1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn thi công nghệ học kì 2 lớp 11 tóm tắt đầy đủ kiến thức

7 1,3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 577,54 KB

Nội dung

Đề cương ôn thi công nghệ học kì 2 lớp 11 tóm tắt đầy đủ kiến thức. Soạn đầy đủ thu thập từ nhiều nguồn .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trang 1

Bài 20: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

* Khái niệm

- Là động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra trong xi lanh động cơ

* Phân loại

- Theo động cơ

+ Động cơ pittông: ● Pittông CĐ tịnh tiến (phổ biến)

● Pittông CĐ quay

+ Động cơ tuabin khí

+ Động cơ phản lực

- theo dấu hiệu:

+ Theo nhiên liệu: ● Động cơ xăng

● Động cơ Điezen

● Động cơ gas

+Theo số hành trình của pittông trong một chu trình:● Động cơ 4 kì

● Động cơ 2 kì

1 động cơ hơi nước có phải là động cơ đốt trong không vì sao?

Không Vì động cơ nhiệt này dùng nhiệt đun sôi nước trong nồi để tạo ra hơi nước, năng lượng của hơi nước biến thành cơ năng lại ở trong xilanh công tác, hai bộ phận này không đặt cùng một buồng

Động cơ hơi nước là đông cơ đốt ngoài vì nó thường dùng than hoặc củi để đốt dưới đáy nồi hơi

không vì quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngoài xilanh động cơ

2 Theo nhiên liệu và số kì thì xe máy thuộc loại động cơ nào?

Động cơ xăng, 2 kì hoặc 4 kì

CƠ CẤU VÀ HỆ THỐNG CỦA ĐCĐT

Trang 2

Bài 21: NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

ĐIỂM CHẾT

- Điểm chết của pit-tông là vị trí mà tại đó pittông đổi chiều chuyển động

+Điểm chết trên: là điểm chết mà tại đó pít-tông xa trục khủy nhất

+Điểm chết dưới: là điểm chết mà tại đó pít-tông gần trục khủy nhất

HÀNH TRÌNH

Hành trình của pittông chính là quãng đường pittông đi được giữa hai điểm chết

Hành trình của pittông được kí hiệu là S

S=2R

R: Bán kính quay của trục khuỷu

THỂ TÍCH CÔNG TÁC (cm3 hoặc lit)

Thể tích công tác là thể tích xi lanh giới hạn bởi hai điểm chết

Vct = Vtp - Vbc

D là đường kính xilanh thì:

Vct = (pi.D2.S)/4

CHU TRÌNH LÀM VIỆC CỦA ĐỌNG CƠ

Khi động cơ làm việc phải trải qua các quá trình nạp, nén, cháy – giãn nở và thải khí Tổng hợp các quá trình đó gọi là chu trình làm việc của động cơ

Kì là một phần của chu trình, diễn ra trong thời gian một hành trình của pittông

+ Động cơ 4 kì : Pittông thực hiện 4 hành trình

+ Động cơ 2 kì : Pittông thực hiện 2 hành trình

NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ XĂNG 4 KÌ

* Kì 1: Nạp

- Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD

- Xupap nạp mở, xupap thải đóng

- Pít-tông được trục khủy dãn truyền đi lên làm áp suất xilanh giảm, Nhiên liệu nạp vào là hoà khí ( hỗn hợp xăng + không khí ) tạo bởi bộ chế hoà khí lắp trên đường ống nạp vào xilanh qua cửa nạp nhờ chênh lệch áp suất

* Kì 2: Nén

- Pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT.Hai xupap đều đóng

-Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên từ ĐCD lên ĐCT Làm thể tích xilanh giảm nên áp suất và nhiệt độ trong xilanh tăng

- Cuối kì nén, Bugi bật tia lửa điện để châm cháy hoà khí

* Kì 3: Cháy-dãn nở

- Pit-tông đang ở ĐCT, 2 xupap vẫn đóng kín

- Nhiên liệu được phun vào buồng cháy hoà trộn với khí nóng tạo thành hoà khí

- Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ xilanh caohoà khí tự bốc cháy sinh công đẩy pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay

* Kì 4: Thải

- Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi từ ĐCD lên ĐCT

- Xuppáp nạp đóng xuppáp thải mở

- Thải khí thải ra ngoài qua cửa thải

- Khi pít-tông đi đến điểm chết trên, xupap thải đóng, xupap nạp lại mở, trong xilanh lại diễn

ra một chu trình mới

NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIEZEN 4 KÌ

* Kì 1: Nạp

- Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD

- Xupap nạp mở, xupap thải đóng

Trang 3

- Pít-tông được trục khủy dãn truyền đi lên làm áp suất xilanh giảm, không khí vào xilanh qua cửa nạp nhờ chênh lệch áp suất

* Kì 2: Nén

- Pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT.Hai xupap đều đóng

-Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên từ ĐCD lên ĐCT Làm thể tích xilanh giảm nên áp suất và nhiệt độ trong xilanh tăng

- Cuối kì nén, vòi phun phun nhiên liệu với áp suất cao vào buồng cháy

* Kì 3: Cháy - dãn nở

- Pit-tông đang ở ĐCT, 2 xupap vẫn đóng kín

- Nhiên liệu được phun vào buồng cháy hoà trộn với khí nóng tạo thành hoà khí

- Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ xilanh caohoà khí tự bốc cháy sinh công đẩy pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay

* Kì 4: Thải

- Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi từ ĐCD lên ĐCT

- Xuppáp nạp đóng xuppáp thải mở

- Thải khí thải ra ngoài qua cửa thải

- Khi pít-tông đi đến điểm chết trên, xupap thải đóng, xupap nạp lại mở, trong xilanh lại diễn ra một chu trình mới

NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ XĂNG 2 KÌ

* Kì 1: Hành trình sinh công

Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, trong xilanh diễn ra 3 quá trình: cháy-giản nở, thải tự do, quét-thải khí

+ Đầu kì 1: Pit-tông ở ĐCT và quá trình Cháy-giản nở kết thúc khi Pit-tông bắt đầu mở cửa thải + khi Pit-tông mở cửa thải và bắt đầu mở cửa quét, khí thái trong xilanh đc thải ra ngoài

+ Khi pit-tông mở cửa quét → ĐCD, hòa khí có áp suất cao đẩy khí thải trong xilanh ra ngoài Kết thúc kì 1

* Kì 2: hành trình nén

Pit-tông đi từ ĐCD → ĐCT, trong xilanh diễn ra các quá trình: quét-thải khí, lọt khí, nén và cháy

Trang 4

+ Pit-tông di chuyển từ ĐCD đến khi đóng kín cửa quét: Gđ này xảy ra quá trình quét và thải khí nhờ hòa khí từ Cacte qua cửa quét đi vào xilanh đẩy khí thải trong xilanh ra ngoài

+ Khi pittông đóng cửa quét và cửa thải xảy ra quá trình lọt khí, một phần hòa khí trong xilanh

bị lọt ra ngoài

+ Khi pittông đóng cửa thải tới ĐCT diễn ra quá trình nén Cuối kì, bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí

NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIEZEN 2 KÌ

* Kì 1: Hành trình sinh công

Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, trong xilanh diễn ra 3 quá trình: cháy-giản nở, thải tự do, quét-thải khí

+ Đầu kì 1: Pit-tông ở ĐCT và quá trình Cháy-giản nở kết thúc khi Pit-tông bắt đầu mở cửa thải + khi Pit-tông mở cửa thải và bắt đầu mở cửa quét, khí thái trong xilanh đc thải ra ngoài

+ Khi pit-tông mở cửa quét → ĐCD, không khí có áp suất cao đẩy khí thải trong xilanh ra ngoài Kết thúc kì 1

* Kì 2: hành trình nén

Pit-tông đi từ ĐCD → ĐCT, trong xilanh diễn ra các quá trình: quét-thải khí, lọt khí, nén và cháy

+ Pit-tông di chuyển từ ĐCD đến khi đóng kín cửa quét: Gđ này xảy ra quá trình quét và thải khí nhờ hòa khí từ Cacte qua cửa quét đi vào xilanh đẩy khí thải trong xilanh ra ngoài

+ Khi pittông đóng cửa quét và cửa thải xảy ra quá trình lọt khí, một phần hòa khí trong xilanh

bị lọt ra ngoài

+ Khi pittông đóng cửa thải tới ĐCT diễn ra quá trình nén Cuối kì, vòi phun phun tơi nhiên liệu vào buồng cháy hòa trộn với khí nóng tạo thành hòa khí

Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí sẽ tự bốc cháy

Trang 5

Bài 25: HỆ THỐNG BÔI TRƠN

NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI

* Nhiệm vụ:

Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường cho động cơ và tăng tuổi thọ các chi tiết

* Phân loại:

Trang 6

HỆ THỐNG BÔI TRƠN CƯỠNG BỨC

* Cấu tạo

* Nguyên lí làm việc

- Trường hợp 1: Hệ thống làm việc bình thường

Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm bằng máy bơm hút từ cacte và được lọc sạch qua bầu lọc dầu, qua van nhiệt tới đường dầu chính, theo các đường để đến bề mặt ma sát của động

cơ, sau đó trở về cacte

- Trường hợp 2: Áp suất dầu vượt quá giới hạn cho phép

Van 4 mở để 1 phần dầu chảy ngược về trước bơm

- Trường hợp 3: Nhiệt đọ dầu vượt qúa giới hạn

Van 6 đóng lại, dầu đi qua két làm mát, dầu đc làm mát trước khi chảy vào đường dầu chính

Trang 7

1 Liên hệ với thực tế cho biết dầu bôi trơn có tác dụng gì?

-Làm giảm ma sát khi các chi tiết máy vận hành

- Làm mát các chi tiết máy khi vận hành

- Làm sạch các chi tiết máy

- Làm kín các kẻ hở dầu đi qua (làm kín khe hở giữa piston và xilanh)

- Bảo đảm máy móc đỡ bị han gỉ

(dầu nhờn đọng trên mặt các chi tiết của máy không cho oxy, hơi nước và các chất ăn mòn khác tiếp xúc với kim loại)

2 Để chứa dầu bôi trơn, trong động cơ người phải làm gì?

Phải có thùng chứa hoặc cácte

3 Làm thế nào để đưa được dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát.?

Phải có bơm dầu

4 Nguyên nhân nào khiến dầu bôi trơn có cặn bẩn sau khi bôi trơn? Biện pháp khắc phục?

Các mạt kim loại sinh ra do các bề mặt ma sát bị mài mòn Do đó phải có bầu lọc

5 Nguyên nhân nào khiến dầu bôi trơn nóng lên?

Biện pháp khắc phục?

Dầu chảy qua các bề mặt ma sát và các chi tiết nóng sẽ bị nóng lên Do đó phải có két làm mát

6 Nêu nguyên nhân khiến dầu bôi trơn bị nóng lên khi động cơ làm việc?

Khi làm việc động cơ bị nóng lên do khí cháy tỏa ra nhiệt Dầu chảy qua các bề mặt ma sát và các chi tiết nóng sẽ bị nóng lên theo

7 Trình bày đường đi của dầu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức ở trường hợp làm việc bình thường?

Cacte

Bơm dầu + Bầu lọc dầu

Các bề mặt ma sát

Mạch dầu

Ngày đăng: 25/04/2017, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w