1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ GIỐNG và BIỆN PHÁP kỹ THUẬT TRỒNG HOA TULIP tại mộc CHÂU sơn LA

99 305 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dữ liệu khoa học có giá trị về đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của các giống hoatulip nghiên cứu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Trang 2

Lêi cam ®oan

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố

Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đượcchỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2011

Tác giả luận văn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Trang 3

Lê Thị Phượng

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhậnđược sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô,các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đặng Văn Đông, người đã tậntình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành công trình nghiên cứunày

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Lãnh đạo Uỷ Ban Nhân Dân huyện KimBảng – Hà Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi được tham gia khoá đào tạonày

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ phòng Nông Nghiệp &Phát Triển Nông Thôn huyện Kim Bảng – Hà Nam, các cán bộ Bộ môn Hoa vàcây cảnh – Viện Nghiên cứu Rau quả Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội, các thầy côgiáo trong Bộ môn Rau Hoa Quả - Khoa Nông học - Trường Đại học Nôngnghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình họctập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn

Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạođiều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2011

Tác giả luận văn

Lê Thị Phượng

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Hoa Tulip hay còn gọi là hoa Uất Kim Cương thuộc lớp 1 lá mầm

Liliopsida, bộ hành Liliales, họ hành Liliaceae, chi Tulipa.

Trang 6

Hoa tulip là biểu tượng của tình yêu hoàn hảo, thắng lợi và đẹp đẽ baogồm nhiều màu sắc khác nhau như: Màu kem, màu xanh, cam viền trắng, hồng,vàng, tím, tía nhạt, tím thẫm, đỏ thẫm, hồng tươi,….nó có vẻ đẹp lịch sự và sangtrọng hoa nổi hình kim, hình chén, hình chuông, hình tháp, hình lục lăng.

Hoa tulip cũng được nhiều người Việt Nam ưa thích, những năm vừa quanhiều doanh nghiệp đã nhập hoa từ Hà Lan, Trung Quốc về cung cấp cho thịtrường Việt Nam vào dịp tết Nguyên Đán, việc nhập nội làm tăng giá thành hoa,mặt khác do vận chuyển xa dẫn đến chất lượng hoa giảm sút

Vùng cao nguyên Mộc Châu - Sơn La thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam

có độ cao 900-1100m, lượng mưa trung bình 1600mm Nhiệt độ trung bình năm19-210C, nhiệt độ tối cao 240C trong tháng 6; nhiệt độ tới thấp 12,50C Đây làvùng rất thuận lợi cho trồng hoa tulip Trong một số năm gần đây Viện nghiêncứu Rau quả và Công ty Cổ phần hoa Nhiệt đới đã trồng thử nghiệm loại hoanày bước đầu đã cho kết quả tốt đẹp Tuy nhiên kết quả này chỉ mang tính địnhtính chưa có cơ sở khoa học vững chắc, cũng chưa có nhiều công trình công bốchính thức về kết quả nghiên cứu hoa tulip ở Việt Nam

Để lựa chọn các giống hoa tulip có chất lượng cao, phù hợp với điều kiệnsinh thái của địa phương, đáp ứng đuợc thị hiếu ngày càng cao của người tiêudùng, đồng thời xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc phù hợp nhằmtăng chất lượng, kéo dài độ bền hoa, tăng hiệu quả kinh tế Xuất phát từ vấn đề

trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đánh giá giống và biện

pháp kỹ thuật trồng hoa Tulip tại Mộc Châu - Sơn La”.

Trang 7

1.2.2 Yêu cầu

- Xác định được một số giống hoa các tulip có năng suất , chất lượng tốt,màu sắc đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và thích nghi với điều kiệnsinh thái địa phương của Mộc Châu – Sơn La

- Xác định được thời điểm trồng và biện pháp kỹ thuật trồng phù hợp đểnâng cao năng suất, chất lượng hoa và tăng hiệu quả kinh tế sản xuất hoa tuliptại Mộc Châu – Sơn La

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dữ liệu khoa học có giá trị

về đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của các giống hoatulip nghiên cứu được tác động một số biện pháp kỹ thuật, tìm ra được giốnghoa, giá thể trồng phù hợp với điều kiện Mộc Châu – Sơn La

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong giảng dậy,nghiên cứu hoa nói chung và hoa tulip nói riêng

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Bổ sung một số giống hoa có triển vọng vào tập đoàn giống hoa tulip

phục vụ sản xuất hoa tại Mộc Châu – Sơn La

- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp

kỹ thuật thâm canh cho giống hoa tulip

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu chung về cây hoa Tulip

2.1.1 Nguồn gốc

Trang 8

Hoa tulip xuất xứ là một loài hoa dại, mọc ở Trung Á, lần đầu tiên đượctrồng ở Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 1000 sau công nguyên Các trung tâm phátsinh của loài hoa này nằm ở dãy Thiên Sơn và dãy Pamir gần Is lanabad ngàynay, vùng gần giữa Nga và Trung Quốc Chính từ khu vực này, loài hoa tulip đãphát triển rộng sang khác về phía Tây và phía Tây Bắc, về phía Đông và sangtận Trung Quốc và Mông Cổ Vùng đất thứ hai của tulip được hình thành làvùng Aidắc - bai - zan và Acmenia Từ những khu vực này, loài hoa tulip lại tiếptục phát triển mạnh sang những vùng lân cận, trong đó có vùng đất bao la củaChâu Âu Sau đó loài hoa này được Carolus - Closius một nhà sinh vật học nổitiếng của Áo đưa vào Tây Âu và Hà Lan khoảng thế kỷ 17 được trồng trang trítrong vườn để chơi hoa tươi hoặc sử dụng làm thức ăn [43].

Những năm 1936 - 1937 tulip bắt đầu nổi tiếng, thậm trí hoa còn đượcbán theo cân khi vẫn còn ở trong vườn Nhiều loại tulip đắt giá, một vườn hoađắt ngang một căn nhà ở Amsterdam Tulip nổi tiếng bởi màu sắc tươi sángtrông như những đốm lửa kết thành hình hoa

Ngày nay, chúng ta vẫn tìm thấy loài hoa này mọc tự nhiên rất nhiều nơitrên các quốc gia Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Vịnh Ban - căng, Thuỵ sĩ, Pháp,

Ý Tại Hà Lan hoa tulip vẫn đang rất thịnh hành, là nguồn hàng xuất khẩu có giátrị của Hà Lan 75% hoa tulip trồng ở Hà Lan dành cho xuất khẩu

2.1.2 Phân loại thực vật.

Theo Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978) [1] thì hoa tulip trong hệ

thống phân loại thực vật được xếp vào nhóm 1lá mầm (Monocotylendoness), phân lớp hành (Llidae), bộ hành (Liliales), họ hành (Liliaceae), Chi Tulipa Chi

tulipa có khoảng 109 loài hoa tulip khác nhau Hầu hết các giống hoa tulip hiện

nay có nguồn gốc từ Tulipa gesneriana.

2.1.3 Đặc điểm thực vật học

Theo Đặng Văn Đông và CS (2009) [10], (2010) [11], các đặc điểm

chung về đặc điểm thực vật của chi Tulipa như sau:

* Thân củ: Củ tulip được coi là mầm dinh dưỡng lớn của cây Nó là hình

ảnh thu nhỏ của sự phát triển hình thái của cây Một củ già bao gồm đế củ có lớp

Trang 9

vỏ cứng màu nâu, trục thân sơ cấp, thứ cấp và đỉnh sinh trưởng Củ to hay nhỏđược đo bằng kích thước và khối lượng củ Độ lớn của củ tương quan với độ lớncủa hoa.

* Rễ: Được sinh ra từ gốc của củ, có nhiều nhánh, nằm ở dưới mặt đất có

tác dụng giữ cho cây bám vào đất, hút nước và chất dinh dưỡng

Theo Triệu Tường Vân (2000) [27] khi nghiên cứu về đặc điểm rễ gốc họ

hành Liliaceae Củ giống thương phẩm cần được bảo vệ tốt rễ gốc, đó là rễ có ý

nghĩa rất quan trọng trong thời gian sinh trưởng của cây Rễ gốc trồng trong đất( hoặc chất nền khác) sẽ sinh ra rễ bên hút nước và chất dinh dưỡng Vì vậy bảo

vệ rễ gốc là rất quan trọng Rễ gốc tốt hay xấu quyết định bởi các khâu thuhoạch, đóng gói, bảo quản lạnh Rễ gốc có thể mọc mới sau khi trồng

* Thân trục: Được tạo thành do mầm dinh dưỡng co ngắn lại, trục thân

thẳng có chiều cao từ 10-70cm khi cây ra nụ thì số lá đã được cố định Chiềucao cây quyết định bởi số lá và chiều dài đốt, số lá phần lớn do đặc điểm ditruyền của giống quyết định

* Lá: Hoa tulip thông thường có từ 2-5 lá, phần lớn trên trục thân có lá,

rất ít loại không có lá Có nhiều dạng khác nhau: Hình huyền, hình thuôn dài,tròn dài….lá không có cuống xếp thành vòng xoắn kích thước phụ thuộc vàogiống và điều kiện chăm sóc, lá dòn, rễ gẫy, màu xanh nhạt hoặc xanh đậm phụthuộc vào giống Chiều rộng lá 5-8cm, chiều dài lá 20-25cm

* Hoa: Hoa có cuống thường có một hoa trên cây Hoa có nhiều màu sắc

khác nhau như màu kem, màu xanh, cam viền, trắng, hồng, vàng, tím, tía nhạt,

đỏ thẫm…nhiều hình dạng đẹp mắt: Hình chuông, tháp, lục lăng, hình kim, hìnhchén…hoa không có lá Bắc, có từ 6-7 cánh chia làm hai hàng trong ngoài, cóloại có hương thơm nhẹ có loại không, có 6 nhị màu đen hoặc màu vàng sángnhạt ngắn hơn cánh, nhụy màu vàng nhạt có 3 thuỳ, mỗi thuỳ có 2 hàng hạt

* Quả: Quả tulip thuộc loại quả nang bên trong có 3 ngăn, mỗi ngăn có 2

hàng hạt Hạt dẹt xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu hoặc hình trụ

2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng phát dục

* Đặc điểm sinh trưởng tự nhiên:

Trang 10

Quá trình sinh trưởng tự nhiên của chi Tulipa có thể chia làm các giai

- Từ khi hoa tàn đến khi thu hoạch củ: Lúc này cây ngừng sinh trưởng chỉ

có củ tiếp tục quá trình tích luỹ dinh dưỡng để phát triển hoàn thiện về dinhdưỡng trong củ để ra hoa ở vụ sau [43]

* Đặc điểm phát dục:

Giai đoạn phát dục của hoa tulip gồm: Phát triển trục thân ra nụ, ra hoa,kết hạt, chết Củ vùi trong đất 70-80 ngày mới nảy mầm, để củ có hoa thì củphải trải qua mùa đông lạnh (0-100C) Nếu củ giống được đem xử lý lạnh (phángủ) thì sau khoảng 7-15 ngày đã mọc mầm tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết saukhi trồng Xử lý lạnh không tốt, thời gian gieo trồng gặp lạnh thì giai đoạn mọcmầm có thể kéo dài tới 3 - 4 tuần [43]

Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000) [16] thì cây hoa Tulip là cây thuộc nhómcây dài ngày, yêu cầu thời gian chiếu sáng dài thì cây mới ra hoa, thời gian tối từ

8 – 10 giờ/ ngày Nếu như trồng trong điều kiện ngày ngắn thì sự tích luỹ Hyđratcacbua giảm, Protein trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực giảm, cây không rahoa

Tulip xử lý lạnh ở 40C trong 12 tuần, sau khi trồng khoảng 7-15 ngày đỉnhsinh truởng mầm rút ngắn, bắt đầu hình thành mầm hoa nguyên thuỷ, khi củ đãqua xử lý lạnh thì trước khi trồng củ có thể mọc mầm và phân hóa hoa Vì vậy,nếu không trồng kịp thời sẽ bất lợi cho sự phát dục mầm hoa Sự ra hoa và chấtlượng hoa chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện trước khi trồng nhưng tốc độphát dục của nụ và hoa lại chịu ảnh hưởng của điều kiện sau khi trồng [43]

2.1.5 Yêu cầu ngoại cảnh

Trang 11

Theo Đặng Văn Đông và CS (2010) [11] thì yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

của chi Tulipa như sau:

* Nhiệt độ (t 0 C): Hoa tulip chủ yếu được nhập từ vùng có vĩ độ cao (Hà

Lan) nên có tính chịu rét tốt, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát và ẩm, nhiệt độthích hợp ban ngày là 16-200C, ban đêm là 10-150C Dưới 100C và trên 300C thìcây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù, thời gian khoảng 2 tuần đầu nhiệt độ thấp(10 – 150C) có lợi cho sự ra rễ và phân hoá mầm hoa

* Ánh sáng: Hoa tulip ưa cường độ ánh sáng từ trung bình đến yếu Chiếu

sáng dài ngày ảnh hưởng đến thời gian phát dục của hoa Trong điều kiện BắcCạn nếu trồng vào thời vụ Thu Đông (thu hoạch vào dịp tết Nguyên Đán, khôngcần che ánh sáng chỉ cần che mưa, sương muối)

* Độ ẩm: Đất quá ẩm hoặc quá khô đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và

phát triển của hoa tulip Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước (tương đương độ ẩmđất 75-80%) nếu quá lớn sẽ gây thối củ và thối rễ, thời kỳ ra hoa cây cần ít nướchơn (độ ẩm đất 65-70%) Độ ẩm đất trung bình 70-75%, độ ẩm không khí 80-85% là thích hợp với cây tulip

* Đất: Đất trồng tulip có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, độ

ẩm vừa phải, thoát nước nhanh nhưng giữ ẩm tốt, giàu chất hữu cơ có 7,2 Đất sạch không có sâu bệnh, không bón lót

pH=6,8-* Phân bón: tulip từ khi trồng đến khi thu hoa rất ngắn ở giai doạn cây

sinh trưởng không cần phải bón phân vì cây sử dụng chất dinh dưỡng ở củ Khicây có nụ tiến hành phun phân bón lá hoặc tưới phân với nồng độ loãng

2.1.6 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng

Hoa tulip có đặc điểm màu sắc sặc sỡ, có loại có mùi thơm nhẹ có loạikhông, hoa có giá trị thưởng thức cao Hoa được sử dụng trong các ngày lễ hộilớn trong nước và quốc tế, ngày tết, làm quà tặng rất trang trọng Với giá trịthưởng thức như: Hoa cắt cành, trồng chậu, trồng thảm Ngoài ra hoa còn dùng

để tinh chế dầu thơm cung cấp cho ngành công nghiệp Mỹ phẩm, nước hoa,bánh kẹo,…

Trang 12

Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu giải trí, thưởng thức…hoa tulip còn manglại nguồn lợi kinh tế cao Ở Việt Nam vào dịp tết Nguyên Đán hoa bán với giá

từ 20.000 – 25.000 đồng/cây lợi nhuận từ 200-250% Ở Hà Lan hàng năm thu

300 triệu USD từ việc trồng hoa tulip

2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới

Theo nguồn tin Viện nghiên cứu Rau quả TW 2010 thì hiện nay việc sảnxuất hoa cây cảnh trên thế giới đang phát triển mạnh và mang tính thương mạicao Ngành sản xuất hoa cây cảnh đã mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tếmột số nước, đặc biệt là những nước đang phát triển Theo báo cáo năm 2005của FAO giá trị sản lượng hoa cây cảnh của toàn thế giới năm 1995 đạt 35 tỷUSD, đến năm 2004 tăng lên 56 tỷ USD (tốc độ tăng bình quân năm là 20%),trong đó giá trị xuất khẩu đạt 8,5 – 10 tỷ USD/năm

Theo số liệu thống kê của WTO, sản lượng hoa xuất khẩu chiếm hơn13,362tỷ USD năm 2006, trong đó hoa cắt cành là 6,12 tỷ USD chiếm 45,9%hoa chậu và hoa trồng thảm là 5,79 tỷ USD chiếm 43,3% loại chỉ dùng lá đểtrang trí là 893 triệu USD chiếm 6,7% và các loại hoa khác là 559 triệu USDchiếm 4,1%

Những nước có nền công nghiệp hoa phát triển là Hà Lan, Pháp, Mỹ,Colombia, Kenia…Một số nước đang có kế hoạch đầu tư phát triển mạnh mẽ,đưa cây hoa lên thành một ngành kinh tế quan trọng là Trung Quốc, Đài Loan,Hàn Quốc, Singapo, Israel, Italia,…

Trong các nước Châu Âu, Hà Lan có thể xem là nước đứng đầu trên thếgiới về sản xuất và xuất khẩu hoa phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm

80 nước trên thế giới bao gồm hoa cắt, hoa trồng thảm, trồng chậu và cây trangtrí Trung bình một năm Hà Lan cung cấp cho thị trường 7 tỷ bó hoa tươi và 600triệu chậu hoa cảnh các loại, với tổng kim ngạch xuất khẩu là 2 tỷ USD/năm.Tiếp đến là Mỹ, ngành trồng hoa có thể xem như là một thành phần trong nềnkinh tế Mỹ, chiếm khoảng 10 tỷ USD Bao gồm hoa cắt, hoa trồng thảm, trồngchậu và các loại lá để trang trí Ở các nước Châu Á thì Nhật Bản là nước dẫn

Trang 13

đầu về áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để tạo ra các giống hoa câycảnh có giá trị kinh tế cao Thế mạnh của nước này là cây Bonsai, nghệ thuậtcắm hoa và lối trang trí độc đáo cho các vườn hoa công viên.

Sau hai thập kỷ phát triển, ngành công nghiệp hoa của Trung Quốc đã trởthành một ngành công nghiệp có nhiều hứa hẹn bởi sản xuất hoa phát triển hàngnăm Diện tích trồng hoa của Trung Quốc là 117.000 ha vào năm 2000, số lượnghoa cắt cành được bán là 3,22 tỷ hoa cảnh và hoa chậu, hoa thảm là 810 triệucây Trung Quốc đang phấn đấu đẩy nhanh ngành công nghiệp hoa phát triển và

sẽ trở thành một trong những nước dẫn đầu Châu Á về sản xuất, tiêu thụ và xuấtkhẩu hoa

Do cây hoa mang lại lợi nhuận khá cao nên một số nước rất chú trọng đầu

tư, đặc biệt là cho công tác nghiên cứu ứng dụng những thành tựu tiên tiến nhấtcủa các ngành nghề khác có nhiều liên quan như: Công nghệ sinh học, tin học,

tự động hoá, vật lý, hoá học, ngành công nghiệp làm nhà kính, nhà lưới, ngànhcông nghiệp sản xuất giá thể, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh…

Kết quả là mỗi năm trên thế giới tạo ra hàng trăm chủng loại hoa và giốnghoa mới, đã xây dựng rất nhiều “nhà máy” sản xuất hoa với hàng tỷ bông hoachất lượng cao cung cấp cho người tiêu dùng đồng thời đã thúc đẩy rất nhiềungành nghề khác phát triển

Theo phân tích và dự báo của các chuyên gia kinh tế, ngành sản xuất kinhdoanh hoa trên thế giới còn tiếp tục phát triển và vẫn có tốc độ phát triển cao (từ

12 – 15%) trong những năm tới

Đặc điểm cơ bản của các nước trồng hoa tiên tiến là nhà nước chỉ tạo cơchế chính sách, đầu tư hỗ trợ phát triển ban đầu cho việc nghiên cứu khoa học,xây dựng mô hình trình diễn, còn toàn bộ các hoạt động đầu tư phát triển sảnxuất (kể cả việc chọn tạo giống, nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật) đều docác công ty tư nhân đảm nhiệm

Phát triển hoa cây cảnh không chỉ đóng một vài trò quan trọng là mang lạilợi nhuận to lớn cho nền kinh tế của đất nước mà còn góp phần đáng kể trong

Trang 14

việc cải tạo môi trường sống phục vụ cho nhu cầu thiết kế, xây dựng, trang trícông cộng và làm cho con người trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn.

2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam

Nghề sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời nhưng nó chỉ đượccoi là một ngành kinh tế và có giá trị hàng hoá từ những năm 1980 Cũng nhưmột số ngành trên thế giới, ngành kinh tế này có tốc độ phát triển khá nhanh

Bảng: Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa cây cảnh

(Số liệu thống kê và điều tra của Viện Nghiên cứu rau quả năm 2010)

So với năm 1994, diện tích hoa năm 2009 đã tăng 4,3 lần, giá trị sảnlượng tăng 8,2 lần và mức tăng giá trị thu nhập/ha là 182% Tốc độ tăng trưởngnày là rất cao so với các ngành nông nghiệp khác Sự tăng trưởng của ngành sảnxuất hoa cây cảnh luôn ổn định và theo cấp số cộng trong suốt 15 năm qua

Trang 15

Theo phân tích và đánh giá của các chuyên gia Viện nghiên cứu Rau quả

sở dĩ có được kết quả trên là nhờ sự đóng góp của nhân tố xã hội (do thu nhậpngày càng cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện), chiếm 40%; sựđầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách chiếm 15%; sự nỗlực của người dân 25% và kết quả đóng góp của khoa học 20%

Trước năm 1995, Việt Nam chủ yếu sử dụng những loại hoa truyền thống,thông dụng như: Quất, đào, mai, hồng, cúc, lay ơn, thược dược Trong nhữngnăm gần đây một số giống hoa cây cảnh mới, cao cấp đã dần dần được trú trọng

và đang có xu hướng tăng dần về sản lượng và giá trị

Bảng: Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua một số năm.

(Số liệu thống kê và điều tra của Viện Nghiên cứu Rau quả năm 2010)

Việt Nam là nước nông nghiệp, diện tích trồng trọt trên 7 triệu ha, 80%dân số làm nông nghiệp, nhân dân ta cần cù chịu khó, có kinh nghiệm sản xuấthoa lâu đời Nước ta có nhiều vùng thuận lợi cho nghề trồng hoa phát triển như:Hải Phòng, Sapa, Đà Lạt, Hà Nội (Ngọc Hà, Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân),Mộc Châu-Sơn La [5]

Trang 16

Sự phát triển của một nền nông nghiệp bền vững góp phần thúc đẩychuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa một phần diện tích trồng lúa, rau sang trồnghoa nâng cao thu nhập cho cuộc sồng người dân như việc chuyển đổi cơ cấu câytrồng sang sản xuất cây cảnh lâu năm: Chi phí cho 1 ha là 28.000.000 đồng, lợinhuận thu được là: 90.000.000 đồng/ha/năm so với trồng 2 lúa + 1 màu chi phí

là 11,4 triệu/ha/năm lợi nhuận đạt 7,6 triệu đồng /ha Trong thời gian 3-3,5tháng,chi phí đầu tư trên 1 sào bắc bộ trồng hoa Lily theo phương thức nhà lưới đơngiản chi phí 88.700.000 đồng cho thu nhập 133.770.000 đồng từ hoa và phần củ

có thể là vật liệu giống nếu bảo quản và xử lý lạnh Một sào hoa Cúc vạn thọvốn ban đầu 3 triệu đồng và hơn 1 tháng chăm sóc, chi phí cho xịt thuốc, tướinước cho thu nhập triệu đồng tại Tân Phú [7]

Hiện nay, do nhu cầu thị trường đòi hỏi về hoa cây cảnh với sản lượnglớn, phong phú về chủng loại và chất lượng cao trong khi hàng năm chúng tavẫn phải nhập khẩu hoa từ nước ngoài Nắm được cơ hội này một số doanhnghiệp lớn đang có kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoa nhưCông ty rừng hoa Đà Lạt, Công ty Langbian, Công ty Hương sắc, Công ty MặtTrời (Đà Lạt), Công ty cổ phần hoa nhiệt đới (Mộc Châu – Sơn La)… Đây lànhững doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế khá lớn, mạnh dạn đầu tư và đã đạtđược kết quả nhất định trong sản xuất kinh doanh hoa cung cấp trong thời gianqua

Dự báo nhu cầu thị trường và khả năng phát triển của ngành hoa cây cảnhtrong tương lai Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Rau Quả TrungƯơng cho thấy nhu cầu tiêu dùng hoa cây cảnh của Việt Nam giai đoạn 2000-2005 là 25.000 đồng/người/năm, Hà Lan là 350.000đồng/người/năm, pháp230.000 đồng/người/năm, Hàn Quốc 260.000 đồng/người/năm, Trung Quốc80.000 đồng/người/năm Theo dự báo với tốc độ tăng trưởng như giai đoạntrước thì đến năm 2015 nhu cầu tiêu dùng hoa của Việt nam sẽ tăng lên đến35.000 đồng/người/năm và 2020 là 45.000 đồng/người/năm Nếu giá trị sảnlượng 1 ha hoa năm 2015 đạt trung bình 180 triệu đồng/ha (tính quy giá trị tiềnnăm 2010) thì cần phải phát triển khoảng 20.000 ha hoa và cây cảnh (tăng xấp xỉ

Trang 17

1,3 lần so với năm 2009) Đó là chúng ta chưa kể đến nếu xuất khẩu được thìdiện tích trên càng tăng nhiều hơn.

Trong bối cảnh Việt Nam ra nhập WTO thì ngoài việc tăng diện tích, sẽ

có rất nhiều doanh nghiệp (trong và ngoài nước), các trang trại đầu tư phát triểnsản xuất kinh doanh hoa cây cảnh, đồng thời những giống hoa truyền thống cóphẩm chất kém, nhanh tàn sẽ được thay thế bằng các giống hoa cây cảnh mới cóchất lượng cao như Lily, Lan, hoa hồng, Layơn

Đến năm 2015 sẽ chỉ còn những hộ gia đình sản xuất hoa cây cảnh nhỏ lẻchủ yếu cây cảnh trang trí, cây bonsai, dễ làm còn các loại hoa cao cấp sẽchuyển dần cho các công ty, các chủ trang trại có đầy đủ cơ sở vật chất, côngnghệ và thị trường đảm nhận

* Định hướng phát triển: Tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, dự kiến năm

2015 sẽ phát triển 20.000 ha hoa cây cảnh các loại tăng 133% so với năm 2009,giá trị sản lượng đạt 1.900 tỷ đồng/năm (trong đó xuất khẩu 640 tỷ đồng tươngđương 40 triệu USD) thu nhập trung bình đạt 180 triệu đồng/ha/năm Đầu tư xâydựng một số vùng sản xuất chuyên canh ở những nơi có điều kiện như Đà Lạt(Lâm Đồng), Mộc Châu, Ngọc Chiến (Sơn La), Đồng bằng Sông Hồng, các tỉnhmiền núi Phía Bắc, các tỉnh ven Thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh thuộc Đồngbằng Sông Cửu Long

Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất hoa theo hướng công nghệ tiêntiến nhằm tạo ra các loại sản phẩm hoa có chất lượng cao tương đương với hoangoại nhập, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm hoa cùng loại của các nước trongkhu vực

Trang 18

Trong những năm gần đây sản xuất hoa của nước ta tăng nhanh nhưng chủyếu trồng ngoài tự nhiên, người nông dân trồng hoa cây cảnh phải chịu nhiều rủi

ro có thể thất thu do ảnh hưởng của thời tiết như tại làng hoa Hiệp Bình ChànhThành phố Hồ Chí Minh hàng nghìn cây mai vàng bị hư hại vì ngập lũ [38]

2.3 Tình hình sản xuất và phát triển cây hoa Tulip trên thế giới và ở Việt Nam

2.3.1 Tình hình sản xuất và phát triển cây hoa Tulip trên thế giới

Hoa tulip có tên gốc được người Thổ Nhĩ Kỳ gọi là Tullbant hay Tolibanthoặc Tuban, có nghĩa là “Khăn quấn đầu”, tiếng la tinh gọi là Tulipa Loài hoanày xuất hiện rất phổ biến trong đời sống người Trung thổ Trong xây cất, đã cóhình trạm trổ những cánh hoa trang trí trong nội thất Hoa còn được thêu, dệt trênlụa áo phụ nữ, những đồ sứ sành đều được vẽ hình hoa, thậm trí cả những áochoàng của vua, vương niệm cũng cần hình hoa vương giả này

Hoa tulip được phát hiện khoảng 400 năm nay, được ông Debusbecq ngườiĐức phát hiện phát hiện vào năm 1554, tại cung điện của vua SuleimaKonstantinopel xứ Thổ Nhĩ Kỳ, thành phố Istanbul ông đã từng bị lôi cuốn bởi vẻđẹp của loài hoa này Năm 1593 khi nhà thực vật học Carolus Clusius (1526-1609), người rất nổi tiếng ở Viên và Prague với những công trình nghiên cứu vềcác loại cây thuốc đến Hà Lan và trở thành nhà thực vật học đứng đầu vườn thựcvật của trường Đại học Leiden Ông Debusbecq đã gửi một ít củ hoa về choClusius để trồng chúng tại vườn hoa Leiden Với sự phụ tá của Cluyt một nhàthực vật học, một dược sĩ tài năng sống ở thị trấn Delft phía nam thành phốHague, Clusius là người đầu tiên làm công việc sưu tầm, gây giống và đã thànhcông trong việc trồng những bông hoa tulip ở Hà Lan

Những câu truyện về loài hoa đặc biệt này được truyền đi nhanh chóngtheo người dân Thổ Nhĩ Kỳ thì hoa tulip tượng trưng cho sự sống , sự phì nhiêu

và màu mỡ Người ta tin rằng tulip sẽ bảo vệ cho những ai gieo trồng chúng vìnhững bông hoa này là loại dành riêng cho những thiên thần bé nhỏ và các bàtiên, những người thường quây quần dưới các bông hoa và hát cho nhau các bàihát ru con

Trang 19

Hoa tulip đã trải qua một thời gian gây sóng gió trên nền kinh tế nước HàLan Bởi sự mới lạ mà đã có nhiều người bỏ tiền ra mua về làm của riêng Hoatulip trở thành món hàng hoá béo bở cho giới thương mại Người ta nâng giá bán

và có một thời gian loài hoa này được trân trọng và quý tới mức trở thành mónhàng đấu giá, được đem bán với giá trị như một cổ phần chứng khoán trên thịtrường Hoa tulip đã trở nên đắt đỏ và đã từng xếp vào hàng phát triển giống nhưcơn sốt vàng, tương tự như cơn sốt Internet trong những năm 1990 Có chuyện ởmột đường phố Amsterdam vào thời hoa đắt nhất với trị giá là 1.200 florins/ cây(Tiền Hà Lan) Hoa tulip đứng đầu vật quý hiếm của xứ này [44]

Đến hẹn lại lên hàng năm có 700.000 du khách khắp nơi trên thế giới đổ vềthị trấn Lisse phía Nam Amsterdam của Hà Lan để chiêm ngưỡng vườn hoaKeukenhof “Vườn Châu Âu”, vườn hoa xuân đặc biệt nhất và nổi tiếng nhất thếgiới, mở cửa vào ngày 17/3 Đến khu vườn có một không hai trên thế giới này dukhách như lạc vào xứ sở thần tiên ngập tràn trong muôn sắc và thơm ngát hươnghoa

Hoa dưới những tán cây khổng lồ, hoa bên bờ suối róc rách, đổ tràn ra haibên lối đi, những con đường uốn lượn kéo dài tới 25km Những người trồng hoabằng tất cả lòng say mê của mình, đã cho ra đời những tác phẩm giàu tưởng tượngnhất Vườn hoa Keukenhof được thiết kế theo 7 khu vườn sáng tạo mỗi khu vườntrang trí hoa với các chủ đề khác nhau như: màu sắc, hương vị, thời kỳ phụchưng, trường phái trừu tượng, dòng nước, những rải đất….khu vườn rộng tới 32

ha được xây dựng năm 1949 theo sáng kiến của thị trưởng Lisse khi đó, với mongmuốn dành một địa điểm cho những người trồng hoa khắp Hà Lan và Châu Âu tổchức triển lãm và thưởng ngoạn và 50 năm sau, vườn Keukenhof đã trở thànhvườn hoa xuân lớn nhất thế giới, nơi tổ chức lễ hội hoa lớn nhất hành tinh - kéodài từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm

Nơi đây đã trở thành nơi gieo trồng và chăm sóc khoảng 7 triệu cây hoatrong đó nhiều nhất và đặc sắc nhất là hoa tulip với hơn 100 loài muôn màu muônsắc: Từ trắng, hồng,vàng, cam, đỏ, tím cho đến loài tulip đen huyền thoại đượcmệnh danh là “Nữ hoàng bóng đêm” [45]

Trang 20

Từ xa xưa khi bóng tối của màn đêm còn ngự trị, con người đã xem màuđen là huyền bí, có sức mạnh siêu nhiên Hoa tulip màu đen luôn thu hút sự quantâm đặc biệt của con người Người ta tin về vẻ đẹp và sức mạnh tâm linh của nógắn liền với những huyền thoại Mới đây nhất người ta đã nghiên cứu lai tạo rahoa tulip màu đen gán cho nó cái tên rết kêu như “Queen of Night” Vậy là câutruyện “Hoa Tulip đen” của A.Dumas đã trở thành hiện thực.

Mỗi đường phố ở Amsterdam có ít nhất một tiệm bán hoa với những đoátulip tươi thắm lẫn nhân tạo Các chợ hoa trên thuyền dọc theo khu Singelgracht[42]

Ở Mỹ thành phố Seattle, tiểu bang Washington (Mỹ) hoa tulip nở từ tháng

4 đến nửa đầu tháng 5 với những cánh đồng hoa rực rỡ màu sắc, chạy dài ngúttầm mắt Ngành trồng hoa tulip ở Mỹ chỉ mới phát triển từ hơn một thập niên quanhưng hiện quy mô và chủng loại hoa nơi này đã không thua kém Hà Lan, vốnđược mệnh danh là “Vương quốc hoa Tulip” Bước qua tháng 5 những cánh đồnghoa tulip được thu hoạch không chỉ hoa mà cả củ hoa cũng được bán ra khắpnước Mỹ, cũng như tới nhiều nơi trên thế giới

Tại Canada vào khoảng 2 tuần lễ đầu tiên của tháng 5, tại thủ đô Ottawadiễn ra lễ hội hoa tulip như chào đón một mùa xuân ấm áp và tràn đầy sức sống

Lễ hội này thu hút cả triệu du khách từ khắp nơi ghé thăm và mang lại cho nềnkinh tế của vùng Ottawa khoảng 50 triệu USD Lễ hội hoa 2008 có hơn một triệubông hoa tulip thuộc hơn 50 giống hoa khác nhau Đi đến đâu trong thành phốbạn cũng sẽ được gắm những bông hoa tulip đang khoe sắc dưới nắng xuân

Năm 2009 lễ hội hoa tulip Ottawa diễn ra từ ngày 1-18/5 có hơn 30 đại sứquán các nước, trong đó có đại sứ quán Việt Nam tham gia lễ hội Khoảng 300nghìn bông hoa tulip đủ màu sắc thuộc hơn 50 giống khác nhau Lễ hội hoa tulipdiễn ra tại 4 địa điểm dọc “Tuyến đường hoa Tulip”, gồm toà thị chính thành phố,công viên Lansdowne, Công viên Majors Hill Park và công viên Commissionerhoa tulip hiện nay cũng rất phổ biến tại Úc và một số lễ hội được tổ chức trongtháng 9 và tháng 10 của Nam Bán Cầu

Trang 21

Hoa tulip là biểu tượng của Hà Lan từ đó cho đến bây giờ nó là một trongnhững sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của Hà Lan và cũng là nước xuất khẩu hoatulip lớn nhất thế giới tới 125 quốc gia trên thế giới Phần lớn được xuất khẩusang các thị trường như Mỹ, Đức, Nhật, còn lại hàng tỷ củ giống vẫn được giữ tại

Hà Lan [42]

2.3.2 Tình hình sản xuất và phát triển cây hoa Tulip ở Việt Nam

Ở Việt nam hoa tulip chưa được trồng nhiều, số lượng cũng chưa đáp ứngđược yêu cầu của thị trường Trong những năm vừa qua một số doanh nghiệp đãnhập hoa tulip từ Hà Lan, Trung Quốc về Việt Nam bán vào dịp tết Nguyên Đán

và các dịp lễ hội

Đến thời điểm hiện tại ngoài các báo cáo kết quả bước đầu thử nghiệmtrồng hoa tulip của Viện Nghiên Cứu Rau Quả (Gia Lâm – Hà Nội và Hưng Yên)trong các năm 2008-2009 và quy trình trồng hoa tulip tạm thời của Viện NghiênCứu Rau Quả 2009, chưa có nhiều công bố khác về kết quả nghiên cứu cây hoatulip ở Việt Nam Đây cũng là khó khăn của nhóm nghiên cứu khi tiến hành đềtài

2.4 Tình hình nghiên cứu cây hoa trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến nội dung nghiên cứu

2.4.1 Tình hình nghiên cứu các giá thể

Giá thể là khái niệm dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của câytrồng Việc sử dụng các giá thể phù hợp có ý nghĩa đặc biệt đối với cây trồng Giáthể được sử dụng hiện nay gồm: Than củi, gạch nung, rêu, xơ dừa, rễ bèo tây, vỏcây, rễ dương xỉ, trấu hun, sỏi, đất,…

* Rêu: Có dạng sợi, dai, thoàng xốp giữ ẩm rất tốt, hấp thu dinh dưỡng tốt

rất phù hợp với nhiều loài hoa khác nhau nhưng giá thành rất cao, đây cũng lànguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm

* Mụn xơ dừa: Là giá thể tơi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước, giữ ẩm cao,

không mang mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, rẻ tiền, dễ kiếm.Tuy nhiên cũng có nhược điểm thoát nước nhanh, chóng mục, vì vậy dễ bị sâubệnh

Trang 22

* Rễ bèo tây (lục bình): Giữ ẩm tốt, dễ kiếm, rẻ tiền, trong rễ bèo tây có

chứa một phần dinh dưỡng Chính vì vậy, từ xa xưa con người đã dùng để bó bầucành chiết nhanh ra rễ, nhưng chóng mục dễ bị sâu bệnh vì vậy cũng phải thườngxuyên phòng trừ sâu bệnh

* Trấu hun: Rẻ, dễ làm, thoát nước, nhẹ dễ vận chuyển, cung cấp chất

khoáng, làm cứng cây Tuy nhiên không có chất hữu cơ, kém dinh dưỡng, hấp thụnhiệt mạnh nên chỉ dùng cho giâm cây bằng hom và trồng cây giai đoạn đầu

Từ những năm 60 của thế kỷ 20, ở Liên Xô cũ đã tiến hành nghiên cứu vàứng dụng kỹ thuật trồng cây con trong túi nilông trong nhà lưới có mái che đã đạtđược kết quả cao Sau đó phương pháp này đã được phổ biến trong sản xuất nôngnghiệp Phần cải tiến kỹ thuật vườn ươm, nó đã trở thành một nghề kinh doanh,một số nông dân sản xuất cây con với số lượng lớn để bán cho nông dân khác[15]

Đất không phải là môi trường tốt cho cây con Cho thêm cát hoặc cát +than bùn sẽ tạo ra một hỗn hợp rất tốt Nhiều nơi đã và đang phát triển những hỗnhợp đặc biệt mà có thể được sử dụng Những hỗn hợp này không sử dụng đấtruộng khi đất ruộng bị ô nhiễm do sâu bệnh và do hoá chất Sự khác nhau của môitrường nhân tạo được thể hiện như sau:

Theo Lawtence, Neverell (1950) [31] cho biết ở Anh sử dụng hỗn hợp đất+ than bùn + cát thô (tính theo thể tích) có tỷ lệ 2:1:1 để gieo hạt, để trồng cây là7:3:2

Masstallerz (1977) [32] cho biết ở Mỹ đưa ra công thức phối trộn (tính theothể tích) thành phần hỗn hợp bầu bao gồm sét và mùn cát sét và mùn cát có tỷ lệ1:2:2; 1:1:1 hay 1:2:0 đều cho hiệu quả Cho thêm 5,5 – 7,7g bột đá vôi và 7,7 –9,6g Superfosfat cho một đơn vị thể tích

Bunt (1965) [29] sử dụng hỗn hợp cho gieo hạt (theo thể tích 1 than bùnrêu nước + 1 cát +2,4kg/m3 đá vôi nghiền và hỗn hợp trồng cây 3 than bùn rêunước + 1 cát + 1,8kg/m3 đá vôi nghiền đều cho thấy cây con mập và khoẻ

Nghiên cứu thành phần giá thể cho cây con cà chua ở Philippin, Duna(1997) [33] cho biết với một khay có kích thước 35x21x10 con có 72 lỗ (kích

Trang 23

thước lỗ là 6x6cm) thì thành phần bầu có tỷ lệ đất, phân chuồng, trấu hun, là 1:1:1(theo thể tích) và 10g NPK (15:15:15).

Đối với cây ớt nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt là 20-30oc Sốngày trung bình sau khi gieo hạt cho tới khi cây mọc ở to đất khác nhau là khácnhau Sự nảy mầm của hạt có thể thay đổi phụ thuộc vào giống, chất lượng hạtgiống và hỗn hợp đất gieo trồng

Berke (1997) [35] cho biết ở trung tâm nghiên cứu phát triển Rau Châu Á

sử dụng khay có 70 lỗ để gieo cây con Môi trường trong các khay là rêu thanbùn, đất đã được chuẩn bị, hoặc hỗn hợp trong chậu được chuẩn bị từ: Đất + phânchuồng + trấu hun + chất khoáng và cát Sử dụnghỗn hợp 70% rêu than bùn và30% chất khoáng thô Nên tự chuẩn bị hỗn hợp trong chậu sử dụng các thànhphần không thô nếu có thể nên khử trùng bằng nồi hấp hoặc lò nóng ở nhiệt độ

1200C trong 2 giờ Ngoài ra cho thêm một lượng phụ P2O5 và K2O vào giúp cho

sự phát triển của cây con

Theo Kaplina (1976) [37] thì đối với cùng một loại cây nhưng với thànhphần giá thể khác nhau cho năng suất khác nhau: Để gieo hạt cải bắp cải xanh nếuthành phần giá thể gồm 3 phần mùn + 1 phần đất đồi + 0,3 phân bò và trong 1 kghỗn hợp trên cho thêm 1g N, 4g P2O5, 1g K2O thì năng suất sớm đạt 181,7 tạ/ha

Nếu thành phần gía thể gồm than bùn 3 phần + mùn 1 phần + phân bò 1phần và lượng chất khoàng như trên thì năng suất sớm đạt 170tạ/ha Không chỉđối với cải bắp cải xanh mà đối với dưa chuột cũng thế Nếu thành phần giá thểcây con gồm 4 phần mùn + 1 phần đất đồi và trong 1kg hỗn hợp trên cho thêm 1g

N, 4g P2O5, 1g K2O thì năng suất sơm đạt 238 tạ/ha Nếu thành phần giá thể gồm

4 phần mùn + 1 phần đất trồng thì năng suất sớm đạt 189 tạ/ha

Trung Tâm Nghiên cứu phát triển Rau Châu Á (AVRDC) (1992) [30]khuyến cáo việc sử dụng rêu than bùn hoặc chất khoáng được coi như môi trườngtốt cho cây con

Ví dụ: Đối với ớt sử dụng 3 phần than bùn + 1 phần chất khoáng Hỗn hợpđặc biệt bao gồm đất + rêu than bùn + phân chuồng Trấu hun và trấu đốt cũngđược sử dụng như thành phần của hỗn hợp Pha trộn giá thể gồm đất + phân + cát

Trang 24

+ trấu hun theo tỷ lệ 5:3:1:1 cây trồng trong bầu có thể đạt 100% tỷ lệ sống ngoàiruộng, bộ rễ phát triển, vận chuyển đi xa dễ dàng.

Theo Northen (1974) [34] cho rằng, việc cấy cây Phong lan con lấy ra từống nghiệm nên dùng 3 phần vỏ cây thông xay nhuyễn + 1 phần cát hoặc 8 phầnOsmida xay nhuyễn + 1 phần than vụn Giá thể này cho tỷ lệ sống của cây lan concao và cây sinh trưởng phát triển tốt Có nhiều công trình nghiên cứu về thànhphần của giá thể ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng Tuỳ từng loại cây khácnhau mà giá thể có thành phần khác nhau

Theo kết quả điều tra của Viện Thổ Nhưỡng nông hoá (2003) [26], việcnghiên cứu và sử dụng giá thể cây con trong vườn ươm ở Việt Nam trên nhiều đốitượng cây trồng như: Cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau giống vàrau an toàn, hoa cây cảnh vv kết quả nhóm hoa như rau: Giá thể cho hoa và câycảnh của Công ty Đất sạch Thành Phố Hồ Chí Minh cũng có những tính chất lý,hoá học tương đối thích hợp đối với cây trồng, nguyên liệu hữu cơ (xơ dừa) được

xử lý tốt để phối trộn giá thể Giá thể trồng hoa hồng của Thái Lan nhập về cónhiều hạn chế về dinh dưỡng, cả hai loại Cúc và Hồng tỷ lệ hữu cơ còn ít do vậykhả năng giữ ẩm không cao

Tác giả Phạm Thị Kim Thu và Đặng Thị Vân (1997) [21] cho biết nền đất+ phân hữu cơ + cát đen tỷ lệ là 1:1:1 có phủ một lớp cát đen 2 cm lên trên là tốtnhất khi đưa chuối nuôi cấy mô ra vườn ươm Đối với cây con được gieo từ hạtkhả năng thích ứng với môi trường là cao hơn với cấy Invitro nhưng thời kỳ câycon ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển năng suất của cây sau này Vì vậy, việcxác định giá thể và hàm lượng chất khoáng cho cây con trong bầu cũng rất quantrọng

Theo Vũ Công Hậu (1999) [13], để ươm cây ăn quả trong túi PE lý tưởngnhất là dùng một phần mùn hoai + một phần cát và một phần đất thịt trộn đều, câycòn nhỏ cần thoáng thì tăng mùn lên một chút Có người dùng tro + xơ dừa + vụntrấu + mùn cá thay cho mùn nhưng không tốt bằng chỉ nên dùng khi cây mới mọccần thoáng hơn là cần ăn Khi ươm cây giống bằng hom thì đất căm hom phải thậtthoát nước Lúc đầu dùng một phần mùn và 1 phần cát, sau khi hom ra rễ, bắt đầu

Trang 25

nẩy mầm có thể chuyển sang ở giá thể có thêm 1 phần đất thịt (limon) để tăngdinh dưỡng ở túi Polyetylen (PE) dưới đáy nên bỏ thêm một lớp đá răm, cátthô v.v… cho thoát nước.

Ở cây hoa hồng, các tác giả Đặng Văn Đông và CS (2002) [6] cho biết khigieo hạt làm gốc ghép cho thấy vườn ươm tốt nhất là trong nhà che nilon hoặc giáthể gieo trên khay Cây gieo trên khay mọc đều hơn, nhanh hơn và rút ngắn đượcthời gian ươm cây Khi gieo trên nền đất ngoài trời thì phải đưa ra trồng sớm hơn

vì sau trồng phải mất khoảng một tháng cây mới phục hồi sinh trưởng Với giá thểgiâm cành, nó ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ra rễ và tỷ lệ sống của cây, các tácgiả đã đưa ra 2 công thức tốt nhất là: 30% đất đồi + 30% đất phù sa + 40% trấuhun và 20% xỉ than + 40% đất phù sa + 40% trấu hun

Tác giả Trần Khắc Thi (1980) [20] cho biết để trồng cây dựa trên diện tíchdành cho cây vụ Đông, dùng bầu đất để gieo cây con với thành phần vật liệu gồm:60% mùn trấu hoặc rơm đã mục + 20% bùn + 15% phân bắc mục và 5% cát (Tỷ

lệ 3: 1: 0,75: 0,25) Có thể trộn thêm phân hoá học với số lượng 1m3 hỗn hợp rắc0,5kg đạm Sulfat và lân +1,5kg Kali Kết quả cho thấy gieo bầu đảm bảo mật độcây (do tỷ lệ cây sống cao); chất lượng cây con tốt hơn, tranh thủ được thời giangieo sớm hơn từ 10-20 ngày; mỗi ha tiết kiệm được 120 – 150 công giảm nhẹcông gieo và tưới nước

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (2003) [23] bằng nghiêncứu bước đầu đã đưa ra kết quả 5 công thức phối trộn giá thể cho 5 loại cây trồngnhư sau: Cây Hồng Đà Lạt 76,5% than bùn +13,5% bèo dâu + 10% đất; cây cảnh:76,5% than bùn + 6,75% trấu + 6,75% bèo dâu + 10% đất; hoa giống: 45% thanbùn + 22,5% trấu + 22,5% bèo dâu + 10% đất; Ớt: 67,5% than bùn + 22,5% trấuhun + 10% đất và cà chua: 67,5% than bùn +22,5% bèo dâu + 10% đất

Theo Lê Xuân Tảo (2004) [18] đã tiến hành làm thí nghiệm để nghiên cứuloại giá thể thích hợp cho một số hoa trồng chậu là Báo Xuân, hoa Hồng tiểumuội, Cúc Indo Trong đó tác giả đã đưa ra kết luận, giá thể thích hợp để trồngCúc Indo trong chậu gồm 1/4 trấu hun + 2/4 vụn dừa +1/4 phân chuồng, đồng thời

Trang 26

tác giả cũng đề nghị giá thể thích hợp cho cây cúc nói chung là 2 phần đất vườn +

1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần than bùn + 1 phần đá mạt

Kết quả nghiên cứu của Jiang Qing Hai (2000) [14] cho thấy để cây sinhtrưởng phát triển tốt khi phối chế các vật liệu nuôi cấy cần chú ý các điều kiện cơbản bao gồm các tính chất:

- Tính chất vật lý: chủ yếu là mức độ tơi xốp, thông thoáng khí, khả nănghấp thu, khả năng hút nước và độ dầy của vật liệu

- Tính chất hoá học: chủ yếu là độ chua (Trị số pH) và mức độ hút dinhdưỡng

- Tính chất kinh tế: Chủ yếu là mức độ hữu hiệu của vật liệu nuôi cây cóthể sử dụng lại, dễ lấy, tiện lợi cho việc trộn, sạch sẽ, không mùi, giá cả rẻ

2.4.2 Tình hình nghiên cứu về xử lý lạnh và ánh sáng

Theo Triệu Tường Vân, Vương Thu Đông (2000) [27] khi nghiên cứu vềánh sáng của cây hoa Lily Lily là cây ngày dài, thiếu ánh sáng chẳng những ảnhhưởng tới phân hoá hoa mà còn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát dục của hoa.Mùa đông nếu không chiếu ánh sánh bổ sung thì hoa sẽ bị bại dục Vào mùa đôngmỗi ngày chiếu sáng lên 16h – 24h thì cây sẽ lùn đi nhiều, ra hoa nhanh hơn vàgiảm số hoa bị bại dục Khi nụ lớn bằng 0,5cm, xử lý ánh sáng dài ngày 3 tuần lợihơn 1 tuần, 2 tuần

Các tác giả cũng cho biết ánh sáng ít (ngày ngắn) làm tăng chiều cao câylàm cho đốt và cuống hoa dài ra, phẩm chất hoa giảm Cường độ ánh sáng mạnhcũng làm cho nụ bị mù và dễ bị cháy lá, che nắng sẽ giảm được rụng nụ Ngượclại vào mùa đông thiếu ánh sáng, nụ càng dễ bị rụng

Theo Đặng Văn Đông và CS (2009) [11] trong điều kiện mùa đông ở MộcChâu, khi đã ấn định thời điểm thu hoạch hoa tulip, nếu trước khi thu hoạch 15ngày nụ hoa vẫn nhỏ hơn 2cm, có thể dùng nilon quây kín dùng đèn chiếu sáng từ

22 giờ đến 2 giờ để phá vỡ quang chu kỳ, trên luống treo đèn 60W, cách 1,2mtreo 1 đèn, treo ở độ cao 1,5m có tác dụng rút gắn thời gian sinh trưởng của Tulipgiảm khoảng 5 ngày so với không tác động

Trang 27

Ở nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ càng cao số ngày đến khi ra hoa càng ítnhưng nếu nhiệt độ vượt quá phạm vi thích hợp sẽ dẫn đến nụ bại dục.

Hoa Tulip trồng chậu có khả năng ra hoa sớm có thể đưa vào kho lạnh đểhãm lại nhưng cần chú ý không được làm lạnh đột ngột, lúc đầu 15-160C, sau vàingày hạ xuống 8-100C Thời gian xử lý không kéo dài quá chỉ cần từ 5-7 ngày làvừa và cố gắng chiếu sáng bổ sung trong phòng lạnh

Muốn kéo dài thời gian sinh trưởng của Tulip cần tổng hợp các biện pháp

hạ nhiệt độ, giảm ánh sáng bằng cách che nắng

Các tác giả Triệu Tường Vân, Vương Thu Đông (2005) [29] cho rằng mật

độ trồng lily tuỳ theo giống và độ lớn của củ giống Nếu trồng vào lúc nhiệt độcao, ánh sáng đủ thì mật độ trồng cao, còn trồng vào vụ ánh sáng yếu hoặc thiếunắng thì trồng thưa ra Thông thường, cây cách cây 10-15cm hàng cách hàng 15-20cm, nói chung dòng Á Châu và Lily thơm củ to 12-14cm thì mật độ trồng 55-

65 củ/m2, dòng Phương Đông kích thước 16-18cm là 25-35củ/m2

Độ lớn của củ giống ngoài việc liên quan đến mật độ trồng, nó còn có ýnghĩa quyết định đến số lượng nụ hoa/cành và chất lượng hoa Sự lựa chọn kíchthước củ cũng phụ thuộc vào yêu cầu về số lượng hoa, quy tắc chung là củ càngnhỏ thì càng ít nụ hoa hơn và các bộ phận của cây thấp hơn, khi đó cây hoa sẽ nhẹhơn Tuy vậy trồng củ có kích thước lớn, sự sinh trưởng của cây giai đoạn đầu sẽquá mức, dẫn đến hiện tượng cháy lá (bệnh sinh lý), nụ hoa bị thui làm giảm chấtlượng cành hoa Cơ chế trên được tác giả giải thích là do củ có kích thước càng

to, các chất dinh dưỡng tiềm tàng trong củ để cung cấp cho sự sinh trưởng của cây

ở giai đoạn đầu cũng nhiều Chính vì thế, sau khi xử lý và đưa ra trồng củ có kíchthước càng to thì tốc độ sinh trưởng của cây trong giai đoạn đầu càng nhanh, láthoát nước hơn nhiều, bộ rễ lúc này vẫn chưa đủ để hút nước bù lại lượng mất đidẫn đến tế bào ở lá (nhất là các lá non gần ngọn cây) bị thiếu canxi, bị tổn thương

và chết (cháy lá) Hiện tượng cháy lá và nụ hoa bị biến dạng còn do độ ẩm khôngkhí biến động lớn dẫn đến sự thoát hơi nước của cây không ổn định và mất cânbằng giữa sự hút nước của rễ và thoát hơi nước của lá, trồng củ càng to mức độgây hại càng nhiều

Trang 28

Các Công ty sản xuất giống Lily cũng khuyến cáo: Một bộ rễ khoẻ là mộttrong những điều quan trọng nhất để đạt được một sản phẩm chất lượng cao Vớiđiều này, nhiệt độ thích hợp nhất của hoa Lily trong giai đoạn đầu dao động trongkhoảng 12-13oC cho 1/3 chu kỳ sinh trưởng của cây hoặc ít nhất là cho đến khicác bộ phận rễ đã trưởng thành Nếu nhiệt độ thấp hơn trong giai đoạn đầu thì nó

sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng không cần thiết và nếu như nhiệt độ cao hơn 150C

sẽ làm cho chất lượng sản phẩm kém hơn [36]

Lấp đất với một chiều sâu thích hợp từ 6-10 cm đất trên đỉnh của củ, đồngthời dùng rơm rạ, lưới đen che nắng để giảm thoát hơi nước trong đất và cây,ngày trời nắng mỗi này phun nước vài lần cũng là biện pháp cần thiết giúp bộ rễsinh trưởng thuận lợi [36]

Bên cạnh đó tác giả Triệu Trường Vân (2000) [27], Đặng Văn Đông (2004)[7] đưa ra biện pháp khắc phục rất hiệu quả đến sự cháy lá và hoa bị biến dạng đó

là phương pháp trồng cây 2 giai đoạn: Giai đoạn khống chế nhiệt độ để kích thích

rễ nảy mầm và giai đoạn trồng cho ra hoa

Giai đoạn 1: Kích thích ra rễ, nảy mầm.

Sau khi mua củ giống về dỡ bỏ nilon, lấy củ giống ra xếp vào thùng đượcchuẩn bị sẵn, bên dưới đặt giá thể đặt mầm lên trên sau đó lấp giá thể lên trên củ10cm Đặt trong kho lạnh 130C cho ra rễ nảy mầm

Có thể xếp trồng các thùng lên nhau xong phải chú ý xếp chéo nhau chothoáng khí Thùng nảy mầm có thể có thể tận dụng các loại thùng dưới đáy nótnilon rồi cho một lớp giá thể dày 2-3cm, giá thể là mùn cưa, xơ dừa

Độ ẩm giá thể có thể kiểm tra bằng cách dùng tay nắm chặt, thấy nước ướt

ra nhưng không chảy thành giọt là được

Giai đoạn này khoảng 2 tuần, mầm dài khoảng 15 cm rễ lúc này mới xuấthiện hoặc mới nhú dài 0,5 – 1mm, rễ rất mềm yếu không có rễ bên, không có lônghút, chỉ cần có rễ nhú ra là đủ tiêu chuẩn trồng

Giai đoạn 2: Giai đoạn cho ra hoa:

Lấy củ đã nảy mầm, có rễ ra khỏi thùng và mang trồng

Trang 29

Củ giống đã được phá ngủ thì thời vụ trồng là nhân tố ảnh hưởng quantrọng tới thời gian ra hoa.

Trồng trong nhà lưới có thể chủ động khống chế nhiệt độ, ánh sáng, phânbón thì xác định thời gian trồng là xác định được thời gian ra hoa, nhưng ở ngoàitrời thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vậy xác định thời vụ trồng như thế nào?

Ví dụ: Trồng giống Avignon định cắt hoa vào ngày 25/12 căn cứ vào thờigian sinh trưởng bình thường là 95-100 ngày, theo dự báo khí tượng năm nay caohơn mọi năm là 1-20C thì tính theo thời gian sinh trưởng = 95-100 ngày, trừ 5ngày nhiệt độ cao hơn, trừ 3 ngày (củ giống tăng nhiệt dần) tương đương 87 – 92ngày, có thể xác định đại thể gieo trồng từ ngày 29/9 đến ngày 4/10 [27]

Bên cạnh đó Triệu Trường Vân (2005) [28] khi nghiên cứu ảnh hưởng củakích thước củ giống đến giống hoa Lily Sorbone đã chỉ ra rằng: sử dụng củ giống

có kích thước 16-18cm là phù hợp nhất, vừa hạn chế được hiện tượng cháy lá, hoa

bị dị dạng mà vẫn đảm bảo chất lượng cành hoa Nếu sử dụng củ có kích thướcnhỏ hơn thì chất lượng hoa kém hơn

Nếu sử dụng củ có kích thước lớn hơn thì hay bị hiện tượng cháy lá – Tácgiả cũng nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để hạn chế hiện tượng cháy lá khi

sử dụng củ giống có kích thước 18 – 20cm và nhận thấy rằng dùng các vật liệuche phủ mặt luống như vỏ trấu, rơm rạ mục, cũng có thể áp dụng phương pháptrồng cây theo 2 giai đoạn, trong đó có giai đoạn 1 trồng cây trong kho lạnh ởnhiệt độ 12-130C với thời gian là 15 ngày giúp cây sinh trưởng phát triển thuậnlợi, giảm hiện tượng cháy lá và nụ hoa bị biến dạng

2.5 Tổng hợp những vấn đề khoa học công nghệ và nội dung cần đặt ra nghiên cứu, giải quyết ở đề tài này

Ở Việt Nam hoa tulip chưa được nghiên cứu nhiều, đến thời điểm hiện tạingoài các báo cáo kết quả bước đầu thử nghiệm trồng hoa tulip của Viện NghiênCứu Rau Quả (Gia Lâm – Hà Nội và Hưng Yên) trong các năm 2008 – 2009 vàquy trình trồng hoa tulip tạm thời của Viện Nghiên Cứu Rau Quả công bố năm

2009, chưa có nhiều công bố khác về kết quả nghiên cứu cây hoa tulip ở ViệtNam

Trang 30

Vấn đề mà đề tài cần nghiên cứu, giải quyết đó là: Nghiên cứu ảnh hưởngcủa thời vụ trồng, ảnh hưởng của phương thức trồng, ảnh hưởng của giá thể trồng,ảnh hưởng của biện pháp trồng cây theo 2 giai đoạn, ảnh hưởng của phương thứcche sáng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa tulip.

PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1.1 Vật liệu để đánh giá giống

Vật liệu để đánh giá giống là 4 giống tulip nhập nội ký hiệu là SG, IF, LV,DHI, kích thước củ 10 – 12cm Các giống hoa tulip này đều có nguồn gốc từ HàLan được Viên Nghiên Cứu Rau Quả nhập từ công ty Oning của Hà Lan tháng10/2010

Bảng 3.1 Các giống Tulip tham gia thí nghiệm:

Trang 31

T Tên giống Tên la tinh

Ký hiệugiống

Nguồngốc

Cơ quannhập

ViệnNCRQ

4 Hoa màu đỏ carot

nhuỵ vàng, nhị đen

DHI Setchrismas dream DHI Hà Lan

ViệnNCRQ

3.1.2 Vật liệu nghiên cứu kỹ thuật trồng

- Sử dụng một giống tulip nhập nội hoa màu vàng (Strong gold – SG) từ HàLan

- Mụn xơ dừa, vụn trấu hun, chậu nhựa, khay nhựa, phân bón, thuốc bảo vệthực vật, lưới đen, nhà che nilon

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của 4 giốnghoa tulip

- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng phát triển vàchất lượng hoa của giống tulip Strong gold (SG)

3.3 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

3.3.1 Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí ở các địa điểm sau:

+ Khu nhà lưới tại cao nguyên Mộc Châu – Sơn La (Hợp tác xã hoa MộcChâu - Km 84 Thị Trấn Mộc Châu)

+ Viện Nghiên Cứu Rau Quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội

3.3.2 Thời gian nghiên cứu

- Từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2011

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 32

CT1: Giống Strong gold – SG (Hoa màu vàng)

CT2: Giống Ile Defrance – IF (Hoa màu đỏ nhung)

CT3: Giống Leen Vandermark – LV (Hoa màu đỏ viền vàng)

CT4: Giống DHI Set chrismas dream – DHI (Hoa màu đỏ cà rốt)

- Thời gian thực hiện thí nghiệm:

Ngày 10/12/2010 (05/11/2010 âm lịch)

- Nền giá thể là 50% mụn xơ dừa + 50% trấu hun

* Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của giống hoa Tulip Strong gold (SG)

+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của giống hoa Tulip Strong gold (SG)

- Các công thức thí nghiệm:

CT1: Thời điểm trồng 01 – 12 – 2010 (25/10/2010 âm lịch)

CT2: Thời điểm trồng 10 – 12 – 2010 (05/11/2010 âm lịch)

CT3: Thời điểm trồng 20 – 12 – 2010 (15/11/2010 âm lịch)

- Thí nghiệm được tiến hành tại: Mộc Châu - Sơn La và Viện Nghiên CứuRau Quả - Gia Lâm - Hà Nội

+ Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phương thức trồng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của giống hoa Tulip Strong gold (SG).

- Các công thức thí nghiệm:

CT1: Trồng trên luống 70 củ/ luống

CT2: Trồng trong khay nhựa: 70 củ/ khay (kích thước khay 60 x 80 x30cm)

CT3: Trồng trong chậu: 3 củ/ chậu: (Kích thước chậu 25 x 30cm)

Trang 33

CT4: Trồng trong chậu: 5 củ/ chậu (Kích thước chậu 35 x 30cm)

- Thời gian thực hiện thí nghiệm ngày 10/12/2010 (05/11/2010 âm lịch)

- Nền giá thể 50% mụn xơ dừa + 50% trấu hun

+ Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của giống Tulip Strong gold (SG)

- Các công thức thí nghiệm:

CT1: 100% mụn xơ dừa (Đối chứng – Đ/C)

CT2: 40% mụn xơ dừa + 30% trấu hun + 30% đất

CT3: 50% mụn xơ dừa + 50% trấu hun

CT4: 50% mụn xơ dừa + 50% đất

- Thời gian thực hiện thí nghiệm ngày 10/12/2010 (05/12/2010 âm lịch)

+ Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của biện pháp trồng cây theo 2 giai đoạn đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của giống Tulip Strong gold (SG).

- Các công thức thí nghiệm:

CT1: Trồng ngay ra chậu (Đ/C)

CT2: Trồng ở giai đoạn 1 trong kho lạnh với thời gian 10 ngày (T0 = 12 - 130C) CT3: Trồng ở giai đoạn 1 trong kho lạnh với thời gian 15 ngày (T0 = 12 - 130C) CT4: Trồng ở giai đoạn 1 trong kho lạnh với thời gian 20 ngày (T0 = 12 -130C)

- Thời gian thực hiện thí nghiệm ngày 10/12/2010 (05/11 âm lịch)

- Nền giá thể 50% mụn xơ dừa + 50% trấu hun

+ Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của phương thức che sáng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của giống Tulip Strong gold (SG)

- Các công thức thí nghiệm:

CT1: Trồng ngoài tự nhiên (Đ/C)

CT2: Trồng ngoài tự nhiên che một lớp lưới đen (che 30% ánh sáng)

CT3: Trồng trong nhà che nilon

CT4: Trồng trong nhà che nilon có một lớp lưới đen (che 30% ánh sáng)

- Thời gian thực hiện thí nghiệm: Ngày 10/12/2010 (05/11 âm lịch)

- Nền giá thể 50% mụn xơ dừa + 50% trấu hun

3.4.2 Phương pháp bố trí, theo dõi thí nghiệm

Trang 34

- Các thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới bố trí theo khối ngẫu nhiênhoàn chỉnh RCB với 3 lần nhắc lại.

- Thí nghiệm trồng trên luống (70 củ): 1luống/1ô thí nghiệm, trồng trênkhay (70củ): 1 khay/1ô thí nghiệm, trồng chậu: 10 chậu/1ô thí nghiệm

- Các yếu tố phi thí nghiệm được thực hiện đồng nhất như trên các côngthức thí nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và một số biệnpháp kỹ thuật khác áp dụng quy trình kỹ thuật trồng hoa tulip tạm thời của ViệnNghiên cứu Rau quả công bố năm 2009

- Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển (chiều cao số lá), chất lượng hoa (Độdài trục hoa, đường kính nụ, đường kính hoa, chiều cao nụ,…); tiến hành theo dõi

10 cây/ 1ô thí nghiệm theo phương pháp đường chéo 5 điểm

Các chỉ tiêu về tỷ lệ mọc mầm, tỷ lệ ra hoa, tỷ lệ sống tính toán toàn bộ sốcây trên ô thí nghiệm

Các chỉ tiêu sâu, bệnh hại: Điều tra 10 cây/ 1ô theo phương pháp đườngchéo 5 điểm, điều tra lần 1 sau khi trồng 20 ngày, lần 2 sau khi trồng 40 ngày vàcho điểm theo cấp dựa theo tiêu chuẩn ngành của IRRI về phương pháp lấy mẫu

và đánh giá cấp sâu, bệnh

3.4.3 Các bước tiến hành thí nghiệm

* Nội dung 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa

của 4 giống hoa tulip

- TN1: Củ giống được để trong kho lạnh của Công ty cổ phần hoa nhiệt đới

ở nhiệt độ 6 – 70C Chúng tôi đã bỏ ra ngoài kho lạnh 2 ngày sau đó tiến hành bóclớp vảy cứng dưới đáy củ rồi trồng vào trong chậu nhựa màu đen kích thước 35 x

30 cm, mỗi công thức 10 chậu, mỗi chậu 5 cây và bố trí thí nghiệm

* Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng

phát triển và chất lượng hoa của giống hoa tulip Strong gold (SG)

- TN1:

Củ giống được để trong kho lạnh của công ty hoa nhiệt đới to = 6 – 70C.Đối với CT1 bỏ củ ra ngoài kho lạnh ngày 28/11/2010, CT2 bỏ củ ra ngoài kholạnh ngày 08/12/2010, CT3 bỏ củ ra ngoài kho lạnh ngày 18/12/2010 rồi tiến

Trang 35

hành bóc lớp vảy cứng dưới đáy củ sau đó trồng vào chậu nhựa màu đen kíchthước 35 x 30 cm, mỗi công thức 10 chậu, mỗi chậu 5 cây và bố trí thí nghiệm.

- TN2:

Củ giống được để trong kho lạnh của công ty hoa nhiệt đới to = 6 – 70C.Thí nghiệm được trồng vào thời vụ 10/12/2010 Củ giống bỏ ra ngoài kho lạnhngày 08/12/2010 tiến hành bóc lớp vỏ cứng dưới đáy củ rồi trồng vào trong chậu(5củ/chậu, 3 củ/chậu), khay (70 củ), luống (70 củ) để bố trí thí nghiệm

- TN3:

Củ giống được để trong kho lạnh của công ty hoa nhiệt đới to = 6 – 70CThí nghiệm được trồng vào thời vụ 10/12/2010 Củ giống bỏ ra ngoài kholạnh ngày 08/12/2010 tiến hành bóc lớp vỏ cứng dưới đáy củ rồi trồng vào chậunhựa màu đen có kích thước (35 x 30 cm), mỗi công thức 10 chậu, mỗi chậu 5cây để bố trí thí nghiệm

- TN4:

Củ giống được để trong kho lạnh của công ty hoa nhiệt đới to = 6 – 70C.Thí nghiệm được trồng vào thời vụ 10/12/2010 CT1: Củ giống bỏ ra ngoài kholạnh ngày 08/12/2010 tiến hành bóc lớp vỏ cứng dưới đáy củ rồi trồng vào chậunhựa màu đen có kích thước (30 x 35cm) Ngày 10/12/2010 củ giống được dỡ bỏnilon và lấy củ giống ra xếp vào thùng được chuẩn bị sẵn (tận dụng chính giá thể

và các thùng đựng củ tulip, lót một lớp nilon xung quang thúng rồi cho một lớpgiá thể dày 2 – 3cm), đặt củ vào trong thùng, các củ cách nhau khoảng 2 cm, lớpgiá thể lên trên 10cm so với mặt trên của củ Độ ẩm giá thể có thể kiểm tra bằngcách dùng tay nắm chặt thấy nước ướt ra nhưng không chảy thành giọt là được.Sau đó xếp các thùng lên nhau và đặt vào kho lạnh, nhiệt độ trong kho ở mức 12 –

130C CT2 trồng ra chậu ngày 20/12, CT3 trồng ra chậu ngày 25/12, CT4 trồng rachậu ngày 30/12, mỗi công thức 10 chậu, mỗi chậu 5 cây để bố trí thí nghiệm

- TN5:

Củ giống được để trong kho lạnh của công ty hoa nhiệt đới to = 6 – 70C.Thí nghiệm được trồng vào thời vụ 10/12/2010 Củ giống bỏ ra ngoài kho lạnhngày 08/12/2010 tiến hành bóc lớp vỏ cứng dưới đáy củ rồi trồng vào chậu nhựa

Trang 36

màu đen có kích thước (30 x 35cm), mỗi công thức 10 chậu, mỗi chậu 5 cây để bốtrí thí nghiệm.

3.4.4 Các chỉ tiêu theo dõi

* Khả năng sinh trưởng phát triển:

- Thời gian từ trồng đến mọc 50%, ra nụ 50%, nở hoa 50%; đếm số ngày từtrồng đến mọc mầm 50%, ra nụ 50%, nở hoa 50%

Số cây sống

- Tỷ lệ sống (%) = x 100%

Tổng số củ trồng

- Thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày trồng đến hoa báo màu 100% (ngày)

- Chiều cao cây: Đo từ gốc đến hết chiều cao của lá (của cây)

- Chiều cao cây cuối cùng: Đo ở thời điểm chuẩn bị thu hoạch, đo từ gốcđến hết chiều cao hoa (cm)

- Số lá: Đếm toàn bộ số lá/cây, đánh dấu lá cuối cùng của lần đo trước, số

lá lần sau bằng tổng số lá lần trước cộng với số lá ra trong khoảng thời gian giữahai lần đo (lá)

* Năng suất hoa:

Tổng số cây ra hoa

+ Tỷ lệ ra hoa (%) = x 100%

(Tỷ lệ hữu hiệu) Tổng số cây sống

* Chất lượng hoa:

- Độ dài trục hoa: Đo từ gốc đến cuống hoa (cm)

- Đường kính trục hoa: Đo ở vị trí to nhất của cành (cm)

- Chiều dài nụ: Đo ở thời điểm nụ hoa báo màu, đo từ đế hoa cho đến đỉnhhoa (cm)

- Đường kính nụ: Đo ở thời điểm nụ hoa báo màu, đo ở phần phình to nhấtcủa nụ (cm)

- Đường kính hoa: Đo khi hoa nở hoàn toàn, đo khoảng cách lớn nhất giữa 2 đầucánh (cm)

Trang 37

- Độ bền hoa để chậu: Khi hoa báo màu để trong nhà lưới mỗi ngày tướinước một lần, đếm số ngày từ khi báo màu đến khi cánh hoa đầu tiên trên bông bịrụng (ngày)

* Sâu bệnh hại chính trên cây hoa:

- Theo dõi thành phần, mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh hại chủ yếu

* Hiệu quả kinh tế:

+ Tổng thu trên 100 chậu (đồng)

+ Tổng chi trên 100 chậu (đồng)

+ Thu nhập = Tổng thu – Tổng chi (đồng)

Thu nhập+ Hiệu quả đầu tư = (lần)

Tổng chi

3.4.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Tulip trong các thí nghiệm.

-Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa Tulip được thực hiện theo quytrình tạm thời của Viện Nghiên Cứu Rau Quả công bố năm 2009 (được trình bầy

Trang 38

PHẦN IV: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Nội dung 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của 4 giống hoa Tulip.

4.1.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của 4 giống hoa Tulip nhập nội

Hoa tulip là biểu tượng của tình yêu hoàn hảo, thắng lợi và đẹp đẽ Vớimàu sắc đa dạng và phong phú, kỹ thuật trồng và chăm sóc đơn giản, hoa tulipđược nhiều người sản xuất và thị trường ưa chuộng Hàng năm, các nhà nghiêncứu chọn tạo giống không ngừng tạo ra các giống hoa tulip mới nhiều màu sắckhác nhau phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Tuy nhiên, để đưa được cácgiống hoa tulip vào trong sản xuất cần phải tiến hành đánh giá đặc điểm sinhtrưởng, phát triển và khả năng thích ứng của từng giống đối với điều kiện tự

Trang 39

nhiờn, khớ hậu, kỹ thuật canh tỏc của từng vựng sinh thỏi khỏc nhau Từ đú, lựachọn được giống cú triển vọng và tỏc động biện phỏp kỹ thuật hợp lý nhằm nõngcao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa tulip.

4.1.1.1 Tỷ lệ mọc sau trồng và thời gian qua cỏc giai đoạn sinh trưởng của cỏc giống hoa Tulip

Tỷ lệ sống sau trồng và thời gian qua cỏc giai đoạn sinh trưởng là cỏc chỉtiờu quan trọng nhằm đỏnh giỏ khả năng thớch ứng ban đầu và tỡnh hỡnh sinhtrưởng, phỏt triển của cõy trồng với mụi trường sống Giống cú tỷ lệ mọc mầmcao sẽ đảm bảo mật độ trồng trờn một đơn vị diện tớch, là cơ sở cho xỏc địnhnăng suất hoa sau này Kết quả theo dừi tỷ lệ mọc mầm sau trồng và thời gianqua cỏ giai đoạn sinh trưởng của cỏc giống tulip được trỡnh bầy ở bảng 4.1 vàhỡnh 4.1

Bảng 4.1 Tỷ lệ sống và thời gian qua các giai đoạn sinh trởng của các giống

Tulip nghiên cứu

Giống Tỷ lệ mọc

(%) Thời gian từ trồng đến (ngày)

Thời giansinh trởng(ngày)Mọc mầm

50%

Ra nụ50%

Báo màu50%

SG 98,4 6,5 37,5 50,3 53,5

IF 97,0 7,0 29,7 44,7 46,3

LV 97,3 7,0 29,3 43,3 45,7DHI 97,5 7,0 32,5 47,8 49,4CV%

LSD5%

Từ kết quả theo dừi chỳng tụi cú nhận xột:

Do củ tulip đó được phỏ ngủ trước khi trồng đó xuất hiện mầm nờn cỏcgiống tulip thớ nghiệm đều cú tỷ lệ mọc mầm cao, dao động từ 97,0 – 98,4%,thấp nhất là giống số 2 (97,0%) sự chờnh lệch tỷ lệ mọc mầm giữa cỏc giống làkhụng đỏng kể

Tỷ lệ mọc mầm sau trồng cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Chấtlượng củ giống, điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ỏnh sỏng…), kỹ thuậtgieo trồng…Tuy nhiờn do thớ nghiệm được bố trớ trong nhà lưới, cú thể độ chăm

Trang 40

sóc tốt và tương đối đồng đều Sự ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh là khônglớn và đồng nhất như nhau giữa các công thức thí nghiệm.

Hình 4.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống tulip

Về thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng: xác định thời gian qua các

giai đoạn sinh trưởng, phát triển của tulip có ý nghĩa quan trọng để từ đó có chế

độ canh tác hợp lý Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chia quá trình sinhtrưởng, phát triển của tulip làm 3 giai đoạn: Từ trồng đến mọc mầm 50% từtrồng đến ra nụ 50% và từ trồng đến hoa báo màu 50%

Thời gian từ trồng đến mọc mầm giữa các giống là không khác nhau daođộng từ 6,5 - 7,0 ngày là mầm mọc lên khỏi mặt đất được 50% Sự khác nhau vềthời gian sinh trưởng giữa các giống hoa tulip là thời gian từ trồng đến khi ra nụ

và hoa báo màu Thời gian từ trồng đến ra nụ và hoa báo màu của giống LV làngắn nhất (từ trồng đến ra nụ là 29,3 ngày đến hoa báo màu là 43,3 ngày), giống

SG có sinh trưởng, phát triển dài nhất do thời gian từ khi trồng đến ra nụ dài hơngiống LV là 8,2 ngày, thời gian từ trồng đến hoa báo màu dài hơn 7,0 ngày

Như vậy, các giống khác nhau có tỷ lệ sống và thời gian qua các giai đoạnsinh trưởng khác nhau Việc xác định các chỉ tiêu này có ý nghĩa quyết địnhtrong việc bố trí thời gian trồng để thu hoa vào dịp mong muốn

4.1.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá của các giống hoa Tulip nghiên cứu.

Ngày đăng: 07/07/2016, 12:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
37. ΚΑΠΛИНΑ . Γ.T . (1976), PΑСΑДΗΒΙΕ OBЩНΒE KУΛУPΒI, ИЭДΑΤΕΛΒCTBO “KAŬHAP”.IV. Wedside Sách, tạp chí
Tiêu đề: KAŬHAP
Tác giả: ΚΑΠΛИНΑ . Γ.T
Năm: 1976
36. Zaboplant (2006), the Lily is a cut Flower and as a pot plant, http://www.Zaboplant.nl.III. Tài liệu tiếng Nga Link
3. Pham Thị Cậy, Nguyễn Quang Thạch (1994), Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp và GA3 đến sinh trưởng và phát triển của một số cây họ hành Liliaceae. Báo cáo tốt nghiệp Khác
4. Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Thị Lan (2006), Giáo trình phương pháp thí nghiệm. NXB Nông Nghiệp Khác
5. Phạm Văn Duệ (2005), Giáo trình kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.NXB Hà Nội, tr.3 – 12 Khác
6. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, Nguyễn Quang Thạch (2002), Cây hoa hồng và kỹ thuật trồng. NXB Lao Động xã hội, tr.5-10 Khác
7. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2004), Công nghệ trồng hoa cho thu nhập cao – Lily. NXB Lao Động xã hội, tr.3 – 7 Khác
8. Đặng Văn Đông, Nguyễn Văn Tỉnh: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tiên tiến ttrong sản xuất hoa Lily áp dụng cho các tỉnh Miền Bắc Việt Nam – Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 4/2008, tr.32 – 36 Khác
9. Đặng Văn Đông, Trịnh Khắc Quang, Nguyễn Thị Duyên: Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống hoa Loa kèn tứ quý (Lilium longifloum) ở phía Bắc Việt Nam – Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 12/2009, tr.53 – 58 Khác
10. Đặng Văn Đông, Mai Thị Ngoan, Báo cáo thử nghiệm hoa Tulip tai Hưng Yên và Gia Lâm – Hà Nội. Báo cáo khoa học Viện nghiên cứu Rau Quả 12/2009 Khác
11. Đặng Văn Đông, Mai Thị Ngoan, Báo cáo kết quả xây dựng quy trình trồng hoa Tulip tại Việt Nam. Báo cáo khoa học Viện nghiên cứu Rau quả 1/2010 Khác
12. Nguyễn Thị Hải (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng và phân bón lá khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của một số hoa trồng chậu tại Gia Lâm – Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp Hà Nội, tr.1-15 Khác
13. Vũ Công Hậu (1999), Nhân Giống cây ăn trái. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, tr.3 – 23 Khác
14. Trần Văn Mão (Biên dịch), Jiang Qing Hai (2000), Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh (tập I, II, III). NXB Nông nghiệp Khác
15. Trần Văn Lài, Lê Thị Hà (2002), Cẩm nang trồng rau. NXB mũi Cà Mau Khác
16. Hoàng Ngọc Thuận (2000), Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh. Bài giảng cho các lớp cao học Khác
17. Hoàng Ngọc Thuận (2003), Giáo trình kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh – Trường Đại Học Nông nghiệp I Hà Nội, Hà Nội Khác
18. Lê Xuân Tảo (2004), Nghiên cứu giải pgaps kỹ thuật và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất hoa chậu tại vùng Hà Nội, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội – Trung tâm kỹ thuật Rau Hoa Qua, tr.2 – 3 Khác
19. Nguyễn Thị Phương Thảo (1998), Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh một số giống hoa Loa kèn nhập nội (Oriental Hybrid Lily) bằng phương pháp invitro. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Hà Nội, tr.5 – 30 Khác
20. Trần Khắc Thi (1980), Làm bầu cho rau. Báo Khoa học và đời sống số 88 ra ngày 16/8/1980 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w