MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG VÀ DỊCH VỤ CHO VAY THẤU CHI CỦA NHTM. 10 1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 10 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng, ngân hàng thương mại. 10 1.1.2. Các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại. 11 1.1.2.1. Chức năng trung gian tài chính, tập trung vốn cho nền kinh tế:. 11 1.1.2.2. Chức năng tạo phương tiện thanh toán. 11 1.1.2.3. Chức năng trung gian thanh toán và quản lý phương tiện thanh toán. 11 1.1.3. Các hoạt động của ngân hàng thương mại. 12 1.1.3.1. Nghiệp vụ tài sản có:. 12 1.1.3.2. Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn:. 12 1.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ khác:. 12 1.1.4. Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 12 1.2. Khái niệm Sản phẩm dịch vụ ngân hàng và dịch vụ cho vay thấu chi. 14 1.2.1. Khái niệm sản phẩm dịch vụ ngân hàng. 14 1.2.2. Dịch vụ cho vay Thấu chi:. 16 1.2.1.1. Khái niệm:. 16 1.2.1.2. Lợi ích của dịch vụ cho vay Thấu chi:. 16 1.2.1.3. Đối tượng vay thấu chi:. 17 1.2.1.4. Điều kiện cho vay thấu chi 17 1.3. Các văn bản pháp luật về hoạt động cho vay thấu chi. 17 1.3.1. Các văn bản từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước:. 17 1.3.2. Các văn bản trong hệ thống NHNoPTNT Việt Nam:. 19 1.4. Hoạt động Thấu chi ở một số ngân hàng thương mại Việt Nam: 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO VAY THẤU CHI TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NNo PTNT TP. ĐÀ NẴNG 27 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng. 27 2.1.1. Lịch sử hình thành chi nhánh NHNoPTNT T.P Đà Nẵng. 27 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của NHNoPTNT T.P Đà Nẵng:. 27 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh:. 28 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn giai đoạn 20062008:. 28 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng giai đoạn 20062008:. 29 2.1.3.3. Hoạt động ngoài tín dụng giai đoạn 20052008:. 31 2.1.3.4. Kết quả kinh doanh giai đoạn 20062008:. 32 2.2. Thực trạng triển khai và phát triển dịch vụ cho vay thấu chi tại NHNoPTNT T.P Đà Nẵng. 32 2.2.1. Quy trình nghiệp vụ cho vay thấu chi tại Chi nhánh:. 32 2.2.2.Kết quả thực hiện dịch vụ thấu chi tại chi nhánh NHNoPTNT Đà Nẵng. 34 2.2.3. Những tồn tại hạn chế trong hoạt động cho vay thấu chi tại chi nhánh. 36 2.2.3.1. Về vấn đề công nghệ thông tin:. 36 2.2.3.2. Vấn đề về mạng lưới và cung cấp dịch vụ:. 37 2.2.3.3. Vấn đề về quản lý và đào tạo nguồn nhân lực:. 38 2.2.3.4. Vấn đề về quan niệm, nhận thức:. 38 2.2.3.5. Vấn đề về tính cạnh tranh, chất lượng sản phẩm:. 39 2.2.3.6. Tính chuyên nghiệp trong triển khai dịch vụ:. 41 2.2.4. Nguyên nhân những tồn tại hạn chế:. 41 2.3.4.1. Nguyên nhân từ quan niệm, nhận thức:. 41 2.3.4.2. Nguyên nhân từ năng lực, trình độ cán bộ:. 41 2.3.4.3. Nguyên nhân từ quản trị điều hành:. 41 2.3.4.4. Nguyên nhân từ công nghệ thông tin:. 42 2.3.4.5. Nguyên nhân từ phía các cấp chính quyền địa phương:. 42 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO VAY THẤU CHI TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NNoPTNT T.P ĐÀ NẴNG 43 3.1. Những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển dịch vụ thấu chi tại NHNoPTNT T.P Đà Nẵng: 43 3.1.1. Thuận lợi:. 43
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng
cá nhân tôi Các dữ liệu, kết quả được trình bày trong chuyên đề tốt nghiệp này làhoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Trang 2CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN -1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI -2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG VÀ DỊCH VỤ CHO VAY THẤU CHI CỦA NHTM. -10
1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. -10
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng, ngân hàng thương mại 10
1.1.2 Các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại 11
1.1.2.1 Chức năng trung gian tài chính, tập trung vốn cho nền kinh tế: 11
1.1.2.2 Chức năng tạo phương tiện thanh toán 11
1.1.2.3 Chức năng trung gian thanh toán và quản lý phương tiện thanh toán. .11
1.1.3 Các hoạt động của ngân hàng thương mại 12
1.1.3.1 Nghiệp vụ tài sản có: 12
1.1.3.2 Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn: 12
1.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ khác: 12
1.1.4 Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 12
1.2 Khái niệm Sản phẩm dịch vụ ngân hàng và dịch vụ cho vay thấu chi. 14
1.2.1 Khái niệm sản phẩm dịch vụ ngân hàng 14
1.2.2 Dịch vụ cho vay Thấu chi: 16
1.2.1.1 Khái niệm: 16
1.2.1.2 Lợi ích của dịch vụ cho vay Thấu chi: 16
1.2.1.3 Đối tượng vay thấu chi: 17
1.2.1.4 Điều kiện cho vay thấu chi 17
1.3 Các văn bản pháp luật về hoạt động cho vay thấu chi. -17
1.3.1 Các văn bản từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: 17
1.3.2 Các văn bản trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam: 19
1.4 Hoạt động Thấu chi ở một số ngân hàng thương mại Việt Nam: -20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO VAY THẤU CHI TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NNo & PTNT- TP ĐÀ NẴNG -27
2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng. -27
2.1.1 Lịch sử hình thành chi nhánh NHNo&PTNT T.P Đà Nẵng 27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của NHNo&PTNT T.P Đà Nẵng: 27
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh: 28
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2006-2008: 28
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng giai đoạn 2006-2008: 29
2.1.3.3 Hoạt động ngoài tín dụng giai đoạn 2005-2008: 31
2.1.3.4 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2006-2008: 32
2.2 Thực trạng triển khai và phát triển dịch vụ cho vay thấu chi tại NHNo&PTNT T.P Đà Nẵng. -32
2.2.1 Quy trình nghiệp vụ cho vay thấu chi tại Chi nhánh: 32
Trang 42.2.3 Những tồn tại hạn chế trong hoạt động cho vay thấu chi tại chi nhánh 36
2.2.3.1 Về vấn đề công nghệ thông tin: 36
2.2.3.2 Vấn đề về mạng lưới và cung cấp dịch vụ: 37
2.2.3.3 Vấn đề về quản lý và đào tạo nguồn nhân lực: 38
2.2.3.4 Vấn đề về quan niệm, nhận thức: 38
2.2.3.5 Vấn đề về tính cạnh tranh, chất lượng sản phẩm: 39
2.2.3.6 Tính chuyên nghiệp trong triển khai dịch vụ: 41
2.2.4 Nguyên nhân những tồn tại hạn chế: 41
2.3.4.1 Nguyên nhân từ quan niệm, nhận thức: 41
2.3.4.2 Nguyên nhân từ năng lực, trình độ cán bộ: 41
2.3.4.3 Nguyên nhân từ quản trị điều hành: 41
2.3.4.4 Nguyên nhân từ công nghệ thông tin: 42
2.3.4.5 Nguyên nhân từ phía các cấp chính quyền địa phương: 42
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO VAY THẤU CHI TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NNo&PTNT T.P ĐÀ NẴNG -43
3.1 Những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển dịch vụ thấu chi tại NHNo&PTNT T.P Đà Nẵng: -43
3.1.1 Thuận lợi: 43
3.1.2 Khó khăn: 44
3.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ cho vay thấu chi tại NHNo&PTNT T.p Đà Nẵng: -46
3.2.1 Mục tiêu chung: 46
3.2.2 Mục tiêu cụ thể: 46
3.3 Giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay thấu chi tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng. -47
3.3.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện, phát triển sản phẩm: 47
3.3.2 Nhóm giải pháp về tổ chức và nhân lực: 47
3.2.1.1 Thay đổi quan niệm, nhận thức về ngân hàng hiện đại: 47
3.2.1.2 Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ về sản phẩm dịch vụ: 47
3.2.1.3 Thay đổi công tác, tác phong phục vụ khách hàng: 47
3.2.1.4 Về tổ chức: 48
3.3.3 Nhóm giải pháp về quản trị điều hành: 48
3.3.4 Nhóm giải pháp về công nghệ: 48
3.3.5 Nhóm giải pháp về nghiệp vụ quản lý và phát triển sản phẩm: 48
3.3.6 Nhóm giải pháp về quảng bá tiếp thị: 49
3.4 Kiến nghị. -49
3.4.1 Đối với ngân hàng nhà nước 49
3.4.2 Đối với NHNo&PTNT Đà Nẵng 49
KẾT LUẬN -51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -53
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN -54
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT T.P Đà Nẵng 29 Bảng 2 Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT TP.Đà
NHNo&PTNT Đà Nẵng
35
Bảng 8 Thống kê số lượng thẻ ATM, máy POS, máy ATM của
NHNo&PTNT Đà Nẵng so với toàn thành phố đến12/2008
Trang 61 Lý do chọn đề tài.
