Trường hợp lấy ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dânThành phố thông qua Phiếu thì được xử lý như sau: - Nếu vấn đề được đa số thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố đồng ý,Văn phòng Ủy ban
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN
nhiệm kỳ 2011 - 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 53/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Thủtướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố và Giámđốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1 Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của UBND
Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2011 - 2016
Điều 2 Chánh Văn phòng UBND Thành phố có trách nhiệm thường xuyên
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này ở các cấp, các ngành trực thuộcUBND Thành phố
Điều 3 Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và
thay thế Quyết định số 02/2008/QĐ-UB ngày 15/8/2008 của UBND Thành phố
Điều 4 Các thành viên UBND Thành phố, Chánh Văn phòng UBND Thành
phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng cácBan, ngành và các đơn vị trực thuộc UBND Thành phố chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; (để báo cáo)
- Thường trực TU; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND TP; (để báo cáo)
- Đoàn ĐBQHHN; (để báo cáo)
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra), Bộ Nội vụ;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
TM ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(đã ký) Nguyễn Thế Thảo
Trang 2(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội)
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1 Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc,trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố
Điều 2 Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
1 Ủy ban nhân dân Thành phố làm việc tập thể theo nguyên tắc tập trungdân chủ, vừa bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể Ủy ban nhân dân, vừa
đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy bannhân dân Thành phố
2 Giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo, điều hànhcủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; bảo đảm sự lãnh đạo của Thành ủy, sự giámsát của Hội đồng nhân dân Thành phố
3 Trong phân công giải quyết công việc, mỗi việc chỉ giao cho một cơ quan,đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính Cấp trên không làm thaycông việc của cấp dưới, tập thể không làm thay công việc của cá nhân và ngược
Trang 3lại Thủ trưởng cơ quan được giao công việc phải chịu trách nhiệm trước Ủy bannhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về kết quả, tiến độcông việc được phân công.
4 Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, công chức; đảm bảoyêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trongmọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định
5 Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theođúng quy định của pháp luật và Quy chế làm việc
6 Thực hiện cải cách thủ tục hành chính đảm bảo công khai, minh bạch vàhiệu quả
Chương II TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC Điều 3 Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân Thành phố
1 Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm
vụ quy định tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003
Ủy ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với các vấn đềđược quy định tại Điều 124, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dânnăm 2003 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩmquyền của Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định
2 Điều hành giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Thảo luận và quyết nghị từng vấn đề tại phiên họp Ủy ban nhân dânThành phố thường kỳ hoặc bất thường;
b) Đối với một số vấn đề do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổchức thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố,Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố gửi toàn bộ hồ sơ đề án và Phiếu xin ýkiến đến từng thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố
Các quyết nghị tập thể của Ủy ban nhân dân Thành phố được thông qua khi
có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố đồng ý Nếu số thànhviên đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì lấy theo ý kiến của Chủ tịch Ủy bannhân dân Thành phố Trường hợp lấy ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dânThành phố thông qua Phiếu thì được xử lý như sau:
- Nếu vấn đề được đa số thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố đồng ý,Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thànhphố quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trong phiên họp gần nhất;
Trang 4- Nếu vấn đề chưa được đa số thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố đồng
ý, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dânThành phố quyết định việc đưa vấn đề ra phiên họp Ủy ban nhân dân Thành phốgần nhất để thảo luận thêm và quyết định
Điều 4 Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
1 Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố là người lãnh đạo và điều hànhcông việc của Ủy ban nhân dân Thành phố, có trách nhiệm giải quyết công việcđược quy định tại Điều 126, Điều 127 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân năm 2003 và những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩmquyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định
2 Cách thức giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố:a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trực tiếp hoặc phân công Phó Chủtịch thay mặt Chủ tịch giải quyết công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và được tổng hợp trong Phiếu trình giải quyếtcông việc của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định của Quy chếnày
b) Trường hợp cần thiết, Chủ tịch giải quyết công việc trực tiếp trên cơ sở
hồ sơ, tài liệu trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan mà không nhấtthiết phải có Phiếu trình của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố
c) Trực tiếp hoặc phân công Phó Chủ tịch thay mặt Chủ tịch họp, làm việcvới lãnh đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tham khảo ý kiến trước khiquyết định
d) Thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành, Ban chỉ đạo để chỉ đạo đốivới một số vấn đề phức tạp, quan trọng liên quan đến nhiều ngành, nhiều địaphương và phải giải quyết trong thời gian dài; Mời chuyên gia hoặc thành lập Tổchuyên gia tư vấn, giúp Chủ tịch quyết định xử lý một số việc cấp bách, nhạy cảmhoặc đề xuất nghiên cứu một số cơ chế, chính sách đột phá nhằm tăng cường hiệulực, hiệu quả quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố trên một số lĩnhvực cụ thể
đ) Ủy quyền cho Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc một
Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì họp làm việc với lãnh đạo cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan để tổng hợp các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch
mà các ngành còn có ý kiến khác nhau, trình Chủ tịch quyết định
3 Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền cho một đồng chí PhóChủ tịch chỉ đạo công việc của Ủy ban nhân dân Thành phố khi Chủ tịch đi vắng.Khi một Phó Chủ tịch đi vắng, Chủ tịch trực tiếp giải quyết hoặc phân công PhóChủ tịch khác giải quyết công việc thay Phó Chủ tịch đi vắng Chánh Văn phòng
Trang 5Ủy ban nhân dân Thành phố thông báo kịp thời các nội dung ủy quyền và kết quảgiải quyết công việc cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch đi vắng biết.
4 Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố điều chỉnh việc phân công giữa cácthành viên Ủy ban nhân dân Thành phố khi cần thiết
Điều 5 Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
1 Mỗi Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố được Chủ tịch phân côngphụ trách một số lĩnh vực công tác; chỉ đạo và theo dõi hoạt động của một số cơquan, đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã Trong phạm vi công việc được giao,Phó Chủ tịch được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch, nhân danh Chủ tịch khi giảiquyết công việc và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
về quyết định của mình Nếu phát sinh những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảmphải kịp thời báo cáo Chủ tịch
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chịu trách nhiệm cá nhân về côngtác của mình trước Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố,Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật; đồng thời, cùng cácthành viên khác của Ủy ban nhân dân Thành phố chịu trách nhiệm tập thể về hoạtđộng của Ủy ban nhân dân Thành phố trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vàHội đồng nhân dân Thành phố
2 Trong phạm vi, lĩnh vực được phân công, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dânThành phố có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhândân Thành phố (sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn) xây dựng và tổ chứcthực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính sách, đề án pháttriển ngành, lĩnh vực của Thành phố theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách,pháp luật của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các văn bản chỉ đạo của cấp trên vàtình hình thực tế của Thành phố, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cao;
b) Chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân quận,huyện, thị xã thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước
và nhiệm vụ thuộc phạm vi được phân công phụ trách; đình chỉ tạm thời việc thihành văn bản và việc làm trái pháp luật, đồng thời đề xuất với Chủ tịch Ủy bannhân dân Thành phố biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Nhân danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, giải quyếtnhững vấn đề phát sinh hằng ngày thuộc phạm vi mình phụ trách; nghiên cứu pháthiện và đề xuất những vấn đề về chính sách cần bổ sung, sửa đổi thuộc lĩnh vựcđược phân công, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyếtđịnh;
Trang 6d) Chấp hành và thực hiện những công việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhândân Thành phố giao.
3 Trong phạm vi quyền hạn được giao, các Phó Chủ tịch chủ động giảiquyết công việc Nếu vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực công tác của Phó Chủtịch khác phụ trách thì chủ động phối hợp để giải quyết Trường hợp có ý kiếnkhác nhau thì Phó Chủ tịch đang chủ trì xử lý công việc đó báo cáo Chủ tịch Ủyban nhân dân Thành phố quyết định
4 Hằng tuần, các Phó Chủ tịch tổng hợp tình hình công việc mình phụ tráchbáo cáo Chủ tịch tại cuộc họp giao ban của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Trongchỉ đạo điều hành, nếu có vấn đề liên quan hoặc thuộc lĩnh vực Chủ tịch Ủy bannhân dân Thành phố trực tiếp phụ trách, những vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch,những vấn đề chưa được quy định, các Phó Chủ tịch chủ động đề xuất, báo cáoChủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định Nếu vấn đề thuộc thẩm quyềncủa Ủy ban nhân dân Thành phố thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
để đưa ra phiên họp Ủy ban nhân dân Thành phố thảo luận, quyết định
Điều 6 Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của các Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố
1 Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố được Chủ tịch Ủy ban nhân dânThành phố phân công phụ trách một số lĩnh vực cụ thể; chịu trách nhiệm trước Ủyban nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về công việcthuộc lĩnh vực được phân công
2 Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm xem xét, trình Ủyban nhân dân Thành phố, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố giảiquyết đề nghị của các tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực mình phụ trách Ủy bannhân dân Thành phố có trách nhiệm tham gia, phối hợp giải quyết công việc củatập thể Ủy ban nhân dân Thành phố, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyềncủa Ủy ban nhân dân Thành phố; thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch, Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền và báo cáo kết quả công việc với Chủtịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
3 Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm tham dự đầy đủ cácphiên họp thường kỳ hoặc bất thường của Ủy ban nhân dân Thành phố; thảo luận
và biểu quyết những vấn đề được đưa ra phiên họp hoặc Phiếu xin ý kiến
4 Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố được Văn phòng Ủy ban nhân dânThành phố cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dânThành phố, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
5 Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố ở cương vị Chánh Văn phòng Ủyban nhân dân Thành phố được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công là Ngườiphát ngôn chính thức về các vấn đề liên quan đến thẩm quyền quản lý Nhà nướccủa Ủy ban nhân dân Thành phố Trong trường hợp cụ thể, được sự đồng ý của
Trang 7Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thànhphố có thể phân công cho Phó Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiệnquyền của Người phát ngôn Ủy ban nhân dân Thành phố về các vấn đề liên quanđến lĩnh vực được phân công phụ trách.
Điều 7 Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố (Sở, Ban, Ngành và tương đương)
1 Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhândân Thành phố, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và trước phápluật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý nhà nước theo ngành,lĩnh vực được giao và những công việc được ủy quyền, kể cả khi đã phân cônghoặc ủy nhiệm cho cấp phó; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môncủa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quản lý chuyên ngành; thườngxuyên liên hệ, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương
2 Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn giải quyết các công việc sau:
a) Công việc thuộc thẩm quyền, chức năng được pháp luật quy định;
b) Giải quyết những kiến nghị của các tổ chức, cá nhân thuộc chức năng,thẩm quyền; trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố những việcvượt thẩm quyền hoặc những việc đã phối hợp với các cơ quan liên quan giảiquyết nhưng ý kiến chưa thống nhất;
c) Tham gia đề xuất ý kiến về những công việc chung của Ủy ban nhân dânThành phố và thực hiện một số công việc cụ thể theo phân công của Chủ tịch, PhóChủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và phân cấp của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan Trung ương quản lý chuyên ngành;
d) Tham gia ý kiến với các cơ quan chuyên môn khác cùng cấp và Ủy bannhân dân quận, huyện, thị xã xử lý các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền; tăngcường sự phối hợp và quản lý thống nhất;
đ) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định về chức năng,nhiệm vụ và cơ cấu, tổ chức của cơ quan;
e) Thực hiện công tác cải cách hành chính trong nội bộ cơ quan và tham giacông tác cải cách hành chính của Thành phố
3 Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm chấp hành nghiêmcác quyết định, chỉ đạo của cấp trên Trường hợp chậm hoặc không thực hiệnđược phải kịp thời báo cáo rõ lý do Khi có căn cứ là quyết định đó trái pháp luật,thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định
4 Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn phải làm hết trách nhiệm cá nhân,thực hiện đúng quyền hạn, nhiệm vụ được giao (kể cả các việc được ủy quyền),không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình lên Chủ tịch, Phó
Trang 8Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc chuyển cho các cơ quan khác; khônggiải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của cơ quan khác.
Điều 8 Quan hệ công tác giữa Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn (Sở, Ban, Ngành và tương đương)
1 Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn khi giải quyết công việc thuộc thẩmquyền của mình có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan khác, nhấtthiết phải hỏi ý kiến của Thủ trưởng cơ quan đó Đối với những vấn đề mà phápluật không quy định cụ thể thời gian giải quyết, Thủ trưởng cơ quan được hỏi ýkiến, phải trả lời bằng văn bản chậm nhất trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược văn bản và chịu trách nhiệm về nội dung trả lời; nếu được mời họp phải trựctiếp hoặc cử người có đủ thẩm quyền dự họp
Thủ trưởng cơ quan được phân công làm nhiệm vụ chủ trì thẩm định, thẩmtra các đề án, dự án, văn bản phải chịu trách nhiệm thực hiện công việc được giaotheo đúng quy định, đảm bảo chất lượng và đúng thời hạn quy định
2 Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền hoặc tuy đúng thẩm quyền nhưngkhông đủ khả năng và điều kiện để giải quyết, Thủ trưởng cơ quan chuyên mônphải chủ động làm việc với Thủ trưởng các cơ quan có liên quan để hoàn chỉnh hồ
sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dânThành phố xem xét quyết định
Điều 9 Quan hệ công tác giữa Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã
1 Thủ trưởng cơ quan chuyên môn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ vớiChủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã trong quá trình xây dựng và triểnkhai các nội dung thuộc lĩnh vực ngành phụ trách; hướng dẫn, kiểm tra Ủy bannhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnhvực mình phụ trách; kịp thời kiến nghị xử lý các việc làm sai trái
2 Đối với những vấn đề pháp luật không quy định cụ thể thời hạn giảiquyết, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giải quyết các đề nghị củaChủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã theo thẩm quyền của mình và trả lờibằng văn bản chậm nhất trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đềnghị nếu không phải lấy ý kiến của các cơ quan khác; chậm nhất trong 07 ngàylàm việc nếu cần lấy ý kiến của các cơ quan khác về nội dung các công việc cóliên quan Hết thời hạn đó, nếu chưa nhận được văn bản trả lời thì Chủ tịch Ủy bannhân dân quận, huyện, thị xã báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủyban nhân dân Thành phố chỉ đạo
3 Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã có yêu cầu trực tiếplàm việc với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về các công việc cần thiết liên quanđến lĩnh vực quản lý chuyên ngành, cần chuẩn bị kỹ về nội dung và gửi tài liệu
Trang 9trước Thủ trưởng cơ quan chuyên môn phải trực tiếp (hoặc phân công cấp phó)làm việc với Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã.
Điều 10 Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố lãnh đạo Văn phòng Ủy bannhân dân Thành phố thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và cácnhiệm vụ sau:
1 Giúp Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố điều phối hoạtđộng của Ủy ban nhân dân Thành phố và của các cơ quan chuyên môn, Ủy bannhân dân quận, huyện, thị xã về kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng trên địabàn Thành phố; tổng hợp tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân Thành phố vàbáo cáo tại các cuộc họp giao ban hằng tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủyban nhân dân Thành phố; đề xuất với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dânThành phố việc phân công các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, báo cáo nhữngvấn đề về chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý
2 Tổ chức việc cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy bannhân dân, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố; Thống nhấtquản lý và sử dụng mạng tin học của Ủy ban nhân dân Thành phố, ứng dụng côngnghệ tin học để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính và trao đổi thôngtin giữa các cơ quan hành chính nhà nước của Thành phố
3 Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định, chỉ thị, vănbản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thànhphố; kiến nghị với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về các biệnpháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo thực hiện
4 Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân Thành phố thông qua Quy chế làm việccủa Ủy ban nhân dân Thành phố và giúp Ủy ban nhân dân Thành phố theo dõi,kiểm điểm việc thực hiện Quy chế làm việc Giúp Ủy ban nhân dân Thành phốđôn đốc thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân Thành phốvới Thành ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố, Thường trực Hội đồng nhândân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam Thành phố và các đoàn thể nhân dân Thành phố Giúp Ủy ban nhân dânThành phố giữ mối liên hệ thường xuyên với Văn phòng Chính phủ, Văn phòngChủ tịch nước, Văn phòng Trung ương Đảng, các Bộ, ngành Trung ương
Điều 11 Quan hệ phối hợp công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố
1 Trong hoạt động của mình, Ủy ban nhân dân Thành phố giữ mối liên hệthường xuyên với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan có liên quan củaTrung ương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhândân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các đoàn thể nhân dânThành phố
Trang 102 Ủy ban nhân dân Thành phố giữ mối liên hệ thường xuyên với Đoàn Đạibiểu Quốc hội Thành phố; Nghiên cứu giải quyết hoặc chỉ đạo, đôn đốc việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân mà Đại biểu Quốc hội, ĐoànĐại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết; Khi
có yêu cầu, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố tham dự và chỉ đạo cơ quanchuyên môn cùng tham dự các buổi tiếp xúc cử tri, khảo sát tình hình thực tế ở địaphương của Đại biểu Quốc hội để tiếp thu xử lý những vấn đề liên quan
3 Ủy ban nhân dân Thành phố phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồngnhân dân Thành phố trong việc chuẩn bị chương trình, nội dung làm việc của kỳhọp Hội đồng nhân dân, các báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân; giải quyếtcác vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân
về nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Thành phố; nghiên cứu giải quyết theo thẩmquyền hoặc chỉ đạo, đôn đốc giải quyết các kiến nghị của cử tri, của Hội đồngnhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồngnhân dân
4 Ủy ban nhân dân Thành phố phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam Thành phố và các đoàn thể nhân dân Thành phố chăm lo, bảo vệlợi ích chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân tham gia xây dựng, củng cốchính quyền vững mạnh, tự giác thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước
Ủy ban nhân dân Thành phố và các thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố
có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam Thành phố và các đoàn thể nhân dân Thành phố; Định kỳ 6 tháng vàhằng năm, Ủy ban nhân dân Thành phố thông báo tình hình kinh tế - xã hội củaThành phố với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố
5 Ủy ban nhân dân Thành phố phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa
án nhân dân Thành phố trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, các hành vi
vi phạm Hiến pháp và Pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, tuyêntruyền giáo dục pháp luật; thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và các chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước
Chương III CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ Điều 12 Các loại Chương trình công tác
1 Chương trình công tác năm gồm hai phần Phần một: thể hiện tổng quátcác định hướng, nhiệm vụ và giải pháp lớn của Ủy ban nhân dân Thành phố trêntất cả các lĩnh vực công tác; phần hai: bao gồm nội dung các phiên họp thường kỳcủa Ủy ban nhân dân Thành phố và danh mục các báo cáo, chương trình, đề án, dự
án quan trọng, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và những vấn đề thuộc phạm
Trang 11vi, thẩm quyền quyết định, phê duyệt và ban hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố trong năm; Các đề án, vấn đề cần báo cáo xin ý kiếncủa Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy theo Quy chế làm việc của Ban chấphành Đảng bộ Thành phố
2 Chương trình công tác quý bao gồm: nội dung các phiên họp thường kỳcủa Ủy ban nhân dân Thành phố và danh mục báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quyphạm pháp luật và những vấn đề cần trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhândân Thành phố trong quý
3 Chương trình công tác tháng bao gồm: nội dung phiên họp thường kỳ của
Ủy ban nhân dân Thành phố và danh mục các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quyphạm pháp luật và các vấn đề trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dânThành phố trong tháng
4 Chương trình công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy bannhân dân Thành phố bao gồm: các hoạt động của Chủ tịch và các Phó Chủ tịchtheo từng ngày trong tuần
Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ thảo luận và giải quyết những nội dungcông việc có trong chương trình công tác của Ủy ban nhân dân (trừ trường hợp độtxuất, cấp bách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định)
Điều 13 Trình tự xây dựng Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố
1 Chương trình công tác năm:
a) Trước ngày 15 tháng 10 hằng năm, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thànhphố gửi công văn đề nghị các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân quận, huyện,thị xã kiểm điểm việc chỉ đạo điều hành trong năm, kiến nghị các định hướng,nhiệm vụ, giải pháp lớn của Ủy ban nhân dân Thành phố và đăng ký các đề án vàochương trình công tác năm sau
b) Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm, Thủ trưởng các cơ quanchuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng cơ quan,
tổ chức liên quan gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố chương trình côngtác của đơn vị mình; danh mục những đề án, dự thảo văn bản cần trình Ủy bannhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trong năm tới
Danh mục phải thể hiện rõ:
- Các đề án thuộc phạm vi, thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dânThành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc phải trình Hội đồng nhândân Thành phố, báo cáo Thành ủy theo quy định của Pháp luật và theo quy chếphối hợp
Trang 12- Tóm tắt kế hoạch chuẩn bị từng đề án: mỗi đề án đăng ký cần thể hiện rõđịnh hướng nội dung tư tưởng chuẩn bị, phạm vi điều chỉnh, cơ quan phối hợp, cơquan thẩm định, cấp quyết định và dự kiến kế hoạch sơ bộ để thực hiện đề án.
c) Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tổng hợp, xây dựng dự thảochương trình công tác năm của Ủy ban nhân dân Thành phố; chậm nhất vào ngày
25 tháng 11 gửi lại cho các cơ quan có liên quan để tham gia ý kiến;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo chươngtrình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố, các cơ quan phải có ý kiến chínhthức bằng văn bản gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố để hoàn chỉnh,trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định việc trình Ủy bannhân dân Thành phố thông qua tại phiên họp thường kỳ cuối năm;
đ) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dânThành phố thông qua chương trình công tác năm, Văn phòng Ủy ban nhân dânthành phố trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố duyệt ký quyết định banhành và gửi các thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các cơ quanchuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơquan, tổ chức có liên quan biết, thực hiện
2 Chương trình công tác quý:
a) Trong tháng cuối của mỗi quý, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, cơquan tổ chức có liên quan phải đánh giá tình hình thực hiện chương trình công tácquý đó, rà soát lại các vấn đề cần trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhândân Thành phố vào quý tiếp theo đã ghi trong chương trình công tác năm và bổsung các vấn đề phát sinh để xây dựng chương trình công tác quý sau;
Chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối quý, các cơ quan gửi dự kiến hoặc
đề nghị điều chỉnh chương trình quý sau cho Văn phòng Ủy ban nhân dân Thànhphố (kèm theo bản điều chỉnh kế hoạch thực hiện)
b) Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tổng hợp, xây dựng dự thảochương trình công tác quý của Ủy ban nhân dân Thành phố (các vấn đề được chiatheo các lĩnh vực của Chủ tịch và từng Phó Chủ tịch giải quyết), trình Chủ tịch Ủyban nhân dân Thành phố quyết định Chậm nhất vào ngày 25 của tháng cuối quý,phải gửi chương trình công tác quý sau cho các cơ quan liên quan biết, thực hiện
3 Chương trình công tác tháng:
a) Hằng tháng, các cơ quan căn cứ vào tiến độ chuẩn bị các đề án, văn bản
dự thảo đã ghi trong chương trình công tác quý, những vấn đề tồn đọng, vấn đềphát sinh để xây dựng chương trình tháng sau Văn bản đề nghị phải gửi Vănphòng Ủy ban nhân dân Thành phố chậm nhất vào ngày 20 tháng trước;
Trang 13b) Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tổng hợp, xây dựng dự thảochương trình công tác tháng của Ủy ban nhân dân Thành phố, có phân chia theocác lĩnh vực của Chủ tịch và từng Phó Chủ tịch giải quyết, trình Chủ tịch Ủy bannhân dân Thành phố quyết định Chậm nhất là ngày 25 hằng tháng, Văn phòng Ủyban nhân dân Thành phố phải gửi chương trình công tác tháng sau cho các cơquan liên quan biết, thực hiện.
4 Chương trình công tác tuần:
Căn cứ chương trình công tác tháng và chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố dự thảochương trình công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, trình Chủ tịch Ủyban nhân dân Thành phố quyết định và thông báo cho các cơ quan liên quan biếtchậm nhất vào chiều thứ sáu tuần trước
Các cơ quan, đơn vị khi có yêu cầu làm việc với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố để giải quyết công việc trong tuần, phải có văn bảnđăng ký với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, chậm nhất vào thứ tư tuầntrước Trường hợp đột xuất, cấp bách phải kịp thời thông báo, phối hợp với Vănphòng Ủy ban nhân dân Thành phố để bố trí nội dung, chương trình, thời gian làmviệc
5 Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố thường xuyên phối hợp với Vănphòng Thành ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dânThành phố và các cơ quan liên quan để xây dựng chương trình công tác của Ủyban nhân dân Thành phố, của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dânThành phố
6 Việc điều chỉnh chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định trên cơ sở đề nghị của các cơquan, tổ chức và yêu cầu chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố
Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm tham mưu cho Ủyban nhân dân Thành phố trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức, đôn đốc thựchiện chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố Khi có sự điều chỉnhchương trình công tác, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố phải thông báo kịpthời cho các thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố và Thủ trưởng các cơ quanliên quan biết
Điều 14 Kế hoạch chuẩn bị các đề án
1 Căn cứ chương trình công tác năm của Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủtrưởng cơ quan chủ trì đề án tổ chức lập kế hoạch chuẩn bị đối với từng đề án,trong đó xác định rõ phạm vi đề án; các công việc cần triển khai; cơ quan phối hợp;thời hạn trình đề án và gửi kế hoạch đó đến Văn phòng Ủy ban nhân dân Thànhphố để theo dõi, đôn đốc thực hiện
Trang 14Thời hạn gửi kế hoạch không quá 10 ngày làm việc đối với các đề án trongchương trình quý I, không quá 30 ngày đối với các đề án còn lại tính từ khichương trình năm được ban hành.
2 Đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc lập kế hoạch thựchiện theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
3 Nếu cơ quan chủ trì đề án muốn thay đổi yêu cầu, phạm vi giải quyết vấn
đề của đề án hoặc thời hạn trình phải báo cáo và được sự đồng ý của Phó Chủ tịchphụ trách lĩnh vực đó, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố thông qua
Điều 15 Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác
1 Hằng tháng, quý, sáu tháng và năm, các cơ quan chuyên môn rà soát,kiểm điểm việc thực hiện các đề án đã ghi trong chương trình công tác; thông báovới Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tiến độ, kết quả xử lý các đề án, côngviệc do cơ quan mình chủ trì, các đề án, công việc còn tồn đọng, hướng xử lý tiếptheo; đồng thời điều chỉnh, bổ sung các đề án, công việc trong Chương trình côngtác thời gian tới
2 Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố giúp Ủy ban nhân dân Thànhphố thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị các đề án của các cơquan chuyên môn, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chứcliên quan; định kỳ sáu tháng và hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phốkết quả việc thực hiện chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố
Chương IV CÁC CUỘC HỌP VÀ PHIÊN HỌP ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ,
HỘI NGHỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ Điều 16 Các cuộc họp, hội nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và các thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố
1 Các cuộc họp, hội nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy bannhân dân Thành phố và các thành viên Ủy ban bao gồm:
a) Phiên họp Ủy ban nhân dân Thành phố thường kỳ và phiên họp Ủy bannhân dân Thành phố bất thường
b) Các hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sáchnhà nước và các hội nghị chuyên đề
c) Các cuộc họp định kỳ với các cơ quan, địa phương
d) Các cuộc họp giao ban hằng tuần và bất thường để xử lý công việc củaChủ tịch, các Phó Chủ tịch
Trang 15đ) Cuộc họp do thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì xử lý côngviệc của Ủy ban nhân dân Thành phố.
e) Các cuộc họp khác khi cần thiết
2 Ngoài hình thức họp trực tiếp, các cuộc họp, hội nghị của Ủy ban nhândân Thành phố, Chủ tịch, Phó Chủ tịch có thể tổ chức họp trực tuyến thông qua hệthống mạng điện tử
Điều 17 Phiên họp Ủy ban nhân dân Thành phố
1 Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức họp mỗi tháng một lần Trường hợpcần thiết tổ chức phiên họp bất thường
2 Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố triệu tập phiên họp thường kỳ của
Ủy ban nhân dân Thành phố Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của
ít nhất một phần ba (1/3) tổng số thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố triệu tập phiên họp bất thường Việc triệu tập, chuẩn
bị, tổ chức họp và các nội dung khác liên quan đến phiên họp bất thường, đượcthực hiện như đối với phiên họp thường kỳ Trường hợp đặc biệt, do Chủ tịch Ủyban nhân dân Thành phố quyết định
3 Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì phiên họp Ủy ban nhân dânThành phố Khi Chủ tịch vắng mặt, Phó Chủ tịch được Chủ tịch phân công thayChủ tịch chủ trì phiên họp
4 Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì việc thảoluận từng đề án trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, theo lĩnh vực đượcphân công
Điều 18 Công tác chuẩn bị phiên họp Ủy ban nhân dân Thành phố
1 Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định cụ thể ngày họp, kháchmời và chương trình, nội dung phiên họp
2 Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố có nhiệm vụ:
a) Thẩm tra về trình tự, thẩm tra độc lập nội dung, thủ tục hồ sơ đề án trình
ra phiên họp;
b) Chuẩn bị chương trình nghị sự phiên họp, dự kiến thành phần họp trìnhChủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định; chuẩn bị các điều kiện phục vụphiên họp
Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày phiên họp bắt đầu, Văn phòng Ủyban nhân dân Thành phố trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết địnhchính thức nội dung, chương trình, thời gian họp, thành phần tham dự phiên họp
và thông báo cho các thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố về quyết định củaChủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về các vấn đề trên;
Trang 16c) Đôn đốc Thủ trưởng cơ quan có đề án trình trong phiên họp gửi hồ sơ đề
án và các văn bản liên quan
Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày phiên họp bắt đầu, cơ quan chủ trì
đề án phải gửi tài liệu đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét vàcho trình ra phiên họp đến Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Số lượng tàiliệu trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét tại phiên họp do Chánh Văn phòng
Ủy ban nhân dân Thành phố quy định;
d) Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm gửi giấy mời vàtài liệu họp đến các thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố và đại biểu được mờihọp, ít nhất là 03 ngày làm việc trước ngày họp (trừ trường hợp họp bất thường)
đ) Trường hợp thay đổi ngày họp, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phốthông báo cho thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố và các đại biểu được mờihọp chậm nhất là 01 ngày, trước ngày phiên họp bắt đầu
Điều 19 Thành phần dự phiên họp Ủy ban nhân dân Thành phố
1 Thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm tham dự đầy đủcác phiên họp Ủy ban nhân dân Thành phố, nếu vắng mặt phải báo cáo bằng vănbản và phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đồng ý Thành viên Ủyban nhân dân Thành phố đồng thời là Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trongtrường hợp không thể có mặt (vắng mặt có lý do chính đáng, được Chủ tịch Ủyban nhân dân Thành phố đồng ý) có thể ủy nhiệm cấp phó của mình dự họp thay
và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của người mình ủy nhiệm phát biểu trong phiênhọp Người dự họp thay được phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết
2 Phiên họp Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ được tiến hành khi có ít nhất2/3 tổng số thành viên của Ủy ban nhân dân Thành phố tham dự
3 Ủy ban nhân dân Thành phố mời Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam Thành phố, Chủ tịch Liên đoàn lao động và Thường trực Hội đồng nhân dânThành phố dự tất cả các phiên họp của Ủy ban nhân dân Thành phố
4 Ủy ban nhân dân Thành phố mời Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Chủtịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn lao động, Chánh ánTòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố; Thủ trưởng cơquan chuyên môn; Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận,huyện, thị xã; đại diện các Ban của Thành ủy, các Ban của Hội đồng nhân dânThành phố và các đại biểu khác dự họp khi thảo luận về những vấn đề có liênquan
5 Đại biểu không phải là thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố được phátbiểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết
Trang 176 Tùy từng nội dung, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố đề xuất Chủtịch Ủy ban nhân dân Thành phố mời một số cơ quan báo chí đến dự, đưa tin Vănphòng Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm đảm bảo thành phần dự theođúng giấy mời; hướng dẫn ghi hình, thu âm trực tiếp tại phòng họp và bố trí phòng
có truyền hình trực tiếp để phục vụ phóng viên theo dõi phiên họp
Điều 20 Trình tự phiên họp Ủy ban nhân dân Thành phố
Phiên họp Ủy ban nhân dân Thành phố được tiến hành theo trình tự sau:
1 Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo số thành viên Ủyban nhân dân có mặt, vắng mặt, những người dự họp thay và đại biểu tham dự;thông báo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về chương trìnhphiên họp
2 Chủ tọa điều khiển phiên họp
3 Ủy ban nhân dân Thành phố thảo luận từng vấn đề theo trình tự:
a) Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề án trình bày tóm tắt tờ trình, đề án, nêu rõnhững vấn đề cần xin ý kiến Ủy ban nhân dân Thành phố, thời gian trình bàykhông quá 15 phút Nếu vấn đề cần xin ý kiến đã được thuyết minh rõ trong tờtrình thì không phải trình bày thêm;
b) Lãnh đạo Văn phòng UBND Thành phố báo cáo kết quả thẩm tra về trình
tự, thủ tục chuẩn bị và ý kiến đánh giá độc lập đối với đề án;
c) Các thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố và các đại biểu được mời dựphát biểu rõ ý kiến tán thành hay không tán thành nội dung nào trong đề án, khôngphát biểu về các vấn đề đã thống nhất và những vấn đề ngoài phạm vi đề án Thờigian một lần phát biểu không quá 10 phút;
d) Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề án phát biểu ý kiến tiếp thu và giải trìnhnhững điểm chưa nhất trí, những câu hỏi của các thành viên Ủy ban nhân dânThành phố và các đại biểu dự họp;
đ) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì thảo luận
đề án kết luận và lấy biểu quyết Các quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phốphải được quá nửa số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành;
e) Nếu thấy vấn đề thảo luận chưa rõ, chủ tọa đề nghị Ủy ban nhân dânThành phố chưa thông qua đề án và yêu cầu chuẩn bị thêm
4 Chủ tọa phiên họp kết luận phiên họp Ủy ban nhân dân Thành phố
Điều 21 Biên bản phiên họp Ủy ban nhân dân Thành phố
1 Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức việc ghi biên bảnphiên họp của Ủy ban nhân dân Thành phố Biên bản phải thể hiện rõ thành phần,trình tự; nội dung các ý kiến phát biểu (không cần ghi chi tiết ý kiến) và diễn biến
Trang 18của phiên họp; ghi đầy đủ kết luận của chủ tọa phiên họp và kèm theo băng (đĩa)ghi âm phiên họp; kèm theo kết quả biểu quyết.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức ghi âm, ghi hình(nếu cần) và ký biên bản phiên họp
2 Biên bản phiên họp và các tài liệu lưu hành trong phiên họp được lưu hồ
sơ nhà nước và được bảo quản, sử dụng theo quy định Việc sử dụng biên bảnphiên họp do Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định
3 Sau mỗi phiên họp, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố cótrách nhiệm thông báo kịp thời những quyết định, kết luận của chủ tọa phiên họpgửi các thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố; đồng thời, báo cáo Thường trựcThành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố Khi cần thiết, thông báocho các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thể Thành phố về những vấn đề có liênquan
Điều 22 Các cuộc họp của Chủ tịch, Phó Chủ tịch để xử lý công việc thường xuyên
Các cuộc họp của Chủ tịch, Phó Chủ tịch để xử lý công việc thường xuyênbao gồm:
1 Trong lĩnh vực được phân công, Chủ tịch, Phó Chủ tịch họp với cơ quanchủ trì đề án và đại diện các cơ quan liên quan để nghe ý kiến tư vấn, tham mưutrước khi quyết định giải quyết công việc:
a) Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố:
- Đôn đốc cơ quan chủ trì đề án chuẩn bị đầy đủ tài liệu họp, gửi giấy mờicùng tài liệu họp đến các thành phần được mời trước ngày họp ít nhất 03 ngày làmviệc (trừ trường hợp đặc biệt, có thể gửi tài liệu muộn hơn);
- Chuẩn bị địa điểm và các điều kiện phục vụ họp, bảo đảm an toàn chocuộc họp;
- Ghi biên bản cuộc họp như quy định tại khoản 1 Điều 21 Quy chế này;
- Căn cứ kết luận của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Văn phòng Ủy ban nhân dânThành phố chủ trì ra thông báo kết luận cuộc họp chậm nhất 03 ngày sau cuộc họp
Dự thảo thông báo của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố phải được ngườichủ trì họp duyệt trước khi phát hành Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố chủtrì đôn đốc việc thực hiện các công việc đã được Chủ tịch, Phó Chủ tịch kết luận
b) Trách nhiệm của cơ quan chủ trì đề án:
- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu họp theo thông báo của Văn phòng Ủy ban nhândân Thành phố;
- Chuẩn bị ý kiến giải trình về các vấn đề cần thiết liên quan đến nội dunghọp;
Trang 19- Sau cuộc họp, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố đểhoàn chỉnh đề án hoặc văn bản trình theo kết luận của Chủ tịch, Phó Chủ tịch.
c) Dự họp đúng thành phần được mời và có trách nhiệm phát biểu ý kiến vềnhững vấn đề liên quan Trường hợp đặc biệt, khi thủ trưởng cơ quan không thể
dự họp thì phải báo cáo người chủ trì họp và cử cấp phó dự họp thay nhưng người
dự thay phải được giao đủ thẩm quyền về mặt chuyên môn để thay mặt lãnh đạo
cơ quan phát biểu ý kiến về những nội dung có liên quan Cấp phó được cử đi họpthay phải báo cáo kết quả cuộc họp cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị đã cử mình đihọp
2 Cuộc họp giao ban hằng tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch:
a) Nội dung cuộc họp giao ban gồm những vấn đề, công việc mà Chủ tịch,Phó Chủ tịch thấy cần trao đổi tập thể Những việc chưa xử lý được qua hình thứcxem xét hồ sơ, phiếu trình hoặc qua cuộc họp của Chủ tịch, cuộc họp của Phó Chủtịch thì đưa ra hội nghi giao ban để trao đổi tập thể và kết luận;
b) Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thànhphố dự họp giao ban để trực tiếp báo cáo về nội dung công việc được phân côngtheo dõi Trường hợp cần thiết, theo chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Vănphòng Ủy ban nhân dân Thành phố mời thêm chủ trì đề án hoặc đại biểu có liênquan dự họp;
c) Tại cuộc họp giao ban, Chánh hoặc Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhândân Thành phố trực tiếp theo dõi công việc báo cáo các vấn đề cần xin ý kiến;trường hợp cơ quan chủ trì đề án dự họp thì chủ đề án trực tiếp báo cáo Chủ tịch
và các Phó Chủ tịch trao đổi ý kiến, Chủ tịch kết luận để xử lý dứt điểm từng vấn
Trang 20b) Mỗi quý ít nhất một lần, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thànhphố họp, làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc lĩnh vực mình phụ trách đểkiểm tra, nắm tình hình, đôn đốc thực hiện chương trình công tác và chỉ đạonhững vấn đề phát sinh đột xuất;
c) Khi cần thiết, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố triệutập Thủ trưởng một số cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận,huyện, thị xã họp bàn giải quyết các vấn đề liên quan đến các cơ quan, đơn vị đó;
Điều 23 Hội nghị chuyên đề
1 Hội nghị chuyên đề được tổ chức để triển khai hoặc sơ kết, tổng kết việcthực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Trung ương, các văn bản, cơchế, chính sách lớn hoặc các công việc quan trọng trong chỉ đạo điều hành củaChủ tịch, Phó Chủ tịch, thuộc phạm vi toàn Thành phố, hay một số ngành, lĩnhvực nhất định
Điều 24 Cuộc họp của các thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố xử
lý công việc của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
1 Khi cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố có thể ủy quyền chomột thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì cuộc họp bàn xử lý công việc,
đề án trình Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.Các cuộc họp này có thể tổ chức tại trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc trụ sởcác cơ quan, đơn vị của Thành phố
2 Trách nhiệm tổ chức cuộc họp này thực hiện theo quy định tại khoản 1,Điều 22 Quy chế này