1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO MẠNG điện tử với VAI TRÒ GIÁO dục CHÍNH TRỊ tư TƯỞNG CHO đội NGŨ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM HIỆN NAY

147 473 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 3,69 MB

Nội dung

Những vấn đề đặt ra đối với báo mạng điện tử với vai trò giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam...84 3.2 Một số giải pháp phát huy vai trò của báo điệ

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

DƯƠNG QUỲNH TRANG

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI VAI TRÒ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CHO ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

(Khảo sát Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo Nhân dân điện tử,

Báo điện tử Hà Nội Mới năm 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

DƯƠNG QUỲNH TRANG

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI VAI TRÒ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CHO ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

(Khảo sát Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo Nhân dân điện tử,

Báo Điện tử Hà Nội Mới năm 2015)

Chuyên ngành : Báo chí học

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

trích dẫn trong luận văn đảm bảo chính xác, trung thực và dựa trên thực tếkhảo sát và báo cáo của các cơ quan hữu quan Những kết luận khoa học củaluận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận văn

Dương Quỳnh Trang

Trang 4

thanh và Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã dày công giảngdạy, đào tạo em trong suốt thời gian qua.

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Huy Kỳ đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn một số toà soạn báo điện tử, đặc biệt là Báo điện tửĐảng Cộng sản Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Hà Nội mới đã tạo điều kiệngiúp đỡ, góp ý, động viên tác giả hoàn thành luận văn

Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng song luận văn vẫn còn đôi chỗ sai sót.Tác giả mong muốn tiếp tục nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy, cô

để luận văn được hoàn thiện hơn

Hà Nội, tháng năm 2016

Dương Quỳnh Trang

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài 6

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn 6

6 Đóng góp mới của luận văn 7

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7

8 Kết cấu của luận văn 8

Chương 1: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI VAI TRÒ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CHO ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 9

1.1 Khái niệm, nội dung, vai trò của báo mạng điện tử trong giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam 9

1.1.1 Khái niệm 9

1.1.2 Nội dung giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên ĐCSVN của báo mạng điện tử hiện nay 21

1.1.3 Vai trò của báo điện tử trong giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên ĐCSVN 24

1.2 Ưu điểm và hạn chế của báo điện tử với vai trò giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam 30

1.2.1 Ưu điểm 30

1.2.2 Hạn chế 34

Trang 6

Tiểu kết chương 1 38

Chương 2: THỰC TRẠNG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI VAI TRÒ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ -TƯ TƯỞNG CHO ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 39

2.1 Khái quát về các báo điện tử được khảo sát 39

2.1.1 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (dangcongsan.vn) 39

2.1.2 Báo Nhân Dân (nhandan.com.vn) 44

2.2 Khảo sát vai trò giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay của báo điện tử 49

2.2.1 Tần suất và số lượng 49

2.2.2 Nội dung giáo dục chính trị - tư tưởng 53

2.2.3 Hình thức giáo dục chính trị - tư tưởng 68

2.3 Đánh giá ưu điểm, hạn chế của báo mạng điện tử với vai trò giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thời gian qua 74

2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân 74

Tiểu kết chương 2 83

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ TRONG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CHO ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 84

3.1 Những vấn đề đặt ra đối với báo mạng điện tử với vai trò giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam 84

3.2 Một số giải pháp phát huy vai trò của báo điện tử trong việc giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay .87

Trang 7

sản Việt Nam hiện nay 87

3.2.2 Đổi mới nội dung và hình thức giáo dục chính trị - tư tưởng 90

3.2.3 Phát huy bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của người làm báo trong việc giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam 91

3.2.4 Phát huy năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của đội ngũ phóng viên, biên tập viên 96

Tiểu kết Chương 3 99

KẾT LUẬN 100

TÓM TẮT LUẬN VĂN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC

Trang 8

Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát Nhandan.com.vn 51Biểu đồ 2.3: Kết quả khảo sát Hanoimoi.com.vn 52Biểu đồ 2.4: Mức độ xuất hiện tác phẩm trung bình một ngày trên mỗi tờ báo 52Biểu đồ 2.5: Thể loại các tác phẩm báo chí trên Dangcongsan.vn,Nhandan.com.vn, Hanoimoi.com.vn 68Biểu đồ 2.6: Biểu đồ về hình thức các tác phẩm giáo dục chính trị - tư tưởngtrên báo điện tử 69Biểu đồ 2.7: Biểu đồ đánh giá việc tổ chức hệ thống chuyên trang, chuyênmục 71Biểu đồ 2.8: Biểu đồ về việc tổ chức chiến dịch phát động, tuyên truyền tạitòa soạn 72Biểu đồ 2.9: Biểu đồ về mức độ quan tâm với giáo dục chính trị - tư tưởngtrên báo điện tử hiện nay 75Biểu đồ 2.10: Biểu đồ về mức độ đánh giá về nội dung giáo dục chính trị - tưtưởng trên báo điện tử Việt Nam hiện nay 76Biểu đồ 2.11: Biểu đồ về thể loại báo chí được các nhà báo sử dụng để thựchiện các bài viết về chính trị - tư tưởng 79

Trang 9

BMĐT Báo mạng điện tử

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác giáo dục chính trị

-tư -tưởng, đặc biệt là giáo dục chính trị - -tư -tưởng cho đội ngũ đảng viên Ngườinêu rõ “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trongsạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành củanhân dân [22, tr.1]” Và muốn được như vậy thì phải được học tập, nghiên cứu

về lý luận chính trị, được giáo dục, được định hướng tư tưởng

Một Đảng vững mạnh phải được xây dựng trên nền tảng các đảng viên

có năng lực, tâm huyết với công việc và đặc biệt là phải vững về chính trị, tưtưởng Nếu đảng viên không hiểu, không nắm vững hệ tư tưởng Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng thì không thểđưa đất nước lên con đường xã hội chủ nghĩa

Tuy nhiên, Nghị quyết TW 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã nêu rõnhững hạn chế của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảngviên Nghị quyết chỉ rõ "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó

có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp,suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khácnhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thựcdụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãngphí, tùy tiện, vô nguyên tắc "

Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội Nhận thức được

vị trí, vai trò và tầm quan trọng của báo chí, từ hơn 80 năm trước, những

Trang 11

người cộng sản Việt Nam lớp đầu tiên mà tiêu biểu là lãnh tụ Nguyễn ÁiQuốc đã sớm khai thác, sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén phục vụ yêucầu, mục tiêu của cách mạng Cũng từ đó, nền báo chí cách mạng nước ta,dưới sự lãnh đạo của Đảng, liên tục phát triển, góp phần xứng đáng vào sựnghiệp chung của Đảng, của dân tộc.

Đứng trước những vấn đề cấp bách mà Đảng đã chỉ ra và trước nhữngdiễn biến khôn lường của hoạt động chống phá của các thế lực thù địch,những phần tử cơ hội chính trị chống Đảng ở trong nước, ngoài nước, báo chí

là công cụ đắc lực của Đảng, là vũ khí sắc bén trên mọi mặt trận tư tưởng, vănhóa, do đó báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc tác động vào tư tưởngcủa công chúng, các tầng lớp xã hội trong đó có đội ngũ đảng viên ĐảngCộng sản Việt Nam để nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi theo xu hướngphù hợp với sự vận động, phát triển của xã hội bằng cách thông tin tuyêntruyền đa dạng, phong phú, định hướng dư luận xã hội

Tuy nhiên, việc giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viênĐảng Cộng sản Việt Nam hiện nay trên báo chí nói chung và báo điện tử nóiriêng vẫn còn nhiều hạn chế Nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dụccòn chưa phong phú, đa dạng; thông tin chưa đi nhiều vào trọng tâm Vì vậy,

tôi chọn đề tài “Báo mạng điện tử với vai trò giáo dục chính trị - tư tưởng

cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay” làm luận văn

thạc sĩ báo chí của mình Từ đó góp phần làm rõ những kinh nghiệm lý luận

và thực tiễn trong việc giáo dục chính trị - tư tưởng, qua đó hy vọng kiến giảinhững biện pháp nâng cao vai trò giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũđảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trên báo điện tử hiện nay

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Luận văn thạc sĩ chính trị học, chuyên ngành công tác tư tưởng liênquan đến vấn đề giáo dục chính trị - tư tưởng đội ngũ đảng viên Đảng Cộngsản Việt Nam Có thể kể đến một số luận văn như sau:

Trang 12

“Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ đảng viên ở Đảng

bộ huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai hiện nay” của thạc sĩ Trần Văn Chiến

năm 2012

“Chất lượng giáo dục chính trị lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai hiện nay” của thạc sĩ Nguyễn Quốc Bảo năm 2012”.

“Chất lượng giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên quận

6, TP Hồ Chí Minh hiện nay” của thạc sĩ Khổng Minh Hằng năm 2014.

“Chất lượng giáo dục bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên các xã biên giới huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng hiện nay” của thạc sĩ Hoàng

Minh Hải năm 2014

“Chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên ở quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”

của thạc sĩ Cao Yên Sơn năm 2014

“Đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán

bộ, đảng viên huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh” của thạc sĩ

Nguyễn Thanh Bình năm 2014

“Giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên ở Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Thắm năm 2014.

“Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội” của thạc sĩ Trần Minh Trường năm 2015.

Có một số công trình khoa học và luận văn thạc sĩ báo chí liên quanđến vấn đề giáo dục chính trị - tư tưởng như:

Sách “Báo điện tử ở Việt Nam - Định hướng và giải pháp” của TS.

Nguyễn Công Dũng Phó Tổng biên tập Thường trực Báo điện tử Đảng Cộngsản Việt Nam tìm hiểu một số vấn đề lý luận về báo điện tử, định hướngchính trị tư tưởng và thực trạng định hướng chính trị tư tưởng của báo điện tử,

Trang 13

đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường định hướng chínhtrị tư tưởng của báo điện tử ở Việt Nam.

Việc tiếp nhận thông tin của Đảng viên tỉnh Tuyên Quang trên chuyên trang Xây dựng Đảng, Báo Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay của thạc sĩ

Nguyễn Thị Mai Lan năm 2013

Báo chí đồng bằng sông Cửu Long với vấn đề giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ địa phương trong giai đoạn hiện nay (khảo sát báo in: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau năm 2014) của thạc sĩ Nguyễn Thị Diện năm 2015.

Báo chí Quân đội với vấn đề giáo dục chính trị chiến sỹ trẻ hiện nay

của thạc sĩ Trần Thùy Vinh năm 2014

Báo in khu vực đồng bằng sông Cửu Long với vấn đề giáo dục – đào tạo tại địa phương hiện nay Khảo sát Báo Đồng Tháp, Đồng Khởi, Vĩnh Long năm 2014) của thạc sĩ Võ Thị Cúc Phương năm 2015.

Báo địa vùng đồng bằng sông Cửu Long với việc tuyên truyền, giáo dục vấn đề an toàn giao thông hiện nay của thạc sĩ Nguyễn Thanh Tâm năm

2015

Báo phụ nữ với vấn đề tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam hiện nay (Khảo sát các tờ báo in Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô, Phụ

nữ TP Hồ Chí Minh từ 1/2012- 1/2013) của thạc sĩ Phạm Thị Phượng năm 2013

Giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên trên kênh VTV6 – Đài truyền hình Việt Nam (Khảo sát từ tháng 9/2013 đến tháng 3/2014) của thạc sĩ

Nguyễn Thị Thủy năm 2014

Vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên trên VTV (Khảo sát các

kênh VTV2, VTV6, O2TV từ tháng 11/2012 đến tháng 4/2014) của Trần ThịHải Anh năm 2014

Như vậy, xét ở cả luận văn thạc sĩ chính trị học chuyên ngành công tác

tư tưởng và luận văn thạc sĩ báo chí, mặc dù đã có không ít những đề tài, công

Trang 14

trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực khác nhau liên quan đến đảng viên ĐảngCộng sản Việt Nam cũng như vai trò của báo chí đối với nhiệm vụ giáo dụccho nhiều đối tượng của nhiều lĩnh vực nhưng chưa có công trình nghiên cứunào về vai trò của báo mạng điện tử trong giáo dục chính trị - tư tưởng chođội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Vì vậy đề tài tác giả luận vănthực hiện là đề tài có nội dung nghiên cứu rõ ràng và độc lập, không trùng vớibất kì công trình nghiên cứu khoa học nào đã được công bố.

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về giáo dục chính trị - tư tưởng

và của báo mạng điện tử trong việc giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũđảng viên ĐCSVN, luận văn khảo sát và đánh giá thực trạng vai trò giáo dụcchính trị - tư tưởng trên một số báo mạng điện tử, từ đó đề xuất giải pháp pháthuy vai trò giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộngsản Việt Nam của báo mạng điện tử ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ chủyếu sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về báo mạng điện tử, và vai tròcủa báo mạng điện tử trong giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảngviên ĐCSVN

- Khảo sát, đánh giá thực trạng báo mạng điện tử với vai trò giáo dụcchính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trên 3trang báo: báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, báo điện tử Nhân dân, báođiện tử Hà Nội mới năm 2015

Trang 15

- Đề xuất giải pháp phát huy vai trò của báo mạng điện tử trong giáodục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Namtrong giai đoạn hiện nay.

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là báo mạng điện tử với vai trò giáodục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò giáo dục chính trị - tư tưởng cho độingũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trên 3 tờ báo mạng điện tử: báo điện

tử Đảng Cộng sản Việt Nam, báo điện tử Nhân dân, báo điện tử Hà Nội Mớinăm 2015

Lý do mà tác giả luận văn chọn 3 tờ báo này để khảo sát vì đây là 3 tờbáo lớn, chính thống trong các cơ quan báo chí hiện nay Đều có tôn chỉ mụcđích là tuyên truyền, giáo dục, định hướng các chủ trương, đường lối củaĐảng, Nhà nước Là cơ quan báo chí có sự uy tín cao, có tiếng nói được nhiềucông chúng tiếp nhận thông tin trên các tờ báo này

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí cáchmạng Đồng thời, để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên,tác giả luận văn đã sử dụng những phương pháp chính sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dùng để xem xét phân tích cácthông tin trong tài liệu, trên cơ sở đó kế thừa những giá trị vốn có, sau đó rút

ra những dữ liệu để so sánh, đối chiếu

Trang 16

- Phương pháp phân tích nội dung: được sử dụng để phân tích các văn bản,

tác phẩm báo chí trên dangcongsan.vn, nhandan.com.vn và hanoimoi.com.vn qua

đó chỉ ra những thành công, hạn chế và những vấn đề đang đặt ra

- Phương pháp phỏng vấn sâu: được thực hiện với những cán bộ là lãnhđạo quản lý các cơ quan báo chí và phóng viên các cơ quan báo chí được khảo sát

- Phương pháp điều tra định lượng bằng bảng anket: tác giả luận văntiến hành điều tra 200 phiếu điều tra để khảo sát

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng để đánh giá những kết quảnghiên cứu, qua đó đề xuất các giải pháp cần thiết

6 Đóng góp mới của luận văn

- Với đề tài “Báo mạng điện tử với vai trò giáo dục chính trị - tư tưởng

cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay”, luận văn của tácgiả được bạn bè, đồng nghiệp góp ý là lĩnh vực còn khá mới mẻ, chưa cónhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Chính vì vậy, luận văn của tác giả

là công trình nghiên cứu mới mẻ và thiết thực

- Qua nghiên cứu, khảo sát, điều tra, phân tích, so sánh tác giả luậnvăn đưa ra những nhận xét, đánh giá về thành công và hạn chế của việc giáodục chính trị - tư tưởng trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Đồng thờinêu một số giải pháp có tính lý luận và thực tiễn nhằm phát huy vai trò giáodục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản trên báo điện

tử Việt Nam hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

7.1 Ý nghĩa lý luận

- Luận văn cung cấp một số lý luận về nội dung giáo dục chính trị - tư tưởngtrên báo điện tử; bổ sung và làm rõ hơn hệ thống lý luận về vai trò, chức năng củabáo điện tử trong điều kiện mới và nhiệm vụ giáo dục chính trị - tư tưởng trên báođiện tử Chỉ ra biện pháp tuyên truyền trên báo điện tử đạt hiệu quả cao

Trang 17

- Luận văn góp phần khẳng định tính ưu việt của báo điện tử và khẳngđịnh sự lớn mạnh nhanh chóng của nó trong thời gian tới như một xu thế pháttriển tất yếu của xã hội.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Luận văn góp phần làm rõ nội dung nhận thức về vấn đề giáo dụcchính trị - tư tưởng trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước thông quahoạt động báo chí truyền thông Qua đó khẳng định những đóng góp của báođiện tử trong việc giáo dục chính trị - tư tưởng

- Luận văn là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, đào tạo; chocác nhà quản lý, nhà báo và những người quan tâm tới các nội dung liên quan

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chínhcủa luận văn được bố cục trong 3 chương, gồm:

Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

Chương 2: Thực trạng báo mạng điện tử với vai trò giáo dục chính trị

-tư -tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

Chương 3: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát huy vai tròcủa báo mạng điện tử trong giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảngviên Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

Trang 18

Chương 1 BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI VAI TRÒ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ -

TƯ TƯỞNG CHO ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN

VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm, nội dung, vai trò của báo mạng điện tử trong giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Giáo dục

Theo từ điển Tiếng việt, giáo dục là một hoạt động tác động một cách

có hệ thống đến sự phát triển tinh thần và thể chất của sự phát triển làm chonhững đối tượng ấy hình thành phẩm chất và năng lực như yêu cầu đã đề ra

“Giáo dục” theo tiếng anh được viết là “Education” - vốn có gốc từtiếng La tinh “Educare” có nghĩa là “làm bộc lộ ra” Và vì vậy, có thể hiểu

“giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn củangười được giáo dục”

Giáo trình Giáo dục học định nghĩa: “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặcbiệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hộicủa các thế hệ loài người…” [13, tr.9]

Trong từ điển Giáo dục học trang 105 có viết, Giáo dục được hiểu làhoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác độngnhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống,bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và pháttriển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bịcho đối tượng tham giao lao động sản xuất và đời sống xã hội

Thuật ngữ giáo dục được sử dụng rất nhiều trong ngôn ngữ hàng ngày

để biểu đạt khái niệm thông thường lẫn khái niệm khoa học Nhìn chung,thuật ngữ này thường được hiểu với hai nghĩa:

Trang 19

Một là, giáo dục là hiện tượng khách quan diễn ra trong đời sống xã hội

mà mỗi con người, mỗi thế hệ ít hoặc nhiều đều chịu sự tác động mang tính tựphát của nó Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người không thể táchrời khỏi môi trường xã hội - nơi con người sinh ra và lớn lên Đó là sự tácđộng của vô số các quan hệ xã hội như: kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng -văn hóa… Những tác động đó độc lập với ý muốn của con người

Hai là, hoạt động giáo dục được tổ chức theo cách riêng của các chủ

thể giáo dục với định hướng, mục tiêu rõ ràng Chủ thể giáo dục đề cập ở đâybao gồm các cá nhân và những thiết chế, tổ chức có chức năng giáo dục như:cha mẹ, gia đình, nhà trường, các tổ chức chính trị - xã hội…

Đối với bất kỳ xã hội nào, việc chăm lo phát triển nguồn lực đồngnghĩa với việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục Ngày nay, không chỉ ởnhững nước giàu mà cả những nước nghèo đều xem chiến lược giáo dục - đàotạo con người là quốc sách hàng đầu Với ý nghĩa như vậy nên khi đánh giáchất lượng, hiệu quả giáo dục người ta thường căn cứ vào công việc tổ chức

và phối hợp hoạt động của các chủ thể giáo dục: gia đình, nhà trường, các tổchức trong cộng đồng xã hội…

Theo quan điểm của Lênin, giáo dục sinh ra cùng với loài người và tồntại, phát triển cùng với loài người (Lênin từng cho rằng: giáo dục là một phạmtrù vĩnh hằng) Con người khi mới sinh ra mang bản tính thiên nhiên, sau khi lớn

lên, trưởng thành bằng cách lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội - lịch sử bao gồm

tri thức khoa học, kỹ năng lao động, văn hóa bằng cơ chế truyền thụ và tiếp thu

(giáo dục và đào tạo) con người hình thành “bản tính thứ hai” - bản tính người

Trong tài liệu Giáo dục học đại cương của đồng tác giả: PGS.TSNguyễn Văn Hộ - PGS.TS Hà Thị Đức, xuất bản 2002, nhà xuất bản Hà Nội(trang 5) thì: Giáo dục là một hiện tượng xã hội, trong đó một tập hợp xã hội(nhóm người) đã tích lũy được vốn kinh nghiệm nhất định truyền đạt lại cho

Trang 20

nhóm xã hội khác nhằm giúp họ tham gia sâu vào đời sống xã hội, giúp họhiểu bản chất các chuẩn mực, khuôn mẫu, giá trị xã hội để xây dựng thànhnhân cách phù hợp với sự đòi hỏi của lợi ích xã hội.

Từ các quan niệm trên cho thấy giáo dục một mặt cung cấp tri thức,kinh nghiệm, mặt khác định hướng hành vi thông qua việc cung cấp khuônmẫu hành vi theo yêu cầu nhất định Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong quátrình hình thành nhân cách của con người bởi vì:

Một là, giáo dục vạch ra phương hướng phát triển nhân cách thông qua

những hình mẫu nhân cách theo yêu cầu nhất định

Hai là, qua giáo dục nhằm truyền thụ các tri thức, các kỹ năng - điều

kiện cần thiết để hình thành nhân cách

Ba là, qua giáo dục và bằng giáo dục hướng đối tượng giáo dục đến

một tương lai tốt đẹp Giáo dục có khả năng uốn nắn những hành vi lệchchuẩn trong phát triển nhân cách, tạo dựng những hình mẫu nhân cách mớiđáp ứng những đòi hỏi của xã hội Những phẩm chất của nhân cách được hìnhthành chủ yếu là do quá trình giáo dục và tự giáo dục

Dựa trên quan điểm của các tác giả, các nhà nghiên cứu giáo dục, quanniệm giáo dục được sử dụng trong luận văn là:

Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Trang 21

danh từ số nhiều của từ Politic Politic trong ngôn ngữ Anh là tính từ có nghĩa

là thận trọng, khôn ngoan, khôn khéo; sáng suốt, tinh tường, sắc bén (về chínhtrị) Như vậy, chính trị là quá trình được hình thành từ sự suy nghĩ chín chắn,thận trọng, khôn khéo, quang minh chính đại, hướng dẫn con người đến hànhđộng để đạt được mục đích với kết quả tốt đẹp Nhìn nhận từ góc độ quốc gia,dân tộc cho thấy, chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn vớiquan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh vấn đềgiành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước một cách “nghệ thuật” để lãnh đạocủng cố xây dựng và phát triển đất nước

Theo từ điển tiếng Việt, có chữ Hán cho từ ngữ Hán - Việt, Nxb Giáodục, Hà Nội, 2011 viết: Chính trị là danh từ chỉ những vấn đề tổ chức và điềukhiển bộ máy nhà nước, hoặc những hoạt động của một giai cấp, một chính đảngnhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước [153, tr.268]

Theo định nghĩa của Từ điển bách khoa Việt Nam: chính trị là toàn bộnhững hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa cácdân tộc, giữa các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền,duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia và công việc của nhà nước,

sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước

Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, có nhiều cách hiểu khác nhau vềchính trị vì mỗi một học thuyết, mỗi một nhà tư tưởng chính trị có những cáchtiếp cận, cách hiểu khác nhau tùy theo lợi ích, mục đích và trình độ tư duy của

họ do sự phát triển của đời sống sản xuất, khi xã hội phân chia thành giai cấpthì nhà nước và chính trị chắc chắn sẽ tiêu vong

Chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm rằng, chính trị về thực chất bắtnguồn từ quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, quốc gia, dân tộc mà trước tiên làlợi ích kinh tế Lênin cho rằng, chính trị là “sự biểu hiện tập trung của kinhtế” [33, tr.349-350] Chính trị do kinh tế quy định; cơ cấu kinh tế, sự vận

Trang 22

động và phát triển kinh tế quy định sự biến đổi của chính trị Kinh tế xét đếncùng “là nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của trật tự xã hội” [34,tr.418] Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ biện chứng, tácđộng qua lại và cần xem xét trong một chỉnh thế thống nhất.

Kế thừa các nhân tố hợp lý trong các quan điểm về chính trị, có thểthấy rằng, chính trịnh là mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, giữacác quốc gia xoay quanh vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước, làhoạt động chính trị thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước đểthực hiện hóa lợi ích cơ bản của mình trong mối quan hệ với các giai cấp,tầng lớp khác

xã hội” [154, tr.1370] Mọi tư tưởng đều được rút từ kinh nghiệm thực tiễnhoạt động sống của con người, phản ánh đúng đắn hay phản ánh không đúnghiện thực khách quan

Từ điển tiếng Việt, có chữ Hán cho từ ngữ Hán - Việt, Nxb Giáo dục,

Hà Nội, 2011 viết: Tư tưởng là suy nghĩ hoặc ý nghĩ của con người, hay chính

là những quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực kháchquan và đối với xã hội [153, tr.1663]

Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: tư tưởng là hình thức phảnánh thế giới bên ngoài, trong đó bao hàm sự ý thức mục đích và triển vọngcủa việc tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới bên ngoài Tư tưởng là kết quảkhái quát hóa kinh nghiệm của sự phát triển trí thức trước đó và được dùng

Trang 23

làm nguyên tắc của sự phát triển tri thức trước đó và được dùng làm nguyêntắc để giải thích các hiện tượng.

Theo nghĩa rộng (nghĩa chung nhất), tư tưởng là một hình thái của ýthức xã hội được hình thành một cách bền vững, sâu sắc trong tâm trí conngười, có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ, hướng dẫn hành động của con ngườitrong một thời gian tương đối dài Tư tưởng thường hướng hành động tới mụcđích đã có trong ý thức của con người Theo nghĩa hẹp, tư tưởng là một hìnhthái cụ thể của ý thức xã hội là loài người, ý thức cá nhân con người cụ thể,phản ánh thế giới khách quan trong ý thức và định hướng hành động của conngười cụ thể Chủ thể của tư tưởng có thể là tư tưởng cá nhân con người có ýthức, của một cộng đồng người…

Như vậy, có thể thấy sự đa dạng, đa diện của tư tưởng, nhưng cái chungnhất là sự phản ánh khái quát hiện thực khách quan được phản ánh trong ýthức của con người cụ thể, được biểu hiện những lợi ích của con người, củagiai cấp và của xã hội Đó là ý thức phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng kháiquát, phản ánh lợi ích riêng của một cá nhân, của một tập đoàn, một giai cấp,một dân tộc, một thời gian, hay một thời đại nhất định Sự phản ánh đó có thểđúng và chưa đúng, thậm chí có thể “lệch chuẩn” hoặc sai Vì vậy, trong xãhội sẽ có tư tưởng tiến bộ thúc đẩy sự phát triển xã hội; có tư tưởng lạc hậu và

cả tư tưởng phản động, kìm hãm sự phát triển của xã hội…

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, mọi tư tưởng đều được rút

ra từ kinh nghiệm Chúng là sự phản ánh đúng đắn hay phản ánh xuyên tạchiện thực Nhưng tư tưởng không chỉ đơn thuần là sự phản ánh thế giới kháchquan Trên cơ sở phản ánh thế giới khách quan, tư tưởng xác định con đường

để cải tạo thế giới Vì vậy, nội dung của bất kỳ tư tưởng nào cũng bao hàmnhững mục đích và những nhiệm vụ của hoạt động thực tiễn Đó là chỗ khácnhau căn bản giữa tư tưởng với các hình thức phản ánh khác Sau khi xuất

Trang 24

hiện, tư tưởng có tính có tính độc lập tương đối và ảnh hưởng tích cực trở lại

sự phát triển của hiện thực Những tư tưởng khác nhau có tác động tới hiệnthực theo những hướng khác nhau Tư tưởng phản động, phản ánh xuyên tạchiện thực sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội, còn tư tưởng tiên tiến, phảnánh đúng đắn hiện thực và thể hiện lợi ích của các giai cấp cách mạng thì thúcđẩy sự phát triển của xã hội theo hướng tiến bộ [64]

có hoạt động giáo dục tư tưởng của tổ chức chính trị - xã hội nào lại bỏ quanội dung tư tưởng chính trị của giai cấp chủ thể giáo dục Mặt khác, tư tưởng

có nhiều cấp độ, nhiều lĩnh vực khác nhau, ở đây chỉ bàn đến khía cạnh chínhtrị của công tác giáo dục tư tưởng Do đó, chính trị - tư tưởng trở thành một tổhợp mang nghĩa mới, có giá trị như một tính từ dùng để chỉ một nội dung giáodục cơ bản, quan trọng nhất của công tác tư tưởng là chính trị [41, tr.36]

1.1.1.5 Giáo dục chính trị - tư tưởng

Giáo dục chính trị - tư tưởng được hiểu là hoạt động giáo dục mặtchính trị của lĩnh vực tư tưởng Nó định tính và khu biệt về mặt nội dung củahoạt động giáo dục tư tưởng này với nội dung của hoạt động giáo dục tưtưởng khác như: đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật…Bên cạnh đó, mặt chính trị ởđây cần được hiểu bao gồm hai giác độ: giác độ tư tưởng và giác độ hoạtđộng Điều đó có nghĩa là giáo dục chính trị - tư tưởng không dừng lại ở mụcđích hình thành tư tưởng chính trị mà còn hướng tới mục đích cổ vũ hànhđộng chính trị tích cực của đối tượng

Trang 25

Với các tiếp cận như trên thì bản chất của giáo dục chính trị - tư tưởng

là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống của một giai cấp, một chínhđảng, một tổ chức nhằm truyền bá hệ tư tưởng, đường lối chính trị trong quầnchúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể giáo dục

Theo một số công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng của ĐảngCộng sản Việt Nam hiện nay, thì giáo dục chính trị - tư tưởng được coi là một

bộ phận của công tác tư tưởng; là công tác, là hoạt động có mục đích củaĐảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội nhằmhình thành ở cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thế giới quan khoahọc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới; rèn luyện bảnlĩnh chính trị vững vàng trong mọi tình huống; thái độ không khoan nhượngđối với hệ tư tưởng tư sản và những tư tưởng tàn dư của quá khứ; khắc phụcthói thụ động và thơ ơ chính trị; thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo tham gia vàocác phong trào hành động cách mạng Trong sự nghiệp xây dựng con ngườimới, nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa hiện nay, giáo dục chính trị - tư tưởngcòn là một hoạt động cơ bản không thể thiếu để hình thành văn hóa chính trịcho nhân dân lao động Ở cấp độ cá nhân, “văn hóa chính trị được hiểu là chấtlượng tổng hợp của trí thức chính trị và niềm tin chính trị của mỗi cá nhân tạothành ý thức chính trị công dân thúc đẩy họ hành động chính trị tích cực phùhợp với mục tiêu, lý tưởng chính trị của xã hội” [25, tr.171]

Nội dung chủ yếu của giáo dục chính trị - tư tưởng ngoài nội dung cốtlõi là chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lốichính sách của Đảng thì nội dung giáo dục chính trị - tư tưởng còn bao gồm:những giá trị chính trị được đúc kết trong lịch sử; lý tưởng chính trị của giaicấp công nhân và của dân tộc, niềm tin vào sự nghiệp cách mạng do Đảnglãnh đạo; bản lĩnh, sự nhạy bén chính trị; âm mưu thủ đoạn của các thế lựcthù địch; tính tích cực chính trị - xã hội; đấu tranh khắc phục sự mơ hồ về

Trang 26

chính trị, chống sự thụ động và thói thờ ơ chính trị; kinh tế - xã hội trongnước và quốc tế.

Từ những trình bày và phân tích ở trên, chúng ta có thể tiếp cận giáo

dục chính trị - tư tưởng là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, định hướng giá trị chính trị, lý tưởng chính trị, cung cấp thông tin chính trị thời sự nhằm nâng cao nhận thức chính trị, hình thành niềm tin chính trị và thúc đẩy quần chúng tích cực, tự giác, sáng tạo tham gia quá tình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Nói cách khác, giáo dục chính trị - tư tưởng là hoạt động truyền bá các tri thức lý luận chính trị cơ bản, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào quần chúng với mục đích cao nhất là làm cho hệ tư tưởng chiếm địa vị thống trị trong toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.

Trong các đối tượng của giáo dục chính trị - tư tưởng, đảng viên là đốitượng chủ yếu và quan trọng, là lực lượng nòng cốt của hệ thống chính trị,những người trực tiếp xây dựng, hoàn thiện và hiện thực hóa chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng

Theo Điều 1, Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua ngày 22/4/2001 xác định:

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong độitiên phong vào giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mụcđích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân vànhân dân lao động trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnhchính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

có lao động, không bóc lột, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức vàlối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luậtcủa Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng Công dân Việt Nam từmời tám tuổi trở lên thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị,

Trang 27

Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức

cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm,đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng

Từ đó, có thể hiểu chung nhất, đảng viên là người có đủ phẩm chất,năng lực, công tác trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị -

xã hội, lực lượng vũ trang, tận tụy phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc, phục vụ nhân dân

1.1.1.5 Báo mạng điện tử (BMĐT)

Thế kỷ 19 là thế kỷ thống trị của báo in cùng với sự phổ biến của máy

in và sự phát triển của hệ thống giao thông Sang thế kỷ 20, phát thanh, truyềnhình lại chiếm lĩnh ngôi vị thống trị cùng với đài radio, tivi Từ cuối thế kỷ

20, đầu thế kỷ 21, mạng Internet ra đời và tác động mạnh mẽ tới mọi mặt củađời sống con người, báo chí cũng không nằm ngoại lệ Và hệ quả tất yếu làmột sản phẩm kết hợp giữa báo chí - Internet: báo mạng điện tử ra đời, đã vàđang làm thay đổi không nhỏ bộ mặt của báo chí thế giới và trong đó có ViệtNam Trên thế giới và Việt Nam hiện đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhauđối với loại hình báo chí này như: báo điện tử (Electronic Journal), báo mạng(Cyber Newspaper), báo (Internet Newspaper), báo trực tuyến, báo online…

Báo trực tuyến là khái niệm được sử dụng đầu tiên tại Mỹ và đã trởthành cách gọi quốc tế Thuật ngữ “trực tuyến” (online) trong các từ điển tinhọc được dùng để chỉ trạng thái của một máy tính khi đã kết nối với mạngmáy tính và sẵn sàng hoạt động Hiện nay, thuật ngữ này đang được sử dụngrộng rãi trong lĩnh vực truyền thông nhằm chỉ các khái niệm có cùng đặc tínhnhư: ‘xuất bản trực tuyến” (online publishing); “phương tiện truyền thôngtrực tuyến” (online media); “nhà báo trực tuyến” (online journalist); “truyềnhình trực tuyến” (online television)… Tuy nhiên, cách gọi này gắn với tinhọc nhiều hơn và chưa được Việt hóa

Trang 28

Báo Internet cũng là khái niệm được dùng khá rộng rãi.Thuật ngữ nàyđược sử dụng trong một số đề tài khoa học, hội thảo khoa học về vai trò củacông nghệ thông tin đối với loại hình báo chí mới Cách gọi này là sự kết hợptên gọi của Internet với một tờ báo ở chỗ: Internet cung cấp không gian đầy

đủ tiện nghi cho một tờ báo hoạt động Tờ báo lấy Internet làm phương tiệntruyền tải, lấy các khả năng ưu việt của Internet làm lợi thế và hoạt động độclập trên Internet.Tờ báo - dưới dạng một địa chỉ web - và Internet là đôi bạnsong hành trên xa lộ thông tin

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của internet, báo mạng điện tửkhông còn là một khái niệm xa lạ Báo mạng điện tử đã được chính thức hóatrong các văn bản quy phạm pháp luật ở các cấp độ khác nhau Luật báo chínăm 1999 quy định: Báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máytính) bằng tiếng Việt, tiếng các đân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.Theo Luật Báo chí, báo mạng điện tử khác với loại hình báo chí khác ở chỗđược đăng tải trên mạng internet

Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sửdụng dịch vụ internet quy định: “Báo mạng điện tử là việc phát hành báo chí(báo in, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử) trên mạng internet Theo quyđịnh này, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin internet phải tuân theo các quyđịnh về báo chí, xuất bản trên internet của Bộ Văn hóa Thông tin Đồng thời,khi các trang thông tin đủ chuẩn được cấp phép sẽ được hưởng mọi quyền lợicủa Luật báo chí quy định Điều này dường như đánh đồng báo mạng điện tửvới các loại hình dịch vụ thông tin internet”

TS Nguyễn Thị Thoa trong đề tài khoa học “Tổ chức và quản lý báomạng điện tử ở Việt Nam” đưa ra quan niệm về báo mạng điện tử: “Báo mạngđiện tử là hình thức báo chí thứ tư được sinh ra từ sự kết hợp những ưu thếcủa báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố công nghệ cao như một nhân tố

Trang 29

quyết định; quy trình sản xuất và chuyển tải thông tin dựa trên nền tảng mạngInternet toàn cầu” [41, tr.10].

Năm 2011, PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang đã hoàn thiện thêmkhái niệm báo mạng điện tử (BMĐT) và từ đó khái niệm này được dùng nhưmột khái niệm chính thức trong công tác giảng dạy và học tập ở Học viện Báochí và Tuyên truyền Trong luận văn này, khái niệm BMĐT sẽ được hiểu, nhưsau: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hìnhthức của một trang web và phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trongchuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời đa phương tiện và tínhtương tác cao" [25, tr.67]

Học viện Báo chí và Tuyên truyền lựa chọn tên gọi BMĐT bởi nhiều lý do:

Thứ nhất, nó khẳng định loại hình báo chí mới này là con đẻ của sự

phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phươngtiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, các máy tính nối mạng và các server, các phầnmềm ứng dụng

Thứ hai, nó cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất đặc trưng

của loại hình báo chí này: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tứcthời, phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, với cách lưutrữ thông tin dưới dạng dữ liệu siêu văn bản, khả năng siêu liên kết các trangbáo được tổ chức thành từng lớp với cơ chế “nở” ra số trang không hạnchế Tên gọi này chỉ rõ người làm báo và đọc báo đều phải có trình độ kỹthuật nhất định

Thứ ba, đây là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt như: báo,

mạng, điện tử Chính vì vậy, tên gọi này thỏa mãn được các yếu tố: Việt hóa,đặc trưng khu biệt của loại hình báo chí mới, khắc phục được sự thiếu vềnghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai Báo mạng điện tử là một loại hình báo chímới, được tổ chức sản xuất, cập nhật thông tin qua môi trường Internet Do

Trang 30

vậy, quy trình tác nghiệp cũng khác biệt so với các loại hình báo chí có trướcnhư: Phát thanh, Truyền hình, Báo in, Báo ảnh…

1.1.2 Nội dung giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên ĐCSVN của báo mạng điện tử hiện nay

Nội dung giáo dục chính trị - tư tưởng trên báo điện tử có nội hàm sâurộng, song được biểu hiện tập trung ở một số vấn đề cơ bản sau:

- Giáo dục lý luận chính trị: Đây là nội dung quan trọng hàng đầu,nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức lý luận chính trị, lòng yêu nước, yêu quêhương, tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, thông quaviệc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước Giáo dục lý luận chính trị tạo nên sự nhấttrí, tin tưởng và quyết tâm thực hiện thắng lợi các chương trình, kế hoạch pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội của cán bộ, đảng viên và nhân dân, Công táctuyên truyền nhằm phổ biến, truyền bá đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục

vụ sản xuất, đời sống, thông tin kịp thời tình hình thời sự, chính trị , địnhhướng tư tưởng trước các sự kiện tác động đến tư tưởng, tình cảm, tâm trạngcủa quần chúng nhân dân

- Giáo dục đạo đức, lối sống cho đảng viên là hoạt động của Đảng,thông qua hệ thống các phương pháp, biện pháp tác động nhằm rèn luyên kỹnăng vào đạo đức, nhằm hình thành phẩm chất đạo đức, lối sống trong sángcủa người đảng viên Để tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho Đảngviên ngày 7-11-2006 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 06-CT/TƯ về tổ chức cuộcvận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Làm cho toànĐảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớncủa tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tạo sự chuyển biếnmạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Trang 31

Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trọng cán bộ, đảng viên, thanhniên…nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ;đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xãhội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng Tổ chứccuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâurộng, thiết thực trong việc chỉnh đốn Đảng, thực hiện tiết kiệm, phòng chốngtham nhũng, với các phong trào thi đua yêu nước.

Ngày 14 tháng 5 năm 2011, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 03-CT/TƯ vềviệc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh nhằm phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trongviệc thực hiện cuộc vận động trong thời gian qua

Ngày 09 tháng 6 năm 2014 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín: Về xây dựng và phát triển vănhóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Chính vì vậy, đây là nội dung mà báo chí tập trung phản ánh qua cổđộng, nêu gương tốt, điển hình tiên tiến, các chuyên đề học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm cổ vũ hành động của quần chúngnhân dân, biến nhận thức tư tưởng thành niềm tin, hành động cách mạng cụthể, thành phong trào quần chúng rộng rãi

- Giáo dục truyền thống cách mạng là hoạt động liên tục, có địnhhướng, có kế hoạch của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dụcnhằm trang bị tri thức và nâng cao nhận thức về lịch sử đấu tranh cách mạngcủa Đảng, của dân tộc về truyền thống chiến đấu, anh hùng hy sinh của nhândân Việt Nam trong các cuộc khánh chiến giành độc lập, tự do của Tổ quốc

từ đó góp phần khởi dậy lòng tự hào, tự tôn của dân tộc, giúp cho thế hệngười Việt Nam hiện nay ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về truyền thốngcách mạng, có ước mơ, có hoải bão, sống chiến đấu, lao động và học tập

Trang 32

đúng đắn nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thông quacác hoạt động tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm từ đó cổ vũ, độngviên đảng viên, nhất là đội ngũ đảng viên trẻ nêu cao tinh thần trách nhiệm,

ý thức trong việc bảo vệ đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa; thực hiện gắn giáo dục truyền thống cách mạng với giáo dục, bảo vệgiá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lòng yêu nước, yêu chủnghĩa xã hội; ý thức tự lực tự cường, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩatình, đạo lý uống nước nhớ nguồn

- Giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng đấu tranh với nhữngquan điểm sai trái và âm mưu "diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch"qua việc đấu tranh tư tưởng, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, tin đồn

và tài liệu xấu lan truyền, phát tán trong xã hội, luôn tập trung tuyên truyềngiáo dục theo chiều sâu, làm rõ âm mưu, thủ đoạn, mục đích của các thế lựcthù địch, giúp cho đội ngũ đảng viên hiểu rõ được bản chất không hề thay đổicủa chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, nâng cao nhận thức tư tưởng vàgiác ngộ lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, nâng cao tinh thần cảnh giác cáchmạng, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của chúng

Năm 2015 là năm có nhiều sự kiện lớn của Đảng, của đất nước đã đượccác báo trực tiếp theo dõi, phản ánh như: Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; các hoạt động kỷ niệm 85 nămngày thành lập Đảng; 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9; 125năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 40 năm giải phóng niềm Nam; 85 nămngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam; 60 năm ngày giảiphóng Thủ đô; 85 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; tiếptục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XI “Một số vấn đề cấp bách vềxây dựng Đảng hiện nay”; đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW “Tiếp tụcđẩy mạnh việc học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh; Đại hội Thi đuayêu nước toàn quốc lần thứ IX

Trang 33

Chính vì vậy, tác giả đã chọn lọc ra các sự kiện tiêu biểu để tiến hànhkhảo sát các tác phẩm trên ba tờ báo với những nội dung giáo dục chính trị -

tư tưởng để từ đó thấy được vai trò của báo mạng điện tử trong giáo dục chínhtrị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII của Đảng

- 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 và 40 năm giải phóngniềm Nam

- Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW “Tiếp tục đẩy mạnh việc họctập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh; Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốclần thứ IX

- Đấu tranh tư tưởng, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, tin đồn

và tài liệu xấu lan truyền, phát tán trong xã hội

1.1.3 Vai trò của báo điện tử trong giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên ĐCSVN

Với luận văn này, báo chí thể hiện rõ chức năng tư tưởng của mình;theo quan điểm của Đảng ta, báo chí là công cụ, phương tiện quan trọng dùng

để truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, giáo dục lý luận Mác – Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và làm cho hệ tư tưởng - lý luận này trở thành chủ đạo, chiếm

ưu thế trong đời sống tinh thần, tư tưởng của đông đảo nhân dân Báo chí làmột binh chủng xung kích, đi đầu trong công tác tư tưởng của Đảng Nhiệm

vụ của báo chí là thông tin, định hướng, tuyên truyền đối với công chúngtrong công cuộc đổi mới của Đảng ta Yêu cầu thông tin tuyên truyền tưtưởng của báo chí phải đảm bảo tính khách quan, chân thực, tính đảng, tínhchiến đấu; là lực lượng xung kích đi đầu trong định hướng tư tưởng, giáo dục

lý tưởng xã hội, cổ vũ tinh thần xung kích, tuyên truyền, giáo dục hệ tư tưởngcủa Đảng Đồng thời phản bác những luận điệu xuyên tạc về các vấn đề xã

Trang 34

hội (tôn giáo, tham nhũng…) và gắn bó chặt chẽ với dư luận xã hội, biểudương cái tốt, cái đẹp, thói hư tật xấu trong xã hội.

Trong hoàn cảnh đất nước đang phát triển và hội nhập mạnh mẽ, chứcnăng giáo dục tư tưởng càng được đề cao và báo chí là lực lượng xung kíchthực hiện chức năng này

Như C.Mác từng nói: “Điều đáng chú ý nhất của các tờ báo là ở chỗ nócạn dự hàng ngày vào phong trào và có khả năng là người phát ngôn trực tiếpcủa phong trào Nó phản ánh đầy đủ toàn bộ những sự kiện đang diễn ra hằngngày, là mối tác động qua lại sinh động không những giữa nhân dân với báochí cách hàng ngày của nhân dân”

Với những tác phẩm báo chí đi vào những vấn đề cấp thiết của đờisống, báo chí đã góp phần cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước vào đời sống nhân dân, để nhân dân thấy pháp luật hay chính sách củanhà nước thật sự gần gũi và vì nhân dân

Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của nhóm tác giảDương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang cũng đã đề cập trực tiếp đếnvấn đề này: “Báo chí là một trong những phương tiện quan trọng của Đảngthực hiện chức năng giáo dục chính trị - tư tưởng cho quần chúng Hoạt độnggiáo dục tư tưởng của báo chí dựa trên sự tác động có sức thuyết phục bằngviệc thông tin những sự kiện, hiện tượng, quá trình của đời sống xã hội mộtcách trung thực và khách quan

Sự phản ánh kịp thời phong phú các sự kiện, kết hợp với minh chứngchặt chẽ và khoa học là cơ sở tạo nên chất lượng mới trong nhận thức củacông chúng - sự nhận thức có lý trí, tự giác những quan điểm về cuộc sống,những lý tưởng xã hội, những giá trị của hiện thực” (trang 77, sdd)

Chính vai trò, tác dụng của báo chí trong việc giáo dục chính trị, lãnhđạo tư tưởng đối với quần chúng nhân dân đã tạo thành nhóm chức năng tư

Trang 35

tưởng của báo chí Báo chí là công cụ tư tưởng quan trọng bởi lẽ báo chí hàngngày hàng giờ thông qua hoạt động chuyển tải thông tin truyền bá hệ tư tưởngcủa Đảng vào quần chúng nhân dân, hướng tính tích cực xã hội của quần chúngnhân dân vào việc thực hiện những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra.

Chức năng giáo dục chính trị - tư tưởng là một trong các thành tố tạonên nhóm chức năng tư tưởng của báo chí bên cạnh chức năng mục tiêu vàchức năng định hướng

Chức năng giáo dục chính trị - tư tưởng của báo chí được thể hiện ở sựgiáo dục, bao gồm giáo dục thường xuyên và giáo dục lại đối với công chúngbáo chí

Hoạt động giáo dục trong báo chí góp phần tạo ra niềm tin của côngchúng Sự xuất hiện của niềm tin đối với báo chí - đó là kết quả của việc tiếpthu thông tin cá nhân, hình thành từ sự tin tưởng vào những phản ánh, phântích và đánh giá, đề xuất, kiến nghị và kết luận của báo chí Niềm tin đối vớibáo chí khác với đức tin trong tôn giáo Đức tin trong tôn giáo là sự ngộ nhậnthiếu bằng chứng còn niềm tin đối với báo chí được hình thành từ báo chí và

do báo chí - thông qua những bằng cớ xác thực của thực tiễn (Thông qua kỹnăng phản ánh, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các quá trình, cáckhuynh hướng hàng ngày của báo chí) Do vậy, để hình thành niềm tin củacông chúng, đòi hỏi báo chí phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo cácphương pháp tái tạo thực tiễn trong các tác phẩm báo chí, vận dụng một cáchlinh hoạt và sáng tạo những đặc điểm, những quy luật của hoạt động tuyêntruyền, cổ động mà nhờ những phương pháp này thực hiện một cách hiệu quảnhiệm vụ giáo dục của báo chí

Tuyên truyền: là hoạt động truyền bá những tư tưởng nền tảng, quanđiểm cơ bản của hệ tư tưởng đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền,chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 36

Cổ động: là hoạt động của báo chí để phổ biến những thông tin thời sự,tác động tích cực và có định hướng vào lập trường, thái độ, tình cảm củacông chúng Bằng những thông tin phản ánh các sự kiện, hiện tượng hàngngày về thực tiễn, cổ động được thể hiện trong những đánh giá rõ ràng nhằmhình thành nên mối quan hệ của công chúng với các sự kiện, hiện tượng ấycho phù hợp với ý nghĩa của nó, định hướng hành động cho công chúng.

Tuyên truyền và cổ động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đan xentrong nhau, là điều kiện và tiền đề của nhau khó có thể phân định rạch ròi

Trong những năm gần đây, khi tình hình quốc tế và trong nước cũngxuất hiện những diễn biến phức tạp, tác động đến công tác đấu tranh phòng,chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tựchuyển hoá” trong nội bộ ta Với những âm mưu, thủ đoạn chống phá cáchmạng Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn coi chống phá

về chính trị, tư tưởng và tổ chức đối với các Đảng Cộng sản là “tiêu điểm”quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định Chính vì vậy, báo chí càng phải

là vũ khí sắc bén trong việc giáo dục chính trị - tư tưởng đối với các tầng lớptrong xã hội, đặc biệt là đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hiệnnay

Hiện nay, nước ta có 4 loại hình báo chí đang hoạt động, đó là báo in,báo phát thanh, báo truyền hình và báo điện tử Báo cáo đánh giá công tác báochí năm 2015 của Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tại Hội nghịBáo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016cho biết: Về báo chí in: Hiện cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199

cơ quan báo chí in (86 báo trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí (521tạp chí trung ương, 137 tạp chí địa phương), 01 hãng thông tấn quốc gia

Năm 2015, số lượng cơ quan báo chí in tăng 12 cơ quan, chủ yếu là cáctạp chí nghiên cứu khoa học chuyên ngành của các trường đại học Nhiều cơquan báo chí đã ra báo điện tử hoặc trang thông tin điện tử tổng hợp nhằm

Trang 37

phục vụ nhu cầu thông tin nhanh của công chúng Trong 5 năm (2011-2015),

số lượng cơ quan báo chí tăng 71 cơ quan (05 báo, 66 tạp chí)

Về báo chí điện tử: Hiện cả nước có 105 báo, tạp chí điện tử (tăng 7báo so với năm 2014) Trong đó có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báochí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập Tổng số trang thông tin điện tử tổnghợp của các cơ quan báo chí được cấp phép là 248 5 năm qua, số lượng cơquan báo chí điện tử tăng 44 cơ quan

Về phát thanh, truyền hình (PTTH): Hiện cả nước có 67 đài PTTH (02đài quốc gia là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; ĐàiTruyền hình kỹ thuật số VTC trước đây thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông,nay đã chuyển sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam; 64 đài địa phương)

Số kênh chương trình PTTH quảng bá là 183 kênh, với 106 kênhchương trình truyền hình quảng bá, 77 kênh chương trình phát thanh quảng bá(năm 2015 cấp mới kênh FM cảm xúc và kênh Tiếng Anh 24/7; cấp mới 01kênh truyền hình quảng bá, kênh Giáo dục - VTV7, cho Đài Truyền hình ViệtNam); 75 kênh chương trình truyền hình trả tiền

Trong giai đoạn 2011-2015, một số đơn vị mới tham gia hoạt độngtruyền hình, đánh dấu sự phát triển của truyền hình trong xu thế hội tụ và

sử dụng chung hạ tầng, là các đơn vị: Đài Tiếng nói Việt Nam (KênhTruyền hình VOV TV, Kênh Truyền hình Quốc hội); Trung tâm PTTH,Điện ảnh Công an nhân dân của Bộ Công an (Kênh Truyền hình ANTV);Trung tâm Truyền hình thông tấn - TTXVN (Kênh VNews); Trung tâmPTTH Quân đội (Kênh Truyền hình Quốc phòng); Báo Nhân dân (KênhTruyền hình Nhân dân) Phần lớn số người làm việc trong lĩnh vực báo chíđều có trình độ cao đẳng, đại học trở lên Năm 2011, tỷ lệ nhân lực có trình

độ đại học là 88% và trên đại học là 5% Đến năm 2015, tỷ lệ nhân lực cótrình độ đại học là khoảng 94% và trên đại học là 5,5% Số liệu trên cho

Trang 38

thấy chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực báo chí đang cónhững chuyển biến tích cực.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là

sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã tạo điềukiện thuận lợi cho các cơ quan thông tấn, báo chí ngày càng thực hiện tốt hơntrách nhiệm của mình trong việc giáo dục chính trị - tư tưởng, đáp ứng yêucầu ngày càng cao của quá trình hội nhập quốc tế Xuất phát từ thực tiễn nhucầu của xã hội, hệ thống báo chí trong nước đã có những chuyên trang,chuyên mục, những bài phân tích phản ánh đậm nét về nhiều lĩnh vực trongviệc giáo dục chính trị - tư tưởng Có thể kể đến những cơ quan thông tấn, báochí giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục chính trị - tư tưởng như: Thôngtấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo điện tử Đảngcộng sản Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, VnExpress, Đài Tiếng nói Việt Nam, ĐàiTruyền hình Việt Nam

Từ những lợi thế riêng của mình so với các loại hình báo chí khác, các

tờ báo điện tử đã trở thành một trong những phương tiện hữu hiện trong việctuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, góp phần đẩy mạnh nhiệm vụ giáo dục chính trị - tư tưởng trên báo chíhiện nay

Phát huy thế mạnh có thể nhanh chóng tới mọi nơi trên thế giới với thờigian nhanh nhất, không bị ngăn cản bởi các mục đích chính trị của các thế lựcchống phá Việt Nam, các báo điện tử là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranhchống diễn biến hòa bình trên mặt trận tư tưởng; kịp thời vạch trần nhữngluận điệu xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch, góp phần đấu tranh bảo

vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

Bên cạnh đó, nhờ thế mạnh có khả năng phản hồi trực tiếp và tương táchai chiều, sự tương tác với người đọc trong việc trao đổi, đánh giá, đưa ra ý

Trang 39

kiến độc giả có thể phát biểu ý kiến, nhận xét, bình luận, đối chất thông tintrên mạng Nhờ đó, người làm báo điện tử có thể hiểu nhanh chóng tâm tư,chính kiến, nguyện vọng, thị hiếu của độc giả để có những điều chỉnh cầnthiết, góp phần tăng hiệu quả trong việc giáo dục chính trị - tư tưởng trên báođiện tử Đặc biệt, báo điện tử có sức chứa to lớn, dung lượng thông tin gầnnhư không hạn chế, nhờ vậy có thể chứa một cấu trúc rộng về không gian vớinhiều mảng khác nhau và có cấu trúc sâu về thời gian với nhiều sự kiện.

Bên cạnh những ưu thế, báo điện tử còn có những hạn chế nhất định.Nếu thông tin trên các báo điện tử thiếu chuẩn xác sẽ để lại những hậu quả taihại, tác động trực tiếp đến lòng tin của công chúng với công tác tuyên truyền,giáo dục về các vấn đề trong xã hội Và đây cũng chính là cơ hội mà các thếlực thù địch có thể lợi dụng để tuyên truyền, kích động nhằm tạo ra sự bất ổn

xã hội, chính trị, làm xói mòn sức mạnh đoàn kết của cộng đồng Do vậy,yêu cầu đặt ra với báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng hiện nay là phảitỉnh táo để tuyên truyền quảng bá, đồng thời cũng phải tinh nhạy để nâng caochất lượng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, góp phần đấu tranh dư luận,bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

1.2 Ưu điểm và hạn chế của báo điện tử với vai trò giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ đảng viên Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

1.2.1 Ưu điểm

Thứ nhất, báo điện tử có những lợi thế về dung lượng truyền tải và tốc

độ truyền tải mà báo in, phát thanh, truyền hình không thể có được Báo điện

tử không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang nên có khả năng truyền tải thôngtin không giới hạn, có thể cung cấp một số lượng thông tin rất lớn, phong phú

và chi tiết Những thông tin này còn được báo điện tử sâu chuỗi lại với nhautheo các chủ đề thông qua siêu liên kết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếpcận thông tin của độc giả Báo điện tử cũng không bị phụ thuộc vào khoảng

Trang 40

cách địa lý nên thông tin được truyền tải đi khắp toàn cầu, tiếp cận với độc giảkhắp mọi nơi, miễn nơi đó có đường truyền Internet, có di động hay phủ sóng

vệ tinh Vì thế báo điện tử là một trong những phương tiện truyền tải thông tin

dễ dàng, sinh động và trực tiếp Đặc biệt là ưu thế về tần suất thông tin, thôngtin trên báo điện tử luôn được cập nhật từng giờ, từng phút, có tính tức thời

Thứ hai, là khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin Thông tin trên báo

điện tử được lưu trữ lâu dài và khoa học theo ngày, tháng, năm, chủ đề,chuyên mục tạo thành cơ sở dữ liệu để bạn đọc có thể tìm kiếm nhanhchóng và hiệu quả Do đặc thù tiện dụng khi tra cứu thông tin trên mạngInternet, người sử dụng không mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm văn bảnnhư với báo viết, hay tìm các băng, đĩa tư liệu như truyền hình

Thứ ba, là khả năng tiếp cận độc giả của báo điện tử cũng được coi là

ưu thế vượt trội so với các thể loại khác Để truy cập vào một tờ báo điện tửhay trang tin, người đọc chỉ cần có thiết bị đọc (Máy tính, điện thoại, ) có kếtnối Internet Với tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh chóng như hiệnnay, người đọc có rất nhiều sự lựa chọn về phương thức liên kết đường truyềnmạng Hình thức phổ biến nhất hiện nay vẫn là kết nối Internet với mạngADSL Đặc biệt, với việc ra mắt giao thức truyền tin 3G của các nhà mạngviễn thông hiện nay, người đọc có thể truy cập thông tin ở mọi nơi bằng máytính hoặc điện thoại có đăng ký 3G Tính đến hết tháng 12/2013, số người sửdụng Internet ở nước ta là hơn 31 triệu người (theo số liệu thống kê của BộThông tin và Truyền thông) Mức độ phổ biến thông tin từ mạng Internet tạiViệt Nam cho thấy triển vọng khổng lồ về lượng người đọc báo điện tử Sựnăng động, đa dạng và tính mở của báo điện tử đã giúp mở rộng phạm vi xãhội học của đối tượng độc giả

Thứ tư, báo điện tử có thế mạnh rất lớn về khả năng tương tác thông tin

tới người đọc Đơn giản nhất là khả năng tương tác hai chiều giữa công chúng

Ngày đăng: 24/06/2016, 17:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w