1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG BẢN ĐỒ HỌC

96 640 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 4,41 MB

Nội dung

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢN ĐỒ HỌC 1.1.1. Khái niệm Định nghĩa chặt chẽ và hoàn chỉnh do Giáo sư K.A. Salishev đưa ra, được nhiều người thừa nhận: “Bản đồ học là khoa học về sự nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không gian, sự phối hợp và sự liên kết lẫn nhau của các hiện tượng tự nhiên và xã hội (cả những biến đổi của chúng theo thời gian) bằng các mô hình ký hiệu hình tượng đặc biệt sự biểu hiện bản đồ” Phân tích định nghĩa + Định nghĩa đã bao hàm trong nó những bản đồ địa lí về Trái Đất và bản đồ các hành tinh khác. + Mở rộng đối với tất cả các sản phẩm bản đồ khác như Quả cầu địa lí, bản đồ nổi, biểu đồ khối, bản đồ số v.v... + Định nghĩa này không những xác định Bản đồ học là một khoa học độc lập thuộc lĩnh vực các khoa học tự nhiên mà còn chỉ ra Phương pháp bản đồ là một dạng đặc biệt của mô hình hoá. Năm 1995, tại Bacxêlôna Tây Ban Nha, đại hội lần thứ 10 Hội Bản đồ thế giới đã đưa ra định nghĩa: Bản đồ học là ngành khoa học giải quyết những vấn đề lí luận, sản xuất, phổ biến và nghiên cứu về bản đồ. Với định nghĩa này, vai trò và chức năng của Bản đồ học được phản ánh rõ ràng và mở rộng hơn. Phân biệt khái niệm. + “Bản đồ học” và “Bản đồ” không phải là đồng nhất. + Bản đồ học là một môn khoa học trong đó có hệ thống kiến thức lí luận được tạo ra với sự tham gia của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, là các tác phẩm khoa học. + Bản đồ là sự hiện diện điều kiện rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của Bản đồ học. Định nghĩa chặt chẽ và hoàn chỉnh do Giáo sư K.A. Salishev đưa ra, được nhiều người thừa nhận. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu. Bản đồ học có đối tượng nhận thức là không gian cụ thể của các đối tượng địa lí và sự biến đổi của chúng theo thời gian. Bản đồ học là khoa học về các bản đồ địa lí. Bản đồ địa lí là đối tượng nhận thức của khoa học bản đồ. 1.1.3. Mối quan hệ giữa bản đồ học với các môn khoa học khác. Bản đồ học có liên quan chặt chẽ với nhiều môn khoa học khác, đặc biệt là với các môn Trắc địa, Thiên văn học, Địa lý học… Những mối liên hệ đó có tính chất hai chiều. Bản đồ học dùng kết quả nghiên cứu của các môn khoa học khác để soạn thảo nội dung bản đồ hoặc làm cơ sở toán học để thiết kế nội dung bản đồ + Môn trắc địa cao cấp, thiên văn học cung cấp cho bản đồ những số liệu về hình dạng, kích thước Trái đất, toạ độ các điểm của lưới khống chế đo đạc. + Trắc địa cơ sở, trắc địa ảnh bằng phương pháp đo vẽ khác nhau cung cấp cho bản đồ học những tài liệu bản đồ đầu tiên để nghiên cứu bề mặt Trái đất và là tài liệu gốc để xây dựng, thành lập các bản đồ khác. + Địa lý học nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tự nhiên – kinh tế xã hội, nguồn gốc của chúng, những mối liên quan và sự phân bố của chúng trên bề mặt đất. Ngoài ra, bản đồ học còn liên hệ với các ngành khoa học khác: Địa chất, thổ nhưỡng, lịch sử…

Ngày đăng: 30/06/2016, 08:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w