Thuyết trình cho khán thính giảTruyền tải thành công những ý tưởng phức tạp Thuyết trình trước khán thính giả có thể là một điều vô cùng thú vị nhưng nếu thiếu chuẩn bị hoặc không xác đị
Trang 1Thuyết trình cho khán thính giả
Truyền tải thành công những ý tưởng phức tạp
Thuyết trình trước khán thính giả có thể là một điều vô cùng thú vị nhưng nếu thiếu chuẩn bị hoặc không xác định rõ mục tiêu, bạn sẽ dễ gặp thất bại
Chuẩn bị – Trọng tâm của thành công
Để đảm bảo bài thuyết trình đạt kết quả tốt, đầu tiên hãy xác định mục tiêu của mình bằng một vài câu hỏi sau:
– Tại sao tôi lại thuyết trình?
– Tôi muốn thính giả hiểu được gì từ bài thuyết trình này?
Tiếp theo, hãy xác định đối tượng khán thỉnh giả là ai để đảm bảo những gì bạn sắp trình bày là thích hợp
Làm thế nào để tổ chức một buổi thuyết trình?
Một khi đã xác định được mục tiêu của buổi thuyết trình và khán thính giả, bạn nên sắp xếp lại cấu trúc và độ dài ngắn của bài thuyết trình
Căn cứ theo thời gian đã phân chia cho từng mục, chia bài thuyết trình thành từng phần nhỏ hơn, mỗi phần chỉ nói về một ý cụ thể nhưng vẫn phản ánh được nội dung của cả bài Ví dụ: phần đầu của bài thuyết trình là để giới thiệu, trong
đó giới thiệu tổng quát và tóm tắt về bài thuyết trình, giải thích về đề tài, tại sao bạn chọn chủ đề này và bạn hy vọng sẽ truyền tải được điều gì
Đoạn tiếp theo sẽ trình bày mục đầu tiên trong phần mục lục và cứ tuần tự như vậy
Trang 2Một khi đã triển khai được phần mở đầu và những nét chính trong từng phần của bài phát biểu, bạn nên dành chút thời gian nghĩ đến phần kết luận, một trong hai phần có sức ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng trong một bài thuyết trình
Rõ ràng và Ấn tượng
Hãy trình bày ngắn gọn và đơn giản vì thính giả sẽ không bao giờ nhớ hết mọi chi tiết trong bài thuyết trình Vì thế bạn chỉ nên chú ý nói những vấn đề quan trọng nhất và đừng làm khán giả buồn ngủ vì sự dài dòng của mình
Nếu vẫn còn lo lắng, bạn hãy sử dụng cấu trúc “nói cho họ biết”
– Hãy cho họ biết bạn chuẩn bị nói gì (ví dụ như: tôi sẽ trình bày về vấn đề…)
– Hãy cho họ biết những điểm chính trong bài diễn thuyết, diễn giải và minh họa từng phần một thật rõ ràng và súc tích
– Tóm tắt lại tất cả những gì bạn đã trình bày (Ví dụ: “để kết thúc…” hoặc
“tóm lại…”) và rút ra kết luận
Hãy tận dụng biểu đồ và hình ảnh minh họa
Tiếp theo, hãy nghĩ đến việc sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan như: máy chiếu, video, máy tính để hỗ trợ bài thuyết trình Nên kiểm tra trước và học qua cách sử dụng những thiết bị này
Trong một hình minh họa, chỉ nên để tối đa 6 dòng thông tin cho mỗi hình ảnh hoặc biểu đồ minh họa Ngoài ra, cần đảm bảo các biểu đồ phải đủ lớn để tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy Hình ảnh, màu sắc rõ ràng, dễ nhìn
Trang 3Bài thuyết trình là căn cứ chủ yếu để đánh giá năng lực của người thuyết trình
do đó cần phải được trình bày và thiết kế kỹ lưỡng để giúp truyền tải thông điệp tốt hơn
Các tiêu đề phải được trình bày rõ ràng và nằm ở vị trí đầu tiên Nếu có thể, hãy chuẩn bị trước các bảng ghi chú để ghi chép trong suốt quá trình thuyết diễn Nhớ in to và rõ để mọi thính giả đều có thể nhìn thấy
Khi sử dụng những hình thức minh họa này, không được đứng xoay lưng mà phải hướng mặt về phía thính giả
Sắp xếp phòng ốc.
Nên thị sát phòng ốc trước khi buổi diễn thuyết bắt đầu Xác định chỗ ngồi (ngồi vòng tròn sẽ khuyến khích tương tác hơn là ngồi theo từng hàng) và các công
cụ trực quan hỗ trợ thuyết trình Hãy kiểm tra ánh sáng, không gian cũng như nhiệt độ phòng, đặt giấy và bút cho từng chỗ ngồi Nếu buổi thuyết diễn kéo dài hơn nửa giờ, bạn nên đặt thêm nước ở mỗi chỗ ngồi và cho mọi người nghỉ giải lao giữa buổi thuyết trình
Tuy không cần nhớ toàn bộ nội dung bài thuyết trình nhưng cũng nên nắm kỹ nội dung chính, biểu đồ cũng như hình ảnh minh họa trong bài Hãy luyện tập thường xuyên trước khi trình bày Bạn cần nhớ rằng, luyện tập nhiều sẽ giúp bạn tự tin và trình bày lưu loát hơn Nếu nắm rõ đối tượng và có sự chuẩn bị đầy đủ, chắc chắn bạn sẽ có một buổi thuyết trình thành công
Khi cảm thấy lo lắng, hãy tập trung suy nghĩ về mục đích của mình khi diễn thuyết, đó là giúp các thính giả hiểu được nội dung mà bạn muốn truyền tải
Bí quyết
Đây là những bí quyết giúp cho bài thuyết trình của bạn thành công tốt đẹp
Trang 4– KHÔNG DÙNG QUÁ NHIỀU SỐ
LIỆU THỐNG KÊ VÀ NHỮNG THÔNG TIN KHÔNG RÕ RÀNG THAY VÀO ĐÓ, HÃY ĐƯA NHỮNG THÔNG TIN NÀY VÀO MỘT BẢNG NHỎ ĐỂ MỌI NGƯỜI CÓ THỂ
THAM KHẢO SAU
– NẾU QUÊN MÌNH CẦN PHẢI NÓI
GÌ, HÃY DỪNG LẠI ÍT PHÚT ĐỂ NHỚ LẠI
VÀ CHO MÌNH THÊM THỜI GIAN ĐỂ
NGHĨ RA NHIỀU Ý TƯỞNG MỚI.
– MƯỜNG TƯỢNG TỚI THÀNH
CÔNG
– HÍT THỞ TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU
– CHÚ Ý ĐẾN NHU CẦU CỦA THÍNH GIẢ TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU BUỔI DIỄN
THUYẾT
– HÃY THAM GIA MỘT KHÓA HỌC NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG Ở ĐỊA
Trang 5PHƯƠNG HOẶC TRƯỜNG CAO ĐẲNG/ ĐẠI HOC ĐỂ TRAU DỒI NHỮNG KỸ
NĂNG QUAN TRỌNG VÀ TỰ TIN HƠN
TRONG CÁC BUỔI THUYẾT TRÌNH
NHỮNG KHÓA NÀY THƯỜNG TỔ CHỨC VÀO BAN ĐÊM VÀ HỌC PHÍ KHÁ CAO.
– GHI HÌNH LẠI BUỔI THUYẾT
TRÌNH CỦA BẠN XEM LẠI NHỮNG HÌNH ẢNH ĐÃ QUAY, NẾU THẤY MÌNH LÀM
CHƯA TỐT CÓ THỂ TỰ SỬA CHỮA.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những điểm này Để xem bài báo tiếp theo, hãy click vào bài tiếp theo bên dưới Những bài liên quan khác nằm trong phần “đi đâu từ đây” ngay bên dưới