- Chỉ đạo các cơ sở Đoàn trực thuộc trong toàn huyện tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi cho đoàn viên, thanh
Trang 1ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH HUYỆN LÂM T HAO
* Số: /BC-HĐ
Lâm Thao, ngày 22 tháng 12 năm 2010
BÁO CÁO Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
trong ĐVTN năm 2010
Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào TTN năm 2010 của BCH Huyện đoàn Lâm Thao BTV Huyện đoàn Lâm báo cáo kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ĐVTN năm 2010 như sau:
I CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI.
- Chỉ đạo các cơ sở Đoàn trực thuộc trong toàn huyện tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi cho đoàn viên, thanh thiếu niên trong việc chấp hành pháp luật, phòng chống tội phạm Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội - Đội các cấp trong tổ chức các hoạt động; phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ huyện nhà góp phần thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia của Chính phủ, của Đoàn thanh niên về công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội
- Chủ động phối hợp với các ban, ngành, gia đình và nhà trường tạo sức mạnh tổng hợp trong các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh thiếu niên chấp hành pháp luật, phòng chống tội phạm; xây dựng thế hệ trẻ có ý thức chấp hành pháp luật, góp phần hạn chế tỷ lệ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật; cùng các lực lượng xã hội giúp đỡ người hoàn lương hòa nhập cộng đồng
- Lấy việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là tiêu chí quan trọng trong rèn luyện đoàn viên, đội viên, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động của cơ sở Đoàn - Hội - Đội
- Phối hợp thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Liên tịch, Chương trình phối hợp về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, quần chúng nhân dân tham gia phòng chống tội phạm
II KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
1 Công tác tuyên truyền giao dục:
Trang 2- Tổ chức tuyên truyền nội dung các văn bản luật, đẩy mạnh phong trào tự học tập, tìm hiểu pháp luật trong thanh thiếu niên thông qua sinh hoạt thường kỳ của chi đoàn, chi hội, chi đội; lồng ghép các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật vào hoạt động giáo dục và các hoạt động khác trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi
- Các tổ chức Đoàn cơ sở đã có nhiều hình thức đổi mới nội dung, phương thức hoạt động truyền thông, chú trọng phối hợp giữa truyền thông và hành động tuyên truyền theo nhóm; đẩy mạnh hoạt động các loại hình tuyên truyền pháp luật của các câu lạc bộ pháp luật, đội tuyên truyền thanh niên, đội tuyên truyền măng non…; kịp thời nêu gương, cổ vũ những tấm gương thanh thiếu niên thực hiện tốt pháp luật, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật
- Đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giới thiệu các hoạt động của thanh thiếu niên chấp hành pháp luật, tham gia phòng chống tội phạm; chú trọng tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, mô hình hoạt động hiệu quả trên các hệ thống thông tin truyền thông của Đoàn, địa phương
- Phối hợp tạo ra sân chơi mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, sử dụng các thiết chế của Đoàn, Hội, Đội nhằm thu hút thanh thiếu niên đến với các hoạt động một cách hiệu quả; đồng thời xây dựng nếp sống lành mạnh trong thanh thiếu niên
2 Công tác xây dựng các mô hình phòng, chống tội phạm tại cơ sở:
- Thông qua đánh giá hiệu quả, tính bền vững của các mô hình tuyên truyền pháp luật, phòng chống tội phạm hiện có trên địa bàn toàn huyện; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình tại cộng đồng phù hợp với nhu cầu của thanh thiếu niên và tình hình, điều kiện của địa phương, đơn vị
- Nhân rộng mô hình, Đội thanh niên xung kích an ninh, Câu lạc bộ phòng chống TNXH, Đội tuyên truyền thanh niên về pháp luật, phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/ AIDS…trong những năm qua toàn huyện đã thành lập
được 264 lượt câu lạc bộ phòng chống TNXH với sự tham gia của 11.825 lượt ĐVTN, thành lập được 21 đội TNXK tại các xã thị trấn, cơ quan, trường học, với
sự tham gia của 1.554 ĐVTN hoạt động thường xuyên Tuy nhiên hàng năm đều
có biến động và lực lượng, vì vậy BTV huyện Đoàn đã chỉ đạo các cơ sở kiện toàn
bổ sung đảm bảo quân số hoạt động có hiệu quả
- Các cấp bộ Đoàn tiến hành tổ chức cho ĐVTN đăng ký “Đoàn viên, thanh niên không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội”; xây dựng và khai thác có
hiệu quả tủ sách pháp luật ở các cơ sở xã, thị trấn; hình thành và phát triển các hình
Trang 3thức tổ chức hòa giải trong thanh niên Tăng cường hỗ trợ thanh thiếu niên tiếp cận các hoạt động tư vấn, trợ giúp và các dịch vụ pháp lý khi có nhu cầu, nhằm hạn chế
tỷ lệ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật do thiếu thông tin, hiểu biết về pháp luật
- Phát huy vai trò của các đội thanh niên xung kích an ninh, thanh niên tình nguyện… tham gia cùng các cơ quan chức năng phát hiện, triệt phá, giải tỏa các tụ
điểm tệ nạn ma túy Xây dựng các hòm thư tố giác, tìm “địa chỉ đen” để thanh
thiếu niên cung cấp cho các cơ quan chức năng về những người có hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn ma túy Kịp thời biểu dương khen thưởng và đảm bảo an toàn cho người cung cấp thông tin
3 Công tác phối hợp:
- Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các lực lượng trên địa bàn, tham gia tích cực các hoạt động tình nguyện tại cơ sở; nắm bắt hoàn cảnh đoàn viên, thanh thiếu niên, tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn… Qua đó, tiếp cận, tư vấn, cảm hóa, giáo dục các đối tượng, có biện pháp phối hợp quản lý, giám sát, giúp đỡ, hướng dẫn người hoàn lương phát triển kinh tế, dạy nghề, giới thiệu việc làm, hòa nhập cộng đồng
- Phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn tham gia giúp đỡ, cảm hóa thanh thiếu niên nghiện ma túy cai nghiện, người hoàn lương hòa nhập cộng đồng Trong đó, tập trung giúp đỡ, hướng dẫn lập dự án phát triển kinh tế gia đình, dạy nghề, giới thiệu việc làm; tạo điều kiện tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Đội và
tổ chức một số hoạt động dành riêng cho họ nhằm tạo sự đồng cảm, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội; vận động họ tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma túy
III ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1 Ưu điểm
Nhìn chung, việc thực hiện NQ 09/CP, Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm giai đoanh 1998 – 2010 luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt hơn của cấp uỷ Đảng, chính quyền; sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân; sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, nên đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân hưởng ứng tham gia, đạt được kết quả quan trọng: Tạo chuyển biến mới trong nhận thức về vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp, các ngành, của cán bộ và nhân dân đối với công tác giữ gìn ANTT, phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; góp phần kiềm chế hoạt động của các loại tội phạm, giảm số vụ phạm pháp hình sự; giữ vững ổn
Trang 4định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế
-xã hội của địa phương
2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các chủ trương, biện pháp về bảo đảm ANTT, phòng ngừa vi phạm pháp luật, phòng chống tội phạ chưa được tiến hành thường xuyên mạnh mẽ, nội dung chưa thật sát hợp với từng loại đối tượng, địa bàn cơ sở nên hiệu quả phong trào còn hạn chế
- Các câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội hoạt động chưa thường xuyến, nội dung công tác tuyên truyền vận động chưa có nhiều đổi mới
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động của đội TNXK, đội TNTN, các câu lạc bộ chưa được quan tâm
- Các cơ sở Đoàn chưa chú trọng đến công tác cảm hoá, giúp đỡ số TTTN mắc TNNXH hoà nhập cộng đồng
Trên đây là báo cáo Tổng kết việc thực hiện NQ09/CP, Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm giai đoanh 1998 – 2010 của BCH Huyện đoàn Lâm Thao
Nơi nhận:
- Tỉnh đoàn.
- TT HĐ
- Lưu HĐ
TM BAN THƯƠNG VỤ
BÍ THƯ
Chử Đức Khoa