1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khu ủy khu 8 chỉ đạo chiến dịch tiến công tổng hợp ở trong nam bộ năm 1972

130 614 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 4,36 MB

Nội dung

Các tác giả khẳng định CDTCTH là một dạng đặc biệt của chiến dịch tiến công, có mục tiêu tổng hợp bao gồm cả quân sự và chính trị, cả tiêu diệt địch và mở mảng giành dân, giành quyền làm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lấ MINH NAM

KHU ủy khu 8 chỉ đạo chiến dịch tiến công tổng hợp ở trung nam bộ

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lấ MINH NAM

KHU ủy khu 8 chỉ đạo chiến dịch tiến công tổng hợp ở trung nam bộ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, công trình nghiên cứu là do bản thân thực hiện Các số liệu trong luận văn có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo trung thực và tin cậy Nội dung nghiên cứu, những đánh giá

và kết luận trong luận văn chưa công bố ở bất kỳ công trình nào

TÁC GIẢ

Lê Minh Nam

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: TÌNH HÌNH TRUNG NAM BỘ TRƯỚC NĂM 1972 11

1.1.Điều kiện địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, truyền

thống yêu nước và cách mạng

11

1.2.Chiến trường Trung Nam Bộ trước cuộc tiến công chiến lược

năm 1972

19

Chương 2: SỰ CHỈ ĐẠO CỦA KHU ỦY KHU 8 TRONG CHIẾN

DỊCH TIẾN CÔNG TỔNG HỢP NĂM 1972

30

2.1.Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam và Khu ủy Khu 8 30

2.2.Quá trình chỉ đạo CDTCTH của Khu ủy Khu 8 33

2.2.2 Chỉ đạo sử dụng lực lượng tổng hợp đột phá tuyến biên giới,

mở mảng, mở vùng, tạo thế và lực mới cho chiến dịch

(10.6-30.6.1972)

43

2.2.3 Chuyển hướng chỉ đạo kịp thời, phát huy sức mạnh tổng

hợp, tạo thế đứng chân vững chắc để phát triển thế tiến công

Trang 5

Trang

3.1.1 Hoàn thành cơ bản nhiệm vụ phối hợp với hướng chủ yếu

trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972

70

3.1.2 Làm tan rã một bộ phận quan trọng sinh lực QĐVNCH, tạo

bước chuyển về tương quan theo hướng có lợi cho cách mạng

71

3.1.3 Rèn luyện bộ đội chủ lực trong hoạt động phối hợp với mũi

tiến công binh vận và và chính trị

3.2.1 Chất lượng tiêu diệt địch chưa cao dẫn đến đối phương kịp

thời bổ sung lực lượng, phục hồi chủ lực

76

3.2.2 Hoạt động chỉ đạo kết hợp ba mũi giáp công ở một số vùng

còn yếu, nhất là ở địa bàn huyện, xã

76

3.2.3 Chỉ đạo công tác xây dựng, củng cố vùng giải phóng, bồi

dưỡng, phát triển lực lượng chính trị, binh vận, vũ trang chưa theo

kịp yêu cầu chiến dịch

77

3.3.1 Vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Trung ương

Đảng Lao động Việt Nam vào điều kiện cụ thể của địa phương

79

3.3.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Đảng tập trung, thống nhất từ cấp

chiến dịch đến cấp cơ sở, giúp cho hoạt động chỉ đạo CDTCTH đạt

hiệu quả cao

Trang 6

Trang quả ba mũi giáp công, hình thành sức mạnh tổng hợp to lớn trong

CDTCTH

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

1

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài:

Trải qua 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975), nghệ thuật chiến dịch Việt Nam từng bước được định hình, hoàn thiện về mọi mặt Từ các chiến dịch phản công, tiến công, phòng ngự buổi đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam không ngừng được bổ sung các loại hình chiến dịch phong phú, đa dạng

Trong cuộc KCCMCN, dựa trên nền tảng chiến tranh nhân dân, loại hình CDTCTH đã bắt đầu xuất hiện, từng bước hoàn chỉnh qua các giai đoạn

thăng trầm của cuộc chiến tranh giải phóng Đó là “Chiến dịch do LLVT làm

nòng cốt, kết hợp với khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh chính trị của quần chúng, diễn ra trên địa bàn tương đối rộng ở cả nông thôn và thành thị, thời gian tương đối dài, nhằm đạt mục đích quân sự và chính trị đề ra (tiêu diệt lực lượng địch, mở rộng địa bàn đứng chân cho bộ đội chủ lực ở vùng địch kiểm soát, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng)”[25, tr.201] 1

Yêu cầu cơ bản của loại hình chiến dịch này là phải tiến hành đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công của lực lượng quân sự và nổi dậy đấu tranh của quần chúng, đưa hoạt động nổi dậy của quần chúng lên quy mô chiến dịch, nhằm đạt những mục tiêu tổng hợp cả về quân sự và chính trị, tiêu diệt, làm tan rã lực lượng địch, đánh phá bình định, mở mảng, mở vùng, giành dân, giành chính quyền, làm chủ nông thôn, nhất là nông thôn đồng bằng trong vùng địch tạm chiếm Chiến dịch huy động sức mạnh tổng hợp trên một không gian rộng từ khu, tỉnh, huyện đến cơ sở xã, ấp; sử dụng lực lượng vũ trang ba thứ quân, đánh địch đồng loạt bằng cả quân sự, chính trị, binh vận dưới sự lãnh đạo của cấp ủy và ban chỉ huy chiến dịch Trong đó, mũi tiến

Một số công trình khác cũng đưa ra khái niệm (định nghĩa) liên quan đến CDTCTH, điển hình như:

“CDTCTH là hoạt động kết hợp chặt chẽ tiến công quân sự, đấu tranh chính trị, binh vận diễn ra trên một

hay nhiều khu vực có liên quan, trong một thời gian nhất định đặt ra nhiều cao điểm, nhằm những mục tiêu

cụ thể” [56, tr.779-780] Hoặc “CDTCTH ở vùng nông thôn đồng bằng, là các hoạt động của các đơn vị chủ lực trực tiếp hỗ trợ cho các cuộc nổi dậy giành quyền làm chủ của nhân dân phá ngụy quyền cơ sở, phá chính sách "bình định", lập "ấp chiến lược" của địch” [39, tr.843]

Trang 9

2

công quân sự thường giữ vai trò quyết định, đi trước mở đầu; mũi tiến công

chính trị và binh vận được đưa lên vị trí ngang tầm với tiến công quân sự, có

tác dụng tạo thời cơ cho mũi quân sự đạt hiệu suất cao Chiến dịch thường diễn ra trong vùng địch tạm chiếm (chủ yếu là vùng đồng bằng, trung du, đô thị) là nơi địch dễ phát huy sức mạnh vật chất (vũ khí, trang bị kỹ thuật, sức

cơ động ), nhưng cách mạng lại có lực lượng quần chúng rộng rãi Với những đặc điểm trên, CDTCTH cần có sự chỉ đạo của một cơ quan thống nhất từ cấp chiến dịch xuống đến cấp cơ sở huyện, xã, bảo đảm hiệp đồng chặt chẽ giữa tiến công và nổi dậy từ khi mở màn cho đến khi kết thúc chiến dịch

Thực hiện chủ trương chiến lược năm 1972 của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Trung ương Cục và Quân ủy Miền đã mở CDTCTH ở Trung Nam Bộ và giao cho Khu ủy Khu 8 trực tiếp chỉ đạo chiến dịch1 Tại đây, CDTCTH với phương châm kết hợp hai chân, ba mũi giáp công đã phát huy được hiệu quả to lớn Không những vậy, thành công của chiến dịch đã khẳng định sự vận dụng đúng đắn, hiệu quả phương pháp cách mạng và đường lối quân sự của Đảng vào tình hình thực tế của chiến trường miền Nam Việt Nam Một trong những nguyên nhân quan trọng, trực tiếp và quyết định nhất làm nên thắng lợi của CDTCTH ở Trung Nam Bộ năm 1972 là sự chỉ đạo đúng đắn, chặt chẽ, kịp thời và sáng tạo của Khu ủy Khu 8

Thông qua việc nghiên cứu về vai trò của Khu ủy Khu 8, những thành công và hạn chế trong quá trình chỉ đạo loại hình chiến dịch mới này sẽ được nhìn nhận một cách chính xác, khách quan hơn Trên cơ sở đó, tác giả rút ra một số kinh nghiệm về hoạt động chỉ đạo CDTCTH, góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay

Trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu về vai trò chỉ đạo CDTCTH ở Trung Nam Bộ năm 1972 của Khu ủy Khu 8 đã thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan và các nhà khoa học, nhưng cho đến nay, chưa có công trình

1

Khu ủy Khu 8 là một cấp ủy trực thuộc Xứ ủy (Trung ương cục) thay mặt Xứ ủy lãnh đạo các tỉnh ủy, cơ quan hành chính và quân đội trong Khu

Trang 10

3

chuyên khảo nào tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống về vấn đề này

Với những lý do trên, học viên chọn đề tài: “Khu ủy Khu 8 chỉ đạo

chiến dịch tiến công tổng hợp ở Trung Nam Bộ năm 1972” làm đề tài

nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình

2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sự chỉ đạo của Khu ủy Khu 8 trong CDTCTH ở Trung Nam Bộ năm

1972 đã được nhiều công trình đề cập đến ở những mức độ và khía cạnh khác

nhau Có thể chia thành các nhóm sau:

2.1.Các công trình nghiên cứu đề cập đến nội dung CDTCTH:

Báo cáo tổng kết (1985): Chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định trên địa bàn Quân khu 8 (từ ngày 10.6.1972 đến ngày 10.9.1972) Tài liệu tổng kết

này đã nêu lên chủ trương, quá trình chuẩn bị, diễn biến và đưa ra một số bài học kinh nghiệm về tổ chức, thực hành CDTCTH Tuy nhiên, bản tổng kết này vẫn còn thiếu nhiều tư liệu về hoạt động cũng như vai trò của các mũi chính trị, binh vận - hai mũi tiến công quan trọng cấu thành và góp phần làm nên thắng lợi cuối cùng của CDTCTH

Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng

kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb

CTQG, Hà Nội; Bộ Tư lệnh Quân khu 9 (1998), Quân khu 8 – Ba mươi năm

kháng chiến (1945-1975), Nxb QĐND, Hà Nội Hội đồng chỉ đạo biên soạn

lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2010), Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Tập 2

(1954-1975), Nxb CTQG - Sự thật, Hà Nội Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử

Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước

(1954-1975), Tập VII: Thắng lợi quyết định năm 1972, Nxb CTQG, Hà Nội Các

công trình này tập trung vào việc trình bày bối cảnh, diễn biến và kết quả CDTCTH Nội dung chủ yếu xoay quanh những diễn biến của mũi tiến công

Trang 11

4

quân sự, hoạt động chỉ đạo của Khu ủy Khu 8 cũng như diễn biến của mũi tiến công chính trị, binh vận chỉ được đề cập ở mức khái quát chung

Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1995), Lịch sử nghệ

thuật chiến dịch Việt Nam (1945-1975), Nxb QĐND, Hà Nội Thượng tướng,

G.S Hoàng Minh Thảo, Thiếu tướng Hoàng Đan (2003), Tổng kết chiến dịch

trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975),

Nxb QĐND, Hà Nội Trần Tiến Hoạt (2012), “Ba mũi giáp công trong chiến dịch tiến công tổng hợp”, Báo QĐND, ngày 26.5.2012 Nội dung chủ yếu đề cập đến quá trình phát triển của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, phân tích, nhận xét về những đặc điểm cơ bản của CDTCTH Các tác giả khẳng định CDTCTH là một dạng đặc biệt của chiến dịch tiến công, có mục tiêu tổng hợp bao gồm cả quân sự và chính trị, cả tiêu diệt địch và mở mảng giành dân, giành quyền làm chủ về tay nhân dân cho nên vị trí của nổi dậy cao hơn chiến dịch tiến công thông thường, ở tầm chiến dịch, bao gồm nổi dậy phá rã từng mảng ấp chiến lược, làm chủ từng vùng trong địa bàn chiến dịch LLVT và lực lượng chính trị đều quan trọng như nhau, LLVT giữ vai trò quyết định trong nhiệm vụ tiêu diệt địch, lực lượng quần chúng nổi dậy quyết định việc

mở mảng, giành dân, tạo điều kiện cho LLVT phát triển tiến công Thắng lợi của chiến dịch thể hiện sự phát triển cao về trình độ tổ chức, điều hành, chỉ huy của các lực lượng chính trị, vũ trang và binh vận từ cơ sở đến từng địa phương và toàn chiến dịch

Hà Minh Hồng (2000), Phong trào chống phá bình định nông thôn ở

Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1969-1972), Nxb

QĐND, Hà Nội Công trình của tác giả đã phân tích một số vấn đề về nội dung, vai trò, đặc điểm và ảnh hưởng của phong trào chống phá bình định nông thôn ở Trung Nam Bộ nhưng chưa làm nổi rõ sự kết hợp chặt chẽ cũng như vị trí của ba mũi giáp công trong CDTCTH

Trang 12

5

Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (2002), Tổng kết công

tác binh - địch vận trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb

QĐND, Hà Nội Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Tổng kết công tác

binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 trên chiến trường B2 cũ, Lưu tại Viện LSQSVN Tập thể tác giả đã trình bày một cách

khái quát về công tác binh – địch vận trong KCCMCN nói chung và mũi binh vận trong ba mũi giáp công của CDTCTH ở Trung Nam Bộ năm 1972 nói riêng Nội dung công trình đã khẳng định đây là một mũi tiến công quan trọng góp phần làm tan rã địch về tư tưởng và tổ chức, đồng thời là công tác vận động cách mạng trong lòng địch Sớm nhận thức được vai trò của quần chúng nhân dân trong hoạt động này, Đảng đã thường xuyên có những chủ trương sáng tạo, tích cực để huy động, tổ chức và lãnh đạo toàn dân tiến hành

2.2.Các công trình đề cập đến vai trò chỉ đạo chiến dịch của Khu ủy Khu 8:

I-U I.A MIKHIEP (1972), Người Mỹ ở Đông Dương, Nxb Quan hệ quốc tế, Mat-scơ-va, Bản dịch của Thư viện quân đội Tóm tắt tổng kết chiến

tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ (1982), Thư viện quân đội sao lục

Joseph A.Amter (1985), Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội Robert S.Mc.Namara (1995), Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài

học về Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội Các công trình này nêu lên một số đặc

điểm cơ bản của cuộc chiến tranh Việt Nam, thành công, hạn chế và những bài học trong việc tiến hành chiến lược chiến tranh xâm lược Việt Nam của Hoa Kỳ; đồng thời khẳng định sự linh hoạt của Đảng Lao động Việt Nam trong việc phát triển các chiến lược chính trị, quân sự, kịp thời đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn góp phần đạt tới mục đích cuối cùng là thống nhất dân tộc

Lê Quốc Sản (1991), Cuộc đọ sức thần kỳ, Nxb QĐND, Hà Nội, là

quyển hồi ký của nguyên Thiếu tướng Tư lệnh Quân khu 8 đồng thời là thành viên trong Ban Chỉ đạo CDTCTH ở Trung Nam Bộ năm 1972 Không chỉ phác họa một bức tranh chân thực nhất về giai đoạn lịch sử này, tác giả còn

Trang 13

6

cung cấp cho người đọc nhiều tư liệu quý giá về những khó khăn, thử thách trong quá trình chỉ đạo CDTCTH của Khu ủy Khu 8 Đồng thời, tác giả nhấn mạnh CDTCTH ở Trung Nam Bộ: “Hình thành từ cao trào Đồng khởi 1959-

1960, phát triển mạnh trong cao trào phá ấp chiến lược năm 1963-1965 phát triển cao, với quy mô lớn trong CDTCTH năm 1972”[83, tr.391]

Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Văn Thiệu, Lê Minh Đức (2001), Khu

VIII – Trung Nam Bộ, Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb

CTQG, Hà Nội Các tác giả đã khẳng định chiến thắng vĩ đại của cuộc KCCMCN được tạo nên bởi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của mọi địa phương trong cả nước, trong đó có sự đóng góp xứng đáng của Đảng bộ và quân dân Trung Nam Bộ Bằng sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng, Khu ủy Khu 8 đã phát huy hiệu quả đường lối chính trị và quân sự của Đảng, thông qua phương thức tiến công tổng hợp bằng hai chân (chính trị, vũ trang), ba mũi (quân sự, chính trị, binh vận) để tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đặt ra

Lê Văn Tưởng (2006), Con đường tôi đã chọn, Nxb QĐND, Hà Nội, đã

mở ra hướng tiếp cận mới từ người trực tiếp tham gia đề xuất chủ trương, kế hoạch tác chiến Chính tác giả đã khẳng định: “Thắng lợi nào của cách mạng cũng có những hy sinh to lớn của đồng bào, đồng chí tạo nên”[87, tr.257]

Đảng ủy – Bộ Tư lệnh Quân khu 9 (2008), Lịch sử Bộ Tham mưu Quân

khu 8 – 30 năm kháng chiến (1945-1975), Nxb QĐND, Hà Nội Trình bày về

sự ra đời, hoạt động và những chủ trương của Bộ Tham mưu Quân Khu 8, nhân

tố quan trọng trực tiếp quyết định cho thắng lợi CDTCTH ở Trung Nam Bộ

2.3.Một số luận án có liên quan đến nội dung CDTCTH:

Hoàng Đức Việt (2008), Nghệ thuật thọc sâu trong chiến dịch tiến

công, Luận án tiến sĩ quân sự, Hà Nội Nguyễn Hữu Phòng (2008), Nghệ thuật sử dụng lực lượng đánh trận then chốt trong chiến dịch tiến công, Luận

án tiến sĩ quân sự, Hà Nội Các luận án đã đề cập đến nội dung, đặc điểm của

Trang 14

7

chiến dịch tiến công cũng như mối liên hệ với các loại hình chiến dịch khác, trong đó có CDTCTH

2.4.Các bài viết trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo có liên quan đến chủ đề luận văn:

Nguyễn Thành Công (2004), Chiến dịch tiến công tổng hợp: một số

vấn đề trao đổi, Tạp chí Khoa học quân sự, số tháng 12 Trần Phi Hổ (2004), Chiến dịch tiến công tổng hợp trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc,

Tạp chí Khoa học quân sự, số tháng 8 Trần Ngọc Long (2008), Mở vùng 20/7

- nét đặc sắc của nghệ thuật tiến công tổng hợp, Kỷ yếu hội thảo: Quá trình

hình thành và mở Vùng 20/7 ở Mỹ Tho, Nxb QĐND, Hà Nội Nguyễn

Phương Nam (2009), Đánh địch bình định lấn chiếm ở đồng bằng sông Cửu

Long (1969-1973), Tạp chí LSQS, số tháng 2 Nguyễn Minh Phụng (2012), Đồng bằng sông Cửu Long trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Tạp

chí LSQS, số tháng 4 Các tác giả đã đề cập đến một số khía cạnh đặc sắc cũng như hiệu quả to lớn của CDTCTH ở Trung Nam Bộ; đồng thời, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam mà trực tiếp là sự chỉ đạo của Khu ủy Khu 8 giữ vai trò quyết định nhất đối với thắng lợi của CDTCTH

Tóm lại, những công trình kể trên là nguồn tư liệu quý giá, gợi mở nhiều

vấn đề cho tác giả tham khảo, kế thừa và phát triển trong quá trình nghiên cứu Tuy nhiên, các công trình này chưa thể hiện một cách rõ nét vai trò trong hoạt động chỉ đạo CDTCTH của Khu ủy Khu 8 mà chỉ phản ánh một phần nhỏ trong tổng thể nội dung nghiên cứu của đề tài; cũng như chưa đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan và những kinh nghiệm cần đúc kết để vận dụng trong tình

hình mới Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu, giải quyết

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.Mục đích luận văn

Tái hiện, tổng kết và đánh giá một cách tương đối đầy đủ, toàn diện và hệ thống về chủ trương và quá trình chỉ đạo của Khu ủy Khu 8 đối với CDTCTH ở Trung Nam Bộ năm 1972 Đồng thời, đúc rút một số

Trang 15

8

kinh nghiệm, góp phần phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn trong giai đoạn hiện nay

3.2.Nhiệm vụ của luận văn

1 Sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu về chủ trương của Khu ủy Khu 8 trong việc tổ chức, chỉ đạo CDTCTH

2 Tái hiện, luận giải, làm nổi bật quá trình chỉ đạo CDTCTH ở Trung Nam Bộ năm 1972 của Khu ủy Khu 8

3 Phân tích những đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của quá trình chỉ đạo CDTCTH, và đúc rút một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò của Khu ủy Khu 8 trong hoạt động chỉ đạo CDTCTH ở Trung Nam Bộ năm 1972

4.2.Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu sự chỉ đạo CDTCTH của Khu ủy Khu 8 ở

Trung Nam Bộ, tập trung trên địa bàn 5 tỉnh diễn ra chiến dịch: Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong, Gò Công và Bến Tre

Về thời gian: chủ yếu trong năm 1972, thời gian Khu ủy Khu 8 trực tiếp

chỉ đạo CDTCTH Bên cạnh đó, luận văn có đề cập đến một số nội dung liên quan diễn ra trước mốc thời gian trên

5 Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1.Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân; về tổ chức, chỉ đạo chiến dịch trong chiến tranh cách mạng

5.2.Nguồn tư liệu

Luận văn chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các nguồn tư liệu sau đây:

Trang 16

9

- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và Quân đội

- Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước

và Quân đội

- Các tài liệu lưu trữ liên quan tới vai trò chỉ đạo CDTCTH của Khu ủy Khu 8 hiện đang lưu trữ tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (Viện LSQVN), Thư viện Quân đội, Trung tâm Thông tin Khoa học quân sự Bộ Quốc phòng (Trung tâm TTKHQS-BQP), Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng (Cục Lưu trữ VPTWĐ), Phòng Khoa học Quân sự Quân khu 9, các văn bản tổng kết của Ban Tổng kết chiến tranh B2

- Hồi ký của các tướng lĩnh quân đội

- Các luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Một số công trình của các tác giả nước ngoài về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ có liên quan tới đề tài

5.3.Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp lịch sử, lôgíc, thống kê, so sánh; chú trọng áp dụng phương pháp phê phán sử liệu và phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học Lịch sử Đảng là lấy các văn bản Nghị quyết, Chỉ thị gốc của Đảng làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn để phân tích, đánh giá, qua đó, tái hiện quá trình chỉ đạo

CDTCTH của Khu ủy Khu 8

6.Đóng góp của luận văn

6.1.Về tư liệu:

Sưu tầm, tập hợp, thẩm định khối tư liệu, tài liệu, nhất là những tư liệu gốc thuộc lĩnh vực hoạt động chỉ đạo CDTCTH năm 1972 của Khu ủy Khu 8, trong đó có những sử liệu mới

6.2.Về nội dung:

Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp người đọc hiểu rõ hơn những sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo cách mạng miền Nam; vai trò quyết định

Trang 17

10

của Khu ủy Khu 8 trong hoạt động chỉ đạo CDTCTH trên chiến trường Trung Nam Bộ; góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam thêm toàn diện và sâu sắc

7.Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tình hình Trung Nam Bộ trước năm 1972

Chương 2: Sự chỉ đạo của Khu ủy Khu 8 trong CDTCTH năm 1972

Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm

Trang 18

11

Chương 1:

TÌNH HÌNH TRUNG NAM BỘ TRƯỚC NĂM 1972

1.1.Điều kiện địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, truyền thống yêu nước và cách mạng

1.1.1.Điều kiện địa lý tự nhiên

Về địa giới:

Dưới triều Nguyễn (1802-1945), miền Trung Nam Bộ bao gồm hai tỉnh An Giang và Định Tường của Nam Kỳ lục tỉnh Ngày 10.12.1945, Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ ở Bình Hòa Nam (nay thuộc Đức Huệ - Long An) đã quyết định thành lập Chiến khu 8 trên cơ sở việc tổ chức chiến trường Nam

Bộ trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Lúc này, Khu 8 gồm các tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc Nhìn chung trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), Khu 8 không

có nhiều thay đổi lớn về địa giới hành chính Tháng 10.1946: tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh của Khu 9 nhập về Khu 8 Cuối năm 1947, Khu 8 gồm các tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh và Long Châu Tiền Năm 1951, Khu 8 giải thể cùng với Khu 7 và Khu 9, các tỉnh nhập về Phân liên khu miền Đông và Phân liên khu miền Tây Địa bàn Khu 8 lúc này nằm trong các tỉnh Mỹ Tân Gò, Long Châu Sa của Phân liên khu miền Đông và trong các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Trà, Long Châu Hà của Phân liên khu miền Tây

Trong KCCMCN, Nam Bộ thuộc chiến trường B2 với 4 khu: Khu 6 (toàn bộ Cực Nam Trung Bộ), Khu 7 (Đông Nam Bộ), Khu 8 (Trung Nam Bộ), Khu 9 (Tây Nam Bộ) Miền Trung Nam Bộ bao gồm các tỉnh: Tân An,

Mỹ Tho, Gò Công, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc Các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh thuộc khu miền Tây Đầu năm 1957, Mỹ và chính quyền

Trang 19

Năm 1972, Khu 8 với mật danh T2 bao gồm 6 tỉnh: Kiến Phong (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp), Kiến Tường (nay thuộc tỉnh Long An), Mỹ Tho, Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang), An Giang, Bến Tre Đến năm 1974, hai tỉnh An

Giang và Kiến Phong giải thể Vùng đất hữu ngạn sông Hậu của An Giang chuyển cho Khu 9 Phần còn lại của hai tỉnh cùng với vùng đất nam Sa Đéc lập thành tỉnh Long Châu Tiền và tỉnh Sa Đéc Ngày 20.9.1975, Khu 8 giải thể theo Nghị quyết 245-NQ/TW của Bộ Chính trị Từ năm 1976, miền Trung Nam Bộ bao gồm 5 tỉnh trực thuộc trung ương: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp và An Giang

Về địa hình:

Miền Trung Nam Bộ là vùng đất nối giữa miền đất cao (Khu 7 – Đông Nam Bộ) với miền đất thấp (Khu 9 – Tây Nam Bộ), là địa bàn đông dân cư, tiếp giáp nhiều khu vực có ý nghĩa quan trọng Khu 8 có diện tích khoảng 19.000 km2, hầu hết là đồng bằng với những triền dốc thoai thoải nghiêng dầnvề phía Đông, độ cao trung bình từ 2,5m đến 2,7m so với mực nước biển [30, tr.18]

Khu vực trung tâm của Khu 8 gồm có Đồng Tháp Mười và vùng đông dân nam, bắc đường số 4, tỉnh Mỹ Tho, đây là trọng điểm bình định của chính quyền VNCH trong cuộc KCCMCN Phía Đông giáp biển, hướng ngăn chặn

Trang 20

13

mọi sự xâm nhập bằng đường thủy từ ngoài vào Phía Tây giáp tỉnh Ta Keo, Campot (Campuchia) Phía Bắc giáp Sài Gòn, Tây Ninh (Khu 7) và tỉnh Svayriêng, Can Đan (Campuchia) Phía Nam giáp với các tỉnh thuộc Khu 9

Từ hướng Đông sang hướng Tây, mạn Nam biên giới Việt – Miên có sông Vàm Cỏ Tây, kênh đào Dương Văn Dương và Nguyễn Văn Tiếp nối dài quốc

lộ 4 và sông Tiền Từ hướng Nam lên hướng Bắc, có kênh đào Chợ Gạo, đường số 12 và 30 đi biên giới

Không chỉ là nguồn cung ứng sức người sức của cho cuộc kháng chiến, Khu 8 còn là nơi tiếp nhận sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc qua tuyến biên giới Campuchia, theo đường Hồ Chí Minh trên biển đồng thời là cửa ngõ tiến công vào Sài Gòn trên hướng Tây Nam

Về khí hậu:

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền Trung Nam Bộ có hai mùa mưa nắng rõ rệt Mùa mưa, còn gọi là mùa nước nổi, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 thường kèm theo lũ lụt, gây khó khăn trong việc cơ động lực lượng Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, địa hình khô ráo, trống trải, thuận lợi cho việc di chuyển, hành quân Không những vậy, Khu 8 còn bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, hình thành nên những

cù lao như cù lao Giêng, Ông Chưởng, Ông Hổ (An Giang), cù lao Rồng, Bà

Nở, Thới Sơn, Năm Thôn (Mỹ Tho), cù lao Minh, Bảo, An Hóa (Bến Tre)

Bởi vậy, trên địa bàn Khu 8, hoạt động chiến tranh của cả Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và QĐVNCH thường dựa theo quy luật thời tiết, như tài liệu Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề cập: “Hai mùa khí hậu có tác động lớn đến nền kinh tế Đông Dương và buộc người ta phải vạch kế hoạch tác chiến trên cơ sở mùa mưa và mùa khô chứ không theo niên lịch Vô số những đường thủy ở đồng bằng sông Mê Kông đã làm cho bộ chỉ huy quân

sự Mỹ sử dụng lại những biện pháp tiến hành một cuộc chiến tranh trên sông nước” [86, tr.26]

Trang 21

14

Vào mùa nước nổi ở vùng Đồng Tháp Mười, giang thuyền và xuồng mái di chuyển khá thuận lợi, kể cả trên mặt ruộng; vào mùa khô, các phương tiện cơ giới nhẹ như M113 cơ động dễ dàng, thuận lợi cho phi pháo phát huy tác dụng Triệt để khai thác những thuận lợi về địa hình và khí hậu, chính quyền VNCH đã hình thành các tuyến ngăn chặn từ biên giới xuống, điển hình là tuyến kênh Dương Văn Dương, tuyến kênh Nguyễn Văn Tiếp dọc theo đường số 4 và sông Tiền

1.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội:

Về dân cư:

Lịch sử hình thành, phát triển của miền Trung Nam Bộ gắn liền với quá

trình vật lộn với thiên nhiên hoang dã để tồn tại của những thành phần dân cư

đa dạng, phức tạp Nơi đây, người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 89,7% trong tổng số 5 triệu người (năm 1976) [30, tr.28]; có số lượng ít hơn là những cư dân người Hoa, người Khmer, người Chăm vốn hiện diện ở khu vực này ngay

từ thời kỳ đầu mở cõi Cùng với dòng chảy của lịch sử, bức tranh tộc người nơi đây ngày càng trở nên phong phú, đa dạng bởi sự góp mặt của nhiều tộc người khác như Tày, Thái, Nùng, Dao, Mường, Mnông

Công cuộc mở mang bờ cõi, và quá trình đấu tranh chống áp bức, ngoại xâm đã từng bước gắn kết các tộc người riêng biệt trong một chỉnh thể, hình thành nên một cộng đồng dân cư với lối sinh hoạt mang khí chất riêng biệt của vùng đồng bằng sông nước Niềm tự hào về lịch sử ngàn năm dựng nước, giữ nước và thiên nhiên phóng khoáng đã rèn đúc nên “tính cách Nam Bộ” với tâm lý năng động, bản chất cần cù, chịu khó, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, sẵn sàng xả thân vì nghĩa Những phẩm chất ấy góp phần vun bồi truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường và tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của người dân Trung Nam Bộ

Về kinh tế:

Trang 22

15

Trung Nam Bộ là vùng đồng bằng thấp, có nhiều sông rạch, các sông lại chỉ được ngăn cách với các cánh đồng bởi các giồng đất cao ven sông, nên vào mùa nước nổi, nước sông thường tràn qua các giồng làm ngập lụt nhiều vùng và gây thiệt hại cho cư dân nơi đây Nhưng ngược lại, thiên nhiên đa dạng đã ban tặng cho vùng đồng bằng Trung Nam Bộ nguồn lợi dồi dào về lâm, thủy, hải sản; hình thành nên một nền kinh tế tự nhiên khá phong phú với những hoạt động khai thác, đánh bắt thủy, hải sản Không những vậy, khu vực này nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, không ngừng được bồi tụ bởi nguồn phù sa màu mỡ của hệ thống sông Cửu Long, tạo điều kiện cho nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhất là ngành nông nghiệp trồng lúa nước

Về chính trị - xã hội:

Một cộng đồng đa sắc tộc quần cư trên một địa bàn sông nước luôn biến động phức tạp là nét đặc thù của vùng đất Trung Nam Bộ Nơi đây, màu sắc văn hóa các dân tộc nở rộ hơn bao giờ hết; trong lúc, các cư dân gốc Việt lại đắm mình trong làn điệu cải lương, những câu hò, điệu lý thì người Khmer lại uyển chuyển trong điệu múa Lăm-vông, say sưa với hát đối đáp A-day hay hòa bước chân theo nhịp trống Chay-dăm Các lễ hội tôn giáo linh thiêng của người Chăm trong tháng chay Ramadan, sinh nhật Muhammed đã đưa người dân hòa mình vào hoạt động tâm linh mới mẻ nhưng vẫn mang dấu ấn bản địa Cùng với đó, người Hoa góp thêm vào bức tranh đa màu sắc ấy bằng câu hát Tiều, hát Quảng Những nét văn hóa độc đáo ấy xen kẽ, hòa quyện lẫn nhau tạo thành một khu vực văn hóa thống nhất trong đa dạng Để rồi, âm hưởng văn hóa của các dân tộc trộn lẫn vào nhau, hình thành nên những loại hình sinh hoạt cộng đồng mới mang tính tổng hợp cao Điển hình như nghệ thuật sân khấu dân gian Dù kê/dì kê của người Khmer, được hình thành vào đầu thế kỷ XX, là sự tổng hòa các yếu tố văn hóa bản địa, vừa mang đặc trưng của nghệ thuật cải lương Nam Bộ đồng thời còn chịu ảnh hưởng sâu sắc lối hát Hồ Quảng của người Hoa

Trang 23

16

Miền Trung Nam Bộ đã trở thành mảnh đất màu mỡ của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Thiên Chúa, Tin Lành, đồng thời cũng là nơi khai sinh, phát triển của các tôn giáo, tín ngưỡng thuần Việt như Cao Đài, Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương Và chính niềm tin tôn giáo mạnh mẽ đã tạo thành trợ lực to lớn giúp những cư dân Khu 8 thêm vững bước trên con đường chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt Nhưng có đôi lần,

“sức mạnh tinh thần” đó lại trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích của thiểu số

bộ phận Khai thác tính chất phức tạp của các loại hình tôn giáo, chính quyền VNCH tìm cách chia rẽ các bộ phận dân cư trên địa bàn để phục vụ cho quyền lợi của mình Tuy nhiên, ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc của Đảng đã thu hút được đại bộ phận dân cư nơi đây hướng về cách mạng, cùng chung sức một lòng thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc

1.1.3 Truyền thống yêu nước và cách mạng

Thiên nhiên khắc nghiệt luôn đe dọa, thử thách ý chí con người nhưng ngược lại chúng cũng là “vùng đất hiểm yếu” che chở cho các cuộc khởi nghĩa chống lại các thế lực ngoại xâm và chế độ cai trị hà khắc của triều đình phong kiến đương thời

Năm 1771, hơn hai vạn quân Xiêm (Thái Lan) kéo sang vây đánh Hà Tiên, Châu Đốc, âm mưu chiếm toàn bộ các tỉnh miền Tây sông Hậu của nước ta Dưới sự lãnh đạo của Tống Phước Hiệp, Nguyễn Cửu Đàm, quân dân nơi đây đã vùng dậy đánh đuổi quân Xiêm về nước Đến giữa năm

1784, mượn cớ giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn, năm vạn quân Xiêm do Chiêu Tăng, Chiêu Sương dẫn đầu, theo hai đường thủy bộ tiến vào xâm lược Đại Việt Ngày 19.1.1785, địch lọt vào trận địa mai phục của ta ở Rạch Gầm - Xoài Mút Quân Tây Sơn phối hợp với nhân dân địa phương

đã tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, hàng nghìn quân Nguyễn cùng với hàng trăm chiến thuyền bị phá hủy, lập nên chiến công vang dội trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc

Trang 24

17

Liên tiếp những năm 1785-1789, miền đồng bằng sông nước Trung Nam Bộ luôn ngập chìm trong các cuộc giao tranh khốc liệt của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đến năm 1858, theo sau “bước chân” của các giáo sĩ, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, tiến hành xâm lược Việt Nam Dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, quan quân yêu nước, nhân dân Trung Nam Bộ đã vùng dậy chiến đấu, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra giáng những đòn trực diện vào âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, điển hình là cuộc khởi nghĩa của Đỗ Đình Thoại, Trương Định ở Gò Công; Trần Xuân Hòa ở Mỹ Tho; Nguyễn Trung Trực ở Tân An; Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương) ở Đồng Tháp Mười khiến thực dân Pháp phải thừa nhận: “Trung tâm kháng chiến ở khắp mọi nơi, chia nhỏ ra vô cùng, hầu như

có bao nhiêu người An Nam thì có bấy nhiêu trung tâm kháng chiến”[55, tr.58] Mặc dù, các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng chúng đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Trung Nam

Bộ, là tiền đề quan trọng cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng sau này

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, với đường lối đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ đã tập hợp được đại bộ phận các tầng lớp, giai cấp nhân dân Trung Nam Bộ cùng cả nước đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân, phong kiến Bằng chính sách dân tộc phù hợp, Đảng đã huy động được toàn thể sức mạnh của quân dân Khu 8 chung sức, chung lòng cùng quân dân cả nước đấu tranh giành lại chính quyền trong những cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám 1945 Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền là phát pháo hiệu cho quần chúng yêu nước các tỉnh Khu 8 đứng dậy đấu tranh lật nhào ách thống trị, kìm kẹp của thực dân, phong kiến, khởi đầu là tỉnh Tân

An (2.8), tiếp đến là các tỉnh Gò Công (22.8), Mỹ Tho (23.8), Bến Tre (25.8),

Sa Đéc (25.8) Ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên

Trang 25

18

ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á Sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, đất nước ta đã giành lại được độc lập, người dân đã được hưởng quyền tự do

Giữa bộn bề lo toan khi vừa mới được hưởng nền hòa bình, dân tộc Việt Nam lại phải đương đầu với hiểm họa ngoại xâm trước những kẻ thù từ nhiều hướng: quân Tưởng ở phía Bắc, quân Anh, Pháp, tàn quân Nhật ở phía Nam, cùng với đó, các lực lượng phản động nổi dậy như nấm sau mưa hòng lật đổ chính quyền non trẻ Không phút ngơi nghỉ, quân dân Khu 8 lại tiếp tục cầm vũ khí lên hòa chung vào phong trào Nam Bộ kháng chiến mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, gian khổ, với muôn vàn vất vả,

hy sinh nhưng đầy vinh quang Nhân dân Khu 8 với truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, ý thức giác ngộ cách mạng cao, tuyệt đối tin tưởng vào

sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành nguồn động lực quan trọng của phong trào cách mạng

Trong bối cảnh đấy, Khu ủy Khu 8 đã được thành lập theo tinh thần nghị quyết Hội nghị Xứ ủy ngày 1.7.1947, cơ cấu tổ chức được xác định

rõ ràng bao gồm Ban chấp hành và các ban giúp việc, có một số ban chỉ tồn tại trong thời gian ngắn Khu ủy Khu 8 được thành lập từ khi cách mạng chưa nắm được chính quyền, bởi vậy, một số ban có chức năng chính quyền cũng trực thuộc Khu ủy Phạm vi hoạt động của Khu ủy giới hạn trong các tỉnh Mỹ Tho, Bến Tre, Kiến Tường, Kiến Phong (Sa Đéc),

Gò Công, An Giang (Long Châu Tiền), Long An

Kể từ đây, quân dân Khu 8 dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Khu ủy đã cùng với đồng bào cả nước nhất tề đứng dậy chiến đấu trong suốt hơn 3.000 ngày đêm với tinh thần “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” để giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho bản thân Miền Trung Nam Bộ là nơi khai sinh các tiểu đoàn 307, 308,

Trang 26

19

309, 310, 311, 312, những đơn vị vũ trang thiện chiến với nhiều chiến công oanh liệt khiến kẻ thù xâm lược phải khiếp sợ Trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954, Khu ủy đã phát động nhân dân Khu 8 đồng loạt nổi dậy tiến công địch, góp phần quan trọng vào thắng lợi Điện Biên Phủ lừng lẫy, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ

Quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước và chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt không ngừng trui rèn cho con người miền Trung Nam Bộ ttinh thần yêu nước, lòng nhiệt thành cách mạng sâu sắc và ý chí kiên cường, bất khuất Để rồi, Khu ủy và nhân dân Khu 8 lại tiếp tục phát huy truyền thống

anh hùng cách mạng trong cuộc đụng đầu lịch sử với chủ nghĩa thực dân mới

1.2.Chiến trường Trung Nam Bộ trước cuộc tiến công chiến lược năm 1972

khiến cho uy tín chính phủ Hoa Kỳ liên tục giảm sút

Cuộc chiến tranh Việt Nam gây ra những hậu quả nặng nề, trực tiếp tác động lên tất cả các mặt đời sống xã hội Hoa Kỳ Năm 1969, Richard Nixon lên làm tổng thống và đã thực thi nhiều chính sách đối nội, đối ngoại mới nhằm giải quyết những hậu quả do người tiền nhiệm để lại, cải thiện tình hình nước Mỹ, khiến cho quan hệ quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, tác động trực tiếp đến cuộc KCCMCN của nhân dân Việt Nam

Chính quyền Nixon liên tục chịu áp lực ngày càng nặng nề từ làn sóng phong trào phản đối chiến tranh, phản đối chính quyền của các tầng lớp xã hội - kể cả các nghị sĩ Quốc hội, các cựu binh Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam Tại các diễn đàn của quốc hội Mỹ, số nghị sĩ đã phản đối hành động chiến tranh của chính quyền Nixon ngày càng chiếm đa số Báo

Trang 27

Trong lúc này, mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam tiếp tục được mở rộng Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Phong trào không liên kết nói chung và của các nước thành viên nói riêng Uy tín và ảnh hưởng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, và Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế

Quan hệ quốc tế ngày càng có nhiều chuyển biến phức tạp, chủ yếu xoay quanh trục Mỹ - Xô - Trung Trong đó, Hoa Kỳ chủ trương lôi kéo thêm đồng minh vào cuộc chiến tranh Đông Dương, tìm cách chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa và cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương Mối quan hệ này được xây dựng trên nền tảng chiến lược riêng của từng quốc gia và có đôi khi vận động theo chiều hướng bất lợi cho cuộc KCCMCN của nhân dân Việt Nam Thiết lập quan hệ với Mỹ, chính phủ Liên Xô mong muốn phát triển quan hệ kinh tế, duy trì xu hướng hòa hoãn

Xô – Mỹ, và tìm cách kéo Mỹ về phía mình trong thế đối chọi với Trung Quốc để tập trung giải quyết các vấn đề châu Âu Quan hệ Trung - Mỹ được bình thường hóa sẽ giúp Trung Quốc thoát khỏi tình trạng cô lập, tranh thủ thêm đồng minh trong cuộc đối đầu với Liên Xô, mở đường cho việc giải quyết các vấn đề khác trong khu vực

Trên chiến trường Đông Dương, chính phủ Mỹ đã hiện thực hóa “Học thuyết Nixon” tại Lào thông qua việc đẩy chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

Trang 28

21

lên mức cao nhất chưa từng có với loại hình chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”, hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh, và thoát khỏi thế phòng ngự bị động trên chiến trường Chính quyền Nixon xem Lực lượng đặc biệt Vàng Pao là đội quân bản xứ chủ chốt để thực hiện các mục tiêu quân sự, chính trị trên lãnh thổ Lào Tuy nhiên, qua thực tiễn chiến trường, lực lượng Lào thân Mỹ không đảm nhận được yêu cầu đặt ra nên mọi gánh nặng chiến tranh lại được chuyển lên vai QĐVNCH, mở đầu cho chuỗi thất bại về chiến lược chiến tranh ở Đông Dương của chính phủ Hoa Kỳ

Tháng 3.1970, chính quyền Nixon đã hậu thuẫn cho cuộc đảo chính lật đổ chính phủ trung lập Campuchia do Norodom Sihanouk lãnh đạo, lập nên chính phủ thân Mỹ do Lon Non làm thủ tướng, đi ngược lại nguyện vọng hòa bình của đông đảo người dân xứ Chùa Tháp Hoạt động mở rộng chiến tranh xâm lược sang Campuchia của chính phủ Hoa Kỳ đã góp phần gắn kết cuộc đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù chung

Trước những chuyển biến to lớn của tình hình thế giới và khu vực, Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương, họp từ ngày 24 đến 25.4.1970, với đại diện của các nước Việt Nam - Lào - Campuchia, đã cam kết hết lòng ủng hộ lẫn nhau trong một mặt trận chung trên cơ sở tôn trọng quyền độc lập,

tự chủ của mỗi bên Bản Tuyên bố chung của Hội nghị được xem như một

hiến chương về tình đoàn kết, liên minh chiến đấu của nhân dân Đông Dương trong cuộc KCCMCN vì độc lập, tự do của mỗi dân tộc Thành công của Hội nghị là đòn giáng trực tiếp vào âm mưu chia rẽ khối đoàn kết ba dân tộc của chính quyền Nixon, đồng thời là nguồn cổ vũ, động viên quân dân ba nước tiến lên giành những thắng lợi ngày càng to lớn hơn

Đầu năm 1971, Mỹ và chính quyền VNCH tiến hành bước leo thang chiến tranh mới bằng ba cuộc hành quân quy mô lớn: “Lam Sơn 719”,

“Toàn thắng 1-71” và “Quang Trung 4”, đánh vào tuyến vận tải chiến lược của đối phương ở bên kia biên giới hòng xoay chuyển cục diện, hình thái

Trang 29

22

chiến tranh, cô lập tiến tới dập tắt phong trào cách mạng ba nước Đông Dương Các cuộc hành quân này liên tiếp thảm bại đã khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Nixon, đồng thời, nhấn chìm khả năng thành công của “Đông Dương hóa chiến tranh”

1.2.2.Tình hình Trung Nam Bộ

Nỗ lực “tìm kiếm hòa bình” của Tổng thống Johnson trong chiến lược

“Chiến tranh cục bộ” đã thất bại trước những mũi tiến công quyết liệt của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 Sự kiện này không chỉ góp phần đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, mà còn buộc chúng phải ngồi vào đàm phán với ta ở hội nghị Paris, chấm dứt ném bom miền Bắc không điều kiện và phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam

Đầu năm 1969, triển khai “Học thuyết Nixon” trên chiến trường miền Nam Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ đã đề ra chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” thay cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đã bị phá sản, với một số nội dung cơ bản: xây dựng QĐVNCH đủ mạnh để có thể đảm nhận vai trò xung kích trên chiến trường Đông Dương, thay thế quân viễn chinh Mỹ đang rút dần về nước Tiến hành cải cách ruộng đất để tranh thủ sự ủng hộ của nông dân đi đôi với các kế hoạch bình định nhằm kiểm soát, giành đất, giành dân, phá hoại cơ sở hạ tầng, tiêu diệt tận gốc cách mạng miền Nam

Mỹ và chính quyền VNCH ưu tiên tập trung phương tiện kỹ thuật hiện đại cùng nhiều chiến thuật tổng hợp đánh phá vùng đồng bằng sông Cửu Long QĐVNCH liên tục mở những cuộc hành quân càn quét, đẩy mạnh các

kế hoạch “bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt”, “bình định bổ sung”,

“phượng hoàng”, lấn chiếm vùng giải phóng, gom dân ra ven các trục giao thông và ven thị trấn, đánh phá vườn tược, cây cối, làm trụi địa hình để cơ quan, bộ đội, du kích không có chỗ ẩn nấp

Trang 30

23

Trên khắp địa bàn Khu 8, hệ thống kìm kẹp được tăng cường với hơn 1.500 đồn bốt ken dày rộng khắp, mỗi xã có từ 3 đến 5 đồn, cá biệt trên địa bàn xã Thanh Mỹ (tỉnh Kiến Phong) địch đóng đến 21 đồn Mạng lưới đồn bốt dày đặc này đã chia cắt địa hình Khu 8 thành từng ô, từng mảng, thu hẹp vùng giải phóng, ngăn chặn, đánh phá ác liệt các tuyến đường, hành lang cơ động vận chuyển, các trục đường, hành lang của ta Do không kịp thời chuyển hướng, phong trào kháng chiến trên địa bàn Khu 8 gặp nhiều tổn thất to lớn, thế và lực cách mạng suy giảm nghiêm trọng Trước đợt tiến công và nổi dậy Xuân 1968, toàn Khu 8 có gần 100 xã giải phóng, về sau, giải phóng thêm 30

xã nữa, nhưng đến đầu năm 1969, địch đã lấn chiếm lại hầu hết các xã ta làm chủ Riêng tỉnh Bến Tre có tới 1.285 người chết, hàng ngàn người bị bắt bớ, đánh đập Vùng trọng điểm Mỹ Tho bị địch lấn chiếm mạnh, chỉ còn lại 33 lõm căn cứ với khoảng 100.000 dân [46, tr.535] Bộ đội chủ lực bị đẩy ra xa, nhiều đơn vị cấp trung đoàn buộc phải phân tán thành các đại đội đánh du kích, gây trở ngại cho việc xây dựng và tác chiến tập trung; phần lớn đều thiếu hụt quân số, vũ khí, hoạt động kinh tài gặp vô số tổn thất

Đội ngũ cán bộ nòng cốt, có kinh nghiệm chiến đấu bị tổn thất nhiều, lại không có quân số bổ sung kịp thời nên khả năng phục hồi sức chiến đấu của các đơn vị cơ sở rất chậm, căn cứ cách mạng tiếp tục bị thu hẹp Cơ sở nội tuyến đứng chân trong các thị xã, thị trấn, vùng yếu, phần lớn bị tiêu hao

và bộc lộ hết, đối phương gần như nắm được toàn bộ lực lượng mật của ta Ở nhiều địa phương, cán bộ, LLVT cơ sở bị tróc khỏi địa bàn, quần chúng tự động tìm cách bung ra khỏi vùng địch kiểm soát Trước những thủ đoạn của chính quyền VNCH, nhiều cán bộ, đảng viên đã xuất hiện tư tưởng bi quan, dao động, cũng như chủ quan trong đánh giá về những thắng lợi đã qua và triển vọng sắp tới Từ kết quả đạt được, chính quyền VNCH phát hiện ta đang gặp nhiều khó khăn về bổ sung quân số và chuẩn bị vật chất hậu cần nên

Trang 31

và ở tại chiến trường Cán bộ, đảng viên, cơ quan lãnh đạo, chỉ huy phải đi sát dân, phải nắm được dân mới đẩy mạnh được thế trận chiến tranh nhân dân, làm tan rã địch, giành lại được thế làm chủ ở cơ sở và tấn công địch Kết hợp thế công khai, hợp pháp của quần chúng để duy trì, phát triển cơ sở cách mạng, đồng thời thực hiện tích cực, chủ động, sáng tạo phương châm 4 bám: Đảng bám dân, dân bám đất, LLVT bám đánh địch, lãnh đạo-chỉ huy bám cơ

sở, để từng bước chuyển biến thế và lực của cách mạng

Từ giữa năm 1969, nhờ kiên trì chấp hành sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Bộ Chính trị, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục và Quân

ủy Miền cùng sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy, quân dân Khu 8 đã khôi phục hoạt động của lực lượng cách mạng ở một số nơi, từng bước chuyển lên thế làm chủ Ngày 6.6.1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, tạo nền tảng vững chắc cho cuộc kháng chiến và phục vụ kịp thời cho cuộc đấu tranh ngoại giao Giữa lúc quân dân

ta đang từng ngày, từng giờ vật lộn với những thủ đoạn của kẻ thù trên khắp các chiến trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vĩnh viễn ra đi, để lại muôn vàn tiếc thương cho cả dân tộc và bè bạn quốc tế Biến đau thương, mất mát thành hành động thiết thực, quân dân Khu 8 cùng nhân dân cả nước quyết tâm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người: “Dù khó khăn gian khổ đến

Trang 32

25

mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”[53, tr.623]

Nhận định âm mưu của kẻ thù cùng với thế và lực của ta, Nghị quyết

Hội nghị lần thứ 18 Ban chấp hành Trung ương ngày 10.3.1970 đã khẳng

định nhiệm vụ chung của cả hai miền Nam Bắc trong giai đoạn hiện tại là:

“Đánh bại âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ, đánh bại âm mưu của chúng xuống thang từng bước, kéo dài chiến tranh để tạo thế mạnh hòng duy trì chủ nghĩa thực dân kiểu mới của chúng ở miền Nam nước ta; làm thất bại chiến lược phòng ngự của địch, tạo nên chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh, giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi quyết định, đánh cho Mỹ phải rút hết quân, đánh cho ngụy phải suy sụp, tạo điều kiện cơ bản để thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà”[41, tr.117]

Lúc này, quân dân miền Bắc Việt Nam đang trải qua những thử thách cam go, vừa phải tiếp tục xây dựng, chiến đấu bảo vệ miền Bắc, vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh và thực hiện nghĩa vụ hậu phương chi viện cho các chiến trường Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 18, quân dân miền Bắc đã tích cực thi đua lao động sản xuất, từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng tiềm lực hậu phương ngày càng lớn mạnh, tạo nền tảng vững chắc để tăng cường nguồn lực chi viện cho chiến trường miền Nam, tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế, đồng thời nâng cao cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với âm mưu phá hoại của địch

Những thay đổi nhanh chóng của tình hình khu vực và thế giới có tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến mọi hoạt động trên chiến trường Trung Nam Bộ Trên mặt trận “bình định” và “chống, phá bình định”, thước đo mức độ thành công của “Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh”, diễn ra sự giằng co

Trang 33

26

ác liệt giữa Mỹ và QĐVNCH với lực lượng cách mạng Thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ Khu (2.1969) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 18 của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (3.1970), Khu 8 đã có sự chuyển hướng dứt khoát, tập trung trong hoạt động đánh phá bình định cho phù hợp với thực tế chiến trường Từ chỗ phá lỏng, phá rã kìm kẹp của địch, xây dựng lại thế và lực, Khu ủy chỉ đạo các lực lượng tiến lên mở mảng, mở vùng, giải phóng những vùng nông thôn rộng lớn, từng bước làm chuyển biến được tình hình theo hướng ngày càng có lợi cho ta

Tháng 7.1970, trong Thư vào Nam, đồng chí Lê Duẩn đã nhấn mạnh:

“Cần phải tổ chức những chiến dịch tổng hợp, kết hợp tiến công bằng quân

sự với phát động mạnh mẽ các cuộc nổi dậy của quần chúng”[59, tr.235],

nhằm khôi phục thế và lực của chiến tranh nhân dân, căng kéo, giam chân lực lượng địch, thực hiện chia lửa với các chiến trường

Giữa lúc đang gặp khó khăn về nhiều mặt, quân dân Khu 8 đã nhận được sự chi viện kịp thời, to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần của đồng bào miền Bắc Chỉ riêng năm 1971, bên cạnh hàng trăm tấn vũ khí, đạn được, Khu 8 còn đón nhận 2.376 tân binh trong các đoàn chiến sĩ và các đơn vị tăng cường, tạo động lực quan trọng để tiến hành xoay chuyển tình thế Tỉnh

Mỹ Tho có Tiểu đoàn 2009B và 5 đại đội bộ binh là con em tỉnh Nam Hà kết nghĩa; tỉnh Gò Công có 3 đại đội là con em thành phố Hải Phòng; tỉnh Kiến Phong có 7 đại đội, đã thành lập Tiểu đoàn 502B (3 đại đội) của tỉnh,

bổ sung cho Tiểu đoàn 502A một đại đội, và đưa xuống các huyện Thanh Bình, Mỹ An, Kiến Văn, mỗi huyện một đại đội

Đến cuối năm 1971, Đảng bộ cùng quân dân Khu 8 đã vượt qua được thời kỳ khó khăn, bước đầu phục hồi phong trào kháng chiến thông qua việc kết hợp ba thứ quân (chủ lực, địa phương, du kích) và tiến công địch bằng ba mũi (quân sự, chính trị, binh vận) Hiệu quả của hoạt động tấn công ba mặt quân sự, chính trị, binh vận đã làm thất bại từng bước âm mưu của đối

Trang 34

27

phương, bộ máy kìm kẹp của chính quyền VNCH bị lung lay, đồn bót co lại,

và hạn chế bớt thế tấn công vũ trang của địch

Khu ủy Khu 8 đã chủ động chuyển và giữ thế công khai hợp pháp cách mạng cho quần chúng để quần chúng tiếp tục tấn công địch về chính trị, binh vận và vũ trang, giành quyền làm chủ ở đều khắp các địa bàn Thế bố trí, đứng chân mới cho LLVT cũng như các cơ quan dân, chính, Đảng đã được tạo lập; hệ thống lãnh đạo các cấp từ Khu xuống cơ sở bước đầu được củng cố

và kiện toàn; hình thành những cụm địa bàn để bảo vệ lực lượng và tiến công địch Ta đã chặn đánh quyết liệt các mũi bình định, lấn chiếm, làm chậm tốc

độ lấn chiếm của địch, tiếp tục tiêu hao, tiêu diệt, làm tan rã nhiều địch Bên cạnh đó, công tác binh vận đã giành được một số thành công trong cuộc vận động cô lập, trung lập, án binh bất động nhiều đồn bốt, tạo thuận lợi cho hoạt động của lực lượng cách mạng và hạn chế sự đánh phá của địch vào nhân dân

Thế và lực cách mạng đang lớn dần từng ngày, LLVT Khu 8 đã trụ vững được trong 300/305 xã, bao vây 203 đồn, diệt 300 tên tề ác ôn, 32 đoàn bình định, phá rã 3.000 phòng vệ dân sự, ra ngũ 3.000 địch Những khó khăn tại chiến trường trọng điểm Mỹ Tho đã được tháo gỡ dần, ta đã

mở thêm được 14 ấp giải phóng, chuyển mức độ làm chủ từ B lên A ở 16

ấp Toàn tỉnh đã có 87 ấp giải phóng với 67.000 dân, 198 ấp loại B với 133.885 dân và 187 ấp loại C với 172.458 dân, chỉ còn 83 ấp yếu với 70.522 dân; phát triển được thêm 927 đảng viên, 839 đoàn viên, gần 8.000 hội viên đoàn thể, nòng cốt, và vận động 147 triệu đồng từ đồng bào các dân tộc trên địa bàn [46, tr.616 - 618]

Ở địa bàn Bến Tre, ta đã chuyển 258 ấp thành tranh chấp mạnh, xã nào cũng mở thêm các lõm du kích, có 55 Đảng bộ, 65 chi bộ trong 115 xã đã đứng vững được trên địa bàn xã, ấp Bộ đội tập trung được củng cố, nhiều đội

du kích đã phát triển và đánh địch hiệu quả Công tác binh vận trên địa bàn cũng giành được nhiều kết quả quan trọng, làm rã ngũ 1.839 binh lính VNCH

Trang 35

và thị trấn, thị xã đã bước đầu gây dựng được chi bộ Các huyện ủy Thanh Bình, Chợ Mới, Tam Nông đã đứng chân được ở địa bàn Vùng giải phóng tuy còn hẹp nhưng đã tạo được thế liên hoàn giữa các khu vực, bám được dân, giữ được đất, giữ được hành lang, khôi phục được phong trào quần chúng, vương lên giành thế chủ động

Ta đã thực hiện được yêu cầu phá lỏng, phá rã các khu vực gom dân của địch trên diện rộng ở vùng 4 Kiến Tường LLVT đã đánh bại được nhiều cuộc hành quân càn quét và chủ động tấn công một số đồn bốt Hưởng ứng sự phát động của Khu ủy, quần chúng ở vùng 4, vùng 8 nổi dậy chống địch cào nhà, gom dân, bắt lính Tuyến hành lang vận chuyển từ biên giới xuống chiến trường và trọng điểm của Khu vẫn đảm bảo thông suốt trong điều kiện địch ngăn chặn, đánh phá ác liệt

Như vậy, cho đến trước năm 1972, chiến trường Trung Nam Bộ còn gặp phải nhiều khó khăn, thử thách nhưng lực lượng cách mạng vẫn “giữ được thế chủ động tấn công trên cả ba mặt; cơ quan Đảng cùng các đoàn thể quần chúng đã được củng cố, bảo đảm được thế đứng chân vững chắc; lực lượng quân sự được xây dựng và phát triển thêm một bước, phong trào quần chúng chuyển biến tích cực, tạo cơ sở cho ta đánh bại âm mưu bình định của địch”[7, tr.10]

*

* *

Trang 36

29

Tiểu kết chương 1:

Năm 1947, từ yêu cầu thực tiễn lịch sử, Khu ủy Khu 8 đã ra đời và từng bước được kiện toàn về mọi mặt, trực tiếp lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Trung Nam Bộ Quán triệt chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng, Xứ ủy Nam Bộ (sau là Trung ương Cục miền Nam), Khu ủy đã tập hợp được đông đảo nhân dân Khu 8 cùng chung sức một lòng, góp phần làm nên thành công của chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Bước vào cuộc KCCMCN, Khu ủy Khu 8 tiếp tục giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, phát động quân dân Trung Nam Bộ vùng dậy đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ Trước những thủ đoạn “bình định”, “tìm diệt” của Mỹ và chính quyền VNCH, phong trào kháng chiến ở Trung Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Khu ủy Khu 8 gặp nhiều khó khăn to lớn Từ sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, phong trào quần chúng nơi đây bị dìm trong biển máu, đội ngũ cán bộ cán bộ nòng cốt bị tiêu hao nhiều, LLVT tổn thất nặng nề nhưng không có nguồn bổ sung kịp thời Quán triệt chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Bộ Chính trị, Khu ủy Khu 8 đẩy mạnh kết hợp, phát huy sức mạnh của ba mũi tiến công quân sự, chính trị và binh vận, từng bước chuyển biến thế và lực, vực dậy phong trào cách mạng trên địa bàn Trung Nam Bộ

Cho đến trước năm 1972, phong trào cách mạng ở Trung Nam Bộ đã vượt qua thời kỳ khó khăn, từng bước chuyển biến theo hướng tích cực Qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đấu tranh trên địa bàn, Khu ủy Khu 8 đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc kết hợp sức mạnh tổng hợp của ba mũi giáp công quân sự, chính trị, binh vận - hạt nhân của loại hình CDTCTH

Những yếu tố thuận lợi này là cơ sở cần thiết để Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xây dựng quyết tâm chiến lược, mở CDTCTH ở Trung Nam Bộ năm 1972, đưa quân dân Khu 8 bước vào giai đoạn đấu tranh mới đầy cam go, thử thách

Trang 37

30

Chương 2

SỰ CHỈ ĐẠO CỦA KHU ỦY KHU 8 TRONG CHIẾN DỊCH TIẾN CÔNG TỔNG HỢP NĂM 1972

2.1.Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam và Khu ủy Khu 8

2.1.1 Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam

Những thắng lợi to lớn trên khắp các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao của nhân dân ba nước Đông Dương liên tục giáng những đòn chí mạng, làm phá sản một bước “Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh”, đẩy Mỹ và chính quyền VNCH lún sâu vào thế phòng ngự bị động đối phó với các cuộc tiến công dồn dập của quân dân ta Nắm lấy thời cơ lớn, tiếp tục quật địch những đòn quyết liệt hơn để giành thắng lợi quyết định, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua, Quân ủy Trung ương xác định quyết tâm chiến lược trong năm 1972:

“Tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên

cả ba vùng, trên khắp các chiến trường Đông Dương, miền Nam Việt Nam là chiến trường chính, giành thắng lợi cao nhất” [27, tr.28]

Trên cơ sở đánh giá tình hình và âm mưu của địch, Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 20 (họp từ ngày 27.1-11.2.1972) khẳng định nhiệm vụ cần kíp hiện tại là:

“Đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị, kết hợp với tiến công ngoại giao, phát triển thế tiến công chiến lược mới trên toàn chiến trường miền Nam là chiến trường chính”[43, tr.37]

Đồng thời, Hội nghị đề ra 3 đòn tiến công chiến lược: đòn tiến công của bộ đội chủ lực trên những chiến trường có lợi; đòn tiến công và nổi dậy ở vùng nông thôn đồng bằng; đòn đấu tranh cách mạng của đông đảo quần chúng ở các đô thị Chiến trường Trị - Thiên được chọn làm hướng chính, các chiến trường Tây Nguyên, Khu 5, Đông Nam Bộ phối hợp thực hiện những chiến dịch vừa và nhỏ, thu hút, tiêu diệt lớn chủ lực QĐVNCH kết hợp với

Trang 38

31

giải phóng đất đai Để thực hiện quyết tâm chiến lược, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định mở các CDTCTH trong năm 1972 để tiêu hao, tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng LLVT, phá tan bộ máy kìm kẹp ở cơ sở, phá đồn bốt, giải phóng phần lớn đất đai vùng nông thôn và nông dân, đánh bại cơ bản âm mưu bình định của đối phương:

“Căn cứ vào điều kiện và khả năng cụ thể từng chiến trường mà tiến

hành những chiến dịch tổng hợp, nhằm tiêu diệt và làm tan rã lực

lượng địa phương của địch nhất là lực lượng kìm kẹp; tiêu diệt, bao vây và bức hàng các đồn bốt, phá mảng mở vùng, đánh bại kế hoạch bình định của địch, thu hẹp phạm vi kiểm soát của chúng, mở rộng địa bàn giải phóng của ta”[43, tr.44]

Theo chủ trương của trên, chiến trường Khu 8 - Trung Nam Bộ không phải là hướng chính nhưng là hướng trọng tâm đánh phá bình định, mở mảng, mở vùng, hỗ trợ cho các chiến trường khác Nhiệm vụ của Khu 8 là phải thực hiện đồng thời tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng để đánh bại kế hoạch bình định của địch, hình thành cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

Ngày 4.5.1972, Bộ Chính trị đã gửi Điện số 302 về tình hình và

phương hướng tấn công chiến lược của ta trên các chiến trường miền Nam yêu cầu Trung ương Cục và Quân ủy Miền đưa thêm một số trung

đoàn chủ lực xuống Khu 8 phối hợp với chủ lực địa phương, tập trung ở từng trọng điểm tiêu diệt chi khu quận lỵ chính quyền địch, đập tan tuyến ngăn chặn của QĐVNCH, mở rộng hành lang của ta, phát triển sâu xuống

Mỹ Tho, Bến Tre, Long An:

“Kiên quyết mở cuộc tấn công xuống Khu 8, tiêu diệt hàng loạt chi khu, quận lỵ địch, giải phóng một số thị xã, mở ra vùng giải phóng rộng lớn, giành hàng triệu đồng bào về ta, cắt đứt giao thông huyết mạch của địch, hình thành thế bao vây và uy hiếp Sài Gòn - Chợ Lớn

Trang 39

32

và phối hợp trực tiếp với các tỉnh” [43, tr.266]

Quán triệt quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, dựa trên những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội của miền Trung Nam Bộ, Trung ương Cục, Quân ủy Miền đã quyết định mở CDTCTH1

ở khu vực nam, bắc đường số 4 trên địa bàn năm tỉnh: Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong, Gò Công, Bến Tre có 31 huyện, 5 thị xã, 144 xã, 1.939 ấp với diện tích 10.000

km2 và 2.110.000 dân [78, tr.10], đồng thời giao cho Khu ủy Khu 8 trực tiếp chỉ đạo chiến dịch

2.1.2 Chủ trương của Khu ủy Khu 8

Ngay từ những tháng cuối năm 1971, đồng chí Nguyễn Minh Đường - Bí thư Khu ủy Khu 8 và đồng chí Lê Quốc Sản - Tư lệnh Quân khu 8 đã xuống chiến trường Mỹ Tho, trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở khu vực Trung Nam

Bộ Theo dự kiến, vùng 20/7 và mảng 3 Cai Lậy Bắc (thuộc tỉnh Mỹ Tho)

ở phía nam đường số 4 được chọn là trọng điểm của cuộc tiến công, khu vực này sẽ tập trung chủ lực Khu và lực lượng của tỉnh Mỹ Tho cùng ba mũi ở cơ sở phối hợp với một số tỉnh đồng loạt tiến công nổi dậy Khi mọi mặt công tác chuẩn bị được triển khai gần hoàn tất, chỉ đợi thời điểm nổ súng thì kế hoạch có sự thay đổi

Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, căn cứ tình hình chiến trường, Trung ương Cục và Quân ủy Miền quyết định mở CDTCTH ở Trung Nam Bộ với sự tham gia của bộ đội chủ lực Miền và điều chỉnh hướng tiến công của chiến dịch Trên cơ sở đó, Khu ủy Khu 8 khẩn trương chuyển hướng chỉ đạo mọi công tác chuẩn bị, nhanh chóng triển khai lực lượng lên phía bắc đường

số 4, mở vùng 4 Kiến Tường và mảng 4 Cai Lậy Bắc, dọc kênh Nguyễn Văn Tiếp để tạo địa bàn cho lực lượng Miền di chuyển xuống Khu ủy đã xác định yêu cầu chung là: giải phóng cho được phần lớn vùng nông thôn trong tỉnh,

1 Mật danh Chiến dịch Nguyễn Huệ II

Trang 40

33

nối liền với vùng giải phóng các tỉnh trong Khu - tạo thế chia cắt giữa miền Đông và miền Tây, uy hiếp Sài Gòn, giành đại bộ phận quần chúng về ta, nhanh chóng phát triển lực lượng chính trị, vũ trang địa phương, động viên thanh niên bổ sung cho chủ lực Khu và tỉnh, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra cục diện mới ở đồng bằng sông Cửu Long [36, tr.10] Theo đó, Khu ủy đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho toàn chiến dịch:

“Sử dụng một bộ phận chủ lực Miền bất ngờ thọc sâu, chọc thủng tuyến ngăn chặn biên giới và phá vỡ các tuyến ngăn chặn trung tâm Đồng Tháp Mười, bảo đảm hành hành lang vận chuyển từ sau

ra trước, nhanh chóng thọc sâu xuống đường số 4 cùng với lực lượng võ trang Quân khu diệt địch, cắt đường số 4, dứt điểm quận

lỵ, chi khu, làm đòn xeo phát động quần chúng nổi dậy đồng loạt, giải phóng phần lớn tỉnh Mỹ Tho, Kiến Tường và một phần Kiến Phong, giành phần lớn nhân dân về ta trong vòng tháng 6 và tháng

7, sau đó phát triển mở vùng Gò Công và Bến Tre”[78, tr.15]

Hoàn thành nhiệm vụ trên, cục diện chiến trường Khu 8 sẽ có sự chuyển biến to lớn theo hướng tích cực, tạo ra những thay đổi có tính chất chiến lược không chỉ riêng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mà còn thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng trên khắp miền Nam tiến lên một bước mới, tạo thuận lợi cho các hướng đấu tranh trên chiến trường chính trong năm 1972

2.2 Quá trình chỉ đạo CDTCTH của Khu ủy Khu 8

2.2.1 Chỉ đạo chuẩn bị chiến dịch

* Xây dựng dựng quyết tâm chiến dịch; chuẩn bị về lực lượng và tổ chức:

Do tầm quan trọng cũng như tính chất phức tạp của chiến dịch, Trung ương Cục đã đưa nhiều đồng chí lãnh đạo Khu ủy Khu 8 tham gia vào Ban chỉ đạo CDTCTH ở Trung Nam Bộ năm 1972 để góp phần tăng cường vai trò chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy đến mọi hoạt động của chiến dịch Theo đó,

Ngày đăng: 02/07/2016, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w