Lý do chọn đề tài tiểu luận Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước, tạo sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài tiểu luận
Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy
sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước, tạo sản phẩm xuất khẩu
có tính cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao, tạo tác động phát triển thị trường nội địa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm sự phát triển bền vững cho nền toàn bộ nền kinh tế Sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là yếu tố quan trọng trong việc tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, góp phần quan trọng vào việc thu hút FDI, tăng nguồn lực phát triển
Tại các tỉnh phía Bắc, trong những năm gần đây đây, được sự đầu tư lớn của Nhà nước và việc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh theo hướng hiện đại, sản xuất công nghiệp đã có sự tăng trưởng khá mạnh Giá trị sản lượng công nghiệp liên tục tăng, giải quyết một phần quan trọng việc làm và thu nhập của người lao động Tuy nhiên giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp tại đây khá thấp và có xu hướng giảm sút Sản xuất công nghiệp phần lớn là gia công, lắp ráp trong khi nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng chủ yếu là nhập khẩu Tình trạng nhập siêu và phụ thuộc vào nhập khẩu trong công nghiệp khá lớn Thu hút FDI vào khu vực thấp nhất trong cả nước… Điều này có nhiều nguyên nhân, và sự yếu kém của CNHT là một nguyên nhân quan trọng Việc nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng, tìm
ra nguyên nhân đích thực, từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển hợp lý CNHT là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa lớn trong việc thúc đảy phát triển công nghiệp nói riêng và các mặt kinh tế xã hội nói chung tại các tỉnh
phía Bắc hiện nay Chính vì vậy tác giả chọn chuyên đề: “ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam hiện nay ” làm đề tài tiểu luận
(chuyên đề bắt buộc)
Trang 22 Mục đích
Tiểu luận phân tích và làm rõ các vấn đề cơ bản về thực trạng phát triển CNHT tại Việt Nam Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công nghiệp phụ trợ trong phát triển kinh tế vùng, nền kinh tế quốc dân Tác động tích cực tới các cấp lãnh đạo về tư duy chiến lược liên kết phát triển kinh tế ngành -vùng một cách khoa học
3 Giới hạn (đối tượng, không gian, thời gian)
Xuất phát từ đặc điểm của vùng đưa ra giải pháp phát triển công nghiệp
hỗ trợ ở các tỉnh phía Bắc trong giai đoạn hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp phân tích-tổng hợp
5 Ý nghĩa thực tiễn
Vận dụng được những nhận biết về lý luận trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương nơi công tác
Vận dụng những kiến thức đã học để có tư duy phản biện đối với việc phát triển công nghiệp hỗ trợ địa phương
6 Cấu trúc tiểu luận
Tiểu luận gồm: Phần mở đầu có 6 mục (1 đến 6); phần nội dung có 4 mục (1 đến 4); phần kết luận và phần tài liệu tham khảo
B NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu
Công nghiệp phụ trợ bắt đầu được quan tâm và nghiên cứu kể từ những năm 80 của thế kỷ trước Các khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng như các vấn
đề liên quan của công nghiệp hỗ trợ đã được khá nhiều các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách quan tâm Ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào đặc điểm phát
Trang 3triển riêng, tùy thuộc vào ưu tiên trong chiến lược phát triển của từng quốc gia, công nghiệp hỗ trợ được hiểu khác nhau Ở Việt Nam, khái niệm và các vấn đề về công nghiệp hỗ trợ được đề cập nhiều từ đầu những năm 2000 trở lại đây Theo Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg, ngày 22/2/2011 của Thủ
tướng, CNHT được hiểu “Là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”.
Công nghiệp hỗ trợ là một khái niệm rộng, có tính chất tương đối Các khái niệm CNPT có thể khác nhau, tuy nhiên phần lớn các khái niệm đều hàm chứa các điểm chung như sau:
Thứ nhất, đó là việc cung ứng các linh phụ kiện cho mục đích sản xuất
sản phẩm cuối cùng
Thứ hai, các ngành CNPT bao gồm các công đoạn chủ yếu để sản xuất
các linh kiện kim loại, nhựa và cao su, điện và điện tử, nhằm phục vụ các ngành công nghiệp lắp ráp và chế tạo
Thứ ba, việc cung ứng này chủ yếu được đáp ứng bởi hệ thống doanh
nghiệp nhỏ và vừa có trình độ công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm có độ chính xác lớn, thực hiện các cam kết hợp đồng với khách hàng một cách chuẩn mực
Thứ tư, khách hàng cuối cùng của các ngành CNPT là nhà lắp ráp, do
vậy, thị trường của CNPT không rộng như sản xuất sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng
* Các mô hình phát triển công nghiệp phụ trợ trên thế giới
Nghiên cứu quá trình phát triển CNPT của các nước từ trước đến nay,
có thể tổng hợp một số mô hình phát triển sau:
Trang 4- Phát triển công nghiệp phụ trợ theo hướng tự phát: Đây là mô hình đầu tiên về phát triển CNPT, được hình thành từ những nước công nghiệp hóa sớm như Anh, Mỹ… Việc hình thành các mạng lưới cung ứng cũng như các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được xuất phát trực tiếp từ nhu cầu và điều kiện của nền kinh tế, được “dẫn dắt” bởi “bàn tay vô hình” của thị trường, ít
có sự tham gia, điều tiết và tác động của chính phủ
- Phát triển công nghiệp phụ trợ dựa trên chiến lược kéo: đây là việc sử dụng các khuyến khích để các doanh nghiệp lớn tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước, tạo ra một thị trường lành mạnh và có lợi cho các nhà cung cấp, tạo sức hút các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này Điển hình cho sự thành công của việc áp dụng chiến lược kéo trong phát triển CNHT là Nhật Bản
- Phát triển công nghiệp phụ trợ dựa trên chiến lược đẩy: Điểm nổi bật trong chiến lược đẩy là thiên về chính sách bắt buộc, thúc đẩy các doanh nghiệp lớn trong nước phải thực hiện các liên kết với các doanh nghiệp nhỏ, các nhà cung cấp trong nước, rõ nét nhất là các quy định về nội địa hóa Hàn Quốc là quốc gia thành công nhất với chiến lược này
- Mô hình phát triển hỗn hợp: Cả hai chiến lược, chiến lược kéo với việc sử dụng các chính sách “mềm” và chiến lược đẩy, sử dụng các chính sách “cứng”, có nhiều ưu và nhược điểm và chỉ thành công trong một số điều kiện nhất định của nền kinh tế cũng như bối cảnh thế giới Các quốc gia không sử dụng thuần túy một chiến lược kéo hay đẩy mà phối hợp các chính sách này để có được hiệu quả cao nhất, hạn chế được những tiêu cực trong quá trình phát triển công nghiệp, điển hình là Đài Loan và các nước đến sau như Malaysia và Thái Lan
* Các điều kiện cần thiết để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Trang 5Trên cơ sở những phân tích về con đường phát triển CNHT thế giới và các kinh nghiệm trong việc xây dựng một nền CNHT vững mạnh, có thể rút
ra một số các điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của CNHT Việc tổng hợp các điều kiện cần thiết, và nhận thức đúng về vấn đề này sẽ giúp các nhà hoạch định chiến lược tránh tư tưởng chủ quan, duy ý chí, cũng như giúp chúng ta lý giải cho sự không thành công trong phát triển CNHT tại các tỉnh phía Bắc và ở Việt Nam trong nhiều năm qua Một số điều kiện cần thiết không thể thiếu cho sự phát triển của CNHT có thể dẫn ra như sau:
Thứ nhất: Các điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghiệp
- Cơ cấu công nghiệp hợp lý: Điều kiện đầu tiên về hạ tầng công nghiệp cho sự phát triển của công nghiệp phụ trợ là việc hình thành một cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại với sự xuất hiện của các ngành công nghiệp then chốt Tính cân đối trong cơ cấu công nghiệp được thể hiện qua sự cân đối giữa công nghiệp chế tạo – công nghiệp lắp ráp – công nghiệp chế biến; giữa công nghiệp thượng nguồn và công nghiệp hạ nguồn…
- Các hoạt động công nghiệp cơ bản phát triển: Những hoạt động công nghiệp cơ bản như luyện kim, khai thác, cao su, hóa chất, nhựa, công nghiệp
mạ, đúc,… có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển công nghiệp phụ trợ Sự sẵn sàng về nguồn lực, công nghệ, nhân lực và vốn trong các khu vực này sẽ là điều kiện hết sức cần thiết để hình thành các ngành CNHT
- Năng lực sản xuất và tham gia phân công lao động quốc tế tốt: Các quốc gia với nền công nghiệp có năng lực sản xuất dồi dào (vốn, công nghệ, nhân lực) và có điều kiện thuận lợi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế (vị trí thuận lợi, thị trường tiêu thụ lớn) sẽ có nhiều khả năng để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế, dưới
áp lực về tối thiểu hóa chi phí và tăng cường năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp lớn sẽ tìm kiếm các khu vực có được các lợi thế nhất định và các điều
Trang 6kiện sẵn sàng tốt nhất để đầu tư Đây chính là một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển của CNHT Đặc biệt, năng lực sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những điều kiện then chốt cho
sự phát triển của CNHT Số lượng cũng như trình độ về công nghệ và quản lý của khu vực này sẽ là đòn bẩy hoặc rào cản lớn cho việc hình thành ngành công nghiệp phụ trợ Sự phát triển công nghiệp của Đài Loan, Malaysia và Trung Quốc là bằng chứng thuyết phục cho điều này
Thứ hai: Điều kiện về thị trường
Song song với các điều kiện về hạ tầng công nghiệp, sự hình thành một thị trường các sản phẩm hỗ trợ là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của công nghiệp phụ trợ Các điều kiện về thị trường bao gồm:
- Nhu cầu thị trường linh phụ kiện: Nhu cầu này được hình thành khi xuất hiện các doanh nghiệp lớn hoạt động trong khu vực hạ nguồn như các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và lắp ráp Quy mô của thị trường này phải đủ lớn và ổn định để lôi kéo các doanh nghiệp công nghiệp tham gia vào khu vực cung ứng Ngoài ra các điều kiện về công nghệ và tập quán kinh doanh cũng
có vai trò quan trọng Sự chênh lệch quá lớn về công nghệ giữa các doanh nghiệp chế tạo và lắp ráp với khả năng cung ứng của các doanh nghiệp địa phương luôn là vấn đề của CNHT của các quốc gia
- Khả năng liên kết: Điều kiện thứ hai về mặt thị trường là khả năng hình thành các liên kết lâu dài giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ Nếu các liên kết không được đảm bảo lâu dài giữa các doanh nghiệp lớn
và doanh nghiệp nhỏ thì khả năng lôi kéo các doanh nghiệp nhỏ vào hoạt động trong các ngành hỗ trợ sẽ rất khó khăn Mặt khác điều này cũng sẽ hạn chế việc chọn lựa đối tác của các doanh nghiệp lớn
- Điều kiện về lợi thế so sánh: Điều kiện cuối cùng trong các điều kiện thị trường là việc tạo dựng các động cơ để các doanh nghiệp chế tạo và lắp
Trang 7ráp thực hiện các chiến lược nội địa hóa và thuê mua ngoài Động cơ cơ bản nhất để các công ty nước ngoài chọn lựa các chiến lược này sẽ là lợi thế so sánh mà chiến lược sử dụng nội địa hóa và thuê mua bên ngoài mang lại Các lợi thế so sánh đó bao gồm lợi thế về chi phí và lợi thế về công nghệ và quy trình
Thứ ba: Trình độ công nghệ, năng lực liên kết của các doanh nghiệp
Các sản phẩm hỗ trợ được cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, do vậy đòi hỏi có tính tiêu chuẩn cao, chất lượng sản phẩm tốt, độ bền, độ chính xác cao… Bên cạnh đó việc sản xuất và cung ứng cần phải tuân thủ những yêu cầu rất nghiêm ngặt về quy trình sản xuất, quản lý chất lượng, quan hệ hợp tác và liên kết của doanh nghiệp lắp ráp Do vậy để tham gia vào chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ phải có năng lực liên kết công nghiệp và hợp tác tốt Để chế tạo các sản phẩm đạt yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, doanh nghiệp phụ trợ mặc dù qui mô nhỏ nhưng vẫn đòi hỏi trình độ công nghệ và kỹ thuật cao
Thứ tư: Điều kiện về nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực
Sự sẵn sàng của nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp là một trong các điều kiện cơ bản cho sự phát triển CNHT
Sự thiếu hụt các nguồn nhân lực đáp ứng đủ điều kiện sẽ làm cho khả năng phát triển của cả hai khối doanh nghiệp sản xuất và cung ứng kém đi, dẫn đến những khó khăn lớn trong việc hình thành các ngành CNHT Theo đó, vai trò của các tổ chức nghiên cứu, tư vấn hỗ trợ về thông tin và các trường đại học trong việc đào tạo nguồn nhân lực sẽ là điều kiện cơ bản để phát triển CNHT
2 Phân tích thực trạng nội dung nghiên cứu
2.1 Thực trạng phát triển CNHT tại các tỉnh phía Bắc
Ở các tỉnh phía Bắc, những năm gần đây CNHT đã được quan tâm phát triển, tuy nhiên hệ thống phân loại, các dữ liệu thống kê, các thông tin liên
Trang 8quan đến CNHT còn ít và tản mạn Trong phát triển CNHT các tỉnh phía Bắc bên cạnh các điều kiện đặc thù quy định sự phát triển CNHT các tỉnh phía Bắc với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - kỹ thuật, điều kiện hội nhập quốc tế Thực trạng còn có những hạn chế: Hệ thống doanh nghiệp (mạng lưới còn đơn điệu; số lượng doanh nghiệp trong chuỗi gia tăng hội trợ ít; công nghệ lạc hậu; tỷ lệ những linh kiện, chi tiết gia công đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn nước ngoài còn thấp); nguyên liệu đầu vào (lệ thuộc nhiều vào nguồn cung ứng nguyên liệu, phụ kiện từ nước ngoài; hạn chế khả năng nâng sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp các linh kiện, phụ tùng thấp); sản phẩm (nghèo nàn
về chủng loại, đáp ứng một phần ngành lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp dệt may, da giày; mức độ tinh sảo còn thấp, các sản phẩm chưa có độ chính xác
và tinh vi, hàm lượng công nghệ cao còn thấp; giá thành còn cao hơn giá nhập khẩu); tư duy phát triển CNHT của lãnh đạo quản lý (chưa phát triển tư duy chuỗi giá trị; thực tiễn hoạt động gắn với thị trường toàn cầu hạnh chế; trình
độ chung về quản lý kinh tế của đội ngũ lãnh đạo quản lý còn hạn chế)
* Đánh giá chung
Từ thực trạng trên trên, có thể rút ra một số nhận định chung về phát triển CNHT tại các tỉnh phía Bắc như sau:
- Công nghiệp hỗ trợ tại đây đã có những cơ sở ban đầu, tuy nhiên còn rời rạc, manh mún, kém phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp có nhu cầu khá lớn thuộc các lĩnh vực lắp ráp, dệt, may, điện tử tin học… là những ngành đã phát triển khá mạnh trong khu vực
- Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ở trong khu vực phần lớn đều có trình độ công nghệ lạc hậu, và năng lực cạnh tranh yếu kém Với trình độ công nghệ, máy móc cũ, lạc hậu, không thể đáp ứng được các yêu
Trang 9cầu khắt khe của các doanh nghiệp lắp ráp Trình độ chuyên môn hóa trong CNHT còn khá thấp, thiếu vắng hẳn những ngành, lĩnh vực công nghệ cao
- Sức cạnh tranh của sản phẩm hỗ trợ thấp, do giá thành cao, chất lượng không ổn định, thời hạn giao hàng không đảm bảo Năng lực và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ thấp Khu vực FDI có công nghệ tiến tiến, tuy nhiên hầu như chỉ phục vụ cho nhu cầu nội bộ của công ty mẹ, hoặc chuyên xuất khẩu Các sản phẩm hỗ trợ chủ yếu thuộc loại phi tiêu chuẩn, giá trị thấp
- Doanh nghiệp chưa chủ động trong các quan hệ thương mại, tìm kiếm đối tác, thiếu sự phối hợp sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất chính với các nhà cung ứng, giữa các nhà cung ứng với nhau, giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa
* Những nguyên nhân cơ bản
- Dung lượng thị trường các ngành công nghiệp hạ nguồn nhỏ, chưa hấp dẫn sản xuất CNHT Đây là khó khăn lớn nhất, tác động mạnh nhất và không dễ dàng khắc phục trong tương lai gần
- Trình độ công nghệ, thiết bị, trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn thấp; tình trạng duy trì qui mô hoạt động quá nhỏ không cho phép các doanh nghiệp hỗ trợ tham gia vào cung ứng, liên kết với các doanh nghiệp lắp ráp Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Vùng “đông nhưng không mạnh”, chưa
đủ trình độ để tham gia sản xuất và liên kết với các doanh nghiệp lắp ráp trong khu vực, trong nước và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
- Tại các địa phương, chưa có quan điểm rõ ràng về công nghiệp hỗ trợ
để xác định các chủ thể tham gia vào phát triển công nghiệp hỗ trợ; cơ chế vận hành còn chưa đầy đủ, chủ yếu là mệnh lệnh hành chính từ trên xuống, không bám sát nhu cầu thị trường; lúng túng trong việc đề ra các chính sách
Trang 10phát triển công nghiệp hỗ trợ, chưa giải quyết được những khó khăn đặc trưng của lĩnh vực này
- Thiếu sự định hướng và hỗ trợ của Nhà nước trung ương lẫn địa phương Các tỉnh thiếu quy hoạch, định hướng về phát triển CNHT; Các chính sách của Nhà nước trung ương như Quy hoạch phát triển công nghiệp
hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31-7-2007); Quyết định về chính sách phát triển một
số ngành công nghiệp hỗ trợ số 12/2011/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 02 năm 2011… đã đưa ra những định hướng và chính sách chung Tuy nhiên các địa phương hạn chế trong tận dụng được những tác động hỗ trợ của từ chính sách cho địa phương của mình
- Nguồn nhân lực phục vụ CNHT còn rất yếu cả về số lượng và chất lượng Khi nguồn nhân lực giá rẻ (phổ biến trong Vùng) không còn là một lợi thế cạnh tranh, sự yếu kém về trình độ, kỹ năng, ý thức kỷ luật, tính sáng tạo, trình độ ngoại ngữ… đang là những trở ngại lớn cho phát triển CNHT tại đây
- Cơ sở hạ tầng cho CNHT còn nhiều hạn chế Mất cân đối giữa công nghiệp chế tạo và công nghiệp lắp ráp, chế biến; công nghiệp thượng nguồn
và công nghiệp hạ nguồn Công nghiệp cơ bản rất yếu, chưa có các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn
- Tại các địa phương, chưa có một tổ chức đầu mối quản lý nhà nước về CNHT để đề xuất và thực hiện chính sách khuyến khích phát triển CNHT một cách cụ thể, sát thực Các chính sách phát triển CNHT quốc gia đã có song còn quá chung, chưa có các hành động khả thi, quyết liệt Các chính sách kêu gọi đầu tư chưa đủ mạnh
- Vai trò hỗ trợ trung gian của các tổ chức, các hiệp hội, cơ quan quản
lý nhà nước chưa thể hiện rõ, kể cả ở khâu hoạch định chính sách kế hoạch đến thực thi Các chương trình phát triển CNHT do một số tổ chức xúc tiến đã