I. VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở CƠ SỞ VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO l. Cán bộ, Đảng viên ở cơ sở giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Công tác tôn giáo là một nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng và đảng viên từ Trung ương đến cơ sở. Cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, các cấp ủy đảng cần phải xác định rõ nội dung lãnh đạo công tác tôn giáo của mình trong từng thời gian cụ thể. Trên cơ sở đó phân công trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên lãnh đạo và chỉ đạo chính quyền các tổ chức quần chúng thực hiện. Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào phát huy được vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của cấp ủy đảng, vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên thì nơi đó tình hình diễn biến thuận lợi. Ngược lại, nơi nào coi nhẹ vai trò của cấp ủy nói chung, của cán bộ, đảng viên nói riêng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo thì ở nơi đó dễ làm cho tình hình phức tạp thêm, gây khó khăn cho việc giải quyết và đôi khi gây ra những hậu quả không nhỏ. 2. Yêu cầu chung đối với cán bộ, đảng viên trong thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo
Trang 1Chuyên đề 4 ĐẢNG VIÊN VỚI TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
I VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở CƠ SỞ VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
l Cán bộ, Đảng viên ở cơ sở giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Công tác tôn giáo là một nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng và đảng viên từ Trung ương đến cơ sở
Cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Vì vậy, các cấp ủy đảng cần phải xác định rõ nội dung lãnh đạo công tác tôn giáo của mình trong từng thời gian cụ thể Trên cơ sở đó phân công trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên lãnh đạo và chỉ đạo chính quyền các tổ chức quần chúng thực hiện Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào phát huy được vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của cấp ủy đảng, vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên thì nơi đó tình hình diễn biến thuận lợi Ngược lại, nơi nào coi nhẹ vai trò của cấp ủy nói chung, của cán bộ, đảng viên nói riêng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo thì ở nơi đó dễ làm cho tình hình phức tạp thêm, gây khó khăn cho việc giải quyết và đôi khi gây ra những hậu quả không nhỏ
2 Yêu cầu chung đối với cán bộ, đảng viên trong thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo
a Trước hết, cán bộ, đảng viên phải có hiểu biết những vấn đề cơ bản, chung nhất về tín ngưỡng, tôn giáo.
Các cấp ủy đảng cần quan tâm tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về tôn giáo cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là vùng có đông đồng bào có đạo Cán bộ, đảng viên cũng cần tự mình tìm hiểu qua sách, vở, tài liệu hoặc qua các lớp bồi dưỡng Đây là yêu cầu chung đối với mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt với đảng viên ở vùng có đông đồng bào có đạo
b Cần phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan
Trên cơ sở đó có thái độ ứng xử đúng đắn với tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp vốn có ở địa phương nói chung; tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào có đạo nói riêng; với việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để truyền bá mê tín dị đoan
Trang 2c Nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng về tôn giáo và nhiệm vụ công tác tôn giáo trong tình hình mới.
Đồng thời, quán triệt các chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động tôn giáo Hiện nay, cần nắm vững Chỉ thị 37-CT/TW ngày 02-7-l998 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng VIII ''Về công tác tôn giáo trong tình hình mới và Nghị định 26/l999/NĐ-CP ngày l9-4-l999 của Chính phủ ''Về các hoạt động tôn giáo''; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (Pháp lệnh số
21/2004/PL-UBTVQH 11) ngày l8-6- 2004 của ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11 Trong tổ chức thực hiện cần nghiên cứu và nắm vững những quy định
và hướng dẫn cụ thể của Ban Tôn giáo Chính phủ
II THÁI ĐỘ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN ĐỐI VỚI TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
1 Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trong khuôn khổ chính sách, pháp luật.
a Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đã được Hiến pháp thừa nhận và bảo hộ Điều 70, Hiến pháp
1992 ghi rõ: ''Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ '' Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”1
Do đó, mọi cán bộ, đảng viên không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Mặt khác, các cấp ủy đảng ở cơ sở nói chung, mọi cán bộ, đảng viên ở cơ sở nói riêng phải xác định trách nhiệm chủ động quan tâm giải quyết nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng, hợp pháp của quần chúng tín đồ, của chức sắc và nhà tu hành ở cơ sở mình theo đúng chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước
b Không ngừng tạo điều kiện cho quần chúng tiến bộ về mọi mặt
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân không có nghĩa
là chúng ta để mặc cho quần chúng tín đồ nghèo đói, thất học, lạc hậu, bị chèn ép,
ràng buộc bởi thần quyền, giáo lý khắt khe của tôn giáo Ngược lại, cần làm cho
quần chúng có đạo tiến bộ dần lên, giảm bớt những yếu tố lạc hậu, phiền hà, vâng phục, mất dân chủ ngay trong sinh hoạt và quan hệ nội bộ tôn giáo
Trang 3c Có thái độ đúng đắn với các hoạt động tôn giáo
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải trên cơ sở phân biệt rõ
và có thái độ đúng đắn với từng lĩnh vực sau đây:
- Những hoạt động có lợi cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, mở mang dân trí, củng cố sự đoàn kết của cộng đồng, hòa nhập và phát triển văn hóa dân tộc, tăng cường lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào thì tôn trọng, ủng hộ
- Những hoạt động mê tín, dị đoan, như xem ngày, xem giờ, xem tướng, làm lễ cầu an, gọi hồn, cầu tự, lên đồng, đốt vàng mã, v.v cần kiên quyết giáo dục, hạn chế những yếu tố không lành mạnh, lừa bịp, thậm chí lố lăng Nếu gây hậu quả cho xã hội, cho mình và cho người khác thì pháp luật phải can thiệp
- Những hoạt động nguy hại, như gây chia rẽ trong cộng đồng, khích bác niềm tin tôn giáo khác, gây mâu thuẫn giữa các tôn giáo, tung ra những luận điệu gây hoang mang trong quần chúng (ngày tận thế, ngày trái đất nổ tung) những hoạt động tuyên truyền chống phá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chống lại sự quản lý của các cấp chính quyền dù là đối tượng nào cũng cần phải giáo dục, hoặc xử lý theo pháp luật
2 Đối xử bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, tích cực vận động quần chúng có đạo tham gia sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
a Thực hiện sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân
Thứ nhất, không phân biệt đối xử giữa các tôn giáo khác nhau, giữa tín
đồ tôn giáo và người không theo tôn giáo nào
Thứ hai, mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau Thực hiện
đúng và minh bạch các quyền và nghĩa vụ công dân:
b Tích cực vận động quần chúng có đạo tham gia sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
Sự nghiệp đổi mới đất nước đã mở ra khả năng lớn cho sự phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi người dân, trong đó có đồng bào có đạo Điều đó tạo
cơ hội thuận lợi cho công tác vận động đồng bào có đạo Tuy nhiên, đối với đồng bào có đạo trên các vùng, miền, cơ sở khác nhau, nội dung vận động quần chúng phải đa dạng, phong phú, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương Điều đó đòi hỏi tính tích cực chủ động và sáng tạo của cán bộ, đảng viên ở cơ sở
Bằng các gương điển hình của tập thể (làng, xã, hộ gia đình) và cá nhân đồng bào có đạo trên các lĩnh vực, ở quê hương mình cũng như trên toàn quốc
Trang 4để tuyên truyền, vận động, lôi cuốn đồng bào tham gia các phong trào, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở
Các phong trào trong đồng bào có đạo rất phong phú, như với Công giáo
là ''sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào'' Tin lành là ''Sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc'', Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo là ''yêu nước, phụng đạo''; Phật giáo vì ''Đạo pháp Dân tộc
-Chủ nghĩa xã hội''; là những phong trào truyền thống tốt đẹp của đồng bào tôn
giáo trong phong trào thi đua yêu nước chung của khối đại đoàn kết dân tộc
Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, cán bộ, đảng viên ở cơ sở bằng thái độ
và trách nhiệm của mình phải góp phần trực tiếp vào việc tổ chức những phong
trào thi đua yêu nước trong đồng bào có đạo nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong giai đoạn cách mạng mới
3 Góp phần tích cực vào việc đưa mọi tổ chức và hoạt động tôn giáo vào khuôn khổ pháp luật, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa các tổ chức giáo hội với chính quyền địa phương, đề cao danh dự và lợi ích của Tổ quốc, độc lập chủ quyền quốc gia
a Đưa mọi tổ chức và hoạt động tôn giáo vào khuôn khổ pháp luật, xử
lý các mối quan hệ giữa tổ chức tôn giáo và chính quyền
Trước hết, đảng viên phải nắm được những quy định pháp luật đối với các hoạt động tôn giáo, để góp phần cùng chính quyền uốn nắn, đưa các hoạt động tôn giáo vào đúng khuôn khổ pháp luật, trở thành nền nếp thường xuyên
Nhìn chung, các tổ chức và hoạt động của giáo hội cũng như việc hành đạo của đa số giáo dân là theo đúng quy định của pháp luật Tuy nhiên, cũng không ít hoạt động của các tổ chức giáo hội ở địa phương và cơ sở vượt ra khỏi phạm vi quy định của pháp luật, dẫn đến những tranh chấp, mâu thuẫn gây tổn hại cho mục tiêu ''tốt đời, đẹp đạo'' và khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Do vậy trên cơ sở pháp luật, cán bộ, Đảng viên ở cơ sở cần chú ý lãnh đạo, tham gia xử lý những vấn đề giữa tôn giáo với các cấp chính quyền nhằm bảo đảm cho mọi tôn giáo đều tiến hành các hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật và chịu sự quản lý của chính quyền địa phương, tránh những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra trong các quan hệ giữa tôn giáo và chính quyền
b Đề cao danh dự và lợi ích Tổ quốc, độc lập và chủ quyền quốc gia
Trang 5Quan hệ giữa các giáo hội với Nhà nước ta là quan hệ nội bộ của ta Nhà nước đại biểu cho ý chí và lợi ích của toàn xã hội, quản lý xã hội bằng pháp luật
Vì vậy, lợi ích của giáo hội (một bộ phận xã hội) phải phục tùng lợi ích của toàn
xã hội Giáo hội, giáo quyền và giáo luật phải phục tùng Nhà nước và pháp luật Tôn giáo là một bộ phận của dân tộc.Vì vậy mọi tín đồ, chức sắc, tổ chức giáo hội của các tôn giáo phải trung thành với dân tộc, có nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích của dân tộc
Cán bộ, đảng viên phải nắm vững tinh thần đó tuyên truyền, giáo dục và đấu tranh với những biểu hiện sai trái, như chỉ chăm lo lợi ích tôn giáo mà coi nhẹ hoặc lẩn tránh lợi ích chung của toàn xã hội Chỉ coi trọng giáo quyền, giáo luật mà coi nhẹ pháp luật Người theo tôn giáo chỉ biết hướng về “đất thánh” mà quên mất mình là người của dân tộc Hoặc lợi dụng chính sách tôn giáo của Nhà nước để đòi hỏi thái quá cho lợi ích của giáo hội v.v
4 Biểu dương những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, tiến bộ; ủng hộ phong trào và hoạt động yêu nước, đóng góp tích cực cho xã hội chăm lo củng cố, phát triển lực lượng cách mạng trong quần chúng các tôn giáo
a Biểu dương những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, tiến bộ; ủng hộ các phong trào yêu nước và đóng góp tích cực cho xã hội
Lựa chọn, phát huy tác dụng của các điển hình tiên tiến, phong trào ''người tốt, việc tốt'' trong công tác vận động quần chúng nhằm khẳng định sự đúng đắn, biểu dương mặt tích cực; trên cơ sở đó mà ngăn từ chặn, đẩy lùi mặt tiêu cực Muốn vậy, đảng viên phải gần gũi, gắn bó với đồng bào có đạo Nhưng tuyệt nhiên không vì thế mà đảng viên ''hòa tan'' trong quần chúng có đạo, theo đuôi quần chúng, bỏ mất vai trò lãnh đạo của mình
Hiện nay, trong các tôn giáo đang dấy lên phong trào hoạt động từ thiện, nhân đạo, như đóng góp tiền, của trợ giúp đồng bào gặp thiên tai, đói nghèo; cưu mang trẻ em lang thang cơ nhỡ; đóng góp xây dựng trường học, bệnh xá, đường giao thông ở cơ sở; giúp đỡ, dạy học cho trẻ em tật nguyền, cô đơn, con em những nhà nghèo khó.v.v Cán bộ, đảng viên cần có thái độ ủng hộ, hoan nghênh, biểu dương kịp thời những việc làm đó Phát động được nhiều những hoạt động nhân đạo, từ thiện trong các tín đồ, chức sắc, chức việc là tạo điều kiện cho hoạt động tiến bộ, thiết thực, gắn bó với dân tộc phát triển
b Chăm lo củng cố, phát triển lực lượng cách mạng trong quần chúng các tôn giáo
Trang 6Trước hết, cần dựa vào người tiên tiến, thông qua họ mà chuyển hóa người trung bình và thu hẹp số lạc hậu Xây dựng người tiên tiến trở thành cốt cán, cơ sở chính trị, thành viên tích cực của Mặt trận Tổ quốc, đoàn viên các đoàn thể, hội viên của các hội ở cơ sở Cũng từ đây mà bồi dưỡng đối tượng trung kiên gần Đảng và phát triển đảng viên
Những cốt cán, cơ sở chính trị, đoàn viên, hội viên của các đoàn thể và đảng viên hợp thành lực lượng chính trị trong quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo
5 Kiên quyết đấu tranh khắc phục các biểu hiện tiêu cực, xử lý nghiêm các thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân
a Về chính trị
Cần phân biệt mức độ tiêu cực, phạm pháp và phản động về chính trị để
có biện pháp đấu tranh, xử lý thích hợp Việc lợi dụng tôn giáo để thực hiện mưu đồ chính trị có thể có những biểu hiện như sau:
- Trên giáo đường, vừa đọc kinh, giảng đạo nhưng xen lẫn những lời khuyên răn là những lời lẽ xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc tuyên truyền chống cộng
- Kích động tín đồ, thổi phồng những mâu thuẫn, xích mích nhỏ, cụ thể thành những vấn đề mang tính chính trị trong quan hệ giữa Nhà nước với giáo hội
- Lén lút tuyên truyền, kích động những phần tử xấu, cực đoan gây rối trật tự an ninh xã hội
- Truyền đạo trái phép Người nước ngoài vào Việt Nam để hoạt động truyền đạo dưới các danh nghĩa khách du lịch, nhà khoa học, nghiên cứu các vấn dân tộc, tôn giáo; thực hiện các dự án từ thiện của các tổ chức phi chính phủ
Họ thường lôi kéo tổ chức lực lượng là người trong nước tham gia truyền đạo trái phép
- Tuyên truyền, mua chuộc các tổ chức hội, đoàn, biến họ thành đội quân xung kích chống chính quyền gây chia rẽ trong nhân dân
- Biến các tổ chức từ thiện, các lớp học do giáo hội tổ chức thành nơi truyền đạo, tuyển chọn ''con tin".v.v Thậm chí bí mật thành lập các tổ chức chính trị phản động núp dưới danh nghĩa tôn giáo
Trong quá trình xử lý cần phân biệt kẻ chủ mưu và người tòng phạm, kẻ
cố ý với người bị lợi dụng, người ngộ nhận để có cách xử lý thích hợp Đây là
Trang 7điều rất quan trọng vì nếu không phân biệt rõ, dễ dẫn đến những chủ trương, biện pháp và hành động sai lầm, mất quần chúng
b Về kinh tế
Cần đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những hiện tượng bắt tín đồ đóng góp tiền của, công sức trái với quy định của Nhà nước và sai với quy định của giáo luật
Ủng hộ yêu cầu chính đáng (đúng pháp luật và giáo luật) của quần chúng tín đồ thực hiện quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động thu chi của các tổ chức giáo hội, đấu tranh với hiện tượng tham nhũng; thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa các hoạt động kinh tế trong nội bộ các tổ chức tôn giáo
Cảnh giác đối với những hiện tượng dùng tiền của để mua chuộc, dụ dỗ, khống chế, ép buộc người theo đạo và cả người không theo đạo, nhất là đối với cán bộ, đảng viên là cốt cán
c Về văn hóa, xã hội
Cần phân biệt rõ các giá trị văn hóa tốt đẹp của tôn giáo (văn hóa vật thể
và văn hóa phi vật thể) là một giá trị của văn hóa dân tộc với những cơ sở, hoạt động phản văn hóa để đấu tranh, ngăn chặn Xử lý kịp thời những biểu hiện phi văn hóa hoặc làm phương hại đến bản sắc văn hóa dân tộc
Những nghi lễ, kiến trúc, âm nhạc, lễ hội của những người có tín ngưỡng cộng đồng là những giá trị văn hóa lâu đời được tôn trọng và bảo tồn góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc Đảng viên cần ủng hộ, tham gia đóng góp những sáng kiến để những giá trị văn hóa đó ngày càng có sự đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nói chung; môi trường văn hóa lành mạnh trong các tín ngưỡng nói riêng
Mọi hoạt động lấp dưới danh nghĩa văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại hoặc làm băng hoại những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc nói chung và những giá trị văn hóa tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng đều phải ngăn chặn, bài trừ và xử lý nghiêm theo pháp luật
Đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa là vấn đề hết sức tế nhị Ở đây, mối quan
hệ giữa xây và chống cần được nhìn nhận không chỉ là biểu hiện trước mắt mà phải nhìn toàn diện, lâu dài
III ĐẢNG VIÊN LÀ NGƯỜI CÓ ĐẠO VỚI SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
l Khái niệm.
Trang 8Khái niệm ''Đảng viên là người có đạo'' là cách nó mới của khái niệm ''Đảng viên gốc tôn giáo'' hoặc ''Đảng viên xuất thân từ tôn giáo'' vẫn thường dùng trước đây Nước ta có trên 20% dân cư là tín đồ các tôn giáo (chưa kể đến các tín ngưỡng khác) Trong hàng ngũ của Đảng có những đảng viên là người có đạo Đây là một thuận lợi trong mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng tín đồ các tôn giáo Tuy nhiên, thời gian qua mối quan hệ giữa đảng viên có đạo và tín ngưỡng, tôn giáo mỗi nơi tiến hành một khác, thiếu hiệu quả
Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) tại Thông báo số 76-TB/TW ngày 20-6-l994 đã chủ trương: Đảng viên có đạo cần phải tham gia sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để liên hệ, gần gũi quần chúng và tuyên truyền vận động quần chúng làm cách mạng Chủ trương đó đã được cụ thể hóa tại Hướng dẫn 03-HD/TCTW ngày 14-4-1995 của Ban Tổ chức Trung ương
2 Nhiệm vụ cụ thể của đảng viên là người có đạo trong quá trình tham gia sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.
a Nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng về công tác tôn giáo
- Đảng viên là người có đạo phải được học tập để có kiến thức cơ bản về thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học; nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo; quán triệt và trung thành với tôn chỉ, mục đích, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng; nắm vững những chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo
- Đảng viên là người có đạo được quyền và có nhiệm vụ tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bình thường, nhưng cần lưu ý những điểm sau đây:
+ Không được chấp hành mệnh lệnh của bề trên nếu mệnh lệnh đó trái với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
+ Không được ngộ nhận, cả tin vào các giáo lý mà phai mờ hoặc xem nhẹ thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học
+ Không được sa vào mê tín, hủ tục; phải có thái độ kiên quyết; dứt khoát đấu tranh với các hiện tượng đó
+ Là cơ sở trực tiếp của các tổ chức Đảng trong các hoạt động tôn giáo Đảng viên là người có đạo, hơn ai hết phải nắm bắt kịp thời những tâm tư nguyện vọng của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành; phát hiện cho tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở những vấn đề có thể nảy sinh để chủ động và kịp thời xử lý; gần gũi và tranh thủ các chức sắc để hướng dẫn họ hoạt động tôn giáo theo phương châm ''tốt đời đẹp đạo"
Trang 9+ Không được thờ ơ đứng ngoài, hoặc né tránh những dấu hiệu lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Không được để cho kẻ xấu mua chuộc, kích động, hoặc theo đuôi quần chúng trong những vụ việc gây mâu thuẫn, mất trật
tự, an ninh xã hội
- Đảng viên là người có đạo phải là tấm gương sáng để quần chúng noi theo trên các lĩnh vực: biết làm giàu hợp pháp, chấp hành pháp luật, kế hoạch hóa gia đình, có quyết tâm và ý chí cho con cái học tập, có cuộc sống giản dị, lành mạnh, gia đình hòa thuận, gắn bó với cộng đồng Nói chung, gia đình đảng viên phải là gia đình văn hóa
b Tích cực tuyên truyền cho đồng bào có đạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Đảng viên là người có đạo có nhiệm vụ rất quan trọng là tích cực tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, kèm cặp những tín đồ, chức sắc, chức việc tiên tiến
để Đảng bồi dưỡng kết nạp vào Đảng Người có đạo vào Đảng phải bảo đảm đầy
đủ các tiêu chuẩn, thủ tục theo Điều lệ và các quy định của Đảng Đảng viên là người có đạo có vai trò quan trọng giúp tổ chức cơ sở Đảng tăng cường công tác xây dựng lực lượng chính trị và đội ngũ cốt cán trong quần chúng có đạo, giới thiệu những người có đạo ưu tú vào Đảng, tích cực tham gia bảo vệ Đảng
Việc kết nạp đảng viên và chế độ sinh hoạt Đảng cho đảng viên là người
có đạo được thực hiện như quy định hiện hành của Đảng Trường hợp đặc biệt thì Tỉnh uỷ, thành ủy quyết định theo hướng dẫn riêng
c Tham gia sinh hoạt tôn giáo.
Đảng viên là người có đạo được tham gia sinh hoạt tín ngưỡng theo bổn phận của tín đồ, bình thường về mặt tu học và hành đạo Những Đảng viên là người có đạo không được hoạt động truyền đạo cũng như quản lý công việc của giáo hội (trừ trường hợp được tổ chức Đảng yêu cầu và phân công) Trên cơ sở tham gia sinh hoạt tín ngưỡng, đảng viên là nòng cốt, gương mẫu, đi đầu và lãnh đạo quần chúng có đạo thực hiện tốt chủ trương, chính sự của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
d Trong khi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, đảng viên là người có đạo không được nói, được làm những việc sau đây:
- Nói và làm trái với Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối của Đảng và Hiến pháp, chính sách, pháp luật của Nhà nước
- Tiết lộ bí mật của Đảng
- Theo đuôi quần chúng lạc hậu và kẻ xấu
Trang 10- Đảng viên là người có đạo có trách nhiệm báo cáo với chi bộ và tổ chức Đảng về việc tham gia sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để được hướng dẫn, giúp đỡ
e Về vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đảng.
Chi bộ, Đảng ủy cấp trên và tổ chức Đảng có liên quan quan tâm đến những đảng viên là người có đạo, chăm lo, thông cảm, động viên kịp thời, giao nhiệm vụ cụ thể; đồng thời có chế độ phân công chỉ đạo quản lý đảng viên trong quá trình tham gia sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo