1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhóm đồ đồng thời đại kim khí ở đông anh (hà nội)

245 333 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH DỊU NHÓM ĐỒ ĐỒNG THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở ĐÔNG ANH (HÀ NỘI) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học Mã số: 60220317 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Văn Khoán Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH DỊU NHÓM ĐỒ ĐỒNG THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở ĐÔNG ANH (HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Khảo cổ học Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu không ngừng của bản thân, sự động viên giúp đỡ của quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với PGS.TS Hoàng Văn Khoán, người không chỉ tạo mọi điều kiện cho tôi về mọi mặt trong quá trình làm luận văn, mà thầy còn là người vô cùng nhẫn nại và tỉ mỉ chỉ bảo tôi Tôi cũng xin gửi cảm ơn tới các thầy, cô giáo ở Bộ môn Khảo cổ học, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Xin gửi lời cảm ơn bạn bè đồng môn và đồng nghiệp Tuy đã cố gắng nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của những các nhà nghiên cứu, các thầy cô và những người quan tâm tới đề tài để luận văn được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Dịu MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG, QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU 3 1.1 Vị trí địa lý, cảnh quan và môi trường 3 1.1.1 Giới hạn địa lý, điều kiện sinh thái vùng Đông Anh 3 1.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình 3 1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn 8 1.1.4 Dân cư 11 1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 13 1.2.1 Quá trình phát hiện và nghiên cứu các di chỉ thuộc thời đại kim khí ở huyện Đông Anh 13 1.2.2 Quá trình nghiên cứu đồ đồng thuộc thời đại Kim khí ở huyện Đông Anh 15 CHƯƠNG 2 NHÓM ĐỒ ĐỒNG THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở HUYỆN ĐÔNG ANH (HÀ NỘI) 20 2.1 Đồ đồng giai đoạn Tiền Đông Sơn ở Đông Anh 20 2.2 Đồ đồng giai đoạn văn hóa Đông Sơn ở Đông Anh 26 2.2.1 Các di tích văn hóa Đông Sơn 26 2.2.2 Di vật đồng 31 2.3 Một số đặc điểm cơ bản của đồ đồng ở Đông Anh 64 CHƯƠNG 3 MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỒ ĐỒNG TRONG THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở ĐÔNG ANH 75 3.1 Đồ đồng thời đại kim khí ở Đông Anh trong các mối quan hệ đồng đại 75 3.2 Vai trò của hiện vật đồng đối với đời sống kinh tế - xã hội thời đại Kim khí ở huyện Đông Anh 79 3.3 Sự hình thành nhà nước sơ khai 92 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ BP Năm cách ngày nay BC Trước công nguyên SCN Sau công nguyên ĐHTH Đại học Tổng hợp ĐH QGHN Đại học Quốc gia Hà Nội KHXH & NV Khoa học Xã hội và Nhân văn H1 Hố1 H2 Hố 2 H3 Hố 3 H Hình KQ Khai quật L Lớp Nxb Nhà xuất bản NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học DANH MỤC PHỤ LỤC MINH HỌA BẢNG THỐNG KÊ (30 bảng) BẢN ĐỒ (08 bản) BẢN VẼ (18 bản) BẢN ẢNH (42 bản) LỜI NÓI ĐẦU 1 Tính cấp thiết của luận văn Đông Anh là một trong số ít khu vực chứng kiến toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển liên tục rồi suy tàn của văn minh sông Hồng Ở đây hội tụ đủ quá trình phát triển của nghề luyện kim từ buổi sơ khai đến giai đoạn phát triển cao nhất Hơn nữa, số lượng hiện vật đồng thu được ở khu vực này không phải quá lớn nhưng có đầy đủ các loại hình Do vậy, khi nghiên cứu sẽ thấy rõ quá trình phát triển của loại hình từng loại Hơn thế, nghiên cứu nhóm đồ đồng ở khu vực này, sẽ thấy rõ tầm quan trọng của luyện kim màu đến sự phát triển xã hội, sự hình thành nhà nước Mặc dù, đã có rất nhiều công trình khảo cổ học nghiên cứu ở khu vực này Tuy nhiên, chưa có công trình chuyên khảo về một loại hình hiện vật nói chung và đồ đồng nói riêng Với hai lý do đó, tôi đã chọn đề tài "Nhóm đồ đồng thời đại Kim khí ở huyện Đông Anh" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình 2 Mục tiêu nghiên cứu luận văn - Tác giả tổng hợp các tư liệu ghi chép, khai quật, thám sát và phát hiện ngẫu nhiên hiện vật đồng ở huyện Đông Anh - Thống kê phân loại loại hình, hình dáng, kĩ thuật theo các tiêu chí khoa học, tìm hiểu đặc trưng và diễn biến loại hình của đô đồng thời đại Kim khí Đồng thời so sánh lịch đại và đồng đại làm nổi bật đặc trưng riêng của nhóm đồ đồng ở đây - Vai trò của hiện vật đồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cư dân Đông Anh thời đại Kim khí 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng chính của luận văn là hiện vật đồng thuộc thời đại kim khí tìm thấy ở huyện Đông Anh qua khai quật, khảo sát và phát hiện nhẫu nhiên 1 4 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu không gian hành chính Đông Anh - Về thời gian: Thời đại kim khí 5 Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án - Báo cáo của các khai quật khảo cổ học, các bài viết trên tạp chí Khảo cổ học và Kỷ yếu Những phát hiện mới về khảo cổ học xuất bản hàng năm, các đề tài nghiên cứu khoa học đã công bố 6 Phương pháp nghiên cứu - Luận văn phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, đo vẽ, chụp ảnh… - Sử dụng phương pháp điều tra và nghiên cứu liên ngành (dân tộc học, văn hóa học, khoa học tự nhiên….) - Luận văn tuân thủ chặt chẽ các quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng trong diễn giải các sự kiện, hiện tượng văn hóa xã hội và lịch sử 7 Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu ( trang) và kết luận (1 trang), nội dung luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Vị trí địa lý, cảnh quan môi trường, quá trình phát hiện và nghiên cứu Chương 2: Nhóm đồ đồng thời đại Kim khí ở huyện Đông Anh (Hà Nội) Chương 3: Mối quan hệ văn hóa và vai tròn của đồ đồng trong thời đại Kim khí ở Đông Anh 2 CHƯƠNG 1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG, QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU 1.1 Vị trí địa lý, cảnh quan và môi trường 1.1.1 Giới hạn địa lý, điều kiện sinh thái vùng Đông Anh Huyện Đông Anh thời Pháp thuộc có tên là huyện Đông Khê, khi đó và trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên (Vĩnh Phúc) Đến năm 1961, huyện Đông Anh trực thuộc Hà Nội, là một huyện ngoại thành, phía Bắc giáp với huyện Sóc Sơn, phía Nam giáp với sông Hồng, phía Tây giáp với tỉnh huyện Mê Linh, phía Đông giáp với huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Đông Anh nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên: 18.230 ha, có 23 xã và 1 thị trấn (Bản đồ 01, 02) 1.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình Bản vẽ 01: Sơ đồ địa văn hóa - chính trị Châu thổ Sông Hồng [131] 3 Đặc điểm địa hình: Đông Anh nằm ở vị trí khá đặc biệt Nếu phân chia tam giác châu sông Hồng thành 3 vùng với giới hạn một bên là dãy Ba Vì, một bên là dãy Tam Đảo và trục chính là sông Hồng: vùng cao (thượng), vùng giữa (trung), vùng thấp (hạ) ứng với 3 đỉnh tam giác châu thì Vĩnh Phú là vùng đỉnh xưa nhất của tam giác châu sông Hồng, ngã ba sông Hồng, sông Đuống gần Cổ Loa là đỉnh thứ hai và thị xã Hưng Yên là đỉnh thứ ba mà cạnh đáy nằm ven biển từ Yên Lập (Quảng Ninh) tới Nho Quan rìa Ninh Bình Như vậy, Đông Anh gần như nằm trên trục chính của tam giác châu sông Hồng, là miền giáp ranh trung du - đồng bằng Do nằm trong vùng đất cao Tây Bắc nên Đông Anh có địa hình nghiêng từ Tây Bắc (Cổ Loa: cốt 11 - 12m) xuống Đông Nam (Liên Hà: cốt 5 - 6m) [6: tr.3] Theo chiều từ Bắc xuống Nam, có thể dễ dàng nhận thấy sự giảm độ cao đáng kể từ các dải đồi núi thấp ở khu vực Sóc Sơn với địa hình bóc mòn chiếm ưu thế xuống khu vực Phù Lỗ - Đông Anh được hình thành bởi hoạt động tích tụ của sông và biển trong kỷ Đệ tứ Các dải đồi núi cao 200 - 300m tại Sóc Sơn với sườn dốc trên 20o, về phía Nam, chúng được chuyển tiếp nhanh xuống các đồi thoải ở độ cao 40 - 60m rồi đến bề mặt gò đồi lượn sóng với độ cao 12 - 20m Điều đáng chú ý là dải gò đồi này đều có dạng vòng cung với bán kính cong rộng như ôm lấy vùng đồi núi Sóc Sơn Qua sông Cà Lồ dải gò đồi có độ cao tuyệt đối khoảng 8 - 15m, song mức độ phân cắt lại lớn hơn Việc phân tích địa hình của các dải gò đồi này cho thấy sự khác biệt đáng kể theo chiều từ Bắc xuống Nam Phía Bắc sông Cà Lồ, thuộc phạm vi khu vực sân bay Nội Bài và lân cận, các dải nổi cao phân bố rộng, xen kẽ là các dải trũng thoải có dạng vòng cung với chiều lồi quay về phía Nam, phù hợp với dạng vòng cung của sông Cà Lồ Trong khi đó, ở phía Nam sông Cà Lồ, thuộc phạm vi Đông Anh - Cổ Loa, các dải gờ cao và các dải trũng giữa chúng thường được định hướng gần song song, và thường có dạng cánh cung, phù hợp với các dải cao, có phương chung là Tây Bắc - Đông Nam, chọc vào 4 1 2 Bản ảnh 12:Các loại rìu giai đoạn văn hóa Đông Sơn ở huyện Đông Anh [Nguồn: 111] Bản ảnh 13: Lưỡi câu [Nguồn: 111] 1 2 3 4 Bản ảnh 14: Các loại giáo giai đoạn văn hóa Đông Sơn ở huyện Đông Anh 12-3 Giáo ở di chỉ Đình Tràng [Nguồn: 2;86]; 4.Giáo Cổ Loa [Nguồn: 56] 1 2 Bản ảnh 15: Các loại lao giai đoạn văn hóa Đông Sơn ở huyện Đông Anh 1-2 [ Nguốn: 2]; 3 [Nguồn: 111] 3 1 2 Bản ảnh 16: Các loại dao găm giai đoạn văn hóa Đông Sơn ở Đông Anh 1.[Nguồn: 56]; 2 [Nguồn: 2, 86] Bản ảnh 17: Đầu cán dao găm [Nguồn: 111] Bản ảnh 18: Mũi tên cánh én ở di chỉ Đình Tràng khai quật lần thứ VII, năm 2010 [Nguồn: 111] Bản ảnh 19: Mũi tên ba cạnh [Nguồn: 45] 1 2 Bản ảnh 20: Mũi tên ba cạnh ở Cổ Loa 1 [Nguồn: 120] 2 Hoàng Văn Khoán Bản dập 01: mặt trống Cổ Loa [ Nguồn: 14] Bản ảnh 21: Mặt trống Cổ Loa I [Nguồn: 14] Bản ảnh 22: Trống đồng Cổ Loa I [ Nguồn: Hoàng Văn Khoán] Bản vẽ: Mảnh trống Cổ Loa II [Nguồn: 17] Bản ảnh 23: Mảnh trống Cổ Loa II Bản dập 02: Mặt trống Liên Hà [Nguồn: Hoàng Văn Khoán] Bản dập 03: Hoa văn chân trống Liên Hà [Nguồn: Hoàng Văn Khoán] Bản vẽ : Trống Liên Hà [Nguồn: Hoàng Văn Khoán] Bản dập 04: Một phần mặt trống Hải Bối [Nguồn: 17] Bản ảnh 24: Trống Hải Bối [Nguồn: 17] 71.ĐT.13 (1) 71.DT.108 (2) 85.ĐT.14 (3) 10.DT (4) 5 Bản ảnh 25: Các loại vòng đồng Đông Sơn ở huyện Đông Anh 1-2.[Nguồn: 86]; 3.[Nguồn: 2]; 4-5.[Nguồn: 111] Bản ảnh 26: Móc thắt lưng [Nguồn: 111] Bản ảnh 27: Mảnh đồng có trang trí hoa văn [Nguồn: 111] Bản ảnh 28: Nắp [Nguồn:2] Bản ảnh 29: Kim đồng 08.ĐT.H1 [Nguồn: 13]

Ngày đăng: 05/07/2016, 21:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w