1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn cố ĐỊNH của CÔNG TY TNHH MTV CAO SU lộc NINH TRONG GIAI đoạn 2013 2015

66 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Mục tiêu chung Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá được quá trình hình thành, sửdụng và phát triển nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn cố định được sử dụng trong quátrình sản

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA

CÔNG TY TNHH MTV CAO SU LỘC NINH

TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2015

MAI ĐỨC TRUNG

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA

CÔNG TY TNHH MTV CAO SU LỘC NINH

TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2015

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Lớp: K46A- KHĐT

Niên khóa: 2012-2016

Trang 4

Lời đầu tiên để tỏ lòng biết ơn của mình đối với những tập thể, cá nhân đã giúp tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các giảng viên của trường Đại Học Kinh Tế Huế- Đại Học Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức cơ bản làm cơ sở để tôi có thể nghiên cứu và thực hiện hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Văn Hòa, là giảng viên hướng dẫn trực tiếp trong suốt quá trình thực tập cuối khóa.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên, tập thể cán bộ công nhân viên công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp những tài liệu cần thiết, những thông tin thực tế để tôi hoàn thành khóa luận này.

Ngoài ra tôi cũng gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài.

Tôi đã có nhiều cố gắng, song do năng lực của mình còn hạn chế cũng như thực tiễn còn hạn hẹp, thiếu thực tiễn, và thời gian thực hiện còn hạn hẹp nên khóa luận này khó tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý và chia sẻ quý thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận hoàn thiện.

Một lần nữa xin cảm ơn chân thành!

Bình Phước, ngày 12 tháng 5 năm 2016

Sinh viên thực hiện Mai Đức Trung

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC MỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục của đề tài 3

PHẦN II: NỘI DNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Tổng quan về vốn cố định 4

1.1.2 Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn cố định 13

1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 14

1.2 Cơ sở thực tiễn 16

1.2.1 Tình hình phát triển của ngành cao su của thế giới 16

1.2.2 Tình hình phát triển của ngành cao su Việt Nam 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU LỘC NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2013- 2015 20

2.1 Giới thiệu về công ty 20

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của Công ty 21

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 22

Trang 6

2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 25

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh trong giai đoạn 2013- 2015 29

2.2.1 Tình hình quản lý sử dụng vốn của Công ty 29

2.2.2 Nguồn hình thành vốn cố định của Công ty 34

2.2.3 Tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty 35

2.2.4 Tình hình tăng, giảm tài sản cố định của Công ty 39

2.2.5 Tình hình thực hiện khấu hao tài sản cố định 40

2.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty 41

2.3 Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty 42

2.3.1 Những ưu điểm trong quản lý và sử dụng vốn cố định 42

2.3.2 Những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn cố định tại công ty 43

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU LỘC NINH TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 44

3.1 Định hướng hoạt động sử dụng vốn cố định của công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh 44

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty 44

3.2.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh 45

3.2.2 Tăng cường đổi mới, đa dạng hoá các nguồn đầu tư vào tài sản cố định 45

3.2.3 Cần trích lập khấu hao hợp lý, sử dụng khấu hao có hiệu quả tài sản cố định 46

3.2.4 Phân cấp quản lý và nâng cao trình độ sử dụng, quản lý tài sản cố định 46

3.2.5 Mua bảo hiểm tài sản để bảo toàn vốn cố định 46

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

1 Kết luận 49

2 Kiến nghị 50

2.1 Đối với nhà nước 50

2.2 Đối với doanh nghiệp 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

1 Bp : Bình Phước

2 CBCNV : Cán bộ công nhân viên

3 CBCNV : Cán bộ công nhân viên

4 CEXO : Công ty cao su Viễn Đông

19 TNDN : Thu nhập doanh nghiệp

20 TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh 22

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Diện tích thu hoạch cao su của một số nước trên thế giới 16

Bảng 2: Năng suất sao su thiên nhiên của một số nước trên thế giới 17

Bảng 3: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam 18

Bảng 4: Xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam 19

Bảng 5: Lao động bình quân trong kỳ của công ty 25

Bảng 6: Diện tích và năng suất sản xuất giai đoạn 2013-2015 26

Bảng 7: Kết quả kinh doanh của công ty từ 2013-2015 28

Bảng 8: Nguồn vốn công ty từ năm 2013-2015 30

Bảng 9: Phân phối lợi nhuận của công ty từ năm 2013-2015 31

Bảng 10: Cơ cấu tài sản của công ty trong giai đoạn 2013-2015 32

Bảng 11: Tài sản của công ty giai đoạn 2013- 2015 33

Bảng 12: Nguồn vốn đầu tư được huy động theo từng năm từ 2014 – 2015 34

Bảng 13: Danh mục các công trình xây dựng năm 2015 36

Bảng 14: Danh mục công trình kiến trúc năm 2015 37

Bảng 15: Danh mục kế hoạch lĩnh vực nông nghiệp năm 2015 38

Bảng 16: Tài sản cố định của công ty trong giai đoạn 2013-2015 39

Bảng 17: Trích khấu hao Tài sản cố định 40

Bảng 18: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 41

Trang 11

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh là công ty hoạt động trên địa bàn huyệnLộc Ninh, huyện Bù Đốp và hiện mở rộng sang nước bạn Campuchia Với chức nănghoạt đông trong Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngành nông nghiệp, với nhiệm vụchính là trồng khai thác, chế biến và kinh doanh các sản phẩm về cao su thiên nhiên.Công ty mới chuyển sang từ công ty 100% vốn nhà nước, hiện công ty đang tiếp tụcthực hiện cổ phần hóa vốn nhà nước để hoạt động có hiệu quả tốt hơn nữa

Với nhiệm vụ và chức năng của mình, công ty trong giai đoạn hình thành và pháttriển đã có nhiều vượt bậc trong quãng thời gian kinh doanh mũ cao su không thuận lợi

do ảnh hưởng sâu rộng về khủng hoảng suy thoái kinh tế của thế giới tác động mạnhđến công ty Doanh thu cũng như lợi nhuận công ty suy giảm rõ rệt trong những nămgần đây đã tác động lớn đến đời sống công nhân và người lao động

Để xem xét, đánh giá những ảnh hưởng cũng như sự thích ứng về những khó

khăn trên của công ty thì đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU LỘC NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2013- 2015” nhằm biết được tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty

hiện nay

- Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

Bài nghiên cứu này được xây dựng và thực hiện trên cơ sở thông tin, tài liệuđược công ty cung cấp thực hiện, ngoài ra bài còn tham khảo thông tin và dữ liệu ởmột số nguồn khác như: sách, báo chí, web… để thực hiện nghiên cứu đề tài này

- Phương pháp được sử dụng trong đề tài

 Phương pháp thu thập số liệu

 Phương pháp thống kê mô tả

 Phương pháp phân tích kinh tế

 Phương pháp so sánh

Trang 12

- Kết quả nghiên cứu của đề tài

Đề tài đã tìm hiểu về quá trình hình thành và sử dụng vốn của công ty, cơ cấuvốn cố định và quá trình thực hiện phân bổ nguồn lực Đánh giá được nguồn vốn cốđịnh được sử dụng, xem xét tính hiệu quả và cái chưa đạt được khi công ty đầu tư vốn

cố định trong những năm qua Đề tài cung cấp các thông tin cần thiết và những giảipháp được đưa ra để góp ý kiến cho công ty xem xét để hoàn thiện và phát triển ổnđịnh trong giai đoạn tới

Trang 13

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, ngành cao su Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọngtrong công cuộc phát triển kinh tế của Việt nam Ngoài việc sử dụng nguồn vốn và cácnguồn lực của đất nước có hiệu quả còn đem lại nhiều việc làm cho rất nhiều ngườidân Việt Nam Đặc biệt có Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là tập đoàn doanhnghiệp làm nồng cốt của sự phát triển của ngành sản xuất cao su Công ty TNHHMTVcao su Lộc Ninh vinh dự là một trong những công ty thành viên trực thuộc Tậpđoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hoạt động ở hai huyện Lộc Ninh, huyện Bù Đốp

và nước bạn Campuchia

Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên phải có cơ sở hạ tầnghoàn chỉnh, số vốn đầu tư lớn kèm theo sở hữu và quản lý một diện tích đất nông nghiệprộng lớn để đầu tư, hoạt động kinh doanh khai thác có hiệu quả Vì thế, để biết đóng gópcủa công ty cao su Lộc Ninh như thế nào cho sự phát triển của ngành cao su và phát

triển cơ sở hạ tầng địa phương trong những năm qua Đề tài thực hiện “Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh trong giai đoạn 2013-2015” nhằm tìm hiểu về tình hình quản lý sử dụng vốn cố định của công ty qua những năm gần đây để xem xét, đánh giá hiệu quả mà vốn cố định mang lại

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá được quá trình hình thành, sửdụng và phát triển nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn cố định được sử dụng trong quátrình sản xuất kinh doanh của công ty Từ đó đưa ra được một số giải pháp để nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cao su Lộc Ninh trong thời gian tới

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đề tài cung cấp các cơ sở lý luận khoa học, đặc biệt về các công cụ đánh giáhiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Đưa ra các cơ sở thực tiễn về hoạt động sảnxuất kinh doanh cao su ở trên thế giới và Việt Nam

Trang 14

- Phân tích, đánh giá các kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, sử dụng các

lý luận đã đưa ra để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

- Đề xuất những định hướng và giải pháp về hiệu quả hoạt động vốn cố địnhcủa công ty và hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Đưa ra các kiến nghị đối với nhà nước và doanh nghiệp nhằm phát triển ngànhcao su và đặc biệt về quản lý sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHHMTV cao su Lộc Ninh giai đoạn từ năm 2013- 2015

Định hướng phát triển của công ty từ nay cho đến 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: các số liệu được thu thập để phục vụ cho quá trìnhphân tích đánh cũng như thực hiện đề tài Các số liệu thu thập là sơ cấp và thứ cấp

- Phương pháp thống kê mô tả: là được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản

của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu Bao gồm: biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa, haybiểu diễn dưới các giá trị thống kê tóm tắt

- Phương pháp phân tích kinh tế: từ các số liệu có yếu tố kinh tế được thu thập

để tiến hành phân tích và so sánh để có các nhận xét đánh giá các vấn đề có liên quan

- Phương pháp so sánh: là phương pháp cơ bản và sử dụng nhiều trong đề tài, đặt

biệt so sánh về kết quả kinh tế Phương pháp này phản ánh sự biến động xu hướng, cócác mức độ của các chỉ tiêu phân tích

Trang 15

5 Bố cục của đề tài

Bố cục của đề tài này bao gồm những phần sau:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng hoạt động sử dụng vốn cố định của công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh trong giai đoạn 2013- 2015

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hoạt động sử dụng vốn

cố định của công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh trong giai đoạn mới.

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trang 16

PHẦN II: NỘI DNG NGHIÊN CỨU

1.1.1.2 Vai trò của tài sản cố định

Trước hết tài sản cố định phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của Doanh nghiệp,phản ánh quy mô của Doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc điểm loại hìnhkinh doanh mà nó tiến hành

Thứ hai, tài sản cố định luôn mang tính quyết định đối với quá trình sản xuấthàng hoá của Doanh nghiệp Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi chu kỳ sảnxuất, tài sản cố định tồn tại trong một thời gian dài và nó tạo ra tính ổn định trong chu

kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp cả về sản lượng và chất lượng

Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu tiêu dùng được nâng cao thìcũng tương ứng với tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn Điều này đòihỏi các Doanh nghiệp phải làm sao để tăng năng suất lao động, tạo ra được những sảnphẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm chiếm lĩnh thị trường Sự đầu tư khôngđúng mức đối với tài sản cố định cũng như việc đánh giá thấp tầm quan trọng của tàisản cố định dễ đem lại những khó khăn sau cho Doanh nghiệp

Trang 17

Tài sản cố định có thể không đủ tối tân để cạnh tranh với các Doanh nghiệp khác

cả về chất lượng và giá thành sản phẩm Điều này có thể dẫn các Doanh nghiệp đến bờvực phá sản nếu lượng vốn của nó không đủ để cải tạo đổi mới tài sản

Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất sẽ giúp các đối thủ cạnh tranh giành mất mộtphần thị trường của Doanh nghiệp và điều này buộc Doanh nghiệp khi muốn giành lạithị trường khách hàng đã mất phải tốn kém nhiều về chi phí tiếp thị hay phải hạ giáthành sản phẩm hoặc cả hai biện pháp

Thứ ba, tài sản cố định còn lại một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu

1.1.1.3 Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định

* Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH):

Theo thì tư liệu lao động được coi là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời cả bađiều kiện sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ 30triệu đồng trở lên

Lưu ý: Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với

nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một

bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nónhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộphận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn củatài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập

* Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình

Mọi khoản Chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồng thời cả bađiều kiện (tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH) mà không hình thành TSCĐHH thì được coi

là TSCĐVH Nếu những khoản chi phí không thỏa mãn đồng thời cả ba điều kiện (tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐHH) thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vàoChi phí kinh doanh của DN

Chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐVH tạo ra từnội bộ DN nếu thỏa mãn đồng thời 7 điều kiện sau:

Trang 18

- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa TSCĐVH vào

sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

- Doanh nghiệp dự tính hoàn thành TSVH để sử dụng hoặc để bán;

- Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán TSVH đó;

- TSVH đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật ,tài chính và các nguồn lực khác để hoàn

tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng TSVH;

- Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho

TSCĐ VH.

1.1.1.4 Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp.

* Phân loại theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế

Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể

như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vườn cây lâu năm

Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất thể

hiện một lượng chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư nhằm thu được lợi ích kinh tế trongtương lai bởi những đặc quyền của doanh nghiệp như quyền sử dụng đất, quyền pháthành, nhãn hiệu hàng hoá

Phân loại theo hình thái biểu hiện giúp cho người quản lý có cách nhìn tổng thể

về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp và đó là căn cứ quan trọng để ra phương hướng xâydựng hay có một quyết định đầu tư phù hợp với tình hình thực tế doanh nghiệp, giúpcho doanh nghiệp có biện pháp quản lý, tính toán khấu hao một cách khoa học đối vớitừng loại tài sản

* Phân loại theo tình hình sử dụng

Theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:

- Tài sản cố định đang sử dụng là những tài sản cố định đang sử dụng cho các

hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạtđộng phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng

- Tài sản cố định chưa cần dùng là những tài sản cố định cần thiết cho hoạt động

sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại chưa cầndùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này

Trang 19

- Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý là những tài sản cố định không

cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cầnđược thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu

Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy mức độ sử dụng có hiệu quả cáctài sản cố định của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữahiệu quả sử dụng của chúng

* Phân loại theo quyền sở hữu

Theo cách phân loại này thì tài sản cố định được chia ra làm hai loại:

- Tài sản cố định tự có: là những tài sản cố định được xây dựng, mua sắm, hình

thành từ các nguồn vốn do ngân sách, do cơ quan quản lý cấp trên cấp, do liên doanh,

do nguồn vốn đi vay và các loại vốn trích từ các quỹ của doanh nghiệp

- Tài sản cố định thuê ngoài: là tài sản cố định đi thuê để sử dụng trong một thời

gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê màtài sản cố định đi thuê được chia thành tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố địnhthuê hoạt động

- TSCĐ thuê tài chính: là tài sản cố định đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền

kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê

+ Theo thông lệ Quốc tế, các tài sản cố định được gọi là thuê tài chính nếu thoảmãn một trong những điều kiện sau đây:

 Quyền sở hữu tài sản cố định thuê được chuyển cho bên đi thuê khi hết hạnhợp đồng

 Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua tài sản cố định thuê với giáthấp hơn giá trị thực tế của tài sản cố định thuê tại thời điểm mua lại

 Thời hạn thuê theo hợp đồng ít nhất bằng 3/4 thời gian hữu dụng của tài sản cốđịnh thuê

 Giá trị hiện tại của khoản chi theo hợp đồng ít nhất bằng 90% giá trị tài sản cốđịnh thuê

Tài sản cố định thuê hoạt động: là những tài sản cố định không cần thoả mãn bất

cứ một điều kiện nào như là tài sản cố định thuê tài chính Bên đi thuê được quyền sửdụng, quản lý và khi hết hạn hợp đồng thì hoàn trả lại cho bên cho thuê

Trang 20

* Phân loại theo công dụng kinh tế

Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu giúp cho công tác quản lý, hạch toántài sản cố định được chặt chẽ, chính xác và thúc đẩy việc sử dụng tài sản cố định cóhiệu quả cao nhất.Theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp đượcchia thành 2 loại:

- Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: là những tài sản cố định hữu

hình và vô hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị truyền dẫn, máy móc thiết bị sản xuất,phương tiện vận tải; những tài sản cố định không có hình thái vật chất khác

- Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những tài sản cố định dùng

cho phúc lợi công cộng, không mang tính chất sản xuất kinh doanh Bao gồm: nhà cửa,phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, nhà ở và các công trìnhphúc lợi tập thể

Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu tài sản cố định và vaitrò, tác dụng của tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng tài sản cố định và tính toán khấu haochính xác

* Phân loại theo mục đích sử dụng

Theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 3loại sau đây:

- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cố định vô

hình hay tài sản cố định hữu hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp gồm: quyền sử dụng đất, chi phí thành lập doanh nghiệp, vị trí cửahàng, nhãn hiệu sản phẩm, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị phương tiện vậntải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý, vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và(hoặc) cho sản phẩm, các loại tài sản cố định khác chưa liệt kê vào 5 loại trên nhưtranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật…

- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng

- Tài sản cố định bảo quản hộ, cất giữ cho nhà nước, cho các doanh nghiệp khác

Trang 21

Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu tài sản cố định theomục đích sử dụng của nó, từ đó có biện pháp quản lý tài sản cố định theo mục đích sửdụng sao cho có hiệu quả nhất.

1.1.1.5 Khấu hao tài sản cố định

Có hai loại hao mòn:

- Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ xát,

bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận Hao mòn hữu hình thể hiện dưới hai dạng:

Thứ nhất: Hao mòn hữu hình dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng Thứ hai: Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm hơi nước, không khí )

không phụ thuộc vào việc sử dụng Do có sự hao mòn hữu hình nên tài sản cố định mấtdần giá trị và gía trị sử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản cốđịnh khác

- Hao mòn vô hình: Là sự giảm giá trị của tài sản cố định do tiến bộ của khoa học

kỹ thuật Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà tài sản cố định được sản xuất ra ngàycàng nhiều tính năng với năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn.Trong nền kinh tế thịtrường biểu hiện của hao mòn vô hình rất đa dạng, tài sản cố định có thể bị mất giá donhiều nguyên nhân Những nguyên nhân cơ bản có thể là:

 Thứ nhất: tài sản cố định cũ có thể bị mất giá do tài sản cố định mới được sảnxuất ra với giá cả như cũ nhưng có năng lực sản xuất cao hơn

 Thứ hai: tài sản cố định cũ bị mất giá do tài sản cố định mới được sản xuất ra

có công suất bằng tài sản cố định cũ nhưng giá lại rẻ hơn

 Thứ ba: tài sản cố định cũ có thể bị mất giá do sản phẩm của chúng sản xuất rakhông còn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Hay nói cách khác trong trường hợp

Trang 22

này máy móc đã bị mất giá vì chu kỳ sống của máy móc đã không ăn khớp với chu kỳsống của sản phẩm do nó làm ra.

* Khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thốngnguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sửdụng của tài sản cố định Số khấu hao từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuấtkinh doanh trong kỳ trừ khi chúng được tính vào nguyên giá của tài sản khác như: tàisản cố định hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phậnchi phí cấu thành tài sản cố định vô hình, hoặc chi phí khấu hao tài sản cố định hữuhình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác Ở đây giá trị phảikhấu hao là nguyên giá TSCĐ trừ đi (-) giá trị TSCĐ có thể thu hồi được Như vậykhấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố định đã haomòn Khác với hao mòn là hiện tượng khách quan làm giá trị và giá trị sử dụng của tàisản bị giảm dần và cuối cùng bị loại bỏ thì khấu hao lại là biện pháp khách chủ quan,trích dần giá trị phải khấu tài sản cố định vào chi phí kinh doanh nhằm thu hồi vốn đầu

tư hay các chi phí đã đầu tư vào tài sản cố định để tái tạo lại tài sản cố định khi nó bịhỏng bị lạc hậu; kết thúc hao mòn tài sản cố định không còn sử dụng được nữa, hay nókhông còn khả năng đem lại lợi ích kinh tế Còn kết thúc khấu hao, tài sản cố định vẫn

có thể còn sử dụng được, và đồng nghĩa với nó là tài sản cố định vẫn có thể mang lạilợi ích kinh tế

* Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

Các phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình chủ yếu:

- Phương pháp khấu hao bình quân

Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng khá phổ biến để tiếnhành khấu hao tài sản cố định Theo phương pháp này tỷ lệ khấu hao và mức khấu haohàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng tài sản cốđịnh Mức khấu hao hàng năm và tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định theo côngthức sau:

Mức khấu hao cơ bản năm = Giá trị phải khấu hao * Tỷ lệ khấu hao

Tỷ lệ khấu hao cơ bản năm =

Trang 23

Trong đó:

Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá tài sản cố định - Giá trị thanh lý thu hồi ước tính

Do khấu hao tài sản cố định được tính theo nguyên tắc tròn tháng nên để đơngiản cho việc tính toán, quy định những tài sản cố định tăng hoặc giảm trong tháng nàythì tháng sau mới tính (hoặc thôi tính) khấu hao Vì thế số khấu hao giữa các tháng chỉkhác nhau khi có biến động (tăng, giảm) về tài sản cố định Vì vậy, hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau:

+

Mức khấu haoTSCĐ tăng trongtháng trước

-Mức khấu haoTSCĐ giảm trongtháng trướcPhương pháp này có ưu điểm là số tiền khấu hao được phân bổ đều vào giá thànhsản phẩm hàng năm trong suốt quá trình sử dụng của tài sản cố định

Nhược điểm của phương pháp này là thu hồi vốn chậm; việc đầu tư, đổi mới kỹthuật TSCĐ không kịp thời, rất dễ bị tổn thất do hao mòn vô hình

- Phương pháp khấu hao nhanh

Trong thực tế, nhiều loại tài sản cố định phát huy hiệu quả và năng lực SX caonhất trong giai đoạn đầu khi còn mới và giảm dần năng lực SX trong giai đoạn sau.Phù hợp với thực trạng này, mức tính khấu hao trong giai đoạn đầu khi tài sản cố địnhcòn mới sẽ cao hơn Khi tài sản cố định cũ đi thì mức trích khấu hao sẽ giảm dần.Phương pháp này chỉ vận dụng trong trường hợp chi phí sản xuất chịu được tỷ trọngkhấu hao cao và vẫn đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp

Các phương pháp khấu hao nhanh gồm:

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Thực chất của phương pháp này

là số tiền khấu hao hàng năm được tính bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản cố địnhtheo thời hạn sử dụng nhân với tỷ lệ khấu hao không đổi Như vậy mức khấu hao và tỷ

lệ khấu hao theo thời hạn sử dụng tài sản cố định sẽ giảm dần

Mức KH cơ bản năm = Giá trị còn lại của TSCĐ * Tỷ lệ % KH cố định

- Phương pháp khấu hao theo tổng số các năm sử dụng

Trang 24

Mức KH cơ

bản năm = (Nguyên giá TSCĐ

-GT thanh lý thu hồi ước tính) x

Tỷ lệ % KH giảm dần

Để áp dụng phương pháp này ta phải xác định được tỷ lệ khấu hao theo từng năm và mức khấu hao năm đó.

Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp số dư giảm dần ở số khấu haoluỹ kế đến năm cuối sẽ đảm bảo bù đắp đủ giá trị ban đầu của tài sản cố định

- Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Với phương pháp này doanh nghiệp dựa vào công thức thiết kế tài sản cố định để tính ra mức khấu hao cho một đơn vị sản phẩm và sản lượng thực tế của kỳ đó.

Mức khấu hao cơ bản tính

cho 1 đơn vị sản lượng =

Nguyên giá TSCĐ – Giá trị thu hồiTổng sản lượng tính theo công suất thiết kế

Mức khấu hao cơ

trong tháng =

Sản lượng sản xuất trong tháng *

Mức khấu hao cơ bản tính cho 1 đơn vị sản lượngPhương pháp này vận dụng thích hợp đối với những đơn vị sử dụng máy thi côngtrong xây dựng cơ bản hay cho những đơn vị vận tải

Giá trị còn lại của tài sản cố định: là hiệu số giữa nguyên giá tài tản cố định và sốkhấu hao luỹ kế

Giá trị còn lại = Nguyên giá tài sản cố định hữu hình - khấu hao luỹ kế tài sản

- Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao

Thông thường trong hoạt động kinh doanh, việc trích khấu hao tài sản cố địnhđược thực hiện hàng tháng đối với các doanh nghiệp Tiền trích khấu hao nhằm để táiđầu tư tài sản cố định Khi chưa có nhu cầu đầu tư, doanh nghiệp có thể sử dụng linhhoạt số tiền khấu hao để bổ sung vốn kinh doanh nhằm làm cho hoạt động kinh doanhđạt mức sinh lời cao

Theo chế độ tài chính hiện hành, tiền khấu hao tài sản cố định đầu tư bằng vốnnhà nước hoặc từ nguồn do doanh nghiệp tự bổ xung được để lại làm nguồn vố tái đầu

tư tài sản cố định cho doanh nghiệp Trong khi chưa thu hồi đủ vốn, doanh nghiệp cóthể dùng tiền khấu hao đó để bổ sung vốn kinh doanh

Trang 25

Đối với tài sản cố định được hình thành bằng nguồn vốn vay, tiền khấu hao làmột nguồn để trả tiền vay (cả gốc và lãi).

1.1.2 Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn cố định

1.1.2.1 Hệ số đổi mới tài sản cố định trong kỳ

Hệ số đổi mới TSCĐ trong kỳ = x100%

Đơn vị tính: %

Hệ số này cho biết tình hình sử dụng vốn để đầu tư đổi mới tài sản cố định, tăngnăng lực sản xuất, tăng tiềm lực công nghệ mới, nâng cao năng xuất lao động củadoanh nghiệp

1.1.2.2 Hệ số huy động vốn cố định

Hệ số huy động VCĐ = x100%

Đơn vị tính: %

Phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện có vào hoạt động kinh doanh trong

kỳ của doanh nghiệp

Trang 26

1.1.2.5 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ = x100%

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu này phản ánh 01 đồng tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuấtkinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Thông qua chỉ tiêunày cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

1.1.2.6 Sức sinh lợi của VCĐ

Sức sinh lợi của TSCĐ = x100%

a Chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước

Với bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chiphối đến các hoạt động của các doanh nghiệp Đối với hiệu quả sử dụng tài sản cố địnhcủa doanh nghiệp thì các văn bản pháp luật về tài chính, kế toán thống kê đều gâyảnh hưởng lớn trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhất là các quy địnhtrích khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản về quỹ, các văn bản về thuế

Trang 27

b Thị trường và cạnh tranh

Vấn đề đặt ra với mỗi doanh nghiệp là phải có kế hoạch cải tạo, đầu tư mới lâudài Nhờ đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ thì những sản phẩmdoanh nghiệp sản xuất ra mới có năng suất cao, chất lượng đảm bảo giá thành hạ và do

đó mới có sức cạnh tranh trên thị truờng Ngoài ra, việc đổi mới máy móc thiết bị đảmbảo an toàn cho người lao động, nhất là với ngành xây dựng phải chịu ảnh hưởngkhông nhỏ từ thiên nhiên

Bên cạnh đó, lãi suất tiền vay cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng, nó ảnhhưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp Sự thay đổi của lãi suất sẽ kéo theo nhữngbiến động cơ bản của dự án đầu tư, đặc biệt là hiệu quả về mặt tài chính

c Các nhân tố khác

Các nhân tố này được coi là những nhân tố bất khả kháng như thiên tai, có tácđộng trực tiếp lên hiệu quả tài sản cố định của doanh nghiệp, mức độ tổn hại về lâu dàihay tức thời không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước để giảm nhẹ thiên tai

1.1.3.2 Những nhân tố vi mô

Đây là nhân tố chủ yếu quyêt định đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định và qua

đó ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Nhân tố này gồmnhiều yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh cả vềmặt trước mắt cũng như lâu dài Thông thường, trên góc độ tổng quát người ta thườngxem xét các điểm chủ yếu sau:

- Ngành nghề kinh doanh

Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho

nó trong suốt quá trình tồn tại Với một ngành nghề kinh doanh đã được lựa chọn, chủdoanh nghiệp buộc phải giải quyết vấn đề đầu tiên về mặt tài chính gồm có:

Cơ cấu vốn của công ty

Cơ cấu tài sản được đầu tư

Nguồn tài trợ cho những tài sản

Ngoài ra, qua ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp còn có thể xác định đượcmức độ lợi nhuận đạt đựơc, khả năng chiếm lĩnh thị trường trong tương lai Để có kếhoạch bố trí nguồn lực một cách hợp lý

Trang 28

- Mối quan hệ của doanh nghiệp

Mối quan hệ này được đặt ra trên hai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệpvới khách hàng và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp Nó là những vấn

đề liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp

- Trình độ của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp

Yếu tố này được xem xét trên hai khía cạnh là trình độ tay nghề của công nhântrực tiếp sản suất và trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo Nó được thể hiển qua sựphát triển chiều sâu của doanh nghiệp

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình phát triển của ngành cao su của thế giới

Hiện nay có rất nhiều nước trên thế giới trồng và xuất khẩu cao su thiên nhiệnvới quy mô và diện tích lớn như: Ấn Độ, Indonesia, campuchia, Thái Lan…; cao su làmặt hàng dùng trong sản xuất phục vụ cho một số ngành công nghiệp nên có một giaiđoạn đây là cây trồng tạo ra giá trị rất cao Một vài năm trở lại đây, với quy mô càngngày được mở rộng nên sản lượng cung cấp cho thị trường rất lớn với bối cảnh kinh tếthế giới gặp khó khăn, ngành công nghiệp suy giảm nên kéo theo mặt hàng cao sugiảm về giá trị và giá cả

Bảng 1: Diện tích thu hoạch cao su của một số nước trên thế giới

Trang 29

Các nước trên thế giới cạnh tranh năng cao năng suất của cây cao su thiên nhiên

dẫn tới cung vượt cầu, Indonesia là một trong số nước có diện tích trồng cao su đứng

đầu ở khu vực Đông Nam Á, còn Việt Nam đang có diện tích tăng nhanh chóng, từ

438563 ha năm 2010 lên đến 548198 ha vào năm 2013

Bảng 2: Năng suất sao su thiên nhiên của một số nước trên thế giới

kg, giá cao su thiên nhiên hồi phục nhờ vào các yếu tố sau:

Thứ nhất, nguồn cung cao su thế giới được dự báo sẽ giảm trong thời gian tới do

các quốc gia sản xuất cao su lớn trên thế giới đã có những chính sách kìm hãm sảnlượng Tổng sản lượng của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (chiếmkhoảng 92% tổng sản lượng toàn cầu) năm 2014 giảm 1,9% so với năm 2013 và năm

2015 tiếp tục thấp hơn 0,9% so với năm 2014 Đây là lần đầu tiên trong vòng ít nhấtmột thập kỷ, sản lượng giảm trong 2 năm liên tiếp

Trong năm 2015, Thái Lan đã vận động Việt Nam tham gia Công ty Cao su Quốc

tế (IRCo) nhằm bình ổn giá cao su trên thị trường thế giới IRCo được thành lập năm

2004 bởi Thái Lan, Indonesia và Malaysia với số vốn 225 triệu USD Năm 2015, chỉriêng ba nước này đã sản xuất hơn 8 triệu tấn cao su thiên nhiên, chiếm 66,5% thị phầntoàn cầu Trong khi đó, sản lượng cao su của Việt Nam năm 2015 đạt xấp xỉ 1,1 triệutấn, xếp thứ 3 toàn cầu

Trang 30

Thứ hai, các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn trên thế giới đang tổ chức thực

hiện liên kết, quản lý nguồn cung cân đối phù hợp với nhu cầu thị trường để đảm bảolợi nhuận cho nông dân và các tác nhân khác trong ngành cao su

Thứ ba, tồn kho cao su thế giới đã giảm đáng kể Tính tới cuối tháng 10/2015,

lượng tồn kho cao su thế giới là 1,84 triệu tấn, giảm từ 2,06 triệu tấn từ cuối năm 2014

Thứ tư, ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc đang dần phục hồi sẽ

có tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới

Với tương lai khả quan của ngành cao su thế giới, xuất khẩu cao su của Việt Namđược kỳ vọng có triển vọng tốt hơn trong năm 2016, sau khi giảm sâu trong 2015.Trong năm 2015, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt trên 1,1 triệu tấn, đạt kim ngạch1,6 tỉ USD Lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng chủ yếu nhờ sự phục hồi củathị trường Trung Quốc

1.2.2 Tình hình phát triển của ngành cao su Việt Nam

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020, cả nước sẽ có 800.000 ha cao

su nhưng tính đến năm 2015, tổng diện tích cao su cả nước đạt 981 nghìn ha, vượt hơn

so với quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ ký năm 2009

Theo số liệu báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn (NN&PTNT), trong thời gian từ 2009 -2013 diện tích cao su phát triển nhanhnhất Đến năm 2013, diện tích cao su của các vùng/diện tích quy hoạch như sau: VùngTây Bắc: 25,7 nghìn ha/50 nghìn ha, vùng Bắc Trung bộ: 78,2/80 nghìn ha, vùngDuyên hải miền Trung: 16,8/40 nghìn ha, vùng Tây Nguyên: 265,8/280 nghìn ha, vùngĐông Nam bộ: 537/390 nghìn ha Như vậy, diện tích cao su vượt so quy hoạch chủyếu tập trung tại Đông Nam bộ là vùng sản xuất cao su truyền thống của nước ta, cóđiều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho phát triển cao su

Bảng 3: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam

Năm Tổng diện tích

Diện tích thu hoạch Sản lượng Năng suất

(nghìn ha) (nghìn ha) (tấn) (kg/ha/năm)

2013 958.8 548.1 946.9 1.728

2014 977.7 563.6 953.7 1.692

2015 (sơ bộ) 981 600 1.017.000 1.695

Nguồn: vra.com.vn

Trang 31

Sản lượng thu hoạch của cao su năm 2015 đạt 1.017.000 tấn vượt so với năm

2014 và năm 2013

Bảng 4: Xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam

Hiện nay, trong năm 2015 tổng diện tích cao su toàn tỉnh Bình Phước là 275.000

ha, diện tích cho thu hoạch trên 241.000 ha Trong đó: diện tích cao su trên đất nôngnghiệp: 212.000 ha, diện tích trong quy hoạch đất lâm nghiệp: 63.000 ha

Trang 32

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH

CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU LỘC NINH

TRONG GIAI ĐOẠN 2013- 2015

2.1 Giới thiệu về công ty

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1 Quá trình thành lập

Công ty Cao su Lộc Ninh là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Côngnghiệp Cao su Việt Nam, trước đây thuộc đồn điền cao su CEXO của tư bản Pháp.Những năm 1971-1972 do chiến tranh ác liệt nên đồn điền ngưng hoạt động Tháng4/1972 Lộc Ninh được giải phóng, đến ngày 25/3/1973 đồn điền cao su Lộc Ninh đượcBan Cao su Nam Bộ tiếp quản và vườn cây được tiếp tục đưa vào khai thác từ tháng5/1973

Năm 1978, Nông trường Quốc doanh Cao su Lộc Ninh được thành lập và năm

1981 đổi tên thành Công ty Cao su Lộc Ninh theo Quyết định số: 233/TCCB-QĐ,ngày 21/5/1981 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cao su về việc chuyển các Nôngtrường thành các công ty cao su Tổ chức của Công ty được phê chuẩn theo Quyếtđịnh số: 17/QĐ-HĐQT, ngày 10/01/1996 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cao suViệt Nam

2.1.1.2 Sơ lược về công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh

Hiện tại Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh đang có trụ sở chính tại địa chỉ:khu phố Ninh Thuận – Thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

Điện Thoại: 0651 3568 325 – 0651 3568381, Fax: 0651 3568 939

Website: locninhrubber.vn, Email: Irc@locninhrubber.vn

Tổng giám đốc: Nguyễn Đức Tín

Công ty có tổng diện tích là 10.800 ha, trong đó cao su khai thác bình quân 7.000ha; nằm trải dài trên 2 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp phía tây bắc tỉnh Bình Phước Toàncông ty có 12 đơn vị trực thuộc gồm 07 Nông trường, 01 xí nghiệp – cơ khí chế biến,

01 xí nghiệp xây lắp, 01 trung tâm y tế, 01 Công ty con đóng chân trên nước bạn

Trang 33

Campuchia và cơ quan công ty Với 4.700 CNVC – LĐ, trong đó có 279 công nhânđồng bào dân tộc thiểu số Đạt được thành quả đó là nhờ sự nỗ lực lao động quên mìnhcủa nhiều thế hệ CB CNV - LĐ Công ty.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của Công ty

Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh hiện đang hoạt động trong lĩnh vực sảnxuất kinh doanh sau:

- Trồng trọt; công nghiệp hoá chất phân bón và cao su;

- Thương nghiệp bán buôn;

- Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và dân cư;

- Chăn nuôi gia súc, kinh doanh các sản phẩm từ chăn nuôi và thức ăn gia súc;

- Quản lý rừng được giao; trồng, chăm sóc và khai thác lâm sản trên rừngkhoanh nuôi;

- Tư vấn chuyển giao công nghệ, dịch vụ nông nghiệp về cây cao su, cây ca cao;

- Chăn nuôi đại gia súc;

- Các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật

Ngoài nhiệm vụ sản xuất chính trên địa bàn, thực hiện chủ trương phát triểnchung của Chính Phủ và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt nam, năm 2011 Công ty

đã triển khai dự án trồng 5.059 ha cao su tại Vương Quốc Campuchia, đến nay đãtrồng được 3.250 ha với chất lượng rất tốt Thêm vào đó, để phục vụ phát triển kinh tếcủa nhân dân địa phương Công ty đã mở Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp đểhướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp hỗ trợ nhân dân địa phương phát triểncao su tiểu điền

Ngày đăng: 26/06/2016, 15:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. website công ty cao su Lộc Ninh: http://www.locninhrubber.vn/ Link
1. Tài liệu thu thập được từ công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh Khác
3. Giáo trình kế toán trong doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế Quốc Dân, tác giả GS.TS Đặng Thị Loan Khác
7. Hiệp hội cao su Việt Nam: vra.com.vn Khác
8. Công ty bảo hiểm Bảo Việt: www.baoviet.com.vn/baohiem Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w