rõ phương hướng

và những vấn đề cụ thể cần giải quyết để hình thành và phát triển CLKCN dệt maytrong những vùng cụ thể

- Chưa có công trình nghiên cứu về phát triển CLKCN dệt may trongVKTTĐBB Trong vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triểnmột số CLKCN Đó là: tích tụ, tập trung hóa sản xuất của các DN dệt may đạt trình

độ khá cao; các doanh nghiệp dệt may có khả năng thiết lập các quan hệ liên kếttheo chiều dọc và theo chiều ngang trong chuỗi giá trị sản phẩm dệt may; cơ sở hạtầng đang được phát triển theo hướng đồng bộ và hiện đại, Tuy nhiên, việc hìnhthành và phát triển CLKCN dệt may trong vùng cũng gặp không ít khó khăn Đó là:chưa có nhận thức đầy đủ và thống nhất về CLKCN dệt may; quan hệ liên kết giữa

Trang 36

các chủ thể trong chuỗi giá trị dệt may chưa được thiết lập chặt chẽ; Nhà nước chưa

có cơ chế chính sách rõ ràng và đầy đủ hỗ trợ hình thành, phát triển CLKCN

Từ những kết luận trên đây có thể thấy, việc nghiên cứu đề tài Phát triển các cụm liên kết công nghiệp dệt may trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là cần thiết,

có ý nghĩa lý luận, thực tiễn thiết thực và hoàn toàn không trùng với các nghiên cứu

đã công bố ở Việt Nam

Với việc nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn sẽ thực hiện các nhiệm vụchủ yếu sau đây:

- Kế thừa có chọn lọc và có phát triển ở mức độ nhất định các nghiên cứu đãcông bố ở trong và ngoài nước để trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản

về CLKCN, chủ yếu là bản chất, vai trò, các đặc trưng của CLKCN và các nhân tốquan trọng nhất ảnh hưởng đến hình thành, phát triển CLKCN

- Từ nghiên cứu đặc điểm và vị trí của VKTTĐBB, đặc điểm và vai trò củangành công nghiệp dệt may trong quá trình CNH,HĐH ở nước ta, thực trạng và xuhướng phát triển công nghiệp dệt may trong VKTTĐBB, xác định rõ sự cần thiết,những điều kiện tiền đề thuận lợi, những khó khăn cản trở sự hình thành, phát triểncác CLKCN dệt may trong vùng kinh tế này

- Đưa ra đề xuất luận cứ khoa học xác định phương hướng hình thành, pháttriển các CLKCN dệt may trong VKTTĐBB, những giải pháp mà các cơ quan quản

lý nhà nước trung ương và địa phương, các hiệp hội ngành nghề dệt may, các DNdệt may và các chủ thể hữu quan cần làm để thúc đẩy hình thành, phát triển cácCLKCN dệt may trong VKTTĐBB Bắc bộ

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN

Trang 37

CỤM LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP

2.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của cụm liên kết công nghiệp

2.1.1 Khái niệm cụm liên kết công nghiệp

Quá trình phát triển hệ thống công nghiệp nói chung và các DN công nghiệpnói riêng gắn liền với quá trình tích tụ và tập trung hóa sản xuất Xét theo đối tượng,tích tụ và tập trung hóa sản xuất trong công nghiệp được thực hiện ở phạm vi từng

DN độc lập và ở phạm vi lãnh thổ Trong phạm vi từng DN, tích tụ và tập trung sảnxuất thể hiện ở sự gia tăng các yếu tố sản xuất (lao động, tư liệu lao động và đốitượng lao động) để tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra, từ đó góp phần mở rộngthị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường Ở phạm vi lãnhthổ, tích tụ và tập trung hóa sản xuất được thực hiện bằng cách tập trung các DN cóquan hệ với nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm vào những khu vực lãnh thổnhất định Khu vực lãnh thổ này có thể là một địa điểm có ranh giới cụ thể được cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định Theo cách này, tập trung hóa sảnxuất công nghiệp theo lãnh thổ sẽ dẫn tới hình thành một KCN Khu vực lãnh thổcũng có thể là một vùng lãnh thổ nhất định với hệ thống kết cấu hạ tầng bảo đảmthuận lợi cho các DN tổ chức có hiệu quả việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm củanhau, nghĩa là thuận lợi trong việc tổ chức quan hệ liên kết kinh tế trong chuỗi giátrị sản phẩm Theo cách này, tập trung hóa sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ sẽ dẫntới hình thành CLKCN (Industrial Cluster) Cả hai cách này đều dựa trên yêu cầu bảođảm thuận lợi trong việc tổ chức mối liên hệ sản xuất giữa các DN trong chuỗi giá trịsản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi DN Như vậy, kết quảnày có được xuât phát chủ yếu từ điều mà các nhà kinh tế gọi là “tính kinh tế nhờ kếtkhối, hay kết cụm” (Agglomeration Economies), nghĩa là những lợi ích kinh tế nhờvào việc các DN hay các hoạt động kinh tế được tiến hành ở những nơi gần nhauthành một cụm Lợi thế kinh tế kết thành cụm là lợi thế từ bên ngoài (ExternalEconomies) khi mà hoạt của một DN này góp phần làm lợi cho các DN khác

Tuy CLKCN là vấn đề được biết đến và thu hút sự quan tâm của các nhà kinh

tế học từ cuối thế kỷ XIX và được phát triển trong những năm 1980, nhưng đến nayvẫn còn những quan niệm khác nhau về CLKCN

Trang 38

Dưới đây là một số quan niệm của các tổ chức và cá nhân về CLKCN

Trong Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2009 (World Development Report, 2009),Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: CLKCN là khái niệm dùng để chỉ sự tập trung củacác công ty và tổ chức có liên quan trong một khu vực địa lý nhất định [20]

Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp quốc (UNIDO), CLKCN

là một khu vực tập trung các DN, cụ thể là các DN vừa và nhỏ cùng ngành, theocùng một khu vực địa lý, cùng sản xuất và bán các loại hàng hóa phụ trợ có liênquan đến nhau [89], [90]

Giáo sư Michael Porter (1998) xác định: CLKCN là một nhóm các công tyliên quan và các thể chế hỗ trợ trong một lĩnh vực cụ thể, quy tụ trong một khu vựcđịa lý, được kết nối với bởi những sự tương đồng và tương hỗ Phạm vi địa lý củamột cụm ngành có thể là một thành phố hay tiểu bang đơn nhất, hoặc là cả một quốcgia hay mạng lưới các nước láng giềng CLKCN có nhiều hình thức tùy thuộc vào độsâu và tính phức tạp của nó, nhưng đa số bao gồm các công ty tạo ra sản phẩm haydịch vụ cuối, các nhà cung ứng những đầu vào chuyên biệt, linh kiện, máy móc vàdịch vụ; các tổ chức tài chính và DN trong các ngành liên quan CLKCN cũng baogồm các doanh nghiệp thuộc ngành hạ nguồn (là các kênh phân phối hay người tiêudùng); nhà sản xuất sản phẩm bổ trợ, nhà cung cấp hạ tầng chuyên dụng, chínhquyền và các tổ chức cung cấp hoạt động đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin,nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật (như các đại học, cơ quan nghiên cứu chính sách,trường dạy nghề); và những cơ quan thiết lập tiêu chuẩn Ngoài ra, có thể xem mộtphần của CLKCN là các cơ quan nhà nước có ảnh hưởng lớn Cuối cùng, nhiềuCLKCN còn bao gồm các hiệp hội thương mại và những tổ chức tập thể khác củakhu vực tư nhân để hỗ trợ cho các thành viên trong CLKCN [69], [70], [71]

Kế thừa và phát triển các nghiên cứu của nước ngoài, nhiều nhà khoa họctrong nước cũng đưa ra các quan niệm về CLKCN

TS Trương Chí Bình cho rằng “CLKCN là sự tập trung về mặt địa lý của các DNcùng sản xuất một loại hàng hoá hoặc loại hàng hoá có liên quan trong một khu vực.Nhìn chung, một CLKCN không chỉ bao gồm các DN sản xuất, mà còn bao gồm cả

Trang 39

các nhà cung cấp nguyên liệu thô, các nhà thầu phụ, người mua, người xuất khẩu, cácnhà cung cấp máy móc Ngoài ra, rất nhiều tổ chức hỗ trợ, các hiệp hội, các cơ quanluật pháp, các nhà tư vấn, các nhà vận chuyển và các nhà cung cấp các dịch vụ khác,trực tiếp, hoặc gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất của cụm” [41].

PGS.TS Lê Thế Giới xác định “CLKCN là sự tập trung về vị trí địa lý của các

ngành công nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lý Các công ty trongcụm công nghiệp sẽ chia sẻ các yêu cầu và các mối quan hệ bên trong với nhà cungcấp và khách hàng Các mối quan hệ bên trong công ty yêu cầu các dịch vụ bổ sung

từ các nhà tư vấn, đào tạo và huấn luyện, các tổ chức tài chính, các công ty chủchốt CLKCN sẽ tạo ra lực lượng lao động, hàng hoá xuất khẩu và dịch vụ chấtlượng cao, kết nối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học,viện nghiên cứu, các quỹ hỗ trợ và các bên hữu quan” [18]

PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng: “Cụm ngành công nghiệp là một hìnhthái tổ chức sản xuất trong một ngành/lĩnh vực cụ thể, trong đó các thành phần thamgia gồm các DN, các nhà cung cấp giải pháp kỹ thuật đặc thù, các nhà cung cấpdịch vụ, các thể chế liên quan liên kết và quần tụ trong một không gian địa lý nhấtđịnh, với vai trò nòng cốt là các DN liên kết kinh doanh” [20]

Tóm lại, có nhiều quan niệm khác nhau về CLKCN, nhưng có thể thấy rằngcác quan niệm ấy tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng, về cơ bản, có sựtương đồng về nội dung do đều dựa trên nền tảng định nghĩa của Michael Porter.Trong các quan niệm ấy có ba điểm tương đồng cơ bản là:

- Sự tập trung của các DN và các tổ chức trong một phạm vi lãnh thổ nhất định

- Các quan hệ liên kết giữa các DN và các tổ chức dưới những hình thức khácnhau trong chuỗi giá trị sản phẩm

- Mục đích cuối cùng của việc hình thành và phát triển CLKCN là bảo đảmhiệu quả kinh tế của từng chủ thể và góp phần vào lợi ích chung của cả hệ thống

2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của cụm liên kết công nghiệp

Từ những điểm đồng thuận trong các quan niệm khác nhau về CLKCN và đặttrong sự so sánh với loại hình KCN, một dạng của tập trung hóa sản xuất theo lãnhthổ, có thể xác định CLKCN có những đặc trưng cơ bản sau đây:

1/ Sự tích tụ (quần tụ – agglomeration) các doanh nghiệp công nghiệp và

Trang 40

các tổ chức liên quan trong một khu vực lãnh thổ nhất định

Dù rằng trong định nghĩa của M Porter có xác định “Phạm vi địa lý của mộtcụm có thể là một thành phố hay tiểu bang đơn nhất, hoặc là cả một quốc gia haymạng lưới các nước láng giềng”, nhưng thực tế của nhiều nước cho thấy không giankhu vực lãnh thổ này thường có giới hạn nhất định, chẳng hạn một địa phương (tỉnh,thành phố) hoặc một vùng trong một quốc gia Điều này xuất phát từ yêu cầu tổchức mối liên hệ sản xuất và quan hệ liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong cụm:khoảng cách địa lý giữa các chủ thể tạo điều kiện thiết lập quan hệ trực tiếp, giảmchi phí giao dịch và chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu, linh kiện, bán thành phẩm

Hình 2.1: Lý thuyết kinh tế học về Tích tụ và Phân đoạn

Nguồn:Brulhart, 1998

Điều này cũng thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa CLKCN với các hình thứcKCN Mỗi KCN có ranh giới địa lý rõ ràng được công nhận về mặt pháp lý củachính quyền sở tại và được bao bọc bằng hàng rào vật chất cụ thể, phân biệt ranhgiới trong và ngoài KCN Ngược lại, CLKCN lại trải rộng trong một không gianlãnh thổ của một địa phương, một vùng kinh tế Các DN công nghiệp và các tổ chức

Ngày đăng: 11/07/2016, 17:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI năm 2011 (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI năm 2011
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2011
2. Bộ Công nghiệp (2007), Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.ngày 31 tháng 7 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN Phê duyệt quyhoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020
Tác giả: Bộ Công nghiệp
Năm: 2007
3. Bộ Công thương (2010), Dự thảo “Quyết định về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo “Quyết định về chính sách phát triển côngnghiệp hỗ trợ
Tác giả: Bộ Công thương
Năm: 2010
4. Bộ Công thương (2014), Quyết định số 2757/2014/QĐ-BCT Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ban hành ngày 31/3/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 2757/2014/QĐ-BCT Quy hoạch pháttriển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030
Tác giả: Bộ Công thương
Năm: 2014
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Dự thảo Phát triển cụm doanh nghiệp nhỏ và vừa do Cục Phát triển doanh nghiệp chủ trì với sự tài trợ của Chính phủ Italia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo Phát triển cụm doanh nghiệp nhỏ vàvừa
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2010
6. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh (2015), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2014, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2014
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2015
7. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2015), Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2014, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê thành phố HàNội 2014
Tác giả: Cục thống kê thành phố Hà Nội
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2015
8. Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2015), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2014, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương2014
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Hải Dương
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2015
9. Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2015), Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2014, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê thành phốHải Phòng 2014
Tác giả: Cục thống kê thành phố Hải Phòng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2015
10. Cục thống kê tỉnh Hưng Yên (2015), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2014, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên2014
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Hưng Yên
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2015
11. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2015), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2014, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh2014
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2015
12. Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2015), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2014, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc2014
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2015
14. Francesco Russo (2010), “Phát triển cụm doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách tiếp cận mới nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, kỷ yếu hội thảo “Phát triển cụm doanh nghiệp công nghiệp”CIEM. tr 86-95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển cụm doanh nghiệp nhỏ và vừa một cáchtiếp cận mới nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừaViệt Nam”, "kỷ yếu hội thảo “Phát triển cụm doanh nghiệp công nghiệp”
Tác giả: Francesco Russo
Năm: 2010
15. Hoàng Văn Châu (2010), “Công nghiệp hỗ trợ: kinh nghiệm từ các nước và giải pháp cho Việt Nam”, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Công nghiệp hỗ trợ: kinh nghiệm từ các nướcvà giải pháp cho Việt Nam”
Tác giả: Hoàng Văn Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông
Năm: 2010
16. Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường (2005), ‘Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam’, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘Hoàn thiện chiến lược pháttriển công nghiệp Việt Nam’
Tác giả: Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
Năm: 2005
17. Kenichi Ohno(2007), Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, NXB Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
Tác giả: Kenichi Ohno
Nhà XB: NXB Laođộng Xã hội
Năm: 2007
18. Lê Thế Giới (2009), “Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam” tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. 1(30), tr 117 – 127 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh tháikinh doanh trong nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ ở ViệtNam” "tạp chí Khoa học và Công nghệ
Tác giả: Lê Thế Giới
Năm: 2009
19. M. Porter, Christian Ketels, Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Thị Tuệ Anh, Đỗ Hồng Hạnh (2010), Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010, NXB Trẻ, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010
Tác giả: M. Porter, Christian Ketels, Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Thị Tuệ Anh, Đỗ Hồng Hạnh
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2010
20. Ngân hàng Thế giới (2009), Báo cáo Phát triển thế giới 2009, Tái định dạng địa kinh tế. NXB Giao thông Vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Phát triển thế giới 2009, Tái định dạngđịa kinh tế
Tác giả: Ngân hàng Thế giới
Nhà XB: NXB Giao thông Vận tải
Năm: 2009
21. Nguyễn Đình Trung (2011), “Xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp”, Hội thảo“Phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị”, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm côngnghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp”, "Hội thảo"“Phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát triển côngnghiệp hỗ trợ tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị”
Tác giả: Nguyễn Đình Trung
Năm: 2011

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w