Trong những năm gần đây, do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, kéo theo mọi hoạt động trong đời sống xã hội đều phát triển theo xu hướng hiện đại hóa nên đòi hỏi phải có những phương tiện hiện đại phục vụ cho con người. Do đó song song với sự phát triển của mọi ngành nghề thì công nghệ ô tô cũng có sự thay đổi khá lớn. Nhu cầu con người dần dần được đáp ứng về các mặt tiện nghi, sang trọng, kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tính thời đại…trong đó tính tiện nghi được các nhà sản xuất khai thác rất nhiều trong lĩnh vực ô tô. Phần lớn các hệ thống trên xe ô tô được điều khiển điện để giúp đơn giản công việc, giảm thời gian và sức lực nên số lượng công việc để sửa chữa một chiếc xe liên quan về điện rất nhiều. Mặt khác, thị trường ô tô Việt Nam đang rất phát triển, nhất là các dòng xe của Toyota xuất hiện ngày càng nhiều trong nước ta. Từ vấn đề đó, với những kiến thức đã học và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, em quyết định thực hiện đề tài: “KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FORTUNER 2.7V VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐIỆN THÂN XE”.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, kéo theo mọi hoạt động trong đời sống xã hội đều phát triển theo xu hướng hiện đại hóa nên đòi hỏi phải có những phương tiện hiện đại phục vụ cho con người Do đó song song với sự phát triển của mọi ngành nghề thì công nghệ ô tô cũng có sự thay đổi khá lớn Nhu cầu con người dần dần được đáp ứng về các mặt tiện nghi, sang trọng, kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tính thời đại…trong đó tính tiện nghi được các nhà sản xuất khai thác rất nhiều trong lĩnh vực ô tô Phần lớn các hệ thống trên xe ô tô được điều khiển điện để giúp đơn giản công việc, giảm thời gian
và sức lực nên số lượng công việc để sửa chữa một chiếc xe liên quan về điện rất nhiều Mặt khác, thị trường ô tô Việt Nam đang rất phát triển, nhất là các dòng xe của Toyota xuất hiện ngày càng nhiều trong nước ta Từ vấn đề đó, với những kiến thức đã học và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, em quyết định thực hiện đề tài: “KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FORTUNER 2.7V VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐIỆN THÂN XE”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên quá trình thực hiện không thể trách khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng tất cả các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Giao và Thầy Dương Minh Thái đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm
bài Cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn và các bạn đã giúp em hoàn thành đồ
Trang 2CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Hiện tại, ở Việt Nam chúng ta, công nghệ kỹ thuật về ngành ô tô còn chưa pháttriển như các nước châu âu và cũng chưa bằng các nước trong khu vực, nên hầu hếtlinh kiện đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, chi phí tương đối cao nên các trườngđại học đào tạo ngành ô tô cũng giới hạn trong việc giảng dạy lý thuyết, thực hànhtương đối ít Nhất là môn học về điện ô tô, sinh viên rất mơ hồ khi chỉ xem các bảngmạch và đọc nguyên lý còn việc thực hành và cấu tạo của chúng ra sao thì khônghay biết, mà thực tế thì khác nhiều so với lý thuyết nên phần lớn sinh viên ra trườngchưa tự làm việc được mà còn phải học tập thêm một thời gian dài nữa mới làm việcđược.Trước nhu cầu trên đòi hỏi phải có thêm nhiều mô hình phục vụ giảng dạy chosinh viên Trong những năm gần đây, khoa học kỹ thuật rất phát triển, nhu cầu sửdụng con người càng tăng cao nên việc ứng dụng khoa học công nghệ đặc biệt là kỹthuật điện tử đã làm cho công nghệ ô tô ngày càng tiên tiến hơn, nhiều hệ thốnghiện đại được ứng dụng trên ô tô Hệ thống điện ô tô ngày càng phức tạp và da dạnghơn Vì vây, những hư hỏng trên ô tô ngày nay chủ yếu liên quan đến hệ thống điện
Đề tài thiết kế mô hình hệ thống điện thân xe ô tô dùng để làm tài liệu học tập vànghiên cứu cho sinh viên khoa cơ khí ô tô, đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu sửachữa cho các sinh viên sau khi ra trường
1.2 Mục đích của đề tài
Đề tài nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp kiểmtra hư hỏng của hệ thống điện thân xe ô tô Đồng thời thiết kế chế tạo mô hình hệthống điện thân xe và thiết kế các động tác hướng dẫn thực hành Vì vây, sản phẩmcủa đề tài là tài liệu hướng dẫn thực hành cho sinh viên chuyên nghành cơ khí ô tô,giúp sinh viên nâng cao kỹ năng thực hành và nẵm vững các kiến thức lý thuyết mộtcách dễ dàng hơn, và với hướng phát triển của đề tài giúp cho các sinh viên khóasau sẽ không bỡ ngỡ khi ra trường
Trang 2
Trang 31.3 Nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài
1.3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu khái quát các hệ thống điện thân xe trên ô tô
Phân tích đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện thân
xe trên ô tô Fortuner
Trình bày các nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống
Thiết kế, chế tạo mô hình hệ hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra hưhỏng của các hệ thống điện thân xe Fortuner thống điện thân xe
Thiết kế các động tác hướng dẫn thực hành lắp ráp và kiểm tra trên mô hình
1.3.2 Giới hạn của đề tài
Do giới hạn về tài liệu và thực tế nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các hệthống điện thân xe cơ bản như hệ thống chiếu sang tín hiệu, hệ thống gạt nước, hệthống nâng hạ kiếng, hệ thống khóa cửa, một số hệ thống tiện nghi….Đề tài khôngnghiên cứu các hệ thống tiện nghi như hệ thống điều hòa không khí
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống điện thân xe ô tô
1.5 Các kết quả đạt được từ đề tài
Sau khi hoàn thành được đề tài, em đã hiểu được các hệ thống điện thân xe màmình khai thác trong đề về cấu tạo cũng như hoạt động của các hệ thống Phần mô
Trang 4em đã làm một bài lý thuyết khai thác các hệ thống trên xe và lý thuyết mô hình và
mô hình về hệ thống điện thân xe nhưng tập trung vào 3 hệ thống chính là: hệ thốngnâng hạ kính, hệ thống điều khiển gương chiếu hậu và hệ thống giải trí
1.6 Kết cấu của bài luận văn
Nội dung chính của bài luận văn em thực hiện 7 chương sau đây:
- Chương 1: Đặt vấn đề
- Chương 2: Tổng quan về điện thân xe toyota fortuner
- Chương 3: Khai thác hệ thống chiếu sáng xe toyota fortuner
- Chương 4: Khai thác hệ thống tín hiệu xe toyota fortuner
- Chương 5: Khai thác hệ thống gạt nước và rửa kính
- Chương 6: Khai thác hệ thống nâng hạ kính, khóa cửa và điều khiển gươngchiếu hậu
- Chương 7: Khai thác hệ thống an toàn và hệ thống giải trí
- Chương 8: Thiết kế mô hình hệ thống điện thân xe
Trang 4
Trang 5CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN THÂN XE FORTUNER2.1 Tổng quan về xe fortuner.
2.1.1 Giới thiệu về sự phát triển của tổng công ty TOYOTA.
Có thể nói, sự gia nhập vào nghành công nghiệp ô-tô của Công ty ToyodaAutomatic Loom Works chuyên sản xuất máy dệt tự động (nay là tập đoàn Toyota)
đã chính thức bắt đầu với sự thành lập một trung tâm sản xuất xe hơi vào tháng 09năm 1933 dưới sự lãnh đạo của con trai sáng lập viên công ty là Kiichiro Toyoda.Tháng 09/1934 công ty đã sản xuất thành công động cơ ô-tô kiểu A đầu tiên, đây làbước ngoặt lớn trong sự phát triển của tập đoàn về công nghệ ô tô Sau đó qua cácnăm, Toyota phát triển không ngừng không chỉ trong nước mà vươn xa ra thị trườngthế giới với nhiều dòng xe khác nhau đa dạng về phong cách và tính năng động, làđối thủ cạnh tranh năng ký đối với các dòng xe hơi ở các nước Châu Âu khi cáccông ty con mọc khắp nới trên thế giới Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á thìToyota là dòng xe phổ biến nhất Tại Việt Nam thì số lượng xe Toyota gia tăngkhông ngừng và trở thành dòng xe quen thuộc của người Việt Nam
2.1.2 Giới thiệu về xe fortuner
Fortuner- mẫu SUV cỡ trung do Toyota sản xuất và trình làng từ năm 2006 sửdụng động cơ 2TR-FE (máy xăng) và 2KD-FTV( máy dầu) tại thị trường VIệt Nam.Fortuner được Toyota phân phối ở các nước Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Úc và
cả ở VIệt Nam Mẫu xe này mang thiết kế của 1 chiếc SUV thật thụ với hệ dẫn động
4 bánh toàn thời gian(tùy chọn), gầm cao cùng khả năng vận hành ổn định và bền bỉvốn có của hãng xe Nhật Bản
Thiết kế của mẫu SUV này phù hợp với lượng khách hàng trẻ tuổi cũng nhưtrung niên ưu thích 1 mẫu xe năng động, linh hoạt, tiện nghi và không kém phầnbền bỉ, ổn định Khả năng chuyên chở được 7 hành khách cũng là một điểm để cácgia đình lớn chú ý Trong phân khúc xe SUV 7 chỗ cỡ trung này, Fortuner dườngnhư chiếm thế thượng phong so với đối thủ Everest do Ford sản xuất Tuy nhiên,
Trang 6đối thủ Mitsubishi Pajero Sport đời mới đang đe dọa vị trí dẫn đầu của Fortuner tạiViệt Nam.
Nội thất của Fortuner mang thiết kế gọn gàng và tiện dụng với các vị trí điềukhiển phù hợp với tầm với của đa số người lái Vô-lăng 4 chấu với nút điều khiểntích hợp rất tiện dụng Bản điều khiển trung tâm to và rõ ràng
Ở Việt Nam, Toyota cung cấp các phiên bản : Fortuner TRD 2.7V (4X4),Fortuner TRD 2.7V (4X2), Fortuner 2.7V (4X4), Fortuner 2.7V (4X2), Fortuner2.5G (4X2) Các mẫu xe mang động cơ 2.7 đều là loại máy xăng I4 VVT-i 2.7L,cho công suất tối đa 158 mã lực tại 5200 vòng/ph, moment xoắn cực đại 241Nm tại
3800 vòng/ph, đi cùng là hộp số tự động 4 cấp Riêng mẫu 2.5G sử dụng động cơDiesel Common Rail 2.5L, công suất cực đại đạt mức 142 mã lực tại 3400 vòng/ph,moment xoắn cực đại 343Nm tại 2800 vòng/ph, hộp số trên phiên bản này là loại sốtay 5 cấp
Thông số kỹ thuật của xe:
Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật động cơ và khung xe:
trội so với xe khác
Động cơ
Loại động cơ
WT- i 4xilanh thẳnghàng
Có bộ phận phânphối khí thôngminh giúp động cơhoạt động triệt đệhơn, với mô menxoắn cao giúp xechạy trên cácđường địa hình tốt
D x R x C (mm) 4705 x 1840 x
1850
Với khoảng sánggầm xe cao và kích
Trang 6
Trang 7thước khả quangiúp xe chạy tốttrên các đường địahình mà xe ô tô 4
xe
Kích thước lốp 265/65R17Phanh Trướcsau Đĩa thông gióTang trống
Tiêu chuẩn
Với các thông số trên, ta thấy xe fortuner là mẫu xe lý tượng đươc kết hợp giữa
xe ô tô 4 chỗ chạy đường bằng với xe chạy địa hình, rất phù hợp với đặc điểm địahình ở Việt Nam Bên cạnh đó, các hệ thống hiện đại được trang bị song song với
hệ thống cổ điện giúp cho xe có sự mới mẽ lạ thường, các hệ thống điều khiển dễdàng, linh kiện phổ thông giúp cho giá thành của xe thấp nhưng vận đạm bảo tínhsang trọng cho người dùng, giữ giá và dễ bán lại so với các xe hạng sang Do đó,fortuner là dòng xe thể thao được ưa chuộng lớn ở thị trường Việt Nam
Trang 8Hình 2.1: Kích thước của xe fortuner
2.2 Vai trò của hệ thống điện thân xe.
Ngày nay, ô tô không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển cho con người mà nó còn
có những tính năng quan trọng khác như giải trí, thư giãn Do đó, trên ô tô ngàycàng có nhiều thiết bị tiện ích được lắp ghép trên ô tô để phục vụ nhu cầu của conngười Vì vậy, hệ thống điện thân xe rất cần thiết đối với ô tô ngày nay
Các hệ thống điện thân xe giúp cho ô tô có thể hoạt động ở các môi trường khácnhau Ví dụ như hệ thống chiếu sáng giúp xe chạy được trong môi trường ban đêmhay môi trường sương mù dày đặc Hệ thống gạt nước mưa giúp cho tài xế dễ dàngđiều khiển xe khi trời mưa Hệ thống xông kính giúp làm tan tuyết khi xe chảy mùađông
Hệ thống điện thân xe góp phần hộ trợ và tạo sự thuận tiễn cho người lái Chẳnghạn như hệ thống tín hiệu giúp người lái có thể báo hiệu cho người đi đường biếtđược hướng rẽ của mình khi bật đèn xi nhan, hay báo hiệu xe đậu khi đèn đậu đượcbật lên, xe đang phanh lại khi đèn phanh được bật sáng
Trang 8
Trang 9Bên cạnh đó, điện thân xe còn làm tăng tính an toàn cho người sử dụng ô tô như
hệ thống túi khí giúp tránh va đập nặng cho người sử dụng khi xe va chạm mạnh
Hệ thống điện thân xe giúp cho tài xế biết được tình trạng hoạt động của xethông qua các đèn báo trên bảng tableau, từ đó tài xế sẽ điều chỉnh kịp thời tránh hưhỏng nặng và mất an toàn cho xe
Ngoài ra, điện thân xe còn làm ô tô mang tính tiện nghi hơn như hệ thống âmthanh giúp đỡ căng thẳng cho người đi đường hay giải trí cho hành khách khi xemcác kênh truyền hình, giúp giảm nhiệt độ khi bật máy điều hòa không khí
2.3 Giắc nối, dây dẫn và các linh kiện bảo vệ
2.3.1 Giắc nối
Giắc nối dùng để nối các dây dẫn lại với nhau hay nối dây dẫn với các bộ phậnđiện Tùy thuộc vào hình dạng của giắc nối, ta có hai loại giắc nối là giắc đực vàgiắc cái Giắc đực thường bao ở ngoài giắc cái Các giắc nối có khóa để bảo đảmcho các giắc nối được nối vững chắc Khi đấu dây vào giắc nối, cần lưu ý vị trí cácchân của giắc Giắc cái có thứ tự chân được tính từ trái qua phải, từ trên xuốngdưới Giắc đực được đọc chân từ phải sang trái, từ trên xuống dươi
2.3.2 Dây dẫn
Dây dẫn là thành phần không thể thiếu trong sơ đồ mạch điện Vì hệ thống dâydẫn trên ô tô rất phức tạp, để thuận tiện cho quá trình kiểm tra, sửa chữa ta sử dụngdây dẫn có các màu khác nhau Theo quy ước chung, chữ cái đầu tiên thể hiện màunền của dây, chữ cái thứ hai thể hiện màu sọc của dây Ví dụ, trên sơ đồ ghi ký hiệumàu dây là B-Y, có nghĩa dây dẫn có màu đen, sọc vàng Trên ô tô, các cực âm củatất cả các thiết bị điện và cực âm của accu được nối với các tấm thép của thân xenhằm tạo một mạch điện Chỗ nối của cực âm và thân xe gọi là mát thân xe Mátthân xe làm giảm số lượng dây điện cần dùng
Dây điện và cáp có 3 loại chính sau đây:
Dây thấp áp (dây bình thường) loại này được dùng phổ biến trên ô tô bao gồm có lõidẫn điện và vỏ bọc cách điện
Trang 10lớp cao su cách điện dầy nhằm ngăn không cho điện cao áp bị rò rỉ.
Dây cáp được thiết kế để bảo vệ nó khỏi những nhiễu điện bên ngòai Nó sử dụng làm cáp ăng ten radio, cáp mạng CAN…
Hình 2.2: Sơ đồ dây điện trên xe và quy ước màu dây dẫn
2.3.3 Công tắc
Công tắc dùng để điều khiển hoạt động của các bộ phận điện Một số công tắchoạt động bằng tay, trong khi một số khác hoạt động tự động qua việc cảm nhận ápsuất dầu hay nhiệt độ
Trang 10
Trang 11
a b c
Hình 2.3: Các loại công tắc
a Công tắc loại nút ấn; b Công tắc loại bập bênh; c Công tắc loại cần gạt
2.3.4 Các chi tiết bảo vệ
2.3.4.1 Cầu chì
Cầu chì giúp bảo vệ mạch điện không bị dòng lớn chạy
trong dây dẫn hay các bộ phận điện khi bị ngắn mạch
Hình 2.4: Các dạng cầu chì
2.3.4.2 Rơle.
Nếu thiết bị điện cần dòng lớn, sẽ dẫn đến tình trạng dễ hư hỏng công tắc Vìvậy ta sử dụng rơle để cho phép bật tắc một dòng nhỏ, qua đó có thể bật tắc đượcdòng lớn Rơle là chi tiết bảo vệ cho các công tắc
Tùy theo cấu tạo của rơle, ta có ba loại sau: loại thường đóng, loại thường mở
và loại tiếp điểm
Hình 2.5: Các loại rờ le trên ô tô
Trang 122.4 Các dạng hư hỏng thường gặp của mạch điện.
2.4.1 Hở mạch.
Hở mạch: Một mạch hở trong dây điện của xe hiếm khi xảy ra ở một điểm trunggian, nhưng có thể xuất hiện tại các giắc nối Khi kiểm tra hở mạch, ta phải đặc biệtchú ý đến các giắc nối của từng thiết bị điện và các giắc đấu dây, phải rất thận trọngvới phần kẹp chặt nơi cực nối và dây điện
Hình 2.6: Hư hỏng hở mạch
Một thiết bị điện hoạt động bình thường nếu không có các sự cố trong mạch của
nó Có thể đo điện áp ở các giắc nối như thể hiện ở sơ đồ Tuy nhiên nếu một thiết
bị điện không làm việc bình thường, mạch của nó có thể đã bị hỏng theo cách nào
đó Trong trường hợp này, có thể xác định khu vực có sự cố bằng cách đo các giắcnối
Hình 2.7: Dạng hư hỏng mạch hở
Giả sử một bóng đèn không sáng lên như thể hiện trong sơ đồ này Bằng cách
đo điện áp ở mỗi khu vực, có thể thấy rõ rằng không có điện áp ở sau đầu nối A
Trang 12
Trang 13(hoặc C) Điều này cho thấy rằn dây dẫn bị gián đoạn ở giắc nối A (hoặc C), nó sẽlàm ngưng dòng điện Loại hư hỏng này được gọi là mạch hở.
2.4.2 Mạch tiếp xúc kém.
Điểm tiếp mát: Việc kiểm tra điểm tiếp mát thường hay bị bỏ qua trong khikiểm tra mạch điện Tình trạng tiếp xúc kém với điểm tiếp đất sẽ ngăn cản dòngđiện chạy chính xác vào mạch điện và sẽ là nguyên nhân của hử hỏng
Hình 2.8: Tiếp xúc kém ở mát
Nếu tình trạng tiếp xúc kém xẩy ra trong một mạch điện, dòng điện không
dễ dàng chạy vào khu vực đó và vì vậy nó hoạt động như một điện trở Điềunày giống như một điện trở tiếp xúc, trong đó dòng điện chạy để có thể đưa điện áptới cả hai đầu
Trang 14Khi trạng thái tiếp xúc kém xảy ra trong mạch, hoạt động của các thiết bị điện
bị giảm công suất, các thiết bị nhanh hư hỏng hơn do xảy ra quá trình điện hóa xảy
ra, các bóng đèn sáng kém hơn Giả thiết rằng tiếp điểm rơle có điện áp là 3 V, đèn
sẽ chỉ có điện áp là 9 V, làm giảm dòng điện chạy vào đèn, và làm đèn tối đi tươngứng
Cách kiểm tra tiếp xúc kém: Nếu không có hử hỏng trong mạch, bóng đèn trong
mạch sẽ sáng lên Tuy nhiên, nếu bóng đèn sáng lờ mờ, có thể có sự cố trong mạchnày
Xác định khu vực có sự cố:
Hình 2.10: Xác định khu vực sự cố
Việc kiểm tra điện áp ở mỗi đầu của bóng đèn trong mạch này đã phát hiện điện
áp bóng đèn là 9V Trong mạch này, điện áp bình thường tại mỗi đầu của bóng đènsáng là 12V Vì đây là dòng điện một chiều, hiện tượng này cho thấy có một điệntrở ngoài bóng đèn này Sau đó kiểm tra điện áp tại mỗi đầu của công tắc đã pháthiện 3V Điều này cho thấy rằng công tắc này có điện trở, có thể do tiếp xúc kém
2.4.3 Đoạn mạch/ ngắt mạch
Ngắn mạch: Dây điện có thể gây ra ngắn mạch nếu nó chạm vào thân xe, vì dâyđiện chưa kẹp chặt ở các vị trí khác nhau, việc kẹp yếu, vật thể lạ và gỉ sét thườngdẫn đến ngắn mạch Do đó, để ngăn chặn điều này, phải kiểm tra sự kẹp chặt và tìnhtrạng gỉ sét của dây điện
Trang 14
Trang 15Hình 2.11: Hiện tượng ngắt mạch và đoạn mạch
Giả sử rằng cầu chì đã bị cháy trong mạch thể hiện trong sơ đồ, hãy kiểm tranguyên nhân của cầu chì bị cháy
Xác định khu vực có sự cố
Hình 2.12: Vị trí cần đo để xác định lỗi ngắt mạch
Chức năng của cầu chì là để tránh cho dây điện hoặc thiết bị không bị hử hỏngbằng cách làm hở mạch do cầu chì bị nóng lên và chảy ra khi cường độ quá mứcchạy qua nó Vì lý do này, có thể cho rằng cường độ quá mức đã chạy qua mạchđiện này Vì đây là mạch của dòng điện một chiều, trong đó điện áp không thay đổi,
có thể có đoản mạch giữa dây dẫn và nối mát gây ra cường độ quá mức của dòng.Sau khi đo điện trở giữa các giắc nối và điểm nối mát, đã phát hiện điện trở 0 tạigiắc nối B Điều này cho thấy giắc nối B đã nối tắt với phần tiếp đất, gây ra cường
độ quá mức chạy qua mạch điện này
Trang 16CHƯƠNG 3: KHAI THÁC HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
3.1 Khái quát về hệ thống
Hệ thống chiếu sáng rất quan trọng đối với phương tiên tham gia giao thôngtrên đường, nó có các công dụng như: Chiếu sáng phần đường khi xe chuyển độngtrong đêm tối, báo hiệu bằng ánh sáng về sự có mặt của xe trên đường, báo kíchthước, khuôn khổ xe và biển số xe, báo hiệu khi xe quay vòng, rẽ trái hoặc rẽ phảikhi xe phanh và khi dừng, chiếu sáng các bộ phận trong xe khi cần thiết (chiếu sángđộng cơ, buồng lái, khoang hành khách, khoang hành lý, …) Tuy nhiên chúng phảithỏa mãn 2 yêu cầu là: có cường độ sáng đủ lớn và không làm chói mắt tài xế điềukhiển xe ngược chiều Hệ thống chiếu sáng gồm các bộ phận: đèn pha, đèn cốt, đènsương mù, đèn hậu và đèn kích thước Vị trí của các đèn được bố trí như hình vẽdưới đây:
Hình 3.1: Vị trí của các đèn trên xe
Trang 16
Trang 173.1.1 Đèn pha
3.1.1.1 Đặc tính quang học của đèn pha.
Dây tóc của đèn là vật có kích thước rất nhỏ so với kích thước của đèn nên cóthể coi nó như là một điểm sáng Điểm sáng được đặt ở tiêu cự của chóa phản chiếuParabon Các chùm tia sáng của điểm sáng sau khi phản chiếu qua chóa đèn sẽ đisong song với trục quang học Để có thể chiếu sáng đến khắp mặt đường các chùmtia sáng phải đi hơi lệch sang hai bên đường, vấn đề này do kính khuếch tán của đènlàm nhiệm vụ Kính khuếch tán sẽ hướng các chùm tia sáng ra hai bên để chiếu sánghết bề rộng của mặt đường và khảng đất lề đường, còn phần tia sáng hướng xuốngdưới để chiếu sáng khoảng đường sát ngay đầu xe
Hình 3.2: Hướng đi của chùm tia sáng đèn pha a: Nấc pha b: Nấc cốt
Bóng đèn pha được bắt cố định trên ô tô sao cho mặt phẳng qua chân các dâytóc ở vị trí nằm ngang
3.1.1.2 Kết cấu của đèn pha
Cấu tạo của đèn pha gồm 3 phần chính: Chóa đèn, bóng đèn và kính khuyết tán
a Chóa đèn
Chóa đèn được dập bằng thép lá và được phủ bên trong một lớp kim loại phảnchiếu Chất phản chiếu là crom, bạc, nhôm Trong đó:
Crom tạo ra lớp cứng và trơ nhưng hệ số phản chiếu kém 60%
Bạc có hệ số phản chiếu cao 90% nhưng lại mềm, dễ bị xước nếu lau chùikhông cẩn thận và sau một thời gian làm việc sẽ bị tối mù do oxy hóa
Trang 18Nhôm có hệ số phản chiếu cao 90%, nó được phun lên lớp phủ sẵn theophương pháp tĩnh điện trong điều kiện chân không
b Bóng đèn:
Bóng đèn pha phải có đầu chuẩn và dấu để lắp vào đèn đúng vị trí tức là dây tócsáng xa phải nằm ở tiêu cự của choá với độ chính xác ± 0,25mm, điều kiện nàyđược đảm bảo nhờ tai đèn Tai đèn được hàn trực tiếp vào đầu chuẩn của đuôi bóngđèn và có chỗ khuyết (dấu) để đảm bảo khi lắp không sai vị trí Trên đèn pha có vítđiều chỉnh để hướng phần tử quang học của đèn pha theo mặt phẳng thẳng đứng vàmặt phẳng ngang nhằm chỉnh đúng hướng của chùm tia sáng Hiện nay việc chế tạocác bóng đèn pha là không tháo, lắp được (một khối), choá đèn có tráng nhôm vàkính khuếch tán của đèn được hàn liền với nhau tạo thành buồng đèn và được húthết khí ra Các dây tóc được đặt trong buồng đèn và cũng hàn kín với choá, chỉ cònđầu dây là được đưa ra ngoài Như vậy, toàn bộ hệ thống quang học của pha cảbóng đèn được hàn thành một khối kín Ưu điểm chủ yếu của kết cấu này là bộ phậnquang học được bảo vệ tốt khỏi bụi bẩn và các ảnh hưởng của môi trường, các chấthoá học Vì vậy tuổi thọ của các dây tóc đèn này tăng và mặc dù giá thành của cácphần tử quang học khá cao
c Kính khuếch tán.
Kính khuếch tán bao gồm những thấu kính và lăng kính thủy tinh silicat hoặcthủy tinh hữu cơ bố trí trên một mặt cong Hệ số thông qua và hệ số phản xạ của bềmặt bộ khuếch tán bằng 0.74-0.83 và 0.9-1.4 Chùm tia sáng từ bộ phận phản xạ tớisau đi qua kính khuếch tán sẽ được khuếch tán ra ngoài với góc lớn hơn Qua cáclăng kính và thấu kính chùm tia sáng được phân bố trong các mặt phẳng với gócnghiêng từ 18o – 20o so với trục quang học, nhờ đó ánh sáng không bị nhòe ra
3.1.1.3 Các loại đèn pha
a Loại đèn pha thường:
Cấu tạo của nó gồm: bầu đèn, cực điện, dây tóc kiểu lò xo bằng vôn fram
Trang 18
Trang 19Nhược điểm: khi chế tạo trong đèn chỉ có khí trơ loại bình thường, không có khíhalogen và sợi tóc làm bằng vật liệu ôn fram nên bóng loại này thường không sánglắm và sau một thời gian làm việc nhanh bị mờ đi
Hình 3.3: Đèn pha thường
b Loại bóng đèn halogen.
Bóng đèn halogen phải được chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 2500oC Ởnhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi Nên bóng đèn halogen được làm bằng thạchanh để làm vỏ bóng đèn vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao Một ưu điểm nữa của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóngthường cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình thường Trong những năm gần đây, trên xe đã bắt đầu sử dụng đèn phóng khí xenon với
độ chiếu sáng tốt hơn, ít chói mắt tài xế ngược chiều nhưng lượng điện tiêu hao íthơn Các đèn đuôi cũng sử dụng tổ hợp các đèn LED thế hệ mới chứ không xàibóng dây tóc nữa
Hình 3.4: Các loại bóng đèn.
Do bóng đèn halogen nóng hơn so với bóng đèn thường khi sử dụng, bóng đèn
sẽ bị vỡ nếu dầu hay mỡ dính vào bề mặt Vì vậy, khi thay bóng, phải cầm vào đuôiđèn, không được cầm vào bóng đèn
Trang 20Hình 3.5: Cách bảo quản đèn Halogen
là một trong những đặc điểm của đèn đầu phóng điện
Hình 3.7: Sơ đồ cấu tạo đèn xenon
Trang 20
Trang 21Tia lửa điện sinh ra kích thích các phân tử khí trơ xenon lên mức năng lượngcao, sau khi bị kích thích các phân tử khí xenon sẽ giải phóng năng lượng để trở vềtrạng thái bình thường, bức xạ ra ánh sáng theo định luật bức xạ điện từ Trước hết,tuổi thọ của đèn bi-xenon gấp 10 lần so với đèn halogen do dây tóc của đèn halogenrất dễ bị đứt bởi hiện tượng va đập trên đường, còn đèn bi-xenon chỉ có hai bản điệncực được cố định bởi lớp vỏ thạch anh Tiếp đến, công nghệ HID tăng tính an toàncho bạn khi lái xe trong đêm, đặc biệt ở những nơi không có đèn chiếu sáng côngcộng, do loại đèn này phát ra ánh sáng trắng - xanh rất giống với ánh sáng ban ngày,giúp người lái dễ dàng quan sát với hình ảnh rõ nét, sâu và thật hơn Một ưu điểmnữa của đèn bi-xenon là do không tốn năng lượng để đốt nóng dây tóc nên khôngnhững tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ bằng 1/3 so với đèn halogen truyền thống màcòn cho cường độ sáng cao hơn gấp 2-3 lần
Đèn kích thước có công dụng là khi trời tối, đèn này báo cho lái xe khác biếtkích thước của xe mình để lái xe được an toàn hơn Do báo kích thước nên nó được
Trang 22tạo đèn kích thướcvới các đèn đầu thành liền một khối và bố trí đèn kích thước ởphía mép trong của cụm đèn đầu Đèn này thường có ánh sáng màu vàng hoặc
trắng và có công suất khoảng 15 – 21W
Hình 3.9: Đèn hậu và đèn kích thước trên xe fortuner
Hệ thống đèn hậu ngày nay có thể chia lam 2 loại chính sau:
Loại nối trực tiếp có công tắc điều khiển đèn
Loại có Rơle đèn hậu
Đèn hậu bao gồm có cả đèn kích thước và đèn biển số sau xe Đèn kích thướcgiúp cho người đi đường biết chiều rộng, chiều cao của xe khi trời tối giúp tránh tainan cho người đi đường Đèn biển số giúp cho người đi đường dễ dàng nhìn thấybiển số của xe, nhất là các chú công an giao thông
3.1.3 Đèn sương mù
Là loại đèn có bước sóng ánh sáng thích hợp với điều kiện trời sương mù
hoặc mưa Trong trường hợp này thì ánh sáng không bị gãy khúc
a Đèn sương mù phía trước (Fog lamps):
Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn đầu chính có thể tạo ra vùng ánhsáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường Nếu sửdụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này Dòng cung cấp cho đèn sương mùthường được lấy sau relay đèn kích thước
Trang 22
Trang 23b Đèn sương mù phía sau (Rear fog guard):
Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe phía sau nhận biết trong điều kiện tầmnhìn hạn chế Dòng cung cấp cho đèn này được lấy sau đèn cốt Một đèn báo đượcgắn vào tableau để báo hiệu cho tài xế khi đèn sương mù phía sau hoạt động
3.2 Khảo sát sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng xe fortuner
3.2.1 Khảo sát sơ đồ mạch điện đèn pha.
Dưới đây là sơ đồ mạch điện thực tế của hãng và sơ đồ nguyên lý từ sơ đồ thực tế
Hình 3.10: Sơ đồ thực tế hệ thống đèn pha
Trang 24Hình 3.11: Sơ đồ nguyên lý hệ thống đèn pha.
3.2.2 Đèn hậu và đèn kích thước.
Nguyên lý làm việc : Khi tài xế bật công tắc đèn hậu, dòng điện chạy từ ắc quy
cầu chì chân B1 của công tắc đến chân T1 các bóng đèn mát Các bóng đèn hậu sáng lên Khi tài xế tắt công tắc, các đèn tắt Công tắc đèn hậu và đèn kích thước thường được tích hợp với công tắc số mo và số lùi
Trang 24
Trang 25Hình 3.12 : Sơ đồ nguyên lý đèn hậu và đèn kích thước
A : Sơ đồ thực tế B : Sơ đồ nguyên lý
Trang 263.2.3 Đèn sương mù.
a Đèn sương mù phía trước.
Nguyên lý làm việc: Khi tài xế bật công tắc đèn sương mù ở vị trí head, cho dòng
điện chạy từ ắc quy cầu chì đến chân B1 T1 đèn táp lô chân BFGLFGmát Đèn táp lô sáng Đồng thời có dòng chảy qua cuộn dây của rơ le đènsương mù BFG LFGmát
Trong cuộn dây sinh ra lực từ hút khóa k đóng lại, cho dòng điện chảy từ ắcquy cầu chì khóa K bóng đèn mát, bóng đèn sáng
Hình 3.13: Sơ đồ thực tế đèn sương mù phía trước xe fortuner
Trang 26
Trang 27Hình 3.14: Sơ đồ nguyên lý hệ thống đèn sương mù phía trước.
b Đèn sương mù phía sau:
Nguyên lý hoạt động: Khi bật công tắc đèn sương mù, có dòng điện chạy từ ắc
quy cầu chì cuộn dây rơ le chân B LFG mát Trong cuộn dây sinh ra lực
từ hút khóa k đóng lại, cho dòng điện chạy từ ắc quy cầu chì khóa K đènsương mù mát Đèn sương mù sáng
Hình 3.15: Sơ đồ nguyên lý hệ thống đèn sương mù
Trang 28Hình 3.16: Sơ đồ mạch điện đèn sương mù phía sau.
Trang 28
Trang 293.3. Kiểm tra hư hỏng hệ thống chiếu sáng
3.3.1 Phương pháp điều chỉnh đèn đầu
3.3.1.1 Dụng cụ.
Để chuẩn bị cho công tác điều chỉnh đèn pha cốt ta cần các dụng cụ như: mộttua vít 2 chấu và 3 chấu, một sân bại bằng phẳng với chiều dài khoảng 15m trở lên,thước đo, thước kẻ, một miếng giấy trắng 2m x 4m
3.3.1.2 Kiểm tra độ hội tụ đèn pha.
Bước 1: Đặt xe cách tường 10 m Nhấn xe xuống vài lần để ổn định hệ thống
treo, không được làm hỏng hệ thống treo
Bước 2: Lấy tấm giấy trắng 2mx4m làm màn chiếu, kẻ đường thẳng đứng đi
qua tâm màn chiếu (đường V)
Bước 3: Để màn chiếu vuông góc với mặt đất, gióng thẳng đường V trên màn
chiếu với tâm của xe Đặt màn chiếu như trong hình vẽ
Hình 3.17: Kích thước tiêu chuẩn để điều chỉnh Bước 4: Vẽ các đường cơ bản (đường V, V LH và V RH) trên màn chiếu như
Trang 30đèn pha” là khác nhau Đánh dấu tâm bóng đèn pha trên màn hình Nếu dấu tâm
không thể nhìn thấy trên đèn pha, hãy lấy tâm của bóng đèn pha hay dấu tên của nhàsản xuất đánh dấu trên đèn pha làm dấu tâm
Bước 5: Vẽ đường H (độ cao đèn pha):
Vẽ một đường ngang qua màn chiếu sao cho
nó đi qua các dấu tâm, đường H phải có
cùng độ cao với dấu tâm bóng đèn của đèn
cần kiểm tra, đường V LH, V RH (vị trí dấu
tâm của đèn pha bên trái và bên phải được
kiểm tra) Vẽ 2 đường thẳng dọc sao cho
chúng cắt đường H tại các dấu điểm tâm
Bước 6: Che một bên đèn lại, bật đèn pha và chắc chắn rằng đường phân cách
nằm trong vùng tiêu chuẩn như trong hình vẽ Kiểm tra các thông số của đèn nhưhình vẽ, nếu sai ta sẽ điều chỉnh lại độ hội tụ của đèn
Trang 30
Trang 31Hình 3.18: Các kích thước tiêu chuẩn của đèn
3.3.1.3 Điều chỉnh độ hội tụ đèn pha.
Bước 1: Chỉnh độ hội tụ thẳng đứng đèn pha vào phạm vi tiêu chuẩn bằng cách
xoay vít chỉnh A bằng tô vít Thực hiện điều chỉnh hội tụ đèn cốt, việc điều chỉnh
độ hội tụ trên đèn cốt đến vị trí đúng cũng sẽ làm cho đèn pha được điều chỉnhchính xác theo.Hội tụ của đèn pha sẽ di chuyển xuống khi xoay vít chỉnh hội tụ theochiều kim đồng hồ và di chuyển lên khi xoay vít chỉnh hội tụ ngược chiều kim đồng
hồ Nếu vít bị xiết quá chặt, hãy nới lỏng nó và sau đó xiết chặt nó sao cho vòngxoay cuối cùng của vít là theo hướng chiều kim đồng hồ
Bước 2: Chỉnh độ hội tụ ngang đèn pha vào phạm vi tiêu chuẩn bằng cách xoay
vít chỉnh B bằng tô vít
Hình
3.3.1.4 Phương pháp điều chỉnh độ chiếu sáng của đèn sương mù.
a Kiểm tra độ hội tụ của đèn sương mù:
Bước 1: Chọn một đèn pha để kiểm tra trước Che hay tháo giắc của đèn sương
mù còn lại để tránh cho ánh sáng từ đèn sương mù đó không ảnh hưởng đến việckiểm tra hội tụ của đèn sương mù cần kiểm tra
Trang 32Bước 2: Khởi động động cơ Tốc độ động cơ phải ở 1500 v/ph trở lên.
Bước 3: Bật đèn suơng mù và chắc chắn rằng đường phân cách nằm trong vùng
tiêu chuẩn như trong hình vẽ
Hình 3.20: Kích thước tiêu chuẩn của đèn sương mù.
b Điều chỉnh độ hội tụ của đèn sương mù:
Điều chỉnh độ chụm đèn sương mù đến phạm vi tiêu chuẩn bằng cách vặn vít
điều chỉnh độ chụm bằng tô vít Nếu vít bị xiết quá chặt, hãy nới lỏng nó và sau đó
xiết chặt nó sao cho vòng xoay cuối cùng của vít là theo hướng chiều kim đồng hồ
Hình 3.21: Vít điều chỉnh độ hội tụ của đèn sương mù
3.3.2 Khảo sát kiểm tra từng bộ phận
3.3.2.1 Kiểm tra bóng đèn
Dụng cụ cần dùng: đồng hồ đo đa năng, bình accu 12V, đầu kẹp, dây dẫn.
Trang 32
Trang 33Thao tác: Dùng đồng hồ VOM đo điện trở của các tim bóng đèn Đặt vị trí của
đồng hồ VOM tại dại đo điện trở Nối đầu đo của đồng hồ đo điện vào các chân củabóng đèn
Khi mình xác định được đâu là chân cốt, đâu là chân
pha và chân mass thì kết quả đo được:
Nếu điện trở là một giá trị xác định thì bóng đèn còn
tốt Nếu điện trở là 0 Ω hay ∞ thì kiểm tra sự
tiếp xúc giữa bóng đèn và đuôi đèn hoặc thay bóng
đèn khác Hình 3.22: Kiểm tra bóng đèn
3.3.2.2 Kiểm tra cầu chì
Bước 1: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch để kiểm tra cầu chì có bị đứt không Bước 2: Nếu đồng hồ hiện giá trị 0 Ω thì cầu chì còn tốt
3.3.2.3 Kiểm tra điện áp ắc quy
Thao tác: Đặt đồng hồ đo điện ở dải đo
điện áp một chiều
+ Nối đầu đo phía âm của đồng hồ vào cực
âm của ác quy và đầu đo phía dương của
đồng hồ vào cực dương của ắc quy
+ Kiểm tra điện áp của ắc quy Khi bình mới
xạc xong và đầy nằm khoảng 12,7 V Tuy
nhiên, điện áp thực tế khoảng 10-14 V
3.3.2.4 Kiểm tra giắc cắm
Kiểm tra xem phần sau của giắc cắm
dây điện có bị tuột ra hay không
Trang 34+ Các chân của giắc cắm có bị gỉ zét hay không.
+ Các chân có bị lỏng hoặc rơ hay không
Hình 3.23: Kiểm tra giắc cắm
3.3.2.5 Kiểm tra dây dẫn.
+ Sử dụng đồng hồ VOM đo thông mạch để kiểm tra các dây dẫn có bị sút hay đứtkhông, dây có bị chạm mát hay không
+ Đoạn dây dẫn nào bị đứt cần được thay thế
3.3.2.6 Kiểm tra rơle
Sử dụng đồng hồ VOM đo điện trở hai đầu cuộn dây của rơle Nếu điện trởkhoảng 0,3 Ω thì cuộn dây còn tốt Nếu điện trở là 0 Ω hay ∞ thì thay rơlekhác Kiểm tra tiếp điểm của rơle bằng cách cấp nguồn cho cuộn dây, dùng đồng hồVOM đo thông mạch 2 đầu tiếp điểm Nếu thông mạch thì rơle còn tốt Nếu khôngthông mạch thì thay rơle khác
Hình 3.24: Kiểm tra rơle
Kiểm tra rơle đèn pha:
Bước 1: Tháo rơle chế độ đèn pha ra khỏi hộp rơle khoang động cơ.
Bước 2: Đo điện trở theo các giá trị trong bảng 1 dưới đây.
Bảng 3.1: Thông số tiêu chuẩn
Trang 34
Trang 35Nối dụng cụ
Nếu các giá trị đo được không như thế thì phải thay rơle
Kiểm tra rơle đèn sương mù
Bước 1: Dùng tô vít, tách 2 vấu hãm và ngắt rơle tổ hợp ra khỏi hộp đầu nối
khoang động cơ như hình 3.24 (hình T)
Bước 2: Đo điện áp của rơle FOG.
Bảng 3.2: Điện áp tiêu chuẩn của rơle
Nếu kết quả đo không như tiêu chuẩn, thay rơle tổ hợp
3.3.2.7 Kiểm tra công tắc
a Kiểm tra công tắc điều khiển đèn
Bước 1: đặt đồng hồ đo ở dại thông mạch.
Bước 2: Kiểm tra thông mạch ở các cực của công tắc điều khiển đèn khi xoay
11 đến 14 V
Trang 36+ Vị trí head:Xoay công tắc điều khiển đèn đến vị trí HEAD (LOW) sẽ làmcho dòng điện chạy giữa cực C và E, và đèn pha (chế độ cốt) sẽ sáng lên.
Hình 3.25: Kiểm tra công tắc tổng hợp Bước 3: Kiểm tra công tắc bằng điện trở Điều chỉnh đồng hồ đo điện đến vị trí
đo điện trở Cho các đầu dâu dò vào từng vị trí tương ứng để kiểm tra điện trở củacông tắc ở các chế độ khác nhau
Bảng 3.3: Thông số chuẩn của công tắc:
Công tắc điều khiển đèn Công tắc chế độ đèn pha
Nối dụng
cụ đo
Tình trạn g
Điều kiện
Nối dụng
cụ đo
Tình trạng
Điều kiện
13 (B1) - 10
(T1) OFF
10kΩ trở lên
11 (ED) - 9 (HU) FLASH Dưới 1 Ω
12 (RF) - 11
10 kΩ trở lên
11 (ED) - 8 (HL) FLASH Dưới 1 Ω
13 (B1) - 10
(T1) TAIL Dưới 1 Ω
11 (ED) - 8 (HL) ĐÈN CỐT Dưới 1 Ω
13 (B1) - 10
(T1) ĐẦU Dưới 1 Ω
11 (ED) - 9 (HU)
CHẾ ĐỘ PHA Dưới 1 Ω
12 (RF) - 11
(ED) ĐẦU Dưới 1 Ω
11 (ED) - 8 (HL)
CHẾ ĐỘ PHA Dưới 1 Ω
Công tắc đèn sương mù
4 (LFG) - 3
10 kΩ trở lên
4 (LFG) - 3
Dưới 1 Ω
Trang 36
Trang 37Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm công tắc chế độ đèn pha.
3.3.3 Xác định chân của các linh kiện để đấu dây.
3.3.3.1 Chuẩn bị dụng cụ
Accu điện áp 12V, kẹp bình, cầu chì, rơle, dây dẫn, công tắc máy, công tắcchính, công tắc đảo pha, bóng đèn pha cốt, bóng đèn đơmi, bóng đèn báo, kềm,đồng hồ đo điện
3.3.3.2 Xác định các chân của tim đèn pha và cốt.
Bước 1: điều chỉnh đồng hồ đo điện ở vị trí đo điện trở.
Bước 2: Ta phải xác định chân nào là chân mass của
bóng đèn Lần lượt đo điện trở chân này với chân kia theo
chiều kim đồng hồ, ta sẽ xác định được chân nào là âm khi
chân đó đo với 2 chân kia có giá trị điện trở xác định
Bước 3: Tiếp theo ta xác định chân nào là
tim của đèn pha, chân nào là tim của đèn cốt Ví
dụ xác đinh được chân 3 là chân mass Ta dùng 2 đoạn dây dẫn, một dây nối cốđịnh từ mass của accu tới chân mass của đèn, một dây đấu từ dương accu, khi chovào 2 chân còn lại ta thu được lượng ánh sáng khác nhau, ghi vào bảng theo dõi
Bước 4: Kết quả thu được sẽ xác định được như sau:Chân đèn pha có lượng ánh
sáng chói hơn, còn chân đèn cốt nhỏ hơn
3.3.3.3 Xác định chân của rơle
a Xác định rơle 3 chân loại thường mở.
Sử dụng đồng hồ đo điện để xác định chân của rơ le
Bước 1: Điều chỉnh đồng hồ đo điện ở chế độ đo điện trở.
Bước 2: Đo điện trở lần lượt từng chân một với các chân còn lại.
+ Điện trở đo được là 0,3Ω thì xác định được 2 chân đang đo là chân 1 và chân 3.Nên chân còn lại chắc chắn là chân 2
+ Để xác định chân nào là chân 1, chân nào là chân 3 thì ta đo điện trở giữa chân 2
Hình 3.26: Xác định chân bóng đèn
Trang 38Hình 3.27: Xác định chân rơle 3 chân và 3 chân
b Xác định rơle 3 chân loại thường đóng.
Bước 1: Điều chỉnh đồng hồ đo điện đến vị trí đo điện trở.
Bước 2: Dùng đồng hồ đo điện đo điện trở của từng chân với 2 chân kia.
Nếu 1 chân đo với 2 chân kia đều có giá trị điện trở là 0,3 Ω thì chân đó là chân 3.Nếu điện trở là 0Ω thì đó là chân 1 và chân 3 Ta xác định được các chân của rơ le
c Xác định chân của rơ le 4 chân.
Bước 1: Điều chỉnh đồng hồ đo ở vị trí đo điện trở.
Bước 2: Đo điện trở của 2 chân một.
Điện trở đo được ở 2 đầu dây là nằm trong khoảng 0,3 Ω thì đó là chân 1 vàchân 2 Hai chân còn lại là chân 3 và chân 5 Vì rơ le 4 chân có tính đối xứng nên ta
có thể đấu đạo chiều 3 với 5 hoặc 1 với 2
d Xác định chân của rơ le 5 chân.
Bước 1: Sử dụng đồng hồ VOM lần lượt đo điện trở
hai chân của rơle Hai chân nào có điện trở khoảng 0,3
Ω là chân 2 và 5 Các cặp chân còn lại, cặp chân nào
có điện trở là ∞ hay 0 (thông mạch) là các chân 1, 3,
4
Bước 2: Sử dụng đồng hồ VOM lần lượt đo điện trở
giữa các chân 1, 3, 4 của rơle Hai chân nào có điện trở
∞ là chân 1 và 4 Hai chân nào có điện trở 0 là chân 1 và 3 Xác định được cácchân rơle
Trang 38
Hình 3.28: Xác định chân rơle 5 chân
Trang 393.3.4 Khảo sát chẩn đoán các hư hỏng của hệ thống chiếu sáng.
Kiểm tra bóng đèn (xem mục3.3.2.1), thay đèn mới nếu
hỏngDây điện đứt Kiểm tra thông mạch, nhất là
các chỗ giắc nối
Đèn pha cốt không
sáng 2 bên
Cầu chì tổng đứt Kiểm tra cầu chì(xem mục
2.3.2.2), thay cầu chì mới
Dây điện hỏng Kiêm tra thông mạch, nhất là
tại các giắc nối
Nháy pha không
sáng( đèn cốt và pha
sáng bình thường)
Công tắc đèn pha hỏngphần Plash
Kiểm tra công tắc đèn pha( xem mục 3.3.2.7)
Đèn pha cốt sáng tối
Bóng đèn bị mờ Kiểm tra tiếp xúc phần đui
đèn, gương đènXuất hiện điện trở trong
mạch
Dùng đồng hồ đo điện kiểmtra thông mạch, xác định khuvực ( xem mục 3.3.5)
Trang 403.3.4.2 Đèn hậu, đèn kích thước và đèn sương mù.
Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và phương pháp khắc phục được liệt kêtrong bảng 3.5
Bảng 3.5: Các hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp khắc phục
Dạng hư hỏng Nguyên nhân khả nghi Phương pháp khắc phục
Kiểm tra cầu chì( xemmục 3.3.2.2), kiểm trangắt mạch trong hệ thống.Dây điện bị đứt Kiểm tra thông mạch phần
Dùng đồng hồ đo kiểm trathông mạch phần riêng.( tham khảo mục 3.5)
Đèn sương mù không sáng
Cầu chì tổng bị đứt Kiểm tra cầu chì tổng
(Xem mục 3.3.2.2)Cụm công tắc bi hỏng Kiểm tra cụm công tắc
Trang 40