CHƯƠNG I: XỬ LÍ NƯỚC THẢI 1. Các quy chuẩn kĩ thuật liên quan đến chất lượng nước thải sau khi xử lí QCVN 14:2008BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 40:2011BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công ngiệp (áp dụng chung cho các ngành công nghiệp) QCVN 12:2008 Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công ngiệp giấy và bột giấy QCVN 11:2008 Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công ngiệp chế biến thủy sản 2. Vẽ cấu tạo và nêu nguyên lí hoạt động của 1 số công trình xử lí nước thải Bể lắng cát ngang Trong bể lắng cát ngang, nước chuyển động theo phương ngang (dọc theo chiều dài bể và mặt bằng bể có dạng hình chữ nhật). Nguyên tắc hoạt động: Nước thải đi vào vùng phân phối nước đặt ở đầu bể lắng qua vách phân phối nước chuyển động đều dọc bể qua vùng lắng đi vào vùng thu nước đặt ở cuối bể để phân phối đều nước vào vùng lắng, thường cấu tạo máng có lỗ phân phối đặt suốt chiều ngang bể hoặc đặt các tấm có khe hoặc lỗ phân phối trên toàn diện tích mặt cắt ngang vùng lắng. Để thu đều nước đã lắng đặt các máng thu đều nước ở cuối bể, chiều dài máng thu tính theo tải thủy trọng lực cho phép trên 1 mét dài của máng trong 1 đơn vị thời gian. Căn lắng được máy có các tấm gạt cặn bằng gỗ chạy bằng dây xích đặt ngập trong bể, hay máy có các tâm gạt cặn, gạt dồn về máng thu ở đầu bể, hay các máng thu đặt suốt chiều ngang bể nếu là bể lớn. Bơm hút cặn đặt gần máng đầu bể ,một bơm có thể hút cho nhiều máng thu cặn hay nhiều bể. Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ngang không được vượt quá 0,3 ms. Vận tốc này cho phép các hạt cát, các hạt sỏ và các hạt vô cơ khác lắng xuống đáy, còn hầu hết các hạt hữu cơ khác không lắng và được xử lý ở các công trình tiếp theo. Bể lắng ngang