Thanh toán không dùng tiền mặt phải trở thành động lực quyết địnhđổi mới công nghệ Ngân hàng, thu hút khách hàng, nâng cao uy tín ngân hàng, đảmbảo cung ứng đủ, kịp thời các phương tiện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT - HUNG
KHOA QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG VÀ DU LỊCH
Trang 2Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanh toán không thể thiếu
ở bất kỳ quốc gia nào Tuy nhiên, sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển đã kéotheo các phương thức thanh toán phát triển, phương thức này là sự kế thừa và pháttriển của phương thức trước đó Khắc phục được những nhược điểm của phươngthức thanh toán bằng tiền mặt (TTBTM), thanh toán không dùng tiền mặt(TTKDTM) là phương thức thanh toán mới ưu việt hơn, đáp ứng một cách tốt hơncho yêu cầu của sự phát triển kinh tế
Hiện nay ở rất nhiều nước trên thế giới việc TTKDTM đã trở nên quen thuộcvới mỗi người dân, trong khi đó ở Việt Nam khối lượng TTKDTM còn chiếm tỷ lệrất hạn chế TTKDTM chưa được người dân chấp nhận rộng rãi, thậm chí nhiềungười còn chưa nhìn thấy tờ sec, tấm thẻ tín dụng bao giờ Có thể nói mỗi mộtchúng ta chưa phát huy được tính ưu việt của TTKDTM và như vậy chúng ta chưatận dụng hết các điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của nền kinh tế
Ngoài hai nghiệp vụ chính của ngân hàng thương mại là nghiệp vụ huy độngvốn và nghiệp vụ tín dụng thì nghiệp vụ thanh toán ngày càng được các ngân hàngquan tâm chú ý nhằm thu hút khách hàng Trong nền kinh tế thị trường, thanh toánkhông dùng tiền mặt được phát triển không ngừng do yêu cầu phát triển của kinh tếhàng hóa – tiền tệ Trong thực tế hiện nay, công tác thanh toán không dùng tiền mặtcủa ngân hàng còn tồn tại một số mặt tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyếtnhư: Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt còn cao, thanh toán không qua ngân hàng cònphổ biến, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong thanh toán còn hạn chế…
Do đó việc tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu quả công tác thanh toán khôngdùng tiền mặt nói chung đối với khách hàng cá nhân nói riêng là yêu cầu khách quan
cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, nhằm tạo môi trường thuận lợi vềpháp chế, kỹ thuật và tổ chức làm tiền đề cho quá trình phát triển thanh toán khôngdùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt phải trở thành động lực quyết địnhđổi mới công nghệ Ngân hàng, thu hút khách hàng, nâng cao uy tín ngân hàng, đảmbảo cung ứng đủ, kịp thời các phương tiện thanh toán, đáp ứng nhịp độ phát triển
Trang 3kinh tế theo cơ chế thị trường và nhanh chóng hòa nhập với hoạt động Ngân hàngcủa các nước trong khu vực và thế giới Với mong muốn các hình thức TTKDTM sẽ
ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam, em đã chọn đề tài “Thanh
toán không dùng tiền mặt của Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp”.
Nội dung chính của đề tài bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Chương 2: Thực trạng về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở ViệtNam trong thời gian qua
Chương 3: Giải pháp phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặttại Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Tâm và các thầy
cô trong khoa Tài chính ngân hàng đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài đề án tốtnghiệp này của mình!
Trang 4………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5STT Chữ viết tắt Giải nghĩa
6 TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
7 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
8 TTDTM Thanh toán dùng tiền mặt
9 CNH- HĐH Công nghiêp hóa- hiện đại hóa
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt Biểu đồ 2.2: Mức độ sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt Biểu đồ 2.3: Mức độ hiệu quả của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Trang 6Biểu đồ 2.4: Nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Biểu đồ 2.5: Mức độ rủi ro của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt Biểu đồ 2.6: Các loại rủi ro của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt Biểu đồ 2.7: Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ của các Ngân hàng.
Sơ đô:
Sơ đồ 1: Vận hành Séc qua một ngân hàng
Sơ đồ 2: Lưu thông Séc qua 2 ngân hàng
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1.1 Lưu thông tiền tệ.
1.1.1 Khái niệm lưu thông tiền tệ.
Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế để thực hiện cácquan hệ thương mại, hàng hóa, phân phối thu nhập, hình thành nguồn vốn và phúclợi xã hội
Có thể nói sự lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế đóng vai trò như hệ thốngmạch máu trong một cơ thể sống, nếu hệ thống mạch máu này hoạt động tốt thì cơthể sẽ khỏe mạnh và phát triển, ngược lại nếu hệ thống mạch máu này hoạt động
Trang 7trục trặc hoặc hơn thế nữa là bị tắc nghẽn thì cơ thể sẽ ốm yếu và sẽ không thể pháttriển bình thường.
1.1.2 Hình thức lưu thông tiền tệ.
- Lưu thông bằng tiền mặt:
• Khái niệm: Là sự vận động của tiền mặt trong nền kinh tế phục vụ cho các quan hệthương mại với quy mô nhỏ và trong nội bộ dân cư là chính Đây là hình thức trong
đó tiền tệ và hàng hóa đồng thời vận động với nhau
• Ưu điểm: Đây là hình thức đơn giản, chu chuyển nhanh, không gây ách tắc trongchu chuyển và nó có hiệu quả kinh tế cao đối với người tham gia lưu thông
• Nhược điểm: Hình thức lưu thông này tốn kém về mặt chi phí lưu thông tiền tệ như
in ấn, bảo quản, tổ chức lưu thông…và gây ra những hiện tượng tiêu cực xã hội nhưtrộm cắp, rửa tiền, trốn thuế và nạn tiền giả
- Lưu thông không dùng tiền mặt:
• Khái niệm: Là hình thức lưu thông trong đó tiền tệ và hàng hóa vận động tương đốiđộc lập với nhau, đáp ứng cho nhu cầu thanh toán với quy mô lớn, thông thường làcác doanh nghiệp
• Ưu điểm: Lưu thông thông dùng tiền mặt khắc phục được một phần chi phí lưuthông, tăng cường khả năng kiểm soát của Nhà nước, của NH, tạo ra sự văn minhlịch sự trong thanh toán
1.2 Thanh toán tiền tệ
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ thanh toán chi trả lẫn nhau phải dùnghình thức tiền tệ Vì vậy, thanh toán tiền tệ là một yêu cầu tất yếu khách quan, làđiều kiện cần thiết để phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội tương ứng với haihình thức lưu thông tiền tệ ta có hai hình thức thanh toán tiền tệ: thanh toán bằngtiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt
1.2.1 Thanh toán dùng tiền mặt.
- Khái niệm: Thanh toán tiền mặt là việc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt trong các quan
hệ thanh toán thu chi giữa nhân dân với nhau, giữa các xí nghiệp, tổ chức kinh tế,giữa cơ quan nhà nước với nhân dân
- Đặc điểm:
Trang 8Người tham gia thanh toán là nhân dân, các tổ chức kinh tế, các cơ quan nhànước, những người không có tài khoản mở tại ngân hàng, thanh toán bằng tiền mặtkhông có sự xuất hiện của nhân vật thứ ba.
Thanh toán bằng tiền mặt thích hợp với vai trò của tiền tệ làm vật môi giớitrong quá trình lưu thông Sau khi xuất chuyển hàng hóa hay cung ứng dịch vụ chongười mua người bán nhận được tiền ngay Và quá trình thanh toán cũng chấm dứtngay tại đó
Khi sản xuất và trao đổi phát triển đến một trình độ cao hơn, thì việc thanhtoán trực tiếp bằng tiền mặt không còn là một phương thức thanh toán duy nhất nữa
Sự hạn chế của nó được biểu hiện ở chỗ, muốn thực hiện một khối lượng lớn tổnggiá cả hàng hóa thì phải có lượng tiền mặt lớn, điều đó làm chi phí lưu thông tiền tệtăng lên, việc tổ chức lưu thông tiền mặt thêm phức tạp, tốc độ luân chuyển vốnchậm Ngược lại, nếu vì một lí do nào đó không có tiền tệ, thì quá trình thanh toánkhông giải quyết được, từ đó quá trình tái sản xuất không thể tiếp tục được
Những bất tiện của việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán đòi hỏi phải có thêmnhững hình thức thanh toán tiện lợi hơn Bên cạnh đó, với sự phát triển vượt bậc của
hệ thống ngân hàng, các dịch vụ, các công cụ thanh toán đã được ngân hàng nghiêncứu đưa ra để khách hàng lựa chọn cho mình một hình thức thanh toán thích hợpthay cho thanh toán bằng tiền mặt TTKDTM phát sinh từ đó và ngày càng pháttriển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
1.2.2 Thanh toán không dùng tiền mặt.
- Khái niệm: TTKDTM là thanh toán qua ngân hàng, là tổng hợp các mối quan hệ chitrả tiền tệ được thực hiện bằng cách trích chuyển từ tài khoản của người này sang tàikhoản của người khác tại ngân hàng với sự kiểm soát của ngân hàng mà không dùngtiền mặt
• Đặc điểm: So sánh thanh toán bằng tiền mặt, TTKDTM có những đặc trưng sau:
• Trong TTKDTM, sự vận động của vật tư hàng hóa độc lập với sự vận động của tiền
tệ cả về thời gian lẫn không gian, thường không ăn khớp với nhau Nếu như trong
Trang 9TTBTM, vận động của hàng hóa gắn liền với vận động của tiền tệ thì trongTTKDTM người bán có thể thu được tiền trước hoặc sau khi xuất hàng hóa chongười mua Sự tách rời về mặt không gian và thời gian trong quá trình thanh toánđặt ra yêu cầu cho ngân hàng khi tổ chức hệ thống TTKDTM là phải rút ngắnkhoảng cách giữa tiền và hàng.
• Trong TTKDTM, vật trung gian trao đổi (tiền mặt) không xuất hiện như thanh toánbằng tiền mặt theo kiểu hàng – tiền – hàng (H-T-H), mà chỉ xuất hiện dưới hình thứctiền tệ kế toán (tiền ghi sổ) và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách
• Mỗi bên tham gia thanh toán (chủ yếu là người mua) phải mở tài khoản tại ngânhàng( trừ một vài hình thức thanh toán như ngân phiếu thanh toán của Việt Nam)
Vì một lẽ rất đơn giản, nếu không như vậy thì việc thanh toán không thể tiến hành
• Khác với thanh toán bằng tiền mặt chỉ là quan hệ trực tiếp giữa người mua và ngườibán, trong TTKDTM được diễn ra tại ngân hàng, nên ngân hàng có một vai trò lớn
và không thể “vắng mặt” trong thanh toán qua ngân hàng, vừa là người tổ chức vừa
là người thực hiện các khoản thanh toán
1.3 Nguồn gốc và vai trò của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
1.3.1 Nguồn gốc của thanh toán không dùng tiền mặt.
Trong xã hội loài người, nếu còn sản xuất và lưu thông hàng hóa thì sự tồn tạicủa mối quan hệ Tiền – Hàng là một tất yếu khách quan Đó là mối quan hệ biệnchứng và tác động lẫn nhau
Theo tiến trình lịch sử hình thành tiền tệ, đồng tiền đã có những bước pháttriển từ thấp đến cao Trong nền kinh tế tự nhiên khép kín, do nhu cầu còn rất đơngiản, con người tự sản xuất được những gì mình cần và do đó họ không có nhu cầutrao đổi Khi xã hội phát triển và mở rộng hơn, họ thấy rằng mình không thể tự sảnxuất mọi thứ mà mình cần do nhiều lí do, lúc này nhu cầu trao đổi xuất hiện và vấn
đề trao đổi là như thế nào Vấn đề trùng lặp nhu cầu trao đổi xuất hiện Nhưngkhông phải lúc nào và ở đâu cũng có sự trùng lặp nhu cầu Muốn trao đổi được hànghóa thì người ta nghĩ tới một hàng hóa mà nhiều người cùng cần, đó ra là vật đứng
ra làm vật ngang giá chung- hình thức đầu tiên của tiền tệ lúc đầu vật ngang giáchung rất đơn giản, nó có thể là vỏ sò, vỏ hến hay con bò miếng đồng…Do yêu cầu
Trang 10thuận tiện trong trao đổi người ta thấy rằng cần phải có vật ngang giá chung thế nào
để dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ, ít hao mòn và có thể trích trữ dùng cho sau này Conngười đã chọn vàng
Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa đưa vào lưu thông ngày càngnhiều đòi hỏi phải có thêm lượng tiền đưa vào đáp ứng nhu cầu của hàng hóa đưavào lưu thông Hơn nữa người ta thấy rằng trong mua bán chịu, tờ giấy ghi nợ cũng
có giá trị như tiền vậy Tiền giấy ra đời và giúp cho việc trao đổi hàng hóa diễn rathuận lợi hơn rất nhiều
Nhưng sản xuất không ngừng phát triển, khối lượng tiền được đưa vào lưuthông ngày một lớn, đặc biệt là khi có lạm phát Tiền giấy bộc lộ rõ những hạn chếnhất định như chi phí in ấn, bảo quản, nạn tiền giả,…Hơn nữa, trong nền kinh tếphát triển như ngày nay khối lượng tiền trong giao dịch là rất lớn, nếu thanh toánbằng tiền mặt là rất bất tiện Như vậy đòi hỏi phải có phương thức thanh toán mới
ưu việt hơn khắc phục những hạn chế trên, phù hợp với một giai đoạn phát triểnkinh tế mới TTKDTM xuất hiện như một tất yếu, thể hiện bước phát triển và hoànthiện ở đỉnh cao của lịch sử phát triển tiền tệ
1.3.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt.
• Đối với nền kinh tế:
TTKDTM góp phần làm giảm tỉ trọng tiền mặt trong lưu thông, từ đó có thểtiết kiệm được chi phí lưu thông như in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển… Mặtkhác, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hóa và lưu thông tiền tệ
TTKDTM tạo điều kiện tập trung nguồn vốn lớn cho xã hội vào ngân hàng đểtái đầu tư cho nền kinh tế, phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của nhà nước vào hoạtđộng tài chính ở tầm vi mô và vĩ mô, góp phần ngăn chặn lạm phát
• Đối với các ngân hàng thương mại (NHTM)
Các nhà tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trườngđều quan tâm đến vấn đề thanh toán là: an toàn- tiện lợi- quay vòng vốn nhanh.Ngân hàng trở thành trung tâm tiền tệ - tín dụng- thanh toán trong nền kinh tế.TTKDTM góp phần không nhỏ vào thành công đó của ngân hàng
TTKDTM tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng , khôngnhững làm giảm được chi phí lưu thông mà còn bổ sung nguồn vốn cho NH thôngqua hoạt động mở tài khoản thanh toán của các tổ chức và cá nhân Như vậy, NH sẽ
Trang 11luôn có một lượng tiền nhất định tạm thời nhàn rỗi trên các tài khoản này với chi phíthấp nếu sử dụng nguồn vốn này thì NH không chỉ kiếm được lợi nhuận, giànhthắng lợi trong cạnh tranh mà còn mang lại lợi ích rất lớn cho toàn bộ nền kinh tếquốc dân.
TTKDTM còn thúc đẩy quá trình cho vay Nhờ có nguồn vốn tiền gửi không
kỳ hạn, NH còn có cơ hội để tăng lợi nhuận cho mình bằng cách cấp tín dụng chonền kinh tế NH thu hút được nguồn vốn với chi phí thấp nên trên cơ sở đó hạ lãisuất tiền vay, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn NH để đầu tư, pháttriển sản xuất, kinh doanh có lãi Mặt khác, thông qua TTKDTM, NH có thể đánhgiá tình hình sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Từ đógiúp ngân hàng an toàn trong kinh doanh, góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao đượchiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
TTKDM giúp cho NHTM thực hiện chức năng tạo tiền Trong thực tế nếuthanh toán bằng tiền mặt, thì sau khi lĩnh tiền mặt ra khỏi NH, số tiền đó không nằmtrong tầm kiểm soát của NH Nhưng nếu TTKDTM thì NH thực hiện trích chuyểntiền từ tài khoản tiền gửi của người phải trả sang cho người thụ hưởng hoặc bù trừgiữa các tài khoản của các NHTM với nhau Như vậy, thực chất của cơ chế tạo tiềncủa hệ thống NH là tổ chức thanh toán qua NH và cho vay bằng chuyển khoản Vìvậy, khi TTKDTM ngày càng phát triển thì khả năng tạo tiền càng lớn, tạo cho NHlợi nhuận đáng kể TTKDTM góp phần mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh
số thanh toán TTKDTM tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ một cáchhiệu quả, an toàn, hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm được thời gian, chi phí.Trên cơ sở đó tạo niềm tin cho công chúng vào hoạt động của hệ thống NH, thu hútngười dân và doanh nghiệp tham gia thanh toán qua NH Như vậy, TTKDTM giúp
NH thực hiện việc mở rộng đối tượng thanh toán, làm tăng lợi nhuận, tăng năng lựccạnh tranh của NH
- Vai trò của TTKDTM đối với ngân hàng trung ương
TTKDTM tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, tăngcường vòng quay của đồng tiền, khơi thông các nguồn khác nhau, tạo điều kiện quantrọng cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán của dân cư và của cả nền
Trang 12kinh tế Qua đó, tạo tiền đề cho việc tính toán lượng tiền cung ứng và điều hành thựcthi chính sách tiền tệ có hiệu quả.
- Đối với cơ quan tài chính
Tăng tỉ trọng TTKDTM không chỉ có ý nghĩa tiết kiệm chi phí lưu thông màcòn giúp cho công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp được tốt hơn Nếu các giaodịch trong nền kinh tế được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản thì tiền chỉchuyển từ tài khoản người này sang tài khoản người khác, từ tài khoản của doanhnghiệp này sang tài khoản của doanh nghiệp khác, từ NH này sang NH khác nên tiền
tệ vẫn nằm trong hệ thống NH Do đó, tổn thất tài sản Nhà nước và tổn thất tài sảncủa người dân sẽ được hạn chế
Như vậy, trên cơ sở tài khoản tiền gửi và các tài khoản thanh toán qua NH đãgiúp cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý như bộ chủ quản, cơ quan thuế… có điềukiện để kiểm tra, theo dõi doanh thu, chi phí, xác định kết quả hoạt động kinh doanhchính xác Do đó giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động “kinh tếngầm”, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế vàđiều hành các chính sách kinh tế tài chính quốc gia, góp phần làm lành mạnh hóanền kinh tế- xã hội
1.4 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
1.4.1 Thanh toán bằng séc.
1.4.1.1 Khái niệm:
Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của NH ralệnh cho NH trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình mở tại NH để trảcho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định trên tờ Séc (tổ chức kinh tế hay cánhân)
Séc là một mệnh lệnh chứ không phải là một yêu cầu do đó khi nhận được séc
NH chấp nhận vô điều kiện, trừ trường hợp tài khoản của người phát hành không đủhoặc không có tiền trả
1.4.1.2 Phương thức thanh toán bằng Séc.
Có 3 người liên quan đến tờ Séc:
- Người phát hành
- Ngân hàng
- Người thụ hưởng séc
Trang 13Phương thức thanh toán bằng Séc được thể hiện qua các sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Vận hành Séc qua một ngân hàng
Người pháthành
(1)
Người thụhưởng
Ngânhàng thụlệnh
(1) Người phát hành kí phát Séc và giao người thụ hưởng
(2) Người thụ hưởng xuất trình Séc cho ngân hàng thụ lệnh để đòi được trả tiền
(3) Ngân hàng thụ lệnh gửi giấy báo về tình trạng tài khoản cho người phát hành
Sơ đồ 2: Lưu thông Séc qua 2 ngân hàng
Ngân hàngbên bán
hàng bênmua
(5)(3) (6) (7)
Người bán (1) Ngườimua
(2)
(1) Người bán giao cho người mua
Trang 14(2) Người mua phát hành Séc giao cho người bán
(3) Người bán nộp Séc vào NH để nhờ thu hộ tiền trên Séc
(4) NH bên bán thu hộ qua NH bên mua
(5) NH trả tiền cho người hưởng lợi qua NH bên bán
(6) Thanh toán tiền cho bên bán
(7) NH quyết toán Séc cho người mua
1.4.2 Thanh toán bằng thẻ.
Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trảtiền hàng hóa dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàngđại lí thanh toán hay các máy thanh toán tự động
Các chủ thể có liên quan đến việc phát hành và sử dụng thẻ:
- Ngân hàng phát hành thẻ
- Ngân hàng đại lí thanh toán thẻ
- Cơ sở tiếp nhận thẻ
- Chủ sở hữu thẻ
1.4.3 Thanh toán bằng thư tín dụng L/C.
Thư tín dụng (Letter of Credit – viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán cóđiều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đốivới người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấpdịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất
cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với quy tắc thực hành thốngnhất về tín dụng chứng từ được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tậpquán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tíndụng chứng từ
1.4.4 Ủy nhiệm thu
Ủy nhiệm thu là lệnh của người bán viết trên mẫu in sẵn do đơn vị bán lập, nhờ
NH phục vụ mình thu tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hàng hóa, dịch vụ theocác chứng từ thanh toán hợp pháp, hợp lệ đã được thỏa thuận
Phạm vi áp dụng của hình thức này là giữa các đơn vị mở TK ở cùng một chinhánh hoặc các chi nhánh NH khác trong cùng một hệ thống hoặc khác hệ thống
1.4.5 Ủy nhiệm chi
Ủy nhiệm chi là lệnh viết của chủ TK yêu cầu NH phục vụ mình trích 1 số tiềnnhất định từ TK của mình chuyển vào TK được hưởng, để thanh toán tiền mua bán,
Trang 15cung ứng hàng hóa, dịch vụ, nộp thuế, thanh toán nợ UNC được áp dụng để thanhtoán cho người được hưởng có TK ở cùng NH, khác hệ thống NH khác tỉnh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN QUA.
Việt Nam trong thời gian qua.
2.1.1 Thực trạng của phương thức TTKDTM đối với khách hàng cá nhân.
2.1.1.1 Thực trạng các phương tiện TTKDTM.
Để các phương thức TTKDTM phát triển được thì các công cụ của phươngthức này không chỉ phải đa dạng và phong phú mà còn phải tiện ích cho người sửdụng:
Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng các phương tiện TTKDTM.
(Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế )
Qua biểu đồ trên ta thấy thẻ thanh toán là phương tiện được nhóm khách hàngcác nhân ưa thích sử dụng nhất Thẻ thanh toán không những mang đầy đủ các tiệních của thẻ ATM bình thường như rút tiền mặt, kiểm tra số dư và chuyển khoản, nócòn giúp cho chủ sở hữu thẻ có thể thanh toán khi mua hàng ở siêu thị, các nhàhàng, đặt vé máy bay, thanh toán tiền điện nước hay khi đi du lịch Với những tiệních trên thẻ thanh toán ngày càng phát triển và được khách hàng tin dùng
Mặc dù được ưu tiên sử dụng phổ biến nhất trong ba phương tiện củaTTKDTM, tuy nhiên thẻ thanh toán mới đạt điểm trung bình là 2.6, tức là còn dưới
Trang 16Trực tuyến Tại điểm mua hàng Chuyển tiền
mức thỉnh thoảng sử dụng Điều này cho thấy hoạt động TTKDTM của nhóm kháchhàng cá nhân ở Việt Nam còn rất hạn chế Đa số mẫu được khảo sát đều dừng lại ởmức đã sử dụng Rất ít người sử dụng ở mức thường xuyên và rất thường xuyên
2.1.1.2 Thực trạng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Có ba phương thức phổ biến nhất được nhóm khách hàng cá nhân sử dụng đó
là phương thức thanh toán trực tuyến, phương thức thanh toán tại điểm mua hàng vàphương thức chuyển tiền
Biểu đồ 2.2: Mức độ sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
(Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế )
Qua biểu đồ trên ta thấy phương thức thanh toán tại điểm mua hàng đượcnhóm khách hàng cá nhân ưu tiên sử dụng Tuy nhiên mức chênh lệch giữa phươngthức thanh toán tại điểm mua hàng và chuyển tiền là không nhiều Điểm trung bìnhcủa phương thức thanh toán tại điểm mua hàng là 3.06 thì phương thức chuyển tiền
là 2.99 Cả hai phương thức này dừng lại ở mức thỉnh thoảng sử dụng Phương thứcthanh toán trực tuyến đạt điểm trunng bình là 2.17, dừng lại ở mức đã sử dụng
Để hiểu rõ hơn mức độ ưu tiên sử dụng các phương thức thanh toán khôngdùng tiền mặt của nhóm khách hàng cá nhân chúng ta đi xem xét mức độ đánh giáhiệu quả của từng phương thức
Trang 17Thói quen
Tiện
Hạ tầng
Pháp lý
Phí
DV
TĐ
NV
Biểu đồ 2.3: Mức độ hiệu quả của các phương thức TTKDTM.
(Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế )
Ta thấy phương thức thanh toán tại điểm mua hàng được sử dụng phổ biếnnhất với điểm trung bình là 3.06 thì cũng được đánh giá hiệu quả đạt mức 3.58, tứcđược đánh giá có tính hiệu quả trên mức trung bình và gần cao
Tại Việt Nam, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mới chỉ dừnglại ở mức thỉnh thoảng sử dụng hoặc là đã sử dụng, mặc dù hiệu quả thì được đánhgiá ở mức xấp xỉ cao Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hệ lụy trên?
Biểu đồ 2.4: Nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng các phương thức TTKDTM.
(Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế )
Nhìn vào biểu đồ ta thấy nhân ta thấy nguyên nhân đầu tiên và có sự khác biệt
rõ ràng nhất với các nguyên nhân còn lại chính là thói quen của người tiêu dùng, đạtđiểm trung bình 3.79 - ở mức khá ảnh hưởng
Trang 18Đứng sau thói quen của người dân là tiện ích của các phương thức thanh toánkhông dùng tiền mặt Việc khách hàng quyết định xem thanh toán bằng cách nàophải dựa trên chi phí cơ hội khi sử dụng phương thức đó, nó phải tiện lợi và tiếtkiệm về mặt thời gian, công sức và các chi phí bằng tiền khác cho khách hàng Điềunày cũng liên quan trực tiếp tới cơ sở hạ tầng của phương thức thanh toán khôngdùng tiền mặt
Xếp sau cơ sở hạ tầng là cơ sở pháp lý và phí dịch vụ thanh toán không dùngtiền mặt Nếu hoạt động thanh toán bằng tiền mặt thể hiện mối quan hệ thanh toántrực tiếp giữa người mua và người bán, vì vậy rủi ro mà mâu thuẫn sẽ giảm thiểu.Còn hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nó liên quan tới nhiều đơn vị trunggian hơn, đơn vị chấp nhận thẻ, ngân hàng chủ thẻ, ngân hàng người thụ hưởng vàcác công ty trung gian khác vì vậy mối quan hệ phức tạp hơn nên đòi hỏi hành langpháp lý phải chặt chẽ hơn
Bên cạnh đó yếu tố chi phí phí dịch vụ cũng được khách hàng quan tâm Hiệnnay có một số loại chi phí khách hàng phải trả khi sử dụng các công cụ của thanhtoán không dùng tiền mặt Công cụ đang được khách hàng sử dụng phổ biến nhất làthẻ thanh toán phải chịu các loại chi phí như: Phí thường niên, phí rút tiền mặt, phíchậm thanh toán, phí vượt hạn mức, phí chuyển đổi ngoại tệ…
Xếp hạng tiếp theo là thu nhập của người dân, rủi ro các phương thức thanhtoán không dùng tiền mặt và trình độ đội ngũ nhân viên, đạt điểm trung bình là 3.2dừng lại ở mức ảnh hưởng Quá trình khảo sát cho thấy khi thu nhập các cá nhâncàng cao thì mức độ sử sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽcao hơn
Bên cạnh các lợi ích cũng như tiện ích mà phương thức TTKDTM mang lạicho nhóm khách hàng cá nhân, chúng ta thấy các phương thức thanh toán khôngdùng tiền mặt thường qua nhiều các tổ chức trung gian hơn, vì vậy các mối quan hệtrong hoạt động này phức tạp hơn, rủi ro của các khâu, các giai đoạn cũng cao hơn,
vì vậy đòi hỏi các đơn vị cung ứng sản phẩm phải đảm bảo giảm thiểu mức độ rủi rocho các khách hàng của mình
Trang 19Trực tuyến Tại điểm mua hàng Chuyển tiền
Biểu đồ 2.5: Mức độ rủi ro của các phương thức TTKDTM
Trang 20Mất cắp dữ liệu
TK/thẻ bị mất trộm
DLĐT đánh cắp
(Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế)
Phương thức thanh toán trực tuyến được đánh giá mức rủi ro (điểm trung bình
là 3.16) Tiếp theo là phương thức chuyển tiền được đánh giá là ít rủi ro với điểmtrung bình là 2.45 và phương thức thanh toán tại điểm mua hàng được đánh giá là ítrủi ro hơn cả với điểm trung bình là 2.30
Biểu đồ 2.6: Các loại rủi ro của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
(Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế )
Trong các yếu tố rủi ro thì yếu tố tài khoản/thẻ bị mất trộm được đánh giá là
có khả năng rủi ro cao đối với các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.Xếp sau là việc mất căp dữ liệu trong tài khoản và dữ liệu trên đường truyền bị đánhcắp Các yếu tố này sẽ gây rủi ro cho khách hàng khi sử dụng thanh toán khôngdùng tiền mặt có thể bị mất tiền hoặc mang nợ
2.1.2 Những thành tựu trong hoạt động TTKDTM ở Việt Nam trong thời gian qua.
Trong thời gian qua hoạt động TTKDTM tại các NH có sự chuyển biến mạnh
mẽ Nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích rađời, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, vớiphạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư Những bước pháttriển gần đây trong lĩnh vực TTKDTM tại các NH thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên
cơ sở chứng từ) chuyển dần sang phương thức xử lí bán tự động sử dụng chứng từđiện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lí điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn
Trang 21Thời gian xử lí hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần trước đây chỉtrong vòng vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn), chỉtrong vòng vài giây hoặc tức thời ( đối với các khoản thanh toán trong cùng hệthống, hoặc cùng địa bàn).
- Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống NHTM phát triển khá nhanh Trong năm
2013, toàn hệ thống NH có khoảng hơn 25 triệu tài khoản cá nhân, số lượng thẻtrong lưu thông đạt 19.5 triệu thẻ…Hệ thống máy ATM có 9235 máy, mạng lướichấp nhận các phương tiện thanh toán đạt 32.500 thiết bị
Có được kết quả như trên là do nhiều yếu tố tác động như: môi trường pháp lítrong lĩnh vực thanh toán NH có những thay dổi theo hướng phù hợp hơn, mạnglưới điểm giao dịch phục vụ khách hàng của các NH được mở rộng, thanh toán điện
tử liên NH được triển khai có hiệu quả,…Nhưng có một số lí do chính trực tiếp thúcđẩy sự gia tăng tài khoản cá nhân trong thời gian qua, đó là: các NHTM đã có nhiều
nỗ lực trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuận nhằm tạo điều kiện thuận lợicho việc thanh toán của khách hàng, chú trọng phát triển đa dạng và phong phú cácsản phẩm dịch vụ NH hiện đại, đặc biệt là các dịch vụ NH bán lẻ với những ứngdụng công nghệ tin học tiên tiến, bắt đầu quan tâm đến công tác tiếp thị, tuyêntruyền quảng cáo, khuyến mãi cho các sản phẩm dịch vụ của mình khi đưa ra thịtrường Một số NH còn chủ động tiếp cận với các doanh nghiệp có đông nhân viênvới mức thu nhập ổn định để thực hiện dịch vụ trả lương qua tài khoản NH
- Đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các NH, khobạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phải NH như Công ty dịch vụtiết kiệm bưu điện Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉgiữa các NH mà còn giữa NHvà các tổ chức không phải NH làm dịch vụ thanh toán.Mỗi một mô hình tổ chức có những đặc trưng riêng, lợi thế riêng và chiến lượckhách hàng riêng, theo đó mà các nhu cầu khác nhau của từng loại đối tượng kháchhàng được đáp ứng
Xu hướng liên doanh liên kết giữa các NH đã hình thành, giúp cho nhiều NHTM nhỏ vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị phục vụ cho hệ thống thanh toán Việc liên doanh liên kết trong phát hành và thanh
Trang 22toán thẻ trở thành một yếu tố không nhỏ góp phần vào sự tăng trưởng lượng thẻ phát hành ra lưu thông gần đây.
- Theo số liệu của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam đến ngày 30/6/2013, tổng số lượng thẻ của hệ thống ngân hàng Việt Nam đãphát hành đạt 57 triệu thẻ Trong đó, thẻ ghi nợ nội địa là 51,2 triệu thẻ; thẻ ghi nợ quốc tế 1,9 triệu thẻ; thẻ tín dụng nội đia
là 96 nghìn thẻ và thẻ tín dụng quốc tế 1,6 triệu thẻ, còn lại là các loại thẻ khác
Số lượng thẻ phát hành 15.1 14.35 21.6 22.45 31.7 47.37 42.3 70.29
Số lượng ATM (cái) 7.48 6.73 9.72 10.57 11.7 27.37 13.648 41.638
Số lượng POS (cái) 26.93 26.18 36.62 37.47 54 69.67 77.468 105.46Doanh số sử dụng thẻ 20.652 19.902 40.507 41.357 84.095 99.765 146.176 174.17Doanh số thanh toán thẻ 24.114 23.364 72.37 73.22 89.025 104.695 128.79 156.78
Biểu đồ 2.7: Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng
(Nguồn: Agribank, An Bình Bank – báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ)
Qua bảng số liệu tình hình hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng cụ thể là ngân hàng Agribank và An Bình Bank ta
có thể nhận thấy tốc độ phát triển của loại hình thanh toán không dùng tiền mặt thông qua thẻ, số lượng thẻ phát hành, máyATM hay máy POS tăng nhanh qua các năm Năm 2008, số thẻ phát hành của AGB chỉ là 15.1 triệu thẻ, An Bình la 14.5triệu thẻ nhưng sau 5 năm đã tăng vọt lên 42.3 triệu thẻ (AGB) và 70.29 triệu thẻ (ABB) Doanh số sử dụng thẻ từ 20.652 tỷ
Trang 23đồng lên đến 146.176 tỉ đồng đối với AGB, và 19.902 tỉ đồng lên đến 174.17 tỉ đồngđối với ABB Qua đây ta có thể nhận thấy tốc độ tăng của ABB tăng mạnh hơn AGB, điều đó thể hiện rõ các chính sách chiến lược của mỗi ngân hàng nhưng ta có thể nhận thấy sự phát triển của loại hình thanh toán này, và hi vọng trong tương lai hình thức này còn phát triển tiến xa hơn nữa