Bài thuốc cho người hay quên

2 131 0
Bài thuốc cho người hay quên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Món ăn bài thuốc cho người tăng lipid máu Tăng lipid máu hay còn gọi là tăng mỡ máu là một tình trạng ngày càng phổbiến trong mô hình bệnh tật của nước ta những năm gần đây. Tình trạng này là do sự rối loạn chuyển hóa các chất béo trong cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xuất huyết não . Biểu hiện thường rất mờ nhạt, tiến triển âm thầm, có thể có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, tê tay chân thoảng qua, béo phì . Bệnh nhân thường không để ý tới khi xuất hiện biến chứng hoặc tình cờ làm xét nghiệm máu mới phát hiện ra.Theo y học cổ truyền (YHCT) các triệu chứng của tình trạng này phần lớn đều liên quan tới yếu tố đàm, thấp. Nguyên nhân do khí trệ huyết ứ hoặc khí huyết hư nhược làm cho thủy đình tích lại sinh ra đàm, thấp. Ðàm thấp đọng trong kinh mạch khiến sự lưu thông của kinh mạch bị cản trở, đọng ở các khiếu gây nên hoa mắt ù tai, tràn ra cơ nhục tứ chi dẫn tới béo phì .Ngoài việc dùng thuốc, YHCT nhấn mạnh việc sử dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa và hạn chế tiến triển của bệnh. Trong chế độ ăn cần chú ý giảm đường, giảm chất béo đặc biệt là mỡ động vật, thay bằng các loại dầu thực vật, hạn chế các đồ xào rán, thay bằng những cách chế biến đơn giản như luộc, hấp, nấu canh, trộn salát . Không nên ăn các thức ăn tưởng như bổ dưỡng nhưng lại chứa rất nhiều chất béo có hại như óc, tủy, phủ tạng động vật, các loại hải sản như cá mực, động vật nhuyễn thể ốc, hến, trai, sò . Nên ăn những loại thực phẩm chứa ít chất béo như các loại đậu: đậu tương, đậu xanh, đậu cove, đậu đỏ. Các loại rau củ quả như hành tây, cần tây, tỏi, rau hẹ, cà chua, táo, quất, táo mèo (sơn tra), nấm hương, tảo biển . đều có tác dụng giảm mỡ máu tốt. Nên uống các thức uống như trà xanh, sữa ong chúa . Hạn chế rượu, bia, nước ngọt có ga .YHCT cũng có nhiều món ăn chế biến đơn giản để giảm mỡ máu, nhiều thành phần trong đó hiện nay đã được khoa học chứng minh có tác dụng rõ rệt.Bài 1: Hà diệp (lá sen) tươi 50g, (nếu lá khô 30g). Thái vụn cho vào bình trà, đổ nước sôi hãm trong 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống lâu ngày có thể giảm béo.Bài 2: Rễ rau cần tây 10 cái, táo tầu 15 quả. Rễ cần tây rửa sạch cùng táo tầu đem sắc đặc lấy nước uống thay trà trong ngày.Bài 3: Ðậu xanh để cả vỏ, gạo tẻ, bột sắn dây mỗi thứ 50g. Ðem đậu xanh, gạo tẻ nấu cháo. Ðổ bột sắn dây vào nước lạnh khuấy đều cho tan, đổ vào cháo nấu tới chín. Ăn nhiều lần.Bài 4: Ðậu xanh để cả vỏ 100g, hà thủ ô đã tán thành bột 50g. Dùng đậu xanh nấu cháo, đổ bột hà thủ ô vào nước khấy đều lên, cho tất cả vào nồi cháo nấu chín nhừ. Ăn làm nhiều lần. Thích hợp với những người có kèm theo tăng huyết áp.Bài 5: Sơn tra (táo mèo) phơi khô thái lát 50g, mạch môn (củ cây lan tiên) 30g, rượu trắng 30o 1 lít. Ðem cả hai vị thuốc trên ngâm rượu, mỗi ngày lắc đều 1-2 lần, sau 1 tuần có thể dùng được. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ 10ml.Bài 6: Thịt thỏ 250g, bí đao 500g, ý dĩ (hạt bo bo) 30g, gừng tươi 4 lát. Rửa sạch bí đao, để nguyên cả vỏ bỏ ruột, thái miếng to. Thịt thỏ lọc bỏ mỡ, rửa sạch hết huyết đọng, thái miếng, ý dĩ rửa sạch. Tất cả cho vào nồi đổ nước hầm nhừ trong 2 giờ, thêm mắm muối, gia vị vừa ăn.Bài 7: Thịt lợn nạc 250g, long nhãn 15g, tam thất tán bột 6g, nấm linh chi 10g. Rửa sạch nấm linh chi, dùng dao sắc thái thành lát thật mỏng, sắc đặc lấy nước, bỏ bã. Thịt lợn rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng tam thất, long nhãn. Ðổ nước sắc linh chi vào hầm trong 2-3 giờ. Thêm mắm muối gia vị Bài thuốc cho người hay quên Chứng kiện vong Đông y biểu bệnh chóng quên Vừa nói xong quên, việc vừa làm xong chốc lại quên Kiện vong trí nhớ Chứng kiện vong Đông y biểu bệnh chóng quên Vừa nói xong quên, việc vừa làm xong chốc lại quên Kiện vong trí nhớ kém, dễ quên việc khó nhớ Nguyên nhân lo nghĩ thái tổn thương đến tâm, tâm thương tổn huyết hao kiệt, tâm thần không vững lại hại đến tỳ, làm vị khí suy yếu không nuôi dưỡng não tốt làm cho chóng quên Dưới thuốc trị chứng kiện vong Tùy thể bệnh mà dùng thuốc thích hợp sau: Chóng quên tâm tỳ hư Biểu hiện: tim đập hồi hộp, ngủ, mộng mị, ăn uống kém, bụng trướng, người mệt, lưỡi nhợt, mạch tế hư Bài thuốc: nhân sâm 5g, hoàng kỳ 10g, bạch truật 10g, cam thảo 2g, phục thần 2g, long nhãn 10g, toan táo nhân 10g, viễn chí 1g, mộc hương 5g, đương quy 10g Đổ ngập nước mặt thuốc (500 ml), nấu lửa to cho sôi, đun nhỏ lửa 15-20 phút chắt nước thuốc (150ml) Sắc lần 2, lấy 100ml, hợp nước với khoảng 250ml Hai ngày uống thang Chóng quên tâm thận bất giao Biểu hiện: chóng quên, hoảng hốt, thần trí không yên, ngủ ít, tâm phiền, tai ù, mạch tế Bài thuốc: địa hoàng 40g, hoài sơn 20g, sơn thù 20g, trạch tả 16g, phục linh 16g, đơn bì 16g, ngũ vị tử 12g, viễn chí 16g Các vị sấy khô, tán bột, hoàn viên, ngày uống lần, VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí lần 8g Chóng quên tâm khí suy yếu Biểu hiện: chóng quên, tim đập hồi hộp, đạo hãn Bài thuốc: sinh địa 60g, nhân sâm 16g, đan sâm 16g, huyền sâm 16g, thiên môn 32g, mạch môn 32g, bá tử nhân 32g, toan táo nhân 32g, quy thân 32g, bạch linh 16g, ngũ vị tử 16g, viễn trí 16g, cát cánh 16g, chu sa 2g Các vị sấy khô, tán bột, hoàn viên, ngày uống lần, lần 8g Chóng quên tỳ hư Biểu hiện: tân dịch ngưng đọng (đờm trọc) âm thịnh, dương hư, nước tràn lên (đờm ẩm) Bài thuốc: nhân sâm 4g, trần bì 4g, bán hạ (chế) 2g, phục linh 4g, cam thảo 4g, hương phụ (chế) 4g, ích trí nhân 4g, ô mai 4g, trúc lịch 6g, gừng tươi 1g Đổ ngập nước mặt thuốc (500ml), nấu lửa to cho sôi, đun nhỏ lửa 15-20 phút chắt nước thuốc (150ml) Sắc lần 2, lấy 100ml, hợp nước với khoảng 250ml Hai ngày uống thang VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Món ăn bài thuốc cho người đau lưng Đau lưng là chứng bệnh hay gặp, nhất là ở những người làm công việc nặng; công việc phải ngồi lâu . Mướp non Theo lương y Vũ Quốc Trung: y học cổ truyền gọi đau lưng là “yêu thống”, là do lao tổn, thận hư, hoặc thấp nhiệt gây ra. Có thể dùng các món ăn bài thuốc để chữa trong 3 trường hợp dưới đây: Với trường hợp lao tổn - là do làm việc dùng sức quá mức, hoặc làm ở tư thế không đúng, vấp ngã tổn thương, khí huyết vận hành không thông suốt, mạch máu bị trở ngại mà gây ra đau nhức . Biểu hiện: vận động, cúi vặn càng đau hơn, có khi chỗ đau không di chuyển được… Trong trường hợp này dùng món “Gà hầm tam thất” gồm: gà ô (đen) trống 1 con chừng nửa ký, tam thất 5g. Gà làm sạch, tam thất thái lát, nhồi vào trong bụng gà, cho thêm một chút rượu, muối rồi đem hầm cách thủy, đến khi thịt gà chín mềm là được. Khi ăn chấm nước tương. Với trường hợp thận hư: thường gặp ở người có tuổi, lúc này thận khí bất túc, tinh tủy suy giảm, hoặc phòng lao quá độ, khiến thận nguyên yếu mệt, gân mạch thất dưỡng, gây ra đau lưng, đau đến tận đùi. Biểu hiện thường gặp là: lưng đau và mỏi, thích đấm bóp, xoa, kèm theo lưng ngực không có sức, làm việc nhiều thì đau nặng lên, đêm đi tiểu nhiều. Người lệch về dương hư thì dạ dày lạnh, chân tay lạnh, lưng lạnh băng, mặt trắng nhợt, lưỡi lạt. Người lệch về âm hư thì miệng, họng khô khan, tâm phiền khó ngủ, sắc mặt đỏ… Trong trường hợp này có thể dùng món “Thịt dê hầm đỗ trọng”: thịt dê nửa ký, đỗ trọng 30g, gừng vừa đủ. Đem thịt dê luộc với một củ cải trắng để khử mùi, sau đó cho đỗ trọng, gừng vào hầm nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn. Hoặc dùng món “Canh thận dê, đậu đen, đỗ trọng” gồm: thận dê 1 đôi, đậu đen 60g, đỗ trọng 10-12g, tiểu, hồi thơm 3g, gừng tươi 9g. Thận dê cắt bỏ màng sợi trắng, rửa sạch, thái nhỏ. Luộc đậu đen, đỗ trọng, tiểu hồi thơm trước rồi cho thận vào. Đợi thận chín, nêm vừa gia vị, ăn nóng. Với trường hợp thấp nhiệt: xảy ra ở người cơ thể dương khí quá thịnh, bên trong tồn nhiệt; hoặc thức ăn nóng, quá nhiều năng lượng, nên tích nhiệt ở trong; hoặc do ảnh hưởng xấu của thời tiết, nhiệt tà vào trong; hoặc chịu ảnh hưởng xấu của lạnh ẩm, lâu dài hóa thành hỏa, khiến tà nhiệt thấm vào xương sống, lưu lại ở gân, mạch, gây đau ở lưng cho đến đùi, nhiệt bốc lên đau nhức. Biểu hiện gồm: lưng đau nhức, bốc nhiệt, đau đến tận chân, mắt đỏ, miệng đắng họng khô, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện kết vón… Với trường hợp này dùng món “Cháo phòng kỷ, thương chi”: phòng kỷ 12g, thương chi 30g, ý dĩ, đậu đỏ hạt nhỏ (mỗi loại 60g). Rửa sạch các nguyên liệu, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, hầm 2-3 giờ cho nhừ là được. Hoặc dùng món “Cửu hương trùng xào mướp”: Cửu hương trùng 60g, mướp non 250g, một ít tiêu bột, rượu, gia vị. Cửu hương trùng rửa sạch, mướp gọt vỏ, cắt miếng. Bắc chảo cho dầu vào, khi nóng lên cho cửu hương trùng vào xào, gần chín thì cho tiêu, rượu, và mướp vào xào tiếp khi mướp chín là được, nêm nếm gia vị vừa dùng. 8 bài thuốc cho người tai biến mạch máu não Tai biến mạch não là một bệnh mà do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Đây cũng là tai biến rất thường gặp ở người cao tuổi… Bệnh khởi phát đột ngột, phần lớn gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng tàn phế nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do tăng huyết áp và xơ vữa động mạch hoặc có thể kết hợp cả hai, còn có thể gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh van tim như hẹp hở hai lá, bệnh nhân đái tháo đường, thiểu năng tuần hoàn não… Mùa lạnh, bị gió lùa, uống bia rượu say, làm việc trí óc quá căng thẳng, tức giận, lo lắng quá mức, ăn quá no… là những hoàn cảnh thuận lợi gây ra tai biến mạch máu não Tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền thuộc phạm trù trúng phong. Phong có ngoại phong và nội phong. Tai biến mạch máu não thuộc nội phong. Nội phong được chia thành hai chứng là bế chứng và thoát chứng. Bế chứng thường do phong động, đàm nghịch, biểu hiện tổng hợp là thần chí hôn mê (nóng), hàm răng nghiến chặt, hai tay nắm lại, đờm rãi ủng tắc, mạch huyền cấp hoặc hồng sáp, trong đó kèm theo hiện tượng nhiệt là “dương bế”, dương bế thường do phong đởm, nhiệt đởm gây ra. Thoát chứng thường do chân khí bị bạo tuyệt, có những biểu hiện nguy hiểm đến tính mạng như mồ hôi ra thành giọt, chân tay quyết lạnh, mắt nhắm miệng há, tay xòe, hơi thở yếu đại tiểu tiện không tự chủ. Trúng phong là bệnh cấp tính, diễn biến nhanh và nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh vì vậy cần cấp cứu kịp thời ngay. Để điều trị có hiệu quả phải căn cứ vào triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để xử lý đúng và thích hợp. Ngoài việc kết hợp điều trị bằng y học hiện đại và y học cổ truyền, các món ăn, bài thuốc cũng có tác dụng hỗ trợ đắc lực để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, qua khỏi cơn nguy hiểm, giảm bớt biến chứng, di chứng. Bài 1: Cháo trai, sò: Dùng 50g trai, 50g con hàu (sò), cho 100g gạo tẻ vào nước trai, hàu nấu thành cháo, ăn mỗi ngày 2 lần. Điều trị có hiệu quả chứng tăng huyết áp tai biến mạch máu não, nhức đầu chóng mặt, gan dương thịnh. Chú ý những người mắc chứng hư hàn không được dùng. Cháo trai Bài 2: Nhân quả đào12g, thảo quyết minh 12g, tất cả sắc kỹ, cho vào ít mật ong quấy đều. Bài thuốc có tác dụng chữa chứng tăng huyết áp tắc mạch máu não. Không được dùng bài thuốc này cho người bị xuất huyết não. Bài 3: Cháo hoa cúc: Hoa cúc bỏ cuống, sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 100g gạo tẻ nấu cháo, khi cháo chín, cho 15g bột hoa cúc vào quấy đều, đun sôi vài phút là được, ăn vào hai bữa sáng, chiều. Hoặc có thể lấy mầm cây cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100g gạo tẻ, nấu thành cháo để ăn cũng được. Món cháo này phù hợp với những người mắc chứng trúng phong, huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt. Chú ý những người cao tuổi, tỳ hư, đái đường không được dùng. Bài 4: Hoàng kỳ 15g, bạch thược sao vàng và quế mỗi thứ 15g, gừng tươi 15g, sắc kỹ, lấy nước bỏ bã. Lấy 100g gạo tẻ, 4 quả táo tầu, nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín cho nước thuốc vào quấy đều, mỗi ngày ăn một lần. Chữa di chứng sau Món ăn, bài thuốc cho người hay ngủ mơ Những người ngủ hay mơ, theo Đông y đó là “tâm tàng thần, chủ thần chí” nên xảy ra hiện tượng ngủ mê nói sảng. Như vậy là bệnh chứng có quan hệ tới tạng tâm thuộc phạm trù chính xung do rối loạn nhịp tim, hoặc do tâm thận bất giao (thủy hỏa vị tế), cần chú ý bồi bổ huyết, an thần. Về ăn uống, phải bảo đảm đủ dinh dưỡng, vì vậy thức ăn cần phong phú. Thường xuyên ăn các loại rau tươi, hoa quả như rau cải trắng, rau chân vịt, rau cần, bí đao, táo, quýt Nên ăn các thức ăn có tác dụng trị mất ngủ như hạt sen, nhãn, bách hợp, táo nhân, hồ đào, vừng Tuy nhiên, chú ý các thức ăn cần phải mềm nhừ, dễ tiêu và không nên ăn gần giờ đi ngủ. Tránh ăn các thực phẩm gây kích thích như ớt, hành, hẹ, tỏi, rượu, các thức ăn chứa nhiều chất béo, xào, rán, nướng, thức ăn nhanh. Một số món ăn, bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian: Bài 1: Hạt sen 15g, khiếm thực 15g, thịt lợn nạc 100g cho vào nồi nấu chín, nêm nếm gia vị vừa miệng. Có thể dùng món ăn này thường xuyên. Bài 2: Hạnh đào nhân 10g, vừng đen 10g, bầu dục lợn 60g đem nấu cháo cho chín nhừ, nêm nếm gia vị vừa dùng, ăn lúc chuẩn bị đi ngủ, liên tục từ 3 - 5 ngày. Bài 3: Ngọc trúc sâm 20g, tim lợn 100 - 200g. Tim lợn thái miếng vừa ăn, nấu chin nhừ, nêm nếm gia vị vừa miệng, ngày dùng một lần. 7 ngày là một liệu trình. Bài 4: Ngũ vị tử 9g, bá tử nhân 9g, phục thần 12g đem nấu lấy nước bỏ bã, rồi cho vào 30g mật ong, chia 2 lần dùng trong ngày. Dùng trong 5 ngày. Bài 5: Nhân sâm 4g, đương quy 16g, bạch thược 16g, ngũ vị tử 4g, táo nhân 20g, mạch môn đông 20g, bạch truật 16g, bối mẫu 6g, liên tâm 8g, lạc tiên 20g. Sắc uống trong ngày. Cách sắc như sau: Nước đầu cho các vị thuốc vào nồi đất cùng với 3 bát nước, nấu còn lại 1 bát (chắt nước ra). Nước hai tiếp tục cho 3 bát nước vào nồi, nấu còn lại ½ bát. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày. 10 ngày là một liệu trình. Bài 6: Thục địa 20g, sơn thù 12g, nhân sâm 6g, đương quy 16g, táo nhân 12g, bạch giới tử 12g, mạch môn đông 16g, nhục quế 2g, hoàng liên 8g. Sắc uống trong ngày. Cách sắc như bài thuốc trên. 10 ngày là một liệu trình. Bài 7: Cùi nhãn 15g, táo nhân chua 6g, đem sắc uống ngày 1 lần. Lưu ý: Khi có biểu hiện của chứng bệnh mơ khi ngủ, cần đến khám và bắt mạch kê đơn ở những cơ sở y tế chuyên khoa y học cổ truyền hoặc những lương y có kinh nghiệm để được kê đơn phù hợp với thể trạng của người bệnh. Món ăn – bài thuốc cho người hay nói mớ Một số người hay bị tình trạng hễ chợp mắt ngủ là mê sảng. Dưới đây là một sốmón ăn bài thuốc dùng cho những trường hợp này. Chú ý chế độ ăn uống Theo lương y Quốc Trung, bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế lan khắp vỏ não, và lan xuống cả các phần ở dưới vỏ não. Lúc thức, hoạt động của vỏ não do những điểm hưng phấn và ức chế xen kẽ nhau, hạn chế lẫn nhau, ức chế không khuếch tán lan tỏa được, vì thế không ngủ. Khi ức chế chiếm ưu thế, nó sẽ phá tan sự hạn chế của hưng phấn, khuếch tán khắp vỏ não, lan xuống phần dưới vỏ não và tạo được giấc ngủ. Những người ngủ hay mê, theo đông y đó là “Tâm tàng thần, chủ thần chí” nên xảy ra hiện tượng ngủ mê nói sảng. Như vậy là bệnh chứng có quan hệ tới tạng tâm thuộc phạm trù chính xung do rối loạn nhịp tim, hoặc do tâm thận bất giao (thủy hỏa vị tế), cần chú ý bồi bổ huyết, an thần. Về ăn uống, bình thường phải bảo đảm đủ dinh dưỡng, vì vậy thức ăn cần phong phú. Thường xuyên ăn thanh đạm bằng các loại rau tươi, hoa quả như rau cải trắng, rau chân vịt, rau cần, bí đao, táo, quýt. Lưu ý ăn các thức ăn có tác dụng trị mất ngủ như hạt sen, nhãn, bách hợp, táo nhân, hồ đào, vừng… Tuy nhiên, chú ý các thức ăn cần phải mềm nhừ, dễ tiêu và không nên ăn gần giờ đi ngủ. Tránh ăn các thực phẩm gây kích thích như ớt, hành, hẹ, tỏi, rượu, các thức ăn béo ngậy, xào, rán, nướng. Món ăn bài thuốc Dưới đây là một số món ăn bài thuốc dùng cho những người có tình trạng trên, theo hướng dẫn của lương y Quốc Trung và Như Tá. - Hạt sen 15g, khiếm thực 15g, thịt heo nạc 100g cho vào nồi nấu chín, nêm nếm gia vị vừa miệng. Có thể dùng món ăn này thường xuyên. - Hạnh đào nhân 10g, vừng đen 10g, bầu dục (thận heo) 60g đem nấu cháo cho chín nhừ, nêm nếm gia vị vừa dùng, ăn gần lúc chuẩn bị đi ngủ. - Dùng vị thuốc ngọc trúc sâm 20g, đem nấu với 100-200g tim heo, nêm nếm gia vị, ngày dùng một lần. - Dùng các vị thuốc gồm: ngũ vị tử 9g, bá tử nhân 9g, phục thần 12g đem nấu lấy nước bỏ bã, rồi cho vào 30g mật ong, và chia 2 lần dùng trong ngày. - Nhân sâm 4g, đương quy 16g, bạch thược 16g, ngũ vị tử 4g, táo nhân 20g, mạch môn đông 20g, bạch truật 16g, bối mẫu 6g, liên tâm 8g, lạc tiên 20g. Sắc (nấu) uống trong ngày. Cách sắc như sau: Nước đầu cho các vị thuốc vào nồi đất cùng với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén (chắt nước ra). Nước hai tiếp tục cho 3 chén nước vào nồi, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày. - Thục địa 20g, sơn thù 12g, nhân sâm 6g, đương quy 16g, táo nhân 12g, bạch giới tử 12g, mạch môn đông 16g, nhục quế 2g, hoàng liên 8g. Sắc uống trong ngày. Cách nấu như bài thuốc trên. - Lấy cùi nhãn 15g, táo nhân chua 6g, đem sắc uống ngày 1 lần.

Ngày đăng: 24/06/2016, 01:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan