1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu biến tính dây nano SnO2, WO3 nhằm ứng dụng cho cảm biến khí H2S và NO2

139 530 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 8,55 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHÙNG THỊ HỒNG VÂN NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH DÂY NANO SnO2, WO3 NHẰM ỨNG DỤNG CHO CẢM BIẾN KHÍ H2S VÀ NO2 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU Hà Nội – 2016BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHÙNG THỊ HỒNG VÂN NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH DÂY NANO SnO2, WO3 NHẰM ỨNG DỤNG CHO CẢM BIẾN KHÍ H2S VÀ NO2 Chuyên ngành: Vật liệu điện tử Mã số: 62440123 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN VĂN HIẾU Hà Nội – 20161 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới GS. TS. Nguyễn Văn Hiếu, người Thầy hết lòng hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Đức Hòa, TS. Nguyễn Văn Duy, TS. Vũ Văn Quang, TS. Đặng Thị Thanh Lê và ThS. Nguyễn Văn Toán và tập thể các thầy cô giáo và các cán bộ thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng Cảm biến Nano (iSensors), Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS) đã tận tình chỉ bảo, động viên, giúp đỡ và đóng góp các ý kiến khoa học bổ ích cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin cảm ơn các nghiên cứu sinh và học viên cao học của nhóm iSensors đã hỗ trợ tôi nghiên cứu và làm thí nghiệm thực hiện luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu nói riêng và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nói chung đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Khoa học Đại cương nói riêng và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói chung đã luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ và chia sẻ với tôi để tôi hoàn thành luận án này. Nội dung nghiên cứu của luận án này nắm trong khuông khổ thực hiện và được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted) mã số 103.02.2014.18 và Dự án chương trình sáng kiến nghiên cứu VLIRUOS under code ZEIN2012RIP20. Tác giả Phùng Thị Hồng Vân2 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Nguyễn Văn Hiếu. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 2016 Giáo viên hướng dẫn Tác giả GS. TS. Nguyễn Văn Hiếu Phùng Thị Hồng Vân3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................1 LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................2 MỤC LỤC ......................................................................................................................3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT..................................................6 DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................7 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ ...................................................................8 LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................16 Chương 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................21 1.1. Mở đầu....................................................................................................................21 1.2. Các phương pháp biến tính dây nano cho cảm biến khí.........................................21 1.2.1. Các phương pháp biến tính vật lý.................................................................22 1.2.2. Các phương pháp biến tính hóa học.............................................................27 1.3. Phân loại cảm biến khí dây nano biến tính.............................................................29 1.3.1. Cảm biến khí dây nano biến tính với hạt nano kim loại...............................29 1.3.2. Cảm biến khí dây nano biến tính với oxit khác loại hạt tải..........................35 1.3.3. Cảm biến khí dây nano biến tính với oxit cùng loại hạt tải..........................40 1.4. Kết luận chương 1 ..................................................................................................43 Chương 2: THỰC NGHIỆM......................................................................................44 2.1. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................44 2.2. Thiết bị nghiên cứu.................................................................................................44 2.2.1. Hệ bốc bay nhiệt nằm ngang ........................................................................44 2.2.2. Hệ đo đặc trưng nhạy khí .............................................................................45 2.2.3. Các thiết bị khảo sát hình thái và cấu trúc...................................................47 2.2.4. Các thiết bị dùng trong công nghệ chế tạo linh kiện....................................474 2.3. Nghiên cứu chế tạo cảm biến dây nano SnO2 và WO3...........................................47 2.3.1. Chế tạo cảm biến dây nano SnO2 và WO3 dạng màng trên đế Al2O3...........48 2.3.2. Chế tạo cảm biến dây nano SnO2 và WO3 dạng bắc cầu trên đế SiSiO2 ..........49 2.3.3. Nghiên cứu mọc dây nano SnO2 và WO3......................................................51 2.4. Biến tính dây nano SnO2 và WO3...........................................................................53 2.4.1. Biến tính vật liệu dây nano SnO2 với CuO hoặc NiO...................................53 2.4.2. Biến tính vật liệu dây nano WO3 với RuO2...................................................55 2.5. Kết luận chương 2 ..................................................................................................56 Chương 3: CẢM BIẾN KHÍ H2S TRÊN CƠ SỞ DÂY NANO SnO2 BIẾN TÍNH...57 3.1. Mở đầu....................................................................................................................57 3.2. Cảm biến dây nano SnO2 biến tính với CuO..........................................................58 3.2.1. Hình thái, cấu trúc của dây nano trước và sau khi biến tính .......................59 3.2.2. Đặc trưng hồi đáp với khí H2S của cảm biến dây nano trước và sau khi biến tính........................................................................................................60 3.2.3. Ảnh hưởng nhiệt độ đến độ đáp ứng, thời gian hồi đáp và hồi phục của cảm biến.......................................................................................................62 3.2.4. Ảnh hưởng nồng độ khí đến độ đáp ứng, thời gian đáp ứng và hồi phục của cảm biến .......................................................................................................66 3.2.5. Ảnh hưởng của nồng độ tiền chất biến tính đến độ đáp ứng khí của cảm biến ......................................................................................................68 3.2.6. Độ chọn lọc và độ ổn định của cảm biến với khí H2S .................................70 3.3. Cảm biến dây nano SnO2 biến tính với NiO ..........................................................72 3.3.1. Hình thái và cấu trúc của dây nano trước và sau khi biến tính ...................72 3.3.2. Đặc trưng hồi đáp với khí H2S của dây nano trước và sau khi biến tính...........75 3.3.3. Ảnh hưởng nhiệt độ đến độ đáp ứng, thời gian đáp ứng và hồi phục với khí H2S .........................................................................................................77 3.3.4. Ảnh hưởng nồng độ khí H2S đến độ đáp ứng thời gian đáp ứng và hồi phục...795 3.3.5. Ảnh hưởng của nồng độ tiền chất biến tính đến độ đáp ứng khí H2S ............82 3.3.6. Khả năng nhạy khí H2S ở nồng độ thấp (subppm) của cảm biến................84 3.3.7. Độ chọn lọc của cảm biến ............................................................................85 3.3.8. Cơ chế nhạy khí H2S của dây nano SnO2 biến tính NiO ..............................86 3.4. Kết luận chương 3 ..................................................................................................88 Chương 4: CẢM BIẾN KHÍ NO2 TRÊN CƠ SỞ DÂY NANO WO3 BIẾN TÍNH ..89 4.1. Mở đầu....................................................................................................................89 4.2. Cảm biến dây nano WO3 dạng màng chế tạo bằng công nghệ mọc trực tiếp ........91 4.2.1. Hình thái và cấu trúc của cảm biến dây nano WO3 dạng màng...................92 4.2.2. Tính chất nhạy khí của cảm biến dây nano WO3 dạng màng trên đế Al2O3 ......................................................................................................95 4.3. Sự tăng cường tính chất nhạy khí bằng biến tính với RuO2...................................98 4.3.1. Hình thái và cấu trúc của dây nano WO3 biến tính với RuO2 ......................98 4.3.2. Tính chất nhạy khí của dây nano WO3 biến tính RuO2 ..............................101 4.4. Sự tăng cường tính chất nhạy khí của cảm biến dây nano WO3 bằng cấu trúc đa chuyển tiếp dâydây.....................................................................................................105 4.4.1. Hình thái và cấu trúc của cảm biến với các thời gian mọc khác nhau ..........105 4.4.2. Ảnh hưởng của thời gian mọc đến đặc trưng nhạy khí ..............................108 4.4.3. Nhiệt độ làm việc tối ưu và giới hạn đo của cảm biến ..............................112 4.4.4. Độ chọn lọc và độ ổn định của cảm biến với khí NO2................................115 4.5. Kết luận chương 4 ................................................................................................115 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................117 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................119 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ..................1366 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1. ALD : Lắng đọng lớp nguyên tử (Atom layer deposition) 2. EDXEDS : Phổ tán xạ năng lượng tia X (Energydispersive Xray spectroscopy) 3. FESEM : Kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường (Field emission scanning electron microscopy) 4. HRTEM : Kính hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao (High resolution transmission electron microscopy) 5. JCPDS : Ủy ban chung về tiêu chuẩn giản đồ nhiễu xạ của vật liệu bột (Joint Committee on Powder Diffraction Standards) 6. MFC : Bộ điều khiển lưu lượng khí (Mass flow controller) 7. MOS : Oxit kim loại bán dẫn (Metal oxyde semiconductor) 8. ppb : Một phần tỷ (Part per billion) 9. ppm : Một phần triệu (Part per million) 10. SAED : Phổ giản đồ nhiễu xạ điện tử chọn lọc vùng (Selectedarea electron diffraction) 11. TEM : Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission electron microscopy) 12. XRD : Giản đồ nhiễu xạ tia X (Xray powder diffraction) 13. mM : milimol 14. SEM : Kính hiển vi điện tử quét (Scanning electron microscopy) 15. FFT : Biến đổi Fourier hai chiều (Fourier transformation)7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Cảm biến khí trên cơ sở dây nano oxit kim loại bán dẫn biến tính với các vật liệu nano kim loại có tính xúc tác..................................................................................34 Bảng 1.2: Cảm biến khí dây nano biến tính với oxit khác loại hạt tải..........................35 Bảng 1.3: Cảm biến khí trên cơ sở dây nano oxit kim loại bán dẫn biến tính với các vật liệu nano oxit kim loại cùng loại hạt tải. .......................................................................408 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Ảnh (a) TEM và (b) HRTEM thanh nano SnO2 biến tính với các hạt nano Pd 5. ..................................................................................................................22 Hình 1.2: Mô hình linh kiện cảm biến (a); dây nano SnO2 biến tính bề mặt bằng các hạt nano Pd (b) và độ hồi đáp với khí O2 và H2 ở hai nhiệt độ khác nhau (c) 73.......23 Hình 1.3: Cảm biến dây nano SnO2 biến tính với các hạt nano Cr2O3: ảnh SEM (a) và TEM (b) của dây nano phủ Cr2O3; độ hồi đáp với các khí khử (c) và khí oxi hóa (d) 19. ...........................................................................................................23 Hình 1.4: (a) Ảnh SEM dây nano SnO2 biến tính với thanh nano In2O3 37; (b) mô hình dây nano ZnO biến tính với các hạt nano CuO 26; ảnh TEM dây nano ZnO biến tính với (c) NiO 97 và (d) Co3O4 96 bằng phương pháp bốc bay nhiệt...................24 Hình 1.5: Ảnh TEM dây nano SnO2 chưa biến tính (a) và đã biến tính bằng hạt nano Ag có kích thước 5 nm (b), 10 nm (c) và 50 nm (d); Ảnh bên phải là độ hồi đáp với các khí C2H5OH, NH3, H2 và CO của dây nano chưa biến tính và biến tính bằng hạt Ag kích thước 5 nm 46. ....................................................................................................25 Hình 1.6: Sơ đồ quy trình biến tính dây nano ZnO với Mo bằng phương pháp nhúng kết hợp với giai đoạn xử lý nhiệt ở 600C 153...........................................................25 Hình 1.7: Dây nano ZnO chưa biến tính (a) và đã biến tính với Pd (b) bằng phương pháp chiếu tia cực tím 42............................................................................................26 Hình 1.8: Sơ đồ phương pháp nhỏ phủ để biến tính bề mặt dây nano SnO2 với oxit LaOCl 139. ..................................................................................................................26 Hình 1.9: Các bước biến tính dây nano In2O3 bằng phương pháp tự sắp xếp hạt vàng nano đã citrate hóa 1...................................................................................................279 Hình 1.10: Biến tính dây nano SnO2 với Pd bằng cách khử trực tiếp ion Pd2+ sử dụng tia  15.........................................................................................................................28 Hình 1.11: Cơ chế nhạy khí của cảm biến trên cơ sở vật liệu oxit kim loại bán dẫn biến tính với hạt nano kim loại (M): (a) cơ chế hóa học và (b) cơ chế điện tử 158, 160......30 Hình 1.12: (a) Mô hình cơ chế nhạy khí của dây nano oxit kim loại biến tính bằng hạt nano kim loại có tính xúc tác: (1) ion oxy hấp phụ ở các vị trí sai hỏng của bề mặt dây nano; (2) phân tử oxy được phân tách theo cơ chế “tràn” (spillover) rồi mới hấp thụ trên bề mặt dây nano; (3) phân tử oxy hấp phụ trên hạt nano khuếch tán theo bề mặt dây. RS là bán kính hiệu dụng của vùng “tràn” và RC là bán kính hiệu dụng do bắt giữ oxy của hạt nano. (b) Mô hình vùng năng lượng của dây nano biến tính 73. ............31 Hình 1.13: Cơ chế nhạy khí điện tử (tiếp xúc Schottky) của dây nano oxit kim loại bán dẫn biến tính với hạt nano kim loại: sự thay đổi độ rộng vùng nghèo của dây nano trước (a) và sau (b) khi biến tính với hạt nano kim loại; (c, d) mô hình tổng quát vùng năng lượng của chuyển tiếp Schottky giữa dây nano oxit kim loại bán dẫn và hạt nano kim loại; và (e) sự thay đổi chiều dày vùng nghèo của dây nano trong môi trường khí khử và khí oxi hóa 1....................................................................................................32 Hình 1.14: Sơ đồ mức năng lượng (a) trước và (b) sau khi kết hợp dây nano ZnO (loại n) với hạt nano Co3O4 (loại p). ............................................................................36 Hình 1.15: Mô hình và cấu trúc vùng năng lượng của dây nano CuO (loại p) biến tính bằng các hạt nano SnO2 (loại n) (a) trước và (b) sau khi tiếp xúc với khí NH3 ( – điện tử; o – lỗ trống) 92.............................................................................................................36 Hình 1.16: Dây nano CuO (loại p) biến tính bằng các hạt nano TiO2 (loại n) 18. ....38 Hình 1.17: Cơ chế nhạy khí của dây nano oxit kim loại bán dẫn biến tính trên cơ sở chuyển tiếp pn và theo nồng độ hạt tải: (a) Dây nano loại n biến tính với hạt nano loại p; (b) sự hình thành vùng nghèo của dây nano biến tính với nồng độ hạt tải của vật10 liệu biến tính lớn hơn nhiều so với dây nano; (c) trường hợp ngược lại; (d,e) mô hình vùng năng lượng của dây nano và vật liệu biến tính trước và sau khi biến tính 1. ....39 Hình 1.18: Cơ chế nhạy khí của dây nano biến tính trên cơ sở tiếp xúc dị thể có cùng loại hạt tải: (a) trường hợp dây nano có công thoát điện tử nhỏ hơn so với vật liệu biến tính và (b) dây nano có công thoát điện tử lớn hơn vật liệu biến tính 1.....................41 Hình 1.19: Cơ chế nhạy khí của dây nano biến tính trên cơ sở tiếp xúc dị thể có cùng loại hạt tải pp: (a) dây nano CuO và hạt nano Co3O4 và (b) dây nano CuO và hạt nano NiO 20.........................................................................................................................42 Hình 2.1: Sơ đồ hệ bốc bay nhiệt nằm ngang (a) và ảnh chụp hệ bốc bay nhiệt nằm ngang (b). .............................................................................................................45 Hình 2.2: Hệ đo cảm biến khí: (a) sơ đồ nguyên lý của hệ đo và (b) thiết bị nguồn dòng và đo thế. ........................................................................................................................46 Hình 2.3: Chế tạo cảm biến dây nano SnO2 trên đế Al2O3: (a) Đế nhám Al2O3, (b) mặt nạ kim loại thứ nhất, (c) đế Al2O3 sau khi phủ lớp xúc tác Au (dày 10 nm); (d) mặt nạ kim loại thứ hai; (e) đế Al2O3 đã phủ lớp xúc tác Au và điện cực Pt (dày 200 nm), (f,g) đế Al2O3 sau khi mọc dây nano.....................................................................................48 Hình 2.4: Chế tạo cảm biến bằng mọc bắc cầu trực tiếp dây nano SnO2 trên điện cực: (1) oxi hóa đế Si để tạo lớp SiO2; (2) phủ lớp cản quang; (3) quang khắc để tạo hình điện cực; (4) phủ liên tiếp 2 lớp kim loại CrPt để chế tạo điện cực rồi liftoff tạo điện cực răng lược; (5) mọc dây nano SnO2 bằng bốc bay nhiệt. .........................................49 Hình 2.5: Chế tạo cảm biến dây nano WO3 mọc trực tiếp trên đảo xúc tác rời rạc: (1) oxi hóa nhiệt đế Si để tạo lớp SiO2; (2) quang khắc tạo hình điện cực và phủ liên tiếp hai lớp kim loại Cr và Pt; (3) quang khắc tạo hình các đảo xúc tác phủ liên tiếp hai lớp kim loại Cr và W; (4) mọc dây nano WO3 bằng bốc bay nhiệt.....................................5011 Hình 2.6: Sơ đồ sắp xếp thuyền chứa bột nguồn Sn và đế (Al2O3 hay Si) đã phủ điện cực trong các ống thạch anh. .........................................................................................51 Hình 2.7: Sơ đồ sắp xếp thuyền chứa bột nguồn WO3 và đế (Al2O3 hay SiSiO2) đã phủ điện cực trong các ống thạch anh. ..........................................................................53 Hình 2.8: Các bước biến tính dây nano SnO2 với CuO: (1) nhỏ phủ dung dịch Cu(NO3)2 trên bề mặt cảm biến; (2) để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng; (3) xử lý ở 600oC trong thời gian 3 giờ........................................................................................................................55 Hình 2.9: Các bước biến tính dây nano SnO2 với NiO: (1) nhỏ phủ dung dịch NiCl2 trên bề mặt cảm biến; (2) để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng; (3) xử lý ở 600oC trong thời gian 3 giờ................................................................................................................55 Hình 3.1: Hình thái bề mặt dây nano SnO2 trước và sau khi biến tính với CuO: ảnh FESEM (a) điện cực sau khi mọc dây nano SnO2, (b, c) dây nano SnO2 trên điện cực trước khi biến tính và dây nano SnO2 sau khi biến tính với các dung dịch tiền chất Cu(NO3)2 có các nồng độ (d) 1 mM, (e) 10 mM và (f) 100 mM...................................59 Hình 3.2: Phổ tán xạ năng lượng của các mẫu dây nano SnO2 biến tính với các dung dịch tiền chất Cu(NO3)2 ở các nồng độ (a) 1 mM, (b) 10 mM và (c) 100 mM.............59 Hình 3.3: Đặc trưng hồi đáp khí H2S của cảm biến dây nano SnO2 (ae) đo trong khoảng nhiệt độ 200400C và dây nano biến tính SnO2CuO (fl) đo trong khoảng nhiệt độ 150400C........................................................................................................61 Hình 3.4: Độ đáp ứng khí H2S được biểu diễn phụ thuộc vào nhiệt độ làm việc của cảm biến trên cơ sở dây nano SnO2 (a) và dây nano SnO2CuO 10 mM Cu(NO3)2 (b). ........63 Hình 3.5: Thời gian hồi đáp với khí H2S (nồng độ 0,25 và 2,5 ppm) thay đổi theo nhiệt độ: cảm biến trên cơ sở (a,b) dây nano SnO2 và (c,d) dây nano SnO2CuO........6412 Hình 3.6: Độ đáp ứng khí H2S biểu diễn theo nồng độ khí H2S của cảm biến (a) dây nano SnO2 và (b) dây nano SnO2CuO 10 mM Cu(NO3)2. ........................................66 Hình 3.7: (a,b) Thời gian đáp ứng và (c,d) thời gian hồi phục của cảm biến dây nano SnO2 (a,c) trước và (b,d) sau khi biến tính với CuO 10 mM Cu(NO3)2 biểu diễn theo nồng độ ở 250C.............................................................................................................67 Hình 3.8: Đặc trưng nhạy khí H2S của các mẫu cảm biến dây nano biến tính SnO2CuO (dung dịch Cu(NO3)2 có nồng độ (a,d) 1 mM, (b,e) 10 mM và (c,f) 100 mM) đo ở (a,b,c) 200C và (d,e,f) 250C......................................................................................68 Hình 3.9: Sự phụ thuộc của độ đáp ứng theo nồng độ khí H2S của cảm biến dây nano SnO2 và SnO2CuO ở (a) 200C và (b) 250C. .............................................................69 Hình 3.10: Đặc trưng chọn lọc của cảm biến SnO2CuO ở đo ở 200C với các khí (a) LPG, (b) CO, (c) H2 và (d) NH3. (e) So sánh độ đáp ứng cảm biến khi đo với 1000 ppm LPG, 1000 ppm H2, 1000 ppm NH3, 100 ppm CO và 1 ppm H2S. ...............................71 Hình 3.11: Độ ổn định của cảm biến trên cơ sở dây nano SnO2 với khí H2S ở nồng độ 2,5 ppm tại nhiệt độ 250C của 14 chu kỳ thổi khí.......................................................71 Hình 3.12: Ảnh SEM của dây nano SnO2 (a) trước khi biến tính và (b) sau khi biến tính với NiO, hình nhỏ là kết quả phân tích EDX. ........................................................72 Hình 3.13: Giản đồ nhiễu xạ tia X của dây nano SnO2 (a) chưa biến tính và (b) và sau khi biến tính với NiO.....................................................................................................73 Hình 3.14: (a) Ảnh quang học của cảm biến dây nano SnO2; (b) ảnh SEM dây nano SnO2, (c,e) ảnh TEM và (d,f) HRTEM của dây nano (c,d) SnO2 và (e,f ) SnO2NiO. ...74 Hình 3.15: So sánh đặc trưng đáp ứng khí H2S của cảm biến dây nano (a) SnO2 và (b) SnO2 biến tính với NiO đo ở 300, 350 và 400C. .........................................................7613 Hình 3.16: Độ đáp ứng khí H2S biểu diễn phụ thuộc theo nhiệt độ của cảm biến dây nano.........................................................................................................................77 Hình 3.17: Độ đáp ứng khí H2S của cảm biến dây nano SnO2 và dây nano SnO2NiO (a) thời gian đáp ứng (b) và thời gian hồi phục (c) được biểu diễn phụ thuộc theo nhiệt độ với nồng độ khí 10 ppm H2S.......................................................79 Hình 3.18: Độ đáp ứng biểu diễn phụ thuộc theo nồng độ khí H2S của cảm biến dây nano (a) SnO2 và (b) SnO2 biến tính NiO......................................................................80 Hình 3.19: Thời gian hồi đáp của cảm biến dây nano (a) SnO2 và (b) SnO2 biến tính NiO ở nhiệt độ 350C....................................................................................................81 Hình 3.20: So sánh đặc trưng đáp ứng khí H2S ở 300C của dây nano SnO2 biến tính với các dung dịch NiCl2 có các nồng độ 1, 10 và 100 mM...........................................82 Hình 3.21: So sánh độ đáp ứng của cảm biến ở 300C khi dây nano SnO2 trước và sau khi biến tính với dung dịch NiCl2 có các nồng độ 1, 10 và 100 mM...........................83 Hình 3.22: Độ đáp ứng khí H2S của dây nano SnO2 biến tính với dung dịch NiCl2 10 mM đo ở (a) 300C, (b) 350C, (c) 400C và (d) biểu diễn phụ thuộc theo nhiệt độ với nồng độ khí H2S ở 100 ppb và 500 ppb. ................................................................84 Hình 3.23: So sánh độ đáp ứng khí của cảm biến dây nano SnO2 với dây nano SnO2 biến tính NiO khi đo với 1 ppm H2S, 5 ppm NH3, 200 ppm C2H5OH và 1 ppm NO2 ......85 Hình 3.24: Mô hình cơ chế nhạy khí H2S của dây nano SnO2 biến tính bề mặt với hạt nano NiO 1. .........................................................................................................86 Hình 4.1: (a) Ảnh quang học của điện cực trước khi mọc dây nano WO3 và (b) sau khi mọc dây nano WO3; (c) Ảnh SEM của cảm biến, (d) hình thái bề mặt dây ở vùng giữa 2 điện cực, (e) phần điện cực Pt và (f) vùng ranh giới giữa điện cực Pt và phần nền W.........92 Hình 4.2: (a) Ảnh TEM, (b,c) ảnh HRTEM và (d) phổ SAED của dây nano WO3. ....9414 Hình 4.3: Giản đồ nhiễu xạ tia X của dây nano (a) W18O49 và (b) WO3 trên đế Al2O3....94 Hình 4.4: Đặc trưng đáp ứng khí NO2 của cảm biến dây nano WO3 ở (a) 200C, (b) 250C và (c) 300C với các nồng độ 1; 2,5 và 5 ppm. (d) Độ đáp ứng khí phụ thuộc nồng độ khí NO2............................................................................................................96 Hình 4.5: Đặc trưng đáp ứng khí NO2 của 12 cảm biến sau 1 lần chế tạo: (a) cảm biến dây nano WO3 chế tạo trên đế Al2O3, (b) đặc trưng đáp ứng khí của 12 cảm biến, (c) giá trị độ đáp ứng khí ở các vị trí tương ứng, (d) đặc trưng đáp ứng khí với 7 và 11 chu kỳ khí của cảm biến trước và sau 3 tháng và (e) phân bố độ đáp ứng khí theo số chu kỳ khí với nồng độ 1 ppm ở 300C. ...................................................................................98 Hình 4.6: Ảnh FESEM của dây nano WO3 (a) trước và (b) sau khí biến tính với hạt nano RuO2; (c) giản đồ nhiễu xạ tia X, (d) phổ tán xạ năng lượng (EDX); (e,f) ảnh HRTEM của dây nano WO3 biến tính với RuO2 và (g) ảnh biến đổi Fourier (FFT) của hạt RuO2................................................................................................................100 Hình 4.7: Đặc trưng độ đáp ứng khí NO2 của dây nano WO3 biến tính với dung dịch tiền chất Ru(OOCCH3)2 có nồng độ (a) 1 mM, (b) 10 mM, (c) 100 mM và (d) độ đáp ứng phụ thuộc theo nồng độ khí NO2..........................................................................101 Hình 4.8: Sự phụ thuộc của thời gian đáp ứng (a) và thời gian hồi phục (b) vào nồng độ khí NO2 ở nhiệt độ 250C của các mẫu trước và sau khi biến tính RuO2..............102 Hình 4.9: So sánh độ đáp ứng khí của cảm biến dây nano WO3 trước và sau khi biến tính với các khí NO2 (5 ppm), NH3 (10 ppm), H2S (10 ppm) và CO (10 ppm) ở 250C. ......103 Hình 4.10: Ảnh FESEM của cảm biến dây nano WO3 mọc trên các đảo xúc tác rời rạc với thời gian mọc 30 phút............................................................................................106 Hình 4.11: Các mẫu cảm biến dây nano WO3 chế tạo với thời gian mọc khác nhau: 1 giờ (a1a3); 1,5 giờ (b1b3); 2 giờ (c1c3); 2,5 giờ (d1d3) và 3 giờ (e1e3)....................10715 Hình 4.12: Ảnh (a) HRTEM và (b) TEM của dây nano WO3; (c) ảnh biến đổi Fourier hai chiều (FFT) của ảnh TEM và phổ biểu diễn sự phân bố 26 mặt phẳng trong 10 nm (d). ...................................................................................................................108 Hình 4.13: Đặc trưng đáp ứng khí NO2 (nồng độ 1; 2,5; 5 và 10 ppm) của cảm biến trên cơ sở dây nano WO3 với các thời gian mọc (1; 1,5; 2,5 và 3 giờ) và nhiệt độ làm việc của cảm biến (200, 250, 300 và 350C) khác nhau.....................................109 Hình 4.14: Độ đáp ứng khí NO2 (a) phụ thuộc vào thời gian mọc với các nhiệt độ khác nhau tại nồng độ khí 10 ppm, (b) phụ thuộc vào nồng độ khí ở nhiệt độ 250C. .......111 Hình 4.15: Thời gian đáp ứng (a) và thời gian hồi phục (b) theo thời gian mọc dây và nhiệt độ làm việc của cảm biến dây nano WO3...........................................................112 Hình 4.16: Đặc trưng đáp ứng khí NO2 của mẫu cảm biến chế tạo với thời gian mọc là 2h: (a) phụ thuộc vào nhiệt độ và (b) phụ thuộc vào nồng độ. Hình nhỏ: giá trị nhiễu sai số trung bình thực nghiệm và tính từ đường fit ở 250C.......................................113 Hình 4.17: Đặc trưng hồi đáp khí ở 250C với 1 ppm NO2 của mẫu cảm biến dây nano WO3 mọc trong 2 giờ trong 15 chu kỳ thổi khí và so sánh độ đáp ứng của mẫu cảm biến mọc trong 2 giờ với các loại khí CO (100 ppm), H2 (100 ppm); NH3 (100 ppm) và NO2 (10 ppm) ở 250C. ...........................................................11416 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ micro và nano. Khái niệm công nghệ nano đã trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi từ việc chế tạo các linh kiện điện tử, các rô bốt siêu nhỏ đến việc ứng dụng trong mặt hàng thông thường như mỹ phẩm, dược phẩm, hàng may mặc... Khái niệm nano được Norio Taniguchi sử dụng lần đầu tiên vào năm 1974 và được định nghĩa rộng như là các công nghệ, vật liệu liên quan đến các kích thước trong khoảng 0,1 đến 100 nm 135. Ngày nay, cảm biến khí được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quan trắc môi trường, cảnh báo cháy nổ, giám sát chất lượng khí thải công nghiệp... Do nhu cầu ứng dụng rất lớn của loại cảm biến này trong thực tế, nên trong các nghiên cứu gần đây người tập trung vào việc phát triển các loại cảm biến khí thế hệ mới trên cơ sở vật liệu có cấu trúc nano với nhiều tính năng ưu việt như giá thành thấp, kích thước bé, độ ổn định cao, công suất tiêu thụ nhỏ và cải thiện được ba tính chất còn hạn chế của loại cảm biến khí oxit kim loại bán dẫn đó là độ nhạy, độ chọn lọc và độ ổn định. Các công trình nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng, dây nano là vật liệu lý tưởng để chế tạo các loại cảm biến khí thế hệ mới vì ngoài diện tích bề mặt riêng lớn, chúng còn có chiều dài Debye tương đương với đường kính dây, trong khi chiều dài của chúng là một kênh bán dẫn lý tưởng. Tuy nhiên, cảm biến khí trên cơ sở dây nano vẫn tiêu thụ công suất tương đối lớn và độ chọn lọc kém. Một trong những biện pháp khá hiệu quả để nâng cao khả năng nhạy khí của cảm biến dây nano là biến tính bề mặt dây nano với các vật liệu có hoạt tính xúc tác thích hợp với khí cần phân tích. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu biến tính dây nano SnO2, WO3 nhằm ứng dụng cho cảm biến khí H2S và NO2”. 2. Mục tiêu của luận án Phát triển được cảm biến khí H2S có độ nhạy và độ chọn lọc cao trên cơ sở dây nano SnO2 biến tính. Phát triển được cảm biến khí NO2 trên cơ sở dây nano WO3 và dây nano WO3 biến tính.17 Có được những hiểu biết nhất định về cơ chế nhạy khí của các cảm biến dây nano biến tính đã phát triển. 3. Nội dung nghiên cứu Ổn định các quy trình công nghệ chế tạo cảm biến dây nano SnO2 bằng phương pháp mọc trực tiếp dây nano trên chip điện cực. Nghiên cứu biến tính cảm biến dây nano SnO2 với các vật liệu xúc tác nano như CuO và NiO để tăng cường tính chất nhạy khí của cảm biến với khí H2S. Nghiên cứu các quy trình công nghệ chế tạo cảm biến dây nano WO3 bằng phương pháp mọc trực tiếp trên chip điện cực. Nghiên cứu biến tính cảm biến dây nano WO3 với hạt nano RuO2 để tăng cường tính chất nhạy khí của cảm biến với khí NO2. Nghiên cứu cơ chế nhạy khí H2S và NO2 của các cảm biến dây nano biến tính. 4. Đối tượng nghiên cứu Vật liệu dây nano oxit kim loại bán dẫn (SnO2 và WO3) và các vật liệu nano có tính xúc tác như RuO2, NiO và CuO. Các loại khí độc H2S và NO2. 5. Phương pháp nghiên cứu Chế tạo dây nano oxit kim loại bán dẫn (SnO2 và WO3) bằng phương pháp bốc bay nhiệt. Chế tạo cảm biến dây nano bằng phương pháp mọc trực tiếp dây nano lên đế SiSiO2 hoặc Al2O3 kết hợp với các kỹ thuật quang khắc, phún xạ… Khảo sát cấu trúc và hình thái học của vật liệu chế tạo được bằng phương pháp kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường (FESEM), phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao (HRTEM) kết hợp với đo phổ nhiễu xạ điện tử chọn lọc vùng (SAED), giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) và phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX). Khảo sát đặc trưng nhạy khí của cảm biến trên cơ sở các vật liệu dây nano trước và sau khi biến tính bề mặt bằng hệ đo cảm biến khí có kết nối với máy tính.18 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án đã đưa ra được các quy trình ổn định để chế tạo vật liệu dây nano bằng phương pháp mọc trực tiếp trên điện cực. Luận án đã đưa ra được các quy trình đơn giản và hiệu quả nhằm biến tính bề mặt vật liệu dây nano bằng phương pháp nhỏ phủ kết hợp với ủ ở nhiệt độ cao. Các kết quả khảo sát đặc trưng nhạy khí của các cảm biến chế tạo được cho thấy các cảm biến này có khả năng nhạy tốt với các khí độc (H2S và NO2) cũng như có khả năng chọn lọc khi so sánh với một số khí khác, đây là tiền đề phát triển các loại cảm biến phục vụ quan trắc môi trường cũng như các hệ đa cảm biến dùng làm mũi điện tử. 7. Những đóng góp mới của luận án Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng chú ý sau: Cảm biến dây nano SnO2 được chế tạo thành công bằng phương pháp mọc trực tiếp trên điện cực (onchip), sau đó được biến tính bề mặt với các hạt nano NiO bằng cách nhỏ phủ dung dịch NiCl2 rồi xử lý nhiệt ở 600C. Cảm biến khí trên cơ sở vật liệu dây nano SnO2 biến tính với NiO cho thấy khả năng nhạy khí H2S rất tốt với độ đáp ứng rất cao, độ chọn lọc tốt và thời gian hồi phục nhanh. Sự tăng cường độ đáp ứng khí H2S của cảm biến là do hoạt tính xúc tác của các hạt nickel oxit và sự hình thành các đa chuyển tiếp npnp. Kết quả này đã được công bố trong bài báo “Giant enhancement of H2S gas response by decorating ntype SnO2 nanowires with ptype NiO nanoparticles” N.V. Hieu, P.T.H. Van và cộng sự, Appl. Phys. Lett. 101 (2012) 253106. IF2014: 3,30. Cũng bằng phương pháp bốc bay nhiệt và mọc trực tiếp trên điện cực, chúng tôi đã chế tạo thành công dây nano WO3 đơn tinh thể. Để tăng cường khả năng nhạy khí NO2 của cảm biến, dây nano WO3 được biến tính bề mặt với các hạt nano RuO2 bằng cách nhỏ phủ dung dịch Ru(OOCCH3)2 trực tiếp bề mặt điện cực. Cảm biến khí chế tạo được thể hiện độ đáp ứng tốt với khí NO2 cũng như có độ ổn định tốt. Kết quả này đã được công bố trên bài báo “Scalable Fabrication of HighPerformance NO2 Gas Sensors Based on Tungsten Oxide Nanowires by OnChip Growth and19 RuO2‑ Functionalization” P.T.H. Van và cộng sự, ACS Appl. Mater. Interfaces 6 (2014) 12022. IF2014: 6,72. Chúng tôi đã chế tạo thành công cảm biến trên cơ sở các mạng lưới dây nano đa chuyển tiếp bằng cách mọc trực tiếp có chọn lọc dây nano WO3 trên các đảo xúc tác rời rạc bằng phương pháp bốc bay nhiệt. Phương pháp này có thể sử dụng để chế tạo số lượng lớn các chip cảm biến bằng công nghệ vi điện tử truyền thống. Bên cạnh đó, loại cấu trúc cảm biến này dẫn đến việc tăng số lượng tiếp xúc dâydây và loại hoàn toàn dòng dò do sử dụng lớp xúc tác không liên tục. Điều này dẫn đến việc cải thiện độ đáp ứng, thời gian đáp ứnghồi phục và độ chọn lọc của cảm biến ngay cả khi dây nano chưa biến tính. Cảm biến chế tạo được có thể phát hiện được khí NO2 ở nồng độ thấp cỡ ppb ở nhiệt độ 250C. Kết quả này đã được công bố trên bài báo “Ultrasensitive NO2 gas sensors using tungsten oxide nanowires with multiple junctions selfassembled on discrete catalyst islands via onchip fabrication”. P.T.H. Van và cộng sự, Sens. Actuators B 227 (2016) 198203, IF2014: 4,09. 8. Cấu trúc của luận án Luận án dài 137 trang được chia thành năm phần, bao gồm:  Chương 1: Tổng quan Trong chương này, chúng tôi trình bày tổng quan về một số phương pháp biến tính dây nano đã được nghiên cứu phổ biến trong thời gian gần đây. Các kết quả nghiên cứu về biến tính bề mặt dây nano cho cảm biến khí được chúng tôi tổng quan khái quát và phân loại thành 3 dạng là dây nano oxit kim loại bán dẫn biến tính với các hạt xúc tác nano kim loại, biến tính với các loại vật liệu có cùng loại hạt tải và khác loại hạt tải.  Chương 2: Thực nghiệm Trong chương này, chúng tôi trình bày các nguyên vật liệu và các thiết bị đã sử dụng trong nghiên cứu của luận án, đồng thời trình bày chi tiết các nghiên cứu chế tạo cảm biến khí (H2S và NO2), và nghiên cứu mọc dây nano (SnO2 và WO3) dạng màng, dạng bắc cầu trên đế (Al2O3 và SiSiO2); trình bày chi tiết biến tính bề mặt dây nano SnO2 với NiO hoặc CuO và biến tính bề mặt dây nano WO3 với RuO2 cho cảm biến khí H2S và NO2.20  Chương 3: Cảm biến khí H2S trên cơ sở dây nano SnO2 biến tính Trong chương này, chúng tôi trình bày hai nội dung chính: (1) Kết quả nghiên cứu trước và sau khi biến tính với hạt nano CuO của cảm biến khí trên cơ sở dây nano SnO2 (có cấu trúc dây nano bắc cầu chế tạo bằng công nghệ mọc trực tiếp) và nghiên cứu khả năng nhạy khí H2S của cảm biến; (2) Kết quả nghiên cứu trước và sau khi biến tính với hạt nano NiO của cảm biến khí trên cơ sở dây nano SnO2 và nghiên cứu khả năng nhạy khí H2S của cảm biến.  Chương 4: Cảm biến khí NO2 trên cơ sở dây nano WO3 biến tính Trong chương này, chúng tôi trình bày ba nội dung chính: (1) Công nghệ chế tạo số lượng lớn cảm biến dây nano WO3 dạng màng mọc trực tiếp trên đế Al2O3 chưa đánh bóng và nghiên cứu tính chất nhạy khí NO2, độ lặp lại và độ ổn định của chúng; (2) Nghiên cứu biến tính dây nano WO3 với hạt nano RuO2 để tăng cường khả năng nhạy khí NO2 của loại cảm biến này; (3) Nghiên cứu chế tạo cảm biến dây nano WO3 có cấu trúc đa chuyển tiếp dâydây mọc trực tiếp trên đế SiSiO2 để cải thiện tính chất nhạy khí NO2 của dây nano WO3 và giảm kích thước của cảm biến.  Kết luận và kiến nghị Trong phần này, chúng tôi khái quát những kết quả đạt được và chỉ ra được những điểm mới nổi bật của luận án, đồng thời nêu ra những tồn tại và hướng phát triển tiếp theo có thể tiếp tục nghiên cứu.21 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 1.1. Mở đầu Dây nano oxit kim loại bán dẫn được quan tâm nhiều trong cảm biến khí độ dẫn vì ngoài ưu điểm diện tích riêng bề mặt lớn, chúng còn có những tính chất đặc biệt sau: (i) chiều dài Debye tương đương với đường kính dây và (ii) chiều dài dây nano là một kênh bán dẫn lý tưởng cho quá trình truyền tải điện. Các tính chất cơ bản cũng như các ứng dụng của dây nano trong lĩnh vực cảm biến đã được nghiên cứu khá mạnh mẽ trong hơn 10 năm vừa qua 74, 108. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, dây nano có độ nhạy cao và độ ổn định tốt, tuy nhiên độ chọn lọc của loại cảm biến này cần được cải thiện trước khi chúng có thể được ứng dụng trong thực tế. Để cải thiện tính chọn lọc của cảm biến khí trên cơ sở dây nano, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: pha tạp (doping) 128, 161, tạo cấu trúc lõivỏ (coreshell) 149, 157, hỗn hợp dây nano (composite) 35, 165 và biến tính bề mặt với các hạt nano có hoạt tính xúc tác thích hợp 53, 164 nhằm tăng cường tính chất nhạy khí của chúng. Trong các phương pháp này, phương pháp biến tính bề mặt là phương pháp hiệu quả và khá đơn giản cho việc nâng cao tính chọn lọc của cảm biến khí dây nano 72. 1.2. Các phƣơng pháp biến tính dây nano cho cảm biến khí Có rất nhiều cách pha tạp khác nhau đã được tiến hành nghiên cứu cho vật liệu oxit bán dẫn như pha tạp khối (tạp chất nằm trong khối vật liệu), pha tạp vào tinh thể (tạp chất thay thể các nguyên tử nút mạng) và biến tính bề mặt (các tạp chất nằm trên bề mặt vật liệu), tất cả những phương pháp này đều nhằm mục đích là tăng độ chọn lọc của cảm biến và độ đáp ứng của khí khi đưa vào ứng dụng cụ thể. Độ chọn lọc của cảm biến là yếu tố rất quan trọng cần được quan tâm khi đưa vào ứng dụng trong thực tế, độ chọn lọc của cảm biến có thể được điều khiển thông qua điều khiển kích thước lỗ xốp và pha thêm tạp chất có hoạt tính xúc tác (gọi là pha tạp). Phương pháp pha tạp đã được nghiên cứu từ rất sớm bởi nhà khoa học N.Yamazoevà cộng sự từ năm 1983 159 và phương pháp này được xem là biện pháp hiệu quả nhất để tăng cường tính chất nhạy khí của cảm biến trên cơ sở vật liệu oxit kim loại bán dẫn 93.22 Việc sử dụng các hạt nano kim loại có khả năng xúc tác (Au, Pt, Pd…) 109 hoặc các oxit kim loại 80 để biến tính bề mặt các vật liệu có cấu trúc nano nhằm tăng khả năng nhạy khí của cảm biến đã được nhiều nhóm nghiên cứu quan tâm từ rất sớm. Và đây cũng là phương pháp dễ thực hiện và dễ điều khiển hơn các biện pháp pha tạp khác 93. Ngày nay có rất nhiều phương pháp để nghiên cứu biến tính bề mặt dây nano oxit cho cảm biến khí. Tuy nhiên, có thể chia ra thành hai nhóm phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp biến tính vật lý và phương pháp biến tính hóa học. 1.2.1. Các phƣơng pháp biến tính vật lý Nếu xét đến các vật liệu dây nano nói chung và vật liệu nano một chiều nói riêng cho cảm biến khí thì năm 2002, J. Arbiol và cộng sự lần đầu công bố nghiên cứu tổng hợp hạt nano Pd trên các thanh nano SnO2 bằng phương pháp sóng vi ba (microwave) (Hình 1.1) và tin rằng vật liệu tổng hợp được có thể làm cảm biến khí 5. Năm 2005, A. Kolmakov và nhóm nghiên cứu đã biến tính bề mặt dây nano SnO2 bằng các hạt nano Pd qua phương pháp phún xạ (sputtering) cho cảm biến khí H2 và O2 trên cơ sở cấu trúc transistor hiệu ứng trường đơn dây nano như minh họa trên Hình 1.2. Khi so sánh đặc trưng đáp ứng khí của dây nano chưa biến tính và dây nano biến tính cho thấy, dây nano biến tính với Pd đáp ứng với khí oxy và khí hydro tốt hơn so với dây nano chưa biến tính 73. Các tác giả cho rằng sự tăng cường khả năng nhạy khí của cảm biến dây nano biến tính Pd là nhờ sự hình thành tiếp xúc Schottky và hoạt tính xúc tác của hạt Pd (hiệu ứng Spillover) đối với sự phân tách các phân tử khí. (a) (b) Hình 1.1: Ảnh (a) TEM và (b) HRTEM thanh nano SnO2 biến tính với các hạt nano Pd 5.23 Hình 1.2: Mô hình linh kiện cảm biến (a); dây nano SnO2 biến tính bề mặt bằng các hạt nano Pd (b) và độ hồi đáp với khí O2 và H2 ở hai nhiệt độ khác nhau (c) 73. (a) (b) (c) (d) Hình 1.3: Cảm biến dây nano SnO2 biến tính với các hạt nano Cr2O3: ảnh SEM (a) và TEM (b) của dây nano phủ Cr2O3; độ hồi đáp với các khí khử (c) và khí oxi hóa (d) 19. Trong khoảng vài năm trở lại đây, phương pháp phún xạ được một số nhóm nghiên cứu sử dụng để biến tính bề mặt dây nano với cả hạt nano kim loại và hạt nano oxit kim loại. Để tạo hạt nano oxit kim loại, cần thiết tiến hành quá trình oxi hóa ở nhiệt độ cao. Nhóm nghiên cứu của S. S. Kim đã biến tính dây nano SnO2 biến tính bằng cách phún xạ bia Cr và sau đó nung ở 700C để tạo hạt nano Cr2O3 (Hình 1.3) 19. Kết quả khảo sát cho thấy, so với dây nano SnO2 chưa biến tính, dây nano SnO2Cr2O3 tăng mạnh khả năng tương tác với các khí khử nhưng lại rất kém với các khí oxi hóa. Để giải thích hiện tượng trái ngược này, các tác giả đã sử dụng cơ chế chuyển tiếp pn và cho rằng chuyển tiếp dị thể này làm tăng độ rộng vùng nghèo của dây nano SnO2.24 Cũng nhóm tác giả này đã sử dụng phương pháp phún xạ để biến tính dây nano SnO2 với hạt nano CuO 68, dây nano In2O3 với hạt nano Pd 70 và dây nano CuO với hạt nano TiO2 18. Các vật liệu dây nano khác cũng được biến tính bề mặt bằng phương pháp phún xạ nhằm tăng khả năng cảm biến gồm: W18O49 với hạt nano Pt 169, ZnO với hạt nano Au 79, 168, Ag 140 và Ga2O3 với hạt nano Pt 62. Sử dụng phương pháp bốc bay nhiệt đơn giản (thermal evaporation), nhiều tác giả đã biến tính thành công bề mặt các dây nano SnO2 bằng thanh nano In2O3 37, dây nano ZnO bằng các hạt nano CuO 26, NiO 97 và Co3O4 96 (Hình 1.4). Tương tự phương pháp bốc bay nhiệt đơn giản, phương pháp bốc bay bằng chùm điện tử (ebeam vaporation) được sử dụng để biến tính bề mặt dây nano SnO2 bằng các hạt nano Ag (Hình 1.5) 46. Kết quả khảo sát tính chất nhạy khí chỉ ra rằng cảm biến trên cơ sở dây nano SnO2 biến tính bằng hạt nano Ag có độ chọn lọc với khí ethanol và độ hồi đáp tăng lên hơn ba lần so với cảm biến dây nano chưa biến tính. Hình 1.4: (a) Ảnh SEM dây nano SnO2 biến tính với thanh nano In2O3 37; (b) mô hình dây nano ZnO biến tính với các hạt nano CuO 26; ảnh TEM dây nano ZnO biến tính với (c) NiO 97 và (d) Co3O4 96 bằng phương pháp bốc bay nhiệt.25 Hình 1.5: Ảnh TEM dây nano SnO2 chưa biến tính (a) và đã biến tính bằng hạt nano Ag có kích thước 5 nm (b), 10 nm (c) và 50 nm (d); Ảnh bên phải là độ hồi đáp với các khí C2H5OH, NH3, H2 và CO của dây nano chưa biến tính và biến tính bằng hạt Ag kích thước 5 nm 46. Hình 1.6: Sơ đồ quy trình biến tính dây nano ZnO với Mo bằng phương pháp nhúng kết hợp với giai đoạn xử lý nhiệt ở 600C 153. Một phương pháp đơn giản và khá phổ biến để biến tính bề mặt dây nano là ngâm hoặc nhúng (phương pháp nhúngdipping) dây nano vào dung dịch chứa tiền chất (muối kim loại hoặc hợp chất cơ kim) rồi sau đó tiến hành xử lý nhiệt 153 (Hình 1.6) hoặc chiếu xạ tia cực tím 42 hay tia γ 15, 56, 131. T.J. Hsueh và nhóm nghiên cứu nhúng dây nano ZnO vào dung dịch ethanol chứa muối PdCl2 trong bể chiếu UV. Sau đó tiến hành chiếu tia cực tím trong 4 phút để khử cation Pd2+ trong muối đã hấp phụ trên bề mặt dây nano thành các nguyên tử kim loại Pd0 (Hình 1.7) 42. So với dây ZnO chưa biến tính, độ nhạy với khí ethanol của dây ZnO đã biến tính với Pd tăng mạnh ở các nhiệt độ khác nhau (từ 170°C đến 230°C).26 Tương tự phương pháp nhúng, phương pháp nhỏ phủ (drop casting) cũng được sử dụng rộng rãi để biến tính bề mặt dây nano cho cảm biến bởi tính đơn giản và tiện lợi. Dây nano có thể mọc trực tiếp trên điện cực, sau đó nhỏ lượng thích hợp dung dịch chứa muối kim loại lên điện cực trước khi tiến hành xử lý nhiệt. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp nhỏ phủ để biến tính dây nano SnO2 với nhiều loại vật liệu khác nhau như La2O3 38 và LaOCl 139 (Hình 1.8). Các nghiên cứu biến tính đều cho thấy đã làm vật liệu sau biến tính tăng mạnh khả năng chọn lọc với cả khí khử (ethanol 38 và H2S 139) và khí oxi hóa (CO2 139). Hình 1.7: Dây nano ZnO chưa biến tính (a) và đã biến tính với Pd (b) bằng phương pháp chiếu tia cực tím 42. Hình 1.8: Sơ đồ phương pháp nhỏ phủ để biến tính bề mặt dây nano SnO2 với oxit LaOCl 139.27 Sử dụng phương pháp tương tự, nhiều nhóm nghiên cứu khác đã biến tính dây nano SnO2 với các hạt nano Pd 125, 128 và CuO 45; biến tính dây nano WO3 với hạt nano Pd 10. Mặc dù phương pháp nhúng phủ, nhỏ phủ khá đơn giản nhưng trong một số trường hợp biến tính bằng phương pháp này không cải thiện đáng kể tính chất nhạy khí của dây nano do sự nhiễm bẩn bề mặt dây nano trong quá trình biến tính. Một nhược điểm nữa của phương pháp này rất khó điều khiển chính xác kích thước và mật độ của hạt nano biến tính trên bề mặt dây 1. 1.2.2. Các phƣơng pháp biến tính hóa học Phương pháp hóa học là phương pháp dùng phản ứng hóa học để lắng đọng các vật liệu xúc tác lên bề mặt dây nano oxit kim loại. Có rất nhiều phương pháp hóa học dùng để biến tính bề mặt dây nano, nhưng phương pháp cổ điển và điển hình vẫn hay dùng là phương pháp trực tiếp sử dụng các tác nhân hóa học như dùng chất khử để khử các ion kim loại thành kim loại ngay trên bề mặt dây nano. Ví dụ như chất khử mạnh NaBH4 được sử dụng để khử ion Pt2+ thành Pt 88, ion Au2+ thành Au 34 và ion Pd2+ thành Pd 81 trên bề mặt dây nano. Hydroxyl hóa OH OH OH OH HO HO HO NH 2 Si OCH 3 OCH H3CO 3 NH 2 NH 2 NH 2 NH 2 H 2N H 2N H 2N NH 2 NH 2 NH 2 NH 2 H 2N H 2N H 2N Au Au Au Au Au Au Au Citrate Au hạt nano (a) (b) (c) (d) ( ) Hình 1.9: Các bước biến tính dây nano In2O3 bằng phương pháp tự sắp xếp hạt vàng nano đã citrate hóa 1.28 Chiếu tia  Dung dịch tiền chất Trƣớc biến tính Sau biến tính Hình 1.10: Biến tính dây nano SnO2 với Pd bằng cách khử trực tiếp ion Pd2+ sử dụng tia  15. Trong những năm gần đây, phương pháp tự sắp xếp (selfassembly) dùng chất kết nối (linker reagent) polyvinylpyrrolidone (PVP) được một số nhóm nghiên cứu sử dụng 83, 164. N. Singh và cộng sự 129 đã tiến hành biến tính dây nano In2O3 với hạt nano Au bằng phương pháp tự sắp xếp và để biến tính dây nano theo phương pháp này thì các dây nano và hạt nano phải được chức hóa bởi các nhóm chức thích hợp (Hình 1.9 1). Bên cạnh các chất khử hoá học, tia  cũng được sử dụng làm tác nhân khử muối kim loại. S. S. Kim và nhóm nghiên cứu đã biến tính bề mặt dây nano bằng cách sử dụng tia  để khử các muối Pd2+ 15 (Hình 1.10) và Pt2+ 17 ngay trên bề mặt dây nano SnO2 và khử muối Au2+ thành Au trên dây nano ZnO 56. Năm 2013, hai nhóm nghiên cứu khác nhau đã cùng sử dụng phương pháp lắng đọng hơi hóa học (chemical vapor deposition) để gắn thành công các hạt nano CuO lên bề mặt dây nano SnO2 32, 126. Kết quả khảo sát cho thấy với sự có mặt của CuO, cảm biến trên cơ sở vật liệu CuOSnO2 chế tạo được có độ chọn lọc với khí H2S cao hơn hẳn so với hai khí CO và NH3 ngay cả ở nồng độ thấp hơn (2 ppm H2S so với 50 ppm CO và 17 ppm NH3). Bên cạnh các phương pháp đã đề cập chi tiết ở trên, để biến tính bề mặt dây nano cho cảm biến, người ta còn sử dụng một số phương pháp như quay phủ (spaycoating) 58, điện li (electrospinning) 28 và có một phương pháp biến tính dây nano rất hiệu quả29 và đầy tiềm năng là phương pháp lắng đọng lớp nguyên tử (ALDAtom Layer Deposition) 85. Đây là phương pháp sử dụng để chế tạo các màng siêu mỏng, có chiều dày cỡ vài lớp nguyên tử với độ đồng đều rất cao, ngoài ra khi biến tính bằng phương pháp này lớp vật liệu biến tính lắng đọng trên bề mặt dây có độ đồng đều cao, kích thước và mật độ điều khiển chính xác hơn. Phương pháp lắng đọng lớp nguyên tử này khá tương tự với phương pháp sắp xếp đó là cũng được chức hóa bằng các nhóm chức –OH, sử dụng thiết bị ALD để tạo môi trường làm việc thích hợp như nhiệt độ, áp suất, nồng độ tiền chất v.v.. cho phản ứng hóa học giữa tiền chất phản ứng với các nhóm chức –OH trên bề mặt dây. Mỗi một phân tử tiền chất phản ứng với một nhóm –OH, nghĩa là chỉ có một lớp nguyên tử lắng đọng trên bề mặt dây nano. Các chu kỳ này thường được thực hiện tuần hoàn tự động trong thiết bị ALD, nên vì thế mà mật độ và kích thước các hạt nano trên bề mặt dây có thể được điều khiển khá chính xác. Ví dụ Y. H. Lin và cộng sự đã sử dụng hệ ALD để biến tính dây nano SnO2 với hạt Pt cho cảm biến khí C2H5OH 85. Độ đáp ứng của dây nano sau khi biến tính tăng lên rất cao (đến vài nghìn lần) ở nồng độ khoảng 500 ppm. 1.3. Phân loại cảm biến khí dây nano biến tính Các cảm biến khí trên cơ sở dây nano oxit kim loại bán dẫn biến tính bề mặt được phân loại theo bản chất của vật liệu dây nano oxit kim loại bán dẫn (loại n hay loại p) cũng như vật liệu biến tính (kim loại, oxit kim loại bán dẫn loại n hay loại p). 1.3.1. Cảm biến khí dây nano biến tính với hạt nano kim loại Để nâng cao khả năng hồi đáp, độ ổn định cũng như mở rộng giới hạn đo của cảm biến, việc sử dụng các hạt nano kim loại có tính xúc tác được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất sớm bởi vì khi có mặt các hạt nano kim loại này trên bề mặt vật liệu làm cảm biến, độ dẫn của cảm biến thay đổi đáng kể khi tiếp xúc với khí cần đo 93, 144, 159. N. Yamazoe và cộng sự là một trong những nhóm đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng của các hạt nano kim loại đến khả năng nhạy khí của cảm biến trên cơ sở vật liệu oxit bán dẫn 144. Ngay từ năm 1983, N. Yamazoe và cộng sự đã đề xuất hai cơ chế để giải thích khả năng tăng cường đặc trưng nhạy khí của các hạt nano kim loại bao gồm cơ chế hóa học và cơ chế điện tử 159. Hai cơ chế này được mô hình hóa như Hình 1.11 dưới đây.30 a) b) Hình 1.11: Cơ chế nhạy khí của cảm biến trên cơ sở vật liệu oxit kim loại bán dẫn biến tính với hạt nano kim loại (M): (a) cơ chế hóa học và (b) cơ chế điện tử 158, 160. Theo cơ chế hóa học, khi tiếp xúc với khí cần đo (trong trường hợp này là khí H2) các hạt nano kim loại trên bề mặt vật liệu oxit kim loại hoạt hóa các khí này thành các nguyên tử H. Sau đó các nguyên tử H đó sẽ “tràn” (spillover) xuống bề mặt vật liệu oxit kim loại rồi phản ứng với các nguyên tử oxy bị hấp phụ trên bề mặt. Do đó, các hạt nano kim loại đã thúc đẩy các phản ứng hóa học giữa khí cần đo và vật liệu làm cảm biến dẫn đến sự tăng độ dẫn bề mặt của vật liệu làm cảm biến. Cơ chế hóa học này còn được gọi là hiệu ứng tràn (Spillover Effect) 59. Còn theo cơ chế điện tử, các hạt nano kim loại trên bề mặt vật liệu oxit kim loại bán dẫn đóng vai trò là vật liệu nhận điện tử (acceptor) hoặc cho điện tử (donor) 158. Về mặt vật lý, tiếp xúc giữa vật liệu kim loại với vật liệu bán dẫn sẽ tạo thành rào thế Schottky. Chúng ta đều biết rằng, do sự khác nhau về công thoát điện tử giữa hai vật liệu kim loại và bán dẫn, nên khi hai vật liệu này tiếp xúc với nhau sẽ tạo thành một rào thế Schottky 128. Vì thế, khi các trạng thái điện tử của các hạt nano kim loại trên bề mặt thay đổi do tương tác với các phân tử khí sẽ dẫn đến thay đổi độ dẫn của bề mặt bán dẫn. Lần đầu tiên A. Kolmakov và nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai cơ chế này để giải thích cơ chế nhạy khí của cảm biến dây nano SnO2 biến tính bề mặt với Pd hoặc Au 73. Theo đó, cơ chế hóa học, các hạt nano Pd trên bề mặt dây nano oxit thể hiện hoạt tính xúc tác thúc đẩy quá trình phân tách các phân tử oxy thành các nguyên tử (O2, O2, O) và quá trình khuếch tán các nguyên tử oxy này đến dây nano oxit kim loại. Như vậy, hạt nano Pd đã làm tăng đáng kể cả số lượng và tốc độ hấp phụ của các nguyên tử oxy vào các nút khuyết trên bề mặt SnO2 và điều này làm tăng số lượng31 điện tử bị rút khỏi SnO2 hơn khi so với dây nano oxit kim loại chưa biến tính 73. A. Kolmakov đã xây dựng mô hình cơ chế nhạy khí hóa học của dây nano oxit kim loại biến tính với hạt nano kim loại như Hình 1.12 dưới đ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHÙNG THỊ HỒNG VÂN NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH DÂY NANO SnO2, WO3 NHẰM ỨNG DỤNG CHO CẢM BIẾN KHÍ H2S VÀ NO2 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU Hà Nội – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHÙNG THỊ HỒNG VÂN NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH DÂY NANO SnO2, WO3 NHẰM ỨNG DỤNG CHO CẢM BIẾN KHÍ H2S VÀ NO2 Chuyên ngành: Vật liệu điện tử Mã số: 62440123 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN HIẾU Hà Nội – 2016 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, xin bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc tới GS TS Nguyễn Văn Hiếu, người Thầy hết lòng hướng dẫn, dìu dắt giúp đỡ trình học tập, nghiên cứu thực luận án Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Nguyễn Đức Hòa, TS Nguyễn Văn Duy, TS Vũ Văn Quang, TS Đặng Thị Thanh Lê ThS Nguyễn Văn Toán tập thể thầy cô giáo cán thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Phát triển Ứng dụng Cảm biến Nano (iSensors), Viện Đào tạo Quốc tế Khoa học Vật liệu (ITIMS) tận tình bảo, động viên, giúp đỡ đóng góp ý kiến khoa học bổ ích cho thời gian thực đề tài Tôi xin cảm ơn nghiên cứu sinh học viên cao học nhóm iSensors hỗ trợ nghiên cứu làm thí nghiệm thực luận án Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo Quốc tế Khoa học Vật liệu nói riêng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nói chung tạo điều kiện thuận lợi cho hoàn thành trình học tập nghiên cứu thực đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Khoa học Đại cương nói riêng Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội nói chung động viên tạo điều kiện cho hoàn thành nhiệm vụ Lời cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đồng nghiệp động viên, hỗ trợ chia sẻ với để hoàn thành luận án Nội dung nghiên cứu luận án nắm khuông khổ thực tài trợ Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (Nafosted) mã số 103.02.2014.18 Dự án chương trình sáng kiến nghiên cứu VLIR-UOS under code ZEIN2012RIP20 Tác giả Phùng Thị Hồng Vân LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan công trình nghiên cứu riêng tác giả hướng dẫn GS TS Nguyễn Văn Hiếu Các số liệu kết luận án trung thực chưa khác công bố công trình Hà Nội, ngày 24 tháng năm 2016 Giáo viên hướng dẫn Tác giả GS TS Nguyễn Văn Hiếu Phùng Thị Hồng Vân MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ LỜI NÓI ĐẦU 16 Chương 1: TỔNG QUAN 21 1.1 Mở đầu 21 1.2 Các phương pháp biến tính dây nano cho cảm biến khí 21 1.2.1 Các phương pháp biến tính vật lý 22 1.2.2 Các phương pháp biến tính hóa học 27 1.3 Phân loại cảm biến khí dây nano biến tính 29 1.3.1 Cảm biến khí dây nano biến tính với hạt nano kim loại 29 1.3.2 Cảm biến khí dây nano biến tính với oxit khác loại hạt tải 35 1.3.3 Cảm biến khí dây nano biến tính với oxit loại hạt tải 40 1.4 Kết luận chương 43 Chương 2: THỰC NGHIỆM 44 2.1 Vật liệu nghiên cứu 44 2.2 Thiết bị nghiên cứu 44 2.2.1 Hệ bốc bay nhiệt nằm ngang 44 2.2.2 Hệ đo đặc trưng nhạy khí 45 2.2.3 Các thiết bị khảo sát hình thái cấu trúc 47 2.2.4 Các thiết bị dùng công nghệ chế tạo linh kiện 47 2.3 Nghiên cứu chế tạo cảm biến dây nano SnO2 WO3 47 2.3.1 Chế tạo cảm biến dây nano SnO2 WO3 dạng màng đế Al2O3 48 2.3.2 Chế tạo cảm biến dây nano SnO2 WO3 dạng bắc cầu đế Si/SiO2 49 2.3.3 Nghiên cứu mọc dây nano SnO2 WO3 51 2.4 Biến tính dây nano SnO2 WO3 53 2.4.1 Biến tính vật liệu dây nano SnO2 với CuO NiO 53 2.4.2 Biến tính vật liệu dây nano WO3 với RuO2 55 2.5 Kết luận chương 56 Chương 3: CẢM BIẾN KHÍ H2S TRÊN CƠ SỞ DÂY NANO SnO2 BIẾN TÍNH 57 3.1 Mở đầu 57 3.2 Cảm biến dây nano SnO2 biến tính với CuO 58 3.2.1 Hình thái, cấu trúc dây nano trước sau biến tính 59 3.2.2 Đặc trưng hồi đáp với khí H2S cảm biến dây nano trước sau biến tính 60 3.2.3 Ảnh hưởng nhiệt độ đến độ đáp ứng, thời gian hồi đáp hồi phục cảm biến 62 3.2.4 Ảnh hưởng nồng độ khí đến độ đáp ứng, thời gian đáp ứng hồi phục cảm biến 66 3.2.5 Ảnh hưởng nồng độ tiền chất biến tính đến độ đáp ứng khí cảm biến 68 3.2.6 Độ chọn lọc độ ổn định cảm biến với khí H2S 70 3.3 Cảm biến dây nano SnO2 biến tính với NiO 72 3.3.1 Hình thái cấu trúc dây nano trước sau biến tính 72 3.3.2 Đặc trưng hồi đáp với khí H2S dây nano trước sau biến tính 75 3.3.3 Ảnh hưởng nhiệt độ đến độ đáp ứng, thời gian đáp ứng hồi phục với khí H2S 77 3.3.4 Ảnh hưởng nồng độ khí H2S đến độ đáp ứng thời gian đáp ứng hồi phục 79 3.3.5 Ảnh hưởng nồng độ tiền chất biến tính đến độ đáp ứng khí H2S 82 3.3.6 Khả nhạy khí H2S nồng độ thấp (sub-ppm) cảm biến 84 3.3.7 Độ chọn lọc cảm biến 85 3.3.8 Cơ chế nhạy khí H2S dây nano SnO2 biến tính NiO 86 3.4 Kết luận chương 88 Chương 4: CẢM BIẾN KHÍ NO2 TRÊN CƠ SỞ DÂY NANO WO3 BIẾN TÍNH 89 4.1 Mở đầu 89 4.2 Cảm biến dây nano WO3 dạng màng chế tạo công nghệ mọc trực tiếp 91 4.2.1 Hình thái cấu trúc cảm biến dây nano WO3 dạng màng 92 4.2.2 Tính chất nhạy khí cảm biến dây nano WO dạng màng đế Al O 95 4.3 Sự tăng cường tính chất nhạy khí biến tính với RuO2 98 4.3.1 Hình thái cấu trúc dây nano WO3 biến tính với RuO2 98 4.3.2 Tính chất nhạy khí dây nano WO3 biến tính RuO2 101 4.4 Sự tăng cường tính chất nhạy khí cảm biến dây nano WO3 cấu trúc đa chuyển tiếp dây-dây 105 4.4.1 Hình thái cấu trúc cảm biến với thời gian mọc khác 105 4.4.2 Ảnh hưởng thời gian mọc đến đặc trưng nhạy khí 108 4.4.3 Nhiệt độ làm việc tối ưu giới hạn đo cảm biến 112 4.4.4 Độ chọn lọc độ ổn định cảm biến với khí NO2 115 4.5 Kết luận chương 115 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 136 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ALD : Lắng đọng lớp nguyên tử (Atom layer deposition) EDX/EDS : Phổ tán xạ lượng tia X (Energy-dispersive X-ray spectroscopy) FESEM : Kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường (Field emission scanning electron microscopy) HRTEM : Kính hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao (High resolution transmission electron microscopy) JCPDS : Ủy ban chung tiêu chuẩn giản đồ nhiễu xạ vật liệu bột (Joint Committee on Powder Diffraction Standards) MFC : Bộ điều khiển lưu lượng khí (Mass flow controller) MOS : Oxit kim loại bán dẫn (Metal oxyde semiconductor) ppb : Một phần tỷ (Part per billion) ppm : Một phần triệu (Part per million) 10 SAED : Phổ giản đồ nhiễu xạ điện tử chọn lọc vùng (Selected-area electron diffraction) 11 TEM : Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission electron microscopy) 12 XRD : Giản đồ nhiễu xạ tia X (X-ray powder diffraction) 13 mM : milimol 14 SEM : Kính hiển vi điện tử quét (Scanning electron microscopy) 15 FFT : Biến đổi Fourier hai chiều (Fourier transformation) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Cảm biến khí sở dây nano oxit kim loại bán dẫn biến tính với vật liệu nano kim loại có tính xúc tác 34 Bảng 1.2: Cảm biến khí dây nano biến tính với oxit khác loại hạt tải 35 Bảng 1.3: Cảm biến khí sở dây nano oxit kim loại bán dẫn biến tính với vật liệu nano oxit kim loại loại hạt tải 40 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Ảnh (a) TEM (b) HRTEM nano SnO biến tính với hạt nano Pd [5] 22 Hình 1.2: Mô hình linh kiện cảm biến (a); dây nano SnO2 biến tính bề mặt hạt nano Pd (b) độ hồi đáp với khí O2 H2 hai nhiệt độ khác (c) [73] 23 Hình 1.3: Cảm biến dây nano SnO biến tính với hạt nano Cr O3 : ảnh SEM (a) TEM (b) dây nano phủ Cr2 O3 ; độ hồi đáp với khí khử (c) khí oxi hóa (d) [19] .23 Hình 1.4: (a) Ảnh SEM dây nano SnO2 biến tính với nano In2O3 [37]; (b) mô hình dây nano ZnO biến tính với hạt nano CuO [26]; ảnh TEM dây nano ZnO biến tính với (c) NiO [97] (d) Co3O4 [96] phương pháp bốc bay nhiệt 24 Hình 1.5: Ảnh TEM dây nano SnO2 chưa biến tính (a) biến tính hạt nano Ag có kích thước nm (b), 10 nm (c) 50 nm (d); Ảnh bên phải độ hồi đáp với khí C2H5OH, NH3, H2 CO dây nano chưa biến tính biến tính hạt Ag kích thước nm [46] 25 Hình 1.6: Sơ đồ quy trình biến tính dây nano ZnO với Mo phương pháp nhúng kết hợp với giai đoạn xử lý nhiệt 600C [153] 25 Hình 1.7: Dây nano ZnO chưa biến tính (a) biến tính với Pd (b) phương pháp chiếu tia cực tím [42] 26 Hình 1.8: Sơ đồ phương pháp nhỏ phủ để biến tính bề mặt dây nano SnO2 với oxit LaOCl [139] 26 Hình 1.9: Các bước biến tính dây nano In2O3 phương pháp tự xếp hạt vàng nano citrate hóa [1] 27 42 Hsueh T.-J., S.-J Chang, C.-L Hsu, Y.-R Lin, and I Chen (2007) Highly sensitive ZnO nanowire ethanol sensor with Pd adsorption Applied Physics Letters, 91 (5), pp 053111 43 Huang H.D., H.J Zhu, L.S Jiang, and H.Y Zhao (2013) Ag Nanoparticle Functionalized TiO2 Nanowire Thin Film and its Gas-Sensing Application at Room Temperature Applied Mechanics and Materials, 275-277, pp 1822-1825 44 Huang M., Z Cui, X Yang, S Zhu, Z Li, and Y Liang (2015) Pd-loaded In2O3 nanowire-like network synthesized using carbon nanotube templates for enhancing NO2 sensing performance RSC Advances, (38), pp 30038-30045 45 Hwang I.-S., J.-K Choi, S.-J Kim, K.-Y Dong, J.-H Kwon, B.-K Ju, and J.-H Lee (2009) Enhanced H2S sensing characteristics of SnO2 nanowires functionalized with CuO Sensors and Actuators B: Chemical, 142 (1), pp 105110 46 Hwang I.-S., J.-K Choi, H.-S Woo, S.-J Kim, S.-Y Jung, T.-Y Seong, I.-D Kim, and J.-H Lee (2011) Facile control of C2H5OH sensing characteristics by decorating discrete Ag nanoclusters on SnO2 nanowire networks ACS Applied Materials & Interfaces, (8), pp 3140-3145 47 Jaaniso R and O.K Tan (2013) Semiconductor gas sensors Woodhead Publishing Limited 48 Jeong S.H., S Kim, J Cha, M.S Son, S.H Park, H.-Y Kim, M.H Cho, M.-H Whangbo, K.-H Yoo, and S.-J Kim (2013) Hydrogen sensing under ambient conditions using SnO2 nanowires: synergetic effect of Pd/Sn codeposition Nano Letters, 13 (12), pp 5938-5943 49 Jiang X and J.H Tay (2011) Removal mechanisms of H2S using exhausted carbon in biofiltration Journal of Hazardous Materials, 185 (2), pp 1543-1549 50 Jin C., H Kim, S.-W Choi, S.S Kim, and C Lee (2014) Synthesis, Structure, and Gas-Sensing Properties of Pt-Functionalized TiO2 Nanowire Sensors Journal of Nanoscience and Nanotechnology, 14 (8), pp 5833-5838 51 Jin C., S Park, H Kim, and C Lee (2014) Enhanced H2S gas-sensing properties of Pt-functionalized In2Ge2O7 nanowires Applied Physics A, 114 (2), pp 591-595 52 Jones G., T Bligaard, F Abild-Pedersen, and J.K Nørskov (2008) Using scaling relations to understand trends in the catalytic activity of transition metals Journal of Physics: Condensed Matter, 20 (6), pp 064239 123 53 Joshi R.K., Q Hu, F Alvi, N Joshi, and A Kumar (2009) Au decorated zinc oxyde nanowires for CO sensing The Journal of Physical Chemistry C, 113 (36), pp 16199-16202 54 Ju D., H Xu, Z Qiu, J Guo, J Zhang, and B Cao (2014) Highly sensitive and selective triethylamine-sensing properties of nanosheets directly grown on ceramic tube by forming NiO/ZnO PN heterojunction Sensors and Actuators B: Chemical, 200, pp 288-296 55 Jung S.-H., S.-W Choi, and S.S Kim (2012) Fabrication and properties of trench-structured networked SnO2 nanowire gas sensors Sensors and Actuators B: Chemical, 171, pp 672-678 56 Katoch A., S.-W Choi, J.-H Byun, and S.S Kim (2012) Sensing Properties of Au Nanoparticle-Functionalized ZnO Nanowires by γ-Ray Radiolysis Journal of Sensor Science and Technology, 21 (3), pp 180-185 57 Katoch A., S.-W Choi, G.-J Sun, and S.S Kim (2015) Low Temperature Sensing Properties of Pt Nanoparticle-Functionalized Networked ZnO Nanowires Journal of Nanoscience and Nanotechnology, 15 (1), pp 330-333 58 Khoang N.D., D.D Trung, N Van Duy, N.D Hoa, and N.V Hieu (2012) Design of SnO2/ZnO hierarchical nanostructures for enhanced ethanol gassensing performance Sensors and Actuators B: Chemical, 174, pp 594-601 59 Khoobiar S (1964) Particle to particle migration of hydrogen atoms on platinum—alumina catalysts from particle to neighboring particles The Journal of Physical Chemistry, 68 (2), pp 411-412 60 Kim H.-J and J.-H Lee (2014) Highly sensitive and selective gas sensors using p-type oxyde semiconductors: Overview Sensors and Actuators B: Chemical, 192, pp 607-627 61 Kim H.-R., K.-I Choi, K.-M Kim, I.-D Kim, G Cao, and J.-H Lee (2010) Ultra-fast responding and recovering C2H5OH sensors using SnO2 hollow spheres prepared and activated by Ni templates Chemical Communications, 46 (28), pp 5061-5063 62 Kim H., C Jin, S An, and C Lee (2012) Fabrication and CO gas-sensing properties of Pt-functionalized Ga2O3 nanowires Ceramics International, 38 (5), pp 3563-3567 63 Kim H., C Jin, S Park, S Kim, and C Lee (2012) H2S gas sensing properties of bare and Pd-functionalized CuO nanorods Sensors and Actuators B: Chemical, 161 (1), pp 594-599 124 64 Kim H.W., H.G Na, Y.J Kwon, H.Y Cho, and C Lee (2015) Decoration of Co nanoparticles on ZnO-branched SnO2 nanowires to enhance gas sensing Sensors and Actuators B: Chemical, 219, pp 22–29 65 Kim J.-H., A Katoch, S.-W Choi, and S.S Kim (2015) Growth and sensing properties of networked p-CuO nanowires Sensors and Actuators B: Chemical, 212, pp 190-195 66 Kim J.-H., A Katoch, and S.S Kim (2016) Optimum shell thickness and underlying sensing mechanism in p–n CuO–ZnO core–shell nanowires Sensors and Actuators B: Chemical, 222, pp 249-256 67 Kim S., S Park, G.-J Sun, S.K Hyun, K.-K Kim, and C Lee (2015) Enhanced acetone gas sensing performance of the multiple-networked Fe2O3functionalized In2O3 nanowire sensor Current Applied Physics, 15 (8), pp 947952 68 Kim S.S., H.G Na, S.-W Choi, D.S Kwak, and H.W Kim (2012) Novel growth of CuO-functionalized, branched SnO2 nanowires and their application to H2S sensors Journal of Physics D: Applied Physics, 45 (20), pp 205301 69 Kim S.S., J.Y Park, S.-W Choi, H.S Kim, H.G Na, J.C Yang, and H.W Kim (2010) Significant enhancement of the sensing characteristics of In2O3 nanowires by functionalization with Pt nanoparticles Nanotechnology, 21 (41), pp 415502 70 Kim S.S., J.Y Park, S.-W Choi, H.G Na, J.C Yang, and H.W Kim (2011) Enhanced NO2 sensing characteristics of Pd-functionalized networked In2O3 nanowires Journal of Alloys and Compounds, 509 (37), pp 9171-9177 71 Ko R.-M., S.-J Wang, Z.-F Wen, J.-K Lin, G.-H Fan, W.-I Shu, and B.-W Liou (2008) Development of Gas Sensors Based on Tungsten Oxyde Nanowires in Metal/SiO2/Metal Structure and Their Sensing Responses to NO2 Japanese Journal of Applied Physics, 47 (4S), pp 3272-3276 72 A.Kolmakov A., X Chen, and M Moskovits (2008) Functionalizing nanowires with catalytic nanoparticles for gas sensing application Journal of Nanoscience and Nanotechnology, (1), pp 111-121 73 A.Kolmakov A., D.O Klenov, Y Lilach, S Stemmer, and M Moskovits (2005) Enhanced gas sensing by individual SnO2 nanowires and nanobelts functionalized with Pd catalyst particles Nano Letters, (4), pp 667-673 125 74 A.Kolmakov A and M Moskovits (2004) Chemical sensing and catalysis by one-dimensional metal-oxyde nanostructures Annual Review of Materials Research, 34, pp 151-180 75 Kuang Q., C.-S Lao, Z Li, Y.-Z Liu, Z.-X Xie, L.-S Zheng, and Z.L Wang (2008) Enhancing the photon-and gas-sensing properties of a single SnO2 nanowire based nanodevice by nanoparticle surface functionalization The Journal of Physical Chemistry C, 112 (30), pp 11539-11544 76 Kukkola J., M Mohl, A.-R Leino, J Mäklin, N Halonen, A Shchukarev, Z Konya, H Jantunen, and K Kordas (2013) Room temperature hydrogen sensors based on metal decorated WO3 nanowires Sensors and Actuators B: Chemical, 186, pp 90-95 77 Kumar R., A Khanna, P Tripathi, R.V Nandedkar, S.R Potdar, S.M Chaudhari, and S.S Bhatti (2003) CuO–SnO2 element as hydrogen sulfide gas sensor prepared by a sequential electron beam evaporation technique Journal of Physics D: Applied Physics, 36 (19), pp 2377 78 Kumar V., S Sen, K.P Muthe, N.K Gaur, S.K Gupta, and J.V Yakhmi (2009) Copper doped SnO2 nanowires as highly sensitive H2S gas sensor Sensors and Actuators B: Chemical, 138 (2), pp 587-590 79 Kushwaha A and M Aslam (2014) Defect controlled water splitting characteristics of gold nanoparticle functionalized ZnO nanowire films RSC Advances, (40), pp 20955-20963 80 Lee D.-S., S.-D Han, S.-M Lee, J.-S Huh, and D.-D Lee (2000) The TiO2adding effects in WO3-based NO2 sensors prepared by coprecipitation and precipitation method Sensors and Actuators B: Chemical, 65 (1), pp 331-335 81 Lee J.M., J.-e Park, S Kim, S Kim, E Lee, S.-J Kim, and W Lee (2010) Ultra-sensitive hydrogen gas sensors based on Pd-decorated tin dioxyde nanostructures: room temperature operating sensors International Journal of Hydrogen Energy, 35 (22), pp 12568-12573 82 Lee S.C., H.Y Choi, S.J Lee, W.S Lee, J.S Huh, D.D Lee, and J.C Kim (2009) Novel SnO2-based gas sensors promoted with metal oxydes for the detection of dichloromethane Sensors and Actuators B: Chemical, 138 (2), pp 446-452 83 Li H., J Xu, Y Zhu, X Chen, and Q Xiang (2010) Enhanced gas sensing by assembling Pd nanoparticles onto the surface of SnO2 nanowires Talanta, 82 (2), pp 458-463 126 84 Liao L., H.X Mai, Q Yuan, H.B Lu, J.C Li, C Liu, C.H Yan, Z.X Shen, and T Yu (2008) Single CeO2 nanowire gas sensor supported with Pt nanocrystals: Gas sensitivity, surface bond states, and chemical mechanism The Journal of Physical Chemistry C, 112 (24), pp 9061-9065 85 Lin Y.-H., Y.-C Hsueh, P.-S Lee, C.-C Wang, J.M Wu, T.-P Perng, and H.C Shih (2011) Fabrication of tin dioxyde nanowires with ultrahigh gas sensitivity by atomic layer deposition of platinum Journal of Materials Chemistry, 21 (28), pp 10552-10558 86 Liu L., S Li, L Wang, C Guo, Q Dong, and W Li (2011) Enhancement ethanol sensing properties of NiO–SnO2 nanofibers Journal of the American Ceramic Society, 94 (3), pp 771-775 87 Liu X., J Zhang, X Guo, S Wu, and S Wang (2011) Enhanced sensor response of Ni-doped SnO2 hollow spheres Sensors and Actuators B: Chemical, 152 (2), pp 162-167 88 Liu X., J Zhang, T Yang, X Guo, S Wu, and S Wang (2011) Synthesis of Pt nanoparticles functionalized WO3 nanorods and their gas sensing properties Sensors and Actuators B: Chemical, 156 (2), pp 918-923 89 Maekawa T., J Tamaki, N Miura, and N N.Yamazoe (1992) Gold-Loaded Tungsten Oxyde Sensor for Detection of Ammonia in Air Chemistry Letters, (4), pp 639-642 90 Marikutsa A., V Krivetskiy, L Yashina, M Rumyantseva, E Konstantinova, A Ponzoni, E Comini, A Abakumov, and A Gaskov (2012) Catalytic impact of RuOx clusters to high ammonia sensitivity of tin dioxyde Sensors and Actuators B: Chemical, 175, pp 186-193 91 Marikutsa A., M Rumyantseva, and A Gaskov (2014) Analysis of CO and NH3 Reductive Gases Mixture by Chemically Modified Nanocrystalline Tin Dioxyde Key Engineering Materials, 605, pp 227-230 92 Mashock M., K Yu, S Cui, S Mao, G Lu, and J Chen (2012) Modulating gas sensing properties of CuO nanowires through creation of discrete nanosized p– n junctions on their surfaces ACS Applied Materials & Interfaces, (8), pp 4192-4199 93 McAleer J.F., P.T Moseley, J.O.W Norris, D.E Williams, and B.C Tofield (1988) Tin dioxyde gas sensors Part 2.—The role of surface additives Journal of the Chemical Society, Faraday Transactions 1: Physical Chemistry in Condensed Phases, 84 (2), pp 441-457 127 94 Meng D., N.M Shaalan, T Yamazaki, and T Kikuta (2012) Preparation of tungsten oxyde nanowires and their application to NO2 sensing Sensors and Actuators B: Chemical, 169, pp 113-120 95 Miller D.R., S.A Akbar, and P.A Morris (2014) Nanoscale metal oxyde-based heterojunctions for gas sensing: A review Sensors and Actuators B: Chemical, 204, pp 250-272 96 Na C.W., H.-S Woo, I.-D Kim, and J.-H Lee (2011) Selective detection of NO2 and C2H5OH using a Co3O4-decorated ZnO nanowire network sensor Chemical Communications, 47 (18), pp 5148-5150 97 Na C.W., H.-S Woo, and J.-H Lee (2012) Design of highly sensitive volatile organic compound sensors by controlling NiO loading on ZnO nanowire networks RSC Advances, (2), pp 414-417 98 Na H.G., Y.J Kwon, H.Y Cho, S.Y Kang, and H.W Kim (2015) Improvement of Gas Sensing Characteristics by Adding Pt Nanoparticles on ZnO-Branched SnO2 Nanowires Journal of Nanoscience and Nanotechnology, 15 (11), pp 8571-8576 99 Nakamura Y., A Ando, T Tsurutani, O Okada, M Miyayama, K Koumoto, and H Yanagida (1986) Gas sensitivity of CuO/ZnO hetero-contact Chemistry Letters, 15 (3), pp 413-416 100 Nguyen H., C.T Quy, N.D Hoa, N.T Lam, N.V Duy, V.V Quang, and N.V Hieu (2014) Controllable growth of ZnO nanowires grown on discrete islands of Au catalyst for realization of planar-type micro gas sensors Sensors and Actuators B: Chemical, 193, pp 888-894 101 Park J.Y., S.-W Choi, and S.S Kim (2011) Junction-Tuned SnO2 Nanowires and Their Sensing Properties The Journal of Physical Chemistry C, 115 (26), pp 12774-12781 102 Park S., S An, H Ko, and C Lee (2015) Fabrication, Structure, and Gas Sensing of Multiple-Networked Pt-Functionalized Bi2O3 Nanowires Journal of Nanoscience and Nanotechnology, 15 (2), pp 1605-1609 103 Park S., S An, Y Mun, and C Lee (2014) UV-enhanced room-temperature gas sensing of ZnGa2O4 nanowires functionalized with Au catalyst nanoparticles Applied Physics A, 114 (3), pp 903-910 104 Park S., T Hong, J Jung, and C Lee (2014) Room temperature hydrogen sensing of multiple networked ZnO/WO3 core–shell nanowire sensors under UV illumination Current Applied Physics, 14 (9), pp 1171-1175 128 105 Park S., H Kim, C Jin, S.-W Choi, S.S Kim, and C Lee (2012) Enhanced CO gas sensing properties of Pt-functionalized WO3 nanorods Thermochimica Acta, 542, pp 69-73 106 Park S., S Park, J Jung, T Hong, S Lee, H.W Kim, and C Lee (2014) H2S gas sensing properties of CuO-functionalized WO3 nanowires Ceramics International, 40 (7), pp 11051-11056 107 Park S., G.-J Sun, H Kheel, C Lee, and K Kim (2015) Sensing properties of networked catalyst-metal-codoped Te2O5 nanowire sensors Journal of the Korean Physical Society, 67 (4), pp 648-653 108 Penner R.M (2012) Chemical sensing with nanowires Annual Review of Analytical Chemistry, 5, pp 461-485 109 Penza M., C Martucci, and G Cassano (1998) NOx gas sensing characteristics of WO3 thin films activated by noble metals (Pd, Pt, Au) layers Sensors and Actuators B: Chemical, 50 (1), pp 52-59 110 Polleux J., A Gurlo, N Barsan, U Weimar, M Antonietti, and M Niederberger (2006) Template-Free Synthesis and Assembly of SingleCrystalline Tungsten Oxyde Nanowires and their Gas-Sensing Properties Angewandte Chemie International Edition, 45 (2), pp 261-265 111 Ponzoni A., E Comini, G Sberveglieri, J Zhou, S.Z Deng, N.S Xu, Y Ding, and Z.L Wang (2006) Ultrasensitive and highly selective gas sensors using three-dimensional tungsten oxyde nanowire networks Applied Physics Letters, 88 (20), pp 203101 112 Ponzoni A., V Russo, A Bailini, C.S Casari, M Ferroni, A.L Bassi, A Migliori, V Morandi, L Ortolani, G Sberveglieri, and C.E Bottani (2011) Structural and gas-sensing characterization of tungsten oxyde nanorods and nanoparticles Sensors and Actuators B: Chemical, 153 (2), pp 340-346 113 Prades J.D., R Jimenez-Diaz, F Hernandez-Ramirez, S Barth, A Cirera, A Romano-Rodriguez, S Mathur, and J.R Morante (2008) Ultralow power consumption gas sensors based on self-heated individual nanowires Applied Physics Letters, 93 (12), pp 123110 114 Qin Y., X Li, F Wang, and M Hu (2011) Solvothermally synthesized tungsten oxyde nanowires/nanorods for NO2 gas sensor applications Journal of Alloys and Compounds, 509 (33), pp 8401-8406 115 Qin Y., W Shen, X Li, and M Hu (2011) Effect of annealing on microstructure and NO2-sensing properties of tungsten oxyde nanowires 129 synthesized by solvothermal method Sensors and Actuators B: Chemical, 155 (2), pp 646-652 116 Qin Y., X Sun, X Li, and M Hu (2012) Room temperature NO2-sensing properties of Ti-added nonstoichiometric tungsten oxyde nanowires Sensors and Actuators B: Chemical, 162 (1), pp 244-250 117 Qu Z., Y Fu, B Yu, P Deng, L Xing, and X Xue (2016) High and fast H2S response of NiO/ZnO nanowire nanogenerator as a self-powered gas sensor Sensors and Actuators B: Chemical, 222, pp 78-86 118 Ramgir N., S.K Ganapathi, M Kaur, N Datta, K Muthe, D Aswal, S Gupta, and J Yakhmi (2010) Sub-ppm H2S sensing at room temperature using CuO thin films Sensors and Actuators B: Chemical, 151 (1), pp 90-96 119 Ramgir N.S., M Kaur, P.K Sharma, N Datta, S Kailasaganapathi, S Bhattacharya, A.K Debnath, D.K Aswal, and S.K Gupta (2013) Ethanol sensing properties of pure and Au modified ZnO nanowires Sensors and Actuators B: Chemical, 187, pp 313-318 120 Ramgir N.S., I.S Mulla, and K.P Vijayamohanan (2005) A room temperature nitric oxyde sensor actualized from Ru-doped SnO2 nanowires Sensors and Actuators B: Chemical, 107 (2), pp 708-715 121 Ramgir N.S., P.K Sharma, N Datta, M Kaur, A.K Debnath, D.K Aswal, and S.K Gupta (2013) Room temperature H2S sensor based on Au modified ZnO nanowires Sensors and Actuators B: Chemical, 186, pp 718-726 122 Sartale S.D and C.D Lokhande (2001) Preparation and characterization of nickel sulphide thin films using successive ionic layer adsorption and reaction (SILAR) method Materials Chemistry and Physics, 72 (1), pp 101-104 123 Sen S., P Kanitkar, A Sharma, K.P Muthe, A Rath, S.K Deshpande, M Kaur, R.C Aiyer, S.K Gupta, and J.V Yakhmi (2010) Growth of SnO2/W18O49 nanowire hierarchical heterostructure and their application as chemical sensor Sensors and Actuators B: Chemical, 147 (2), pp 453-460 124 Şennik E., U Soysal, and Z.Z Öztürk (2014) Pd loaded spider-web TiO2 nanowires: Fabrication, characterization and gas sensing properties Sensors and Actuators B: Chemical, 199, pp 424-432 125 Shaalan N.M., T Yamazaki, and T Kikuta (2012) NO2 response enhancement and anomalous behavior of n-type SnO2 nanowires functionalized by Pd nanodots Sensors and Actuators B: Chemical, 166-167, pp 671-677 130 126 Shao F., M.W.G Hoffmann, J.D Prades, R Zamani, J Arbiol, J.R Morante, E Varechkina, M Rumyantseva, A Gaskov, and I Giebelhaus (2013) Heterostructured p-CuO (nanoparticle)/n-SnO2(nanowire) devices for selective H2S detection Sensors and Actuators B: Chemical, 181, pp 130-135 127 Shen Y., T Yamazaki, Z Liu, D Meng, and T Kikuta (2009) Hydrogen sensors made of undoped and Pt-doped SnO2 nanowires Journal of Alloys and Compounds, 488 (1), pp L21-L25 128 Shen Y., T Yamazaki, Z Liu, D Meng, T Kikuta, N Nakatani, M Saito, and M Mori (2009) Microstructure and H2 gas sensing properties of undoped and Pd-doped SnO2 nanowires Sensors and Actuators B: Chemical, 135 (2), pp 524-529 129 Singh N., R.K Gupta, and P.S Lee (2011) Gold-nanoparticle-functionalized In2O3 nanowires as CO gas sensors with a significant enhancement in response ACS Applied Materials & Interfaces, (7), pp 2246-2252 130 Srivastava S., K Jain, V.N Singh, S Singh, N Vijayan, N Dilawar, G Gupta, and T.D Senguttuvan (2012) Faster response of NO2 sensing in graphene–WO3 nanocomposites Nanotechnology, 23 (20), pp 205501 131 Sun G.-J., S.-W Choi, S.-H Jung, A Katoch, and S.S Kim (2013) V-groove SnO2 nanowire sensors: fabrication and Pt-nanoparticle decoration Nanotechnology, 24 (2), pp 025504 132 Sun G.-J., S.-W Choi, A Katoch, P Wu, and S.S Kim (2013) Bi-functional mechanism of H2S detection using CuO–SnO2 nanowires Journal of Materials Chemistry C, (35), pp 5454-5462 133 Sun S., X Chang, and Z Li (2010) Thermal-treatment effect on the photoluminescence and gas-sensing properties of tungsten oxyde nanowires Materials Research Bulletin, 45 (9), pp 1075-1079 134 Sysoev V.V., J Goschnick, T Schneider, E Strelcov, and A.Kolmakov(2007) A Gradient Microarray Electronic Nose Based on Percolating SnO2 Nanowire Sensing Elements Nano Letters, (10), pp 3182-3188 135 Taniguchi N (1974) On the basic concept of nanotechnology Proc Intl Conf Prod Eng Tokyo, Part II, Japan Society of Precision Engineering, pp 18-23 136 Thong L.V., N.D Hoa, D.T.T Le, P.D Tam, L Anh-Tuan, and N.V Hieu (2010) On-chip fabrication of SnO2-nanowire gas sensor: The effect of growth time on sensor performance Sensors and Actuators B: Chemical, 146 (1), pp 361-367 131 137 Tong P.V., N.D Hoa, N.V Duy, D.T.T Le, and N.V Hieu (2016) Enhancement of gas-sensing characteristics of hydrothermally synthesized WO3 nanorods by surface decoration with Pd nanoparticles Sensors and Actuators B: Chemical, 223, pp 453-460 138 Trung D.D., N.D Hoa, P Van Tong, N Van Duy, T.D Dao, H.V Chung, T Nagao, and N.V Hieu (2014) Effective decoration of Pd nanoparticles on the surface of SnO2 nanowires for enhancement of CO gas-sensing performance Journal of Hazardous Materials, 265, pp 124-132 139 Trung D.D., L.D Toan, H.S Hong, T.D Lam, T Trung, and N.V Hieu (2012) Selective detection of carbon dioxyde using LaOCl-functionalized SnO2 nanowires for air-quality monitoring Talanta, 88, pp 152-159 140 Uddin A.I and G.-S Chung (2015) Fabrication and Characterization of C2H2 Gas Sensor Based on Ag-loaded Vertical ZnO Nanowires Array Procedia Engineering, 120, pp 582-585 141 Vaishampayan M.V., R.G Deshmukh, P Walke, and I.S Mulla (2008) Fedoped SnO2 nanomaterial: a low temperature hydrogen sulfide gas sensor Materials Chemistry and Physics, 109 (2), pp 230-234 142 Vallejos S., T Stoycheva, P Umek, C Navio, R Snyders, C Bittencourt, E Llobet, C Blackman, S Moniz, and X Correig (2011) Au nanoparticlefunctionalised WO3 nanoneedles and their application in high sensitivity gas sensor devices Chemical Communications, 47 (1), pp 565-567 143 Vuong N.M., D Kim, and H Kim (2015) Porous Au-embedded WO3 nanowire structure for efficient detection of CH4 and H2S Scientific reports, 144 Wada K., N N.Yamazoe, and T Seiyama (1980) Effects of palladium addition in tin (IV) oxyde gas sensor Nippon Kagaku Kaishi, (10), pp 1597-1602 145 Wagh M.S., G.H Jain, D.R Patil, S.A Patil, and L.A Patil (2006) Modified zinc oxyde thick film resistors as NH3 gas sensor Sensors and Actuators B: Chemical, 115 (1), pp 128-133 146 Wagh M.S., G.H Jain, D.R Patil, S.A Patil, and L.A Patil (2007) Surface customization of SnO2 thick films using RuO2 as a surfactant for the LPG response Sensors and Actuators B: Chemical, 122 (2), pp 357-364 147 Wang D., W Zhou, P Hu, Y Guan, L Chen, J Li, G Wang, H Liu, J Wang, and G Cao (2012) High ethanol sensitivity of Palladium/TiO2 nanobelt surface heterostructures dominated by enlarged surface area and nano-Schottky junctions Journal of Colloid and Interface Science, 388 (1), pp 144-150 132 148 Wang H and W.F Schneider (2011) Adsorption and reactions of NOx on RuO2 (110) Catalysis Today, 165 (1), pp 49-55 149 Wang H., Z Sun, Q Lu, F Zeng, and D Su (2012) One-Pot Synthesis of (Au Nanorod)–(Metal Sulfide) Core–Shell Nanostructures with Enhanced GasSensing Property Small, (8), pp 1167-1172 150 Wang L., S Wang, M Xu, X Hu, H Zhang, Y Wang, and W Huang (2013) A Au-functionalized ZnO nanowire gas sensor for detection of benzene and toluene Physical Chemistry Chemical Physics, 15 (40), pp 17179-17186 151 Wang R., S Yang, R Deng, W Chen, Y Liu, H Zhang, and G.S Zakharova (2015) Enhanced gas sensing properties of V2O5 nanowires decorated with SnO2 nanoparticles to ethanol at room temperature RSC Advances, (51), pp 41050-41058 152 Wang S., Y Xiao, D Shi, H.K Liu, and S.X Dou (2011) Fast response detection of H2S by CuO-doped SnO2 films prepared by electrodeposition and oxydization at low temperature Materials Chemistry and Physics, 130 (3), pp 1325-1328 153 Woo H.-S., C.-H Kwak, I.-D Kim, and J.-H Lee (2014) Selective, sensitive, and reversible detection of H2S using Mo-doped ZnO nanowire network sensors Journal of Materials Chemistry A, (18), pp 6412-6418 154 Woo H.-S., C.W Na, I.-D Kim, and J.-H Lee (2012) Highly sensitive and selective trimethylamine sensor using one-dimensional ZnO–Cr2O3 heteronanostructures Nanotechnology, 23 (24), pp 245501 155 Xing L., Y Hu, P Wang, Y Zhao, Y Nie, P Deng, and X Xue (2014) Realizing room-temperature self-powered ethanol sensing of Au/ZnO nanowire arrays by coupling the piezotronics effect of ZnO and the catalysis of noble metal Applied Physics Letters, 104 (1), pp 013109 156 Xue X., Y Chen, Y Liu, S Shi, Y Wang, and T Wang (2006) Synthesis and ethanol sensing properties of indium-doped tin oxyde nanowires Applied Physics Letters, 88 (20), pp 201907 157 Xue X., L Xing, Y Chen, S Shi, Y Wang, and T Wang (2008) Synthesis and H2S sensing properties of CuO−SnO2 core/shell PN-junction nanorods The Journal of Physical Chemistry C, 112 (32), pp 12157-12160 158 N.Yamazoe N (1991) New approaches for improving semiconductor gas sensors Sensors and Actuators B: Chemical, (1), pp 7-19 133 159 N.Yamazoe N., Y Kurokawa, and T Seiyama (1983) Effects of additives on semiconductor gas sensors Sensors and Actuators, 4, pp 283-289 160 N.Yamazoe N., G Sakai, and K Shimanoe (2003) Oxyde semiconductor gas sensors Catalysis Surveys from Asia, (1), pp 63-75 161 Yu J.H and G.M Choi (2001) Selective CO gas detection of CuO-and ZnOdoped SnO2 gas sensor Sensors and Actuators B: Chemical, 75 (1), pp 56-61 162 Zhang C., A Boudiba, P De Marco, R Snyders, M.-G Olivier, and M Debliquy (2013) Room temperature responses of visible-light illuminated WO3 sensors to NO2 in sub-ppm range Sensors and Actuators B: Chemical, 181, pp 395-401 163 Zhang D., Z Liu, C Li, T Tang, X Liu, S Han, B Lei, and C Zhou (2004) Detection of NO2 down to ppb levels using individual and multiple In2O3 nanowire devices Nano Letters, (10), pp 1919-1924 164 Zhang Y., J Xu, P Xu, Y Zhu, X Chen, and W Yu (2010) Decoration of ZnO nanowires with Pt nanoparticles and their improved gas sensing and photocatalytic performance Nanotechnology, 21 (28), pp 285501 165 Zhao Y., X He, J Li, X Gao, and J Jia (2012) Porous CuO/SnO2 composite nanofibers fabricated by electrospinning and their H2S sensing properties Sensors and Actuators B: Chemical, 165 (1), pp 82-87 166 Zheng H., J.Z Ou, M.S Strano, R.B Kaner, A Mitchell, and K Kalantarzadeh (2011) Nanostructured Tungsten Oxyde – Properties, Synthesis, and Applications Advanced Functional Materials, 21 (12), pp 2175-2196 167 Zheng Y., J Wang, and P Yao (2011) Formaldehyde sensing properties of electrospun NiO-doped SnO2 nanofibers Sensors and Actuators B: Chemical, 156 (2), pp 723-730 168 Zheng Z.Q., B Wang, J.D Yao, and G.W Yang (2015) Light-controlled C2H2 gas sensing based on Au–ZnO nanowires with plasmon-enhanced sensitivity at room temperature Journal of Materials Chemistry C, (27), pp 7067-7074 169 Zhu L.F., J.C She, J.Y Luo, S.Z Deng, J Chen, X.W Ji, and N.S Xu (2011) Self-heated hydrogen gas sensors based on Pt-coated W18O49 nanowire networks with high sensitivity, good selectivity and low power consumption Sensors and Actuators B: Chemical, 153 (2), pp 354-360 170 Zhu L.F., J.C She, J.Y Luo, S.Z Deng, J Chen, and N.S Xu (2010) Study of physical and chemical processes of H2 sensing of Pt-coated WO3 nanowire films The Journal of Physical Chemistry C, 114 (36), pp 15504-15509 134 171 Zou X., J Wang, X Liu, C Wang, Y Jiang, Y Wang, X Xiao, J.C Ho, J Li, and C Jiang (2013) Rational design of sub-parts per million specific gas sensors array based on metal nanoparticles decorated nanowire enhancementmode transistors Nano Letters, 13 (7), pp 3287-3292 135 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN Nguyen Van Hieu, Phung Thi Hong Van, Le Tien Nhan, Nguyen Van Duy, and Nguyen Duc Hoa (2012), Giant enhancement of H2S gas response by decorating n-type SnO2 nanowires with p-type NiO nanoparticles, Applied Physics Letters, 101 (25), p 253106 Dang Thi Thanh Le, Nguyen Van Duy, Ha Minh Tan, Do Dang Trung, Nguyen Ngoc Trung, Phung Thi Hong Van, Nguyen Duc Hoa, and Nguyen Van Hieu, (2013), Density-controllable growth of SnO2 nanowire junction-bridging across electrode for low-temperature NO2 gas detection, Journal of Materials Science, 48 (20), p 7253-7259 Phùng Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Toán, Đỗ Thành Việt, Nguyễn Hoàng Thanh, Đỗ Đức Đại, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Văn Hiếu (2013), Tăng cường tính chất nhạy khí NO2 dây nano WO3 mọc trực tiếp điện cực biến tính bề mặt với RuO2, Kỷ yếu Hội nghị Vật lý Chất rắn Khoa học Vật liệu toàn quốc lần thứ (SPMS 2013), Thái Nguyên, tr 351-355 Phung Thi Hong Van, Do Duc Dai, Nguyen DucHoa, Nguyen Van Hung, Nguyen Van Hieu (2014) Preparation and Characterization of NO2 Gas Sensor Based on Tungsten Oxyde Nanowires, Proceeding of The 2nd International Conference on Advanced Materials and Nanotechnology (ICAMN2014), Hanoi University of Science and Technology, p 89-92 Phung Thi Hong Van, Nguyen Hoang Thanh, Vu Van Quang, Nguyen Van Duy, Nguyen Duc Hoa, and Nguyen Van Hieu (2014), Scalable Fabrication of HighPerformance NO2 Gas Sensors Based on Tungsten Oxyde Nanowires by On-Chip Growth and RuO2-Functionalization, ACS Applied Materials & Interfaces , (15), p 12022-12030 Phùng Thị Hồng Vân, Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Văn Hiếu (2014), Phát triển đo khí NO2 sở nghiên cứu chế tạo vật liệu dây nano oxit kim loại bán dẫn WO3, Tạp chí Khoa học Tài nguyên Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội, số 2, tr.104-109 Đinh Văn Thiên, Phùng Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Văn Hiếu (2015) Nghiên cứu biến tính bề mặt dây nano SnO2 CuO nhằm nâng cao tính 136 chất nhạy khí H2S, Kỷ yếu Hội nghị Vật lý Chất rắn Khoa học Vật liệu toàn quốc lần thứ (SPMS 2015), Tp Hồ Chí Minh, Quyển 2, tr 743-746 Phung Thi Hong Van, Do Duc Dai, Nguyen Van Duy, Nguyen Duc Hoa, Nguyen Van Hieu (2015), Ultrasensitive NO2 gas sensors using tungsten oxyde nanowires with multiple junctions self-assembled on discrete catalyst islands via on-chip fabrication, Sensors and Actuators B: Chemical, 227, p 198-203 137

Ngày đăng: 06/07/2016, 17:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Hiếu (2015) Cảm biến khí dây nano ôxit kim loại bán dẫn. Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội.Tài liệu tham khảo Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm biến khí dây nano ôxit kim loại bán dẫn
Nhà XB: Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh
2. Ahn M.-W., K.-S. Park, J.-H. Heo, D.-W. Kim, K.J. Choi, and J.-G. Park (2009) On-chip fabrication of ZnO-nanowire gas sensor with high gas sensitivity.Sensors and Actuators B: Chemical, 138 (1), pp. 168-173 Sách, tạp chí
Tiêu đề: On-chip fabrication of ZnO-nanowire gas sensor with high gas sensitivity
3. Akiyama M., J. Tamaki, N. Miura, and N. N.Yamazoe (1991) Tungsten Oxyde- Based Semiconductor Sensor Highly Sensitive to NO and NO 2 . Chemistry Letters, 20 (9), pp. 1611-1614 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tungsten Oxyde-Based Semiconductor Sensor Highly Sensitive to NO and NO"2
4. Ando M., S. Suto, T. Suzuki, T. Tsuchida, C. Nakayama, N. Miura, and N. N.Yamazoe (1994) H 2 S and CH 3 SH Sensor Using a Thick Film of Gold-Loaded Tungsten Oxyde. Chemistry Letters, (2), pp. 335-338 Sách, tạp chí
Tiêu đề: H"2"S and CH"3"SH Sensor Using a Thick Film of Gold-Loaded Tungsten Oxyde
5. Arbiol J., A. Cirera, F. Peiró, A. Cornet, J.R. Morante, J.J. Delgado, and J.J. Calvino (2002) Optimization of tin dioxyde nanosticks faceting for the improvement of palladium nanocluster epitaxy. Applied Physics Letters, 80 (2), pp. 329-331 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Optimization of tin dioxyde nanosticks faceting for the improvement of palladium nanocluster epitaxy
6. Baik J.M., M.H. Kim, C. Larson, C.T. Yavuz, G.D. Stucky, A.M. Wodtke, and M. Moskovits (2009) Pd-Sensitized single vanadium oxyde nanowires: highly responsive hydrogen sensing based on the metal−insulator transition. Nano Letters, 9 (12), pp. 3980-3984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pd-Sensitized single vanadium oxyde nanowires: highly responsive hydrogen sensing based on the metal−insulator transition
7. Bourgeois C., P. Dufour, J.C. Mutin, and A. Steinbrunn (1982) An electrical conductivity and TEM study of the sulphurization by gaseous H 2 S of NiO single crystals. Journal of Materials Science, 17 (8), pp. 2298-2308 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An electrical conductivity and TEM study of the sulphurization by gaseous H"2"S of NiO single crystals
8. Cao B., J. Chen, X. Tang, and W. Zhou (2009) Growth of monoclinic WO 3 nanowire array for highly sensitive NO 2 detection. Journal of Materials Chemistry, 19 (16), pp. 2323-2327 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Growth of monoclinic WO"3"nanowire array for highly sensitive NO"2" detection
9. Chaudhary V.A., I.S. Mulla, and K. Vijayamohanan (1999) Selective gas- sensing properties of surface ruthenated tin oxyde. Journal of Materials Research, 14 (1), pp. 185-188 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Selective gas-sensing properties of surface ruthenated tin oxyde
11. Chen X. and M. Moskovits (2007) Observing catalysis through the agency of the participating electrons: Surface-chemistry-induced current changes in a tin oxyde nanowire decorated with silver. Nano Letters, 7 (3), pp. 807-812 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Observing catalysis through the agency of the participating electrons: Surface-chemistry-induced current changes in a tin oxyde nanowire decorated with silver
12. Chen Z.H., J.S. Jie, L.B. Luo, H. Wang, C.S. Lee, and S.T. Lee (2007) Applications of silicon nanowires functionalized with palladium nanoparticles in hydrogen sensors. Nanotechnology, 18 (34), pp. 345502 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Applications of silicon nanowires functionalized with palladium nanoparticles in hydrogen sensors
13. Choi J. and J. Kim (2009) Highly sensitive hydrogen sensor based on suspended, functionalized single tungsten nanowire bridge. Sensors and Actuators B:Chemical, 136 (1), pp. 92-98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Highly sensitive hydrogen sensor based on suspended, functionalized single tungsten nanowire bridge
14. Choi K.J. and H.W. Jang (2010) One-Dimensional Oxyde Nanostructures as Gas-Sensing Materials: Review and Issues. Sensors, 10 (4), pp. 4083-4099 15. Choi S.-W., S.-H. Jung, and S.S. Kim (2011) Functionalization of selectivelygrown networked SnO 2 nanowires with Pd nanodots by γ-ray radiolysis.Nanotechnology, 22 (22), pp. 225501 Sách, tạp chí
Tiêu đề: One-Dimensional Oxyde Nanostructures as Gas-Sensing Materials: Review and Issues". Sensors, 10 (4), pp. 4083-4099 15. Choi S.-W., S.-H. Jung, and S.S. Kim (2011) "Functionalization of selectively "grown networked SnO"2" nanowires with Pd nanodots by γ-ray radiolysis
16. Choi S.-W., S.-H. Jung, and S.S. Kim (2011) Significant enhancement of the NO 2 sensing capability in networked SnO 2 nanowires by Au nanoparticles synthesized via γ-ray radiolysis. Journal of Hazardous Materials, 193, pp. 243- 248 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Significant enhancement of the NO"2" sensing capability in networked SnO"2" nanowires by Au nanoparticles synthesized via γ-ray radiolysis
17. Choi S.-W., S.-H. Jung, J.Y. Park, and S.S. Kim (2012) Improvement in Sensing Properties of SnO 2 Nanowires by Functionalizing with Pt Nanodots Synthesized by &γ-Ray Radiolysis. Journal of Nanoscience and Nanotechnology, 12 (2), pp.1526-1529 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Improvement in Sensing Properties of SnO"2" Nanowires by Functionalizing with Pt Nanodots Synthesized by &γ-Ray Radiolysis
18. Choi S.-W., A. Katoch, J.-H. Kim, and S.S. Kim (2014) A novel approach to improving oxydizing-gas sensing ability of p-CuO nanowires using biased radial modulation of a hole-accumulation layer. Journal of Materials Chemistry C, 2 (42), pp. 8911-8917 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A novel approach to improving oxydizing-gas sensing ability of p-CuO nanowires using biased radial modulation of a hole-accumulation layer
19. Choi S.-W., A. Katoch, J.-H. Kim, and S.S. Kim (2014) Prominent Reducing Gas-Sensing Performances of n-SnO 2 Nanowires by Local Creation of p–n Heterojunctions by Functionalization with p-Cr 2 O 3 Nanoparticles. ACS Applied Materials & Interfaces, 6 (20), pp. 17723–17729 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prominent Reducing Gas-Sensing Performances of n-SnO"2" Nanowires by Local Creation of p–n Heterojunctions by Functionalization with p-Cr"2"O"3" Nanoparticles
21. Choi S.-W., A. Katoch, G.-J. Sun, and S.S. Kim (2013) Bimetallic Pd/Pt nanoparticle-functionalized SnO 2 nanowires for fast response and recovery to NO 2 . Sensors and Actuators B: Chemical, 181, pp. 446-453 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bimetallic Pd/Pt nanoparticle-functionalized SnO"2" nanowires for fast response and recovery to NO"2
22. Choi S.-W. and S.S. Kim (2012) Room temperature CO sensing of selectively grown networked ZnO nanowires by Pd nanodot functionalization. Sensors and Actuators B: Chemical, 168, pp. 8-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Room temperature CO sensing of selectively grown networked ZnO nanowires by Pd nanodot functionalization
23. Choi Y.-J., I.-S. Hwang, J.-G. Park, K.J. Choi, J.-H. Park, and J.-H. Lee (2008) Novel fabrication of an SnO 2 nanowire gas sensor with high sensitivity.Nanotechnology, 19 (9), pp. 095508 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Novel fabrication of an SnO"2" nanowire gas sensor with high sensitivity

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN