Để chương trình đạt được hiệu quả cao cần có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội, trong đó, thanh niên nói chung và thanh niên nông thôn Nam
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
Tên tiểu luận:
“VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở NAM
ĐỊNH HIỆN NAY”
Chuyên đề bắt buộc: 6
Họ và tên học viên: DƯƠNG QUANG THÁI
Lớp: B5-14 Khóa học: 2014-2015
Trang 2Họ và tên học viên: Dương Quang Thái Ngày sinh: 15/1/1981
Lớp: B5- 14 Mã số học viên: 14- CCTT 186
Tên Tiểu luận: Vai trò của thanh niên trong việc xây dựng nông thôn mới ở Nam Định hiện nay
Khối kiến thức thứ: 6 thuộc các chuyên đề: bắt buộc
Học viên ký và ghi rõ họ tênSố phách
Trang 3Điểm kết luận của
tiểu luận
Chữ kí xác nhận CB chấm tiểu
Bằng số Bằng chữ CB chấm 1 CB chấm 2
Trang 4A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài tiểu luận
Xây dựng nông thôn mới là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta Về thực chất, xây dựng nông thôn mới là một quá trình cải biến kinh tế văn hoá- xã hội, nhằm tạo ra những giá trị mới phù hợp với nhu cầu xã hội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để chương trình đạt được hiệu quả cao cần có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội, trong đó, thanh niên nói chung và thanh niên nông thôn Nam Định nói riêng có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng
Có thể khẳng định, thanh niên là một lực lượng quan trọng góp phần đáng kể trong việc tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội; là lực lượng xung kích trong các phong trào thi đua xây dựng quê hương ngày càng văn minh giàu đẹp Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thanh niên có trình độ và tay nghề ngày càng cao, được trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp, không ngừng phấn đấu vươn lên đáp ứng nhu cầu của quá trình đổi mới Nhiều thanh niên đã tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn Nam Định
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Trong đó, vai trò của đoàn thanh niên là rất lớn Thanh niên với tinh thần xung kích đi đầu trong các hoạt động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm Vì vậy, thanh niên là những người tích cực hưởng ứng, thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động và đưa các chủ trương, chính sách đó vào cuộc sống, đến với các các tầng lớp nhân dân Xuất phát từ ý nghĩa đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Vai trò của thanh niên trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Định hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình
2 Mục đích
Tìm hiểu những đóng góp của thanh niên trong việc xây dựng nông thôn mới tại Nam Định thời gian qua, chỉ ra những hạn chế thiếu sót và đưa ra một số ý kiến đóng góp để hoạt động của thanh niên trong việc xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả trong thời gian tới
Trang 53 Giới hạn (đối tượng, không gian, thời gian)
Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới tại Nam Định
Không gian: Tỉnh Nam Định
Thời gian: hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu, các bài viết
Phỏng vấn
5 Ý nghĩa thực tiễn
Thấy rõ được vai trò quan trọng của thanh niên trong việc xây dựng nông thon mới
6 Cấu trúc tiểu luận
Trang 6A MỞ ĐẦU
B NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu
1.1 Cơ sở lý luận chung
1.2 Lộ trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Định
1.3 Kết quả xây dựng nông thôn mới tại Nam Định
2 Phân tích thực trạng nội dung nghiên cứu
2.1 Những kết quả đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới ở Nam Định
2.2 Những đóng góp của đoàn thanh niên trong việc xây dựng nông thôn mới
ở Nam Định
2.3 Những mặt còn hạn chế của đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới tại Nam Định
3 Những biện pháp/giải pháp giải quyết
4 Đề xuất, kiến nghị
C KẾT LUẬN
B NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu
1.1 Cơ sở lý luận chung
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/
TW, ngày 5-8-2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” nhằm “không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, bảo đảm hài hòa giữa
các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực
và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn,
có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc
an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài Xây dựng nông thôn mới có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và
Trang 7chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”(1)
Thực hiện Nghị quyết trên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương khóa X đã
ban hành các Kết luận về một số nội dung trong Nghị quyết, bao gồm Đề án An ninh lương thực quốc gia, Đề án Chương trình Xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới cấp xã, Đề án về Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp
nông dân Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28-10-2008, xác định “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4-6-2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 gồm 11 nội dung, với 19 tiêu chí
Đại hội XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới:
“Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với đô thị và bố trí các điểm dân cư Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của nông thôn Việt Nam Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp
và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động…”(2)
Với Nghị quyết của Đảng, những quyết sách của Chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của các bộ, ban, ngành ở Trung ương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây dựng nông thôn mới theo đúng lộ trình thực sự trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Hiện nay, toàn xã hội đã và đang tích cực vào cuộc, cùng thực hiện sự nghiệp
xây dựng nông thôn mới Cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở đã sớm
triển khai Nghị quyết của Đảng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; bước đầu tạo sự
chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, người dân Hầu hết cấp ủy đảng các cấp đã
tổ chức quán triệt Nghị quyết, trong đó nhiều xã tổ chức phổ biến trực tiếp đến nhân dân tại thôn, bản Nhìn chung, cán bộ cơ sở và nhân dân rất phấn khởi, kỳ vọng vào một nông thôn mới phát triển mang lại sự cải thiện nhanh hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn thời kỳ CNH, HĐH đất nước Các bộ, ngành
Trang 8chức năng liên quan đã nhanh chóng xây dựng, triển khai nhiều cơ chế chính sách
để đưa Nghị quyết vào cuộc sống
Ở địa phương: tất cả các tỉnh, thành phố đã xây dựng chương trình hành động triển khai Nghị quyết Nhiều tỉnh, thành phố chủ động ban hành các chính sách mới, đặc thù phù hợp với thực tế của địa phương Những việc nêu trên đã có tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp, nông thôn trước mắt và lâu dài, tạo được niềm tin cho cán bộ, nông dân vào chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng
Các bộ, ngành đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch nhiều lĩnh vực trong nông nghiệp, nông thôn phục vụ yêu cầu phát
triển toàn diện, theo hướng hiện đại, như Chiến lược phát triển thủy lợi; Chiến lược phát triển thuỷ sản đếnnăm 2020; Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020; Đề án phát triển cao su đến năm 2020; Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi, v.v
Thông tư số 54/TT-NNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định: “vùng/khu vực nông thôn mới Việt Nam XHCN là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn; được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã" Như vậy, nông thôn mới trước hết phải là nông thôn, chứ không phải là thị tứ, thị trấn Nông thôn mới vừa bao hàm chức năng lịch sử vốn có của nông thôn là vùng nông dân quần tụ trong đơn vị làng xã và chủ yếu làm nông nghiệp, vừa có những thuộc tính khác với nông thôn truyền thống Đó là: làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; giá trị văn hoá truyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ
Nông thôn mới còn thực hiện chức năng rất quan trọng - chức năng sinh thái Nếu sản xuất công nghiệp phát triển phá vỡ mối quan hệ tự nhiên vốn có giữa con người và thiên nhiên, thì sản xuất nông nghiệp lại có chức năng phục vụ hệ thống sinh thái, luôn luôn làm cho con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên và dung dưỡng thiên nhiên Vì vậy, xây dựng nông thôn mới cần hạn chế việc gạch hóa, bê tông hóa, phố hóa các làng quê truyền thống
Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về thành phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của cộng đồng Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện
Trang 9Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là thực sự tôn trọng, phát huy tối đa vai trò, vị thế chủ thể của người nông dân về chính trị, kinh tế và văn hóa Đây là nhóm dân số đông nhất ở nước ta hiện nay, là giai cấp cách mạng, đồng hành cùng với giai cấp công nhân trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng dưới
sự lãnh đạo của Đảng, nhưng lại đang gặp nhiều khó khăn trong đời sống và ít được hưởng lợi nhất các thành quả của cách mạng Nhìn chung, trình độ học vấn của nông dân nước ta hiện nay còn thấp, nặng về kinh nghiệm, nên cần kiên trì, lâu dài
hỗ trợ nông dân về khoa học - kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học vào nông nghiệp, nông thôn
Nông thôn đang rất cần những quyết sách phát triển phù hợp trên cơ sở khoa học, sát thực tế cho từng địa phương, vùng miền và thậm chí cho từng nhóm dân tộc, mà trước hết là công tác quy hoạch để hoàn thiện định hướng, nội dung đầu tư theo lộ trình phù hợp hướng tới phát triển bền vững và hiệu quả trong từng bước đi
1.2 Lộ trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Định
Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và sự phát triển bền vững NTM thời gian tới, Ban chỉ đạo tỉnh Nam Định thống nhất tập trung vào 5 nhiệm vụ cơ bản là: Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức tốt việc nghiên cứu, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh để tuyên truyền sâu rộng tới các ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục tiêu, nội dung, yêu cầu của chương trình; trong đó coi trọng và phát huy vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng NTM Kiểm tra đôn đốc các huyện, thành phố chỉ đạo các xã điểm hoàn thành điều tra, đánh giá thực trạng nông thôn, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã giai đoạn 2010-2020, quy hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2010-2020, quy hoạch xây dựng NTM Chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn tham gia xây dựng NTM đợt I lập đề án xây dựng NTM trình UBND huyện, thành phố phê duyệt Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ các cấp làm công tác xây dựng NTM Thành viên Ban chỉ đạo các cấp, các sở, ngành tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ theo phân công Trước mắt, các xã, thị trấn tập trung hoàn thành đề án xây dựng NTM cấp xã Xây dựng đề án dựa trên hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương Xã trực tiếp đứng ra để xây dựng chứ không phải là giao khoán cho các nhà đầu tư, tư vấn Đề án này phải thông qua cộng đồng dân cư, được sự thống nhất cao từ trong thôn, xóm Hiện nay, các địa phương xây dựng NTM trong tỉnh quyết tâm phấn đấu hết mình, nhưng không phải chạy theo tiêu chí của Nhà nước đưa ra trong một lúc Ví
Trang 10dụ, chuyển đổi cơ cấu lao động, tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân là quá trình phấn đấu liên tục, kiên trì Đây không phải là việc đơn giản có thể làm được trong một hay hai năm Phó chủ tịch UBND xã Hải Đường, ông Trần Văn Thiện cho biết:
Để giảm tỷ lệ 90% lao động nông nghiệp của xã xuống dưới 25% rõ ràng không thể nhanh được Tỉnh Nam Định đã xây dựng cơ chế đầu tư theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" Trong thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng NTM tiếp tục tập trung tuyên truyền chủ trương, cơ chế chính sách, trách nhiệm và quyền lợi của người dân trong xây dựng NTM, huy động cả hệ thống chính trị, tăng cường sự hướng dẫn của các cấp, các ngành; đẩy mạnh triển khai xây dựng các hạng mục cơ bản theo đề án; triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ các cấp làm công tác xây dựng NTM và đào tạo nghề cho lao động nông thôn; khuyến khích, vận động các doanh nghiệp mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh về vùng nông thôn./
1.3 Kết quả xây dựng nông thôn mới tại Nam Định
Năm 2013, toàn tỉnh có 12 xã được công nhận đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM Các xã đạt chuẩn NTM được UBND tỉnh thưởng 2 tỷ đồng/xã, xã cơ bản đạt chuẩn NTM được thưởng 1,5 tỷ đồng/xã theo Quyết định số 2345/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 của 2345/QĐ-UBND tỉnh; ngoài ra xã Hải Thanh – huyện Hải Hậu được Thủ tướng Chính phủ thưởng xã đạt chuẩn NTM tiêu biểu với mức thưởng là công trình phúc lợi có giá trị 01 tỷ đồng
Năm 2014, toàn tỉnh có 54 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có TT Cồn – huyện Hải Hậu đã được công nhận cơ bản đạt chuẩn NTM năm 2013 Trong 54 xã đạt chuẩn NTM năm 2014 có 40 xã đủ điều kiện thưởng với mức thưởng 1,5 tỷ đồng/xã theo Quyết định số 2345/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh, 13 xã còn lại có nợ xây dựng cơ bản đến 31/12/2104 trên 03 tỷ đồng/xã không đủ điều kiện thưởng, đến thời điểm 30/6/2015 nếu số dư nợ xây dựng cơ bản còn dưới 03 tỷ đồng/xã sẽ được UBND tỉnh thưởng theo mức thưởng của năm 2014
Như vậy đến hết năm 2014 toàn Tỉnh đã có 65 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM, trong đó huyện Hải Hậu có 35/35 xã, huyện Nghĩa Hưng có 8/25 xã, huyện Trực Ninh có 6/21 xã, huyện Xuân Trường có 4/20
xã, huyện Giao Thủy có 3/22 xã, huyện Vụ Bản có 2/18 xã, huyện Ý Yên có 7/32 xã
Trang 11Phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua, năm 2015 toàn Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM đồng đều
ở khắp các địa phương, phấn đấu có thêm 31 xã được công nhận đạt chuẩn NTM và huyện Hải Hậu được Thủ tướng Chính phủ công nhận “huyện đạt chuẩn NTM” đầu tiên của vùng Đồng bằng Sông Hồng
2 Phân tích thực trạng nội dung nghiên cứu
2.1 Những kết quả đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới ở Nam Định
Qua 4 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ Tỉnh đến cơ sở và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân đặc biệt là của nông dân, Chương trình xây dựng NTM của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng Năm 2013, toàn tỉnh có 12 xã được công nhận đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM Các xã đạt chuẩn NTM được UBND tỉnh thưởng 2 tỷ đồng/xã, xã cơ bản đạt chuẩn NTM được thưởng 1,5 tỷ đồng/xã theo Quyết định số 2345/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh; ngoài ra xã Hải Thanh – huyện Hải Hậu được Thủ tướng Chính phủ thưởng xã đạt chuẩn NTM tiêu biểu với mức thưởng là công trình phúc lợi có giá trị 01 tỷ đồng Năm 2014, toàn tỉnh có 54 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn NTM, trong
đó có TT Cồn – huyện Hải Hậu đã được công nhận cơ bản đạt chuẩn NTM năm
2013 Trong 54 xã đạt chuẩn NTM năm 2014 có 40 xã đủ điều kiện thưởng với mức thưởng 1,5 tỷ đồng/xã theo Quyết định số 2345/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh, 13 xã còn lại có nợ xây dựng cơ bản đến 31/12/2104 trên 03 tỷ đồng/xã không đủ điều kiện thưởng, đến thời điểm 30/6/2015 nếu số dư nợ xây dựng cơ bản còn dưới 03 tỷ đồng/xã sẽ được UBND tỉnh thưởng theo mức thưởng của năm
2014 Như vậy đến hết năm 2014 toàn Tỉnh đã có 65 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM, trong đó huyện Hải Hậu có 35/35 xã, huyện Nghĩa Hưng có 8/25 xã, huyện Trực Ninh có 6/21 xã, huyện Xuân Trường có 4/20
xã, huyện Giao Thủy có 3/22 xã, huyện Vụ Bản có 2/18 xã, huyện Ý Yên có 7/32
xã Phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua, năm 2015 toàn Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM đồng đều ở khắp các địa phương, phấn đấu có thêm 31 xã được công nhận đạt chuẩn NTM và huyện Hải Hậu được Thủ tướng Chính phủ công nhận “huyện đạt chuẩn NTM” đầu tiên của vùng Đồng bằng Sông Hồng