HÀN ĐIỆNHàn hồ quangHàn đườngHàn tự động Hàn điểm Hàn bán tự động bướcHàn tiếpxúc Hình.1.1: Phân loại hàn điện 3.Hàn hồ quang điện a.Các khái niệm chung Hồ quang : là sự phóng điện với m
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay,trong nền sản xuất hiện đại, tự động hóa giúp nâng cao năngsuất lao động và cải thiện chất lượng sản phẩm một trong những vấn đề đượccác nhà sản xuất rất quan tâm hiện nay là vấn đề ghép nối các chi tiết để tạothành sản phẩm hoàn chỉnh Trong tất cả các phương pháp ghép nối hiện nay,phương pháp hàn điện có nhiều ưu điểm hơn cả và đáp ứng được hầu hết cácyêu cầu của nhà sản xuất Chính vì vậy, ngày nay, các máy hàn rất đa dạng vàđược sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất và công nghiệpdân sinh
Bài tập lớn của em thực hiện việc tổng quan về lĩnh vực hàn điện và giới thiệu
về trang bị điện – điện tử một số loại máy hàn tiêu biểu hiện nay Bài tập gồm 3chương :
ChươngI: tổng quan về máy hàn điện.
Chương II : phân tích sơ đồ truyền động điển hình (máy hàn tự động ADC – 1000T).
Chương III : đánh giá, phân tích ứng dụng của máy trong công nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Trần Văn Dương, giảng viên bộ
môn trang bị điện, đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tập lớn này!
Dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài tập này, nhưng do trình
độ và kiến thức còn hạn chế, bài tập chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót, rấtmong thầy và các bạn đính chính và hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh Viên:
Bùi Văn Mạnh
Trang 2CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÁY HÀN ĐIỆN I.Đặc điểm công nghệ
1.Khái niệm chung
Hàn là một quá trình chế tạo hoặc điêu khắc mà vật liệu được gia nhập vớinhau, thường là kim loại hoặc chất dẻo nhiệt, bằng cách gây ra sự hợp nhất Điều này thường được thực hiện bởi sự tan chảy các mảnh vật liệu và thêmmột loại vật liệu phụ để tạo thành một hồ bơi của vật liệu nóng chảy (các hồ bơihàn) tạo điều kiện để trở thành một mối nối chặt chẽ Ngoài ra, áp lực đôi khiđược dùng kết hợp với nhiệt để tạo ra các mối hàn
Hàn điện là công nghệ được dùng rộng rãi trong công nghiệp, xây dựng, chếtạo máy và cả trong dân dụng
So với các phương pháp gắn kết kim loại khác thì hàn điện có các ưu điểm:
- Tiết kiệm được nguyên vật liệu so với các phương pháp gắn kết khác 10% so với phương pháp tán đinh, 40%so với phương pháp đúc)
- Có độ bên cơ học cao
- Năng suất cao, giá thành hạ
- Công nghệ hàn điện đơn giản
- Cải thiện được điều kiện làm việc cho công nhân ghép nối kim loại
- Dễ tự động hóa
2.Phân loại
Về tổng thể, hàn điện có thể chia làm 2 loại lớn là hàn nóng chảy và hàn áp lực
- Hàn nóng chảy là phải tạo nhiệt làm nóng chảy kim loại tại chỗ hàn đểchúng liên kết với nhau
-Hàn áp lực là nhờ ép mạnh 2 vật cần kết dính ròi nhờ tác dụng nhiệt hoặc tácdụng khác để kết dính 2 vật với nhau
Trong phạm vi bài tập,ta chỉ đề cập tới hàn nóng chảy nhờ nhiệt của ngọn lửa
hồ quang và hàn tiếp xúc nhờ nhiệt của dòng điện chảy qua chỗ tiếp xúc
Ta có thể phân loại các loại hàn điện này theo sơ đồ sau:
Trang 3HÀN ĐIỆNHàn hồ quang
Hàn đườngHàn tự động Hàn điểm
Hàn bán tự động
bướcHàn tiếpxúc
Hình.1.1: Phân loại hàn điện
3.Hàn hồ quang điện
a.Các khái niệm chung
Hồ quang : là sự phóng điện với mật độ dòng điện lớn ( 104 - 105 A/cm2 )qua môi trường không khí giữa hai điện cực đồng thời phát sinh ra ánh sáng vànhiệt lượng rất cao ( 5000 – 60000C ) Một điện cực là que hàn (nóng chảy haykhông nóng chảy ) và một điện cực là vật hàn
Hàn hồ quang : là công nghệ dùng nhiệt lượng của hồ quang nung nóng chỗhàn đến nóng chảy, làm cho kim loại vật hàn và kim loại nóng bổ xung chảy vàochỗ hàn để nối hai vật hàn
Kỹ thuật hàn hồ quang : bao gồm mồi hồ quang, duy trì hồ quang ngắn và ổnđịnh, thực hiện chuyển động điện cực hàn theo yêu cầu với tốc độ hành trình hồquang chính xác Hồ quang được mồi bằng cách gõ đầu điện cực trên bề mặtmối ghép Điện cực được giữ với góc thích hợp theo bề mặt mối ghép và vị tríhàn Ở cuối đường hàn, hồ quang còn được duy trì trong khoảng thời gian ngắn
để bù cho vết lõm cuối đường hàn, sau đó phải lấy điện cực ra nhanh để dập tắt
hồ quang
b.Sự hình thành hồ quang
Giả sử 2 điện cực than A và C được nối vào nguồn 1 chiều có điện áp khoảng50V Khi chạm 2 điện cực vào nhau, chỗ tiếp xúc nóng đỏ vì điện trở tiếp xúc
Trang 4lớn Trong không gian xung quanh xuất hiện nhiều điện tích tự do vì không khí
bị ion hóa bởi nhiệt độ cao, vì bức xạ nhiệt điện tử ở các điện cực khi bị đốtnóng Do vậy, khi kéo tách 2 điện cực ra 1 khoảng ngắn, các điện tích tự do sẽchuyển dịch về các điện cực: ion- và điện tử về cực dương A, ion + về cực âmC.Cụ thể hơn là :
Điện tử âm dưới tác dụng của điện trường A-C chuyển dịch về cực dương Avới gia tốc rất lớn do khối lượng nhỏ Tới cực A, chúng có động năng lớn, vađập vào cực A dẫn tới cực A nóng đỏ tới 4000 o C, bị phá hủy và các ion+ bứt rachuyển dịch về cực âm C Trên đường về điên cực A, các điện tử với tốc độnhanh va chạm vào các phân tử khí trung hòa làm chúng bị ion hóa (do vachạm ) tách ra thành ion+ và điện tử âm Quá trình ion hóa cao tạo ra cung lửa
hồ quang giữa 2 điện cực và khí nóng bốc lên dạng lưỡi liềm, một số rất nhỏđiện tử kết hợp với phân tử khí trung hòa tạo thành ion-
Ion+ dưới tác dụng của điện trường A-C chuyển dịch về cực âm C với tốc độnhỏ hơn rất nhiều tốc độ của điện từ vì ion+ có khối lượng lớn hơn điện tử đếnhàng vạn lần Do vậy , khi tới cực C, va chạm với cực C không gây sự phá hủymạnh như điện tử đập vào cực A (nhiệt độ cực C khoảng 3000o trở xuống)
Ion- tới cực A cũng tương tự ion+ tới cực C vì điện tích và khối lượng tương
tự nhau
Nhiệt độ khí trong cung lửa hồ quang có thể tới 5000o C
Tóm lại có thể nhận xét là:
1.Hồ quang điện xảy ra ở áp suất bình thường dưới điện áp thấp
2 Khi hồ quang cháy, cực dương bị mòn hơn cực âm Với hồ quang điệnxoay chiều , 2 cực mòn như nhau
II.Các nguồn điện chính cho hàn hồ quang
1.Các biến áp hàn
Máy BAH là nguồn hồ quang (HQ) xoay chiều có nhiều ưu điểm:
+ Chế tạo dễ dàng vì cấu tạo đơn giản
+ Giá thành thấp
+ Dễ tạo ra dòng điện lớn
Trang 5Máy BAH có thể là 1 pha( rất phổ biến) và 3 pha Máy 3 pha thường dùngcho nhiều đầu hàn.
Về cấu tạo, BAH có nhiều kiểu nhưng luôn có 2 phần: phần tạo ra điện ápkhông tải đủ mồi HQ và phần điều chỉnh dòng hàn và tạo độ dốc để có đặc tínhđộng tốt khi hàn
Theo phương pháp điều chỉnh dòng hàn và tạo độ dốc đặc tính ngoài, có thểchia BAH thành 2 nhóm lớn:
+ Các BAH có mạch từ bình thường và cuộn kháng điều chỉnh dòng hànriêng biệt hay lắp chung mạch từ
+ Các BAH có mạch tăng cường tản từ và không có CK Các biến áp thuộcnhóm này lại bao gồm 3 nhóm con:
- BAH có cuộn dây dịch chuyển được
- BAH có sơn (shunt) từ
- BAH có điều chỉnh số vòng dây(điều chỉnh theo cấp)
a.Biến áp hàn có cuộn kháng ngoài
BHA như một biến áp bình thường: cuộn sơ cấp w1 đóng vào lưới điện, cuộnthứ cấp w2 tạo điện áp không tải đủ mồi HQ Để điều chỉnh dòng hàn và tạo đặctính ngoài mềm, BAH có thêm cuộn kháng (CK) b gọi là CK ngoài vì khôngliên quan gì tới biến áp về kết cấu
Hình1.2: Sơ đồ nguyên lí BAH có CK ngoài
NếuU2 là điện áp cuộn w2 thì điện áp không tải là:
U0=U2
Trang 6Khi hàn( có tải dòng I ) thì điện áp HQ là U hqcuôn wck có dòng điện chảyqua, có sụt áp U CKnên:
π
Từ trở Rm của CK tỉ lệ nghịch với L nên khi vặn tăng khe hở a (hình 1.2) thì
Rm tăng, L giảm và Inm tăng Máy BAH có CK ngoài có họ đặc tính ngoài nhưhình vẽ:
Hình1.3: Họ đặc tính ngoài của máy BAH có CK ngoài
Trang 7Máy BAH có cuộn kháng ngoài không tiện vì gồm 2 thiết bị rời rạc Khi xếp
CK vào cùng máy BA thì mạch từ máy BA và CK có liên quan trực tiếp vớinhau
Hình1.4: BAH kiểu hỗn hợp
Vì CK có mạch từ chung với máy BA nên từ thông do cuộn w1 sinh ra mócvòng qua cả 2 cuộn w2 và wCK, nên điện áp không tải là do 2 cuộn w2 và wCK tạora:
U0 = U2+ U CK
Khi thay đổi khe hở a của mạch từ thì U CKthay đổi (a tăng , U CKgiảm) nêndiện áp không tải thay đổi (hình 1.3)
Khi có tải, dòng hồ quang chảy qua cả w2 lẫn wCK nên gây ra sụt áp ∆U Khi
bỏ qua điện trở nhỏ của dây quấn w2 và wCK thì:
∆U=I ( X2 + XCK )
Điện áp hồ quang bằng:
U hq= (U2+ U CK) - ∆U = U2+ U CK- I ( X2 + XCK ) Dòng ngắn mạch lúc mồi hồ quang (U hq= 0)
Trang 8Hình1.5: Họ đặc tính ngoài của BAH kiểu hỗn hợp
c.Biến áp hàn có sơn từ
Hình1.6: BAH có sơn từ
BAH có sơn từ được giới thiệu như hình trên Sơn từ được lắp giữa cuộn dây
sơ cấp và thứ cấp của BAH Bằng cách di chuyển sơn từ vào sâu hoặc kéo rakhỏi 2 cuộn dây hoặc quay sơn từ , thay đổi vị trí tương đối với mạch từ chính ,
ta có thể lập ra họ đặc tính ngoài của MBA trong quá trình điều chỉnh
Để tăng mức điều chỉnh trơn, BAH có sơn từ còn có cuộn dây điều khiển wđktrên sơn từ và cuộn thứ cấp w2 được chia ra làm 2 phần: phần chính w21 ở phíatrên và cuộn w22 ở phía dưới cuộn w1 Điều chỉnh dòng hàn thô theo cấp nhờdịch chuyển cuộn w21, còn điều chỉnh tinh trong cấp đó nhờ dòng điều khiểntrong cuộn wđk Dòng điều khiển lớn sẽ cho dòng hàn lớn
2.Máy phát hàn 1 chiều
Máy phát hàn 1 chiều có đặc tính ngoài dốc được dùng phổ biến và được chia
ra làm 3 loại tùy theo mạch kích từ và khử từ
Trang 9a.Máy phát hàn một chiều có cuộn kích từ (KT) độc lập và cuộn khử từ (KhT) nối tiếp
Hình1.7: Sơ đồ nguyên lí máy phát điện có cuộn KT độc lập, cuộn KhT nối tiếp
Cuộn w1 là cuộn tạo ra từ thông kích từ chính Φ 1và được cấp dòng từ 1
nguồn một chiều độc lập có điều chỉnh dòng kích từ nhờ biến trở RV
Cuộn khử từ w2 đấu nối tiếp với phần ứng máy phát và có dòng hàn chảyqua Từ thông do cuộn w2 sinh ra là Φ 2 sẽ ngược chiều với từ thông chính Φ1.
Như vậy, từ thông tổng kích từ của máy phát là:
Φ= Φ 1 - Φ2
Khi không tải : Ihq = 0 và Φ 2= 0 Điện áp máy phát lúc không tải do Φ 1 quyết
định: Uo = Eo = keΦ 1ω Trong đó : ke – hệ số, phụ thuộc kết cấu máy phát;
ω - tốc độ quay phần ứng máy phát [ rad/s];
Khi có tải, Ihq ≠ 0 và cuộn w2 có dòng hồ quang chảy qua, sinh ra từthông Φ 2tỷ lệ với Ihq và ngược chiều Φ1, nên:
Uhq =Eo – IhqRF = ke (Φ 1-Φ2)ω - IRF
Đặc tính ngoài của máy phát có Uo phụ thuộc vào dòng kích từ của w1 và đượcđiều chỉnh qua RV ( hình 1.8b ) Độ dốc của đặc tính ngoài được chỉnh thô bằngchuyển mạch CM để thay đổi số vòng dây w2 Từ đó thay đổi mức độ khử từ (hình 1.8a) và
Trang 10b.Máy phát hàn một chiều có cuộn kích từ song song và cuộn khử từ nối tiếp
Máy phát hàn có cuộn kích từ độc lập cần phải có 1 nguồn một chiều độclập riêng Để tiện sử dụng, máy loại này dùng ngay nguồn một chiều của nó để
tự kích từ
Cuộn KT chính w1 được cấp một phần điện áp phát ra từ phần ứng máy phát
và được điều chỉnh dòng kích từ qua triết áp RV Họ đặc tính ngoài tương tựhình 1.8
Trang 11Hình1.9: Sơ đồ nguyên lí MPĐH 1C có cuộn KT song song và cuộn KhT nối
tiếp
c.Máy phát hàn một chiều có cực từ rẽ
Máy phát hàn một chiều có cực từ rẽ ( hình 1.10) tạo ra đặc tính ngoài dốc
do tác dụng khử từ của từ thông sinh ra trong cuộn dây phần ứng máy phát (dophản ứng phần ứng) Máy phát có 2 cuộn kích từ : cuộn kích từ chính w1 vàcuộn phụ w2
Trang 12Hình1.10: Sơ đồ máy phát điện hàn có cực từ rẽ
Máy phát có 4 cực từ N1, N2, S1, S2 và 3 nhóm chổi than A,B,C, phân bố trên
cổ góp Khác với các máy phát thông thường, các cực từ cùng tên ở máy phátnày xếp cùng phía nên về thực tế, coi máy có 1 đôi cực Các cực từ phân bốthẳng đứng là các cực từ phụ, tạo ra từ thông phụ Các cực từ phân bố nằmngang là cực từ chính, tạo ra từ thông chínhΦd
Hai từ thôngΦn và Φdvuông
góc với nhau tạo ra từ thông tổng ΦΣ Trục từ thông này vuông góc với trụctrung tính của máy phát (đường quy ước phân bố cực bắc và cực nam của từtrường tổng)
Khi hàn, dòng hàn chảy qua phần ứng sẽ tạo ra một từ thông Φu (đường nét
đứt trên hình 1.10) hướng ngược lại với từ thông Φn Từ thông Φn càng giảm
khi dòng hàn càng tăng và làm giảm điện áp cảm ứng giữa 2 chổi than a và b.Như vậy, đặc tính ngoài của máy phát mềm là do tác dụng của từ thông phảnứng phần ứng Các cực từ chính N2, S2 có tiết diện giảm nhỏ nên luôn làm việc ởchế độ bão hòa từ Kết quả, từ thông phần ứng Φukhông làm tăng Φdmà chỉ
làm giảm Φn Khi ngắn mạch, dòng phần ứng lớn nhất và từ thông bị giảm về 0,
s.đ.đ máy phát cũng về 0
Trang 13Khi không tải, dòng phần ứng không có, Φu= 0, từ thông tổng ΦΣ lớn nhất,
máy phát điện áp lớn nhất
Điều chỉnh dòng hàn nhờ chỉnh định biến trở VR đấu trong mạch cực từ phụ(điều chỉnh tinh) Điều chỉnh thô nhờ dịch chuyển chổi than c Nếu dịch theochiều quay máy phát thì dòng hàn giảm vì khi đó tác dụng của từ thông phầnứng Φu tăng Khi dịch chổi than c theo hướng ngược chiều quay của máy phát
thì dòng hàn tăng
3.Chỉnh lưu hàn
Kỹ thuật bán dẫn chế tạo được các linh kiện điện tử công suất lớn đã giúp chonguồn hàn chỉnh lưu có một vai trò quan trọng Ưu việt của nó so với máy pháthàn một chiều là:
+ Chỉ tiêu năng lượng cao
+ Không có phần quay
+ Hiệu suất cao, chi phí duy tu thấp
Nguồn hàn chỉnh lưu có hai phần : máy biến áp và khối chỉnh lưu Chỉnh lưu
có thể không điều khiển hay có điều khiển
Hình 3.20 là sơ đồ tổng thể của bộ chỉnh lưu hàn có điều khiển
Biến áp BA để tạo một điện áp hàn thích hợp Điện áp này sẽ đượcchỉnh lưuthành nguồn hàn một chiều và được san bằng bởi cuộn kháng CK Để có đặctính ngoài phù hợp với công nghệ hàn tay hoặc bán tự động, tự động,sơ đồ cócác mạch vòng phản hồi âm dòng(khi hàn tay) và phản hồi âm áp(khi hàn tựđộng hoặc bán tự động) Dùng phản hồi nào là nhờ chuyển mạch CM
Chỉnh lưu hàn được phân làm ba loại theo đặc tính ngoài:
+ Chỉnh lưu hàn có đặc tính ngoài dốc đứng
+ Chỉnh lưu hàn có đặc tính ngoài cứng(hay dốc thoải)
+ Chỉnh lưu hàn vạn năng có thể cho đặc tính ngoài dốc hay cứng
Chỉnh lưu trong các bộ chỉnh lưu hàn thường dùng hai sơ đồ chỉnh lưu : sơ đồcầu ba pha và sơ đồ tia sáu pha
Dùng sơ đồ chỉnh lưu ba pha có ưu điểm sau:
+ Cân bằng phụ tải cho lưới điện
Trang 14+ Giảm tiêu hao sắt, đồng cho biến áp hàn và các cuộn kháng.
+ Giảm độ đạp mạch của dòng điện và điện áp chỉnh lưu
Thông số cơ bản cho sơ đồ chỉnh lưu cùng trong bộ chỉnh lưu hàn gồm có: + Trị số điện áp hiệu dụng
+ Điện áp ngược đặt lên van
+ Trị số dòng điện hiệu dụng
+ Dòng điện trung bình qua van
+ Trị số hiệu dụng của dòng điện soe cấp của BAH
+ Công suất tính toán sơ cấp và thứ cấp
Các sơ đồ chỉnh lưu:
a.Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha:
Thường dùng trong bộ chỉnh lưu hàn với đường đặc tính ngoài mềm vàcứng Khi điều chỉnh dòng hàn cà điện áp hàn không dùng thyristor
Hình 1.11 : Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha
Độ đập mạch của điện áp chỉnh lưu với tần số bằng 300Hz
+ Trị số trung bình điện áp chỉnh lưu khi không tải: Ud0 = 2.34U2ph
+ Điện áp ngược cực đại đặt lên van : Ungcmax = 2.45U2ph
+ Trị số hiệu dụng dòng thứ cấp của biến áp hàn : I2 =Id
2 3
+ Trị số hiệu dụng dòng sơ cấp của biến áp hàn : I1 =Id
2 3 K
+ Trong đó K là tỷ số của biến áp hàn
Trang 15+ Dòng trung bình qua van: IVtb = Id /3.
+Dòng cực đại qua van: IVmax = 3.41 Ivtb
+ Trị số dòng điện hiệu dụng đi qua van :
Iv = 1.73 IVtb với họ đặc tính ngoài cứng
Iv = 1.57 IVtb với họ đặc tính ngoài mềm
+ Công suất tính toán của biến áp hàn :
PBAH = 3.U2ph I2 = 1.05Id.Udo với họ đặc tính ngoài cứng.PBAH = 0.95Id.Udo với họ đặc tính ngoài mềm
b.Sơ đồ hình tia sáu pha có cuộn kháng cân bằng :
Sơ đồ này thường dùng với mạch chỉnh lưu Thyristor có yêu cầu dòng hàn I2 ≤500A Biến áp hàn có sáu cuộn dây thứ cấp đấu thành hai sơ đồ ba pha hình tiangược pha nhau 1800 Giữa chúng có hai cuộn dây cân bằng với mục đích cânbằng điện áp Khi hai sơ đồ chỉnh lưu tia 3 pha làm việc song song, biểu đồ điện
áp của hai bộ chỉnh lưu co thấy rằng : giá trị điện áp tức thời giữa hai bộ khácnhau Độ lệch áp đó sẽ sinh ra dòng chảy trong cuộn kháng cân bằng(Lcb) Chínhdòng đó sẽ sinh ra pá trong các cuộn cân bằng điện áp, điện áp do dòng này sinh
ra có trị số Ucb1 = Ucb2 = 0.5Ucb , nhưng có đặc tính ngược nhau so với điểmchung
Nhờ có cuộn kháng cân bằng đó, điện áp của sơ đồ một giảm xuống mộtlượng bằng Ucb1 , còn sơ đồ thứ hai giảm một lượng Ucb2
Hình 1.12 : Sơ đồ chỉnh lưu sáu tia cuộn kháng cân bằng
Trị số điện áp cân bằng : Ucb = 0.5 U2ph
Trang 16Trong phạm vi dòng hàn bé,bộ chỉnh lưu làm việc như ở chế độ của sơ đồ hìnhtia sáu pha có điểm trung tính Khi dòng hàn I2 ≥ 0.01.Id , sơ đồ chỉnh lưu làmviệc như sơ đồ chỉnh lưu tia sáu pha có cuộn kháng cân bằng Cuộn sơ cấp củabiến áp hàn được nối theo sơ đồ sao hoặc tam giác Độ đập mạch của điện ápchỉnh lưu có tần số bằng 300Hz.
+ Trị số trung bình của điện áp chỉnh lưu khi không tải : Udo = 1.35 U2ph
Khi làm việc ở vùng dòng hàn bé I2 < 0.01 Id ,U’ do = 1.17 U2ph.
+ Điện áp ngược đặt lên van : Ungmax = U2ph = 2.09 Udo
+ Trị số dòng điện của BAH
Dòng điện thứ cấp I2 = 0.19 Id
Dòng điện sơ cấp I1 = 1/K.0.048 Id (K là tỷ số biến áp)
+ Công suất của cuộn kháng cân bằng :
PCKCB = 0.07 Pd khi dùng điot
PCKCB = 0.2 Pd khi dùng thyristor
(trong đó Pd = Id Udo)
c.Bộ chỉnh lưu của máy hàn vạn năng BDY- 506.
Bộ chỉnh lưu của máy hàn vạn năng dùng cho công nghệ hàn hồ quang, bằngtay , hàn hồ quang tự động dưới lớp trợ dung và hàn hồ quang trong khí bảovệ(CO2)
Đặc tính kĩ thuật :
o Điện áp nguồn định mức : 3 pha 220/380V
o Công suất tiêu thụ : 40KVA
o Dòng điện nguồn cấp : 105/60A
Trang 17Hình 1.13 : Sơ đồ khối chức năng của các mạch điều khiển:
Hệ thống điều khiển bộ chỉnh lưu hàn BDY – 506 là hệ thống tự động điềukhiển với các mạch vòng phản hồi theo dòng hàn UFHD và điện áp hàn UFHA Đểtạo ra họ đặc tính ngoài mềm dùng mạch phản hồi âm dòng(CM mở) ,còn họ đặctính ngoài cứng khi dùng cả hai mạch vòng phản hồi: phản hồi âm áp kết hợpvới phản hồi âm dòng(CM đóng) Ngoài ra mạch còn có vòng phản hồi tỷ lệ vớiđiện áp của lưới điện đảm bảo cho ngọn lửa hồ quang cháy ổn định khi điện áplưới dao động (UAC)
o Khâu tổng hợp và khuếch đại tín hiệu mạch điề khiển,tín hiệuđầu vào gồm: điện áp chủ đạo(Ucđ) lấy từ đầu ra của khâu đặtchế độ hàn KĐC,các tín hiệu phản hồi âm dòng,lấy từ điện trởShunt Rsh tín hiệu phản hồi âm áp lấy từ đầu ra bộ biến đổiBBĐ và tín hiệu phản hồi âm áp tỉ lệ với điện áp lưới UAC lấy từkhối nguồn NNg Tín hiệu ra của khâu KĐ là điện áp điều khiểnUdk , trị số của nó sẽ quyết định trị số góc mở α của cácthyristor
o Khâu điều khiển xung pha KĐK tổng hợp và so sánh hai tínhiệu : điện áp dòng pha lấy từ khối nguồn KNg và điện áp điều
Trang 18khiển Udk lấy từ khâu KĐ Khâu hạn chế HC hạn chế tác dụngcủa tín hiệu phản hồi âm UFHA khi làm việc ở chế độ với họ đặctính ngoài cứng.
Mạch lực: gồm các phần tử chính sau :
Hình 1.14 : Sơ đồ nguyên lý mạch lực một chỉnh lưu hàn vạn năng
o Biến áp hàn BAH có cuộn sơ cấp nối theo hình tam giác,cuộnthứ cấp gồm sáu cuộn dây nối thành hai nhóm hình tia ba pha