Bài thuốc chữa bệnh gút hiệu quả chỉ trong 7 ngày

3 273 0
Bài thuốc chữa bệnh gút hiệu quả chỉ trong 7 ngày

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mách bạn thuốc chữa bệnh Gout từ trầu không Gout loại bênh khớp gây nên đau dội cho người bệnh, bệnh kéo dài dai dẳng để lại nhiều di chứng nguy hiểm Dưới thuốc chữa bệnh Gout theo kinh nghiệm dân gian từ trầu nước dừa Bệnh Gout hay có tên gọi khác thống phong Đông y loại viêm khớp thường gặp nam giới bệnh rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Acid uric máu gây ứ đọng tinh thể muối Urát khớp dẫn đến viêm khớp Bài thuốc chữa bệnh Gout từ trầu không Biểu rõ rệt bệnh Gout tình trạng sưng tấy nóng đỏ đau dội nhiều khớp Mặc dù điều trị dứt đau bệnh không khỏi hoàn toàn mà tiến triển âm thầm, không tiếp tục điều trị đau cấp tính tái phát ngày nặng Ở giai đoạn muộn, xung quanh khớp xuất u, cục hạt tophi gây nguy biến dạng khớp chí người bệnh tàn phế Trong viết VnDoc xin giới thiệu thuốc chữa bệnh Gout từ trầu không nước dừa theo kinh nghiệm dân gian VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Công dụng trầu không nước dừa Tại Việt Nam, trầu chia làm loại trầu mỡ trầu quế Trầu mỡ có to bóng trầu quế nhỏ xanh đậm cay hơn, thường dùng để ăn với cau Trong thành phần trầu chứa đến 2,4% tinh dầu với nhóm hoạt chất Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol… Tổ hợp chất có tác dụng chất chống viêm, phục hồi hư tổn khớp giảm đau thần kinh Lá trầu chứa 2,4% tinh dầu có tác dụng chống viêm, phục hồi hư tổn khớp giảm đau thần kinh Lá trầu có tác dụng cải thiện rối loạn chuyển hóa, giúp hấp thu vitamin, khoáng chất, đào thải chất độc cặn bã dễ dàng, giảm nhanh lượng axit dư thừa tránh bệnh trào ngược dày thực quản… Nước dừa loại nước hoàn toàn tự nhiên, kết hợp trầu đóng vai trò chất để hòa tan, hỗ trợ điều trị chiết xuất chất trầu nhanh chóng Ngoài nước dừa giúp tăng cường trao đổi chất, cân chuyển hóa thể, tăng HDL – chất hữu ích giúp loại bỏ loại cholesterol VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí xấu thành mạch máu Nước dừa có tác hiệu hòa tan chiết xuất chất có trầu nhanh chóng Trong nước dừa chứa nhiều kali tốt cho tim mạch, loại nước có tác dụng kháng viêm, kháng virus, khử độc, chống oxy hóa, giảm hình thành axit lactic Chỉ cần uống nước dừa có hiệu việc cải thiện bất thường thận hệ thống tiết niệu, tăng đào thải axit uric Vì nước dừa kết hợp trầu thuốc chữa bệnh Gout, không chế bệnh hiệu Cách dùng thuốc chữa bệnh Gout từ trầu nước dừa Hằng ngày vào buổi sáng bạn lấy 100g trầu không tươi, thái nhuyễn ngâm dừa xiêm vừa cắt nắp gáo Bạn lấy bớt chút nước dừa để cho trầu vào nước không bị tràn, sau ngâm 30 phút chắt nước cốc để uống liền mạch Sau uống bạn không ăn sáng mà đợi nước dừa trầu không hấp thụ, tiểu tiện ăn sáng Với thuốc chữa bệnh Gout đơn giản đau nhức bệnh Gout thuyên giảm sau tuần, giúp người bệnh ngủ ngon, tinh thần thoải mái dễ chịu Bạn nên trì liên tục tháng để bệnh trị triệt để VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí 7 bài thuốc chữa táo bón hiệu quả Có thể phòng táo bón bằng cách ăn nhiều rau, uống nhiều nước, xoa bụng hoặc dùng bài thuốc sau. 1. Mật ong 25 ml, vừng đen 20 g. Vừng đen giã dập cùng mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi chín chia 2 lần ăn trong ngày vào lúc đói, cần ăn liền 7 ngày. 2. Đậu xanh 40 g, đường đỏ 30 g. Đậu xanh để cả vỏ giã dập, cùng đường đỏ cho vào nồi thêm 350 ml nước đun sôi kỹ, khi nhừ chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 7 ngày. 3. Hoa kim ngân 30 g, mật ong 20 ml. Hoa kim ngân cho vào nồi, thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150 ml, cho mật ong vào quấy đều chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 7-10 ngày. 4. Cà rốt 50 g, mật ong 25 ml. Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho vào mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa, khi chín chia 2 lần, ăn lúc đói, ăn liền 7 ngày. 5. Đậu đen 50 g, mật ong 25 ml. Đậu đen ninh nhừ, cho mật ong vào quấy đều cho bệnh nhân ăn như bài trên. 6. Hà thủ ô 150 g, táo tàu 13 quả. Hà thủ ô sấy khô, tán bột, táo tàu bóc lấy cùi, bỏ hạt, giã nhỏ, cho bột hà thủ ô vào, thêm nước cháo để luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô. Ngày uống 30-50 viên chia 2 lần, uống với nước sôi để nguội. 7. Khoai lang 50 g, mía đỏ 60 g. Khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch, xay nhỏ; mía ép lấy nước, hai thứ trộn đều với nhau, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày; ăn 5-7 ngày. Những bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả Không phải trong trường hợp nào cũng uống kháng sinh. Thực tế, kháng sinh chỉ cần khi tiêu diệt các vi trùng đã xâm nhập sâu vào cơ thể, còn vi khuẩn gây viêm họng chỉ khu trú ở thành cổ họng, chỉ cần điều trị một số loại thuốc ngậm thông dụng hoặc một số bài thuốc đông y cũng có thể dứt bệnh. Thể phong hàn ngoại cảm: Họng đỏ nhạt, không sưng, hơi đau nhức mình mẩy, không mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng. Dùng bài thuốc: Hoài sơn 16g, thục địa 16g, sơn thù 8g, trạch tả 8g, phục linh 12g, mẫu đơn bì 8g, tô diệp 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần. Thể phong nhiệt xâm nhập họng: Họng khô, đau nóng, sưng đỏ, nuốt khó, phát sốt, ho nhiều, khát nước, rêu lưỡi vàng. Dùng bài thuốc: Khổ sâm 10g, toàn yết 4g, tạc giác thích 8g, kinh giới tuệ 10g, phòng phong 8g, kim ngân hoa 10g, thuyền thoái 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần. Ngoài ra có thể dùng các bài thuốc dân gian theo kinh nghiệm như sau: - Khi mới bị viêm họng, tốt nhất nên ngậm một vài lát chanh mỏng. Sau đó kiêng ăn mọi thứ trong một giờ để tạo điều kiện cho tinh dầu chanh và axit nitric phát huy tác dụng đến niêm mạc cổ bị viêm. - Sáp ong là loại thuốc trị viêm họng có hiệu quả nhất ở mọi thời kỳ. Chỉ sáp ong chất lượng cao mới có tác dụng nhanh, khi ngậm trong miệng nó làm cho lưỡi có cảm giác rát bỏng và hơi tê. Để điều trị viêm họng, sau bữa ăn, chỉ cần nhâm nhi miếng sáp ong có kích thước bằng ngón tay út. Mỗi ngày ăn khoảng 5g sáp ong. Nếu đây là sáp ong thật thì bệnh viêm họng sẽ khỏi hẳn sau 2 - 3 ngày ăn. - Khi bị viêm họng, bạn có thể nhai một chút nhựa thông tươi sẽ rất tốt, chỉ sau một vài ngày sẽ khỏi hẳn. - Giã nhỏ 3 - 4 nhánh tỏi hoà với một cốc sữa nóng, hãm từ 10 - 15 phút, lọc lấy nước trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống 2 - 3 cốc. - Đun nóng một cốc nước chanh vắt rồi uống nhâm nhi từng ngụm nhỏ. Cứ 30 phút thì súc họng một lần từ 3 - 5 phút, làm cho tới khi khỏi hẳn viêm họng. - Vắt nước chanh vào chiếc ly bằng bạc để nơi râm mát chừng một ngày và cách 1 giờ uống 1 thìa nhỏ. Phương pháp này chống chỉ định đối với người bị bệnh thận. - Cho 2 - 3 thìa to mật ong vào cốc nước cà rốt tươi ép rồi khuấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp này theo tỷ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng 3 - 5 lần/ngày, mỗi lần từ 5 - 7 phút. - Súc họng mỗi ngày một vài lần bằng nước khoai tây ép tươi cũng rất tốt khi bị viêm họng. - Pha loãng nước ép củ cải cay với nước theo tỷ lệ 1:1 để làm nước súc họng hàng ngày khi bị viêm họng sẽ rất tốt. Bài thuốc chữa bệnh từ nấm linh chi Linh chi còn có tên chi thảo, nấm lim, nấm thần tiên, nấm trường thọ Dựa vào màu sắc, có 6 loại: thanh chi (màu xanh); hồng chi hay xích chi, đơn chi (màu hồng); hoàng chi hay kim chi (màu vàng); bạch chi hay ngọc chi (màu trắng); hắc chi hay huyền chi (màu đen); tử chi (màu tím). Từ xa xưa, con người đã biết dùng nấm linh chi làm thuốc. “Thần nông bản thảo” xếp linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm, dùng lâu ngày giúp cơ thể nhẹ nhõm, tăng tuổi thọ (khinh thân bất lão diên niên ích thọ) nên dân gian rất ưa chuộng. “Bản thảo cương mục” coi linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tim, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày). Gần đây, các nhà khoa học phát hiện nấm linh chi cũng có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa, làm tăng tuổi thọ. Các loại nấm linh chi Nấm linh chi chứa sterol, enzym, protid, đường, acid béo, triterpen, polysaccharid và các nguyên tố vô cơ. Theo Đông y, công dụng chi tiết của mỗi loại như sau: Thanh chi: tính bình, không độc, có tác dụng bổ can khí, cường khí, an thần, sáng mắt, tăng trí nhớ, chữa viêm gan cấp và mạn tính Xích chi: vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ, chữa các bệnh về huyết và thần kinh, tim Kim chi: vị ngọt, tính bình, không độc, làm mạnh hệ miễn dịch Huyền chi: vị mặn, tính bình, không độc, chữa các bệnh ở cơ quan bài tiết, trị bí tiểu tiện, sỏi thận Ngọc chi: vị cay, tính bình, không độc, tác dụng bổ ích phế khí, chữa hen Tử chi: vị ngọt, tính ôn, không độc, chữa đau nhức xương khớp. Công năng chủ trị: Bổ khí dưỡng âm, bổ tâm an thần, cố thể kiện thân (bảo vệ, tăng cường sức khỏe); Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh, mất ngủ, quên lẫn, ù tai điếc tai, đau lưng, mỏi gối, hen suyễn, viêm khí phế quản, viêm gan, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tăng mỡ và cholesterol trong máu, giảm bạch cầu, bệnh tiểu đường, người cao tuổi, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, tiêu hoá kém Liều dùng, cách dùng: 8 - 15g; nấu hãm, ngâm rượu. Món ăn - bài thuốc bổ dưỡng và chữa bệnh có linh chi: Gà linh chi: Linh chi 15g, gà trống tơ 1 con. Linh chi rửa sạch, thái lát, gà làm sạch, bỏ ruột, cho gừng và hành tươi thái lát cùng các gia vị thích hợp. Đem gà và một nửa số linh chi, gừng, hành thêm muối, nước, gia vị nấu chín. Vớt gà ra; cho vào chảo có dầu vừng và đun. Phần linh chi còn lại sắc lấy nước, thêm đường phèn, bột ngọt và cô lại; lấy nước này rưới đều lên gà trong chảo có dầu đến khi da bì gà đỏ tươi là được. Chia ăn 1 - 2 bữa trong ngày. Hoặc: Gà làm sạch bỏ ruột, linh chi thái nghiền vụn gói vải xô cho trong bụng gà, đem hầm cách thủy, khi gà chín, bỏ bã thuốc, thêm gia vị ăn, chia ăn nhiều lần trong ngày; Dùng cho các trường hợp suy nhược sau đẻ, sau bệnh nặng dài ngày, bà mẹ nuôi con ít sữa, người cao tuổi. Trà linh chi: linh chi 9g, nấu hãm uống như nước trà. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, sút giảm trí nhớ ở người cao tuổi, người bị yếu mệt do bệnh lâu ngày. Rượu linh chi: linh chi 100g, rượu trắng 500ml. Linh chi rửa sạch, thái lát, ngâm với rượu, sau 7 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần Bài thuốc chữa bệnh gút Bệnh gút, y học cổ truyền còn gọi là chứng thống phong. Theo lương y Phạm Như Tá, thống phong là do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại các khớp, gây ra đau và cử động các khớp khó khăn. Những biểu hiện Gút là căn bệnh thường gặp, với biểu hiện đau các khớp. Thường có 2 thể cấp và mãn tính. Với trường hợp cấp tính - đau dữ dội kèm sưng tấy đột ngột ở khớp bàn chân, ngón chân cái. Thường đau nhiều vào ban đêm. Cũng có thể bị ở các vị trí khác như, ngón chân, cổ chân, đầu gối Các khớp thường có màu đỏ sẫm, ấn vào đau nhiều hơn; khớp hoạt độ ng hạn chế. Cơn đau cấp tính có thể kéo dài 2-3 ngày (hoặc 5-6 ngày) rồi bệnh khỏi, không để lại di chứng, nhưng sau đó thường tái phát. Trường hợp đau mãn tính - thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện bệnh là viêm ở nhiều khớp, tái phát nhiều lần. Các khớp bị bệnh đau nhiều, kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ đau, khớp bị dị dạng, co duỗi khó khă n, và xuất hiện các nốt u cục nổi lên xung quanh khớp, dưới da, ở vành tai (chuyên môn gọi hạt là tôphi) - những cục u này mềm, không đau, bên trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày có thể gây tổn thương thận như viêm thận, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp và mãn tính. Tỳ giải Tri mẫu Thạch cao Mộc thông Bài thuốc Theo lương y Phạm Như Tá, khi áp dụng phép trị, cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. Chẳng hạn với thể cấp tính chủ yếu dùng phép “thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp”. Đối với thể mãn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp. Nếu là thể cấp tính thì dùng bài thuốc gồm các vị: thạch cao 40-60g (nấu trước), quế chi 4-6g, bạch thược, xích thược, tri mẫu (mỗi loại 12g), dây kim ngân 20-30g, phòng kỷ, mộc thông, hải đồng bì (mỗi loại 10g), cam thảo 5-10g. Đem sắc uống ngày 1 thang, dùng trong thời gian bệnh biểu hiện sưng nóng đỏ đau. Với trường hợp đau mãn tính, nhiều kh ớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó , thì dùng bài thuốc gồm các vị: chế ô đầu, tế tân (mỗi loại 4-5g), tỳ giải, xích thược, toàn đương quy (mỗi loại 12g), mộc thông, uy linh tiên (mỗi loại 10g), thổ phục linh 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4-6g. Đem sắc ngày dùng một thang. Cách sắc (nấu) các bài thuốc như sau: Nước đầu cho các vị thuốc vào nồi cùng 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai cho tiếp 2 chén nước vào nồi thuốc, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày. (Theo Hạ Mai // Thanhnien Online

Ngày đăng: 23/06/2016, 11:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan