Tác động của đạo Tin Lành đến an ninh xã hội ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mới

218 541 1
Tác động của đạo Tin Lành đến an ninh xã hội ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo với tư cách là một trong số các hình thái ý thức xã hội ra đời trong những điều kiện phát triển nhất định của xã hội. Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, tôn giáo có những tác động nhất định tới sự phát triển của xã hội. Đồng thời đây cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm trong đời sống chính trị xã hội của mỗi quốc gia, nhất là khi tôn giáo có quan hệ trực tiếp với vấn đề dân tộc. Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến các cuộc xung đột sắc tộc mang màu sắc tôn giáo làm đảo lộn nhiều thể chế chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó khẳng định tính nhạy cảm và phức tạp của vấn đề tôn giáo, đòi hỏi mỗi quốc gia muốn duy trì sự ổn định chính trị, giữ vững an ninh quốc gia phải quan tâm, hoạch định chính sách tôn giáo của nước mình. Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, vấn đề tôn giáo luôn nảy sinh những khía cạnh mới cần phải giải quyết trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Việt Nam là một nước có nhiều tôn giáo. Suốt quá trình cách mạng Việt Nam, với chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, đông đảo tín đồ các tôn giáo đã đoàn kết cùng đồng bào không theo đạo hợp thành khối thống nhất trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song, trước tình hình phức tạp của thế giới và khu vực, vấn đề tôn giáo ở nước ta cũng đặt ra nhiều yêu cầu cần giải quyết để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong lịch sử dân tộc, vấn đề tôn giáo đã từng bị chủ nghĩa đế quốc lợi dụng phục vụ cho âm mưu xâm lược và chống phá cách mạng Việt Nam. Hiện nay, trong âm mưu “diễn biến hoà bình” để chống phá Nhà nước ta, các thế lực thù địch vẫn sử dụng “con bài tôn giáo” để thực hiện mục đích đó. Ở nước ta, sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tình hình tôn giáo nói chung và tôn giáo trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) miền núi nói riêng, đặc biệt ở Tây Nguyên, có nhiều diễn biến đa dạng, phức tạp. Sự xuất hiện của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đã có những tác động đáng kể tới tình hình chính trị xã hội ở cả khía cạnh tích cực và tiêu cực. Tin Lành đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tinh thần của đồng bào DTTS, đồng thời tạo ra nếp sống mới phù hợp với sự phát triển của xã hội, gạt bỏ được một số hủ tục lạc hậu...Bên cạnh đó, sự xuất hiện của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên cũng có một số tác động tiêu cực tới kinh tế, văn hoá, chính trị xã hội… trong đó nổi lên vấn đề đạo Tin Lành xâm nhập, phát triển có tính chất đột biến, không bình thường ở Tây Nguyên – Trường Sơn. Điều này đã tác động đến tình hình chính trị, tư tưởng, văn hoá và tâm lý xã hội, nhất là gây mâu thuẫn phân hoá ngay trong nội bộ từng dân tộc và ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa các dân tộc, giữa bộ phận quần chúng theo đạo và người không theo đạo, với Đảng, với chính quyền. Tình hình đó đã tạo ra yếu tố gây mất ổn định xã hội, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống và an ninh trật tự ở nhiều vùng dân tộc. Các thế lực thù địch tìm mọi cách khai thác, lợi dụng vấn đề này để phá hoại tư tưởng, lôi kéo quần chúng, chia rẽ dân tộc, kích động các phần tử bất mãn, đối lập chống lại Đảng, chế độ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự phục hồi và phát triển của các tín ngưỡng, tôn giáo trong các vùng DTTS ở Việt Nam - sự đan quyện hai yếu tố dân tộc và tôn giáo, nhất là sự phát triển mạnh, không bình thường của đạo Tin Lành vào vùng DTTS ở Tây Nguyên là một hiện tượng mới, đòi hỏi phải tập trung đầu tư nghiên cứu theo chiều sâu, đánh giá đúng thực trạng và đề ra giải pháp phù hợp. Tây Nguyên là một địa bàn có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, cũng như phát triển kinh tế xã hội và môi trường sinh thái. Yêu cầu ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS ở Tây Nguyên hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết. Một trong những vấn đề nổi lên hàng đầu vào những năm gần đây là sự phát triển đột biến của đạo Tin Lành đã và đang gây ra nhiều hậu quả phức tạp, tác động đến mối quan hệ nội bộ dân tộc, giữa quần chúng theo Tin Lành với tổ chức Đảng và chính quyền địa phương làm ảnh hưởng đến an ninh xã hội. Sự thiếu thống nhất trong nhận thức, đánh giá về Tin Lành và vận dụng chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng của một số cấp uỷ, chính quyền và ban ngành địa phương nơi có đồng bào theo Tin Lành đã dẫn tới tình trạng lúng túng, thiếu nhất quán, không đồng bộ và kém hiệu quả trong chỉ đạo, giải quyết vấn đề truyền đạo Tin Lành trái phép. Các thế lực thù địch đang ra sức tập trung tấn công xoá bỏ chủ nghĩa xã hội bằng chiến lược “diễn biến hoà bình”, đồng thời tạo cớ răn đe, can thiệp bằng bạo lực khi có điều kiện. Đồng thời lợi dụng chính sách mở cửa, đổi mới của ta để xâm nhập các vùng dân tộc ít người; lợi dụng những khó khăn, thiếu sót trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với đồng bào để lôi kéo quần chúng bằng kinh tế, văn hoá; lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của ta trong việc xử lý các vấn đề tôn giáo và dân tộc để chia rẽ, kích động quần chúng hòng tạo nhân tố mất ổn định chính trị kéo dài, phá hoại công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Trong các vùng đồng bào DTTS, Tây Nguyên là một tâm điểm mà từ lâu các thế lực thù địch đặc biệt chú ý. Chính vì vậy, giải quyết vấn đề này là nhiệm vụ hết sức cấp bách và đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền nói chung, lực lượng công an nói riêng, đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững ở vùng đồng bào DTTS tại Tây Nguyên. Nhiều giải pháp được đặt ra trong công tác đối với đạo Tin Lành nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Trên thực tế, đạo Tin Lành đang tồn tại và phát triển một cách khó kiểm soát. Hơn thế nữa, phản ứng của quần chúng tín đồ và các đối tượng lợi dụng hoạt động tôn giáo đối với những biện pháp đó làm cho tình hình thêm phức tạp. Thực trạng diễn biến của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên hiện nay rất cần thiết phải có những nghiên cứu khoa học để xem xét, đánh giá, từ đó tìm ra

Ngày đăng: 30/06/2016, 06:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan