1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TIỂU LUẬN TÌM HIỂU HỆ THỐNG SÔNG KỲ CÙNG – BẰNG GIANG

26 4,1K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 317,31 KB

Nội dung

CHƯƠNG I : LỜI MỞ ĐẦU,GIỚI THIỆU Nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (tổng số sông từ cấp I – IV có 2360 con sông) là một biểu hiện của tài nguyên nước sông phong phú. Nước ta có chín hệ thống sông lớn với diện tích khoảng 371.770km2, đó là: Hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Mê Kông. Ngoài ra còn có một số con sông độc lập như sông Gianh, sông Kiên Giang (Quảng Bình), sông Thạch Hãn (Quảng Trị), sông Hương (Huế), sông Trà Khúc (Quảng Ngãi), sông Côn (Bình Định). Hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang là hai lưu vực sông nằm ở phía Đông Bắc Bộ,có diện tích 11220 km2. Đây là một hệ thống sông rất đặc biệt ở nước ta. Hai sông này đều chảy sang Trung Quốc, ở đó hợp thành Tả giang, một trong hai nguồn chính của sông Ung Giang. Như vậy, nếu các hệ thống sông khác tập trung nước ở nước ta hay nhận nước từ nước ngoài vào để chảy ra Biển Đông thì hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang lại tập trung nước ở nước ta để chảy qua Trung Quốc. Ngoài ra, các hệ thống sông ở Việt Nam thường là các bộ phận trung lưu và hạ lưu, còn hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang lại là phần thượng lưu của nước ta. Điều này đã làm tăng tính đa dạng và phức tạp của sông ngòi Việt Nam. Phương pháp tìm hiểu hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang: thu thập số liệu, tài liệu, internet, ... Phạm vi tìm hiểu: hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang.

Trang 1

ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

₪₪₪₪₪

BÀI TIỂU LUẬN

TÌM HIỂU CÁC HỆ THỐNG SÔNG VIỆT NAM

ĐỀ TÀI

HỆ THỐNG SÔNG KỲ CÙNG – BẰNG GIANG Môn học: ĐỊA LÝ THỦY VĂN

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2015

Họ và Tên:

Nhóm:

Lớp:

Vũ Hồng Thái Sầm Phương Trà Cao Thị Thu Thảo Nguyễn Công Vinh 06

ĐH3T2

Trang 2

CHƯƠNG I : LỜI MỞ ĐẦU,GIỚI THIỆU

Nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (tổng số sông từ cấp I – IV có 2360 consông) là một biểu hiện của tài nguyên nước sông phong phú

Nước ta có chín hệ thống sông lớn với diện tích khoảng 371.770km2, đó là: Hệ thốngsông Kỳ Cùng – Bằng Giang, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sôngThu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Mê Kông Ngoài ra còn có một số con sôngđộc lập như sông Gianh, sông Kiên Giang (Quảng Bình), sông Thạch Hãn (QuảngTrị), sông Hương (Huế), sông Trà Khúc (Quảng Ngãi), sông Côn (Bình Định)

Hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang là hai lưu vực sông nằm ở phía Đông Bắc Bộ,códiện tích 11220 km2 Đây là một hệ thống sông rất đặc biệt ở nước ta Hai sông nàyđều chảy sang Trung Quốc, ở đó hợp thành Tả giang, một trong hai nguồn chính củasông Ung Giang Như vậy, nếu các hệ thống sông khác tập trung nước ở nước ta haynhận nước từ nước ngoài vào để chảy ra Biển Đông thì hệ thống sông Kỳ Cùng – BằngGiang lại tập trung nước ở nước ta để chảy qua Trung Quốc Ngoài ra, các hệ thốngsông ở Việt Nam thường là các bộ phận trung lưu và hạ lưu, còn hệ thống sông KỳCùng – Bằng Giang lại là phần thượng lưu của nước ta Điều này đã làm tăng tính đadạng và phức tạp của sông ngòi Việt Nam

Phương pháp tìm hiểu hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang: thu thập số liệu, tài liệu,internet,

Phạm vi tìm hiểu: hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang.

Trang 3

+ Phía tây là cánh cung Ngân Sơn – Yên Lạc.

+ Phía nam là cánh cung Bắc Sơn

+ Phía đông nam là vùng đồi núi thấp Đình Lập

+ Phía đông bắc là tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc

Hình 1: Bản đồ lưu vực sông Kỳ Cùng – Bằng Giang

Trang 4

2 Phân bố mạng lưới sông trong khu vực:

- Sông Kỳ Cùng có 3 chi lưu chính là sông Bắc Giang và sông Bắc Khê, cả hai sông nàyđều hợp lưu gần Thất Khê, còn sông Ba Thín hợp lưu gần thị trấn Lộc Bình

+ Sông Bắc Giang: bắt nguồn từ vùng núi Nguyên Bình, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn,chảy sang huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn và hợp lưu với sông Kỳ Cùng ở phía namthị trấn Thất Khê (huyện Tràng Định) Chiều dài: 114 km, diện tích lưu vực: 2670km2.Đầu nguồn sông Bắc Giang có các chi lưu nhỏ như: sông Na Rì ở tỉnh Bắc Kạn, hữungạn có chi lưu sông Tà Lùng, tả ngạn có sông Xe Cô từ dãy núi Cao Lan

+ Sông Bắc Khê: chiều dài 54km, diện tích lưu vực 801km2 bắt nguồn từ vùng giápranh 2 tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn

+ Sông Ba Thín: bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đổvào bờ phải sông Kỳ Cùng trên địa phận tỉnh Lạng Sơn Sông có chiều dài 52km, diệntích lưu vực 320km2

Trang 5

- Sông Bằng Giang, hay còn gọi là sông Bằng chảy qua tỉnh Cao Bằng Sông bắt nguồn

từ tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam vào CaoBằng tại cửa khẩu Sóc Giang, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng Từ xã Sóc Giang, sôngchảy qua các huyện Hà Quảng, Hòa An, Thị xã Cao Bằng, huyện Phục Hòa và kết thúctại cửa khẩu Tà Lùng, xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hoà (phía đông nam Cao Bằng) rồi

đổ vào tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc Tại Trung Quốc, nó hợp lưu với sông Kỳ Cùnggần thị trấn Long Châu - Quảng Tây để tạo thành sông Tả Giang, chi lưu phía nam của

Úc Giang Sông Bằng có tổng chiều dài khoảng 108 km, trên đất Việt Nam sông Bằng

có chiều dài khoảng 90km, diện tích lưu vực 4.000km2

- Sông Bằng Giang có 24 chi lưu trong đó có 3 chi lưu lớn là sông Sê Bao, sông Hiến,sông Bắc Vọng

+ Sông Hiến: bắt nguồn từ vùng núi Khau Vài cao 1200m chảy theo hướngtây nam – đông bắc đổ vào bờ phải sông Bằng tại thành phố Cao Bằng Sông có chiềudài 62km, diện tích lưu vực 930km2

Trang 6

+ Sông Bắc Vọng: bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua một số huyện phía đôngtỉnh Cao Bằng rồi hợp lưu với sông Bằng Giang tại thị trấn Tà Lùng Sông có chiềudài trên lãnh thổ Việt Nam là 77 km, diện tích lưu vực 1329 km2.

Hình 2.2: Sông Bằng Giang

3 Điều kiện địa hình:

- Lưu vực sông Kỳ Cùng – Bằng Giang có địa hình phức tạp bao gồm: vùng núi cao,vùng đá vôi, núi thấp và đồi thuộc miền Đông Bắc nước ta Hình thế chung của địahình là độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trong khi đó sông Kỳ Cùngchảy giữa máng trũng Lộc Bình - Thất Khê có hướng đi ngược lại, từ Đông Nam lênTây Bắc

- Thung lũng sông Kỳ Cùng chiếm phần lớn máng trũng Cao Lạng, nằm lọt giữa mộtvùng núi thấp Phía Đông và phía Nam lưu vực là vùng đồi thấp cao độ khoảng 500 -600m Địa hình phân ra hai dạng: đồi và thung lũng

- Các dạng đồi đều có sườn dốc dưới 250, có những ngọn đồi gần giống nhau, có cùngcao độ, hình dạng đỉnh bằng sườn thoải

- Các thung lũng quanh co, uốn khúc liên tục và không có bậc thềm

- Phía Bắc địa hình thấp hơn, đồi núi có sườn tròn thoải, xung quanh thị xã Lạng Sơnđịa hình thấp hơn, có cửa ải Hữu Nghị Quan nối liền với Trung Quốc Dãy núi MẫuSơn ở Đông Bắc Lạng Sơn có địa hình độc lập, đột xuất cao hẳn lên là phần đồi núigiữa sông Kỳ Cùng và sông Nà Làng, đỉnh cao nhất 1.541m

Trang 7

- Phía Tây lưu vực có các dãy núi cao trên 1.000m, như đỉnh Cốc xa (1.131m) là phânthuỷ giữa sông Na Rì với sông Cầu Núi Khâu Pan (1.188m) là phân thuỷ giữa sôngBắc Giang với sông Hiến Các dãy núi nằm trong nội bộ lưu vực sông Bắc Giang cũng

có độ cao từ 1.000 - 1.200m

- Phía Tây Nam và phía Nam có dãy núi tiếp cận với vùng đá vôi Bắc Sơn, có độ caotrung bình là 500 - 600m, đỉnh cao nhất là Bắc Hà (779m) Sông suối trong khu vựcnày dày đặc, dòng chảy mặt rất phong phú, ở đây có nhiều cánh đồng bằng phẳng pháttriển nông nghiệp rất tốt

4 Địa chất thổ nhưỡng:

Trong vùng nghiên cứu chủ yếu có các loại đất sau:

- Đất thung lũng và đất ven sông do nguồn phù sa sông suối và sản phẩm bào mòn sườnđồi bồi tụ có diện tích không lớn, phân bố chủ yếu ở cánh đồng Thất Khê, Văn Lãng,Lộc Bình, quanh thành phố Lạng Sơn Đây là loại đất tốt, hàm lượng mùn cao, thíchhợp với nhiều loại cây trồng, đó là các vùng trọng điểm lúa

- Đất đỏ nâu trên đá Mácma trung tính và Bazic được phân bố ở Tây Nam Lạng Sơn.Đất có tầng dày 8 - 10cm, đây là loại đất tốt thích hợp cho trồng cây công nghiệp nhưchè, cà phê, các loại cây hoa màu khác

- Đất đỏ trên đá vôi: loại đất này phổ biến ở thượng nguồn sông Na Rì, phía Bắc BìnhGia Đây là loại đất tốt nhưng thường thiếu nguồn nước, thích hợp với cây hoa màu vàmột số cây công nghiệp, cây ăn quả yêu cầu ít nước tưới

- Đất đỏ vàng trên đất sét và đá biến chất, loại đất này được phân bố rộng khắp trong lưuvực Đất có độ dày trung bình 60 - 120cm, đất kém xốp, độ pH = 4 - 4,5 Việc sử dụngđất này phải có biện pháp chống xói mòn, tăng cường phân bón để nâng cao độ phìnhiêu của đất

- Đất đỏ vàng trên đá Macma axít phân bố thành các dải từ Tràng Định đến Bình Gia,Văn Quan, Cao Lộc, Na Rì Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ keo sét không nhiềuthường nhỏ hơn 20% Loại đất này thích hợp với cây chè, thuốc lá và sắn

- Đất vàng nhạt trên đá cát, phân bố dọc đường 4, thành phần cơ giới nhẹ, ít sét chủ yếu

là cát và cát pha, đất không kết cấu

- Đất đỏ vàng nằm rải rác một số nơi như Lộc Bình Đây là loại đất có thành phần hữu

cơ nghèo

Trang 8

- Đất dốc tự phân bố ở những dải ruộng hẹp và dài uốn quanh chân đồi, loại đất này ít,phân tán, là loại đất xấu, ít mùn.

- Đất mùn đỏ vàng phân bố ở các dãy núi cao, đất có nhiều mùn hữu cơ, độ pH = 3,5 Càng xuống sâu độ pH càng giảm

3,1 Nhìn chung đất đai ở Lạng Sơn thường nghèo mùn, ít lân và nghèo đạm, nghèo kali năng suất cây trồng thấp và giảm dần do bị rửa trôi, bào mòn

5 Thảm phủ thực vật:

Thảm phủ thực vật mang tính chất nhiệt đới

- Vùng núi trước đây là những rừng cây rậm rạp xanh tốt quanh năm Trên tầng cao cócác loại gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, tầng thấp hơn có các loại cây gỗ như dẻ, gồi,sau sau, tầng dưới thấp là những loại cây bụi xen lẫn các loại dây leo chằng chịt -Rừng thứ sinh thường là các loại cây gỗ phức tạp và cây bụi phát triển không đều, thưathớt Vùng đất thấp không còn rừng chủ yếu là cây bụi, lau lách, sim mua và cỏ tranh

- Các loại cây rừng chủ yếu là:

+ Từ 700m trở lên gồm các rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới

+ Từ 700m trở xuống là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

+ Tại các đồi núi thấp thường là rừng kín hỗn hợp, lá rộng, lá kim nhiệt đới

+ Xen kẽ là các loại tre nứa, cây bụi

- Tỷ lệ che phủ rừng năm 1999 là khoảng 30% (theo tài liệu của Viện Điều tra Quyhoạch Rừng) Hiện nay rừng đã và đang bị phá hoại nghiêm trọng do nanj khai thácquá bừa bãi Rừng cây nguyên sinh chỉ tồn tại ở vùng núi cao, hiểm trỏ khó khai thác

Trang 9

CHƯƠNG III : ĐẶC ĐIỂM KTTV LƯU VỰC SÔNG

1 Dòng chảy năm:

- Sông Kỳ Cùng với lưu lượng dòng chảy năm tại trạm Lạng Sơn là Q0 = 30,1 m3 /s,

tổng lượng dòng chảy năm Wo = 949.106 m3, mô số dòng chảy trên lưu vực 17 - 25

l/s.km2 Các sông nhánh vùng trung lưu sông Kỳ Cùng có mô số dòng chảy lớn hơn 18

– 19 l/s.km2, cao nhất là vùng thượng lưu sông Kỳ Cùng, nơi có lượng mưa năm lớn

Bảng 1.2: Lưu lượng bình quân năm ứng với cac tần suất (Đơn vị: m3/s)

- Mùa lũ ở lưu vực sông Kỳ Cùng từ tháng 6 đến tháng 9, và mùa cạn từ tháng 10 đến

tháng 5 năm sau Lượng dòng chảy tập trung phần lớn vào mùa lũ từ 66 - 80%

- Sự phân phối dòng chảy tháng trong năm của các sông suối ở lưu vực sông Kỳ Cùng

có dạng một đỉnh vào tháng 8, và tháng có dòng chảy bé nhất là tháng 2 Chênh lệch

giữa dòng chảy tháng lớn nhất và nhỏ nhất tại các trạm trong tỉnh biến đổi từ 10,82

(Vân Mịch) đến 25,6 (Bản Lải)

Trang 10

Trung bình

Nhỏ nhất Max/TB Min/TB Max/Min

- Lũ lớn nhất trong năm không những có thể xuất hiện trong tất cả các tháng mùa lũ

(tháng 6 - tháng 9) mà ngay cả những tháng mùa cạn (tháng 10 - tháng 5) hàng năm

Theo thống kê thì tần suất xuất hiện lớn nhất rơi vào tháng 7, tháng 8

- Đặc điểm xuất hiện lũ trên các tuyến sông như sau:

Tại Lạng Sơn – sông Kỳ Cùng, lũ lớn nhất năm phần lớn rơi vào tháng 7 và tháng 8

chiếm 32,3%, tháng 6 và tháng 9 chiếm 9,68%, lũ sớm trước tháng 6 chiếm 12,9%, lũ

muộn sau tháng 9 chiếm 3,23% Tuy vậy lũ trên sông Kỳ Cùng có thể xuất hiện vào

các tháng trong năm với mức độ lớn nhỏ khác nhau

Vân Mịch - Bắc Giang, lũ lớn nhất năm lại xuất hiện tập trung vào tháng 8 với p =

32,1%, tháng 7 với p = 12,8% Tháng 6, tháng 9 có lũ lớn nhất năm xuất hiện với p =

14,3% Lũ muộn xuất hiện với p = 7,14%

Trang 11

Thời gian xuất hiện

Bảng 2.2: Đặc trưng dòng chảy lớn nhất trên sông

Lũ trên các sông suối ở lưu vực Kỳ Cùng phần lớn là lũ đơn, đỉnh nhọn, nhánh lên gần

như thẳng đứng

3 Dòng chảy kiệt

Lượng nước mùa kiệt chiếm tỷ lệ bé, mùa kiệt kéo dài 8 tháng (từ tháng 10 đến tháng 5)

song chỉ chiếm 20 - 34% tổng lượng nước cả năm

Tháng 2 là tháng có dòng chảy nhỏ nhất xuất hiện nhiều nhất.

M l/skm 2

Q (m 3 /s)

M l/skm 2

Q (m 3 /s)

M l/skm 2

Trang 12

- Trạm Lạng Sơn: lưu vực sông Kỳ Cùng thuộc vùng đồi núi sa diệp thạch năm = 562,8

(g/m3)

- Trên các sông nhánh Bắc Giang và Bắc Khê do lớp phủ thực vật còn khá nên lượng

ngậm cát nhỏ hơn nhiều, trung bình hàng năm trên sông Bắc Giang tại Vân Mịch là

171(g/m3), trên sông Bắc Khê tại Bắc Khê là 181(g/m3)

Bảng 2.4: Lượng ngậm cát bình quân tại các trạm (Đơn vị: g/m3)

5.Mạng lưới các trạm khí tượng thủy văn trong lưu vực:

- Công tác quan trắc khí tượng thuỷ văn ở lưu vực sông Kỳ Cùng đã được tiến hành vào

những năm đầu của thể kỷ 20 Hiện nay trong vùng có 5 trạm khí tượng, 1 trạm thuỷ

văn cơ bản, 15 điểm đo mưa (không kể các trạm đã ngừng hoạt động)

Kinh độ Vĩ độ (m) Bốc hơi Nắng Nhiệt độ Độ ẩm Mưa

- Ngoài ra còn một số trạm đo mưa như Ôn Châu, Lộc Bình, Bình Gia, Na Rì vẫn còn

tiếp tục đo từ năm 1960 đến nay

Trang 13

- Trừ trạm thuỷ văn thành phố Lạng Sơn hiện nay vẫn còn hoạt động (có số liệu từ 1960), các trạm khác chỉ có dưới 10 năm, không liên tục và mức độ chính xác kém.

(km 2 )

Thời kỳ hoạt động

Trang 14

Hình 7.3: Bảng đồ các trạm khí tượng, thủy văn lưu vực

6 Chế độ khí hậu:

- Khí hậu trong vùng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9,mùa lạnh mưa ít và khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 Hai tháng 4 và 10 là hai tháng chuyển tiếp

6.1 Bức xạ

- Bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng 110 – 130 kcal/cm, lớn nhất vào khoảng tháng 7, nhỏ nhất vào tháng 12 hay tháng 1

Trang 15

6.2 Nhiệt độ trung bình năm

- Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 15 - 23oC Vùng núi vừa và cao 500 m trởlên, nhiệt độ trung bình năm < 20oC

- Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, cao nhất vào tháng 7 Biên độ dao động ngày đêm,cũng như giữa các tháng trong năm lớn, theo số liệu quan trắc được nhiệt độ tối thấptuyệt đối xuống đến - 0,9 năm 1918 Vào mùa lạnh có nhiều ngày nhiệt độ xuống đến

5 – 8oC, có khi 3 - 4oC

Thất khê TB tháng 13,5 15,0 18,6 22,7 26,0 27,3 27,6 27,2 25,7 22,7 18,8 14,9 21,7 Bắc Sơn TB tháng 12,8 14,1 17,6 21,6 25,1 26,4 26,7 26,1 24,8 22,1 17,9 14,2 20,8 Lạng Sơn TB tháng 13,4 14,4 18,2 22,2 25,5 26,9 26,9 26,8 25,6 22,2 18,5 15,0 21,3 Đình Lập TB tháng 13,8 15,1 18,5 22,3 25,6 26,8 27,1 26,4 25,3 22,4 18,7 15,1 21,4 Ngân Sơn TB tháng 12,1 13,7 17,3 21,1 24,3 25,3 25,7 25,2 24,0 21,1 17,1 13,5 20,0

Bảng 6.2: Bảng nhiệt độ không khí trung bình (Đơn vị : oC)

có độ ẩm tương đối khá thấp Độ ẩm tương đối thấp nhất trong năm thường từ 50 - 76%

Trang 16

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB

Thất Khê 82 83 85 85 82 83 84 86 84 82 82 82 83 Bắc Sơn 80 83 85 84 81 82 83 85 83 80 80 78 82 Lạng Sơn 78 81 84 83 81 82 84 85 84 80 78 78 82 Đình Lập 78 82 85 85 83 86 86 88 85 80 78 77 83 Ngân Sơn 80 81 82 82 80 82 84 84 81 79 79 79 81

Bảng 6.4: Độ ẩm tương đối trung bình (Đơn vị: %)

6.5 Tốc độ gió

- Tốc độ gió trung bình năm ở các nơi là 0,8 - 2m/s, tương đối lớn ở các vùng giữa (Bắc Sơn, Đình Lập, Lạng Sơn) và tương đối bé ở các vùng phía Bắc (Thất Khê) và phía Nam (Hữu Lũng )

-Tần suất lặng gió khá cao trong các tháng Gió mạnh nhất quan trắc được lên đến 24 -

30 m/s ở Bắc Sơn, 35 - 36 m/s ở thành phố Lạng Sơn và Thất Khê Những kỷ lục về gió đều xảy ra vào nửa cuối mùa đông, nửa đầu mùa hè

6.6 Lượng nước mưa của lưu vực

- Lượng mưa trung bình năm của lưu vực sông Kỳ Cùng phổ biến là 1200 - 1600 mm Nơi duy nhất có lượng mưa trên 1600 mm là Mẫu Sơn (2589 mm) Nhiều nơi mưa nhỏhơn 1200 mm, trong đó ít nhất là Đồng Đăng 1104,7 mm, Na Sầm 1118,4 mm

- Mưa tập trung vào mùa hè (tháng 5 - 10) Lượng mưa 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10chiếm 80 - 90% lượng mưa cả năm

- Lượng mưa 6 tháng mùa đông (tháng 11 - tháng 4) chỉ chiếm 10 - 20% lượng mưa cả năm

Trang 17

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Thời gian

đo đạcThất Khê 34,1 36,6 61,6 96,6 186,8 236,1 253,9 264,8 142,6 89,6 44,9 24,5 1472,2 1960-2001Bình Gia 22,4 32,3 56,4 99,1 151,6 200,5 229,0 231,5 130,8 69,4 31,7 20,5 1275,2 1960-2001Bắc Sơn 33,9 32,0 49,1 129,6 193,0 226,9 259,1 269,4 173,7 88,9 44,5 19,1 1519,1 1960-1988Lạng Sơn 30,1 37,7 49,9 96,2 164,6 196,3 243,1 228,0 132,9 84,4 36,7 20,6 1320,4 1960-2001Lộc Bình 24,2 31,2 37,7 91,7 154,3 189,8 224,6 206,0 138,6 66,7 30,3 23,7 1218,8 1960-2001Đình Lập 24,3 28,9 38,9 104,6 166,9 226,1 295,3 267,2 186,2 84,9 29,2 13,4 1465,9 1960-1997Chi Lăng 21,7 31,0 45,6 107,2 173,3 215,2 280,5 232,9 138,8 79,4 33,3 14,6 1373,5 1960-2001Ngân Sơn 25,9 31,2 55,2 95,4 209,2 259,6 335,3 286,0 152,0 87,6 49,4 24,3 1611,2 1960-2001

Na Rì 21,4 30,2 54,2 105,0 177,5 213,4 250,7 240,5 147,0 74,0 38,4 19,8 1372,0 1960-2001

Bảng 6.6.1: Lượng mưa tháng các trạm (Đơn vị: mm)

* Mưa gây lũ

- Lượng mưa 1 ngày lớn nhất nằm trong mưa 3 ngày lớn nhất và lượng mưa 3 ngày lớn

nhất nằm trong mưa 5 ngày lớn nhất chiếm khoảng 60 - 70% tổng các trận mưa Ở lưu

vực Kỳ Cùng, thông thường lượng mưa tập trung vào 1 - 3 ngày và mưa trong các

ngày này là nguyên nhân gây lũ trên lưu vực Từ bảng 6.6.2, ta có thể thấy rằng, sự

biến đổi mưa gây lũ ở các tiểu lưu vực thuộc lưu vực Kỳ Cùng là tương đối đồng đều,

trừ Na Rì Nhưng như nguyên nhân đã phân tích ở trên, thì khả năng sinh lũ ở Na Rì

cũng tương tự như các lưu vực còn lại

Ngày đăng: 26/06/2016, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w