MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1.1Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 12 1.4 Câu hỏi nghiên cứu 13 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 1.6 Phương pháp nghiên cứu 13 1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 14 1.8 Kết cấu của đề tài 15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 16 2.1 Khái niệm, vai trò, yêu cầu công tác quản lý của họat động bán hàng 16 2.1.1 Khái niệm bán hàng 16 2.1.2 Vai trò của hoạt động bán hàng 16 2.1.3 Yêu cầu quản lý đối với hoạt động bán hàng 17 2.2 Khái niệm, vai trò của xác định kết quả kinh doanh 18 2.2.1 Khái niệm xác định kết quả kinh doanh 18 2.2.2 Vai trò xác định kết quả kinh doanh 18 2.3 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 19 2.4 Kế toán bán hàng 20 2.4.1 Phương thức bán hàng 20 2.4.2 Kế toán giá vốn hàng xuất bán 22 2.4.3 Kế toán doanh thu bán hàng 27 2.4.3.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu 27 2.4.3.3 Nguyên tắc hạch toán doanh thu bán hàng 27 2.4.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 29 2.4.4.2. Nguyên tắc hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 29 2.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 30 2.5.1 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 30 2.5.2 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 31 2.5.3 Xác định kết quả kinh doanh 34 2.6 Sổ kế toán và báo cáo kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 37 2.6.1 Sổ kế toán sử dụng 37 2.6.2 Báo cáo kế toán 39 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG 40 VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI 40 CN CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM VÀ TTBYT HOÀNG ĐỨC 40 3.1 Giới thiệu tổng quan về CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 40 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CN Công ty Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 40 3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 41 3.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh của CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 41 3.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 42 3.1.5Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 44 3.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 46 3.3Tổ chức hệ thống kế toán tại CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 47 3.3.1 Các chính sách kế toán chung 47 3.3.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 48 3.3.3Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 48 3.3.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 49 3.4 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 49 3.4.1 Các phương thức bán hàng 49 3.4.2 Các phương thức thanh toán tiền hàng 49 3.4.3 Chứng từ và tài khoản sử dụng 51 3.4.4 Phương pháp kế toán 51 3.4.5 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty 53 3.4.6 Kế toán giá vốn hàng bán 56 3.4.7 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 58 3.4.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty 61 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN 63 KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 63 TẠI CN CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM VÀ TTBYT HOÀNG ĐỨC 63 4.1 Nhận xét về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty 63 4.1.1Ưu điểm 63 4.1.2Nhược điểm 67 4.2 Kiến nghị về công tác kế toán 69
Trang 1KÝ HIỆU VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
Trang 2STT TÊN SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp gửi hàng đối
với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kêđịnh kỳ
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp gửi hàng đối
với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp bán hàng trực
tiếp đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương phápkiểm kê định kỳ
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp bán hàng trực
tiếp đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ Hạch toán tài khoản 511
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ Hạch toán tài khoản 521(1)
Sơ đồ 2.7 Sơ đồ Hạch toán tài khoản 521(2)
Sơ đồ 2.8 Sơ đồ Hạch toán tài khoản 521(3)
Sơ đồ 2.9 Sơ đồ Hạch toán tài khoản 642
Sơ đồ 2.10 Sơ đồ Hạch toán tài khoản 911
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Trang 4CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 12
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 13
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
1.6 Phương pháp nghiên cứu 13
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 14
1.8 Kết cấu của đề tài 15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 16
2.1 Khái niệm, vai trò, yêu cầu công tác quản lý của họat động bán hàng 16
2.1.1 Khái niệm bán hàng 16
2.1.2 Vai trò của hoạt động bán hàng 16
2.1.3 Yêu cầu quản lý đối với hoạt động bán hàng 17
2.2 Khái niệm, vai trò của xác định kết quả kinh doanh 18
2.2.1 Khái niệm xác định kết quả kinh doanh 18
2.2.2 Vai trò xác định kết quả kinh doanh 18
2.3 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 19 2.4 Kế toán bán hàng 20
2.4.1 Phương thức bán hàng 20
2.4.2 Kế toán giá vốn hàng xuất bán 22
Trang 52.4.3.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu 27
2.4.3.3 Nguyên tắc hạch toán doanh thu bán hàng 27
2.4.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 29
2.4.4.2 Nguyên tắc hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 29
2.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 30
2.5.1 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 30
2.5.2 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 31
2.5.3 Xác định kết quả kinh doanh 34
2.6 Sổ kế toán và báo cáo kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 37
2.6.1 Sổ kế toán sử dụng 37
2.6.2 Báo cáo kế toán 39
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG 40
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI 40
CN CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM VÀ TTBYT HOÀNG ĐỨC 40
3.1 Giới thiệu tổng quan về CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 40
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CN Công ty Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 40
3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 41
3.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh của CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 41
3.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 42
3.1.5Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 44
Trang 6phẩm và TTBYT Hoàng Đức 46
3.3Tổ chức hệ thống kế toán tại CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 47
3.3.1 Các chính sách kế toán chung 47
3.3.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 48
3.3.3Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 48
3.3.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 49
3.4 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức 49
3.4.1 Các phương thức bán hàng 49
3.4.2 Các phương thức thanh toán tiền hàng 49
3.4.3 Chứng từ và tài khoản sử dụng 51
3.4.4 Phương pháp kế toán 51
3.4.5 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty 53
3.4.6 Kế toán giá vốn hàng bán 56
3.4.7 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 58
3.4.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty 61
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN 63
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 63
TẠI CN CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM VÀ TTBYT HOÀNG ĐỨC 63
4.1 Nhận xét về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty 63
4.1.1Ưu điểm 63
4.1.2Nhược điểm 67
4.2 Kiến nghị về công tác kế toán 69
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau 29 năm chuyển dịch từ nền kinh tế bao cấp hạn hẹp sang nền kinh tế thịtrường mở rộng, và sau khi chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giớiWTO năm 2006, nền kinh tế Việt Nam đã có thêm nhiều cơ hội và thách thứcmới để ngày càng phát triển và hội nhập với bạn bè năm châu trên trường quốc
tế Trong cơ chế đó, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp chính là sự cạnhtranh với các doanh nghiệp trong cùng ngành và chiếm giữ lòng tin nơi kháchhàng Sự cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp trong nước lẫn với cácdoanh nghiệp nước ngoài buộc các doanh nghiệp phải thay đổi, đổi mới phươngthức kinh doanh để đảm bảo mục tiêu tồn tại của mình Muốn vậy, doanh nghiệpphải giám sát tất cả các quy trình từ khâu mua hàng đến khâu bán hàng để đảmbảo việc bảo toàn và tăng tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thựchiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần chocán bộ công nhân viên, doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận để tích lũy và phát triểnkinh doanh Để đứng vững và tồn tại, các doanh nghiệp cần phải biết nắm bắt vàđáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, với mặt hàng có chất lượng cao, giá cả phảichăng và mẫu mã phong phú Đồng thời công tác quản lý, đặc biệt là công tác kếtoán nói chung và công tác tiêu thụ nói riêng càng phải hoàn thiện hơn Điều nàylại càng đặc biệt đúng với một doanh nghiệp thương mại, khi mà nghiệp vụ bánhàng chiếm giữ vị trí quan trọng chủ chốt, là nghiệp vụ chi phối các nghiệp vụkhác, các chu kì kinh doanh chỉ có thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng khi khâu tiêuthụ được thực hiện tốt nhằm quay vòng vốn nhanh, tăng hiệu quả sinh lời Chính
vì vậy, hoạt động bán hàng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp Càngtìm hiểu kĩ về hoạt động bán hàng, ta càng nắm bắt được thực trạng tình hìnhkinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách, chiến lược bán hàng quan trọng
Trang 9của doanh nghiệp cũng như tình hình hiện tại của thị trường, nhu cầu hiện tạicủa thị trường Phân tích hoạt động bán hàng của doanh nghiệp giúp ta tìm rađược điểm mạnh, điểm yếu, những chính sách, chiến lược bán hàng đã thànhcông hay những vấn đề còn cần hướng giải quyết thích hợp hơn, đặc biệt là khiphân tích hoạt động này trên phương diện kế toán Kế toán bán hàng và xác địnhkết quả kinh doanh giữ một vai trò hết sức quan trọng vì nó phản ánh toàn bộquá trình bán hàng của doanh nghiệp cũng như việc xác định kết quả bán hàng,cung cấp thông tin cho nhà quản lý về hiệu quả, tình hình kinh doanh của từngđối tượng hàng hoá để từ đó có được những quyết định kinh doanh chính xáckịp thời và có hiệu quả Tiến hành hạch toán kết quả kinh doanh là đưa ra đượccác con số chính xác về doanh thu và chi phí của doanh nghiệp trong năm tàichính đó, giúp các nhà quản trị có cái nhìn chính xác nhất về lợi nhuận nói riêng
và tình hình tài chính hiện tại nói chung của Công ty Các con số này cũng giúpcác nhà đầu tư, khách hàng nắm được thực trạng của doanh nghiệp, giúp họ giữvững niềm tin và đưa ra quyết định tiếp tục đầu tư cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp hay thu hồi lại vốn đầu tư của mình Nó cũng là công cụ giúp các
cơ quan chức năng và đặc biệt là cơ quan thuế có cái nhìn bao quát nhất về hoạtđộng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định chính xác liên quan đến tínhpháp lý cũng như là nguồn thu cho Ngân sách nhà nước
Trang 10Nhận thức được vai trò tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toánnghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh đối với các doanhnghiệp thương mại, cùng với những kiến thức đã được học tập ở trường và quathời gian thực tập tại Chi nhánh Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị y
tế Hoàng Đức, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị y tế Hoàng Đức ” làm đề tài thực tập chuyên ngành nhằm đi sâu
nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệpchuyên môn cho bản thân
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Hiện nay công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh vôcùng quan trọng và không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, nhận thức đượctầm quan trọng đó mà đã có rất nhiều tác giả đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu vềlĩnh vực này Sau đây là một số chuyên đề, khóa luận em đã tìm hiểu trong quátrình thực hiện khóa luận này
Khóa luận ‘Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtại Công ty CP Tạp phẩm và bảo hộ lao động’ năm 2014 của tác giả Bùi Thị Lệ
Mỹ, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có kết cấu đầy đủ gồm ba chương.Chương 1 nêu lý luận chung, chương 2 nêu thực trạng kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp, chương 3 đề xuất các kiến nghị vàgiải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán của doanh nghiệp Trong khóa luận,tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh một cách toàn diện và đầy đủ Tác giả đã đưa ra một hệ thống cơ
sở lý luận đầy đủ và chi tiết về kế toán bán hàng như khái niệm bán hàng, kháiniệm doanh thu, giá vốn, các khoản giảm trừ doanh thu, các tài khoản liên quanđược sử dụng và sơ đồ hạch toán các tài khoản Về phần kế toán xác định kếtquả kinh doanh, tác giả cũng đưa ra được khái niệm, các yếu tố cấu thành như
Trang 11các loại chi phí và doanh thu, thu nhập, thuế, từ đó đưa ra sơ đồ hạch toán TK
911 Khóa luận cũng đưa ra được những ví dụ dẫn chứng chi tiết, cụ thể về hoạtđộng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty CP Tạpphẩm và bảo hộ lao động cùng hệ thống bảng biểu chứng từ, sổ sách rõ ràng,chính xác Tuy nhiên, khóa luận đi quá sâu và quá chi tiết vào phần lý luậnchung, có những đề mục không cần thiết, dài dòng Phần nêu kiến nghị để hoànthiện hệ thống kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh lại quá sơ sài,thiếu logic và không có tính ứng dụng thực tế với hoạt động kế toán tại Công ty
CP Tạp phẩm và bảo hộ lao động Vì những nhược điểm lớn trên nên khóa luận
bị mất cân đối giữa các chương, không đảm bảo ý nghĩa thực tiễn cho khóa luận
Khóa luận ‘Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công tyTNHH thương mại và thiết bị y tế Thanh Trì’ năm 2014 của tác giả Phạm ĐứcKhôi, trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội có bố cục đầy đủ gồm bachương Tổng thể kết cấu luận văn chặt chẽ, đảm bảo cân đối giữa các phần.Chương 1 của luận văn đã nêu được những lý luận chung về tổ chức kế toán bánhàng và xác định kết quả bán hàng tại các doanh nghiệp thương mại một cáchngắn gọn, rõ ràng, súc tích Chương 2 tác giả đã thể hiện rõ đặc trưng hoạt độngbán hàng và thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của công
ty Các ví dụ về hoạt động kế toán mạch lạc, gắn kết chặt chẽ với nhau và liên hệtrực tiếp với các bảng biểu chứng từ sổ sách, hình ảnh đi kèm Khi nói về thựctrạng công tác kế toán, tác giả đã minh họa bằng hình vẽ phần mềm kế toán màcông ty sử dụng từ khi thành lập, đặc biệt là khi nói về từng phần hành liên quanđến đề tài, tác giả cũng đều đưa vào giúp người đọc hình dung ra công việc trênphần mềm của kế toán Phần phụ lục, tác giả đã đưa ra các chứng từ liên quan,
sổ sách kế toán và hình ảnh chụp màn hình cách nhập dữ liệu, xuất đầu ra bằngphần mềm kế toán Chương 3 của bài luận là nhận xét ưu, nhược điểm của phầnmềm kế toán Công ty đang sử dụng và kiến nghị của tác giả để khắc phục nhữngnhược điểm này, tác giả đã đưa ra được những nhận xét đúng đắn về hoạt động
Trang 12kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của công ty Tuy nhiên, luận vănvẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế Các hình ảnh minh họa về việc ứng dụngphần mềm kế toán trong công ty là không cần thiết và gây rối bài Tác giả khôngcần liệt kê quá chi tiết các bước ứng dụng phần mềm kế toán trong công táchạch toán thường ngày Do phần thực trạng, tác giả tập trung nhiều vào việc mô
tả cách thức hạch toán bằng phần mềm nên chưa đưa ra được các ví dụ minh họachi tiết để phân biệt hai phương thức bán hàng của Công ty là bán hàng đại lý
và bán lẻ Việc đánh số các sơ đồ bảng biểu trong bài còn thiếu tính logic, mạchlạc Những kiến nghị của tác giả vẫn nặng tính máy móc, chưa sâu sát với hoạtđộng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty, không thể ápdụng vào thực tiễn được
Khóa luận ‘Kế toán xác định kết quả kinh doanh công ty TNHH Việt HóaNông’ năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương, trường Đại học Kỹ thuậtcông nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có kết cấu gồm 3 chương Khóa luận đã đưa
ra được hệ thống cơ sở lý luận đầy đủ và khá hoàn chỉnh về kế toán xác định kếtquả kinh doanh Phần tiếp theo là về thực trạng công tác kế toán tại doanhnghiệp, tác giả giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Việt Hóa Nông sau đó tậptrung mô tả phần hành xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phần đầuchương 2, tác giả phân tích khá chi tiết về các thông tin liên quan đến quá trìnhphát triển của Công ty, tình hình tài chính cũng như cả về tình hình lao độngtrong Công ty Khi nói đến công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh, tác giả cũng đưa vào các ví dụ và minh họa qui trình hạch toán nghiệp vụbán hàng bằng các chứng từ, các sổ sách liên quan đầy đủ và rõ ràng Tuy nhiên,trong phần thực trạng, tác giả xen lẫn thêm nhiều phần lý thuyết đã có ở chương
1, như vậy là không cần thiết và gây sự trùng lặp trong khóa luận Các sơ đồ,bảng biểu trong khóa luận trình bày thiếu thẩm mỹ, gây rối mắt và thiếu khoahọc Đặc biệt, tác giả đã không đánh số các sơ đồ, bảng biểu, không lập danhmục từ viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu đã sử dụng trong bài Như vậy người
Trang 13đọc sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận, nghiên cứu khóa luận Những kiến nghị
mà tác giả đã đưa ra trong chương 3 mặc dù có tính khả thi cao, nhưng lại khôngđúng trọng tâm nhằm hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh mànghiêng về hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm
Khóa luận ‘Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công tyTNHH Trường Sơn’ năm 2013 của tác giả Lê Thu Nga, Viện Đại học Mở HàNội bao gồm ba chương Phần cơ sở lý luận, tác giả đưa ra đầy đủ các khái niệm
và chi tiết liên quan đến kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại cácdoanh nghiệp thương mại Đặc biệt do Công ty chuyên buôn bán dược phẩm vàcác trang thiết bị y tế, tác giả đã đưa vào đặc điểm, các chính sách của nhà nướcvới các doanh nghiệp trong ngành và thực trạng các doanh nghiệp kinh doanhdược phẩm và trang thiết bị y tế hiện nay Phần thực trạng, tác giả giới thiệumột số nét chính và cơ bản về lịch sử phát triển, tổ chức hoạt động kinh doanh
và tổ chức hoạt động kế toán của công ty Tiếp đó tác giả đã đi sâu vào phầnhành kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Các phần trích của sổsách kế toán được tác giả đưa vào bài nhằm minh họa cho phần hành liên quanđến bán hàng đã đảm bảo yêu cầu rõ ràng và chính xác Phần nhận xét, tác giả
đã đưa ra được những điểm đã thực hiện tốt cũng như những điểm còn chưađược thực hiện tốt trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh của công ty và bám vào từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên,khóa luận vẫn còn tồn tại một số nhược điểm Phần giới thiệu chung về công ty,tác giả đã tập trung quá sâu vào việc phân tích tình hình tài chính, làm loãngkhóa luận Việc đưa vào phần này các ưu, nhược điểm của cơ cấu công ty cũngnên chuyển xuống phần nhận xét ở chương cuối Khi phân tích thực trạng côngtác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty, tác giả chưađưa được ví dụ về các nghiệp vụ bán hàng hay các nghiệp vụ phát sinh chi phí,doanh thu, thu nhập liên quan cũng như các chứng từ mà chỉ đưa vào phần trích
Trang 14của các sổ sách Vì vậy tác giả chưa mô tả được qui trình luân chuyển chứng từ,qui trình bán hàng của doanh nghiệp Ở phần xác định kết quả kinh doanh, tácgiả cũng chưa chỉ ra được qui trình kết chuyển và công thức tính lợi nhuận trước
thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế Phần kiến nghị và nhận
xét chương cuối còn lan man, chưa tập trung vào đề tài trọng tâm của khóa luận,không gắn liền với việc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh tại công ty Tác giả nhận xét nhiều về tình hình tài chính củaCông ty tuy nhiên kiến nghị lại chưa giải quyết được các vấn đề còn tồn tạitrong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Chuyên đề ‘Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh ở Công ty TNHH MTV kỹ thuật và dịch vụ LTK’ năm 2012 của tác giảBùi Thu Thúy, trường Học viện Tài chính Hà Nội theo kết cấu ba chương.Chương 1 khi nêu lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh, tác giả đã viết rõ ràng, mạch lạc, hệ thống hóa cơ sở lý luận một cáchlogic, toàn diện, đầy đủ và không bị thừa quá nhiều thông tin, bài chuyên đềkhông bị loãng như đa số các khóa luận khác gặp phải Tuy nhiên, sang chương
2, khi nêu thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tạiCông ty TNHH MTV kỹ thuật và dịch vụ LTK, chuyên đề lại không liền mạch,đứt quãng, số liệu không khớp nhau và có những sai sót nghiêm trọng Cụ thể làkhi phân tích tình hình tài chính của công ty, tác giả dùng số liệu năm 2009, năm
2010, nhưng khi phân tích công tác kế toán, tác giả lại dùng số liệu năm 2012.Khi lập bảng kê tiền lương và các khoản trích theo lương, tác giả ghi tháng 9năm 2012 nhưng tỷ lệ các khoản trích theo lương trong bảng lại được tính theonăm 2010 Điều này cho thấy bài chuyên đề đã sử dụng số liệu không đúng vớithực tế Các số liệu trong bài bị cắt ghép, chỉnh sửa cẩu thả Trong chuyên đề,tác giả không đánh số các bảng biểu, sơ đồ sử dụng và không lập danh mục sơ
đồ, bảng biểu Khóa luận mới chỉ có 1 ví dụ về nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa nhưngkhi phân tích phương thức kinh doanh đặc trưng của doanh nghiệp thì tác giả
Trang 15chưa đưa ra được ví dụ thực tiễn để minh họa Các chứng từ, sổ sách đưa racũng chưa được đầy đủ Sau khi viết về phần hành xác định kết quả kinh doanh,tác giả mới nói về các chi phí và doanh thu, thu nhập liên quan, nên viết phầnnày trước để người đọc dễ theo dõi và phân tích Khi phân tích đến phần hành kếtoán xác định kết quả kinh doanh, tác giả mới đưa ra được Sổ cái của các tàikhoản liên quan nhưng chưa đưa ra các ví dụ về các nghiệp vụ phát sinh Đồngthời, chuyên đề cũng chưa chỉ ra được qui trình kết chuyển doanh thu, chi phí,đặc biệt là thuế TNDN vào tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” Tênchương 3 trong lời mở đầu và mục lục không khớp với chương 3 trong nội dungchuyên đề Phần nhận xét, kiến nghị trong chương 3 khá ngắn, chưa sát với côngtác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
Chuyên đề ‘Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật công nghệ Bách Khoa’ năm
2010 của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung, trường Học viện Ngân hàng Hà Nội
có kết cấu gồm 3 chương Chuyên đề có ưu điểm nổi bật là các sơ đồ, bảng biểuđược trình bày rõ ràng, đẹp mắt, tính thẩm mỹ cao, dễ đọc Các sơ đồ, bảng biểucũng được đánh số thứ tự một cách logic, khoa học, gắn với các chương trongchuyên đề Tuy nhiên, có chỗ sắp xếp bảng biểu còn lộn xộn, một số bảng biểu
bị tách khỏi chương đang trình bày và xếp xuống cuối bài mà không rõ lý do.Nội dung chuyên đề được trình bày chặt chẽ, mạch lạc, đảm bảo đủ các yêu cầucần thiết của chuyên đề Kết cấu giữa các chương cân đối với nhau và giữa cácchương đã có sự liên kết, liên hệ Nhưng kết cấu chương 3 chưa được phù hợpvới nội dung chuyên đề, gây rối loạn trật tự nội dung dù các giải pháp đưa ra khátốt, gắn sát với đề tài
Khóa luận ‘Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtại Công ty CP xuất nhập khẩu và thương mại An Đức’ năm 2013 của tác giảNguyễn Thị Thanh Tuyền, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng được kết cấugồm ba chương Chương 1 nêu đặc điểm kinh doanh, tổ chức kinh doanh của
Trang 16công ty Chương 2 nêu thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh tại công ty Chương 3 đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng
và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Chính vì kết cấu như vậy nên khóaluận đã thiếu đi phần cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh Tác giả đã chèn một số phần kiến thức lý thuyết vào chương 1
và chương 2, khiến khóa luận mất đi tính logic, liền mạch và cả khóa luận bịloãng Trong chương 2, tác giả đã thêm một số hợp đồng kinh tế quá dài vàkhông cần thiết phải có vào bài viết, khiến người đọc rối mắt và khó tập trungtheo dõi các nội dung chính trong chuyên đề Chương 3 của khóa luận đề rađược một số giải pháp tích cực, có tính khả thi cao, bám sát vào khắc phụcnhững tồn tại hiện có của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh tại công ty Đây là ưu điểm nổi bật nhất của khóa luận mà nhiều khóaluận khác không đạt được
Khóa luận ‘Hoàn thiện hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh tại chi nhánh công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Ngọc Hà tại HảiPhòng’ năm 2013 của tác giả Đặng Thị Trang, trường Đại học Dân lập HảiPhòng đã phản ánh chi tiết cách thức hạch toán các nghiệp vụ bán hàng của công
ty từ chứng từ vào sổ sách cũng như việc tổng hợp doanh thu, chi phí để kếtchuyển kết quả kinh doanh của công ty Tác giả đã đưa ra những lý luận về bánhàng và xác định kết quả kinh doanh đầy đủ và chi tiết, đồng thời nhấn mạnhvào việc đưa ra những lý luận về hạch toán kế toán bán hàng trong doanh nghiệpthương mại Tác giả cũng liệt kê chi tiết các khoản chi phí, thu nhập hay doanhthu liên quan, các tài khoản sử dụng và kế toán xác định kết quả kinh doanh Ởchương tiếp theo của bài luận, công ty Ngọc Hà được giới thiệu sơ lược về quátrình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, bộ máy kế toán, các chế độ vànguyên tắc kế toán được áp dụng tại công ty Đặc biệt, khi đi chi tiết vào phầnhành kế toán bán hàng, tác giả đã nêu được đặc điểm hoạt động bán hàng tạicông ty trước khi nói về mặt kế toán Các ví dụ về nghiệp vụ bán hàng được đưa
Trang 17ra và minh họa các chứng từ, sổ chi tiết, sổ nhật ký chung, sổ cái cũng đưa vàobài để giúp người đọc có thể nắm được trọn vẹn công tác kế toán bán hàng củacông ty Ở phần kế toán xác định kết quả kinh doanh, tác giả đã liệt kê và cho ví
dụ minh họa cho các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cùngcác chứng từ, sổ sách kế toán liên quan Sau đó, tác giả đưa vào các phiếu kếtoán được dùng để kết chuyển, xác định kết quả kinh doanh cùng sổ cái của cáctài khoản liên quan Cuối chương này, tác giả đã đưa luôn ra nhận xét của bảnthân về ưu, nhược điểm trong công tác kế toán Các ưu, nhược điểm được đưa rabám khá sát vào phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.Tác giả đã đưa ra các ưu điểm một cách rõ ràng trên các khía cạnh: tổ chức hạchtoán ban đầu, tổ chức hạch toán tổng hợp, hệ thống sổ sách và đặc biệt là với kếtoán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Chương cuối, tác giả đưa ra địnhhướng phát triển của công ty trong thời gian tới và những kiến nghị của bản thângiúp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tạicông ty Ngọc Hà Ở chương thực trạng, phần kế toán xác định kết quả kinhdoanh, tác giả chưa đưa ra được thuế thu nhập doanh nghiệp, chưa xác địnhcông thức tính kết quả kinh doanh cuối kỳ của công ty cũng như lợi nhuận trướcthuế, lợi nhuận sau thuế của công ty
Khóa luận ‘Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtại Công ty CP công nghiệp Nghĩa Sơn’ năm 2014 của tác giả Nguyễn MaiHương, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có kết cấu gồm ba chương Tác giả
đã nêu được những lý luận chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh Tác giả đã trình bày được thực trạng về công tác kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP công nghiệp Nghĩa Sơn Khiphản ánh thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh,tác giả đã nêu ra được ví dụ về các nghiệp vụ bán hàng, chi tiết các chứng từđược sử dụng cũng như là phản ánh nghiệp vụ trên sổ sách kế toán Đặc biệt làbài luận đã chỉ ra được các chi phí và các khoản doanh thu, thu nhập liên quan
Trang 18đến việc kết chuyển kết quả kinh doanh, đưa ra được Sổ Cái tài khoản 911 cũngnhư Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2014 của Công ty Các ví dụminh họa chính xác đầy đủ và đúng kỳ, sổ sách và chứng từ được liệt kê rất đầy
đủ tuy nhiên còn hơi rối mắt Bài khóa luận trình bày rất chi tiết về lý luận côngtác bán hàng Tuy có những ưu điểm trên nhưng khóa luận trình bày rời rạckhông liên kết Ở chương cơ sở lý luận còn nêu ra quá nhiều lý thuyết chồngchéo khiến người đọc khó theo dõi cũng như đánh giá Các phương thức bánhàng hay tính giá vốn không logic với nhau, không tạo được thành một hệthống Trình bày của khóa luận nhiều chỗ còn copy máy móc không đẹp mắt.Những ưu nhược điểm đưa ra vẫn chung chung, kiến nghị giải pháp không sátvới thực tiến công ty
Khóa luận ‘Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtại Công ty CP đầu tư xây dựng và hạ tầng đô thị’ năm 2014 của tác giả PhạmMinh Anh, Viện Đại học Mở Hà Nội được kết cấu theo ba chương Khóa luận
đã đánh giá thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công
ty CP đầu tư xây dựng và hạ tầng đô thị từ đó đưa ra các giải pháp giúp hoànthiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại đây Chương
1 đã nêu được các vấn đề lý luận chung và trình bày hợp lý, đầy đủ về kế toánbán hàng và xác định kết quả kinh doanh Chương 2 tác giả đã đưa ra và phântích được thực trạng vấn đề tại cơ sở bằng các ví dụ nghiệp vụ, chứng từ, sổ sáchliên quan Chương 3 của khóa luận là nhận xét của tác giả về công tác kế toánbán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty, các đánh giá được đưa raphù hợp với thực trạng công việc kế toán tại đây Dựa vào những ý kiến đánhgiá này, tác giả cũng đưa ra được một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn Bêncạnh đó, khóa luận còn tồn tại một số nhược điểm Chương 2 khi nói về kế toánbán hàng, tác giả chưa đưa ra được qui trình bán hàng, ảnh hưởng của qui trìnhbán hàng đến công việc kế toán của toàn đơn vị Chương 3, các kiến nghị đượcđưa ra vẫn còn sơ sài, chưa bám sát vào những tồn tại hiện có trong kế toán bán
Trang 19hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty Khóa luận vẫn còn mắc một
số lỗi trình bày, trong khóa luận dùng hai font chữ khác nhau, đôi chỗ bị saichính tả, các dấu ngắt câu được dùng tùy tiện, một số sơ đồ kẻ lệch, mất nét.Chứng từ của công ty được scan lên quá mờ, không đọc được số liệu
Như vậy, có thể thấy rằng đề tài nghiên cứu về kế toán bán hàng là mộtchủ đề không mới nhưng lại khá phổ biến Tuy nhiên, ở mỗi doanh nghiệp cócách thức bán hàng và tiêu thụ sản phẩm khác nhau nên việc hạch toán vào sổ kếtoán, chứng từ sử dụng cũng khác nhau Cũng chính vì lý do này, em đã đi sâunghiên cứu và tìm hiểu các bài khóa luận trên để phục vụ cho bài khóa luận củamình
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là vận dụng lý luận về nghiệp vụ bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh vào nghiên cứu thực tiễn ở CN Công ty TNHH Dượcphẩm và TTBYT Hoàng Đức từ đó phân tích những vấn đề còn tồn tại và đềxuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tạicông ty
Mục tiêu cụ thể của khóa luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
Nghiên cứu và phản ánh thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh tại CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức
Đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh tại CN Công ty TNHH Dược phẩm vàTTBYT Hoàng Đức
Trang 201.4 Câu hỏi nghiên cứu
Việc thực hiện khóa luận sẽ là cơ sở để trả lời những câu hỏi nghiên cứusau
Bản chất kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanhnghiệp là gì?
Thực trạng hoạt động kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại
CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức được thực hiện như thếnào?
Để hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtại CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức cần những giải phápnào?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtại CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tại CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYTHoàng Đức
- Phạm vi thời gian:
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2015
Số liệu nghiên cứu: Khóa luận sử dụng số liệu tháng 12 năm 2014
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
Trang 21 Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát hoạt động nghiệp vụ của các kếtoán viên tại phòng kế toán CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT HoàngĐức.
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn kế toán trưởng và các kế toán viêntại, nhân viên bán hàng và nhân viên kho tại CN Công ty TNHH Dược phẩm vàTTBYT Hoàng Đức
Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu sơ cấp từ các hóa đơn, chứng từ tại phòng kế toán Thuthập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, các bảng kê và sổsách kế toán của công ty
Sử dụng các sách, giáo trình và tài liệu tham khảo liên quan đến kế toánbán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Xác định các dữ liệu phù hợp sẽ sử dụng để phân tích Xử lý toán học đốivới các thông tin định lượng và xử lý logic đối với các thông tin định tính
Áp dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánhgiá để xử lý những thông tin, dữ liệu đã chọn lọc từ quá trình nghiên cứu từ đóđưa ra kết luận về đề tài nghiên cứu
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh, từ đó đưa ra bức tranh tổng quan sâu sắc và toàndiện hơn về đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa thực tiễn: Nêu thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác địnhkết quả kinh doanh tại CN Công ty TNHH Dược phẩm và TTBYT Hoàng Đức,
từ đó rút ra nhận xét về ưu, nhược điểm và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế
Trang 22toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Làm tài liệu tham khảo chonhững nghiên cứu sau có cùng đề tài.
1.8 Kết cấu của đề tài
Nội dung khóa luận gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
Chương 3: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtại CN Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị y tế Hoàng Đức
Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh tại CN Công ty TNHH Dược phẩm vàTTBYT Hoàng Đức
Trang 23Quá trình bán hàng là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá thông quaquan hệ trao đổi nhằm thu hồi vốn, bù đắp chi phí và thực hiện lợi nhuận Quátrình tiêu thụ kết thúc khi doanh nghiệp chuyển xong quyền sở hữu sản phẩm,hàng hoá gắn với phần lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được kháchhàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số lượng hàng hoá theo giá bán đãthoả thuận và bán hàng cũng là điều kiện để thực hiện mục đích của việc sảnxuất hàng hoá và tái sản xuất không ngừng được mở rộng.
2.1.2 Vai trò của hoạt động bán hàng
Đối với doanh nghiệp, với chức năng là trung gian nối liền giữa sảnxuất và tiêu dùng, bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp cầnhướng tới và rất quan trọng, nó quyết định đến việc thành công hay thất bạicủa doanh nghiệp
Trang 24Bán hàng còn là một mắt xích quan trọng trong quá trình vận động củasản phẩm, thông qua bán hàng mới thúc đẩy được sản xuất phát triển, góp phầnnâng cao năng suất lao động, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm đáp ứng nhucầu ngày càng cao của xã hội, góp phần cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng Do
đó nếu doanh nghiệp thực hiện tốt khâu bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp: Thu hồivốn nhanh, quay vòng tốt để tiếp tục hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ chuchuyển vốn lưu động, hoàn thành tốt việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sáchNhà nước
Chính vì thế chúng ta cũng dễ ràng nhận ra rằng bán hàng là khâu đóngvai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp nhất là trong cơ chế thị trường cạnhtranh như hiện nay Do đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tìm được chỗ đứng choriêng mình cũng như cần phải tìm ra được biện pháp để thúc đẩy quá trình bánhàng để đứng vững và ngày càng phát triển lớn mạnh hơn nữa trên thị trường.Bằng cách doanh nghiệp chú ý tới chất lượng hàng hoá, giá cả, chính sách thuhút khách hàng như quảng cáo, tiếp thị, giảm giá hàng hoá
2.1.3 Yêu cầu quản lý đối với hoạt động bán hàng
Nghiệp vụ bán hàng liên quan đến từng mặt hàng, từng đối tượng kháchhàng, từng phương thức thanh toán nhất định Vì vậy công tác quản lý nghiệp vụbán hàng đòi hỏi phải quản lý các chỉ tiêu như: Doanh thu, lợi nhuận và thu hồivốn, khả năng thanh toán công nợ của khách hàng, các chi phí khác liên quan tớiquá trình bán hàng là thấp nhất, quản lý giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ
Quản lý nghiệp vụ bán hàng cần quan tâm và lưu ý các yêu cầu sau:
- Quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ đối với từngkhách hàng trong từng thời kỳ: phải nắm bắt được số lượng từng loại hàng tồnkho đầu và cuối kỳ, nhập và xuất trong kỳ và lượng dự trữ cần thiết
Trang 25- Phải xác định giá bán hợp lý sao cho đủ bù đắp những chi phí và đảmbảo có lãi, xác định đúng doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
- Phải đôn đốc việc thanh toán tiền hàng, đảm bảo thu hồi vốn nhanh, hạnchế những khoản nợ khó đòi
- Phải nắm bắt và theo dõi một cách sát sao từng phương thức bán hàng,từng thể thức thanh toán của khách hàng
2.2 Khái niệm, vai trò của xác định kết quả kinh doanh
2.2.1 Khái niệm xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh hàng hóa là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi tất cảcác chi phí Kết quả kinh doanh là mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp Xác định kết quả kinh doanh là việc so sánh giữa thu nhập đạt được và chiphí bỏ ra trong cả quá trình sản xuất kinh doanh Nếu thu nhập lớn hơn chi phíthì kết quả là lãi, ngược lại, kết quả là lỗ Việc xác định kết quả kinh doanh nàythường được tiến hành vào cuối kỳ hạch toán tháng, quý hay năm tùy thuộc vàođặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của từng doanh nghiệp
2.2.2 Vai trò xác định kết quả kinh doanh
Đối với một doanh nghiệp nói chung và một doanh nghiệp thương mại nóiriêng, tổ chức công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có vai trò quantrọng, giúp hạn chế được sự thất thoát hàng hoá, phát hiện được những hàng hoáchậm luân chuyển để có biện pháp xử lý thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình tuầnhoàn vốn Các số liệu mà kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cungcấp cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nắm bắt được mức độ hoàn chỉnh về
kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh từ đó tìm ra những thiếu sótmất cân đối giữa khâu mua - khâu dự trữ và khâu bán để có biện pháp khắc phụckịp thời
Trang 26Từ các số liệu trên báo cáo tài chính mà kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh cung cấp, nhà nước nắm được tình hình kinh doanh và tình hìnhtài chính của doanh nghiệp, từ đó thực hiện chức năng quản lý kiểm soát vĩ mônền kinh tế, đồng thời nhà nước có thể kiểm tra việc chấp hành về kinh tế tàichính và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Ngoài ra thông qua số liệu mà kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh cung cấp, các bạn hàng của doanh nghiệp biết được khả năng mua - dựtrữ -bán các mặt hàng của doanh nghiệp để từ đó có quyết định đầu tư,cho vayvốn hoặc có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để quản lý sản xuất vàtiêu thụ, thông qua số liệu của kế toán nói chung, kế toán bán hàng và xác địnhkết quả kinh doanh nói riêng giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ hoànthành chỉ tiêu của mình về sản xuất, giá thành, tiêu thụ và lợi nhuận, từ đó đưa
ra phương hướng kinh doanh hiệu quả nhất, phù hợp với nhu cầu thị trường,đem lại lợi nhuận cao hơn với chi phí thấp hơn
2.3 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp,
nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Vì vậy, để quản lý tốt nghiệp vụ này kế toán nghiệp vụ bán càng cầnthực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau
- Ghi chép và phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến độngnhập - xuất của từng loại hàng hóa trên cả hai phương diện hiện vật và giá trị
- Phản ánh kịp thời giá vốn hàng hóa để làm cơ sở xác định chỉ tiêu ‘lợinhuận gộp’
Trang 27- Theo dõi, phản ánh và giám đốc chặt chẽ quá trình bán hàng, ghi chépkịp thời, đầy đủ các khoản chi phí bán hàng, chi phí QLDN để làm cơ sở xácđịnh chỉ tiêu ‘Lợi nhuận thuần’.
- Kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý nợ,theo dõi chi tiết cho từng khách hàng, số tiền khách hàng nợ
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ doanh thu bán hàng, các khoản thuế phải nộp
về tiêu thụ hàng hóa trong kỳ, xác định kết quả bán hàng thông qua doanh thubán hàng một cách chính xác
- Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quanđồng thời định kỳ có tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng vàxác định kết quả bán hàng
2.4 Kế toán bán hàng
2.4.1 Phương thức bán hàng
Quá trình bán hàng là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái vật chất sanghình thái giá trị và thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa thông qua quan hệ traođổi (thanh toán) giữa doanh nghiệp bán và người mua Quá trình này gồm khâuxuất hàng và khâu chuyển giao hàng Phương thức mà doanh nghiệp lựa chọn đểchuyển giao hàng hóa cho khách hàng gọi là phương thức bán hàng
Phương thức bán hàng là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp nàocũng quan tâm Lựa chọn phương thức nào có ảnh hưởng đến việc sử dụng tàikhoản kế toán, đến thời điểm xác định doanh thu, đến chi phí và lợi nhuận Córất nhiều góc độ khi xem xét phương thức bán hàng, nhưng trên góc độ kế toánthì công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trong doanh nghiệp sản xuất có thể tiếnhành theo các phương thức sau
2.4.1.1 Phương thức gửi hàng hoặc bán hàng đại lý
Trang 28Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp sẽ gửi hàng cho khách hàngtheo những thỏa thuận trong hợp đồng Khách hàng có thể là những đơn vị nhậnbán hàng đại lý hoặc là những khách hàng mua thường xuyên theo hợp đồngkinh tế Khi xuất kho hàng hóa cho khách hàng, thì số hàng hóa đó vẫn thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp Đến khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhậnthanh toán, kế toán ghi nhận doanh thu do doanh nghiệp đã chuyển các lợi íchgắn với quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng Với phương thức bán hàng đại
lý, chủ hàng xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, bên nhận đại lý sẽ được hưởngthù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá Doanh thu hàng bánđược hạch toán khi bên đại lý trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán
2.4.1.2 Phương thức bán hàng trực tiếp
Theo phương thức này, bên khách hàng ủy quyền cho cán bộ nghiệp vụđến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp hoặc giao nhận hàng tay ba (các doanhnghiệp thương mại mua bán thẳng) Khi doanh nghiệp giao hàng hóa, sản phẩm,dịch vụ cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhậnthanh toán, có nghĩa là quá trình chuyển giao hàng và ghi nhận doanh thu diễn rađồng thời với nhau, tức là đảm bảo các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng Các phương thức bán hàng trực tiếp bao gồm:
Bán hàng thu tiền ngay
Bán hàng được người mua chấp nhận thanh toán ngay (không có lãi trảchậm)
Bán hàng trả chậm, trả góp có lãi: Theo phương thức này, khi giao hàngcho người mua, thì số hàng đó được coi là tiêu thụ và doanh nghiệp không cóquyền sở hữu số hàng đó Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểmmua Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịumột tỷ lệ lãi nhất định
Trang 29 Bán hàng đổi hàng: Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đóngười bán đem hàng hóa hoặc dịch vụ của mình để lấy hàng hóa hoặc dịch vụkhác không tương tự Trường hợp này, doanh thu được xác định bằng giá trị hợp
lý của hàng hóa, hoặc dịch vụ nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặctương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.Khi không xác định được giá trị hợp lýcủa hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp
lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiềnhoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm
2.4.2 Kế toán giá vốn hàng xuất bán
* Trị giá vốn hàng xuất bán
Trị giá vốn hàng
Trị giámua hàngxuất bán
+
Chi phíthu muaphát sinhtrong kỳ
_
Chi phí thumua phân bổcho hàng tồncuối kỳ
Giá mua hàng tồn
Giá mua hàng nhậptrong kỳ
2.4.2.1 Các phương pháp tính giá vốn hàng xuất bán
Trang 30 Phương pháp nhập trước - xuất trước
Phương pháp này dựa trên giả thuyết là hàng hoá nhập trước thì sẽ đượcxuất trước Do đó, giá trị hàng hóa xuất kho được tính hết theo giá nhập kho lầntrước rồi mới tính tiếp giá nhập kho lần sau Như vậy giá trị hàng hóa tồn sẽ đượcphản ánh với giá trị hiện tại vì được tính giá của những lần nhập kho mới nhất
Ưu điểm: Có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuấthàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâutiếp theo cũng như cho quản lý Trị giá vốn hàng tồn kho sẽ tương đối sát vớigiá thị trường của mặt hàng đó Vì vậy chỉ tiêu trên báo cáo kế toán có ý nghĩathực tế hơn
Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoảnchi phí hiện tại Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trịsản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có được từ rất lâu Đồng thời nếu số lượng, chủngloại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập, xuất liên tục dẫn đến những chi phí choviệc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều
Phương pháp nhập sau - xuất trước
Phương pháp này dựa trên giả thuyết là hàng hoá nào nhập kho sau nhấtsẽ được xuất ra sử dụng trước Do đó, giá trị hàng hoá xuất kho được tính hếttheo giá nhập kho mới nhất, rồi tính tiếp theo giá nhập kho kế tiếp sau đó Nhưvậy giá trị hàng hoá tồn kho sẽ được tính theo giá tồn kho cũ nhất
Ưu điểm: Với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất tương đốisát với trị giá vốn của hàng thay thế Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảmbảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán
Nhược điểm: Trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát vớigiá thị trường của hàng thay thế
Trang 31Theo TT200/2014, các doanh nghiệp không áp dụng phương pháp nhậpsau xuất trước nữa.
Phương pháp bình quân gia quyền
Là phương pháp căn cứ vào giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị hàngnhập trong kỳ để tính giá binh quân của một đơn vị hàng hoá Sau đó tính giá trịhàng hoá xuất kho bằng cách lấy số lượng hàng hoá xuất kho nhân với giá đơn
vị bình quân Nếu giá đơn vị bình quân được tính theo từng lần nhập hàng thìgọi là bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập Nếu giá đơn vị bình quân chỉ đượctính một lần lúc cuối tháng thì gọi là bình quân gia quyền lúc cuối tháng
a) Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuấtkho trong kỳ Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ đểtính giá đơn vị bình quân:
Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trịhàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Sốlượng hàng nhập trong kỳ)
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ
Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồnvào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác Ngoài ra,phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tạithời điểm phát sinh nghiệp vụ
b) Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)
Trang 32Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giátrị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân đượctính theo công thức sau:
Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giávật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ+ Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)
Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế củaphương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức
Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ítchủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít
Phương pháp giá thực tế đích danh
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp quản lýhàng hoá theo từng lô hàng nhập Hàng xuất kho thuộc lô hàng nào thì lấy đơngiá của lô hàng đó để tính Phương pháp này thường sử dụng với những loạihàng có giá trị cao, thường xuyên cải tiến mẫu mã chất lượng
Ưu điểm: Đây là phương pháp tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợpcủa kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế Giá trị của hàng xuấtkho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra Giá trị hàng tồn kho đượcphản ánh theo đúng giá trị thực tế của nó
Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiệnkhắt khe chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho
có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới cóthể áp dụng được phương pháp này Đối với những doanh nghiệp có nhiều loạihàng thì không thích hợp áp dụng phương pháp này
Phương pháp giá bán lẻ
Đây là phương pháp mới bổ sung theo TT200/2014
Trang 33Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị củahàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợinhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác
Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồnkho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý Tỷ lệ được sử dụng có tínhđến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó Thôngthường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng
Chi phí mua hàng trong kỳ được tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàngtồn kho cuối kỳ Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng tùy thuộctình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắcnhất quán
Phương pháp giá bán lẻ được áp dụng cho một số đơn vị đặc thù (ví dụnhư các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự)
2.4.2.2 Trình tự kế toán giá vốn hàng xuất bán
Kế toán giá vốn hàng bán theo phương thức gửi hàng
* Tài khoản sử dụng :
TK157: Hàng gửi đi bán Tài khoản này phản ánh sự biến động và số liệu
có về giá vốn của hàng gửi bán Số hàng này chưa xác định là đã tiêu thụ
Kế toán sử dụng một số tài khoản khác TK: 156, 331, 133, 632…
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu :
+ Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê địnhkỳ: Theo Sơ đồ 2.1
+ Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thườngxuyên: Theo Sơ đồ 2.2
Kế toán giá vốn hàng bán theo phương thức bán hàng trực tiếp
* Tài khoản sử dụng :
Trang 34TK 632 “Giá vốn hàng bán” Tài khoản này phản ánh trị giá vốn hàng hóa đãbán và kết chuyển trị giá vốn hàng bán sang TK 911 – xác định kết quả kinh doanh.
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
+ Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thườngxuyên: Theo Sơ đồ 2.3
+ Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê địnhkỳ: Theo Sơ đồ 2.4
2.4.3 Kế toán doanh thu bán hàng
2.4.3.1 Khái niệm doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền sẽ thu được từ các hoạt động giaodịch như bán sản phẩm hàng hoá cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu
và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)
2.4.3.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu
- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điềukiện sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua
+ Doanh nghiệp không nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sởhữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
2.4.3.3 Nguyên tắc hạch toán doanh thu bán hàng
Trang 35- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,khi viết hoá đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, các khoảnphụ thu, thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán Doanh thu bán hàng đượcphản ánh theo số tiền bán hàng chưa có thuế GTGT.
- Đối với hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanhthu được phản ánh trên tổng giá thanh toán
- Đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhậpkhẩu thì doanh thu tính trên tổng giá mua bán
- Doanh thu bán hàng (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi chi tiếttheo từng loại sản phẩm nhằm xác định chính xác, đầy đủ kết quả kinh doanhcủa từng mặt hàng khác nhau
* Chứng từ kế toán sử dụng
+ Hóa đơn GTGT (Mẫu 01-GTKT-3LL)
+ Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu 02-GTTT-3LL)
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
+ Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
+ Bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi (Mẫu 01-BH)
+ Báo cáo bán hàng, bảng kê bán lẻ hàng hóa
+ Các chứng từ thanh toán (Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủynhiệm thu, giấy báo có của NH, bảng sao kê của NH…)
+ Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại…
* Tài khoản sử dụng
Trang 36Để hạch toán doanh thu bán hàng kế toán sử dụng TK 511 “Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản này dùng để phản ánh tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hànghoá, dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ, các khoản giảm trừ doanh thu và xácđịnh doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp
Phương pháp hạch toán chi tiết theo Sơ đồ 2.5
2.4.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
2.4.4.2 Nguyên tắc hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu phải được hạch toán riêng: trong đó cáckhoản: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán đươc xác định như sau:
- Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý và công bố công khai các khoảnchiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
- Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán cho số hàngbán ra trong kỳ phải đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có lãi
- Phải ghi rõ trong hợp đồng kinh tế và hoá đơn bán hàng
* Tài khoản sử dụng
Trang 37Để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu kế toán sử dụng các tài khoảnchủ yếu sau:
● TK 521(1) “Chiết khấu thương mại”
TK này dùng để phản ánh các khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yếtcho khách hàng mua với lượng lớn
Trình tự kế toán: Theo Sơ đồ 2.6
● TK 521(2) “Hàng bán bị trả lại”
TK này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ
bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân (kém phẩm chất, quy cách…) đượcdoanh nghiệp chấp nhận
* Trình tự kế toán: Theo Sơ đồ 2.7
● TK 521(3) “Giảm giá hàng bán”
TK này dùng để phản ánh các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳhạch toán được người bán chấp nhận trên giá thoả thuận
Trình tự kế toán: Theo Sơ đồ 2.8
2.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.5.1 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
* Khái niệm: Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng là những chi phí thực tế phát sinhtrong quá trình bán sản phẩm hàng hóa dich vụ… Chi phí quản lý doanh nghiệp
là những chi phí hành chính và chi phí quản lý chung của doanh nghiệp
Chi phí quản lý kinh doanh được quản lý và hạch toán theo các yếu tốsau: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao
Trang 38TSCĐ, chi phí bảo hành, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản
lý kinh doanh của doanh nghiệp
* Chứng từ sử dụng:
Chứng từ kế toán được sử dụng tùy vào nội dung từng khoản chi phí
- Chi phí nhân viên: Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương – BHXH
- Chi phí vật liệu, CCDC: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu – CCDC
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Căn cứ vào bảng tính và trích khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền: Căn cứ vào các Phiếu chi, Giấybáo nợ của NH, các hóa đơn dịch vụ…
- Thông báo thuế, bảng kê nộp thuế, biên lai thu thuế
* Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí quản lý kinh doanh kế toán sử dụng TK 642 “Chi phíquản lý kinh doanh” TK này dùng để phản ánh những chi phí mà doanh nghiệp
đã bỏ ra cho hoạt động chung của toàn doanh nghiệp trong kỳ hạch toán
Tài khoản 642 gồm 2 tài khoản cấp 2:
- TK 6421 “Chi phí bán hàng”
- TK 6422 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
* Trình tự kế toán: Theo Sơ đồ 2.9
2.5.2 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
* Nội dung
Chi phÝ thuÕ TNDN cña DN bao gåm chi phÝ thuÕ thunhËp DN hiÖn hµnh vµ chi phÝ thuÕ TNDN ho·n l¹i lµm c¨n cø
Trang 39xác định kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong năm tàichính hiện hành.
* Tài khoản kế toỏn sử dụng
Tài khoản 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
* Trỡnh tự hạch toỏn một số nghiệp vụ chủ yếu
- Hàng quý, khi xỏc định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theoquy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toỏn phản ỏnh số thuế thunhập doanh nghiệp tạm phải nộp Nhà nước vào chi phớ thuế thu nhập doanhnghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 8211– Chi phớ thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Cú TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Cú cỏc TK 111, 112,…
- Cuối năm tài chớnh, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tếphải nộp, kế toỏn ghi:
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn
số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toỏn phản ỏnh bổ sung số thuếthu nhập doanh nghiệp cũn phải nộp, ghi:
Nợ TK 8211– Chi phớ thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Cú TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 40Có các TK 111, 112,…
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn
số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, thì số chênh lệch kế toán ghi giảmchi phí số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liênquan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanhnghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộpcủa các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện saisót
+ Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trướcphải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước đượcghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi nộp tiền, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112…
+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm dophát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp