1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

8 câu thần chú dạy con ngoan thần kỳ

3 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Những sai lầm trong cách dạy bé Có rất nhiều bậc cha mẹ đã áp dụng những phương pháp giáo dục không đúng dẫn đến hậu quả không tốt đối với bé. 1/ Dọa nạt bé Dạy bé bằng cách dọa nạt rất dễ hình thành trong bé tính phản kháng và chống đối. Bé cũng có quyền tự chủ và khi bạn xâm phạm điều này, đặc biệt ở chỗ đông người thì bé lại càng muốn chứng tỏ cái tôi của mình. Hậu quả là bé không chỉ tái phạm mà còn có thể mắc lỗi nghiêm trọng hơn. Khi trẻ mắc lỗi, cách tốt nhất là bạn nhẹ nhàng nhắc nhở, đồng thời chỉ cho bé biết hậu quả của việc mắc lỗi này. Khi được cha mẹ chỉ ra lỗi sai đồng thời nhẹ nhàng khuyên bảo, bé sẽ nhớ và cố gắng không tái phạm. 2/ Dùng vật chất để dụ dỗ Cách thức này có thể có tác dụng nhất thời nhưng về lâu dài lại phản tác dụng. Khi bạn đưa vật chất ra để bảo bé làm điều gì đó, bé có thể hứng thú làm ngay. Nhưng dần dần điều đó sẽ hình thành trong bé tính đòi hỏi, luôn muốn đổi cái này lấy cái kia. Đây là một biểu hiện rất không tốt. Ngược lại, một lúc nào đó, bé làm được một việc tốt, bạn bất ngờ mua quà hoặc thưởng cho bé, bé sẽ rất vui và hạnh phúc. Điều này sẽ thúc đẩy trẻ không ngừng nỗ lực để đạt được những thành tích cao hơn. 3/ Hứa trước Không phải tất cả các bậc cha mẹ đều có thể thực hiện hết những lời hứa của mình với con cái. Và khi bạn thất hứa, bé sẽ rất thất vọng và mất lòng tin nơi bạn. Với bé, bạn cũng không nên bắt bé hứa trước điều gì. Hãy để cha mẹ và con cái cư xử với nhau dựa trên nền tảng của niềm tin. 4/ Nhiếc móc, đay nghiến Đây là điều tối kỵ trong mọi mối quan hệ chứ không chỉ trong mối quan hệ giữa cha mẹ và bé. Bé mắc lỗi, nhận lỗi, bé cũng rất mong nhận được sự bao dung của cha mẹ. Nếu bạn cứ liên tục nhiếc móc bé hay đay nghiến vào những khiếm khuyết của bé, tinh thần của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bé dễ mặc cảm, tự ti. Hành động này cũng rất dễ gây ra sự xa cách, thiếu cảm thông, chia sẻ giữa cha mẹ và bé. Với những khiếm khuyết của bé, nếu bạn biết cách an ủi, động viên và khích lệ, bé sẽ thấy phấn chấn và sẽ cố gắng khắc phục. Điều này không chỉ có tác dụng về mặt hình thức, mà tâm hồn bé cũng sẽ không bị tổn thương. Bé sẽ mạnh mẽ hơn vì tin rằng luôn có cha mẹ ở bên động viên và giúp đỡ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí câu thần dạy ngoan thần kỳ Nếu muốn trở thành đứa trẻ biết điều, ngoan ngoãn tự tin bạn phải có phương pháp dạy đắn Dưới câu thần dạy ngoan cha mẹ nên tham khảo để áp dụng cho bé yêu Làm để dạy ngoan điều mà cha mẹ quan tâm tìm hiểu Trong viết VnDoc gợi ý cho bạn số cách dạy ngoan hiệu để bậc cha mẹ tìm hiểu Ba/mẹ yêu con! Đây câu nói bạn muốn nghe điều gì, kèm theo ôm - hôn ý nghĩa Đừng tiết kiệm lời yêu thương với cái, chúng cần xứng đáng nghe ngày Hơn nữa, trẻ học việc bày tỏ yêu thương từ bạn Sẽ thật tuyệt vời ngày bạn nhận lời “tỏ tình” từ bé: Con yêu ba/mẹ lắm! Nếu không muốn ăn nhé! Tôi có người bạn có biếng ăn, hôm hai mẹ đánh vật với tiếng để hoàn thành bữa ăn bé Một lần, nghe lời khuyên từ bạn bè, bé không hợp tác bữa ăn nữa, cô bạn nhẹ nhàng nói: “Nếu không muốn ăn nhé!” Như câu thần chú, ngày hôm hai mẹ vui vẻ, thoải mái bé không ăn thêm miếng Nhưng bữa ăn tiếp theo, bé bớt vùng vằng mẹ bé đỡ áp lực VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Con thử làm lại xem! Trẻ dễ nản lòng làm việc không thành, ví dụ, bé loay hoay mà không ráp lego ưa thích Thay mặc kệ hay mắng "dở ẹc làm cả", bạn ngồi xuống bên khuyến khích: thử làm lại xem, thử lắp miếng vào nhé… Bé lấy lại phong độ nhanh chóng hào hứng với công việc dang dở Con có mệt nhiều không? Mỗi than mệt sau lần chơi đùa, thường mắng: “Ai kêu giỡn nhiều/ Cho chừa tật mê chơi” Một lần, kiệt sức sau ngày làm việc căng thẳng, cậu trai tuổi đến ngồi cạnh, đắp chăn, xoa trán vuốt tóc hỏi khẽ: “Mẹ mệt hả? Mẹ uống nước cho đỡ mệt” Còn liều thuốc bổ, hành động bé khiến mệt mỏi tan biến Con cảm thấy điều cha mẹ chăm sóc thay trách móc bé thấy mệt Hôm học có vui không? Mặc dù bạn thường xuyên không nhận câu trả lời thỏa đáng cô bé, cậu bé độ tuổi mẫu giáo, câu hỏi bạn muốn nghe chúng lớn Đó cách bạn đồng hành trở thành người bạn thân chúng bước vào tuổi ẩm ương Con nói đi, ba/mẹ nghe đây! VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Bận rộn khiến cha mẹ không thời gian lắng nghe con, mặc cho bé “độc thoại” Hãy tôn trọng cách dừng lại lắng nghe bạn có vấn đề cần giải Bé cảm thấy tôn trọng nuôi dưỡng tự tin Con cảm thấy buồn? Một điều cha mẹ quan tâm, tập “dán nhãn cảm xúc” cho trẻ Trẻ chưa điều khiển cảm xúc lẽ, bậc phụ huynh chưa thật quan tâm đến việc xác định giúp cho trẻ trạng thái mà bạn gặp phải Khi buồn, giận, bực mình… bạn hỏi bé cảm thấy nào, lại bạn bé giải tỏa tâm trạng tốt Ba/mẹ cám ơn/xin lỗi con! Cha mẹ gương để trẻ học hỏi, nên muốn lễ phép cha mẹ phải người có phép tắc trước Hãy cám ơn bé giúp bạn, đừng quên xin lỗi bạn sai 8 câu “thần chú” hạnh phúc 1. Chuyện gì rồi cũng sẽ qua! Bạn biết đấy, thời gian luôn đi qua dù chúng ta có muốn níu kéo! Không việc gì là không kết thúc, dù nó dữ dội đến đâu, để lại hậu quả thảm khốc đến nhường nào nhưng thời gian dần dần cũng sẽ làm lành vết thương đó! Và những khó khăn, vất vả kéo đến dồn dập với bạn thì cũng có lúc nó sẽ đi qua! Vì thế, hãy tin rằng : chuyện gì rồi cũng sẽ qua! 2. Không có tình yêu vĩnh cửu, chỉ có những giây phút vĩnh cửu của tình yêu! Bạn đã từng rất tin và câu nói : anh (em) sẽ mãi mãi ở bên cạnh em (anh)! Nhưng rồi một ngày nọ họ rời xa bạn! Bạn cảm thấy thế nào? Đau khổ tuyệt vọng và không còn tin ai nữa! Đừng ngốc nghếch thế chứ! Hãy nhớ rằng : tình cảm là thứ dễ thay đổi nhất của con người, nó chỉ có tính chất nhất thời và không tồn tại mãi mãi! Có thể hôm nay bạn là người mà ai đó yêu nhất! Nhưng điều đó không có nghĩa là không có ngày mai! Ngày mai tình cảm của họ có thể đã chuyển giao sang cho người mới rồi! 3. Chỉ cần quyết tâm, việc gì tôi cũng sẽ làm được! Khi trước tôi đã bị những người xung quanh ngăn cản kha khá những việc ngốc nghếch mà tôi muốn làm! Tôi đã từ bỏ ý định trở thành biên kịch để đi làm cô giáo. Nhưng những năm tháng học đại học đã cho tôi thấy, con đường tôi đi hoàn toàn sai lầm! Nó chẳng phù hợp chút nào với tôi cả! Tôi không thể đứng trên bục giảng và nói với học sinh rằng : Ngày mai, là ngày tận thế! Ngược lại, với trí tưởng tượng của mình, tôi có thể len lỏi xuống cả địa ngục cơ mà! Vì thế, tôi quyết tâm làm lại từ đầu, dù thời gian và đoạn đường phải đi có dài ra thêm một chút! 4. Gia đình là điều quan trọng nhất! Đôi lúc chúng ta không được hài lòng lắm về gia đình của mình đúng không? Bạn đã bao giờ ước được sinh ra trong gia đình có biệt thự, có xế hộp chưa? Nhưng chắc gì những con người sống trong đó lại chưa từng ao ước : có một ông bố, bà mẹ quan tâm đến mình! Hãy luôn nhớ rằng, dù bạn là ai, bạn làm gì, bạn có tài giỏi đến đâu thì cha mẹ và người thân là tài sản quý giá nhất trên đời mà bạn có! Bạn có thể kiếm hàng tỷ đồng nhưng bạn sẽ không kiếm đâu ra những người yêu thương bạn như cha mẹ đâu! Đừng đánh mất tài sản vô giá này! 5. Cuộc đời thật đáng sống! Trước đây, có đôi lúc tôi ước mình biến mất để không bị những áp lực từ cuộc sống làm mình nghẹt thở, tôi không biết cách phải cân bằng cuộc sống của mình ra sao! Tôi làm việc và sống như thể người sắp chết! Dù người ta khuyên mình : Hãy sống như không thể có ngày mai! Nhưng dường như tôi đã tạo ra sự quá tải cho mình! Sắp chết cũng phải nghĩ ngơi chứ! Thế là, tôi không còn nhận dự án về làm đêm nữa, giảm tải việc viết chapter hàng đêm! Tôi dành thời gian đi lang thang, đi dạo và ngắm cảnh phố phường! Áp lực giảm đi và tiến độ công việc vẫn ổn định như trước đây! Đúng là cuộc đời thật đáng sống! 6. Hạnh phúc là từ tâm! Bạn nghe đến chưa? Dừ mình không giàu để có thể vung tiền cho các quỹ từ thiện nhưng bạn vẫn có thể tham gia vào các hoạt động công ích như chạy bộ, hiến máu, lao động công ích! Hãy quan tâm và chia sẽ yêu thương đến những người bất hạnh! Họ rất cần những cái nắm tay, những nụ cười thân ái của mọi người! Hãy xem họ như một phần của cuộc sống! Đừng để những mảnh đời bất hạnh phải tủi thân! Hãy thường xuyên lên chùa, vào trại dưỡng lão và trại trẻ mồ côi, bạn sẽ thấy tâm mình nhẹ nhõm hơn rất nhiều khi được quan tâm người khác đây! 7. Tin một vài người, yêu thương tất cả và không làm hại ai! Đôi lúc trong cuộc sống chúng ta phải nuốt cay đắng khi người mình tin nhất lại là người “cắn” mình đau nhất! Ai cũng biết câu nói : Biết người, biết mặt không biết lòng thì làm sao chúng ta có thể đề phòng những người xung quanh mình được!!! Làm như vậy chỉ khiến mối quan hệ của chúng ta trở nên xấu đi mà thôi! Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ những người xung quanh để có thể biết ai chân thành, ai dối trá để đặt Hé lộ bí quyết dạy con ngoan của các bà mẹ Tây Không ít bà mẹ Việt đã từng thèm muốn có được "phép màu" của những ông bố, bà mẹ Tây khi chỉ cần một cái lừ mắt, một câu "No! No!" nhẹ nhàng là lập tức đứa trẻ ngoan ngoãn vâng theo. Liệu có phải trẻ Tây ngoan hơn trẻ Việt hay những ông bố, bà mẹ Tây có bí quyết "thuần phục" trẻ? Ngay từ những ngày đầu, tôi thấy các ông bố bà mẹ Tây mới sung sướng làm sao khi họ cứ việc ngồi trò chuyện, uống nước với nhau trong quán để mặc con cái tự chơi trong công viên với nhau. Công viên chia thành từng khu vực cho từng đối tượng, nhưng đông nhất vẫn là khu vực dành cho trẻ dưới 8 tuổi. Đồ chơi được đổ ra, bọn trẻ chơi với nhau thân thiện, vui vẻ cho dù trước đó chúng chưa hề gặp, không tiếng cãi nhau, không cảnh tranh giành đồ chơi, không có tiếng khóc gọi bố, mẹ Chơi xong, trẻ tự thu dọn đồ chơi của mình. Nếu có trẻ đang chơi đồ chơi của bạn mà bạn về, chỉ cần nghe thấy câu: "tớ phải về nhà bây giờ" thì cho dù thích đồ chơi đó đến đâu, bé cũng trả bạn ngay. Nhưng "ngưỡng mộ" nhất với tôi đó là việc ăn của trẻ. Với những trẻ lớn đã đi học mẫu giáo hoặc tiểu học, chúng cầm bánh mỳ hoặc đồ ăn khác mà bố mẹ đưa cho, tự ăn một cách ngon lành; những trẻ bé còn ăn bột, sữa thì "bị" đặt vào xe đẩy và ngồi yên để bố/mẹ xúc cho ăn. Tôi thường xuyên được chứng kiến cảnh trong vòng 5-10 phút, bé hoàn thành phần bột, cháo, hoa quả nghiền hay sữa của mình. Tôi liên tưởng đến cảnh "cực khổ" mỗi khi cho con ăn của mình cũng như của không ít bà mẹ Việt. Và ngày ngày đưa con ra công viên chơi, tôi quan sát, tôi để ý xem tại sao họ - những ông bố, bà mẹ Tây làm được những điều mà tôi không thể. Những ngày ở công viên trẻ em đã giúp tôi có những so sánh để nhận ra sự khác biệt giữa hai cách dạy con - của họ và của tôi (và có lẽ là của nhiều mẹ Việt), giúp tôi nhận ra và học hỏi được nhiều điều từ cách dạy con của mẹ Tây. Rèn con từ nhỏ, kiên trì, lắng nghe, nghiêm khắc và làm bạn với con Lòng kiên trì của mẹ Tây với con có lẽ mẹ Việt phải chào thua. Nhiều mẹ Việt băn khoăn tự hỏi làm sao để "không nổi khùng khi chơi với con", làm sao để không nổi cáu khi dạy con học. Trái lại, mẹ Tây là những người bạn thực sự của con. Mẹ Tây có thể ngồi chơi xúc cát với con, thậm chí, cả với trẻ mới gặp lần đầu đến cả 1 - 2 giờ đồng hồ. Nếu bé có hành động chưa đúng, mẹ nhẹ nhàng nhưng vô cùng kiên quyết nói "No! No!" (không được) cho đến khi nào trẻ dừng hành động sai trái của mình. Đặc biệt, mẹ Tây cực kỳ kiên nhẫn lắng nghe những thắc mắc của trẻ và "miệt mài" giải thích cho những câu hỏi "tại sao" của bé mà không hề nổi nóng. Rất nhiều ngày ra công viên, tôi chưa một lần thấy mẹ Tây quát mắng, nặng lời với con. Ngay từ khi còn rất nhỏ, chỉ vài tháng tuổi, bé đã được bố mẹ cho ra công viên chơi cùng các bạn. Với bé dưới 3 tuổi, bố mẹ theo sát từng cử chỉ, hành động của con, từ "No! No!" luôn được họ sử dụng để uốn nắn bé và kèm sau đó là lời giải thích cho lý do "No! No!" ấy. Ra công viên, tất cả đồ chơi đều là của chung! Những câu như: "Con chơi chung với bạn đi", "Con Không dùng roi vẫn dạy con ngoan 1. Hiểu con hơn Hiểu con hơn chính là một trong những phương pháp giáo dục trẻ vô cùng hiệu quả. Cha mẹ không những phải nắm được các hoạt động của con khi ở nhà mà còn phải thường xuyên trao đổi với các thầy cô của trẻ ở trường lớp hay bảo mẫu để biết trẻ có những dấu hiệu hay thay đổi gì. Tuy nhiên, việc hiểu con bằng cách nắm bắt các hoạt động cả về tâm lý lẫn thể chất của con khác với việc cha mẹ kiểm soát con quá chặt, dẫn đến hiện tượng con cảm thấy bí bách, tù túng và có tâm lý phản kháng. 2. Nhận thức giáo dục Cùng với sự phát triển của xã hội, phương pháp giáo dục trẻ cũng cần phải có những thay đổi để phù hợp hơn. Trước kia, người lớn thường dạy trẻ theo phương pháp truyền thống và sử dụng roi vọt như là hình phạt khi trẻ không vâng lời. Còn bây giờ, cha mẹ nên tìm hiểu xem vì sao con không nghe lời và từ đó giúp trẻ cởi mở hơn, tâm sự với cha mẹ nhiều hơn. 3. Kiên nhẫn lắng nghe con Việc quát mắng hay dùng đòn roi sẽ chỉ khiến trẻ thêm chai lì và có tâm lý xa lánh bố mẹ. Các chuyên gia tâm lý cho biết, có rất nhiều trường hợp con sa chân vào con đường hư hỏng là do xuất phát từ cách giáo dục quá nghiêm khắc và phải hứng chịu vũ lực ngay từ khi còn bé. Vì vậy, thay vì đánh mắng trẻ, người lớn phải học cách kiên nhẫn, lắng nghe con nói và giúp con cởi bỏ áp lực, thoát khỏi tâm lý trầm cảm và không còn những cảm xúc tiêu cực. 4. Tôn trọng trẻ Nhiều cha mẹ thường quá lời khi mắng con. Những từ ngữ chua ngoa, sỉ nhục hoặc làm trầm trọng hóa khuyết điểm của con khiến đứa trẻ cảm thấy mình bị oan ức. Đôi khi, tội của cháu chỉ đáng một, cha mẹ nâng lên thành năm, thành mười. Trẻ sẽ tức giận và "trả thù" bằng cách không nghe lời. Người lớn nên dành cho trẻ sự tôn trọng, như thế trẻ sẽ cảm thấy mình không bị lạc lõng, không cô đơn. Khi đó, trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ rất thương yêu mình và sẽ ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn. 5. Nói đạo lý với trẻ Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên kể cho trẻ nghe những câu chuyện về đạo lý trong cuộc sống, có thể dùng cách cùng trẻ nói chuyện và lắng nghe sự chia sẻ, quan điểm riêng của cá nhân bé. 6. Cho trẻ trải nghiệm thực tế Để cho trẻ thấy những tấm gương trong thực tế về việc nghe lời và không nghe lời cha mẹ. Khi nhìn thấy những sự việc trong thực tế, trẻ sẽ có nhận thức và biết mình phải làm gì. 7. "Thỏa hiệp" với trẻ Người lớn không nên ép trẻ phải nghe và làm theo những yêu cầu của mình. Hãy để trẻ thực hiện những điều trẻ muốn trong phạm vi cho phép. Hãy "thỏa hiệp" với trẻ, tránh dùng câu từ chối tuyệt đối. Ví dụ, khi trẻ muốn xem bộ phim nào đó, thay vì nói rằng "Con không được xem", bạn hãy nói rằng "Con sẽ được xem phim khi con làm xong bài tập". Khi nghe nói như vậy, trẻ sẽ thấy rằng ý kiến của mình được tôn trọng. 8. Không nên dạy con lúc giận dữ Khi tinh thần không được thoải mái hoặc đang tức giận, người lớn không nên trút hết lên đầu trẻ, tốt nhất hãy tránh "tranh thủ" lúc đang cáu mà mượn trẻ làm nơi để mình cởi bỏ cảm giác bực bội. 9. Chân thành với trẻ Hãy chân thành với những mong muốn, kỳ vọng hay sự chia sẻ của trẻ. Bạn đừng bao giờ mang những mơ ước của trẻ ra làm trò đùa hoặc cười nhạo, như vậy trẻ sẽ bị tổn thương. Tuyệt chiêu dạy con ngoan ngày Tết Tình huống 1: Bé “đại náo” bàn ăn - Điểm danh sự cố: Bạn đưa bé đến nhà người thân, bạn bè chúc Tết, thấy có bánh kẹo ngon, bé liền “chộp” lấy, có khi còn giành giật với trẻ con nhà khác và… làm ầm lên, tranh nhau chí chóe. Bí quyết hóa giải: Nếu gặp phải tình huống này, ba mẹ nên có những hành động gây chú ý đột ngột để thu hút các bé. Chẳng hạn, bạn có thể bất ngờ đập 2 tay vào nhau, sau đó đánh lạc hướng của các bé bằng những lời nói hay hoạt động hấp dẫn khác. Sau khi về nhà, bạn thử đề nghị bé tự đánh giá bản thân về hành động vừa rồi, hỏi bé: “Nếu con là chủ nhà thì con có cảm thấy buồn không?”. Từ đó, bé sẽ hiểu ra sự việc và ứng xử hợp lý. Trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ cũng cần uốn nắn con những hành vi lịch thiệp, lễ độ. Tình huống 2: Một mực “đòi” khách lì xì - Điểm danh sự cố: Khách đến thăm, bé cứ nhắc mãi: “Cô, chú… lì xì cho con đi!”. Bí quyết hóa giải: Ba mẹ nên đánh lạc hướng trẻ bằng một câu bông đùa, kiểu: “Vậy con đã “lì xì” cho bác/cô/chú… cái gì chưa nào?”. Sau đó, bạn có thể nhờ con vào trong lấy kẹo, mứt ra mời khách thay cho quà lì xì. Để không phải rơi vào tình huống khó đỡ này, ba mẹ nên dạy trẻ ý nghĩa của việc lì xì ngày Tết và những giá trị tinh thần truyền thống khác. Tình huống 3: “Cố thủ” tiền mừng tuổi - Điểm danh sự cố: “Thu hoạch” từ tiền lì xì của bé khá đáng kể. Tuy nhiên, trẻ cứ khư khư không chịu đưa số tiền đó cho ba mẹ cất giữ giúp. Bạn phải làm sao? Bí quyết hóa giải: Để tránh cho bé hiểu lầm là ba mẹ đang “tịch thu” tiền của mình, bạn nên nhẹ nhàng “bàn bạc” với con về phương thức sử dụng số tiền lì xì đó sao cho hợp lý. Ba mẹ có thể đề nghị trẻ cho tiền vào heo đất và cất đi để sau Tết thực hiện kế hoạch đã đặt ra từ trước. Với cách ứng xử như vậy, trẻ sẽ rất vui vẻ thực hiện mà không có chút bực bội nào. Tình huống 4: Trẻ “im lìm” - Điểm danh sự cố: Ngày Tết, bạn dẫn bé đi thăm bà con, hàng xóm… vậy mà ai hỏi gì bé cũng chẳng thèm trả lời. Bí quyết hóa giải: Ba mẹ có thể “gỡ gạc” bằng cách nói: “Chíp Bông/Cà Rốt… của ba đang buồn gì nè, nói cho cô/bác/chú… nghe đi!”. Sau đó, ba mẹ nên lặp lại câu nói của khác, sự nhẹ nhàng, vui tươi của ba mẹ sẽ tạo động lực cho bé… lên tiếng. Cũng có thể bé đang có điều gì đó không vui hay sợ người lạ, điều quan trọng là ba mẹ tạo niềm vui, tâm trạng thoải mái cho con trước lúc đi chơi. Cần dạy con cách chào hỏi người lớn, có thể dạy thêm cho con những câu chúc Tết ngộ nghĩnh, đáng yêu để con có dịp “trổ tài” trong năm mới

Ngày đăng: 24/06/2016, 05:38

Xem thêm: 8 câu thần chú dạy con ngoan thần kỳ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w