Phòng ngừa bệnh ngón tay lò xo tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh v...
Chăm sóc và Phòng ngừa Bệnh Tay - Chân - Miệng, Thủy đậu , Zona (Phần 1) I. BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG Bệnh Tay - Chân - Miệng (Hand - Foot - Mouth Disease - HFMD) là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban đỏ có bọng nước ở miệng, lòng bàn tay. 1. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh Tay - Chân - Miệng do virus thuộc nhóm virus đường ruột ( poliovirus, coxsackievirus, echovirus…) gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là coxsackievirus A16, đôi khi do enterovirus 71 và các virus đường ruột khác. 2. Dịch tễ học và triệu chứng Đây là một bệnh dễ lây lan. Các ca bệnh đơn lẻ và dịch Tay – Chân - Miệng xảy ra trên khắp nơi trên thế giới với tần suất bệnh cao trong mùa hè và đầu mùa thu. Bệnh chỉ lây giữa người và người, không lây cho súc vật và thú cảnh hay ngược lại. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh, 1 đến 2 ngày sau sẽ xuất hiện những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bóng nước. Ở miệng có dạng vết loét, đường kính từ 4mm – 8mm, thường ở phía trong miệng, ở trên lưỡi , tại vòm miệng hoặc ở lợi răng, làm trẻ nuốt đau. Với triệu chứng này, cha mẹ thường nhầm lẫn với với bệnh viêm loét miệng thông thường. Những bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân hoặc ở cánh tay.Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể không xuất hiện đầy đủ hay cùng lúc. Trẻ nhũ nhi có thể có ban dạng sẩn ở vùng mông hoặc nơi quấn tã lót. Trong giai đoạn cấp, ngoài những dấu hiệu trên, đôi khi bệnh kèm theo triệu chứng như hạch ở cổ, hạch dưới hàm, ho, sổ mũi, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Trong giai đoạn diễn tiến, khi siêu vi gây bệnh xâm nhập hệ thần kinh trung ương sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ, li bì, mê sảng hay co giật. Trẻ có thể tử vong hoặc hồi phục sau một thời gian điều trị nhưng vẫn còn những rối loạn tâm thần kinh kéo dài. Bệnh Tay – Chân - Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dẽ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng entero virus khác gây nên. 3. Chẩn đoán Chẩn đoán bệnh thường dựa trên biểu hiện lâm sàng với vị trí đặc trưng của ban đỏ và bóng nước (tay, chân, miệng và có thể có ở mông). Phân lập virus từ các bệnh phẩm phết họng hay dịch của các bọng nước thường sau 2 đến 4 tuần mới có kết quả nên nó không hữu ích cho chẩn đoán trên từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ có ý nghĩa chẩn đoán hồi cứu và ý nghĩa dịch tễ học. Các thầy Phòng ngừa bệnh ngón tay lò xo - bệnh thường gặp dân văn phòng Bệnh ngón tay lò xo tình trạng viêm bao gân gân gấp ngón tay gây chíp hẹp bao gân Bệnh thường gặp người làm nghề phải sử dụng ngón tay nhiều dân văn phòng Một số trường hợp gân gấp vị viêm xuất cục viêm xơ, làm di động gân gấp qua vùng ngón ta bị cản trở Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng bật ngón tay phải dùng tay bên lành kéo ngón tay kiểu ngón tay có lò xo Gây cản trở công việc Theo BS Nguyễn Xuân Anh, BV Quốc tế Pháp Việt, ngón tay lò xo tình trạng viêm bao gân gấp ngón tay gây hẹp bao gân Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất cục viêm xơ khiến di động gân gấp qua vùng ngón ta bị cản trở Do vậy, lần gấp hay duỗi ngón tay bệnh nhân trở nên khó khăn, vào buổi sáng Ở tình trạng bệnh nặng hơn, gập duỗi ngón tay, bệnh nhân cảm nhận âm "lụp cụp, lụp cụp" khớp ngón tay gập duỗi Khi nắm tay lại, bệnh nhân có cảm giác đau cứng khớp ngón tay khó duỗi ra, nhiều người phải cố gắng bật ngón tay phải dùng tay bên lành kéo Bình thường, gân gấp ngón tay từ bàn tay vào ngón thường phải chui qua dây chằng chéo dây chằng xơ để cố định đường Bệnh ngón tay lò xo xảy dây chằng, dây xơ bị viêm, co thắt gân gấp bị viêm, cục di động gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở, lần gấp duỗi ngón tay thấy khó mà phải cố gắng bật lò xo Bệnh ngón tay lò xo không nguy hiểm hạn chế hoạt động bàn tay, ảnh hưởng lớn đến công việc, chất lượng sống Bệnh thường gặp người 45 tuổi, vận động cổ bàn tay nhiều, lực chấn thương nhẹ lặp lặp lại nhiều lần, nữ giới gặp nhiều nam Những biểu thường thấy bệnh đau nếp gấp xa mặt lòng bàn tay, đau nhiều nắm ngón tay lại, vào buổi sáng, nặng thấy ngón tay kẹt lại nắm vào không duỗi được, phải dùng tay khác kéo ra, sờ thấy nốt chai vị trí đau Bệnh ngón tay lò xo tình trạng viêm bao gân gân gấp ngón tay gây chíp hẹp bao gân Ảnh minh họa Phòng tránh mắc bệnh ngón tay lò xo Theo BS Xuân Anh, ngón tay lò xo bệnh thường gặp người tuổi trung niên, phụ nữ thường gặp nam giới Bệnh mang tính đặc thù nghề nghiệp, thường gặp người làm nghề phải sử dụng ngón tay nhiều (đánh máy, chơi golf, chơi tenis ) Những người bị bệnh rối loạn nội tiết tiểu đường, gout… thường kèm bệnh Do đó, để phòng bệnh, không nên lặp lại nhiều lần động tác bàn tay Với người làm công việc phải thường xuyên vận động ngón tay, nên có tập giúp ngón tay thư giãn Có thể áp dụng tập lăn viên bi bàn tay, thường xuyên xoa bóp, massage nhẹ nhàng cho ngón tay để tay thư giãn Để phát bệnh ngón tay lò xo người bệnh cảm thấy ngón tay cứng khó gập, nghe tiếng "lụp cụp" tay duỗi thẳng Tại nơi nghe âm đó, bạn sờ thấy khối sưng khớp Khi nắm tay lại, bạn phải dùng lực bàn tay khác để kéo ngón tay bị kẹt Đôi khi, ngón tay dính mà duỗi Thông thường ngón tay lò xo diễn ngón tay hay vận động hơn, chẳng hạn ngón cái, ngón trỏ, xuất lúc nhiều ngón tay xảy hai bàn ta Phương pháp điều trị bệnh Theo Bs Xuân Anh với bệnh ngón tay lò xo, phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh Ở giai đoạn điều trị sớm, bệnh nhân ngâm tay vào nước muối ấm khoảng 15-20 phút, ngày lần Khi ngâm, bệnh nhân vừa day nhẹ, làm cho máu lưu thông tốt, bao gân mềm mại, ngón tay linh hoạt trở lại Ở giai đoạn điều trị nội khoa, bệnh nhân phối hợp nhiều phương pháp uống thuốc kháng viêm, giảm đau kết hợp vật lý trị, ngâm tay nước muối ấm liệu để làm tan chỗ bao gân bị viêm Trong trường hợp trị viêm không hết, bệnh nhân định tiêm cortisol trực tiếp vào vị trí viêm Tuy nhiên, với phương pháp này, bệnh nhân thực 1-2 lần/ năm Vì tiêm cortisol thường gây teo da vị trí tiêm Nếu phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng, bệnh nhân phải làm phẫu thuật, tách dây chằng dọc bao gân để gân lưu thông rộng rãi Bệnh khỏi hoàn toàn thực phẫu thuật Tuy nhiên bệnh nhân bị bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc trị viêm khớp, đắp loại thuốc Mọi cách điều trị không khoa học khiến tình trạng bệnh nặng Khi có biểu bệnh, bệnh nhân nên đến chuyên khoa xương khớp để chẩn đoán chọn phương pháp điều trị phù hợp", BS Xuân Anh khuyên Theo http://alobacsi.com/ Chăm sóc và Phòng ngừa Bệnh Tay - Chân - Miệng, Thủy đậu , Zona (Phần 2) II. BỆNH THỦY ĐẬU Bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm nhưng thời điểm có số ca mắc cao nhất thường từ tháng 2 - 6 mà trong đó, tháng 3 là đỉnh điểm. Bệnh thủy đậu cũng có khả năng bùng phát thành dịch. Nguyên nhân: Thủy đậu do virus Varicella zoster gây ra. Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm là trẻ em 5-11 tuổi nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn. 90% đối tượng chưa chủng ngừa thủy đậu có khả năng mắc bệnh. Điều này có nghĩa là một người chưa được chủng ngừa thủy đậu nếu tiếp xúc với người mang mầm bệnh hoặc bệnh nhân thủy đậu thì hầu như chắc chắn sẽ bị lây bệnh. Đặc trưng của bệnh thủy đậu là ngứa, phát ban ngoài da, ban sẩn có mụn nước, bóng nước thường kèm theo sốt. Bóng nước do bệnh thủy đậu thường lõm ở giữa khi mới mọc, nổi rải rác toàn thân, bóng nước cũ xen lẫn bóng nước mới, có bóng nước trong lẫn bóng nước đục. Dấu hiệu ban đầu khi khởi bệnh là sốt, mệt mỏi, biếng ăn, đau cơ. Sau đó các nốt rạ xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống thân và tay chân với số lượng từ 300 đến cả ngàn nốt gây ngứa ngáy, đau nhức rất khó chịu. Thủy đậu là bệnh có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm, từ bội nhiễm vi khuẩn đến viêm não. Nếu bệnh nhân bị bội nhiễm sang thương da có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Biến chứng của thủy đậu có tác hại đến hệ thần kinh trung ương và có thể gây viêm phổi, dẫn đến tử vong. Một biến chứng khác về sau của bệnh thủy đậu là Zona, còn gọi là giời leo. Bệnh giời leo thường gây đau nhức nhiều hơn so với bệnh thủy đậu và có thể kéo dài trong nhiều năm. III. BỆNH ZONA Bệnh Zona - trong dân gian gọi là "giời leo"- là một bệnh do siêu vi gây ra và chỉ xuất hiện ở những người đã từng bị thủy đậu trước đó. Nếu trẻ em được chủng ngừa thủy đậu từ bé, chúng sẽ không bị thuỷ đậu sau này và cũng sẽ không bị Zona. Mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ đều có thể mắc bệnh. Bệnh khởi phát đột ngột, diễn tiến cấp tính và có thể tự lành. Các mụn nước sẽ vỡ, chảy dịch, đóng mài và lành sẹo, có thể xấu hoặc không trong vòng 2-3 tuần. Một số ít trường hợp nặng, có thể có biến chứng như bội nhiễm sang thương da, đau nhức thần kinh sau Zona, viêm thần kinh thị giác, loét giác mạc, liêt thần kinh mặt… Zona không có những thời điểm bùng phát đặc biệt như bệnh Tay-Chân- Miệng, thủy đậu, mà Zona dễ phát ra ở những người già, yếu, có sức đề kháng suy giảm, đã từng bị thủy đậu trước đó. Lúc khởi bệnh, bệnh nhân cảm thấy đau, rát ở một vùng da kèm sốt, mệt mỏi. Sau đó nổi nhiều mụn nước to nhỏ không đều thành chùm trên nền hồng ban.Vị trí các mụn nước có thể nổi trên một vùng da hay niêm mạc nhưng đặc biệt là chỉ ở một bên cơ thể, hiếm khi lan qua bên đối diện. Ðau là một triệu chứng chính của bệnh do các rễ thần kinh bị tổn thương. Tùy trường hợp, có khi chỉ đau vừa nhưng có khi đau rất dữ dội, nhất là ở những người già. Hạch nách, cổ hay bẹn cùng bên và gần với vùng da bị bệnh có thể sưng to. Chùm mụn nước ở một bên cơ thể, nổi hạch kèm triệu chứng đau rát là các đặc Cung cấp chất xơ để phòng ngừa bệnh polyp đại tràng Bệnh polyp đại tràng đặc trưng bởi hiện tượng tiêu ra máu kéo dài và thường được phát hiện thông qua nội soi đại tràng. Bệnh ảnh hưởng tất cả mọi lứa tuổi và một số trường hợp có tính di truyền. Mối quan tâm lớn nhất của bệnh polyp đại tràng là tỉ lệ hóa ác tính cao. Chế độ ăn uống là nguyên nhân quan trọng góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của bệnh. Để phòng ngừa nguy cơ phát triển thêm polyp hoặc chuyển sang ác tính, người bệnh cần theo dõi đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, điều trị ngoại khoa (cắt bỏ polyp) khi có chỉ định, thay đổi lối sống và chế độ ăn phù hợp. Trước tiên nên bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia ở mức không quá hai đơn vị cồn/ngày (một đơn vị cồn tương đương một lon bia, một ly rượu nho hay một chung rượu mạnh), không để thừa cân béo phì, duy trì BMI trong giới hạn 18.5-23 và hạn chế chất béo bão hòa (có trong thịt động vật, trừ mỡ cá và sữa nguyên kem). Tăng chất xơ để phòng chống polyp đại tràng. Nhưng quan trọng nhất là lượng chất xơ trong khẩu phần. Chất xơ có nhiều trong rau củ quả. Các nghiên cứu tiền cứu theo dõi bệnh nhân mắc polyp đại tràng trong 26 năm cho thấy thực phẩm giàu chất xơ giảm được nguy cơ phát triển thêm polyp và phát triển thành ung thư bao gồm rau xanh nấu chín, các loại đậu hạt, trái cây khô và gạo lứt. Người tiêu thụ rau xanh nấu chín ít nhất một lần/ngày giảm 24% nguy cơ phát triển thêm polyp so với người tiêu thụ rau xanh nấu chín dưới năm lần/tuần. Nguy cơ phát triển thêm polyp giảm 26% ở người tiêu thụ trái cây khô ít nhất ba lần/tuần so với người tiêu thụ trái cây khô dưới một lần/tuần. Nguy cơ phát triển thêm polyp giảm 40% ở người tiêu thụ gạo lứt (gạo nâu, gạo chà dối còn giữ lại lớp cám) ít nhất một lần/tuần so với người không bao giờ ăn. Nguy cơ phát triển thêm polyp giảm 33% ở người tiêu thụ các loại đậu hạt ít nhất ba lần/tuần so với người tiêu thụ đậu hạt dưới một lần/tháng. Các tác dụng có lợi của bốn loại chất trên tăng thêm nếu tiêu thụ nhiều hơn. Trong rau xanh nấu chín chứa chất chlorophyll, glucosinolates và isothiocyanates có tác dụng giải độc tế bào, chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư. Các hoạt chất này phát huy tác dụng trong rau đã nấu chín hơn rau sống. Sử dụng rau xanh nấu chín qua hình thức canh rau và rau luộc các loại. Đậu hạt cung cấp các chất xơ có khả năng lên men tại đại tràng sinh ra các axit béo chuỗi ngắn butyrate là nguồn năng lượng cho các tế bào ở đại tràng và được chứng minh có tác dụng kháng viêm và phòng chống ung thư. Ngoài ra đậu hạt còn có các chất có tác dụng chống ung thư khác như saponins, inositol hexaphosphate, gamma-tocopherol và phytosterols. Cuối cùng đậu hạt có chỉ số đường huyết thấp cũng có lợi cho sức khỏe thông qua việc phòng chống đái tháo đường, béo phì cũng như cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể. Có thể nấu các món có nhiều đậu hạt như gà nấu đậu, sườn nấu đậu, chè đậu các loại (sử dụng đường kiêng) và sử dụng các loại hạt cho bữa phụ như hạt dưa, hạt điều, đậu phộng… Gạo lứt có tác Triệu chứng và phòng ngừa bệnh viêm xoang,viêm mũi dị ứng Thời điểm chuyển mùa cũng là lúc bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng được dịp hoành hành, gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Những hiểu biết nhất định về bệnh sẽ giúp bạn giảm bớt những phiền toái do bệnh gây ra. Triệu chứng của bệnh - Hắt hơi liên tục nhiều lần không dứt đẫn đến đỏ mũi, viêm tắc, chảy nước mũi, mệt mỏi, khó chịu, đau cơ bụng, ngực - Sổ mũi, nghẹt mũi, ứ đọng dịch đờm nhày trong xoang mũi, xoang trán - Ngứa mũi, khô mũi, cảm giác khó chịu ở mũi Hậu quả người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi, đôi khi mất tự tin nơi công cộng, giảm chất lượng cuộc sống. Đó không chỉ là bệnh riêng của các tổ chức cơ quan mũi mà còn là hiện tượng dị ứng toàn thân biểu hiện tại mũi. Đây là bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi và chiếm gần 30% dân số. Bệnh khó chữa vì một phần nguyên nhân phụ thuộc cơ địa mỗi người. Cho nên không có nguyên tắc điều trị cố định, mỗi bệnh nhân cần có cách điều trị riêng. Tuy nhiên, lý tưởng nhất trong điều trị là làm cho mỗi bệnh nhân mất đi phản ứng quá mẫn khi tiếp xúc với dị nguyên. Những lưu ý để phòng ngừa - Đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi bặm. Tránh những nơi không khí ô nhiễm, tránh ăn các thức ăn đã có tiền sử dị ứng. - Chú ý điều tiết sinh hoạt ăn uống điều độ, giữ ấm cơ thể hợp lý, không tắm lạnh khi người đang có mồ hôi. - Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang. - Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng để tránh bị viêm xoang mãn tính. - Tránh lạm dụng thuốc đặc biệt kháng sinh, corticoid, aspirin, Phòng ngừa bệnh xơ gan có dễ? Xơ gan là khi cấu trúc bình thường của gan bị biến đổi và thay thế bằng mô xơ sẹo không còn chức năng, thường gây ra bởi quá trình viêm kéo dài tại gan do nhiều bệnh lý khác nhau như xơ gan do ứ mật; hóa chất, thuốc; thiểu dưỡng; ký sinh trùng; rối loạn chuyển hóa nhưng thường gặp nhất là tình trạng lạm dụng rượu và nhiễm virut viêm gan. Các thương tổn trong xơ gan thường không thể hồi phục được nhưng hoàn toàn có thể làm chậm hoặc ngăn cản các thương tổn này bằng việc điều trị hợp lý. Các giai đoạn của xơ gan: Trước khi bị xơ gan, hầu hết bệnh nhân đều có tiền sử mắc các bệnh lý gan mật như: viêm gan do virut, nghiện rượu sau đó các triệu chứng xơ gan bắt đầu xuất hiện. Người ta chia xơ gan làm 2 giai đoạn chính: - Giai đoạn sớm (giai đoạn tiềm ẩn): ở thời kỳ này, các triệu chứng của bệnh rất nghèo nàn. Người bệnh chỉ thấy hơi đau ở hạ sườn phải, bụng trướng nhẹ, xuất hiện sự giãn các vi mạch ở cổ, mặt Nhiều trường hợp không có các triệu chứng lâm sàng, người bệnh vẫn lao động, học tập bình thường. Giai đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc vào từng bệnh nhân, có thể vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm. Chính vì không có những biểu hiện rõ rệt hay không có biểu hiện gì nên người bệnh chủ quan, không đi thăm khám, không có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, nhiều người vẫn dùng rượu, bia, thuốc lá, sử dụng những chất không có lợi cho gan làm cho bệnh càng có cơ hội bùng phát mạnh ở giai đoạn tiếp theo. - Giai đoạn muộn (giai đoạn mất bù): Đây là giai đoạn có nhiều triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân mới đi khám. Biểu hiện rõ rệt nhất là ở hai hội chứng suy gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Do tình trạng xơ hóa làm chức năng gan bị suy giảm, dẫn đến hiện tượng người bệnh mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, sợ mỡ, rối loạn đại tiện. Bên cạnh đó, bệnh nhân dễ bị chảy máu dưới da và niêm mạc, như chảy máu cam, chảy máu chân răng. Một số trường hợp da bệnh nhân bị sạm đen do lắng đọng sắc tố hoặc vàng mắt, vàng da kèm theo ngứa, nhất là trường hợp xơ gan do ứ mật. Dấu hiệu nổi bật của xơ gan - Phù là một triệu chứng nổi bật của bệnh nhân xơ gan. Lúc đầu là phù hai chi dưới, về sau gan suy nhiều có thể bị phù toàn thân. Ngoài ra, xơ gan cũng ảnh hưởng đến chức năng nội tiết của cơ thể. ở nam giới là tình trạng giảm ham muốn tình dục, teo tinh hoàn, vú to ra. Đối với nữ, đó là tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh. - Tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường biểu hiện bằng hiện tượng tuần hoàn bàng hệ. Lúc đầu chỉ mới là các tĩnh mạch nổi lờ mờ ở vùng mũi ức và hạ sườn phải, sau đó phát triển rõ dần, có khi nhìn thấy từng búi tĩnh mạch nổi lên. Lúc này bệnh nhân có thể bị trĩ nội, trĩ ngoại, xuất huyết tiêu hóa do vỡ các tĩnh mạch ở thực quản và dạ dày. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm cho bệnh nhân bị cổ trướng, bụng bệnh nhân trương phình. Chọc hút dịch cổ trướng thường có màu vàng, nếu có màu hồng thì xơ gan có thể bị ung thư hóa. - Khi đã có những biểu hiện của giai đoạn muộn thì gan không còn cơ hội phục hồi nữa, bệnh rất ít tiên lượng điều trị, có đến 60% bệnh nhân tử vong trong năm đầu tiên, trên 80% tử vong trong vòng hai năm và chỉ có 6% tỉ lệ bệnh nhân sống quá 3 năm. Bệnh nhân tử vong vì