Quảng cáo so sánh bài tập cá nhân luật Thương mại

7 1.4K 0
Quảng cáo so sánh  bài tập cá nhân luật Thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quảng cáo so sánh Bài tập cá nhân Luật Thương mại 2 Người ta thường nói trong kinh doanh nếu không biết biết đến hoạt động xúc tiến thương mại thì không phải là người kinh doanh. Quảng cáo là một nghệ thuật cũng như là một chiến trường giữa các thương nhân. Một vấn đề rất nhạy cảm hiện nay là quảng cáo so sánh. Vậy sau đây tôi xin trình bày vấn đề quảng cáo so sánh theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1, Định nghĩa quảng cáo so sánh. Quảng cáo so sánh (comparative advertising) đã xuất hiện ở Mỹ và Tây âu từ lâu. Theo tuyên bố của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ thì: “Quảng cáo so sánh được định nghĩa như là quảng cáo mà so sánh những nhãn hiệu hàng hóa khác theo những thuộc tính khách quan có thể kiểm chứng hoặc giá cả và là sự làm nhận ra nhãn hiệu hàng hóa khác bởi tên, minh họa bằng hình ảnh hoặc thông tin riêng biệt khác”. Theo Liên minh Châu âu thì: “Quảng cáo so sánh là mọi quảng cáo làm nhận ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp một doanh nghiệp cạnh tranh hoặc các sản phẩm hoặc các dịch vụ mà một doanh nghiệp cạnh tranh cung ứng”. Còn ở Việt Nam, quảng cáo so sánh được đề cập đến trong Luật Thương mại 1997 tại Đ192. Nhưng cả Luật Thương mại năm 1997 và 2005; Luật Cạnh tranh 2004 hay Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001…đều không định nghĩa quảng cáo so sánh. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu quảng cáo so sánh là“Quảng cáo so sánh là quảng cáo làm nhận ra một hoặc một vài đối thủ cạnh tranh hoặc các sản phẩm hay các dịch vụ cùng loại mà đối thủ cạnh tranh sản xuất, cung ứng hay phân phối và đáp ứng được một số điều kiện khác do pháp luật quy định”. 2. Điều kiện trở thành quảng cáo so sánh: Không phải bất kỳ hành vi quảng cáo nào có thông tin, có sự so sánh với một doanh nghiệp hay hàng hóa, dịch vụ khác cũng đều trở thành quảng cáo so sánh. Sự so sánh này được biểu hiện ở khía cạnh: Một là, sản phẩm được quảng cáo và sản phẩm bị so sánh phải là sản phẩm cùng loại. Lý luận về cạnh tranh đã chỉ rõ rằng các sản phẩm chỉ có thể được coi là cạnh tranh với nhau khi chúng cùng loại và các thông tin trong quảng cáo khi nói đến hai sản phẩm cùng loại của hai doanh nghiệp khác nhau thì mới là so sánh. Hai là, sản phẩm bị so sánh phải là sản phẩm do doanh nghiệp khác sản xuất hoặc kinh doanh. 3, Quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo so sánh: Thứ nhất, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 không cấm quảng cáo so sánh nhưng quảng cáo so sánh lại bị cấm theo quy định tại Nghị định 242003NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 13032003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này (khoản 7 Điều 3): “7. Quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của người khác;…” Thứ hai, Luật Cạnh tranh năm 2004 coi quảng cáo so sánh trực tiếp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và cấm thực hiện tại khoản 1 Điều 45: “Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây: 1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác…” Thứ ba, quảng cáo so sánh nằm trong danh mục quảng cáo thương mại bị cấm theo quy định tại khoản 6 Điều 109 LDN 2005 theo đó: “Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác” Thứ tư, Điều 37 Nghị định 372006NĐCP hướng dẫn Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân có quyền so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh”. Như vậy, ta có thể thấy hiện nay hành vi quảng cáo so sánh ở Việt Nam được điều chỉnh bởi khá nhiều văn bản của pháp luật thương mại và pháp luật cạnh tranh.Tuy nhiên, thì Luật Cạnh tranh năm 2004 vẫn là văn bản điều chỉnh có tính chất chuyên ngành nhất. 4. Nhận xét các quy định của pháp luật hiện hành về quảng cáo so sánh: Thứ nhất, pháp luật Việt Nam chưa xây dựng định nghĩa quảng cáo so sánh. Đây là một thiếu sót cơ bản của Luật Cạnh tranh (2004) về nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bất cứ một hiện tượng pháp lý nào cũng cần được định nghĩa để có thể xác định được bản chất pháp lý và các yếu tố cấu thành nên hiện tượng đó nhằm định hướng cho các quy định cụ thể cho hiện tượng đó trong các văn bản pháp luật. Thứ hai, về phạm vi các chủ thể bị cấm tiến hành hoạt động quảng cáo so sánh trực tiếp vẫn còn những quan điểm khác nhau do tính không rõ ràng của Luật Cạnh tranh (2004). Khoản 1 Điều 45 của Luật này có quy định: quảng cáo“so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác” thì bị cấm; Khoản 6 Điều 109 Luật Thương mại (2005) quy định cấm “quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác”. Có thể nhận thấy cụm từ “của mình” đã dẫn đến các cách giải thích luật khác nhau về vấn đề chủ thể này dẫn đến hình thành nên hai cách hiểu về hàng hóa, dịch vụ “của mình” trong quy định của pháp luật Việt Nam. Có ý kiến cho rằng chỉ có nhà sản xuất, nhà cung ứng mới có hàng hóa, dịch vụ “của mình” nên Luật Cạnh tranh không điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhà phân phối, vô hình chung tạo ra lỗ hổng ngoài ý muốn và sự phân biệt đối xử. Thứ ba, quy định về đối tượng so sánh còn có sự chưa thống nhất giữa Luật Doanh nghiệp (2005) (“hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”) và Luật Cạnh tranh (2004) (“hàng hóa, dịch vụ”). Hơn nữa, quy định cấm so sánh trực tiếp “hàng hóa, dịch vụ” nhưng không nói rõ là chỉ cấm so sánh những tính chất căn bản hay là tất cả tính chất của hàng hóa, dịch vụ đó. Thứ tư, Khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh (2004) cấm “so sánh trực tiếp” nhưng cả Luật Cạnh tranh (2004) và các văn bản khác có liên quan như: Nghị định số 1162005NĐCP ngày 15092005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, Nghị định số 242003NĐCP ngày 13032003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quảng cáo không nêu được đặc điểm để nhận diện như thế nào là “sự so sánh trực tiếp”. Từ đó dẫn đến một vấn đề khó xác định là cấm quảng cáo dùng phương pháp so sánh trực tiếp hay là cấm quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp. Bên cạnh đó, Luật Thương mại (2005) cấm “quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp” nhưng cũng không hướng dẫn thêm về vấn đề thế nào là dùng phương pháp so sánh trực tiếp. 5, Vai trò và những ảnh hưởng tiêu cực phát sinh từ quảng cáo so sánh Ta có thể thấy, tuy quảng cáo so sánh là một hành vi nhỏ trong hệ thống pháp luật nhưng nó lại mang những điểm đặc biệt trong hoạt động kinh tế. Điều đó được thể hiện qua những vai trò của hành vi quảng cáo so sánh như: Trước hết, quảng cáo so sánh là một trong những phương thức thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các hàng hóa,dịch vụ cùng loại với nhau của các thương nhân để từ đó tạo nên sự phát triển trong cả nền kinh tế, dịch vụ hàng hoá. Thứ hai, quảng cáo so sánh cho phép thương nhân chứng minh một cách khách quan sự xứng đáng của sản phẩm mà họ có; không những vậy, quảng cáo so sánh vừa tạo ra một hệ thống thông tin phong phú và đặc sắc cho người tiêu dùng vừa góp phần làm nên những “nhà tiêu dùng thông thái” trong nền kinh tế thị trường. Thứ ba, quảng cáo so sánh phát huy chức năng của cạnh tranh trong nền kinh tế. Và cũng thông qua sự thúc đẩy cạnh tranh của quảng cáo so sánh, quyền lợi của người tiêu dùng sẽ ngày càng được bảo vệ tốt hơn, nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bảo vệ người tiêu dùng hơn nữa. Thứ tư, quảng cáo so sánh góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển của thương mại và môi trường kinh doanh. Bên cạnh những vai trò trên thì quảng cáo so sánh cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực như sau: Quảng cáo so sánh gây ra những bất lợi cho thương nhân hoặc hàng hoá,dịch vụ của thương nhân được so sánh. Ảnh hưởng này được xem xét dưới góc độ những quảng cáo so sánh trung thực, không vi phạm pháp luật. Các thương nhân lợi dụng quảng cáo so sánh để quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Những biểu hiện của hành vi này có thể đề cập đến như: quảng cáo so sánh sai sự thật, gây nhầm lẫn, không khách quan,… Qua đó, ta nhận thấy rằng: Quảng cáo so sánh là vấn đề khá phức tạp bởi tuy nó là một hành vi nhỏ nhưng chứa đựng nhiều nội dung cần điều chỉnh và được xử lý rất khác trong các hệ thống pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, cũng phải công nhận rằng quảng cáo so sánh sẽ luôn giữ vững được vai trò vốn có của mình là một phương thức xúc tiến thương mại hữu hiệu, một công cụ đắc lực cho thương nhân trên thương trường. 6, Quảng cáo so sánh theo Luật quảng cáo 2012 có hiệu lực ngày 112013. Như ta đã biết Luật quảng cáo sắp có hiệu lực tại Khoản 10 Điều 8 Luật quảng cáo năm 2012 quy định về hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo: “10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.” Như vậy có thể thấy rằng luật quảng cáo cũng đã quy định cấm quảng cáo so sánh trên 2 điều kiện: thứ nhất, trực tiếp trên các phương diện như so sánh về giá cả; so sánh chất lượng tốt hơn hay tốt nhất; hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và thứ hai, quảng cáo đó phải trực tiếp so sánh với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

Quảng cáo so sánh - Bài tập cá nhân Luật Thương mại Người ta thường nói kinh doanh biết đến hoạt động xúc tiến thương mại người kinh doanh Quảng cáo nghệ thuật chiến trường thương nhân Một vấn đề nhạy cảm quảng cáo so sánh Vậy sau xin trình bày vấn đề quảng cáo so sánh theo quy định pháp luật Việt Nam 1, Định nghĩa quảng cáo so sánh Quảng cáo so sánh (comparative advertising) xuất Mỹ Tây âu từ lâu Theo tuyên bố Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ thì: “Quảng cáo so sánh định nghĩa quảng cáo mà so sánh nhãn hiệu hàng hóa khác theo thuộc tính khách quan kiểm chứng giá làm nhận nhãn hiệu hàng hóa khác tên, minh họa hình ảnh thông tin riêng biệt khác” Theo Liên minh Châu âu thì: “Quảng cáo so sánh quảng cáo làm nhận cách trực tiếp gián tiếp doanh nghiệp cạnh tranh sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cạnh tranh cung ứng” Còn Việt Nam, quảng cáo so sánh đề cập đến Luật Thương mại 1997 Đ192 Nhưng Luật Thương mại năm 1997 2005; Luật Cạnh tranh 2004 hay Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001…đều không định nghĩa quảng cáo so sánh Tuy nhiên, hiểu quảng cáo so sánh là“Quảng cáo so sánh quảng cáo làm nhận một vài đối thủ cạnh tranh sản phẩm hay dịch vụ loại mà đối thủ cạnh tranh sản xuất, cung ứng hay phân phối đáp ứng số điều kiện khác pháp luật quy định” 2 Điều kiện trở thành quảng cáo so sánh: Không phải hành vi quảng cáo có thông tin, có so sánh với doanh nghiệp hay hàng hóa, dịch vụ khác trở thành quảng cáo so sánh Sự so sánh biểu khía cạnh: Một là, sản phẩm quảng cáo sản phẩm bị so sánh phải sản phẩm loại Lý luận cạnh tranh rõ sản phẩm coi cạnh tranh với chúng loại thông tin quảng cáo nói đến hai sản phẩm loại hai doanh nghiệp khác so sánh Hai là, sản phẩm bị so sánh phải sản phẩm doanh nghiệp khác sản xuất kinh doanh 3, Quy định pháp luật Việt Nam quảng cáo so sánh: Thứ nhất, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 không cấm quảng cáo so sánh quảng cáo so sánh lại bị cấm theo quy định Nghị định 24/2003/NĐ – CP Chính phủ ban hành ngày 13/03/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh (khoản Điều 3): “7 Quảng cáo nói xấu, so sánh gây nhầm lẫn với sở sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ người khác;…” Thứ hai, Luật Cạnh tranh năm 2004 coi quảng cáo so sánh trực tiếp hành vi cạnh tranh không lành mạnh cấm thực khoản Điều 45: “Cấm doanh nghiệp thực hoạt động quảng cáo sau đây: So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ với hàng hoá, dịch vụ loại doanh nghiệp khác…” Thứ ba, quảng cáo so sánh nằm danh mục quảng cáo thương mại bị cấm theo quy định khoản Điều 109 LDN 2005 theo đó: “Quảng cáo việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ loại thương nhân khác” Thứ tư, Điều 37 Nghị định 37/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân có quyền so sánh hàng hóa với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm quảng cáo thương mại sau có xác nhận quan quản lý nhà nước có thẩm quyền việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh” Như vậy, ta thấy hành vi quảng cáo so sánh Việt Nam điều chỉnh nhiều văn pháp luật thương mại pháp luật cạnh tranh.Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh năm 2004 văn điều chỉnh có tính chất chuyên ngành Nhận xét quy định pháp luật hành quảng cáo so sánh: Thứ nhất, pháp luật Việt Nam chưa xây dựng định nghĩa quảng cáo so sánh Đây thiếu sót Luật Cạnh tranh (2004) nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh Bất tượng pháp lý cần định nghĩa để xác định chất pháp lý yếu tố cấu thành nên tượng nhằm định hướng cho quy định cụ thể cho tượng văn pháp luật Thứ hai, phạm vi chủ thể bị cấm tiến hành hoạt động quảng cáo so sánh trực tiếp quan điểm khác tính không rõ ràng Luật Cạnh tranh (2004) Khoản Điều 45 Luật có quy định: quảng cáo“so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ với hàng hóa, dịch vụ loại doanh nghiệp khác” bị cấm; Khoản Điều 109 Luật Thương mại (2005) quy định cấm “quảng cáo việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ loại thương nhân khác” Có thể nhận thấy cụm từ “của mình” dẫn đến cách giải thích luật khác vấn đề chủ thể dẫn đến hình thành nên hai cách hiểu hàng hóa, dịch vụ “của mình” quy định pháp luật Việt Nam Có ý kiến cho có nhà sản xuất, nhà cung ứng có hàng hóa, dịch vụ “của mình” nên Luật Cạnh tranh không điều chỉnh mối quan hệ nhà phân phối, vô hình chung tạo lỗ hổng ý muốn phân biệt đối xử Thứ ba, quy định đối tượng so sánh có chưa thống Luật Doanh nghiệp (2005) (“hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”) Luật Cạnh tranh (2004) (“hàng hóa, dịch vụ”) Hơn nữa, quy định cấm so sánh trực tiếp “hàng hóa, dịch vụ” không nói rõ cấm so sánh tính chất tất tính chất hàng hóa, dịch vụ Thứ tư, Khoản Điều 45 Luật Cạnh tranh (2004) cấm “so sánh trực tiếp” Luật Cạnh tranh (2004) văn khác có liên quan như: Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 Chính phủ quy định chi tiết thi hành số điều Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, Nghị định số 24/2003/NĐ- CP ngày 13/03/2003 Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quảng cáo không nêu đặc điểm để nhận diện “sự so sánh trực tiếp” Từ dẫn đến vấn đề khó xác định cấm quảng cáo dùng phương pháp so sánh trực tiếp cấm quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp Bên cạnh đó, Luật Thương mại (2005) cấm “quảng cáo việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp” không hướng dẫn thêm vấn đề dùng phương pháp so sánh trực tiếp 5, Vai trò ảnh hưởng tiêu cực phát sinh từ quảng cáo so sánh Ta thấy, quảng cáo so sánh hành vi nhỏ hệ thống pháp luật lại mang điểm đặc biệt hoạt động kinh tế Điều thể qua vai trò hành vi quảng cáo so sánh như: Trước hết, quảng cáo so sánh phương thức thúc đẩy cạnh tranh hàng hóa,dịch vụ loại với thương nhân để từ tạo nên phát triển kinh tế, dịch vụ hàng hoá Thứ hai, quảng cáo so sánh cho phép thương nhân chứng minh cách khách quan xứng đáng sản phẩm mà họ có; vậy, quảng cáo so sánh vừa tạo hệ thống thông tin phong phú đặc sắc cho người tiêu dùng vừa góp phần làm nên “nhà tiêu dùng thông thái” kinh tế thị trường Thứ ba, quảng cáo so sánh phát huy chức cạnh tranh kinh tế Và thông qua thúc đẩy cạnh tranh quảng cáo so sánh, quyền lợi người tiêu dùng ngày bảo vệ tốt hơn, nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bảo vệ người tiêu dùng Thứ tư, quảng cáo so sánh góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển thương mại môi trường kinh doanh Bên cạnh vai trò quảng cáo so sánh gây số ảnh hưởng tiêu cực sau: - Quảng cáo so sánh gây bất lợi cho thương nhân hàng hoá,dịch vụ thương nhân so sánh Ảnh hưởng xem xét góc độ quảng cáo so sánh trung thực, không vi phạm pháp luật - Các thương nhân lợi dụng quảng cáo so sánh để quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh Những biểu hành vi đề cập đến như: quảng cáo so sánh sai thật, gây nhầm lẫn, không khách quan,… Qua đó, ta nhận thấy rằng: Quảng cáo so sánh vấn đề phức tạp hành vi nhỏ chứa đựng nhiều nội dung cần điều chỉnh xử lý khác hệ thống pháp luật khác Tuy nhiên, phải công nhận quảng cáo so sánh giữ vững vai trò vốn có phương thức xúc tiến thương mại hữu hiệu, công cụ đắc lực cho thương nhân thương trường 6, Quảng cáo so sánh theo Luật quảng cáo 2012 có hiệu lực ngày 1/1/2013 Như ta biết Luật quảng cáo có hiệu lực Khoản 10 Điều Luật quảng cáo năm 2012 quy định hành vi bị cấm hoạt động quảng cáo: “10 Quảng cáo việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp giá cả, chất lượng, hiệu sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với giá cả, chất lượng, hiệu sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ loại tổ chức, cá nhân khác.” Như thấy luật quảng cáo quy định cấm quảng cáo so sánh điều kiện: thứ nhất, trực tiếp phương diện so sánh giá cả; so sánh chất lượng tốt hay tốt nhất; hiệu sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thứ hai, quảng cáo phải trực tiếp so sánh với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ loại tổ chức, cá nhân khác

Ngày đăng: 25/06/2016, 22:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan