1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức

11 2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 17,63 KB

Nội dung

Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức A. ĐẶT VẤN ĐỀ Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Các quan hệ đó được gọi là quan hệ pháp luật hành chính. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Và điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân này trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia. Để làm rõ vấn đề này, nhóm chúng em xin tìm hiểu đề tài“Phân tích khái niệm năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức”. Do hiểu biết trong về vấn đề này còn hạn chế nên bài làm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng emkính mong sẽ nhận được những ý kiến đáng giá, phê bình của thầy, cô để đề tài này được hoàn thiện hơn. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính 1. Khái niệm quan hệ pháp luật hành chính 1.1 Định nghĩa quan hệ pháp luật hành chính Là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật hành chính là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh đơn phương tới các quan hệ hành chính nhà nước. Do phạm vi điều chỉnh rộng nên quan hệ pháp luật hành chính rất gần gũi, phong phú và đa dạng, phát sinh trên hầu hết các lĩnh vực của xã hội. Như vậy, quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, được diều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính gữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. 1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính Vì là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật nên quan hệ pháp luật hành chính mang đầy đủ các đặc điểm chung như quan hệ pháp luật khác. Tuy nhiên nó vẫn có các đặc điểm riêng biệt sau: Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối tượng quản lý hành chính nhà nước. Nội dung ủa quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các bên tham gia quan hệ đó. Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải được sử dụng quyền lực nhà nước. Trong quan hệ pháp luật hành thì quyền của bên này ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính. Bên tham gia quan hệ pháp luật hành cính vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước. 2. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính Luật hành chính có quy định rõ ràng về chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính. Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính đều có quyền và nghĩa vụ nhất định, đều hướng tới những mục đích nhất định. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Tùy thuộc vào quan hệ pháp luật hành chính và tư cách của các cơ quan, tổ chức và cá nhân mà năng lực chủ thể của họ cũng khác nhau về nội dung, thời điểm phát sinh và các yếu tố chi phối. 3. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luât hành chính Để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ của quan hệ pháp luật hành chính thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia. Vậy năng lực chủ thể là khả năng pháp lí của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Năng lực chủ thể pháp luật hành chính bao gồm hai yếu tố: năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi pháp luật hành chính. Năng lực pháp luật hành chính là khả năng của chủ thể có được quyền chủ thể và mang các nghĩa vụ pháp luật hành chính được Nhà nước thừa nhận. Như vậy, chủ thể pháp luật hành chính là các cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật hành chính. Năng lực pháp luật hành chính luôn thay đổi trong các giai đoạn phát triển lịch sử, tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, trình độ phát triển của nền dân chủ xã hội. Năng lực hành vi pháp luật hành chính là khả năng thực tế của chủ thể pháp luật hành chính được nhà nước thừa nhận, bằng các hành vi của mình thực hiện các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp luật hành chính tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính. Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi pháp luật hành chính của các chủ thể pháp luật hành chính không phải là một thuộc tính vốn có của con người, mà xuất hiện trên cơ sở pháp luật hành chính, phụ thuộc vào ý chí, quyền lực của nhà nước.Bên cạnh đó chúng còn có liên quan mật thiết với nhau. Chủ thể pháp luật hành chính chỉ có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi pháp luật hành chính thì không thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tức là không thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Như vậy, năng lực pháp luật hành chính là tiền đề, điều kiện cho năng lực hành vi pháp luật hành chính. • Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể. Đã là cơ quan nhà nước khi nó ra đời tất yếu là có năng lực pháp luật là việc Nhà nước cho phép thành lập và đặc biệt là cơ quan đó được nhân danh Nhà nước sử dụng quyền lực Nhà nước để hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình. Mỗi cơ quan nhà nước ra đời thực hiện một chức năng, nhiệm vụ cụ thể do pháp luật quy định. Điều đó có nghĩa là nó phải có những điều kiện khả năng để thực hiện chức năng của mình tức là đủ năng lực hành vi và năng lực hành vi trong trường hợp này xuất hiện cùng lúc với năng lực pháp luật được thể hiện trong quyết định thành lập cơ quan nhà nước đó. • Năng lực chủ thể của cán bộ công chức Cán bộ, công chức được coi là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật hành chính, được nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước trong quan hệ đó. Chính vì vậy họ có năng lực của chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Năng lực chủ thể của cán bộ,công chức bao gồm năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính. Với tư các là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật hành chính thì năng lực chủ thể đó chỉ được phát sinh khi cá nhân được Nhà nước giao đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước và được chấm dứt khi không còn đảm nhiệm công vụ,chức vụ đó. Năng lực chủ thể của cán bộ công chức được pháp luật hành chính quy định phù hợp với năng lực chủ thể của cơ quan và vị trí công tác của cán bộ, công chức đó. Việc quy định đó dựa trên khả năng,trình độ của từng cán bộ công chức để từ đó giúp họ khi trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính có thể xử lý tốt công việc quản ý hành chính . • Năng lực chủ thể của tổ chức Các tổ chức ở đây bao gồm các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang… Do không có chức năng quản lý nhà nước nên chủ yếu các tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể thường . Trong một số trường hợp thì các tổ chức được nhà nước trao quyền để tham gia vào quan hệ hành chính với tư cách là chủ thể đặc biệt . Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính của tổ chức xuất hiện đồng thời nhưng nó không mặc nhiên xuất hiện khi thành lập các tổ chức . Năng lực chủ thể của các tổ chức phát sinh khi được Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức đó trong quản lý hành chính nhà nước và năng lực chủ thể chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể. • Năng lực chủ thể của cá nhân Năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm: năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính của cá nhân. Sở dĩ năng lực chủ thể của cá nhân được xem xét trên hai phương diện là vì việc tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính của cá nhân không chỉ phụ thuộc vào quy định của pháp luật mà còn phụ thuộc vào khả năng thực tế của mỗi cá nhân. Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hành chính nhất định do Nhà nước quy định. Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là thuộc tính pháp lí hành chính phản ánh địa vị pháp lí hành chính của các cá nhân. Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân bắt đầu kể từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó mất đi. Và do năng lực pháp luật hành chính của cá nhân hoàn toàn tùy thuộc vào những quy định cụ thể của pháp luật nên năng lực này sẽ thay đổi và có thể bị Nhà nước hạn chế trong một số trường hợp. Ví dụ: Người phạm tội có thể bị tòa án áp dụng hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điểm a khoản 2 Điều 28 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009) Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân đó được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hành vi của mình mang lại. Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của từng loại quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà Nhà nước đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định về độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ đào tạo, khả năng tài chính,…khi tham gia vào quan hệ đó. Ví dụ: về độ tuổi, theo Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội thì công dân Việt Nam phải đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền bầu cử và đủ 21 trở lên tuổi mới có quyền ứng cử. II. Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức trong qua hệ pháp luật hành chính. Cá nhân, tổ chức muốn tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính thì phải có năng lực chủ thể. Xuất phát từ quan hệ pháp luật khác nhau, tư cách chủ thể khác nhau dẫn đến năng lực chủ thể của cá nhân, tổ chức cũng có nhiều điểm riêng biệt. Chúng em xin xét trên bốn phương diện chính sau: thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt, nội dung, tư cách chủ thể và các yếu tố chi phối. 1. Thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt Năng lực chủ thể của tổ chức phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lý hành chính nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể. Đối với cá nhân, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính không giống nhau. Năng lực pháp luật hành chính phát sinh từ khi sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết, nhưng năng lực hành vi hành chính của cá nhân phụ thuộc vào giai đoạn, độ tuổi, tình trạng sức khỏe,khả năng tài chính v.v… và phụ thuộc vào sự thừa nhận của Nhà nước. Thường thì Nhà nước sẽ mặc nhiên thừa nhận năng lực đó. Ví dụ: Nam đủ 20 tuổi, Nữ đủ 18 tuổi trở lên được đăng kí kết hôn. 2. Tư cách chủ thể Tư cách chủ thể chính là địa vị của chủ thể thể hiện vị trí, vai trò của chủ thể đó trong quan hệ pháp luật và đi liền với nó là quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý phát sinh. Cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách có thể là chủ thể thường hoặc là chủ thể đặc biệt. Cá nhân, tổ chức sẽ có tư cách là chủ thể đặc biệt nếu được nhà nước trao quyền. Sự khác biệt giữa hai chủ thể này ở chỗ khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính cá nhân phải nhân danh mình, lấy tư cách của cá nhân mình để tham gia, còn tổ chức sẽ có người đứng đầu đại diện cho tổ chức, nhân danh tổ chức đó để tham gia. 3. Nội dung Năng lực chủ thể của cá nhân được xét trên hai phương diện: năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành chính. Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hành chính nhất định do Nhà nước quy định. Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là thuộc tính pháp lí hành chính phản ánh địa vị pháp lí hành chính của các cá nhân. Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân đó được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hành vi của mình mang lại. Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của từng loại quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà Nhà nước đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định về độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ đào tạo, khả năng tài chính,…khi tham gia vào quan hệ đó. Tổ chức không xét đến năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính vì khả năng này đã được nhà nước thừa nhận khi tổ chức được thành lập. 4. Các yếu tố chi phối Dựa vào đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính mà các chủ thể tham gia với những tư cách khác nhau sẽ phải chịu sự những yếu tố tác động khác nhau. Thứ nhất, xét về năng lực pháp luật hành chính của cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng tựu chung lại thì chủ yếu phụ thuộc và những yếu tố sau: Về mức độ thừa nhận của luật pháp mà ở đây là các văn bản được coi là nguồn của luật hành chính. Mỗi thời kỳ thì cá nhân tham gia với mức độ khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và trình độ phát triển, bởi lẽ việc đưa một quan hệ xã hội nào vào trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật hành chính hoàn toàn phụ thuộc vào ý trí của giai cấp sử dụng pháp luật để quản lý xã hội. Về độ tuổi của chủ thể: độ tuổi cũng quan trọng, có những quan hệ hành chính thì chủ thể phải đạt độ tuổi nhất định. Ví dụ: trong quan hệ xử lý vi phạm hành chính thì chủ thể dưới 14 tuổi không thể là chủ thể tham gia trong quan hệ này mà phải là chủ thể đủ 14 tuổi chở lên và có hành vi vi phạm hành chính. Hành vi pháp lý của chủ thể có thẩm quyền: có trường hợp chủ thể không tự mình thực hiện tham gia quan hệ pháp luật hành chính được cho dù đã đạt độ tuổi và khả năng phát triển binh thường. Ví dụ: chủ thể 18 tuổi và phát triển bình thường khả năng điều khiển xe máy nhưng đấy chỉ là khả năng cuả họ việc công nhận họ có đủ khả năng đấy lại phải phụ thuộc vào cơ quan cấp giấy phép điều khiển xe cho họ. Các yếu tố khác: sức khỏe, trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm v… Yếu tố chi phối tới năng lực chủ thể của tổ chức là mục đích thành lập, chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức. Mỗi tổ chức thành lập với những mục đích khác nhau, có những nhiệm vụ và chức năng khác nên năng lực chủ thể của từng tổ chức là khác nhau. Như vậy yếu tố chi phối năng lực chủ thể của tổ chức trong quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan có thẩm quyền thành lập ra nó. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Năng lực chủ thể là khả năng pháp lí của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Vì vậy mà năng lực chủ thể là bộ phận không thể thiếu trong quan hệ pháp luật hành chính

Trang 1

Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Các quan hệ đó được gọi

là quan hệ pháp luật hành chính Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân Và điều kiện để các

cơ quan, tổ chức, cá nhân này trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia Để làm rõ vấn đề này, nhóm chúng em xin tìm hiểu đề tài“Phân tích khái niệm năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức”

Do hiểu biết trong về vấn đề này còn hạn chế nên bài làm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chúng emkính mong sẽ nhận được những ý kiến đáng giá, phê bình của thầy, cô để đề tài này được hoàn thiện hơn

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính

1 Khái niệm quan hệ pháp luật hành chính

Trang 2

1.1 Định nghĩa quan hệ pháp luật hành chính

Là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật hành chính là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh - đơn phương tới các quan hệ hành chính nhà nước Do phạm vi điều chỉnh rộng nên quan hệ pháp luật hành chính rất gần gũi, phong phú và đa dạng, phát sinh trên hầu hết các lĩnh vực của xã hội

Như vậy, quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, được diều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính gữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính

1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính

Vì là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật nên quan hệ pháp luật hành chính mang đầy đủ các đặc điểm chung như quan hệ pháp luật khác Tuy nhiên nó vẫn có các đặc điểm riêng biệt sau:

Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối tượng quản lý hành chính nhà nước

Nội dung ủa quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa

vụ pháp lý hành chính của các bên tham gia quan hệ đó

Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải được sử dụng quyền lực nhà nước

Trang 3

Trong quan hệ pháp luật hành thì quyền của bên này ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại

Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính

Bên tham gia quan hệ pháp luật hành cính vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước

2 Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính

Luật hành chính có quy định rõ ràng về chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính đều có quyền và nghĩa vụ nhất định, đều hướng tới những mục đích nhất định

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức,

cá nhân có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính Tùy thuộc vào quan hệ pháp luật hành chính và tư cách của các cơ quan, tổ chức và cá nhân

mà năng lực chủ thể của họ cũng khác nhau về nội dung, thời điểm phát sinh và các yếu tố chi phối

3 Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luât hành chính

Để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ của quan hệ pháp luật hành chính thì các cơ quan, tổ chức, cá

Trang 4

nhân đó phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia Vậy năng lực chủ thể là khả năng pháp lí của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó

Năng lực chủ thể pháp luật hành chính bao gồm hai yếu tố: năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi pháp luật hành chính

Năng lực pháp luật hành chính là khả năng của chủ thể có được quyền chủ thể và mang các nghĩa vụ pháp luật hành chính được Nhà nước thừa nhận Như vậy, chủ thể pháp luật hành chính là các

cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật hành chính Năng lực pháp luật hành chính luôn thay đổi trong các giai đoạn phát triển lịch sử, tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, trình

độ phát triển của nền dân chủ xã hội

Năng lực hành vi pháp luật hành chính là khả năng thực tế của chủ thể pháp luật hành chính được nhà nước thừa nhận, bằng các hành

vi của mình thực hiện các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp luật hành chính tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính

Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi pháp luật hành chính của các chủ thể pháp luật hành chính không phải là một thuộc tính vốn có của con người, mà xuất hiện trên cơ sở pháp luật hành chính, phụ thuộc vào ý chí, quyền lực của nhà nước.Bên cạnh

đó chúng còn có liên quan mật thiết với nhau Chủ thể pháp luật hành chính chỉ có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành

vi pháp luật hành chính thì không thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tức là không thể trở thành chủ thể quan hệ pháp

Trang 5

luật hành chính cụ thể Như vậy, năng lực pháp luật hành chính là tiền đề, điều kiện cho năng lực hành vi pháp luật hành chính

• Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước

Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể Đã là cơ quan nhà nước khi nó ra đời tất yếu là có năng lực pháp luật là việc Nhà nước cho phép thành lập và đặc biệt là cơ quan đó được nhân danh Nhà nước sử dụng quyền lực Nhà nước để hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình Mỗi cơ quan nhà nước ra đời thực hiện một chức năng, nhiệm vụ cụ thể do pháp luật quy định Điều đó có nghĩa là nó phải có những điều kiện khả năng để thực hiện chức năng của mình tức là đủ năng lực hành vi và năng lực hành vi trong trường hợp này xuất hiện cùng lúc với năng lực pháp luật được thể hiện trong quyết định thành lập cơ quan nhà nước đó

• Năng lực chủ thể của cán bộ công chức

Cán bộ, công chức được coi là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật hành chính, được nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước trong quan hệ đó Chính vì vậy họ có năng lực của chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính Năng lực chủ thể của cán bộ,công chức bao gồm năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính Với tư các là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật hành chính thì năng lực chủ thể đó chỉ được phát sinh khi cá nhân được Nhà nước giao đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước và được chấm dứt khi không còn đảm nhiệm công vụ,chức vụ đó Năng lực chủ thể của cán bộ công

Trang 6

chức được pháp luật hành chính quy định phù hợp với năng lực chủ thể của cơ quan và vị trí công tác của cán bộ, công chức đó Việc quy định đó dựa trên khả năng,trình độ của từng cán bộ công chức

để từ đó giúp họ khi trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính có thể xử lý tốt công việc quản ý hành chính

• Năng lực chủ thể của tổ chức

Các tổ chức ở đây bao gồm các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn

vị vũ trang… Do không có chức năng quản lý nhà nước nên chủ yếu các tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể thường Trong một số trường hợp thì các tổ chức được nhà nước trao quyền để tham gia vào quan hệ hành chính với

tư cách là chủ thể đặc biệt Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính của tổ chức xuất hiện đồng thời nhưng nó không mặc nhiên xuất hiện khi thành lập các tổ chức Năng lực chủ thể của các tổ chức phát sinh khi được Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức đó trong quản lý hành chính nhà nước và năng lực chủ thể chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể

• Năng lực chủ thể của cá nhân

Năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm: năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính của cá nhân Sở dĩ năng lực chủ thể của cá nhân được xem xét trên hai phương diện là vì việc tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính của cá nhân không chỉ phụ thuộc vào quy định của pháp luật mà còn phụ thuộc vào khả năng thực tế của mỗi cá nhân

Trang 7

Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hành chính nhất định do Nhà nước quy định Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là thuộc tính pháp lí hành chính phản ánh địa vị pháp lí hành chính của các cá nhân Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân bắt đầu kể từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó mất đi Và do năng lực pháp luật hành chính của cá nhân hoàn toàn tùy thuộc vào những quy định cụ thể của pháp luật nên năng lực này sẽ thay đổi và có thể bị Nhà nước hạn chế trong một

số trường hợp Ví dụ: Người phạm tội có thể bị tòa án áp dụng hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điểm a khoản 2 Điều 28 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân đó được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hành vi của mình mang lại Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của từng loại quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà Nhà nước đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định về độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ đào tạo, khả năng tài chính,…khi tham gia vào quan

hệ đó Ví dụ: về độ tuổi, theo Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội thì công dân Việt Nam phải đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền bầu cử

và đủ 21 trở lên tuổi mới có quyền ứng cử

II Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức trong qua hệ pháp luật hành chính

Trang 8

Cá nhân, tổ chức muốn tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính thì phải có năng lực chủ thể Xuất phát từ quan hệ pháp luật khác nhau, tư cách chủ thể khác nhau dẫn đến năng lực chủ thể của cá nhân, tổ chức cũng có nhiều điểm riêng biệt Chúng em xin xét trên bốn phương diện chính sau: thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt, nội dung, tư cách chủ thể và các yếu tố chi phối

1 Thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt

Năng lực chủ thể của tổ chức phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lý hành chính nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức

bị giải thể

Đối với cá nhân, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật hành chính

và năng lực hành vi hành chính không giống nhau Năng lực pháp luật hành chính phát sinh từ khi sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết, nhưng năng lực hành vi hành chính của cá nhân phụ thuộc vào giai đoạn, độ tuổi, tình trạng sức khỏe,khả năng tài chính v.v…

và phụ thuộc vào sự thừa nhận của Nhà nước Thường thì Nhà nước sẽ mặc nhiên thừa nhận năng lực đó Ví dụ: Nam đủ 20 tuổi,

Nữ đủ 18 tuổi trở lên được đăng kí kết hôn

2 Tư cách chủ thể

Tư cách chủ thể chính là địa vị của chủ thể thể hiện vị trí, vai trò của chủ thể đó trong quan hệ pháp luật và đi liền với nó là quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý phát sinh

Trang 9

Cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách có thể là chủ thể thường hoặc là chủ thể đặc biệt Cá nhân, tổ chức sẽ có tư cách là chủ thể đặc biệt nếu được nhà nước trao quyền Sự khác biệt giữa hai chủ thể này ở chỗ khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính cá nhân phải nhân danh mình, lấy tư cách của cá nhân mình để tham gia, còn tổ chức sẽ có người đứng đầu đại diện cho tổ chức, nhân danh tổ chức đó để tham gia

3 Nội dung

Năng lực chủ thể của cá nhân được xét trên hai phương diện: năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành chính

Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hành chính nhất định do Nhà nước quy định Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là thuộc tính pháp lí hành chính phản ánh địa vị pháp lí hành chính của các cá nhân

Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân đó được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hành vi của mình mang lại Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của từng loại quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà Nhà nước đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định về độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ đào tạo, khả năng tài chính,…khi tham gia vào quan

hệ đó

Trang 10

Tổ chức không xét đến năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính vì khả năng này đã được nhà nước thừa nhận khi tổ chức được thành lập

4 Các yếu tố chi phối

Dựa vào đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính mà các chủ thể tham gia với những tư cách khác nhau sẽ phải chịu sự những yếu tố tác động khác nhau

Thứ nhất, xét về năng lực pháp luật hành chính của cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng tựu chung lại thì chủ yếu phụ thuộc

và những yếu tố sau:

Về mức độ thừa nhận của luật pháp mà ở đây là các văn bản được coi là nguồn của luật hành chính Mỗi thời kỳ thì cá nhân tham gia với mức độ khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và trình độ phát triển, bởi lẽ việc đưa một quan hệ xã hội nào vào trong phạm

vi điều chỉnh của pháp luật hành chính hoàn toàn phụ thuộc vào ý trí của giai cấp sử dụng pháp luật để quản lý xã hội

Về độ tuổi của chủ thể: độ tuổi cũng quan trọng, có những quan hệ hành chính thì chủ thể phải đạt độ tuổi nhất định Ví dụ: trong quan hệ xử lý vi phạm hành chính thì chủ thể dưới 14 tuổi không thể là chủ thể tham gia trong quan hệ này mà phải là chủ thể đủ

14 tuổi chở lên và có hành vi vi phạm hành chính

Hành vi pháp lý của chủ thể có thẩm quyền: có trường hợp chủ thể không tự mình thực hiện tham gia quan hệ pháp luật hành chính được cho dù đã đạt độ tuổi và khả năng phát triển binh thường Ví

Trang 11

dụ: chủ thể 18 tuổi và phát triển bình thường khả năng điều khiển

xe máy nhưng đấy chỉ là khả năng cuả họ việc công nhận họ có đủ khả năng đấy lại phải phụ thuộc vào cơ quan cấp giấy phép điều khiển xe cho họ

Các yếu tố khác: sức khỏe, trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm v…

Yếu tố chi phối tới năng lực chủ thể của tổ chức là mục đích thành lập, chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức Mỗi tổ chức thành lập với những mục đích khác nhau, có những nhiệm vụ và chức năng khác nên năng lực chủ thể của từng tổ chức là khác nhau Như vậy yếu tố chi phối năng lực chủ thể của tổ chức trong quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan có thẩm quyền thành lập ra nó

C KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Năng lực chủ thể là khả năng pháp lí của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó Vì vậy mà năng lực chủ thể là bộ phận không thể thiếu trong quan hệ pháp luật hành chính

Ngày đăng: 26/06/2016, 09:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w