Đảng cộng sản Việt Nam ra đời do xu thế của thời đại Vào giữa thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận kh
Trang 1I Giải quyết vấn đề
Với đất nước Việt Nam, thế kì XX là thế kỉ đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành cuộc cách m ạng chống các thế lực xâm lược, giành lại độc lập, tự do dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng chế độ xã hội mới do nhân dân làm chủ Trải qua 70 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang Có thể nói, sự ra đời của Đảng cộng
sản Việt Nam chính là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nước ta, Đảng ra đời là tất yếu lịch sử.
II Giải quyết vấn đề
1 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời do xu thế của thời đại
Vào giữa thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản Trong hoàn cảnh
đó, chủ nghĩa Mac ra đời, về sau được Lenin phát triền và trở thành chủ nghĩa mac-Lenin Chủ nghĩa Mac-Lenin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộ đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải thành lập ra Đảng cộng sản
Với vũ khí lí luận sắc bén là chủ nghĩa Mac-Lenin, năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi
2 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời xuất phát từ yêu cầu của cách mạng Việt Nam
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam Từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã liên tiếp nổi dậy cầm vũ khí chống lại bọn cướp nước, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ,
Những phong trào đấu tranh tiêu biểu diễn ra trong thời kỳ này phải kể đến như: phong trào Cần Vương (1885-1896), cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang, 1884-1913)
… Dù diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ nhưng các cuộc đấu tranh này đều thất bại do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu một tổ chức cách mạng có khả năng dẫn dắt dân tộc đến thắng lợi Điều này chứng tỏ rằng giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến không đủ
Trang 2điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước, thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn khổ ý thức hệ tư tưởng phong kiến đã chấm dứt Cuộc đấu tranh của nhân dân rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo cách mạng
Bên cạnh đó, vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Việt Nam cũng như một số nước phương Đông khác đã ít nhiều chịu sự chi phối của ý thức hệ tư sản Đặc biệt cách mạng Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản (1868), cuộc cách mạng Tân Hội ở Trung Quốc (1911)
đã có tác động nhất định tới phong trào yêu nước ở Việt Nam làm dấy lên ở nước ta một phong trào yêu nước rộng lớn mang màu sắc dân chủ tư sản mà tiêu biểu là hai khuynh hướng: bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh
Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp nhưng lại dựa vào NHật để đánh Pháp Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm lãnh đạo hạn chế về tầm nhìn nên con đường cứu nước do Phan Bội Châu tổ chức và khởi xướng không thành công, cả phong trào Đông Du (1904) và Việt Nam quang phục hội (1912) đều đã thất bại Sai lầm của ông là ở chỗ ông đã dựa vào Nhật để đánh Pháp mà không nhận ra rằng
cả hai đều là đế quốc Điều đó là rất nguy hiểm, chắc khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”
Không chủ trương dùng bạo động như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh lại chủ trương vận động cải cách văn hóa, xã hội; động viện lòng yêu nước trong nhân dân; đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xuất tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện hai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài Hoạt động cách mạng của Phan Chu Trinh đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam Tuy nhiên, về phương pháp, “cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương…điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương” Sự thất bại của khuynh hướng đấu tranh đã chứng tỏ giai cấp tư sản Việt Nam không đủ khả năng giương cao ngọn cờ cách mạng đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi
Từ phong trào đấu tranh, các tổ chức Đảng phái ra đời như Đảng lập hiến (1923); Đảng thanh niên (tháng 3 năm 1926); Đảng thanh niên cao vọng (1926); Việt Nam nghĩa đoàn (1925), sau nhiều lần đổi tên, tháng 7 năm 1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam quốc dân Đảng Nhìn chung các tổ chức, đảng phái yêu nước
Trang 3nói trên có tinh thần chống đế quốc, hoạt động của họ đã có tác dụng nhất định trong việc truyền bá tư tưởng mới, giáo dục lòng yêu nước Song, hạn chế của họ là chưa nhận thức được xu thế khách quan của thời đại sau Cách mạng Tháng Mười Nga, chưa thấy được giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng các giai cấp cần lao, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản Mặt khác, họ cũng chưa thấy hết được bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, cũng như vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, vai trò của quần chúng nhân dân mà trước hết là nông dân trong cách mạng Vì những hạn chế trên, các tổ chức, đảng phải yêu nước này chưa thể xác định được một đường lối cách mạng đúng đắn
Nói tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi, một số tổ chức chính trị theo lập trường quốc gia tư sản ra đời và ít nhiều đã thể hiện được vai trò của mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ Tuy nhiên, những phong trào và tổ chức trên, do những hạn chế về giai cấp, về đường lối chính trị; hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ; chưa tập hợp được rộng rãi lực lượng dân tộc, nhất là chưa tập hợp được hai lực lượng xã hội cơ bản (công nhân và nông dân), nên cuối cùng đều không thành công Sự thất bại này đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo Thực trạng đó đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải tìm ra con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công
2 Quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc
2.1 Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và truyền bá chủ nghĩa Mac-Lenin
Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ, thì năm 1911Nguyễn
Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới Người đã đi qua nhiều nước Châu Á, Châu Âu, châu Mỹ Mục đích của Người là đi để xem sự phát triển của Châu Âu, của Pháp như thế nào; thực chất của tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái là gì từ
đó áp dụng vào thực tiễn nước ta giúp đồng bào thoát khỏi cuộc sống lầm than, nô lệ
Trang 4Sau nhiều năm bôn ba, quan sát và suy ngẫm, sau khi gặp “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”, Người đã tìm thấy con
đường giải phóng các dân tộc thuộc địa Cuối tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và là người dân thuộc địa duy nhất tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp Sự kiện này đã đánh dấu bước chuyển biến
quyết định trong tư tưởng và lập trường chính trị của Người Từ một người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên Đây chính là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng của Hồ Chí Minh cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Người nhấn mạnh, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin Với tác phẩm “Bản án chế độ tựhc dân Pháp” và “Đường cách mệnh”, đặc biệt là việc xuất bản tờ báo Thanh niên, số đầu tiên ra ngày 21/6/1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
2.2 Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng
Không chỉ truyền bá tư tưởng Mac-Lenin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam mà từ rất sớm, trong những hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc
luôn quan tâm chú ý đến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành
lập một chính đảng cách mạng ở Việt Nam
Về tư tưởng, Người tiếp tục đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, chế độ Xô Viết mới ra đời và tích cực tham gia nhiều hoạt động của quốc tế Cộng sản Người đã kết hợp chặt chẽ các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản Đây là sự chuẩn bị rất quan trọng về tư tưởng cho cách mạng Việt Nam Trong thời gian này Nguyễn Ái Quốc đã xác định đường lối đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối giải phóng dân tộc
Trang 5Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên - tổ
chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc chuẩn bị cả về ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng sau này Thông qua tổ chức tiền thân là hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, có cộng sản đoàn là nòng cốt, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện đào tạo, bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên theo chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối cách mạng mới, bằng cách mở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu từ năm 1925 đến 1927 Sau khoá học, phần lớn họ trở về nước truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân, còn một số ít được chọn vào trường quân sự Hoàng Phố và trường Đại học Phương Đông học tập để sau đó trở
về Việt Nam hoạt động trong phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân khác, làm cho phong trào chuyển dần từ tự phát sang tự giác Đây chính là
sự chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Đến năm 1929, nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản Việt Nam, Nguyễn
Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng- Trung Quốc vào đầu năm 1930 Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn ái Quốc khởi thảo và thông qua tại Hội nghị hợp nhất là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng một cương lĩnh cách mạng đúng đắn và sáng tạo
Như vậy, có thể nói, sự chuẩn bị Nguyễn Ái Quốc góp phần rất quan trọng vào sự
ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam Người đã tìm ra con đường cứu nước, tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mac-Lenin, truyền bá tư tưởng tiến bộ đó vào Việt Nam, góp phần tác động mạnh mẽ vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam Không những thế, NGuyễn Ái Quốc còn chuẩn bị những điều kiện về mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức để tiến tới thành lập Đảng và cũng chính Người đã chủ trì hội nghị thống nhất ba tổ chức Đảng thành một Đảng cộng sản duy nhất, đồng thời vạch ra cương lĩnh cách mạng, định hướng cho cách mạng Việt Nam
4 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời do yêu cầu phải hợp nhất ba tổ chức Đảng
Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (tháng 5-1929)
đã xảy ra bất đồng giữa các đoàn đại biểu về vấn đề thành lập đảng cộng sản Trong bối cảnh đó, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời: Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam
Trang 6cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn Sau khi ra đời, ba tổ chức cộng sản đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ chức của mình và đều tự nhận là đảng cách mạng chân chính Trong quá trình phát triển tổ chức của mình, các đảng cộng sản không thể không tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân, và không tránh khỏi công kích lẫn nhau Tình hình đó sớm muộn sẽ gây ra sự chia rẽ trong phong trào công nhân, dẫn đến sự tổn thất cho phong trào cách mạng Một đòi hỏi khách quan là phải thống nhất các tổ chức cộng sản lại làm một Vì vậy, ngày 27-10-1929 Quốc tế Cộng sản đã gửi một lá thư, như một chỉ thị cho những người cộng sản Đông Dương, trong đó yêu cầu các tổ chức cộng sản phải chấm dứt sự chia rẽ, công kích lẫn nhau và tích cực xúc tiến việc hợp nhất thành một đảng duy nhất ở Đông
Dương: "nhiệm vụ quan trọng hơn hết và tuyệt đối cần kíp của tất cả những người cộng
sản Đông Dương là sớm lập một đảng cách mạng của giai cấp vô sản, nghĩa là một đảng cộng sản quần chúng Đảng ấy phải là một đảng duy nhất và ở Đông Dương chỉ
Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đã cử những đại diện của mình, tiến hành những cuộc tiếp xúc bàn việc hợp nhất, nhưng không thành
Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng Ở Đông Dương Nguyễn Ái Quốc đã tới Hương Cảng (Trung Quốc) để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất
5 Ý nghĩa của sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu khách quan của lịch sử, là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nước ta Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh d ân tộc trong thời đại mới; là kết quả của quá trình vận động hợp quy luật, của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu
tố : chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; là kết quả của quá trình chọn lọc, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử; là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của các chiến sĩ cách mạng mà đứng đầu là Bác Hồ kính yêu của chúng ta Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và đủ khả năng đảm nhiệm vai trò
Trang 7lãnh đạo cách mạng Việt Nam Thông qua đội tiền phong của mình, giai cấp công nhân
có sứ mệnh lãnh đạo toàn thể nhan dân tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc tới thắng lợi Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước lừ cuối thế kỷ trước Sự ra đời của Đảng chính là sự chuẩn bị nhân tố quan trọng đầu tiên cho những thắng lợi tiếp sau Không những thế, Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới Kể từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cũng đóng góp to lớn cho cách mạng thế giới