1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tội giết người và tình tiết định khung tăng nặng

4 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 14,23 KB

Nội dung

Tội giết người và tình tiết định khung tăng nặng a. Hãy xác định tội danh cho hành vi phạm tội của T. Tại sao? Tội danh cho hành vi phạm tội của T là tội giết người, được qui định tại Điều 93 BLHS. Điều 93 BLHS qui định về tội giết người. Khách thể của tội phạm: quyền sống của con người được pháp luật bảo vệ. Chủ thể của tội phạm: chủ thể tại Điều 93 là chủ thể thường, bất cứ ai có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Mặt khách quan: hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. + Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con ngời có thể là hành động như bắn, chém, đầu độc… Hành vi khách quan của tội giết người cũng có thể là không hành động. + Hành vi tước đoạt tính mạng được coi là hành vi khách quan của tội giết người phải là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Mặt chủ quan: lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý. Mà cụ thể tại Điều 93 qui định về tội giết người thì lỗi trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội này. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì tội phạm có thể đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc chưa đạt. Mục đích, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người. Xét tình huống đưa ra ở đề bài: T thường bị bố mắng chửi vì lười lao động lại thường xuyên cờ bạc, rượu chè nên giận bố. Hành vi “thường xuyên chơi cờ bạc, rượu chè” cùng “lười lao động” phần nào chứng tỏ T phát triển tư duy lẫn thể chất một cách bình thường mới có thể tham gia những hoạt động như cờ bạc, rượu chè, lao động; đồng thời cũng chứng tỏ T có thể nhân thức được việc đầu độc bằng thuốc diệt chuột có thể gây chết người; từ đó chứng tỏ T có thể được coi là một chủ thể thường. Một lần xào thịt bò ăn, T xúc riêng một ít ra bát rồi đổ thuốc diệt chuột vào và mang biếu bố mẹ mình là ông G và bà C. Hành vi “T xúc riêng một ít ra bát rồi đổ thuốc diệt chuột vào đem biếu bố mẹ mình” chứng tỏ đây là hành vi cố ý đầu độc ông G và bà C của T. Việc T xúc riêng một phần tách khỏi phần mình ăn cho thấy T đã dự liệu được trước tác hại của việc đổ thuốc diệt chuột vào, sau đó vẫn đem mang biếu bố mẹ chứng tỏ T hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình và vẫn tiếp tục hành vi đầu độc dẫn đến chết người đó của mình. Có thể khẳng định đây hoàn toàn là lỗi cố ý trực tiếp đầu độc ông G và bà C của T. Hành vi đổ thuốc diệt chuột vào bát thức ăn đem biếu ông G và bà C của T đã thể hiện rõ hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của ông G và bà C. Ông G và bà C đã ăn thức ăn này và bị chết. Giám định pháp ý kết luận: nguyên nhân tử vong là do trúng độc thuốc diệt chuột. Việc ông G và bà C chết vì trúng độc thuốc diệt chuột do ăn thức ăn T mang biếu (đã đổ thuốc diệt chuột vào) cho thấy hậu quả chết người đã xảy ra – dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người đã có. Tuy nhiên cũng có điểm cần lưu ý, đề bài không nêu rõ độ tuổi của T, nên nếu T có đủ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi, đủ tuổi chịu TNHS theo Điều 12 BLHS thì T hoàn toàn thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội giết người. Theo nhừng phân tích ở trên có thể xác định tội danh dành cho hành vi của T là tội giết người được qui định tại Điều 93 BLHS. b. Chỉ rõ các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên và phân tích rõ tại sao? Các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên là: giết nhiều người (điểm a khoản 1 Điều 93 BLHS) và giết người là cha mẹ của mình (điểm đ khoản 1 Điều 93). Tình tiết định khung tăng nặng là tình tiết làm thay đổi một lượng đáng kể tăng tính chất nguy hiểm cho xã hội. Hành vi giết nhiều người (từ 2 người trở lên) đã thể hiện rất rõ tính nguy hiểm của hành vi giết người, cũng như hành vi giết ông, bà, cha, mẹ người nuôi dưỡng, thầy cô giáo của mình mang tính phản trắc, suy đồi đạo đức gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới an ninh xã hội mà con ảnh hưởng lớn tới đạo đức xã hội. Xét vụ án trên: Hành vi đầu độc thông qua việc đổ thuốc diệt chuột vào thức ăn của T đã cho thấy tính nguy hiểm của nó thể hiện ở chỗ thuốc độc bỏ trong thức ăn có thể gây ra cái chết cho nhiều người, mà cụ thể trong vụ án này là hai ông bà ông G và bà C. Cái chết của ông G và bà C – 2 người đã cho thấy tình tiết tăng nặng là giết nhiều người được qui định tại điểm a khoản 1 Điều 93 BLHS. Đây là tình tiết tăng nặng thứ nhất được áp dụng cho vụ án trên. Đối tượng mà T đầu độc chết lại chính là bố mẹ của T – ông G và bà C, dẫn đến hậu quả là cái chết của 2 người (có giám định của pháp ý về nguyên nhân chết là do trúng độc thuốc diệt chuột) đã thỏa mãn dấu hiệu của tình tiết tăng nặng thứ hai là giết cha, mẹ được qui định tại điểm đ khoản 1 Điều 93 BLHS. Đây à tình tiết tăng nặng thứ hai được áp dụng cho vụ án trên.

Trang 1

Tội giết người và tình tiết định khung tăng nặng

a Hãy xác định tội danh cho hành vi phạm tội của T Tại sao?

Tội danh cho hành vi phạm tội của T là tội giết người, được qui định tại Điều 93 BLHS

* Điều 93 BLHS qui định về tội giết người

- Khách thể của tội phạm: quyền sống của con người được pháp luật bảo vệ

- Chủ thể của tội phạm: chủ thể tại Điều 93 là chủ thể thường, bất cứ ai có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS đều có thể là chủ thể của tội phạm này

- Mặt khách quan: hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật

+ Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con ngời có thể là hành động như bắn, chém, đầu độc… Hành vi khách quan của tội giết người cũng có thể là không hành động

+ Hành vi tước đoạt tính mạng được coi là hành vi khách quan của tội giết người phải là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật

- Mặt chủ quan: lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý Mà cụ thể tại Điều 93 qui định về tội giết người thì lỗi trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp

Trang 2

- Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội này Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì tội phạm có thể đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc chưa đạt Mục đích, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người

* Xét tình huống đưa ra ở đề bài:

- T thường bị bố mắng chửi vì lười lao động lại thường xuyên cờ bạc, rượu chè nên giận bố Hành vi “thường xuyên chơi cờ bạc, rượu chè” cùng “lười lao động” phần nào chứng tỏ T phát triển tư duy lẫn thể chất một cách bình thường mới có thể tham gia những hoạt động như cờ bạc, rượu chè, lao động; đồng thời cũng chứng tỏ T có thể nhân thức được việc đầu độc bằng thuốc diệt chuột có thể gây chết người; từ đó chứng tỏ T có thể được coi là một chủ thể thường

- Một lần xào thịt bò ăn, T xúc riêng một ít ra bát rồi đổ thuốc diệt chuột vào và mang biếu bố mẹ mình là ông G và bà C Hành vi “T xúc riêng một ít ra bát rồi đổ thuốc diệt chuột vào đem biếu bố mẹ mình” chứng tỏ đây là hành vi cố ý đầu độc ông G và bà C của T Việc T xúc riêng một phần tách khỏi phần mình ăn cho thấy T

đã dự liệu được trước tác hại của việc đổ thuốc diệt chuột vào, sau đó vẫn đem mang biếu bố mẹ chứng tỏ T hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình và vẫn tiếp tục hành vi đầu độc dẫn đến chết người đó của mình Có thể khẳng định đây hoàn toàn là lỗi cố ý trực tiếp đầu độc ông G và bà C của T Hành vi đổ thuốc diệt chuột vào bát thức ăn đem biếu ông G và bà C của T đã thể hiện rõ hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của ông G và bà C

- Ông G và bà C đã ăn thức ăn này và bị chết Giám định pháp ý kết luận: nguyên nhân tử vong là do trúng độc thuốc diệt chuột Việc ông G và bà C chết vì trúng độc thuốc diệt chuột do ăn thức ăn T mang biếu (đã đổ thuốc diệt chuột vào) cho thấy hậu quả chết người đã xảy ra – dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người đã có

Trang 3

- Tuy nhiên cũng có điểm cần lưu ý, đề bài không nêu rõ độ tuổi của T, nên nếu T có

đủ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi, đủ tuổi chịu TNHS theo Điều

12 BLHS thì T hoàn toàn thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội giết người

Theo nhừng phân tích ở trên có thể xác định tội danh dành cho hành vi của T là tội giết người được qui định tại Điều 93 BLHS

b Chỉ rõ các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên và phân tích rõ tại sao?

Các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên là: giết nhiều người (điểm a khoản 1 Điều 93 BLHS) và giết người là cha mẹ của mình (điểm đ khoản 1 Điều 93)

Tình tiết định khung tăng nặng là tình tiết làm thay đổi một lượng đáng kể - tăng tính chất nguy hiểm cho xã hội Hành vi giết nhiều người (từ 2 người trở lên) đã thể hiện rất rõ tính nguy hiểm của hành vi giết người, cũng như hành vi giết ông, bà, cha, mẹ người nuôi dưỡng, thầy cô giáo của mình mang tính phản trắc, suy đồi đạo đức gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới an ninh xã hội mà con ảnh hưởng lớn tới đạo đức xã hội

Xét vụ án trên:

- Hành vi đầu độc thông qua việc đổ thuốc diệt chuột vào thức ăn của T đã cho thấy tính nguy hiểm của nó thể hiện ở chỗ thuốc độc bỏ trong thức ăn có thể gây ra cái chết cho nhiều người, mà cụ thể trong vụ án này là hai ông bà ông G và bà C Cái chết của ông G và bà C – 2 người đã cho thấy tình tiết tăng nặng là giết nhiều người được qui định tại điểm a khoản 1 Điều 93 BLHS Đây là tình tiết tăng nặng thứ nhất được áp dụng cho vụ án trên

Trang 4

- Đối tượng mà T đầu độc chết lại chính là bố mẹ của T – ông G và bà C, dẫn đến hậu quả là cái chết của 2 người (có giám định của pháp ý về nguyên nhân chết là do trúng độc thuốc diệt chuột) đã thỏa mãn dấu hiệu của tình tiết tăng nặng thứ hai là giết cha, mẹ được qui định tại điểm đ khoản 1 Điều 93 BLHS Đây à tình tiết tăng nặng thứ hai được áp dụng cho vụ án trên

Ngày đăng: 25/06/2016, 20:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w