1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng ô nhiễm nặng dioxin ở Việt Nam

53 419 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 790,78 KB

Nội dung

Các rào cản chính hạn chế khả năng của Việt Nam trong việc giải quyết các điểm nóng nhiễm dioxin đó là a thiếu một kế hoạch tổng thể để đối phó với các điểm nóng và một cơ chế điều phối

Trang 1

Văn kiện Dự án

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN HỢP QUỐC

Mô tả vắn tắt

Việt Nam có nhiều điểm nóng ô nhiễm dioxin với mức độ ô nhiễm cao Các rào cản chính hạn chế khả năng của Việt Nam trong việc giải quyết các điểm nóng nhiễm dioxin đó là (a) thiếu một kế hoạch tổng thể để đối phó với các điểm nóng và một cơ chế điều phối liên quan đến vấn đề ô nhiễm dioxin; (b) sự hạn chế về số liệu các số liệu cần thiết và độ tin cậy bao gồm thông tin ô nhiễm vùng cũng như các tác động lên môi trường và con người; (c) các khả năng công nghệ (thiết bị, kiến thức) cho phân tích và xử lý ô nhiễm dioxin; (d) khả năng hợp tác trong nước và quốc tế, khả năng lập kế hoạch cũng như quản lý việc xử lý ô nhiễm vùng; (e) các nguồn tài chính cho xử lý ô nhiễm đạt tiêu chuẩn quốc tế; (f) khả năng giáo dục cộng đồng

và qui hoạch sử dụng đất địa phương liên quan đến những khu dân cư sống trong vùng bị ô nhiễm

Nếu không có dự án này, dioxin tích lũy tại các điểm nóng sẽ tiếp tục tồn tại về mặt sinh học

và phát tán vào môi trường địa phương và môi trường toàn cầu, do các hạt đất và các vật chất hữu cơ liên kết với dioxin được trôi theo dòng nước, xâm nhập và tích tụ vào động vật hoang dã

và phát tán trong không khí Dự án này sẽ khắc phục các rào cản nói trên để xử lý hiệu quả các chất bị ô nhiễm dion cao ở ba vùng nóng chính và giải quyết các nguyên nhân căn bản về kĩ thuật, thể chế, tài chính và xã hội để giúp Việt Nam xử lý các vùng bổ sung cần quan tâm

Trang 2

1 Tên dự án: Xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng ô nhiễm nặng dioxin ở Việt Nam

2 Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE)

3 Chủ dự án: Văn phòng Ban Chỉ đạo 33, MONRE

Địa chỉ: 83 Nguyễn Chí Thanh

Tel: (84-4) 37736354 Fax: (84-4) 37736356

4 Đơn vị phối hợp: Bộ Quốc phòng, Ủy ban Nhân Dân tỉnh Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Định

5 Thời gian thực hiện dự án: 4 năm (2010 đến 2014)

Số tiền từ GEF đã chi cho xây dựng dự án 25,000 USD

Số tiền cần huy động trong tương lai 39,000,000 USD

7 Địa bàn thực hiện dự án:

Hà Nội, các sân bay Biên Hoà - tỉnh Đồng Nai, sân bay Đà Nẵng - thành phố Đà Nẵng và sân bay Phù Cát - tỉnh Bình Định

8 Các vấn đề ưu tiên của Chính phủ cần giải quyết: (theo Nghị định số 131/2006/ND-CP)

Dự án này phù hợp với hai lĩnh vực ưu tiên số 4 và số 5 của nghị định số 131 (Chương 1, phần 3), đó là:

- Lĩnh vực ưu tiên số 4: Bảo vệ môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Lĩnh vực ưu tiên số 5: Tăng cường năng lực về thể chế và nguồn nhân lực; chuyển giao

công nghệ; tăng cường năng lực trong nghiên cứu và triển khai

Chính phủ Việt Nam:

Chương trình Phát triển

Liên hợp Quốc UNDP:

Trang 3

Mục lục

Các thuật ngữ viết tắt 4

PHẦN I SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN 6

1.1 Đánh giá tình hình 6

1.1.1 Bối cảnh và ý nghĩa toàn cầu 6

1.1.2 Phân tích rào cản 9

1.1.3 Phân tích về đơn vị tài trợ tài chính 10

1.1.4 Phân tích ranh giới 10

1.2 Chiến lược/ kế hoạch/ chương trình liên quan của Chính phủ 11

1.2.1 Điều kiện về thể chế, ngành và chính sách 11

1.2.2 Nguồn gốc của dự án và sự phù hợp của chính sách 12

1.2.3 Mục tiêu, mục đích và các hoạt động/kết quả của dự án 13

1.2.4 Các thông số, rủi ro và giả thiết của dự án 19

1.2.5 Lợi ích của địa phương, quốc gia và toàn cầu 21

1.2.6 Quyền sở hữu quốc gia: Tư cách được nhận tài trợ và hướng đi của quốc gia 21 1.2.7 Tính bền vững 22

1.2.8 Khả năng tái thiết 23

1.3 Sắp xếp quản lý 23

1.4 Kế hoạch giám sát, đánh giá và ngân sách 24

1.4.1 Giai đoạn khởi động dự án 25

1.4.2 Trách nhiệm giám sát và các sự kiện 25

1.4.3 Báo cáo dự án 27

1.4.4 Đánh giá độc lập 29

1.4.5 Điều khoản kiểm toán 29

1.4.6 Chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức 29

1.5 Bối cảnh luật pháp 31

PHẦN II: KHUNG KẾT QUẢ CHIẾN LƯỢC (STRATEGIC RESULTS FRAMEWORK - SRF) VÀ SỰ TÀI TRỢ CỦA GEF 32

2.1 Phân tích chi phí tài trợ 32

2.1.1 Khái quát dự án 32

2.1.2 Đánh giá chi phí tài trợ 32

2.1.3 Tóm tắt chi phí Error! Bookmark not defined 2.2 Khung kết quả chiến lược, phân tích SRF 35

PHẦN III: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ 40

PHẦN IV: CÁC THÔNG TIN BỔ SUNG 41

4.1 Các thỏa thuận khác 41

4.2 Cơ cấu tổ chức của dự án 41

4.3 Mô tả công việc và các điều khoản tham chiếu cho các cán bộ dự án và các hợp đồng phụ 41

4.4 Phụ lục kĩ thuật 52

Phụ lục 1: Ô nhiễm dioxin tại 3 Căn cứ không quân tại miền nam Việt Nam 52

Phụ lục 2: Tổng quan các công nghệ có khả năng xử lý điểm nóng ô nhiễm dioxin 52

Phụ lục 3: Ô nhiễm dioxin tại các vùng bị phun rải và các điểm nóng ở M.Nam VN 52

Phụ lục 4: Trạng thái và sự định hướng đối với các kế hoạch sử dụng đất cho các điểm nóng ô nhiễm chất độc da cam/dioxin (Đà Nẵng, Biên Hòa và Phú Cát) 52

Phụ lục 5: Tăng cường nhận thức và xây dựng năng lực liên quan đến dioxin 52

Phụ lục 6: Các cơ chế tài chính cho việc xử lý các điểm nóng ô nhiễm dioxin 52

Trang 4

Các thuật ngữ viết tắt

Bộ KHĐT Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI)

Bộ TNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE)

Ủy ban 10-80 Ủy ban quốc gia về khảo sát hậu quả của các hóa chất độc hại được sử

dụng trong chiến tranh ở Việt Nam

Ủy ban 33 Ban chỉ đạo quốc gia về khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử

dụng trong chiến tranh ở Việt Nam EIA Đánh giá tác động môi trường

FSP Dự án toàn phần (Full size project, thuật ngữ GEF)

GEF Quỹ môi trường toàn cầu

GoV Chính phủ Việt Nam

IP Đối tác triển khai thực hiện cấp quốc gia

I-TEQ Nồng độ độc tương đương TEQ tính theo chuẩn quốc tế - 1 g TCDD

tương đương với 1 g I-TEQ

JAC US-VN Ủy ban tư vấn hỗn hợp Việt – Mỹ (Joint Advisory Committee,

USA-Viet Nam) MOLISA Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Ministry of Labour, war

Invalids and Social Affairs) NAP Kế hoạch hành động quốc gia (liên quan đến các hóa chất được sử dụng

trong chiến tranh) NEX Sổ tay hướng dẫn điều hành quốc gia (National Execution)

NIP Kế hoạch hành động quốc gia về các hợp chất POP (theo Công ước

Stockholm) NPD Giám đốc dự án quốc gia

Văn phòng 33 Văn phòng Ban Chỉ đạo 33, Bộ TNMT

PCBs Polychlorinated biphenyls

PEB Ủy ban thi hành dự án (Project Executive Board - PEB)

PIF Mẫu nhận dạng dự án (thuật ngữ GEF)

PIR Xem xét lại công việc đã thực hiện của dự án (yêu cầu hàng năm của

GEF)

PMU Ban quản lý dự án (Project Management Unit - PMU)

POPs Các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (Persistent Organic Pollutants) PPC Ủy ban nhân dân tỉnh (Provincial People’s Committee)

ppt Phần nghìn tỉ (Parts per trillion)

STA Cố vấn kỹ thuật có kinh nghiệm

STAP Ban cố vấn khoa học và kỹ thuật (gắn kết với GEF)

TCDD 2,3,7,8- Tetrachlorodibenzo-dioxin

TEQ Nồng độ độc tương đương dioxin tổng số (Total dioxin toxic

equivalence) (tính độc hại tổng thể của một hỗn hợp được tính tương đương được quy cho TCDD nguyên chất)

TTR Xem xét ba bên giai đoạn cuối dự án

Trang 5

UNDP Chương trình phát triển liên hợp quốc (United Nations Development

Programme) UNDP-CO Văn phòng quốc gia về Chương trình phát triển liên hợp quốc USAID Cơ quan điều phối viện trợ Mỹ

USD Tiền đô la Mỹ (United States Dollar)

US-EPA Cục bảo vệ môi trường Mỹ (US Environmental Protection Agency) VAST Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

VRTC Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (trực thuộc Bộ QP)

Trang 6

PHẦN I SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

1.1 Đánh giá tình hình

1.1.1 Bối cảnh và ý nghĩa toàn cầu

a Tình hình ô nhiễm dioxin và những rủi ro liên quan

Việt Nam là nước có các vùng nhiễm TCDD (tetra-chloro dibenzo-dioxin; aka dioxin) cao nhất trên thế giới Các nghiên cứu ở Việt Nam và từ các vùng ô nhiễm cao khác trên thế giới

đã chứng minh những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và nguy hại sức khỏe Sự ô nhiễm TCDD ở Việt Nam bắt nguồn từ cuộc chiến tranh trong thời gian 1961-1971, do việc

sử dụng thuốc diệt cỏ làm rụng lá cây, phá huỷ mùa màng để xóa sạch vành đai quân sự đối phương trong chiến dịch “Bàn tay dài- Ranch Hand” (5/1964 đến 1/1971) Một vài hỗn hợp thuốc diệt cỏ sử dụng trong chiến dich này có chứa TCDD Chúng được biết đến như là “chất độc da cam”

Nồng độ dioxin trong đất ở các khu vực bị phun đã giảm căn bản Tuy nhiên, các vùng ở sân bay – nơi những lượng lớn thuốc diệt cỏ được tích trữ và xử lý – vẫn là những điểm nóng

ô nhiễm cao Nếu không có hành động gì, thuốc diệt cỏ sẽ tiếp tục lan truyền ra môi trường rộng hơn và gây nguy hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là qua chuỗi thức ăn Theo các tiêu chuẩn quốc tế, mức độ ô nhiễm này cần được xử lý Ba điểm nóng (Đà Nẵng, Biên Hòa

và Phú Cát) là các vùng đích cần xử lý của dự án Kết quả gần đây cho thấy tổng lượng dioxin tại ba điểm nóng này là 1.736 g I-TEG, với phần lớn độ độc là do TCDD (xem phụ lục 1) Đây là một lượng rất lớn khi so sánh với sự phát thải hiện nay trên khắp thế giới; do vậy, việc làm sạch các khu vực này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho môi trường toàn cầu Một số vị trí nhất định cần được đánh giá dựa trên các số liệu hiện có và các số liệu phân tích bổ sung đối với cả đất và trầm tích

Tình hình ô nhiễm dioxin tại ba điểm nóng (xem chi tiết tại phụ lục 1)

Tại Căn cứ không quân Biên Hòa, có ít nhất 3 khu vực ô nhiễm với nồng độ cao Khu

vực chính, khu nạp rửa (aka “khu vực Z1” – xem phụ lục 1) có nồng độ dioxin trong đất bề mặt (0-30 cm) cao tới 409.818 ppt I-TEQ với nồng độ trung bình trên 15.864 ppt I-TEQ Nồng độ cao của dioxin có thể được tìm thấy đến độ sâu 1,5 m Hầu hết các khu vực này đang được Bộ QP xử lý bằng việc xây dựng một bãi chôn lấp an toàn cho đất bị ô nhiễm Số đất này sẽ được xử lý triệt để và trong đó có một lô khoảng 3600m2 đang được xử lý bằng phương pháp tẩy độc sinh học Khu vực thứ 2 là “khu phía nam đường băng” Khu vực này có nồng độ dioxin lớn nhất là 65.500 ppt I-TEQ và nồng độ trung bình ước tính là 5,276 ppt I-TEQ Khu vực thứ 3, “khu vực phía tây nam đường băng”, được sử dụng trong chiến dịch

“Pacer-Ivy”, chiến dịch thu gom các thùng chứa chất da cam ra khỏi Việt Nam, có nồng độ dioxin lên đến 22.800 ppt I-TEQ và hàm lượng trung bình ước tính khoảng 2.650 ppt I-TEQ

Có thể có các điểm ô nhiễm khác “sub-sites” nằm trong khu vực Căn cứ không quân Sự phân

bố ô nhiễm chỉ ra rằng có thể còn có những điểm ô nhiễm chưa được phát hiện ra Do vậy, việc lấy mẫu phân tích bổ sung là cần thiết để xác định chính xác phạm vi khu vực nhiễm

Tại Sân bay và Căn cứ không quân Đà Nẵng, có ba khu vực ô nhiễm với nồng độ cao có

vị trí địa lý gần nhau Ba khu vực này là “khu vực nạp và trộn” với nồng độ dioxin cao lên đến 365.000 ppt và nồng độ trung bình ước tính là 50.000 ppt I-TEQ; khu vực lưu trữ/chôn gần đấy với nồng độ dioxin lên đến 134.802 ppt I-TEQ và nồng độ trung bình ước tính là 39.883 ppt I-TEQ Hệ thống thoát nước mặt cũng gây ô nhiễm kênh thoát nước và hồ Sen, một trong

ba hồ ở đầu bắc của Căn cứ không quân, nơi nồng độ dioxin trong mẫu mỡ Tilapia đạt đến 3.000 ppt I-TEQ, trong trầm tích lên đến 12.393 ppt I-TEQ và trung bình trong lớp trầm tích phía trên là 3.161 ppt I-TEQ Việc đánh giá ô nhiễm đang được tiến hành tại một khu vực ở

Trang 7

phía nam của sân bay Ngoài ra, trong thời gian tiến hành tẩy độc, cần lấy mẫu phân tích thêm

để xác định đúng độ sâu và phạm vi ô nhiễm

Tại Sân bay và Căn cứ không quân Phú Cát, nồng độ dioxin ở khu vực lưu trữ chất độc

da cam cũ rất cao, đạt đến 238.000 ppt I-TEQ với mức độ ô nhiễm trung bình ước tính là 26.248 ppt I-TEQ (TCDD chiếm trên 97%) (xem phụ lục 1) Địa hình của vị trí này cho thấy dòng nước có thể dẫn tới việc gây ô nhiễm cho 3 hồ bên cạnh Tuy nhiên kết quả phân tích các mẫu được lấy tại kênh thoát nước và hồ cho thấy trầm tích có nồng độ tương đối thấp Ngoài ra, một khu vực khác được xác định bởi Bộ Quốc phòng Mỹ sau khi được lấy mẫu và phân tích cũng cho kết quả dioxin với nồng độ rất thấp, nồng độ lớn nhất là 236 ppt I-TEQ (TCDD chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 20%) Mẫu đất cũng đã được lấy bổ sung tại Phú Cát theo yêu cầu nhằm xác định phạm vi (biên giới) ô nhiễm và độ sâu ô nhiễm để phục vụ cho việc xử lý

Các Căn cứ không quân Biên Hòa và Đà Nẵng nằm trong những vùng đông dân cư, các mẫu đất và trầm tích tại các vùng xung quanh các Căn cứ cũng như các mẫu mô tế bào và các mẫu máu của thủy tạo, gia cầm và một số người dân địa phương đều cho thấy có chứa hàm lượng cao của dioxin Các ao tại ba Căn cứ không quân trong một số trường hợp vẫn còn được các quân nhân và cư dân địa phương sử dụng để đánh bắt cá mặc dù việc ô nhiễm thông qua chuỗi thức ăn là một yếu tố rủi ro chính gây ô nhiễm cho con người Phú Cát nằm trong khu vực nông thôn và cũng có thể được sử dụng bởi các quân nhân và cư dân địa phương cho việc chăn nuôi gia súc, câu cá, trong khi tuyến giao thông địa phương chạy dọc theo vị trí ô nhiễm nhất Khả năng tiếp tục lan rộng ô nhiễm hơn nữa tại ba điểm nóng qua việc di chuyển của trầm tích bị ô nhiễm và qua chuỗi thức ăn đã bị giới hạn thông qua các biện pháp cơ bản bao gồm việc lặp hàng rào và dựng các biển cảnh báo Đối với trường hợp tại Biên Hòa, việc xây dựng một bãi chôn lấp với hệ thống thoát nước phù hợp tại địa điểm ô nhiễm nhất đã gần như hoàn thành Tuy nhiên, khó mà có thể loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm nên rủi ro với các động vật hoang dã và con người, và lan rộng thêm trong thời gian ngắn hạn và dài hạn vẫn có thể xảy

ra

b Các nỗ lực trong quá khứ và hiện tại về vấn đề ô nhiễm dioxin và các rủi ro liên quan

Trong các năm qua, chính phủ đã tiến hành nhiều biện pháp chính sách cơ bản tại Đà Nẵng

và đã cam kết cung cấp tài chính đáng kể cho các biện pháp làm sạch tại điểm nóng Biên Hòa, nơi có một bãi chôn lấp chất lượng cao sẽ là ưu việt Ngoài ra, nhiều cam kết cũng đã được thực hiện, mà chủ yếu là từ chính phủ Mỹ và Quỹ tài trợ Ford cho Đà Nẵng Cơ quan phát triển Czech đã thông qua việc làm sạch những phần ô nhiêm nhất tại Phú Cát Quỹ tài trợ Bill

và Melinda Gates và Atlantic Philantropies đã cam kết thiết lập phòng thí nghiệm về POPs dưới sự quản lý của Bộ TNMT (nằm tại Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam, VEPA); phòng thí nghệm này liên quan đến các nỗ lực loại bỏ ô nhiễm tại các điểm nóng nói trên vì nó liên quan đến việc phân tích thêm mẫu và sẽ rất quan trọng trong các công việc liên quan đến các hợp chất ô nhiễm POPs khác (chi tiết hơn về các cam kết đồng tài trợ được trình bày tại phần III)

Dự án và/hoặc các khía cạnh về kỹ thuật cụ thể của nó đã được thảo luận với toàn bộ các chuyên gia quan trọng trong lĩnh vực của Việt Nam, Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, Quỹ tài trợ Ford, các chuyên gia kỹ thuật làm việc cho Cơ quan Phát triển Czech, và các tổ chức khác

Dự án được xây dựng dựa trên công việc được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế hoặc các nhà

tư vấn ký hợp đồng với các tổ chức này cùng với các đối tác trong nước Toàn bộ sẽ được điều phối bởi “Văn phòng 33” nằm trong Bộ Tài nguyên và Môi trường Các đối tác trong nước và quốc tế sẽ hợp tác cùng nhau trong pha Dự án toàn phần (FSP) trong khi Chính phủ đang thúc đẩy vai trò của UNDP để hỗ trợ điều phối quốc tế

Dự án được xây dựng dựa trên bốn kết quả đánh giá ô nhiễm dioxin (a) Z1 (Căn cứ không quân Biên Hòa, 1994/1995), Z2 (Căn cứ không quân Đà Nẵng, 1997/1998) và Z3 (Căn cứ

Trang 8

không quân Phú Cát, 1999/2002) được thực hiện bởi Bộ QP Việt Nam; (b) Sự cộng tác giữa

US-EPA và VAST trong việc lấy mẫu và phân tích ô nhiễm; (c) Dự án “ Đánh giá ô nhiễm dioxin trong môi trường và dân cư xung quanh Căn cứ không quân Đà Nẵng, 2006/2007”

được thực hiện bởi Văn phòng 33 và Công ty tư vấn Hatfield (Vancouver, Canada) với nguồn ngân sách từ Quỹ tài trợ Ford; và (d) các mẫu đất và trầm tích được lấy và phân tích bởi Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (VRTC) trực thuộc Bộ QP và các nhà tư vấn Hatfield theo dự án chuẩn bị của UNDP (tóm tắt số liệu ô nhiễm từ các hoạt động này được trình bày tại phụ lục 1)

Dự án sẽ được kết nối với các dự án về POPs khác ở Việt Nam, đặc biệt là dự án của

UNDP/GEF “Xây dựng năng lực để loại bỏ các kho chứa thuốc trừ sâu POPs” Ngoài ra còn

có các dự án khác do GEF tài trợ như dự án UNIDO/GEF về “Giới thiệu phương pháp BAT và BEP để mô phỏng quá trình làm giảm hoặc loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững được sinh ra một cách không chủ định (UPPOPs) từ hoạt động công nghiệp ở Việt Nam”; một dự

án World Bank về quản lý PCB; dự án GTZ “Quản lý triệt để các hóa chất để có một môi trường lành mạnh hơn tại Việt Nam” và một dự án về giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp được

tài trợ bởi CIDA

c Dự án chuẩn bị dự án được tài trợ bởi UNDP

Mặc dù mẫu nhận dạng dự án (PIF) đã được thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2007 nhưng Ban cố vấn khoa học và kỹ thuật (STAP) cho rằng cần phải sửa lại một vài kết quả (do quá chung chung) PIF giải thích rằng đánh giá chi tiết ô nhiễm là cần thiết để ước lượng chính xác mức độ ô nhiễm dioxin Điều này lý giải tại sao toàn bộ dự án sẽ tập trung vào việc lên kế hoạch, xây dựng năng lực, tối ưu các nỗ lực điều phối đối với các nhà tài trợ và các can thiệp

ở qui mô thí điểm (pilot-scale) nhằm trình diễn các kỹ thuật làm sạch khác nhau Việc đồng sử dụng nguồn tài chính sẽ được thực hiện cho công việc làm sạch thực và tăng cường việc sử dụng đất

UNDP đã tài trợ dự án “Xây dựng năng lực và hoàn thiện kế hoạch tổng thể quốc gia cho việc làm sạch môi trường đối với các điểm nóng ô nhiễm dioxin tại Việt nam” từ cuối năm

2007 đến đầu năm 2009 Mục đích của dự án là (i) tăng cường năng lực cho việc lên kế hoạch, đánh giá kỹ thuật, xử lý các điểm nóng ô nhiễm dioxin, quản lý việc phòng tránh phơi nhiễm, nghiên cứu và quan trắc việc loại bỏ ô nhiễm; (ii) hỗ trợ thiết lập kế hoạch xử lý các điểm nóng dioxin trên toàn quốc và mô phỏng các kế hoạch hành động cụ thể để có thể được đánh giá và tài trợ quốc tế một phần cho việc xử lý ba điểm nóng nhất về ô nhiễm dioxin, đồng thời đảm bảo đất trong vùng ô nhiễm và xung quanh ba điểm nóng được sử dụng an toàn (Đà Nẵng, Biên Hòa và Phú Cát) Như vậy dự án này đã giúp thiết lập các tài liệu dự án GEF hiện tại

Các hoạt động cụ thể bao gồm: (i) các đánh giá về năng lực cần thiết; (ii) xây dựng một kế hoạch cho việc phát triển năng lực; (iii) một vài hoạt động về phát triển năng lực, bao gồm tăng cường các nhận thức, đào tạo, điều phối và huy động sự hỗ trợ, kiểm tra lại và phát triển các khung công việc điều tiết; (iv) lên kế hoạch và thực hiện việc phân tích mẫu bổ sung tại hai điểm nóng (Biên Hòa, Phú Cát) và vạch rõ phạm vi và những điều thực sự cần cho việc làm sạch ba điểm nóng; (vi) xây dựng các kế hoạch hành động chi tiết cho việc xử lý dioxin tại ba điểm nóng, bao gồm việc sử dụng đất và phục hồi môi trường tại các điểm nóng và khu vực liền kề, và cho việc xây dựng năng lực tổng thể và tăng cường nhận thức; (vii) chuẩn bị

kế hoạch tài chính nhằm hỗ trợ việc thực hiện Kế hoạch tổng thể

Kế hoạch tổng thể quốc gia (như đã trình bày ở trên) đang được xây dựng Các kết quả của các hoạt động khác đang được sử dụng cho quá trình xây dựng này và cũng đã được sử dụng cho tài liệu dự án GEF này Các thông tin kỹ thuật đầu vào này được gom lại và tóm tắt một

Trang 9

phần trong các phụ lục, bao gồm phụ lục 1 về các số liệu ô nhiễm, phụ lục 2 về các kỹ thuật

xử lý, phụ lục 3 tóm tắt các báo cáo kỹ thuật khác

b) Thiếu số liệu đáng tin cậy về khu vực bị ô nhiễm cũng như những tác động lên môi trường và con người Không phải tất cả vị trí ở các điểm nóng đều được biết rõ Những vùng bị ô nhiễm nặng nhất thường dễ được nhận ra, ví dụ do cây cối không sống được

ở đó, nhưng những vùng ít bị ô nhiễm hơn thì vẫn có cỏ hoặc các loại cây khác Thông tin từ các ghi chép lịch sử không phải luôn luôn đúng hoặc được hiểu đúng và trong nhiều trường hợp nhiều ghi chép bị thất lạc hoặc không hoàn thiện (đặc biệt các ghi chép về những vùng máy bay rơi)

c) Thiếu năng lực công nghệ (thiết bị cần thiết, kiến thức) để phân tích tình hình và xử lý

ô nhiễm dioxin Hiện nay trên thế giới cũng có rất ít kinh nghiệm về xử lý những vùng

bị ô nhiễm nặng hoặc một lượng lớn đất và trầm tích bị nhiễm độc nghiêm trọng như vậy Mức độ ô nhiễm cũng như thể tích đất và trầm tích ô nhiễm là thách thức cơ bản đối với năng lực công nghệ hiện nay để có thể xử lý được chúng

d) Năng lực thể chế trong phối hợp các đối tác trong nước và quốc tế, trong xây dựng kế hoạch và quản lý những vùng cần được xử lý Đã hơn 40 năm trôi qua kể từ khi tình trạng ô nhiễm bắt đầu xảy ra Trong thời gian này, dioxin đã lan nhiễm ra một khu vực rộng lớn, phần lớn qua việc di chuyển của các hạt chất rắn qua hệ thống thoát nước bề mặt Ví dụ, tại Biên Hòa, dioxin đã tập trung thành một lượng lớn tại hồ Biên Hùng do nước thoát ra từ Căn cứ không quân ở gần đó

e) Thiếu nguồn tài chính để xử lý ô nhiễm theo tiêu chuẩn quốc tế

f) Năng lực giáo dục cộng đồng và qui hoạch sử dụng đất địa phương để xử lý vấn đề nhạy cảm liên quan đến c ác vật chất có tính độc cao ở gần các khu đông dân cư Một

số vùng có mật độ dân số cao sống ngay cạnh các khu vực bị ô nhiễm, vừa dẫn đến có hại cho sức khỏe do ăn thức ăn bị ô nhiễm, đặc biệt là cá, cua, ốc sên, gà và vịt, vừa gây trở ngại cho việc xử lý đất và trầm tích vì có dân cư ở đó

Hầu hết người Việt Nam đều ý thức được sự nguy hiểm của chất độc da cam và cũng như thực tế là những tồn dư của chất độc này trong môi trường Tuy nhiên, mức độ hiểu biết của

họ về các cách thức để tránh bị nhiễm độc và tránh các nguy hại đến sức khỏe phần lớn lại rất thấp, kể cả cộng đồng dân cư sống gần các điểm nóng ô nhiễm Ví dụ, các cuộc khảo sát tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị của dự án đối với người dân sống xung quanh ba điểm nóng cho thấy 81% số người phỏng vấn biết về việc ô nhiễm dioxin ở đây, 31% trả lời rằng họ đang

sử dụng đất và hồ ở các khu vực này với nhiều mục đích khác nhau, trong đó 13% xây nhà trên đó và 4% sử dụng để trồng trọt

Qui hoạch và sử dụng đất trong những điều kiện đặc biệt hạn chế như đã nêu ở trên tại các điểm nóng và các vị trí xung quanh điểm nóng yêu cầu phải có các thông báo chi tiết về các nghiên cứu đến cộng đồng dân cư nói chung cũng như những thay đổi trong ứng xử và giám sát thực hiện qui hoạch sử dụng đất tại địa phương Biện pháp rào chắn và làm sạch những vùng đất bị ô nhiễm cao là đặc biệt quan trọng Trong khi việc lấy ý kiến của người dân đối với xây dựng quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện trên cả nước, thì năng lực của các cấp

Trang 10

địa phương trong việc tham vấn người dân đối với các vấn đề quan trọng khác như giáo dục cộng đồng, quy hoạch sử dụng đất và giám sát sử dụng đất lại rất hạn chế

1.1.3 Phân tích về đơn vị tài trợ tài chính

Đối tượng hưởng lợi chính của dự án là người dân và cộng đồng bị ảnh hưởng do ô nhiễm dioxin tại c ác vùng xung quanh ba điểm nóng Những nguy hiểm tới sức khỏe của cư dân địa phương (chủ yếu là từ thực phẩm như cá và do phơi nhiễm trực tiếp với đất ô độc) sẽ giảm một khi nguồn gây ô nhiễm được kiểm soát và loại bỏ cùng với việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu phơi nhiễm dioxin Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện một số cơ hội việc làm cho người dân địa phương khi các hoạt động xử lý ô nhiễm cũng như giám sát và phục hồi môi trường được tiến tiến hành

Một khi đã kiểm soát được sự phân tán của dioxin qua chuỗi thức ăn, di chuyển của động vật hoang dã, phù sa và các vật chất hữu cơ trong nước và không khí thì các rủi ro tới môi trường ở Việt Nam và trên thế giới cũng sẽ được giảm thiểu

Các cơ sở kinh doanh địa phương và các sân bay cũng sẽ được hưởng lợi, đặc biệt là từ các

cơ hội tái phát triển sau xử lý ô nhiễm (khi vị trí kinh tế và xã hội của địa phương tăng lên) Cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và nhà chức trách địa phương, kể cả đơn vị quản lý sân bay sẽ tham gia vào các khâu xem xét và xây dựng qui hoạch sử dụng đất, thiết kế và thực hiện các biện pháp phục hồi môi trường và một số hoạt động tái thiết

Các quan chức địa phương (cấp tỉnh và cấp thấp hơn) sẽ đóng vai trò chìa khóa trong các hoạt động qui hoạch sử dụng đất, xử lý ô nhiễm, tái phát triển tại các điểm nóng và các vùng lân cận Họ sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động đào tạo liên quan đến kỹ thuật và phương pháp tiếp cận của dự án Việc tham gia chặt chẽ vào các hoạt động xử lý ô nhiễm sẽ giúp tăng cường vị trí liên lạc chủ chốt của các cán bộ môi trường tại địa phương và trên cả nước

Bộ TNMT và Bộ QP là 2 đơn vị tham gia chính ở cấp Chính quyền trung ương Cán bộ của các Bộ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong mọi giai đoạn chuẩn bị, quản lý và thực hiện dự

án Các Bộ khác tham gia quản lý dự án như Ủy ban 33 và các nhóm làm việc, và tham gia một số hoạt động đào tạo

1.1.4 Phân tích thông tin nền

Nếu không thực hiện dự án này, các vật chất nhiễm dioxin hàm lượng rất cao sẽ tiếp tục được thải và phát tán ra môi trường xung quanh, gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường Mặc dù Chính phủ Việt Nam cam kết hạn chế các rủi ro gây ra bởi các vật chất ô nhiễm POPS, nhưng đến nay vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và các chính sách liên quan đến thể chế và môi trường chưa được xây dựng một cách tối ưu Hạn chế đầu tiên trong danh mục các rào cản được liệt kê ở trên (thiếu một kế hoạch toàn diện) đang được khắc phục thông qua việc chuẩn bị một Kế hoạch hành động quốc gia (NAP) nhằm xử lý hậu quả hoá chất của chiến tranh, bao gồm những tác hại tới sức khỏe, môi trường và các vấn đề xã hội với tài trợ chính của UNDP

Nếu không có sự can thiệp này, dioxin tích lũy tại các điểm nóng sẽ tiếp tục tồn tại và phát tán ra khắp môi trường trong nước và toàn cầu do sự di chuyển của đất và vật chất hữu cơ chứa dioxin theo dòng nước, động vật hoãng dã và không khí Các khu vực ô nhiễm dioxin

mà dự án này nhắm tới sẽ gây nguy hại tới Vùng biển quốc tế vì đã có nghiên cứu chỉ ra rằng

ít nhất một trong số các khu vực này đang làm ô nhiễm một cửa sông gần đó, mà con sông này lại thông với biển Nam Trung Hoa

Trang 11

1.2 Chiến lược/ kế hoạch/ chương trình liên quan của Chính phủ

Dự án sẽ ngăn chặn và xử lý hiệu quả các vật chất nhiễm dioxin cao tại những điểm nóng trên cũng như giải quyết những yếu kém chính về mặt kỹ thuật, thể chế, tài chính và xã hội nhằm tăng cường năng lực cho Việt Nam tiếp tục giải quyết các khu vực ô nhiễm khác

GEF sẽ tập trung hỗ trợ xây dựng năng lực áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và khuôn khổ chính sách và thể chế phù hợp với các hoạt động xử lý dioxin Đề xuất dự án GEF, hiện được soạn thảo song song với việc chuẩn bị Chương trình hành động quốc gia NAP (xem mục

“phân tích ranh giới” phía trên), sẽ khởi xướng các hoạt động để chỉ ra các vấn đề ô nhiễm môi trường trong một kế hoạch tổng thể

Kết quả là dự án sẽ tập trung khắc phục những hạn chế từ (b) đến (f) trong mục “Phân tích rào cản” ở trên Tuy vậy, dẫu cho dự án đặt mục tiêu huy động nhiều nguồn vốn khác để hỗ trợ các nguồn tài trợ chính được báo cáo trong tài liệu dự án, thì cũng không có gì đảm bảo chắc chắn rằng hạn chế về tài chính (e) sẽ được giải quyết hoàn toàn trong thời gian thực hiện

dự án Hạn chế này sẽ tiếp tục được giải quyết trong chiến lược xử lý giai đoạn hai đã được thoả thuận với các cơ quan có thẩm quyền quốc gia và được đưa vào một vài kết quả của dự

án (xem phần phân tích rủi ro dưới đây cũng như phần phụ lục 1 và 2)

1.2.1 Điều kiện về thể chế, ngành và chính sách

a) Điều kiện chính sách

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 đặt ra các mục tiêu về bảo vệ

sức khỏe và môi trường như “… để tăng tuổi thọ trung bình lên đến 71 tuổi” – đây là một trong các mục tiêu hướng tới tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Để đạt được mục tiêu này, cần chú ý đến việc quản lý chất thải độc hại, bao gồm POPs/dioxin

Chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2001-2010 (Quyết định số

35/2001/QD-CP của Thủ tướng Chính phủ) đặt ra mục tiêu là “Mọi người dân được sống trong một môi trường an toàn, phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần Giảm tốc độ gia tăng bệnh tật và tăng cường sức khỏe thể chất, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi” Chiến lược này chú trọng tăng cường sản xuất thuốc phòng bệnh và các công việc nâng cao sức khỏe như:

“Tiếp tục thực hiện các mục tiêu của chương trình quốc gia về loại bỏ các căn bệnh xã hội và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Thực hiện các chương trình ngăn ngừa và kiểm soát những bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, bệnh di truyền, bệnh bẩm sinh và nghiện ma tuý… nhằm nâng cao sức khỏe và vóc dáng của người Việt Nam”

Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam xác định các hoạt động ưu tiên nhằm làm giảm tác

động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng như: qui hoạch, giám sát, thu thập và xử lý chất thải độc hại Việc thi hành các kế hoạch này cần phải được các cơ quan bảo

vệ môi trường giám sát

Kế hoạch thực thi quốc gia của Việt Nam theo Công ước Stockholm liệt ra một trong 15

công việc được ưu tiên là “Cô lập và xử lý triệt để các điểm nóng nhiễm dioxin và các hóa chất độc hại mà quân đội Mỹ reo rắc trong chiến tranh Việt Nam”

b) Điều kiện luật pháp

Luật về bảo vệ môi trường (11/2005) đặc biệt chú ý đến việc quản lý chất thải độc hại Các

điều khoản trong Luật này qui định các vấn đề như các tiêu chuẩn quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải độc hại (Điều 70, 71, 72, 73, 74 và 75) Luật cũng quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân (PCs) các cấp và các cơ quan môi

trường Mục 4 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về chi tiết và hướng dẫn thực hiện các điều

Trang 12

khoản của Luật này quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong quản lý chất thải nguy hại (Bộ TNMT và UBND tỉnh)

Nghị định số 68/2005/ND-CP ngày 20/5/2005 và Thông tư Chính Phủ số BCN hướng dẫn thực hiện Nghị định đã qui định rằng các hóa chất không an toàn cần phải

12/2006/TT-được xử lý một cách hợp lý Nghị định cũng đề cập đến sự cần thiết trong việc xử lý POPs/Dioxin ở Việt Nam

Thông cáo số 69/2002 của Bộ Chính trị chỉ đạo Chính phủ phải tăng cường hợp tác quốc

tế nhằm ngăn chặn và giải quyết hậu quả của việc sử dụng hóa chất độc hại trong chiến tranh

Quyết định số 155/1999/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định quản

lý chất thải độc hại Quyết định này chỉ rõ việc kiểm soát và quản lý chất thải là hai ưu tiên

hàng đầu trong sự nghiệp bảo vệ môi trường cũng như yêu cầu có các hoạt động thu thập thông tin và giám sát chất thải rắn độc hại, bao gồm cả dioxin, furan và PCB

Quyết định số 64/2003/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ thông qua kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Quyết định này yêu cầu xử lý 439

cơ sở và khu vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó có cả căn cứ không quân Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát Việc thực thi quyết định đã gặp nhiều khó khăn về tăng

cường nhận thức, xây dựng cơ chế hợp tác, tài chính và xác định công nghệ xử lý

Quyết định số 67/2004/QD-TTg ngày 27/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ thông qua Kế hoạch hành động giai đoạn 2004-2010 về Giải quyết hậu quả gây ra bởi các hoá chất độc hại được quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam Quyết định này bao gồm 2 mục

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 184/2006/QD-TTg (8/2006) thông qua Kế hoạch thực thi quốc gia (NIP) theo Công ước Stockholm về POPs NIP đưa ra ưu tiên trong

quản lý hóa chất an toàn, làm giảm và tiêu hủy 12 chất ô nhiếm hữu cơ bền vững (POPs), trong đó có dioxin (polychlorinated dibenzo-p-dioxins) Quyết định này cũng quy định rõ sự cần thiết phải xử lý các khu vực nhiễm dioxin nặng từ thời kỳ chiến tranh Quyết định cũng nhấn mạnh việc tăng cường năng lực quản lý POPs

1.2.2 Nguồn gốc của dự án và sự phù hợp của chính sách

Mục đích của GEF trong vấn đề POPs là bảo vệ sức khỏe con người và môi trường bằng cách giúp đỡ các quốc gia giảm và loại bỏ việc sản xuất, sử dụng và thải POPs; từ đó hỗ trợ phát triển năng lực quản lý các loại hoá chất một cách hợp lý Kế hoạch thích hợp với SP3 về

“Thiết lập và phổ biến kiến thức để nhận diện các thách thức trong tương lai trong việc thực thi Công ước Stockholm” Chương trình chiến lược này tập trung hỗ trợ các dự án hướng tới

bảo vệ môi trường hay công nghệ ngăn chặn việc sản xuất, sử dụng và thải POPs Chương trình này có nhiều dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng quản lý POPs ở một quốc gia (ví dụ như tăng cường năng lực loại bỏ POPs), và các dự án hướng tới các công nghệ tiên tiến nhất hay các hoạt động bảo vệ môi trường tốt nhất Dự án này sẽ đi tiên phong trong việc áp dụng

Trang 13

kỹ thuật để xử lý và phục hồi môi trường tại các điểm nóng dioxin Mặc dù nguồn gốc của các điểm nóng dioxin ở Việt Nam rất đặc thù nhưng nó cũng không đáng quan ngại, bởi việc áp dụng công nghệ xử lý không phụ thuộc vào nguồn gốc gây ô nhiễm Dự án sẽ giúp tiêu hủy một lượng lớn chất độc POPs và đó chính là trọng tâm mà dự án đặt ra Ngoài việc vô hiệu hoá POPs, phần lớn dự án sẽ chú trọng đến mặt giáo dục và các hoạt động giảm thiểu rủi ro trong cộng đồng dân cư sống quanh các điểm nóng dioxin sau khi đã xử lý được các nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm

1.2.3 Mục tiêu, mục đích và các hoạt động/kết quả của dự án

Mục đích của dự án là “giảm thiểu sự tàn phá đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người của chất độc thải ra từ các điểm nóng ô nhiễm TCDD” Việc này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu lớn hơn là “giải quyết hậu quả từ việc sử dụng hóa chất độc hại trong chiến tranh Việt

Nam”

Ba kết quả sau sẽ được hướng tới nhằm đạt được mục đích của dự án:

Kết quả 1: Dioxin tại các khu vực điểm nóng trọng tâm được ngăn chặn và xử lý

Dự án sẽ áp dụng công nghệ xử lý mang lại hiệu quả kinh tế ở các khu vực bị nhiễm độc Việc lựa chọn và đánh giá toàn diện về khả năng công nghệ sẽ được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị dự án Khả năng của công nghệ sẽ được đánh giá dựa trên các kết quả nghiên cứu và được thảo luận với các đối tác tài trợ trong nước và quốc tế (xem phụ lục 2) Phương pháp ngăn chặn và tiêu hủy dioxin tại chỗ đã được thống nhất sử dụng sau khi xem xét các điều kiện đặc thù của từng vùng và đặc biệt là khối lượng đất và trầm tích bị ô nhiễm nặng ở đây Hơn nữa, sẽ là không khả thi nếu xử lý dioxin tại gốc (nghĩa là không thực hiện đào xới) vì sẽ gây nguy hiểm tới cư dân sống gần đó, do độ ẩm hay mực nước ngầm cao tại một vài điểm trong khu vực, và do nhu cầu sử dụng đất, chẳng hạn như để xây dựng sân bay

Một vấn đề quan trọng là dự án được dự tính là sẽ chia thành 2 giai đoạn Giai đoạn 1 là giai đoạn cô lập hay ngăn chặn đất và trầm tích bị ô nhiễm Công việc này được thực hiện tại

cả ba điểm nóng, tuy nhiên ở các thời điểm khác nhau và bằng các biện pháp khác nhau Giai đoạn 1 cần phải được hoàn thành càng sớm càng tốt, đặc biệt là việc xây dựng một hoặc một vài bãi chôn lấp tại chỗ tại cả ba điểm nóng dựa trên kinh nghiệm thu được tại Biên Hòa Trong giai đoạn 2, dioxin trong đất và trầm tích phải được tiêu hủy bằng nhiều loại công nghệ khác nhau để đạt tới tiêu chuẩn quy định Một danh mục các tiêu chí để lựa chọn và thử nghiệm công nghệ đã được xây dựng, trong đó có yêu cầu đối với “các hệ thống kín” (nghĩa là toàn bộ các sản phẩm đầu ra phải được giữ lại và không sinh ra các sản phẩm phụ độc hại); khả năng phá hủy (DE); năng suất xử lý; yêu cầu hệ thống (điện, nước, hóa chất/tác nhân, cơ

sở hạ tầng); chi phí và khả năng chuyển giao công nghệ/xây dựng năng lực cho các đối tác Việt Nam Các chuyên gia trong nước và quốc tế đã thống nhất danh sách sơ bộ các công nghệ phá hủy đã qua thử nghiệm, gồm có (1) Bio-remediation - Xử lý sinh học (nhiều cách thức, nhưng không phải là xử lý tại gốc – in situ); (2) Nghiền bi - Ball milling (tiêu hủy hóa chất bằng cơ học-MCD); (3) Phá hủy giải hấp nhiệt trong ống (in-pile Thermal Desorption Destraction); (4) Giải hấp nhiệt bình kết hợp phá hủy gián tiếp nhờ đồng (in-vessel Thermal Desorption combined with Copper Mediated Destruction) - CMD) (xem phụ lục 2)

Phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ và những đánh giá sau đó, các loại công nghệ tiêu huỷ khác sẽ được đưa vào thử nghiệm ở giai đoạn 2 Cũng cần lưu ý rằng thế giới chưa hề

có kinh nghiệm xử lý một khối lượng và mức độ nhiễm độc dioxin trong đất và trầm tích lớn như các điểm nóng của Việt Nam Tiêu chí lựa chọn các công nghệ được đưa vào thử nghiệm

sử dụng ngân sách của dự án dựa vào: các thông tin được đưa ra trong giai đoạn chuẩn bị dự

án (tóm tắt tại phụ lục 2); triển vọng xây dựng năng lực cho các kỹ sư và chuyên gia Việt nam trong quá trình thử nghiệm; các kết quả thử nghiệm liên quan đến tiềm năng phát triển quy mô

Trang 14

một cách hiệu quả; cũng như khả năng chuyển giao công nghệ và cấp phép công nghệ của các đối tác Việt Nam Việc gia tăng quy mô tiêu huỷ dioxin chủ yếu phụ thuộc vào giá thành, số lượng và khả năng tài chính

Những kết quả thu được từ bãi chôn lấp tại Biên Hòa cho phép tiến hành một cuộc thử nghiệm sử dụng phương pháp xử lý sinh học (phương pháp này hiện nay đang được chuẩn bị), cũng như các phương pháp tiêu huỷ hoàn toàn dioxin bằng các công nghệ khác (ví dụ những công nghệ được liệt kê ở trên), vì bãi chôn lấp được xây thành nhiều khoang có cửa mở riêng Kinh nghiệm trên cũng có thể được ứng dụng đối với việc xây dựng các bãi chôn lấp khác và cũng cần áp dụng các công nghệ tiêu huỷ dioxin đối với các khoang khác nhau có mức độ ô nhiễm khác nhau Nếu có đủ nguồn tài chính để thực hiện cả hai giai đoạn 1 và 2 thì sẽ thu được những lợi ích nhất định do dioxin trong một số khu vực đất và trầm tích sẽ được tiêu hủy trước khi bị chôn lấp; điều này có nghĩa là tiêu chuẩn cho xây dựng bãi chôn lấp (khoang) và quản lý rủi ro sẽ thấp hơn, do đó chi phí sẽ rẻ hơn

Công nghệ đã lựa chọn sẽ được ưu tiên áp dụng để xử lý đất và trầm tích ở những vùng ô nhiễm nặng nhất Đối với các vùng phụ cận và vùng bị ô nhiễm nhẹ hơn (nhưng vẫn cao hơn nồng độ tiêu chuẩn 1.000 ppt I-TEQ đối với đất và 150 ppt đối với trầm tích), có thể không cần áp dụng “giai đoạn 2” trong thời điểm ngắn và trung hạn, nhưng cần có kế hoạch cô lập

và ngăn chặn ô nhiễm tiềm tàng về lâu dài Công việc ngăn chặn này cũng có thể là sử dụng các khoang chôn lấp (giai đoạn 1), phân huỷ sinh học sẽ được thực hiện một phần Trong trường hợp cần lựa chọn tiếp tục hoặc trì hoãn thực hiện giai đoạn 2 (tiêu hủy hoàn toàn dioxin) thì cần phải có một bãi chôn lấp tuyêt đối an toàn với chương trình giám sát tại chỗ thích hợp và lâu dài, và tình huống này chỉ có thể được chấp thuận trong điều kiện thiếu ngân sách thực hiện (xem phần phân tích rủi ro dưới đây)

Để bảo đảm bảo đạt được Kết quả trên, các tiêu chí dưới đây đã được xác định:

Tiêu chí 1.1: Chỉ ra các đối tượng xử lý ô nhiễm và chiến lược xử lý ô nhiễm cho mỗi điểm nóng

Cần xây dựng một chiến lược xử lý chi tiết cho mỗi điểm nóng riêng biệt, dựa trên các kinh nghiệm từ việc xây dựng bãi chôn lấp ở Biên Hoà (giai đoạn 1) và được thử nghiệm với nhiều công nghệ khác nhau (giai đoạn 2) Phác thảo chiến lược cho từng khu vực của từng điểm nóng có trong phụ lục 1 và 2, bao gồm đối tượng xử lý dựa trên các tiêu chí về nồng độ dioxin

và cách thức xử lý, đề xuất về công nghệ, khối lượng và chi phí dự kiến Các yêu cầu cho việc xây dựng chiến lược của từng điểm nóng được trình bày dưới đây, dựa trên các phân tích được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị:

Không một vùng nào trong khu Căn cứ không quân có hàm lượng dioxin trong đất vượt quá tiêu chuẩn an toàn là 1.000 ppt I-TEQ và trong trầm tích của ao cao hơn tiêu chuẩn an toàn là 150 ppt I-TEQ

Giai đoạn 1: Đào và chôn phần đất có hàm lượng vượt quá 1,000 ppt I-TEQ vào bãi chôn lấp; nạo vét và đào lấy 50 cm trầm tích tại các ao có hàm lượng vượt quá 150 ppt I-TEQ, để khô ngoài trời và sau đó chôn tại bãi chôn lấp ở Căn cứ không quân

Giai đoạn 2: Xử lý theo một chu trình khép kín tại Căn cứ không quân hoặc trong bãi chôn lấp có bể phản ứng sinh học

Tiêu chí 1.2: Cán bộ được đào tạo về các kỹ thuật xử lý ô nhiễm được lựa chọn

Cán bộ các sở TNMT và Bộ Quôc phòng cũng như nhân viên của các công ty Việt Nam (các nhà thầu phụ) có trách nhiệm kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế giám sát và trực tiếp ứng dụng những công nghệ được lựa chọn tại ba điểm nóng ô nhiễm Các cán bộ và

kỹ thuật viên này sẽ được đào tạo về các quy trình kỹ thuật và giám sát để đảm bảo có thể theo

Trang 15

dõi sát sao các cuộc thử nghiệm và đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế trong mọi giai đoạn của quá trình xử lý ô nhiễm

Tiêu chí 1.3: Xác định ranh giới không gian những khu vực ô nhiễm nặng dựa trên việc phân tích mẫu bổ sung

Mặc dù từ trước tới nay đã tiến hành phân tích rất nhiều mẫu, kể cả trong giai đoạn chuẩn

bị dự án (xem bản đồ/hình ảnh vệ tinh và tóm tắt phân tích ở Phụ lục 1), nhưng do cần xác định rõ ràng ranh giới ô nhiễm ở một số phân vùng (về diện tích và độ sâu) của 3 điểm nóng vẫn cần tiến hành lấy thêm mẫu ở những phân vùng mới Việc này đặc biệt cần thiết đối với những phân vùng có hệ thống thoát nước trên bề mặt đất do sẽ làm phát tán dioxin ra xa vùng

ô nhiễm ban đầu

Trong giai đoạn chuẩn bị cho Dự án tổng thể, Chính phủ Việt Nam đề ra các tiêu chuẩn ô nhiễm dioxin cao nhất để sử dụng tại 3 điểm nóng dựa trên các đánh giá rủi ro quốc tế và tiêu chuẩn của một vài nước OECD (xem phụ lục 1 và 2) Sau khi tiến hành đánh giá lại, chính phủ đồng ý ngưỡng ô nhiễm cần xử lý đối với đất là trên 1.000 ppt I-TEQ và đối với trầm tích

là trên 150 ppt

Tiêu chí 1.4: Xử lý ô nhiễm thí điểm bằng các công nghệ được lựa chọn tại mỗi vùng

Dự án sẽ hỗ trợ xử lý ô nhiễm thí điểm tại các điểm nóng đồng thời với các kế hoạch xử lý

ở từng vị trí cụ thể (xem Tiêu chí 1.1) Dự án hỗ trợ xây dựng bãi chôn lấp “giai đoạn 1” bao gồm toàn bộ các phân vùng (bổ sung) và hỗ trợ thực thi tại một vài phân vùng Dựa trên các tiêu chí được thảo luận và thông qua, danh sách sơ bộ các công nghệ sử dụng cho “giai đoạn 2” liên quan đến việc loại bỏ ô nhiễm dioxin sẽ được thiết lập Dự án sẽ áp dụng hình thức bỏ thầu và danh sách sơ bộ này có thể được mở rộng thêm tại giai đoạn đấu thầu cho việc thực hiện các xử lý ô nhiễm thí điểm này (xem phần giới thiệu về kết quả 1 ở trên) Hiệu quả của các công nghệ này trong thời gian thử nghiệm sẽ được giám sát và được dùng làm tư liệu để thiết kế cho việc xử lý hoàn toàn ô nhiễm ở giai đoạn 2 (Tiêu chí 1.5)

Tiêu chí 1.5: Kế hoạch thực hiện được mô phỏng, tài chính được huy động và quá trình xử

lý diện rộng ở cả 3 điểm nóng được thực hiện ở mức tối đa có thể

Quy mô ngăn chặn ô nhiễm ở “giai đọan 1” và xử lý ô nhiễm dioxin ở “giai đoạn 2” (hoặc

là tiêu hủy dioxin) phụ thuộc vào kết quả đánh giá khối lượng cần xử lý (xem tiêu chí 1.3), kết quả thử nghiệm công nghệ (xem tiêu chí 1.4) và nguồn tài chính huy động được thêm bên cạnh các nguồn đã được các nhà tài trợ chính cam kết Đối với những khu vực không thực hiện được giai đoạn 2 (tiêu huỷ dioxin) trong thời gian thực hiện dự án do hạn chế về tài chính, quá trình chôn lấp ở giai đoạn 1 sẽ được ưu tiên, đồng thời kế hoạch tiêu huỷ hoàn toàn dioxin giai đoạn 2 cũng sẽ được chuẩn bị sẵn

Chi phí thực hiện dự án sẽ được tính cho từng giai đoạn 1 và 2 Bảng dưới đây trình bày sơ

bộ khối lượng dioxon cần được xử lý trong dự án này

Tổng lƣợng dioxin, khối lƣợng cần xử lý: tóm tắt cho 3 điểm nóng

Tổng lƣợng dioxin (g I-TEQ)

Tổng khối lƣợng đất ô nhiễm (m 3 )

Tổng khối lƣợng trầm tích ô nhiễm (m 3 )

Tổng khối lƣợng (m 3

Trang 16

Dựa vào khối lượng đất/trầm tích cần phải chôn lấp ở giai đoạn 1 và tiêu hủy ở giai đoạn 2,

dự án sẽ áp dụng hình thức bỏ thầu để lựa chọn công nghệ, dựa vào danh sách sơ bộ và các kết quả thử nghiệm (xem tiêu chí 1.4) cung cấp trong tài liệu này, trong đó chi phí sẽ là một tiêu chuẩn quan trọng,

Kinh phí cho giai đoạn 1 sẽ được cấp một phần từ ngân sách của Chính phủ và một phần từ các nhà tài trợ; kinh phí cho việc phá hủy dioxin ở giai đoạn 2 cũng tương tự như vậy Ngân sách từ dự án GEF hiện tại và từ các nguồn đồng tài trợ hiện nay chỉ đủ cho giai đoạn 1 và một phần nhỏ của giai đoạn 2, bao gồm các hoạt động thử nghiệm và một vài quá trình xử lý ở giai đoạn này (Tiêu chí 1.4 và 1.5) Tuy nhiên, ngân sách chính cho Tiêu chí 1.5 chưa có đủ, đặc biệt là để đẩy mạnh quy mô xử lý ở giai đoạn 2 (xem phần II, mục 2.1.2 và mục 2.3)

Tiêu chí 1.6: Hệ thống giám sát để đảm bảo đạt được các mục tiêu xử lý ô nhiễm

Dự án sẽ xây dựng và áp dụng hệ thống giám sát chặt chẽ để đảm bảo tất cả các hoạt động

xử lý ô nhiễm được tiến hành theo tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và tất cả các vật chất ô nhiễm được xử lý hiệu quả Những sản phẩm thứ cấp có khả năng được tạo ra sau xử lý của các hệ thống kín được thử nghiệm trong giai đoạn 2 sẽ được giám sát

Kết quả 2: Việc sử dụng đất trên và xung quanh điểm nóng sẽ loại bỏ rủi ro và góp phần phục hồi môi trường

Xử lý ô nhiễm đầy đủ không chỉ là xử lý đất và trầm tích bị ô nhiễm ở hàm lượng cao (trên giá trị chuẩn quốc gia 1.000 ppt I-TEQ đối với đất, 150 ppt I-TEQ đối với trầm tích) mà còn

là việc bảo vệ một cách thích đáng các bãi chôn lấp được hình thành ở giai đoạn 1 trước khi chuyển sang giai đoạn 2, sử dụng đất hợp lý sau chôn lấp ở giai đoạn 2, và việc sử dụng hợp

lý đất và ao bị ô nhiễm ít hơn (không thuộc đối tượng bị chôn lấp ở giai đoạn 1 và tiêu huỷ ở giai đoạn 2)

Để đạt được kết quả này, các điểm nóng cần được xử lý gồm có căn cứ không quân và sân bay, nơi có nhiều phân vùng bị nhiễm độc, và toàn bộ các vùng đất, kênh mương và ao hồ bị nhiễm độc cao ở các vùng phụ cận của căn cứ không quân và sân bay Các nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị của dự án đã chỉ ra các phương án sử dụng đất tối ưu sau

xử lý cho phần lớn các phân vùng thuộc các ăn cứ không quân và sân bay; ngoài ra một số nghiên cứu khác cũng bổ sung phương án sử dụng đất cho các vùng phụ cận sau xử lý Trong giai đoạn 1 toàn bộ các vật chất bị ô nhiễm sẽ được giữ trong các bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn cao như tại Biên Hòa Đến giai đoạn 2 chúng sẽ được xử lý bằng cách phân hủy sinh học hoặc bằng các công nghệ khác; trong một số trường hợp khi đất/trầm tích đã qua xử lý vẫn chứa các dư chất nhiễm độc có thể sẽ được cô lập vĩnh viễn

Tiến hành sử dụng hiệu quả đất tại các khu vực đã bị đào xới, các bãi chôn lấp vĩnh viễn và các vùng vành đai (bị ô nhiễm với hàm lượng dưới ngưỡng tiêu chuẩn xử lý) thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay (đường băng, đường dành cho taxi, và bãi đỗ xe), các khu giải trí như là sân thể thao, bãi trồng cỏ, bụi cây hoặc các cây thương mại như cây cao su

Để đạt được Kết quả này, các tiêu chí dưới đây đã được xác định:

Tiêu chí 2.1: Hoàn thành kế hoạch sử dụng đất toàn diện (gồm cả việc quy thành vùng) và

kế hoạch hành động cho việc phục hồi môi trường tại mỗi khu vực bị ô nhiễm (dựa trên các khuyến nghị Đánh giá tác động môi trường-EIA)

Trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào tại 3 điểm nóng cũng như tại các phân vùng bị ô nhiễm, cần tiến hành đánh giá tác động môi trường (EIA) theo quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế Các đánh giá này bao gồm cả việc công bố những hành động giảm thiểu phù hợp nhất, các tác động tiêu cực đến môi trường, rủi ro đối với sức khoẻ cộng đồng, vùng đầm

Trang 17

lầy và động vật hoang dã trong quá trình thực thi các biện pháp ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 Sau đó, cần xây dựng kế hoach sử dụng đất và phục hồi môi trường tại mỗi điểm nóng

Dựa trên các phân tích tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị dự án, các kế hoạch sử dụng đất

và phục hồi môi trường sau đây có thể được áp dụng cho các phân vùng cụ thể (xem tóm tắt các đề xuất cho mỗi phân vùng tại phụ lục 1 và tóm tắt các báo cáo tư vấn tại phụ lục 3 và 4):

Trồng cỏ, cây hoặc xây dựng các khu nhà thấp tầng như nhà kho, bãi đỗ xe và khu thể thao trên các bãi chôn lấp;

Hệ thống thoát nước và bảo vệ các bãi chôn lấp;

Các ao chứa nước mới nhằm bảo vệ các vùng đầm lầy;

Các kho chứa, khu thể thao, khu đỗ xe trên bãi chôn lấp hoặc tại khu vực gần với các phân vùng hoặc các bãi chôn lấp đã từng bị ô nhiễm cao (đã bị đào xới);

Trồng các loại cây thương mại như là cao su tại các vị trí gần với các phân vùng hoặc các bãi chôn lấp đã từng bị ô nhiễm cao (đã bị đào xới);

Mở rộng đường băng và đường cho taxi, trồng cỏ (đặc biệt là ở Đà Nẵng)

Tiêu chí 2.2: Hoạt động tái phát triển vùng bị ô nhiễm

Dự án sẽ hỗ trợ thực hiện thí điểm tái phát triển những vùng bị ô nhiễm sau xử lý và sử dụng đất hợp lý tại các phân vùng cùng với việc xây dựng chiến lược việc sử dụng đất như đã trình bày trong Tiêu chí 2.1; trong đó có triển vọng đầu tư tái phát triển các ao/đầm lầy Kế hoạc phục hồi môi trường toàn diện sẽ được xây dựng dựa trên các thí điểm thực hiện tại Tiêu chí 2.2 cùng các kinh nghiệm và các cơ sở dữ liệu khác Tại những vùng mà việc tái phát triển

và sử dụng đất trong giai đoạn dự án không hoàn thành được thì một kế hoạch hành động thực hiện nốt các công việc còn lại sẽ xây dựng sẵn Quy mô của các hoạt động phục hồi môi trường phụ thuộc vào nguồn tài chính được huy động trong suốt thời gian của dự án cũng như các kế hoạch đầu tư của Chính phủ (như phát triển cơ sở hạ tầng tại sân bay Đà Nẵng)

Tiêu chí 2.3: Thực hiện các chương trình giáo dục và thông tin nâng cao nhận thức của cộng đồng tại các vùng xung quanh điểm nóng

Theo kết quả thu được từ các cuộc điều tra được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án, mặc dù tỷ lệ hiểu biết về dioxin là khá cao trong cộng đồng dân cư sống gần các điểm nóng, nhưng vẫn tồn tại một khoảng cách lớn trong các cách hiểu của người dân về dioxin, đặc biệt

là con đường dioxin xâm nhập vào cơ thể người (xem phụ lục 5 tóm tắt kết quả điều tra) Trong khi 97% số người được hỏi biết rằng dioxin là chất độc và rất độc với con người, thì chỉ

có 69% biết được nguồn gây nhiễm dioxin vào trong cơ thể con người, và chỉ 53% biết về cách thức hấp thụ đó Điều này có thể lý giải một phần là tại sao người dân địa phương vẫn tiếp tục bắt cá và thu hoạch các thực phẩm khác từ những hồ và ao nhiễm dioxin

Gần 51% coi báo, đài và tivi là nguồn thông tin về dioxin và 39% biết từ nhiều nguồn khác Dự án sẽ hỗ trợ phát triển các tài liệu giáo dục mới qua báo, đài và tivi, tập trung vào giải thích các nguồn phơi nhiễm và con đường dioxin hấp thụ vào cơ thể Ngoài ra còn áp dụng các phương tiện tuyên truyền khác như dán áp phích hay phát tờ rơi

Kết quả 3: Các quy định quốc gia và năng lực thể chế được tăng cường

Cơ chế phối hợp quốc gia để xử lý các điểm nóng bị ô nhiễm đã được thiết lập (như là Ủy ban 33 và Văn phòng 33) và một Kế hoạch hành động quốc gia cũng đang trên đà hình thành (Kế hoạch hành động quốc gia-NAP không chỉ liên quan đến vấn đô nhiễm môi trường) Mặc

dù các nguồn tài chính trong nước và quốc tế đã được huy động để làm sạch các điểm nóng, nhưng vẫn còn cần thêm rất nhiều (xem phần nhận xét phía dưới Kết quả 1 và tiêu chí 1.5)

Để có thể giải quyết được tất cả cá điểm nóng, cần phải nâng cao năng lực và hiệu quả phối hợp giữa các Bộ, Sở, các địa phượng và các nhà thầu cũng như sự hợp tác giữa các nhà tài trợ

và Chính phủ Việc huy động đủ tài chính và các kênh tài trợ cũng đặc biệt cần thiết Trong

Trang 18

giai đoạn chuẩn bị dự án việc phân tích chi tiết các nguồn tài chính khác nhau được thực hiện dựa trên điều kiện của NAP cũng như công việc cần tiến hành trong việc làm sạch các điểm nóng (xem phụ lục 6) Điều này cho thấy là đối với NAP có thể huy động được một nguồn ngân sách tin cậy, nhưng làm sạch môi trường lại là một công việc trực tiếp và mang tính kỹ thuật có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn và các chi phí có thể ước lượng tương đối chính xác Do đó việc tài trợ và thực hiện công việc này trong quy mô một dự án là phù hợp nhất, cùng với các dự án khác được điều phối bởi Văn phòng 33

Mặc dù dự án tập trung chủ yếu vào 3 điểm nóng ô nhiễm nhất, nhưng vẫn còn các điểm nóng khác với mức độ ô nhiễm thấp hơn cũng như một số nào đó các điểm nóng (nhỏ) chưa phát hiện được, đặc biệt là những nơi máy bay rải hóa chất bị rơi Ngoài ra còn có những khu vực bị ô nhiễm POPs do sản xuất công nghiệp gây ra Vì vậy việc xây dựng năng lực phát hiện thêm và xử lý hiệu quả các điểm nóng của các cơ quan và tổ chức trong nước là vô cùng cần thiết Việc xây dựng năng lực này cần phải được thực hiện ở tất cả các cấp (từ các cơ quan, tổ chức đến các cá nhân) Ví dụ, các tiêu chuẩn quốc tế về đất, trầm tích và vùng sinh vật bị nhiễm độc được áp dụng chính thức cho các hoạt động tại những điểm nóng chính, nhưng cũng cần đánh giá và xác định lại các tiêu chuẩn đó để áp dụng cho tất cả các hình thức

ô nhiễm POPs tại Việt Nam như một cơ sở cho những hoạt động sau này Cần phải tập hợp và thể chế hoá lại tất cả những kinh nghiệm và bài học thu được từ dự án này để giúp đối phó hiệu quả các điểm nóng mới được tìm thấy sau này Hơn nữa trong khi các nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị dự án chỉ ra rằng hiểu biết của người dân tại các vùng nhiễm độc và của các cơ quan chức năng về dioxin là tưong đối cao, nhưng vẫn cần phải tiếp tục nâng cao cảnh báo, đặc biệt để giảm thiểu các hoạt động gây nguy hại tới sức khỏe như câu cá tại vùng nước bị ô nhiễm

Để đạt được Kết quả này, các tiêu chí dưới đây đã được xác định:

Tiêu chí 3.1: Hoàn thiện khung quy định quốc gia về việc loại bỏ dioxin một cách tối đa trong đất, nước, không khí, thực phẩm/động vật/cá

Mặc dù ở Việt Nam đã có một khung các quy định về hoá chất độc hại, nhưng vẫn còn rất nhiều khoảng trống Điển hình là không có các tiêu chuẩn về nồng độ dioxin trong đất, nước

và thực phẩm Hiện tại những tiêu chuẩn quốc tế về nồng độ dioxin tối đa cho phép trong đất

là 1.000 ppt I-TEQ và trong trầm tích là 150 ppt đã được sử dụng trong việc thực thi dự án này Những tiêu chuẩn này phù hợp với tiêu chuẩn của một vài nước công nghiệp có chính sách cho sử dụng đất với mực đích tương tự và cũng được Việt Nam chấp thuận áp dụng tại

ba điểm nóng ô nhiễm chính Tuy nhiên, để có thể áp dụng một cách rộng rãi các tiêu chuẩn này cho mọi tình huống, kể cả các điểm nóng ô nhiễm dioxin khác thì cần có một quá trình tư vấn và thẩm định Dự án sẽ thúc đẩy các hoạt động như vậy để đảm bảo các tiêu chuẩn này được chấp thuận rộng rãi trong 2 năm đầu của dự án

án tập trung chủ yếu vào xử lý và phục hồi môi trường tại 3 điểm nóng ô nhiễm dioxin nghiêm trọng nhất, nhưng vẫn còn có nhiều điểm nóng đã được phát hiện khác cũng rất cần được xử lý và chắc chắn còn nhiều điểm nóng khác chưa được biết đến cũng cần được xử lý

Do vậy cần phải lưu lại và phổ biến các bài học kinh nghiêm từ những hoạt động xử lý ô nhiễm thuộc dự án để làm nền tảng cho các kế hoạch và hành động sau này Dự án chắc chắn

sẽ tập hợp và chia sẻ tất cả các bài học đến các bên tham gia thuộc mọi cấp từ trung ương, tỉnh đến địa phương

Trang 19

Tiêu chí 3.3: Nâng cao năng lực của các cơ quan và cá nhân trong việc tiến hành khảo sát, phân tích ô nhiễm, quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch và quản lý hoạt động tái thiết với tính hiệu quả về kinh tế

Thông qua các hoạt động điều tra, thử nghiệm, xử lý các điểm nóng và phối hợp hành động của các đối tác chính, đặc biệt là của Bộ TNMT (các cục, vụ và phòng khác nhau), Bộ QP, cơ quan quản lý các căn cứ không quân và sân bay và các UBND tỉnh, huyện, dự án sẽ giúp phát triển năng lực điều tra, phân tích, qui hoạch và quản lý các điểm nóng cũng như các khu vực ô nhiễm POPs do sản xuất công nghiệp gây ra Tăng cường năng lực thông qua việc xây dựng

cơ chế điều phối và hợp tác giữa các cơ quan chính phủ và thông qua chương trình đào tạo nhằm giúp khắc phục những điểm yếu về năng lực của các cá nhân (chương trình này được xây dựng một phần là từ các kết quả điều tra về hiểu biết của cộng đồng về dioxin được tóm tắt tại phụ lục 5, tuy nhiên cần tiến hành đánh giá cụ thể về nhu cầu xây dựng năng lực trước khi xây dựng chương trình tập huấn)

Tiêu chí 3.4: Thực hiện chiến lược truyền thông tới các ngành công nghiệp và người tiêu dùng trong nước và quốc tế

Tiến hành một chiến lược truyền thông là vô cùng quan trọng vì những lý do sau: trước hết, hiện nay có nhiều thông tin sai trên bình diện quốc tế về tình trạng nhiễm độc dioxin ở Việt Nam và gây ra những tác động tiêu cực cho nhiều ngành như du lịch và xuất khẩu nông sản

Dự án được xem như một nguồn và phương tiện truyền thông quốc tế cung cấp thông tin chính xác, đặc biệt là những thông tin về việc xử lý thành công các điểm nóng dioxin còn tồn tại Thứ hai, dự án được coi là một thí điểm quan trọng về xử lý ô nhiễm dioxin để rút ra các bài học kinh nghiệm cho các quốc gia khác, đặc biệt là các nước đang phát triển, đang phải đối phó với những vấn đề tương tự Do vậy, chiến lược truyền thông sẽ có nhiều biện pháp tuyên truyền các kinh nghiệm thu được thông qua những mạng lưới quôc tế hiện nay của UNDP và GEF (ví dụ các báo cáo và thông kê trên các ấn phẩm của GEF) Cuối cùng, với khả năng còn rất nhiều nguồn ô nhiễm dioxin khác có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ con người, chiến lược truyền thông sẽ tập trung vào việc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và quảng đại dân chúng về các nguồn gây nhiễm dioxin tiềm tàng; những tác động tới sức khỏe và môi trường do dioxin nhiễm trong đất, trầm tích, nước và thực phẩm; và về trách nhiệm của tất cả các bên

Để biêt thêm chi tiết, xem Khung kết quả chiến lược (SRF) tại phần II Hiện tại UNDP đang phối hợp với các đối tác chủ chốt trong nước và quốc tế nhằm nỗ lực chuẩn bị cho công việc hỗ trợ xử lý các điểm nóng dioxin và phát triển thể chế Chương trình hiện đang tập trung tăng cường năng lực xử lý dioxin cấp quốc gia Trên cơ sở hợp tác với các trung tâm và nhóm nghiên cứu trong nước và quốc tế, Văn phòng 33 chịu trách nhiệm thu thập thông tin kỹ thuật phục vụ cho dự án Chính phủ có trách nhiệm huy động hỗ trợ và tài trợ từ tất cả các nguồn có thể Tuy vây, tính nhạy cảm của vấn đề cũng đã hạn chế sự tham gia của nhiều nhà tài trợ và

tổ chức khác UNDP là tổ chức đa phương đầu tiên hợp tác tích cực với Văn phòng 33 trong vấn đề này Điểm mạnh chính của UNDP là hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực, và đặc biệt

là có nhiều kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam Vì UNDP đứng trung lập và được Chính phủ tin tưởng nên đã đóng vai trò xúc tác trong việc xây dựng năng lực cũng như khuyến khích các bên khác tham gia vào phong trào giải quyết dioxin/chất độc da cam

1.2.4 Các thông số, rủi ro và giả thiết của dự án

Các thông số sau được dùng để đánh giá việc hoàn thành các mục đích và tiêu chí của dự

án Thông tin cụ thể được trình bày tại bảng SRF trong phần II, mục 2.2

Mục đích: Giảm thiểu sự tàn phá hệ sinh thái và rủi ro cho sức khỏe con người do sự thất thoát TCDD từ các điểm nóng vào môi trường

Trang 20

Thông số và mục tiêu 1: Đảm bảo lượng dioxin tại các vị trí thí điểm làm sạch và làm sạch tổng thể ở 3 điểm nóng của dự án GEF với các chi phí đã được thông qua sẽ thất thoát không đáng kể vào môi trường sau khi dự án kết thúc

Thông số và mục tiêu 2: Khi dự án kết thúc, không nhiều hơn 1/3 số người được phỏng vấn cho rằng mức tài trợ để họ xây dựng cuộc sống là không thỏa đáng

Kết quả 1: Các khu vực điểm nóng ô nhiễm dioxin chủ chốt được kiểm soát và xử lý

Thông số và mục tiêu: Với vai trò là một kết quả của việc thực hiện dự án GEF, toàn bộ đất

ô nhiễm với nồng độ lớn hơn 1.000 ppt và trầm tích hơn 150 ppt sẽ được xử lý thích đáng và sau đó được chôn một cách an toàn, nhờ đó sẽ tránh được sự phát thải 1.736 g I-TEQ ra môi trường Kết quả này sẽ đạt được tại Biên Hòa vào cuối năm 2010, Đà Nẵng cuối năm 2012 và Phù Cát cuối năm 2011

Kết quả 2: Việc sử dụng đất trên và xung quanh các điểm nóng sẽ loại trừ các rủi ro

và góp phần phục hồi môi trường

Thông số và mục tiêu: Đến cuối dự án, sử dụng đất hợp lý phải được thực hiện ít nhất trên

10 ha ở Biên Hòa, 8 ha ở Đà Nẵng và 4 ha ở Phù cát

Kết quả 3: Tăng cường năng lực thể chế và hệ thống các quy định quốc gia

Thông số và mục tiêu 1: Đến cuối dự án, ít nhất 70% cán bộ tham gia dự án thuộc các Bộ chủ chốt, các cơ quan quản lý căn cứ không quân và cán bộ thuộc chính quyền địa phương được đào tạo hoặc nâng cao được nhận thức về dioxin và chỉ có dưới 5% số cán bộ không tiếp xúc được với các thông tin về chính sách và luật liên quan đến dioxin

Thông số và mục tiêu 2: Đến cuối dự án, chỉ ít hơn 15% người được hỏi không nêu được tên các tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý các khu vực ô nhiễm

Các rủi ro có thể xảy ra được trình bày dưới đây:

Diện tích và lượng chính xác

các vật chất bị ô nhiễm nặng

tại các điểm nóng

Lớn Có rất nhiều vấn đề chưa chắc chắn về mặt khoa học

trong phạm vi ô nhiễm đã được giải đáp trong quá trình chuẩn bị dự án được tài trợ bởi các nguồn khác nguồn GEF (UNDP-Core) Những nghiên cứu tiếp theo sẽ giúp đưa ra thông số diện tích, độ sâu và khối lượng một cách

rõ ràng hơn Tuy nhiên cần tính đến những chi phí thấp thích hợp cho việc phân tích ô nhiễm

Dự toán chi phí phụ thuộc

nhiều vào sự chính xác của

các số liệu ô nhiễm

Lớn Như trên

Chi phí cho việc tiêu hủy

(giai đoạn 2) phụ thuộc vào

các kết quả thử nghiệm và

tính hiệu quả trong đấu thầu

Lớn Nhiều vấn đề chưa rõ ràng liên quan đến lựa chọn công

nghệ đã được giải quyết trong giai đoạn chuẩn bị dự án dưới sự tài trợ từ các nguồn khác nguồn GEF (thuộc UNDP) Danh sách lựa chọn sơ bộ đã được hình thành thông qua các nguồn tài chính này Hơn nữa, các nỗ lực

xử lý ban đầu tại Đà Nẵng, việc tiếp cận chôn lấp ở Biên Hòa và các thử nghiệm sớm trước đó đối với các công nghệ được giới thiệu theo đề tài GEF đã cho những bài học nhất địng nhằm đảm bảo việc xử lý có hiệu quả về mặt kinh tế Việc đấu thầu dự kiến thực hiện trong một số giai đoạn (như thử nghiệm, và nếu thành công sẽ thực hiện trên quy mô lớn hơn)

Khả năng về tăng cường năng Lớn Việc tuyên truyền về kiến thức ngăn chặn, xử lý ô nhiễm

Trang 21

Rủi ro Biện pháp giảm thiểu rủi ro

lực và chuyển giao kiến thức

về ô nhiễm POPs và công

nghệ xử lý không được đảm

bảo

POPs tại các cơ quan ở địa phương và quốc gia, dựa trên một nhóm nhỏ các chuyên gia, là một trong những thách thức lớn của dự án Tuy nhiên, thời gian sẽ cho phép đào tạo dần dần và có hệ thống để đạt được mục tiêu đưa ra

Có thể không huy động đủ

chi phí cần thiết cho “giai

đoạn 2”, giai đoạn tiêu hủy

hoặc ngăn chặn lâu dài ô

nhiễm dioxin trong thời gian

thực hiện dự án (xem rào cản

e)

Trung bình

Ngoài kinh phí sẽ có từ các nguồn đồng tài trợ đã cam kết, sự án cần có thêm nhiều kinh phí hơn thế; do vậy, việc ngăn chặn ở “giai đoạn 1” đối với toàn bộ các phân vùng cũng như việc giảm thiểu nguy hại đối với sức khoẻ

có thể được hoàn thành trong thời gian ngắn và trung hạn Trong khi đó việc tiêu hủy dioxin ở “giai đoạn 2” và ít nhất một vài quy trình xử lý ở phạm vi rộng hơn sẽ được thực hiện dựa trên các nguồn tài chính đã huy động được Rủi ro không huy động được vốn cho giai đoạn 2 đã được giải quyết trong giai đoạn chuẩn bị dự án bằng cách sử dụng nhiều nguồn thay thế khác như ODA và ngân sách quốc gia (xem phụ lục 6) Việc này đã được phản ánh trong chiến lược xử lý tổng thể dưới sự nhất trí của chính phủ và các đối tác quốc tế Dự án sẽ đưa ra những kế hoạch rõ ràng về chi phí cho việc xử lý tổng thể toàn bộ các phân vùng đã được xác định tại 3 điểm nóng cũng như những kế hoạch phục hồi môi trường mà sau này có thể được áp dụng rộng rãi sau khi dự án đã kết thúc với các nguồn tài trợ khác từ trong nước và quốc tế

Mức độ tổng thể Lớn

1.2.5 Lợi ích của địa phương, quốc gia và toàn cầu

Như đã trình bày ở trên, nếu không thực hiện dự án này thì các vật chất nhiễm dioxin sẽ tiếp tục gây ra nhiều tác hại tiêu cực đến môi trường và cộng đồng dân cư sống xung quanh các điểm nóng Vì vậy, GEF sẽ tập trung hỗ trợ giới thiệu và xây dựng năng lực để có thể áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và để đảm bảo khuôn khổ thể chế và chính sách và cơ cấu nội bộ được xây dựng hợp lý nhằm hỗ trợ các hoạt động xử lý dioxin

Dự án sẽ mang lại lợi ích to lớn cho môi trường của Việt Nam và toàn cầu Thực hiện thành công dự án sẽ ngăn chặn đáng kể sự thất thoát TCDD, với tổng hàm lượng ô nhiễm ước tính vượt quá 3.000 g I-TEQ tại ba điểm nóng chính

Thực chất, dự án sẽ mang làm bất hoạt và tiêu hủy một lượng đáng kể các hóa chất POPs Nếu không có hoạt động này thì các vật chất nhiễm POPs cao sẽ bị thất thoát và phát tán sâu rộng vào môi trường xung quanh, từ đó gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường Những rủi ro mà POPs có thể gây ra cho cộng đồng dân cư sống gần các điểm nóng sẽ được giảm thiểu thông qua hoạt động của dự án

Giảm rủi ro POPs cho các cộng đồng dân cư địa phương là mục tiêu trọng tâm của dự án Ngoài việc bất hoạt nguồn POPs thì một phần quan trọng của dự án là tập trung vào giáo dục

và các hoạt động làm giảm rủi ro cho các cộng đồng sống ở vùng lân cận các điểm nóng dioxin sau khi nguyên nhân ô nhiễm chính được xác định

1.2.6 Quyền sở hữu quốc gia: Tư cách được nhận tài trợ và hướng đi của quốc gia

Việt Nam thông qua Công ước Stockholm vào ngày 22/7/2002 và có đủ tư cách để nhận tài trợ từ UNDP và GEF Tiêu điểm hoạt động của GEF được xác nhận trong đề án – xem phần

IV, mục 4.1

Trang 22

Chính phủ đã xây dựng một khuôn khổ chính sách chung và coi việc xử lý các điểm nóng ô nhiễm dioxin là một chương trình đặc biệt trong Kế hoạch hành động quốc gia (NIP) theo Công ước Stockholm về POPs Nhiều phân tích ô nhiễm quan trọng đã được thực hiện trong các năm qua với sự hỗ trợ về tài chính và nhân lực của quốc gia và quốc tế, đặc biệt là những

hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch và bước đầu xử lý ô nhiễm tại hai điểm nóng (Đà Nẵng và Phù cát) Ngoài ra, Chính phủ cũng duy trì các nguồn tài chính cho xử lý ô nhiễm (đặc biệt cho Biên Hòa) Tuy nhiên, để giải quyết ô nhiễm một cách toàn diện theo các tiêu chuẩn quốc

tế nhằm loại bỏ hoàn toàn các rủi ro cho môi trường và sức khỏe con người tại và xung quanh

ba điểm nóng thì cần có sự hỗ trợ về cả tài chính và kỹ thuật lớn hơn nhiều

Chương trình hỗ trợ Phát triển của Liên Hiệp Quốc cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam giai đoạn 2006-2010 bao gồm Kết quả 1 cho rằng " Các chính sách kinh tế của Chính phủ hỗ trợ tăng trưởng có tính công bằng, toàn diện và bền vững hơn " Chương trình

Quốc gia của UNDP nêu rõ mục đích là tăng cường năng lực để đảm bảo rằng các hoạt động

về môi trường được gắn liền với việc xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế, "góp phần hoàn thành các nghĩa vụ theo các công ước môi trường toàn cầu" bao gồm Công ước

Stockholm

Chương trình "Một kế hoạch" hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Việt Nam, chương trình kết hợp giữa UNDAF và Chương trình Quốc gia của UNDP, nêu rõ vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc loại bỏ hoàn toàn các điểm nóng ô nhiễm dioxin Kết quả 3 của Chương trình Một

Kế hoạch là “Việt Nam có những chính sách và năng lực phù hợp trong việc bảo vệ môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa nhằm xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống Và "Kết quả mong đợi" 3.22.2

là "loại bỏ các kho chứa và và việc sản xuất ngoài ý muốn các hợp chất POPs, đặc biệt là thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, dioxin và các hóa chất nguy hại khác"

Chương trình “Một Kế hoạch” xác định những lĩnh vực có khả năng thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức LHQ tham gia vào cải cách LHQ tại Việt Nam, trong đó có lĩnh vực "loại bỏ các kho chứa thuốc trừ sâu nông nghiệp và dioxin (bao gồm cả chất độc da cam)" Đứng đầu là vai trò của UNDP, sau đó đến FAO, UNIDO và UNEP (tuy nhiên, UNEP không nằm trong chương trình “Một Kế hoạch” do không có trụ sở ở Việt Nam) Việc hợp tác và trao đổi các bài học giữa UNDP và các tổ chức Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ được làm rõ trong giai đoạn khởi đầu của dự án này

1.2.7 Tính bền vững

Việc thiết kế 3 Kết quả là đã có tính đến tầm quan trọng của tính bền vững Việc lựa chọn các công nghệ phù hợp với các tiêu chí lựa chọn chính là yêu cầu về tính bền vững phù hợp với điều kiện của Việt Nam xét trên phương diện hiệu quả kinh tế và nhu cầu giải quyết các điểm nóng sẽ được phát hiện sau này Những thí điểm về công nghệ xử lý tại ba điểm nóng đã được định vị cùng với việc cung cấp đào tạo những kiến thức cần thiết cho các cán bộ tham gia sẽ giúp đảm bảo tính bền vững, do sự nghiệp xử lý ô nhiễm trong tương lai sẽ cần đến những cán bộ có kinh nghiệm như vậy Các cán bộ này chủ yếu thuộc Bộ QP và Bộ TNMT Tương tự, việc sử dụng đất giai đoạn sau xử lý ô nhiễm, theo Kết quả 2, được thiết kế để đảm bảo tính bền vững tại các vùng ô nhiễm đã được xử lý, ví dụ bằng cách tránh sử dụng đất làm ảnh hưởng đến bãi chôn lấp Tuy nhiên, sự kết hợp tiêu hủy dioxin trong phần lớn đất và trầm tích thông qua các công nghệ thử nghiệm và chôn lấp vĩnh viễn đất và trầm tích ô nhiễm

ở nồng độ thấp sẽ làm giảm xác suất sử dụng đất không hợp lý trong tương lai, bởi vì đất sau khi xử lý sẽ không chứa dioxin nữa “Giai đoạn 1” bao gồm các quá trình chôn lấp sẽ liên tục được giám sát và mức độ ô nhiễm của đất và trầm tích (tại giai đoạn 2) sẽ được xác định (sau

xử lý) nhằm đảm bảo rằng quá trình loại bỏ ô nhiễm đã được tiến hành thành công

Trang 23

Kết quả 3 sẽ là căn cứ để đảm bảo rằng bất cứ địa điểm nào bị ô nhiễm dioxin, dù là trong thời gian chiến tranh nhưng mới được phát hiện hay các địa điểm mới ô nhiễm POPs từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, đều có thể được xử lý nhanh chóng và hiệu quả

Dự án này là một phần của một sáng kiến lớn hơn nhằm xây dựng và thực hiện một Kế hoạch hành động quốc gia tổng thể (NAP) liên quan đến các hậu quả hóa chất do chiến tranh

để lại Một cơ chế tài chính đã được vạch ra (xem tóm tắt tại phụ lục 6) vừa để giải quyết những vấn đề không được xử lý trong dự án này (như vấn đề sức khỏe), vừa để tài trợ cho hoạt động xử lý các điểm nóng ô nhiễm khác (bao gồm những điểm nóng nhiễm dioxin nồng

độ thấp hơn và các cơ sở ô nhiễm khác, xem Quyết định số 64/2003/QD-TTg – xem phần I, mục 1.2)

1.2.8 Khả năng tái thiết

Xử lý ô nhiễm thí điểm ở những khu vực bị nhiễm độc nặng nhất và đưa ra một phương án

sử dụng đất hợp lý sẽ là một quá trình trình diễn hiệu quả cho việc loại bỏ ô nhiễm tại các điểm ô nhiễm POPs khác tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác Bởi vì công nghệ dùng để xử

lý ô nhiễm ở các khu căn cứ không quân nhiễm độc cao hơn bất cứ nơi nào khác nên chắc chắn sẽ thích hợp để sử dụng cho các vùng khác Với những hoạt động được vạch ra trong phần Kết quả 3 thì việc tuyên truyền các kiến thức, kinh nghiệm và thông tin sẽ đạt kết quả cao Chiến lược truyền thông bao gồm các hoạt động tuyên truyền về xử lý ô nhiễm và sử dụng đất sau xử lý trê phạm vi vùng và phạm vi rộng lớn hơn

1.3 Sắp xếp quản lý

Dự án sẽ được quản lý theo thể thức Phối hợp hành động quốc gia (NEX) giữa Chính phủ

và UNDP Dự án sẽ được quản lý bởi Bộ TNMT Cấu trúc hệ thống quản lý sẽ bao gồm một Ban điều phối dự án (PEU) và một Ban quản lý dự án (PMU) Hình thức quản lý cụ thể được trình bày dưới đây

Đối tác triển khai thực hiện

Đóng vai trò là Đối tác triển khai thực hiện cấp quốc gia (NIP) của dự án, Bộ TNMT chịu trách nhiệm với Chính phủ và UNDP về việc đảm bảo (a) chất lượng của dự án, (b) sử dụng hiệu quả các nguồn lực của UNDP và của Chính phủ, (c) sự đóng góp trong nước kịp thời nhằm hỗ trợ thực hiện dự án và (d) điều phối hiệu quả các đơn vị tham gia, đặc biệt là các đơn

vị trong nước

Bộ phận chịu trách nhiệm

Đóng vai trò là bộ phận triển khai công việc của dự án, Văn phòng 33 chịu trách nhiệm huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm hỗ trợ thực thi dự án, tổ chức các hoạt động của dự án theo kế hoạch công việc đã được thông qua và báo cáo tới Bộ TNMT và UNDP về tiến độ cũng như tình hình tài chính của dự án Văn phòng 33 đóng vai trò là ban thư ký của Ban chỉ đạo sự án trong việc Khắc phục các hậu quả gây ra bởi các hóa chất độc hại được sử dụng trong chiến tranh (Ủy ban 33) Thành viên của Ban Chỉ đạo 33 là đại diện lãnh đạo các

bộ ngành như Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ TNMT, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Văn phòng chính phủ,…Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là Trưởng Ban Chỉ đạo Văn phòng 33 trực thuộc Bộ TNMT

Ban điều phối dự án (PEU)

PEU bao gồm Giám đốc Dự án Quốc gia, đại diện nhà tài trợ UNDP và một đại diện của

Vụ Hợp tác Quốc tế, cơ quan chủ quan Dự án PEU sẽ đảm bảo việc lập kế haọch năm, kế hoạch quí, cân đối ngân sách tài trợ cũng như chỉnh sửa ngân sách phù hợp với thực tế và tiến

độ công việc Trên thực tế, việc lập kế hoạch cũng như chính sửa là những việc phải được ưu

Trang 24

tiên hàng đầu; cần phải xâu dựng và trao đổi kỹ lưỡng với nhà tài trợ để việc điều phối tài chính luôn phù hợp với nội dung công việc NPD sẽ là chủ tịch của PEU PEU sẽ tiến hành họp định kỳ ba tháng một lần, hoặc thường xuyên hơn trong trường hợp cần thiết

Đại diện của GACA (các đại diện phối hợp hỗ trợ Chính phủ), gồm có Văn phòng Chính phủ (OOG), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) và Bộ Ngoại giao (Bộ NG) sẽ được mời tham dự các cuộc họp của PEU trong trường hợp cần thiết Đại diện của UNDP-CO, thay mặt GEF, sẽ tham dự cuộc họp của PSC khi cần thiết trong vai trò nhà tài trợ cho dự án Đại diện của Văn phòng chỉ đạo quốc gia về Công ước Stockholm về các hợp chất POP (NSC) sẽ được mời tham dự khi thích hợp Bộ TNMT cũng đóng vai trò là chủ tịch của Văn phòng chỉ đạo quốc gia về Công ước Stockholm về các hợp chất POP

Giám đốc dự án quốc gia (NPD)

Chánh Văn phòng 33 có thể là Giám đốc Dự án quốc gia (NPD) và do Bộ TNMT chỉ định NPD sẽ chịu trách nhiệm với PEU trong việc quản lý và thực hiện tổng thể dự án

Ban quản lý dự án (PMU)

PMU chịu trách nhiệm điều phối tổng thể, quản lý, thực hiện, giám sát, đánh giá, và báo cáo toàn bộ các hoạt động của dự án PMU gồm có các vị trí sau (Điều lệ thực thi của các vị trí chủ chốt trong phần IV, mục 4.3):

Giám đốc dự án (NPD và Bộ TNMT chỉ định cán bộ cao cấp ở các vị trí giám đốc, làm bán thời gian, 30% thời gian làm việc)

Tư vấn kỹ thuật cao cấp quốc tế (STA - được tuyển dụng làm toàn thời gian cố định trong vòng 36 tháng)

Cán bộ quản lý dự án (PM- tuyển dụng, làm toàn thời gian cố định trong vòng 48 tháng)

Phiên dịch viên/trợ lý dự án (PIA- tuyển dụng, làm toàn thời gian cố định trong vòng

Hoạt động hỗ trợ của Văn phòng quốc gia (UNDP-CO)

UNDP-CO sẽ đảm bảo chất lượng và cũng như công tác giám sát hoạt động của các nhà tư vấn kỹ thuật cao cấp quốc tế trong công việc hỗ trợ hoạt động của UNDP và Văn phòng 33 Theo yêu cầu của NPD, UNDP-CO sẽ giúp Văn phòng 33 trong việc huy động các nguồn lực quốc tế UNDP-CO cũng cung cấp các dịch vụ cho công việc đấu thầu các gói hoạt động của

dự án, tìm kiếm các nhà thầu phụ, tuyển mộ các nhà tư vấn, thảo hợp đồng khi được NPD yêu cầu Các chính sách trang trải chi phí đang được áp dụng của UNDP sẽ được vận dụng vào các dịch vụ này

Để công nhận sự đóng góp của GEF và UNDP trong việc cung cấp tài chính và trợ giúp về mặt kỹ thuật, biểu tượng (logo) của GEF và UNDP sẽ được xuất hiện trên toàn bộ các ấn phẩm liên quan đến dự án, phần cứng của dự án, các phương tiện chuyên trở được mua bằng tiền của dự án Bất kỳ sự trích dẫn nào trên các ấn phẩm cũng sẽ phải có sự nhìn nhận thích hợp về sự đóng góp của GEF và UNDP

1.4 Kế hoạch giám sát, đánh giá và ngân sách

Việc giám sát và đánh giá dự án sẽ được tiến hành phù hợp với hướng dẫn do GEF thiết lập, các quy định của UNDP trong bối cảnh của sáng kiến Một Liên Hợp Quốc tại Việt Nam,

Trang 25

Nghị định 131/2006/ND-CP, Thông tư 04/2007/TT-BKH và các hướng dẫn/điều lệ của chính phủ và sẽ được cung cấp bởi nhóm dự án và Văn phòng quốc gia UNDP (UNDP-CO) cùng

với sự hỗ trợ từ UNDP/GEF Bảng cơ cấu hợp lý tại phần II cung cấp các thông số thực hiện

và thông số kết quả cho việc thực hiện dự án cùng với biện pháp kiểm tra tương ứng Điều

này sẽ tạo nền tảng cho việc xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá của dự án

Các mục sau phác thảo những thành phần chính của kế hoạch giám sát và đánh giá và những ước tính chi phí liên quan đến các hoạt động giám sát và đánh giá Kế hoạch giám sát

và đánh giá của dự án sẽ được trình bày và tổng kết trong Báo cáo đầu tiên của dự án theo một

sự điều chỉnh tối ưu dựa trên các chỉ tiêu, biện pháp kiểm tra và sự xác định đầy đủ trách nhiệm của nhân viên dự án tham gia việc giám sát và đánh giá

1.4.1 Giai đoạn khởi động dự án

Một hội thảo giữa kỳ của dự án sẽ được tiến hành với sự tham gia của toàn bộ Ban quản lý

dự án, các cơ quan Chính phủ liên quan, các đối tác đồng tài trợ, UNDP-CO và đại diện từ Tổ chức điều phối vùng UNDP-GEF, cũng như UNDP-GEF (HQ) nếu cần thiết

Một nội dung quan trọng trong Hội thảo giữa kỳ này (Inception Workshop – IW) là giúp

đỡ Ban quan lý dự án hiểu và nắm được các mục tiêu của dự án cũng như hoàn thành bước chuẩn bị của Kế hoạch công việc năm đầu tiên của dự án dựa trên Bảng cấu trúc của dự án (logframe matrix) Việc chuẩn bị này bao gồm xem xét lại khung (các thông số, biện pháp kiểm tra, giả định) qua đó đưa ra các chi tiết bổ sung cần thiết để hoàn thành Kế hoạch công việc hàng năm (Annual Work Plan - AWP) với các thông số thực hiện có thể đo được và chính xác, phù hợp với các kết quả đề ra của dự án

Ngoài ra, các mục đích quan trọng khác của Hội thảo giữa kỳ là: (i) Giới thiệu các thành viên dự án với nhóm UNDP-GEF mở rộng, thành phần sẽ tài trợ cho dự án trong suốt quá trình thi hành, được gọi là UNDP-CO và các thành viên tham gia của UNDP-GEF; (ii) Chi tiết hóa các vai trò, nhiệm vụ hỗ trợ và trách nhiệm bổ sung của các thành viên UNDP-CO và UNDP-GEF đối với Ban quản lý dự án; (iii) Cung cấp một cái nhìn chi tiết về các yêu cầu báo cáo, giám sát và đánh giá của UNDP-GEF, nhấn mạnh đặc biệt về việc Xem xét việc thực hiện dự án hàng năm (Annual Project Implementation Reviews - PIRs) và các tài liệu liên quan, Báo cáo dự án hàng năm (Annual Project Report - APR), hội nghị phê bình ba bên, cũng như các đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ Tương tự, hội thảo sẽ là cơ hội để thông báo đến Ban quản lý dự án về dự án của UNDP liên quan đến qui hoạch ngân sách, xem xét ngân sách

và điều chỉnh ngân sách bắc buộc

Hội thảo giữa kỳ sẽ là cơ hội cho các tổ chức hiểu rõ vai trò, chức năng và trách nhiệm của

họ trong cấu trúc quyết định của dự án, bao gồm cách thức thông báo, con đường liên lạc và các cơ chế giải quyết khó khăn phát sinh Các điều khoản tham chiếu (TORs) cho các nhân viên dự án và các cấu trúc quyết định của Kế hoạch quản lý dự án sẽ được thảo luận lại nếu cần thiết để làm rõ trách nhiệm của mỗi tổ chức trong quá trình thi hành dự án

1.4.2 Trách nhiệm giám sát và các sự kiện

Một bảng liệt kê chi tiết các cuộc họp đánh giá dự án sẽ được thiết lập dựa trên Kế hoạch quản lý dự án với sự tham khảo của các đối tác thực thi dự án và đại diện của các đơn vị tài trợ tài chính Bảng liệt kê này sẽ được gộp trong Báo cáo đầu tiên của dự án Bảng liệt kê này

sẽ bao gồm (i) khung thời gian tạm thời cho các Cuộc họp của Ban điều hành, cố vấn có liên quan và/ hoặc các cơ chế phối hợp và (ii) các hoạt động giám sát và đánh giá liên quan đến dự

án

Trang 26

Việc giám sát hàng ngày quá trình thực thi dự án là trách nhiệm của Ban quản lý dự án dựa

trên Kế hoạch công việc hàng năm và các thông số đi kèm Ban quản lý dự án sẽ thông báo cho UNDP-CO về sự chậm trễ hoặc các khó khăn phải đối mặt trong quá trình thực hiện dự án

để có hỗ trợ thích hợp hoặc biện pháp đúng đắn để giải quyết kịp thời các vấn đề gặp phải Điều phối viên dự án và Cố vấn kĩ thuật của UNDP-GEF (trú ngụ tại UNDP-HQ hoặc Trung tâm vùng) hội ý với toàn bộ Ban quản lý dự án với sự hỗ trợ từ phía UNDP-CO và được trợ giúp bởi Ban nghi thức UNDP-Montreal/Binh chủng hóa học (UNDP-Montreal Protocol / Chemicals Unit, MPU) sẽ điều chỉnh tiến trình và các thông số thựa hiện/kết quả của dự án Các mục đích cụ thể cho các thông số thực hiện trong năm đầu cùng với biện pháp kiểm tra sẽ được thảo luận ở Hội thảo này Các mục đích này sẽ được dùng để đánh giá xem việc thực hiện dự án có tiến triển theo kế hoạch đặt ra không và đúng hướng không, và đây sẽ

là một phần của Kế hoạch công việc hàng năm Các mục tiêu và thông số cho các năm tiếp theo sẽ được xác định hàng năm như một phần của việc lên kế hoạch và đánh giá nội bộ được thực hiện bởi Ban quản lý dự án

Việc đánh giá tác động của các thông số liên quan đến các lợi ích toàn cầu sẽ diễn ra theo những kế hoạch xác định và được phác thảo trong Ma trận khung logic (Logical Framework matrix) tại phần II, mục 2.2 Phép đo này sẽ được tiến hành thông qua các hợp đồng phụ, việc trả tiền trước kèm theo điều kiện rằng buộc, qua các nghiên cứu đặc trưng tạo thành một phần của các hoạt động dự án, qua việc phân tích mẫu định kì (phân tích mẫu đất/trầm tích)

Việc giám sát định kì quá trình thực thi sẽ được thực hiện bởi UNDP-CO thông qua các

cuộc họp hàng quí, hoặc thường xuyên hơn nếu cần thiết, với sự tham gia của các đối tác liên quan Việc giám sát này sẽ cho phép các đối tác kiểm kê và khắc phục kịp thời mọi sự cố liên quan đến dự án để đảm bảo các hoạt động của dự án được tiến hành trôi chảy

UNDP-CO và UNDP-MU sẽ tiến hành các chuyến thăm hàng năm tới các dự án có các vùng thực địa Các chuyến thăm cũng có thể thường xuyên hơn, tùy thuộc vào kế hoạch được lập trong Báo cáo đầu tiên của dự án/Kế hoạch công việc hàng năm, nhằm đánh giá tiến độ dự

án Mọi thành viên khác của Ủy ban chỉ đạo dự án (PSC) cũng có thể đi cùng và sẽ được quyết định bởi PSC CO sẽ thực hiện việc viết Báo cáo thăm thực địa, báo cáo này được hoàn thành không chậm hơn 1 tháng sau chuyến thăm của Ban quản lý dự án, các thành viên PSC

và UNDP-GEF

Việc giám sát hàng năm sẽ diễn ra thông qua việc đánh giá kết quả hàng năm của Nhóm điều phối chương trình Liên Hợp Quốc (UN Programe Coordination Group, PCG) về vấn đề phát triển bền vững (PCG-8) Ban quản lý dự án sẽ viết báo cáo dự án hàng năm (APR) và đệ trình lên UNDP-CO và UNDP-GEF ít nhất 2 tuần trước khi quá trình xem xét hàng năm của PCG-8 diễn ra

APR sẽ nêu bật các vấn đề về chính sách và các gợi ý cho các quyết định trong cuộc họp đánh giá hàng năm NPD cũng sẽ thông báo tới các đại biểu tham dự về các thỏa thuận đạt được với các đơn vị tài trợ tài chính trong quá trình chuẩn bị APR để giải quyết các vấn đề thực thi công việc Mỗi thành phần của dự án cũng sẽ được đánh giá riêng nếu cần thiết

Dự án sẽ được đánh giá bởi Hội nghị xem xét ba bên giai đoạn cuối dự án (terminal

Tripartite Review - TTR) được diễn ra vào năm cuối cùng TTR sẽ xem xét toàn bộ quá trình thực hiện dự án, đặc biệt quan tâm đến việc đánh giá xem dự án có đạt được các mục tiêu đề

ra ban đầu không và những đóng góp vào các mục tiêu rộng hơn về môi trường TTR sẽ quyết định có hoạt động nào cần tiếp tục thực hiện không, đặc biệt liên quan đến tính bền vững của

Ngày đăng: 11/07/2016, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w