Từ cuối năm 2007 đến nay, chúng ta chứng kiến sự sụp đổ của nhiều ngânhàng lớn ở các nước phát triển, gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suythoái kinh tế toàn cầu, nó đã làm chao đảo nền kinh tế của các quốc gia trên thếgiới Điều đó, một lần nữa khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống ngânhàng trong nền kinh tế quốc dân Lịch sử kinh tế Việt Nam đã minh chứng về vaitrò và những đóng góp to lớn của hệ thống ngân hàng trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội, nhất là trong sự nghiệp đổi mới đất nước ngày nay Trong những năm qua,các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô,chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh, thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâmthanh toán và dẫn vốn trong nền kinh tế Với nhiều hình thức huy động vốn tươngđối đa dạng, NHTM Việt Nam đã huy động vốn hàng nghìn tỷ đồng từ các nguồnvốn trong xã hội, tăng dư nợ cho vay với mọi thành phần kinh tế, tăng đầu tư vàonhững chương trình trọng điểm quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, kiểm soát lạm phát,thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, góp phần tạo công ăn việc làmcho xã hội, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và làm giàu hợp pháp cho nhândân Nhiều dịch vụ tiện ích và nhiều sản phẩm mới xuất hiện đã đáp ứng nhu cầutiêu dùng của dân cư và sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế
Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, trong xu thế hội nhậptoàn cầu, vấn đề cạnh tranh quốc tế và khu vực diễn ra gay gắt, việc cung cấp sảnphẩm dịch vụ ngân hàng là vấn đề hết sức quan trọng của các ngân hàng thươngmại Sản phẩm dịch vụ ngân hàng đóng vai trò quyết định để duy trì kinh doanh vàphát triển Trên cơ sở nền tảng đầu tư và ứng dụng công nghệ tiên tiến , các NHTM
đã cung ứng các sản phẩm có tính truyền thống như huy động vốn, cấp tín dụng vàthanh toán trong nước, đồng thời cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đạinhư nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ ATM, EDC, POS; nhóm sản phẩm dịch vụ Mobile,Intenet Banking
Tuy nhiên, hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượngchưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàngtruyền thống, khả năng huy động vốn, cho vay và phát triển sản phẩm mới còn hạnchế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trong kinh doanh Chưa tạo dựng được thươnghiệu riêng, qui mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnhtranh yếu, đặc biệt tính tiện ích của một số dịch vụ đối với khách hàng chưa cao,trong khi đó hoạt động marketing ngân hàng còn hạn chế, nên tỷ lệ khách hàng là cá
Trang 7dụng dịch vụ ngân hàng
Cùng với sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thấu chiđược ra đời và phát triển trên cơ sở phát triển nâng cao tiện ích của dịch vụ tàikhoản tiền gửi và dịch vụ thẻ Được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện dịch
vụ thấu chi từ năm 2001, nhưng do đặc điểm của nền kinh tế, các yếu tố khách quancủa xã hội và chủ quan của các NHTM nên dịch vụ thấu chi chưa được quan tâmphát triển Trong những năm gần đây, nhất là từ khi Chính phủ có quyết định số
291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006, ban hành đề án “ Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” và Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 về việc “Trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước”, trên cơ sở đó các ngân hàng thương
mại đã triển khai cung ứng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàngnhư: dịch vụ thanh toán lương tự động, home banking, thấu chi tài khoản, Internetbanking, thanh toán hoá đơn, Tính đến cuối năm 2008, dịch vụ thẻ ngân hàng vàtài khoản cá nhân phát triển nhanh chóng với khoảng 15 triệu tài khoản cá nhân,tăng 36% và 13,4 triệu thẻ, tăng 46% so với cuối năm 2007 Hệ thống máy ATMtrên toàn quốc đạt hơn 7.700 máy, tăng hơn 2.200 máy so với cuối năm 2007 Theobáo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay Việt Nam có khoảng 350.000 doanhnghiệp đã đăng ký kinh doanh, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng95% , các doanh nghiệp có gần 6,8 triệu người lao động, tất cả các doanh nghiệpđều thực hiện giao dịch ở các NHTM Tổng dư nợ cho vay thấu chi chiếm khoảng2-3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại Điều này phản ánh sự phát triểncác nhóm dịch vụ tài khoản tiền gửi, dịch vụ thẻ và dịch vụ thấu chi qua tài khoảncủa các ngân hàng chưa tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp và lao độngnước ta
Mặt khác, trước thực trạng hoạt động và sử dụng nguồn vốn huy động chưacao, dịch vụ còn chưa được mở rộng, các ngân hàng đang phải đối mặt với rất nhiềukhó khăn, trong đó có việc tìm kiếm khách hàng để giải ngân nguồn vốn huy động.Thị phần tín dụng cho vay cũng đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trườngchứng khoán, công ty tài chính, các quỹ đầu tư, bảo hiểm Vì vậy, phát triển dịch vụtài khoản thanh toán và dịch vụ thẻ, đẩy mạnh dịch vụ cho vay theo hạn mức thấuchi qua tài khoản và qua thẻ, là một giải pháp quan trọng thực sự mang lại hiệu quả
to lớn về nhiều mặt cho các NHTM và cho toàn xã hội
NHNo & PTNN là một ngân hàng thương mại nhà nước có bề dày truyềnthống trong hệ thống NHVN Ngay từ ngày thành lập, NHNo & PTNT Việt Nam
Trang 8tín dụng và thanh toán trong nước Đến nay, trong quá trình phát triển, nhờ có mộtmạng lưới rộng khắp trên mọi vùng miền của tổ quốc thông qua 2.226 các chinhánh và phòng giao dịch, Agribank đã cung cấp hầu hết các sản phẩm dịch vụ củamột ngân hàng hiện đại Tính đến 31/12/2008 Agribank đang có hệ thống SPDVgồm 10 nhóm, với 170 sản phẩm dịch vụ, trong đó có 150 SPDV cung cấp tớikhách hàng và 20 SPDV cung cấp tới các tổ chức tín dụng và định chế tài chính trênthị trường vốn, thị trường mở và thị trường liên ngân hàng Hiện tại, NHNo đã có
1002 máy ATM, chiếm 14,2% sổ máy ATM trên thị trường, phát hành trên 2 triệuthẻ, chiếm khoảng 17% thị phần, thiết bị EDC/POS chiếm 7% trên thị trường, kếtnối thành công với tổ chức thẻ quốc tế VISA và MASTER chính thức cung cấp chothị trường thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế VISA trong năm 2008 Nhưng nhìn chung,nhiều sản phẩm dịch vụ của NHNo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tiện ích, đồng
bộ và kịp thời cho các khách hàng, tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh SPDV chưatương xứng với tiềm năng lợi thế của mình, nhất là dịch vụ thấu chi đi kèm với dịch
vụ tài khoản thanh toán và dịch vụ thẻ
Vấn đề đặt ra là: tại sao dịch vụ cho vay thấu chi qua tài khoản và qua thẻ
chưa được phát triển mạnh ở hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và tại NHNo&PTNT nói riêng? Làm thế nào để phát triển đồng bộ, khai thác tối ưu các sản phẩmdịch vụ tài khoản và dịch vụ thẻ, phát triển dịch vụ tiện ích cần thiết, phục vụ đadạng phong phú nhu cầu vốn trong đời sống xã hội, mở rộng và nâng cao chấtlượng, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hiệnnay? Với mong muốn làm sáng tỏ phần nào các nội dung trên, đi sâu tìm hiểu ởmột ngân hàng thương mại địa phương, qua đó phản ánh thực trạng, đồng thời đềxuất các giải pháp để phát triển dịch vụ cho vay thấu chi, góp phần thực hiện mục
tiêu phát triển ngân hàng thương mại của Đảng và Nhà nước đã đề ra là : “Xây
dựng hệ thống NHTM hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới Phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao, nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch
vụ ngân hàng.”
Trang 9vay Thấu chi tại NHNo&PTNT T.P Đà Nẵng”, làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Đề tài còn nghiên cứu những quy định chung của Chính phủ, NHNo&PTNT
và việc áp dụng những quy định này tại Chi nhánh trong việc quản lý hoạt động chovay thấu chi
4 Cấu trúc của đề tài:
Trang 10CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, SẢN PHẨM DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG VÀ DỊCH VỤ CHO VAY THẤU CHI CỦA NHTM.
1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng, ngân hàng thương mại.
Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý chonhững người sở hữu nó tránh mất mát, đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho ngườicầm giữ hộ một khoản tiền công Ban đầu, tài sản gửi tại "ngân hàng'' là các loạingũ cốc, sau đó là gia cầm, nông sản, rồi đến kim loại quý như vàng Khi xã hộicàng phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn thì ngân hàngtrở thành nơi giữ tiền cho những người có tiền và cung cấp tiền cho những ngườicần tiền
Theo Peter S.Rose: Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính, cung cấp một
danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một
tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Theo từ điển Tiếng Việt thì “ Ngân hàng là tổ chức kinh tế hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ và tín dụng”
Ngày nay, hầu hết các nước, hoạt động ngân hàng trở nên thông dụng và một
hệ thống ngân hàng đã được hình thành bao gồm nhiều ngân hàng với những hoạtđộng và chức năng khác nhau nhưng dựa vào đối tượng giao dịch, chúng ta có thểphân ra hai loại như sau: Ngân hàng Trung ương (Ngân hàng không có giao dịchvới công chúng), ngân hàng thương mại (ngân hàng giao dịch với công chúng).Theo Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 vàluật sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/06/2004, thì ngân hàngthương mại được hiểu như sau:
“ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.”
“ Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tín dụng được phép thực hiện toàn
bộ hoạt động của ngân hàng Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ
và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” .
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất củangân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn Ngân hàng thương mại là cầu nối
Trang 11giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu.Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hoá đặcbiệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, vàphần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại Ngânhàng thương mại được thành lập và hoạt động để cung ứng các dịch vụ ngân hàngtrên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Do đó, xét cho cùng, ngân hàng thương mại
là một loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ với chức năng thườngxuyên đi vay để cho vay Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọinhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, các doanh nghiệp và các tổ chức kháctrong xã hội
1.1.2 Các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại.
1.1.2.1 Chức năng trung gian tài chính, tập trung vốn cho nền kinh tế:
Ngân hàng là chiếc cầu nối trung gian giữa những chủ thể có tiền nhưng chưađem sử dụng và những chủ thể có nhu cầu tiền tệ thông qua việc đứng ra tập trungnhững tiền tệ chưa sử dụng của các chủ thể trong nền kinh tế, trên cơ sở đó cungcấp vốn cho những chủ thể có nhu cầu cần bổ sung tạm thời Tức là ngân hàng nhậntiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay,
và rất hiếm khi có tình trạng cùng một lúc tất cả chủ tiền gửi đến đòi nợ ngân hàng,
đó chính là nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng Thực hiệnđược điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinhtế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế đểsản xuất kinh doanh Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển Nói một cách kháiquát hơn, ngân hàng vừa là người đi vay và cũng đồng thời là người cho vay, cónghĩa là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là đi vay để cho vay
Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổphiếu, trái phiếu,… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư;chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua trái phiếucông ty
1.1.2.2 Chức năng tạo phương tiện thanh toán
Nhờ hoạt động trong hệ thống ngân hàng, các NHTM tạo ra “ bút tệ” thay thếcho tiền mặt, quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng vàthanh toán trong hệ thống ngân hàng, trong mối liên hệ chặt chẽ với ngân hàngtrung ương NHTM sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tếthông qua số nhân về mức cung tiền tệ Đó chính là chức năng tạo phương tiệnthanh toán của NHTM
1.1.2.3 Chức năng trung gian thanh toán và quản lý phương tiện thanh toán.
Trang 12- Nhờ nhận tiền ký thác của khách hàng và cho khách hàng vay, NHTM mở racác sổ sách theo dõi, và chuyển tiền trong các giao dịch lẫn nhau của khách hàng,ngân hàng sẽ xuất tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác hay chuyển tiền từ nơinày sang nơi khác.
- Trong khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra các công cụ lưu thôngtín dụng và độc quyền quản lý các công cụ đó (séc, giấy chuyển tiền, thẻ thanhtoán…) và hiện nay, thực hiện giao dịch chuyển tiền bằng điện tử, đã tiết kiệm cho
xã hội rất nhiều chi phí về lưu thông tiền, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúcđẩy quá trình lưu thông hàng hoá
- Việc hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanhtoán mang một ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung: tiết kiệmtiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt, thúc đẩy việc luân chuyển tiền tệ mộtcách nhanh chóng, dễ dàng điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát tài chính của các
cá nhân tổ chức nhờ đó góp phần chống tham nhũng, trốn thuế…
1.1.3 Các hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Nghiệp vụ đầu tư chứng khoán
- Các nghiệp vụ tài sản có khác: là nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, quỹ dựphòng rủi ro và các quỹ khác
1.1.3.2 Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn:
- Nghiệp vụ huy động tiền gửi
- Nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức phát hành các phiếu vay nợ
- Vay trên thị trường liên ngân hàng
1.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ khác:
Các hoạt động này không thể hiện trên bảng cân đối tài sản Các hoạt động này
ít rủi ro hay không có rủi ro nhưng mang lại cho ngân hàng thu nhập cao và tạo điềukiện cho hoạt động nhận tiền ký thác và cho vay của ngân hàng
1.1.4 Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Từ ngày 06 tháng 5 năm1951 cho đến nay, ngành ngân hàng nước ta đã trảiqua gần 58 năm xây dựng và phát triển, với nhiều chặng đường gay go và phức tạp
Trang 13nhưng vẫn ổn định và phát triển tốt Đặc biệt là chặng đường từ năm 1986 cho đếnnay, chặng đường đổi mới căn bản và toàn diện của hệ thống ngân hàng Việt Nam Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo tinh thần của Đại hội Đảng toànquốc lần thứ VI (năm1986), Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng chính phủ) ký quyếtđịnh số 218/CT ngày 3.7.1987 cho làm thử việc chuyển hoạt động ngân hàng sanghạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN (làm thử đầu tiên tại TP.HCM từ tháng7.1987, Hà Nội, Gia Lai ), sau đó tổng kết và Chủ tịch HĐBT đã ban hành Nghịđịnh 53/HĐBT ngày 26.3.1988 đổi mới mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng ViệtNam, với sự ra đời của hệ thống ngân hàng chuyên doanh
Đến năm 1990, cơ chế đổi mới ngân hàng được hoàn thiện thông qua việccông bố hai Pháp lệnh ngân hàng vào ngày 24.5.1990 (Pháp lệnh Ngân hàng Nhànước VN và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đãchính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NHVN từ “một cấp” sang “haicấp” Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ,tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng, là ngân hàng duy nhất được pháthành, là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng của Nhà nước…, còn hoạt độngkinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng do các tổ chức tín dụng thực hiện.Các tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàngthương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợptác xã tín dụng, công ty tài chính
Tháng 12.1997 trước yêu cầu cao của thực tiễn, hai Pháp lệnh ngân hàng đãđược Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng (có hiệu lực từ ngày 1.10.1998)
là Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng và sau đó Luật NHNNđược sửa đổi và bổ sung vào năm 2003 và Luật các TCTD được sửa đổi và bổ sungvào năm 2004
Như vậy, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã chính thức đánh dấu
sự ra đời và phát triển khoảng trên 19 năm (từ 1990 đến nay) Trải qua chặng đườngtrên, hệ thống NHTM VN đã không ngừng phát triển về quy mô (vốn điều lệ khôngngừng gia tăng, mạng lưới chi nhánh…), chất lượng hoạt động và hiệu quả trongkinh doanh
Mạng lưới ngân hàng thương mại Việt Nam đến cuối năm 2008 đã có nhữngbước phát triển mạnh phủ khắp quận huyện và hình thành cả trong các trường học.Hiện nay, hệ thống NHTM ở nước ta bao gồm: 4 NHTM nhà nước ( Ngân hàng đầu
tư và phát triển VN, Ngân hàng công thương VN, Ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long) , 01 ngânhàng chính sách, 01 ngân hàng phát triển, 39 NHTM cổ phần, 46 chi nhánh ngân
Trang 14hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuêtài chính, 988 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Trong đó Ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn VN có mạng lưới rộng nhất với 2.226 các chi nhánh và phònggiao dịch phủ khắp các huyện và cả hệ thống ngân hàng lưu động.
Thực hiện Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về mức vốn của các
tổ chức tín dụng, quy định mức vốn pháp định của các ngân hàng thương mại đến31/12/2008 đạt mức tối thiểu 1.000 tỷ đồng và đến 31/12/2010 đạt mức tối thiểu3.000 tỷ đồng., vì vậy các NHTM đã tập trung gia tăng vốn điều lệ, đến nay cácngân hàng thương mại đã cơ bản hoàn tất kế hoạch tăng vốn lên tối thiểu 1.000 tỉđồng theo quy định Nhiều ngân hàng đã đạt mức vốn trên 5.000 tỷ đồng như NH Áchâu, Eximbank, Sacombank Vốn điều lệ của NHTMCP được gia tăng đáng kể từlợi nhuận giữ lại, sáp nhập, các quỹ bổ sung vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu
Hệ thống NHTM VN đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và tăngtrưởng kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua Các NHTM đã thực hiện tốt nhiệm
vụ trung tâm thanh toán và dẫn vốn trong nền kinh tế, đảm bảo đáp ứng có hiệu quảcác nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởng hợp lý, ngăn chặn suy giảm kinh tế.Các NHTM tiếp tục chú trọng phát triển nhiều công nghệ, dịch vụ, tiện ích ngânhàng hiện đại; mạng lưới hoạt động tiếp tục được củng cố và mở rộng hiệu quả, tạođiều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận với dịch
vụ ngân hàng Hoạt động của hệ thống Ngân hàng đã góp phần quan trọng kiềm chếlạm phát, hạn chế nhập siêu, duy trì tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, góp phần giảiquyết việc làm cho xã hội, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và làm giàu chínhđáng cho nhân dân
1.2 Khái niệm Sản phẩm dịch vụ ngân hàng và dịch vụ cho vay thấu chi.
1.2.1 Khái niệm sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Trước đây, ngân hàng truyền thống thực hiện kinh doanh ngân hàng bó hẹp ởcác hoạt động nhận gửi, cho vay và dịch vụ thanh toán, gắn với các hoạt động đó làcác nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ thanh toán Kháiniệm sản phẩm dịch vụ ngân hàng chưa được quan tâm nhiều Trải qua quá trìnhphát triển, trên cơ sở nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, ngân hàng đãcung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu Mặt khác, sự tiếp cận
và nhìn nhận của khách hàng đối với ngân hàng đã có nhiều thay đổi Khách hàngchỉ quan tâm tới việc họ sẽ được ngân hàng cung cấp những sản phẩm nào vớinhững đặc tính riêng biệt gì mà không quan tâm nhiều đến nghiệp vụ ngân hàng Từ
Trang 15đó, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã trở thành tiêu chí quan trọng trong hoạt độngkinh doanh của các ngân hàng.
Ngày nay, ngân hàng đã trở thành một “ Bách hoá/ siêu thị tài chính” với hàngtrăm, hàng nghìn sản phẩm dịch vụ khác nhau, trong đó ngày càng nhiều hơn cácsản phẩm dịch vụ hiện đại ra đời bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày nay được phân chia thành hai loại cơ bản làsản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại
- Sản phẩm dịch vụ truyền thống: là những sản phẩm được các ngân hàng cung
cấp từ lâu và tạo nguồn thu chính của các ngân hàng, bao gồm: sản phẩm tiền gửi,thực hiện trao đổi ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại, bảoquản vật có giá, tài trợ các hoạt động của chính phủ, cung cấp các tài khoản giaodịch, cung cấp dịch vụ uỷ thác Nhóm sản phẩm dịch vụ truyền thống này hiện đangđược cung cấp tương đối đầy đủ, ổn định và phong phú về chủng loại sản phẩmdịch vụ, song các ngân hàng vẫn không ngừng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩmdịch vụ mới với chất lượng ngày càng tốt hơn
- Sản phẩm ngân hàng hiện đại: là các sản phẩm dịch vụ dựa vào nền tảng ứng
dụng khoa học công nghệ cao, quá trình cung cấp đi liền với sự phát triển của côngnghệ thông tin Đặc trưng cho nhóm sản phẩm này, gồm: sản phẩm dịch vụ thẻ, sảnphẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, Mobile Banking, Internet Banking… Ngoài racũng cần phải kể đến các sản phẩm: cho vay tiêu dùng, tư vấn tài chính, quản lý tiềnmặt, dịch vụ thuê mua thiết bị, cho vay tài trợ dự án, cung cấp dịch vụ môi giới đầu
tư chúng khoản,… Hiện nay, các ngân hàng rất chú trọng đầu tư công nghệ để pháttriển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ ngân hàng hiện đại,đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư lượng vốn khá lớn để hiện đại hoá công nghệ nênkhông phải ngân hàng nào cũng làm được
Việc phân loại sản phẩm dịch vụ được căn cứ vào các nghiệp vụ hiện có, căn
cứ vào các tiêu chí về khách hàng, đối tượng nghiệp vụ, hình thức phân phối … đểphân loại thành các nhóm sản phẩm dịch vụ Theo các ngân hàng và các tổ chức tàichính trên thế giới, hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng cơ bản được phân chiathành các nhóm như sau: nhóm sản phẩm tiền gửi, huy động vốn; nhóm sản phẩmcấp tín dụng, tài trợ vốn; nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trongnước; nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế; nhóm sản phẩm đầu tư; nhóm sảnphẩm dịch vụ thẻ, nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử; nhóm sản phẩm dịch
vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ; nhóm sản phẩm bảo lãnh và bảo hiểm; nhóm sản
Trang 16phẩm cho thuê tài chính; nhóm dịch vụ tư vấn; nhóm sản phẩm dịch vụ bảo hiểm vàcác sản phẩm dịch vụ khác.
Việc phân loại sản phẩm dịch vụ sẽ giúp ngân hàng đánh giá mức độ phù hợp,hiệu quả và khả năng sinh lời của từng sản phẩm, đồng thời làm cho khách hàngbiết đến các sản phẩm dịch vụ tiện ích của các ngân hàng một cách đầy đủ, khắcphục được tình trạng khách hàng hiểu về ngân hàng một cách chung chung theonghiệp vụ
1.2.2 Dịch vụ cho vay Thấu chi:
1.2.1.1 Khái niệm:
Trong hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội cũng như hoạt động sản xuấtkinh doanh, luôn luôn có những phát sinh, những yếu tố bất ngờ, đột xuất xảy rangoài dự toán, kế hoạch của các cá nhân và tổ chức Để giúp các khách hàng củamình giải quyết một số khó khăn về tài chính đột xuất trong các trường hợp nhưvậy, ngân hàng đã thực hiện dịch vụ cho vay thấu chi
Thấu chi là việc người sử dụng dịch vụ thanh toán chi vượt số tiền mình cótrên tài khoản thanh toán khi sử dụng dịch vụ thanh toán Cho vay thấu chi là khoảnvay linh hoạt dành cho khách hàng có nhu cầu chi tiêu đột xuất vượt số tiền trên tàikhoản thanh toán mở tại các ngân hàng
Thấu chi là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động nhằm cânđối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng Nghiệp vụ thấu chiđược thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được dư nợ tài khoản vãng lai một
số lượng tiền nhất định và trong một thời gian nhất định
Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuậnbằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản thanh toáncủa khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.Trên thế giới, dịch vụ Thấu chi lần đầu tiên được thực hiện tại Ngân hàng TheRoyal Bank of Scotland vào năm 1728 khi thương gia William Hog đã được chophép rút quá 1000 bảng Anh (khoảng 65.000 bảng Anh, 93.000 $ ngày nay) so với
số tiền ông ta có trong tài khoản của mình
1.2.1.2 Lợi ích của dịch vụ cho vay Thấu chi:
a Lợi ích đối với ngân hàng:
Ngân hàng thực hiện khoản cấp tín dụng cho khách hàng có uy tín đảm bảomột cách nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí dịch vụ, gia tăng số dư nợ vay, đadạng sản phẩm dịch vụ, tăng tính tiện ích và đồng bộ của các sản phẩm dịch vụ, tậndụng và phát huy hiệu quả chi phí đầu tư từ dịch vụ thẻ và dịch vụ tài khoản, thu hút
Trang 17khách hàng để gia tăng lợi nhuận, đồng thời ngân hàng đáp ứng ngày càng tốt hơncác nhu cầu tài chính cho xã hội.
b Lợi ích đối với khách hàng:
Khách hàng có được một nguồn tài chính nhất định để giải quyết kịp thời nhucầu đột xuất quan trọng của mình khi cần; được sử dụng một dịch vụ tín dụng tiệních, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian; cho phép chi tiêu vượt mức số dư tàikhoản tiền gửi, chủ yếu là bằng tín chấp, đa số không yêu cầu tài sản thế chấp, vớihạn mức nhất định theo hợp đồng thấu chi giữa khách hàng và ngân hàng thoả thuận
từ trước Khách hàng không phải khai báo mục đích nội dung chi tiêu như trên hợpđồng tín dụng, khách hàng có thể chủ động sử dụng số tiền trong hạn mức và chỉ trảlãi suất cho ngân hàng đối với phần đã sử dụng mà thôi
Khi khách hàng cần rút tiền mặt trong tài khoản nhưng khoản tiền gửi chưa đếnhạn, nếu khách hàng rút tiền ra khỏi tài khoản thì sẽ thiệt hại cho khách hàng bởingân hàng sẽ tính lãi không kỳ hạn thay vì lãi suất kỳ hạn cao hơn Khi đó, kháchhàng có thể được ngân hàng cho vay thấu chi
1.2.1.3 Đối tượng vay thấu chi:
Cá nhân lẫn doanh nghiệp đủ điều kiện
1.2.1.4 Điều kiện cho vay thấu chi
Khách hàng phải là những khách hàng quen biết, có tài khoản thường xuyêngiao dịch qua ngân hàng, tình hình tài chính ổn định Đối tượng phù hợp với dịch vụ
là những người có thu nhập cao, ổn định, đang công tác tại các đơn vị hành chính sựnghiệp và các doanh nghiệp
Ngân hàng có thể tuỳ vào uy tín hoặc chính sách của mình mà cấp hạn mứcthấu chi có tài sản đảm bảo hoặc không
1.3 Các văn bản pháp luật về hoạt động cho vay thấu chi.
1.3.1 Các văn bản từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước:
* Nghị định số 64/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/09/2001 về “Hoạtđộng thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”:
- Khoản 12 điều 3: Thấu chi là việc người sử dụng dịch vụ thanh toán chi vượt
số tiền mình có trên tài khoản thanh toán khi sử dụng dịch vụ thanh toán
- Điều 15: Đảm bảo khả năng thanh toán
Người sử dụng dịch vụ thanh toán phải bảo đảm có đủ tiền trên tài khoản thanhtoán để thực hiện lệnh thanh toán mà mình đã lập, trừ trường hợp có thoả thuận thấuchi với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
* Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của
tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Trang 18- Khoản 8 điều 16:
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoảthuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoảnthanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàngNhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán
* Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế hoạt độngthanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán do Thống đốc Ngân hàngnhà nước ban hành
- Khoản 2 Điều 5 Đảm bảo khả năng thanh toán:
Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán chỉ được phép thấu chi theo hạnmức thấu chi đã được thoả thuận bằng văn bản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán, nếu các thoả thuận này không trái với các quy định của pháp luật có liên quan
- Khoản 1 điều 27: Quyền của người sử dụng dịch vụ thanh toán
Thoả thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về hạn mức thấu chi vàcác thoả thuận khác không trái pháp luật
- Khoản 1 điều 28: Nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ thanh toán
Trả phí dịch vụ thanh toán cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; hoàn trảđầy đủ, đúng hạn số tiền thấu chi trên tài khoản thanh toán (nếu có thoả thuận) vàtiền lãi tính trên số tiền thấu chi đó theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán và thực hiện đầy đủ các quy định khác của tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán
* Công văn số 966/NHNN-CSTT ngày 10 tháng 9 năm 2002 của Ngân hàngNhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn về thấu chi tài khoản thanh toán mở tại các
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán:
Khoản 1:
Số tiền thấu chi tài khoản thanh toán là khoản vay của người sử dụng dịch vụthanh toán đối với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Việc cho phép thấu chi tàikhoản thanh toán được coi như chấp thuận cho vay và phải tuân thủ nguyên tắc đảmbảo khả năng hoàn trả cả gốc và lãi số tiền thấu chi trong thời hạn do hai bên thoảthuận
Trang 19toán đó quy định và phù hợp với quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng của Ngân hàng Nhà nước.
- Đối với người sử dụng dịch vụ thanh toán là các tổ chức tín dụng, tổ chứckhác được làm dịch vụ thanh toán: các điều kiện và điều khoản thấu chi tài khoảnthanh toán do hai bên thoả thuận nhưng không trái pháp luật
* Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế phát hành,thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng do Ngânhàng Nhà nước ban hành
- Khoản 1 điều 3: Các quy định về hạn mức thẻ
Tổ chức phát hành thẻ quy định hạn mức tín dụng, hạn mức thanh toán, hạnmức rút tiền mặt, hạn mức thấu chi và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đốivới các chủ thẻ không trái với quy định hiện hành về tín dụng, quản lý ngoại hối vàcác quy định khác của pháp luật
- Khoản 2 điều 4: Các quy định về cấp tín dụng qua thẻ
Số tiền đang thấu chi, số tiền đang vay tín dụng của một khách hàng nằm tronggiới hạn cho vay đối với khách hàng đó theo quy định hiện hành của pháp luật
Dư nợ thấu chi qua thẻ, dư nợ tín dụng qua thẻ được tính vào tổng mức dư nợcho vay chung của tổ chức phát hành thẻ
1.3.2 Các văn bản trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam:
* Quyết định số 748/QĐ-NHNo-TTT ngày 02/06/2005 về việc ban hành “Quyđịnh phát hành, quản lý, sử dụng và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa trong hệ thốngNHNo&PTNT Việt Nam”
Dựa trên những quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thì tại điều
12 của Quyết định đã có quy định về Thấu chi nhưng còn rất chung chung chưa rõràng
* Quyết định số 1582/QĐ-NHNo-TTT ngày 19/08/2008 về việc “Sửa đổi, bổsung quyết định 748/QĐ-NHNo-TTT”
- Tại điều 9 “Sửa đổi bồ sung điều 12” đã sửa đổi lại hoàn toàn về thấu chi nhưsau:
12.1 NHNo chi áp dụng thấu chi đối với khách hàng là cá nhân
12.2 Hạn mức thấu chi: Trường hợp chủ thẻ có nhu cầu thấu chi, Chi nhánhNHNo phát hành thẻ sẽ xem xét cấp hạn mức thấu chi cho chủ thẻ nhưng tối đakhông quá 30.000.000 VND (ba mươi triệu đồng chẵn) Hạn mức thấu chi được tínhvào hạn mức cho vay tối đa của NHNo đối với một khách hàng Trường hợp chủ thẻtrả hết dư nợ phát sinh, hạn mức thấu chi sẽ được lập lại Mức thấu chi cụ thể đối
Trang 20với từng khách hàng giao cho Giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh NHNo phát hànhthẻ quyết định
* Quyết định số 1718/QĐ-NHNo-TTT và quyết định số 1719/QĐ-NHNo-TTTngày 12/11/2007 về việc ban hành “Quy định phát hành, quản lý, sử dụng, và thanhtoán thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế VISA, MasterCard trong hệ thốngNHNo&PTNT Việt Nam”
- Tại điều 11 “Thấu chi” của quyết định 1718/QĐ-NHNo-TTT đã có quy định
về việc cho vay thấu chi qua thẻ quốc tế nhưng chưa rõ ràng và cụ thể
* Quyết định số 2133/QĐ-NHNo-TTT ngày 17/11/2008 về “Sửa đổi bổ sungquyết định số 1718/QĐ-NHNo-TTT và quyết định số 1719/QĐ-NHNo-TTT ngày12/11/2007”
- Điều 11 của quyết định 1718/QĐ-NHNo-TTT đã được sửa đổi bổ sung nhưsau:
11.1 Đối tượng thấu chi: NHNo chỉ áp dụng thấu chi đối với khách hàng làngười Việt Nam
11.2 Điều kiện thấu chi:
+ Chủ thẻ phải có thu nhập ổn định, bảo đảm trả nợ trong thời hạn được cấphạn mức thấu chi
+ NHNo thực hiện cho vay thấu chi không có bảo đảm bằng tài sản, nhưng chủthẻ phải được cơ quan lao động hoặc cơ quan thương binh xã hội có thẩm quyền xácnhận mức lương, trợ cấp xã hội hàng tháng
11.3 Hạn mức thấu chi: Trường hợp chủ thẻ có nhu cầu thấu chi, Chi nhánhPhát hành sẽ xem xét cấp hạn mức thấu chi cho chủ thẻ nhưng không quá30.000.000 VND (ba mươi triệu đồng chẵn) Hạn mức thấu chi được tính vào hạnmức cho vay tối đa của NHNo đối với một khách hàng
Trường hợp chủ thẻ trả hết dư nợ thấu chi phát sinh, hạn mức thấu chi sẽ tựđộng lặp lại Mức thấu chi cụ thể đối với từng khách hàng giao cho Giám đốc Sởgiao dịch, chi nhánh quyết định
11.4 Thời hạn cấp hạn mức thấu chi là 12 tháng Hết thời hạn cấp hạn mứcthấu chi phát sinh, nếu chủ thẻ vẫn có nhu cầu sử dụng dịch vụ, Chi nhánh Pháthành làm thủ tục cấp lại hạn mức thấu chi cho chủ thẻ
1.4 Hoạt động Thấu chi ở một số ngân hàng thương mại Việt Nam:
Dịch vụ thấu chi mặc dù đã có quy định khá lâu, nhưng sự tiếp cận của kháchhàng vẫn còn khá hạn chế, không phải do tính tiện ích thấp, mà do mức độ phổ biếnchưa cao Sau Đông Á và Techcombank, thị trường cung cấp dịch vụ ngân hàng của
Trang 21Việt Nam hứa hẹn một tương lai sáng sủa hơn, khi các NHTM khác tham gia mộtcách tích cực hơn vào thị trường cung cấp dịch vụ ngân hàng đầy mới mẻ này.
Theo dõi trên trang web của các ngân hàng có thể thấy chỉ có các ngân hànglớn, công nghệ tốt mới cung cấp sản phẩm cho vay thấu chi Đi đầu trong việc cungcấp các sản phẩm thấu chi phải kể đến các ngân hàng Á Châu (ACB), Kỹ Thương(Techcombank), Đông Á, ngân hàng Xuất Nhập Khẩu (Eximbank), ngân hàngngoại thương (Vietcombank), …
Khái quát về dịch vụ thấu chi ở các ngân hàng chính như sau:
(1) Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB):
Ngân hàng Á Châu (ACB) đã triển khai sản phẩm cho vay thấu chi từ năm
2005 Theo đó, khách hàng có tài khoản tại ACB sẽ được phép chi vượt mức sốtiền có trong tài khoản Có 4 mức thấu chi dành cho cá nhân: từ 50 triệu đồng (ACBPlus50), 100 triệu (ACB Plus100), 150 triệu (ACB Plus150) trở xuống hoặc tuỳtheo số tiền gửi tại NH Mức thấu chi dành cho doanh nghiệp vay sản xuất kinhdoanh dựa trên mức tiền gửi tại ngân hàng Khách hàng sử dụng thấu chi đượcmiễn các loại phí có liên quan đến sản phẩm này
Sản phẩm cho vay thấu chi dành cho khách hàng cá nhân gồm các loại:
- ACB Plus 50: sản phẩm thấu chi tín chấp dành cho đối tượng là cán bộ côngnhân viên có tài khoản lương thanh toán qua ACB, khách hàng được xét hạn mứcthấu chi từ 50 triệu đồng trở xuống
- ACB Plus 100 và ACB Plus 150: là sản phẩm cho vay thấu chi với hạn mứcthấu chi từ 100 đến 150 triệu đồng dành cho đối tượng là:
+ Các cá nhân thuộc đối tượng của sản phẩm ACB Plus 50 nhưng muốn vay sốtiền đến 100 hay 150 triệu đồng
+ Hộ gia đình sản xuất kinh doanh
+ Để tham gia sản phẩm này, khách hàng phải có tài sản đảm bảo là nhà, đất ở
- ACB Plus CD: Dành cho các khách hàng gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn tạiACB và khách hàng được xét hạn mức thấu chi dựa trên số tiền gửi tiết kiệm tạingân hàng
Sản phẩm cho vay thấu chi dành cho khách hàng doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp có giao dịch thanh toán thường xuyên qua tài khoản mở tạiACB và thoả mãn một số điều kiện do ACB quy định sẽ được cấp hạn mức thấu chitrên tài khoản tiền gửi thanh toán
Việc rút vốn có thể thực hiện thông qua giấy rút tiền, uỷ nhiệm chi Đặc biệt,khách hàng có thể sử dụng hạn mức thấu chi bằng cách sử dụng dịch vụ Homebanking của ACB ngay tại trụ sở/ văn phòng làm việc của mình
Trang 22(2) Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Techcombank):
Thấu chi cá nhân:
Hiện có hai hình thức thấu chi tài khoản cá nhân đang được áp dụng tạiTechcombank là F@stAdvance có tài sản đảm bảo (F1) và F@stAdvance không cótài sản đảm bảo (F2) F@stAdvance F1 cho phép khách hàng sử dụng tài sản củamình để đảm bảo cho khoản ứng trước với giá trị hạn mức ứng trước là 300 triệuđồng F@stAdvance F2 cho phép khách hàng dùng uy tín của mình để bảo đảm chokhoản vay hoặc được đơn vị nơi mình đang công tác đứng ra bảo lãnh với giá trịhạn mức có thể lên đến 100 triệu đồng
Đối với F@stAdvance không có tài sản đảm bảo:
* Đối tượng 1:
+ Điều kiện cấp hạn mức:
- Thu nhập thường xuyên trung bình là 1.5 triệu/tháng
- Có quyết định tuyển dụng công chức/Hợp đồng lao động với thời gian làmviệc còn lại trên 3 tháng
- Trình độ văn hoá từ tốt nghiệp Trung cấp, Cao Đẳng trở lên
+ Giá trị hạn mức:
1 Hạn mức tiêu chuẩn là 8 triệu đồng, hoặc
2 Hạn mức bằng 4-5 tháng lương thu nhập trung bình của khách hàng với điềukiện: Không quá 50 triệu đồng đối với cấp chuyên viên; Không quá 70 triệu đồngđối với cán bộ cấp phòng trở lên; Không quá 100 triệu đồng đối với cán bộ trongBan Giám đốc, vụ trưởng, vụ phó trở lên; Cán bộ làm tại các Công ty 100% vốnnước ngoài, chi nhánh, VP đại diện các Cty nước ngoài, công ty liên doanh vớinước ngoài có thu nhập trên 10 triệu/tháng
* Đối tượng 2:
+ Điều kiện cấp hạn mức:
- Thuộc biên chế nhân sự hoặc đã ký hợp đồng lao động chính thức
- Có thời gian công tác tại đơn vị tối thiểu 1 năm trở lên , có xác nhận của đơn
vị công tác
+ Giá trị hạn mức:
1 Trường hợp khách hàng có xác nhận của đơn vị về lương, thời hạn lao độngcòn lại và cam kết phối hợp với Techcombank trích thu nhập trả nợ: Giá trị hạn mứcbằng 3 tháng lương, tối đa không quá 50tr đồng
2 Trường hợp khách hàng không thực xác nhận các nội dung nói trên: Giá trịhạn mức bằng 1 tháng lương nhưng không quá 15 triệu đồng
* Đối tượng 3:
Trang 23+ Điều kiện cấp hạn mức: Có hộ khẩu thường trú nơi TECHCOMBANK cótrụ sở Thuộc một trong các đối tượng:
- Là lãnh đạo hoặc người sở hữu các doanh nghiệp đang là khách hàng thườngxuyên, có uy tín tại TECHCOMBANK
- Là khách hàng có giao dịch tài khoản tiền gửi thường xuyên tạiTechcombank từ 20tr đồng trở lên
* Phí cấp hạn mức:
- Phí cấp hạn mức lần đầu:
+ Với hạn mức thấp hơn 10 triệu đồng: Khách hàng trả lương qua tài khoản:40.000 đồng; khách hàng không trả lương qua tài khoản: 60.000 đồng
+ Với hạn mức từ 10 triệu đồng trở lên: 0.6%-1%
- Phí gia hạn hạn mức : Khách hàng trả lương qua tài khoản: 30.000 đồng;Khách hàng không trả lương qua tài khoản: 50.000 đồng
- Phí quản lý hạn mức: 5.000 đồng/ tháng
Thấu chi doanh nghiệp:
Với mục tiêu đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhấtcác nhu cầu của khách hàng, Techcombank đã cho ra đời sản phẩm “Ứng tiềnnhanh” Đây là sản phẩm được xây dựng trên nền tảng công nghệ tiếp sau sự ra đờicủa sản phẩm “Ứng trước tài khoản cá nhân – F@stAdvance”
Sản phẩm “Ứng tiền nhanh” được Techcombank xây dựng để phục vụ nhómkhách hàng là các hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng có chấtlượng cao, thủ tục nhanh, đơn giản, thuận tiện tối đa “Ứng tiền nhanh” cho phép hộkinh doanh được sử dụng tiền vay của ngân hàng nhưng không cần phải xuất trình
hồ sơ vay và ký các giấy nhận nợ để chi trả những chi phí phục vụ kinh doanhthường xuyên, đột xuất bằng cách rút tiền từ tài khoản tại hệ thống máy rút tiền tựđộng ATM, thanh toán qua hệ thống POS và tại quầy giao dịch của Techcombank Tuỳ theo loại hình kinh doanh, chủ hộ có thể được cấp một hạn mức ứng tiềnnhanh tối đa đến 01 tỷ đồng cùng nghĩa với việc là khách hàng có thể thực hiệnnhững giao dịch đến 01 tỷ đồng từ tài khoản
Trang 24Điều kiện sử dụng
1 Đối với khách hàng
- Khách hàng là chủ hộ kinh doanh cá thể có tài khoản tại Techcombank và sửdụng thẻ F@stAccess, thường xuyên có giao dịch qua tài khoản
- Có tài sản đảm bảo cho hạn mức ứng trước (có thể là bất động sản, các giấy
tờ có giá như chứng chỉ nợ của Techcombank hoặc các tổ chức khác phát hành đượcTechcombank chấp nhận, sạp hàng tại chợ của chính khách hàng)
3 Lãi suất và phí:
Phí:
- Phí cấp hạn mức: 0.05% giá trị hạn mức (tối thiểu là 100.000 đồng)
- Phí duy trì hạn mức (tính trên hạn mức chưa sử dụng): 0.03%/tháng
- Phí sử dụng hạn mức trong ngày (áp dụng cho số tiền sử dụng theo hạn mứckhách hàng rút ra và nộp lại trong ngày): 0.05% trị giá thực sự ứng trước trongngày
Lãi suất: từ 0.11% đến 0.33%/ngày
(3) Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongAbank):
Đối tượng và điều kiện vay vốn
Chủ thẻ Đông Á có địa bàn cư trú cùng địa bàn hoạt động của Ngân hàngĐông Á thuộc các đối tượng sau:
- Khách hàng chi lương qua Thẻ Đa năng Đông Á
Đối tượng 2 – CB-CNV Khối Hành chính sự nghiệp: 5 tháng lương
Đối tượng 3 – Chủ thẻ Vàng của Ngân hàng Đông Á: tối đa 50 triệu đồng.Đối tượng 4 – Khách hàng có tài sản thế chấp: 70% trị giá tài sản thế chấpnhưng không vượt quá 50 triệu đồng
Đối tượng 5: Cổ đông Ngân hàng Đông Á: tối đa 1 tỷ đồng
Thời hạn cho vay: Tối đa 12 tháng.
(4) Ngân hàng Quốc tế (VIB bank):
* Thấu chi tài khoản cá nhân:
Trang 25Sản phẩm “Cho vay thấu chi qua tài khoản lương” của VIB Bank cho phép cáckhách hàng có thể chi tiêu vượt quá số tiền có trong tài khoản của mình mở tại VIB.
Đặc điểm: Không yêu cầu tài sản bảo đảm; Thời gian cấp hạn mức thấu chi
kéo dài tới 12 tháng; Hạn mức thấu chi đến 3 tháng lương, tối đa 50 triệu đồng; Lãisuất vay vốn hợp lý, tính theo ngày;
Đối tượng vay vốn: Các cán bộ nhân viên đang công tác tại:
- Các đơn vị hành chính sự nghiệp
- Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
- Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Tài chính, Bảo hiểm, Ngânhàng, Hàng không, Dầu khí, Bưu chính viễn thông, Y tế, Điện lực,…
Điều kiện vay vốn
- Là nhân viên biên chế hoặc ký “Hợp đồng lao động” không xác định thờihạn, hoặc thời hạn còn lại của “Hợp đồng lao động” dài hơn thời hạn cấp hạn mứcthấu chi;
- Có thâm niên công tác từ 12 tháng trở lên;
- Có tài khoản chi trả lương tại VIB Bank;
- Có thu nhập tối thiểu 3 triệu đồng/tháng đối với cán bộ làm việc tại doanhnghiệp hoặc 2 triệu đồng/tháng đối với cán bộ làm việc tại các đơn vị hành chính sựnghiệp
Lãi suất:
- Lãi suất đối với cho vay có tài sản đảm bảo: tối thiểu 0.04%/ngày
- Lãi suất đối với cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp): tối thiểu0.044%/ ngày
- Thấu chi doanh nghiệp:
Điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi
- Doanh nghiệp đã được cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn tại VIB, thời hạn cònlại của hạn mức tín dụng ngắn hạn không nhỏ hơn 06 tháng
- Tài khoản tiền gửi thanh toán VND tại VIB là tài khoản chính của QuýDoanh nghiệp thoả mãn các điều kiện về doanh số, số lần ghi có vào tài khoản
Tài sản đảm bảo
- Tài sản đảm bảo linh hoạt
- Doanh nghiệp là Doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn, có hoạt động giao dịchthường xuyên với VIB, có uy tín và tình hình tài chính lành mạnh, sẽ được VIB cấphạn mức thấu chi mà không yêu cầu phải có tài sản bảo đảm
(5) Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank):
Trang 26Hiện Eximbank có hai sản phẩm là thấu chi cá nhân và thấu chi dành chodoanh nghiệp Tuy nhiên, trên website của ngân hàng chưa quy định cụ thể về dịch
vụ này
Dịch vụ “Thấu chi tài khoản cá nhân” chính thức triển khai từ ngày 10/5/2007.Ngày 15 háng tháng, Eximbank tính lãi thấu chi phải trả trong kỳ và tự độngghi nợ tài khoản cá nhân để thu lãi
Đối với các cá nhân là cổ đông của Eximbank thì có thể chi vượt số dư có trêntài khoản số tiền đến 200 triệu đồng, thời hạn sử dụng hạn mức thấu chi: tối đa 12tháng; Lãi suất thấu chi: 0,04%/ngày Không cần tài sản thế chấp, cổ đông chỉ cầncam kết không cầm cố, chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế số lượng cổ phầnEximbank mà cổ đông đang nắm giữ đủ đảm bảo tỷ lệ duy trì hạn mức thấu chi của
cổ đông trong suốt thời gian cấp hạn mức thấu chi
(6) Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank): Hiện Vietcombank chỉ có sản
phẩm thấu chi dành cho cá nhân Thấu chi tối đa lên tới 30 triệu đồng với thời hạn
sử dụng 12 tháng
(7) Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB):
Hạn mức thấu chi không tín chấp tối đa là 100 triệu đồng, có tín chấp tối đa là
200 triệu đồng; thấu chi có tài sản đảm bảo tối đa lên tới 300.000.000 đồng
Thời gian cấp hạn mức thấu chi kéo dài tới 12 tháng;
Điều kiện cấp hạn mức thấu chi:
Có tài khoản chi trả lương tại SHB
Là nhân viên biên chế hoặc ký Hợp đồng lao động không xác định thời hạn,hoặc thời hạn Hợp đồng lao động dài hơn thời hạn cấp hạn mức thấu chi tối thiểu là
6 tháng;
Có thâm niên công tác từ 12 tháng trở lên
Có thu nhập tối thiểu 3 triệu đồng/tháng đối với cán bộ làm việc tại Doanhnghiệp hoặc 2 triệu đồng/tháng đối với cán bộ làm việc tại các đơn vị hành chính sựnghiệp
Trang 27Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.Đà Nẵng có trụ
sở chính tại 23 Phan Đình Phùng - Quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng Là đơn vịhạch toán phụ thuộc của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, là một trong 5 chinhánh thành viên được xếp hạng loại I (Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, ĐàNẵng, Cần Thơ), hoạt động theo đề án kinh doanh Đô thị loại I Được thành lập vàonăm 1988 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Quảng Nam – ĐàNẵng Đầu năm 1997, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chia địa giớihành chính tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố ĐàNẵng, chi nhánh NHNo&PTNT được thành lập và hoạt động cho đến nay
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của chi nhánh NHNo&PTNT T.P Đà Nẵng:
Ban lãnh đạo Chi nhánh gồm Giám đốc và 2 Phó giám đốc
Tại hội sở hiện có 08 Phòng nghiệp vụ
5 Tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ
6 Phòng kế toán ngân quỹ
7 Phòng kinh doanh ngoại hối
8 Phòng thông tin điện toán
Có tổng cộng 33 điểm giao dịch trong phạm vi toàn thành phố và các quậnhuyện với hơn 290 cán bộ, nhân viên Trong đó có 01 Chi nhánh cấp I, 14 Chinhánh cấp II và 18 Phòng giao dịch