HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA KINH TẾ
ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HQC CAP KHOA
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO - LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỀN Ở VIỆT NAM
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1 THỊ TRƯỜNG CẠNH THANH HOÀN HẢO
1 Khái quát về thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
1.1 Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hao ol
1.2 Quyết định về sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong Hy,
1
1.3 Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn 12
5 14
1.4 Đường cung ngắn hạn của thị trường
1.5 Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong dài
hạn
16 Nhập ngành, xuất ngành và cân bằng dài hạn trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo
1.7 Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong đài hạn
1.8 Một số yếu tố ảnh hưởng đến đường cung và lợi nhuận của doanh
nghiệp cạnh tranh hồn hảo
2 Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với thị trường cạnh tranh hồn hảo
2.1 Chính sách hô trợ giá
2.2 Chính sách bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp Chương 2 CÁC CHÍNH SÁCH HO TRG NGANH NONG NGHIEP 31
1 Một số chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam trước va sau khi gia nhập WTO
1.1 Vai trò của ngành nông nghiệp và sự cân thiết phải hô trợ sản xuâi 1
nông nghiệp 31
1.2 Một số chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp của Việt Nam trước và sau
khi gia nhập WTO „32
2 Một số kiến nghị về các chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt
Trang 3
DANH MUC BANG, BIEU
STT| S6 bang Nội dung Trang
1 | Bang 1.1 | Sản lượng, giá và doanh thu biên của một hộ nông dân |_ 10 2 | Bảng 1.2 | Các chỉ phí của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo 16
Trang 4LOI MO DAU 1 Sự cần thiết của đề tài
Việc tác giả lựa chọn đề tài “ Thị (rường cạnh tranh hoàn hảo — lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” là nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục đại học hiện nay là phải nắm vững lý luận, gắn lý luận với thực tiễn của giáo viên
giảng dạy cũng như sinh viên học mơn kinh tế học nói chung và kinh tế học vi mơ nói riêng Nội dung nghiên cứu của đề tài này là một phần nội dung của
chương 5 trong môn kinh tế học vi mô Nghiên cứu đề tài sẽ tạo thêm tài liệu
để phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu, tham khảo cho sinh viên trong,
Học viện tài chính
Đề tài được nghiên cứu cả về mặt lý thuyết và gắn lý thuyết với thực tiễn ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam Đây là một ngành sản xuất vô cùng quan trọng trong nên kinh tế: cung cấp lương thực thực phẩm; thu hút
nhiều lao động; đóng góp nhiều cho xuất khẩu Ngành nông nghiệp còn được coi là trụ đỡ cho nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay Trong khi đó ngành nông nghiệp lại gặp phải rất nhiều khó khăn khơng chỉ xuất phát từ đặc điểm riêng có của ngành, mà còn do nhiều nguyên nhân khác Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển là yêu cầu đã được Chính phủ đề ra trong giai đoạn hiện nay Để hiểu hơn về các chính sách hỗ trợ của Chính
phủ cho ngành nông nghị
trường cạnh tranh hồn hảo, từ đó áp dụng vào thực tiễn ngành nơng nghiệp
địi hỏi phải có sự hiểu biết tổng thể về thị
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm giúp cho giảng viên giảng dạy mơn kinh tế học nói chung và kinh tế học vi mơ nói riêng, các sinh viên hiểu kỹ hơn về thị trường cạnh tranh hoàn hảo, vận dụng kiến thức đó vào việc giải thích tình hình thực tế: Giúp các cơ quan quản lý có cái nhìn tồn diện, ứng dụng để đưa ra giải pháp hỗ trợ ngành sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu đặc điểm của thị
trường cạnh tranh hoàn hảo, từ đó áp dụng, vào giải thích thực tiễn ngành nông,
Trang 5- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lý thuyết thị trường cạnh tranh hoàn hảo, và gắn lý thuyết này với thực tế hỗ trợ
ngành sản xuất nông nghiệp của Chính phủ Việt Nam cho ngành nông, nghiệp
qua một số chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp cạnh tranh hồn hảo, từ đó đưa ra một số
iến nghị để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp
4 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận:
+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Trên cơ sở lý
luận được xuất phát từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn, đề tài sẽ đi vào nghiên
cứu lý luận về thị trường cạnh tranh hoàn hảo, từ đó đối chiếu vào thực tiễn
'Việt Nam Phản ánh sự thay đổi của thực tiễn qua các khoảng thời gian
* Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên các tài liệu đã được nghiên cứu,
đề tài được kế thừa và phát triển toàn diện hơn
- Phuong pháp điều tra, phân tích: Trên cơ sở các số liệu đã được điều
tra, đề tài sẽ đi vào phân tích, tổng hợp để đưa ra các hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu
- Phương pháp quan sát: trên cơ sở quan sát thực tế, để đưa ra các nhận
xét, đánh giá làm cơ sở cho vấn đề cần giải quyết 5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 2 chương:
Chương 1: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1 Khái quát về thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
2 Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Chương 2: Các chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp
1 Một số chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO
Trang 6Chương 1
THI TRUONG CANH THANH HO
1 Khái quát về thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo 1.1 Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
* Khái niệm
Cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua và nhiều người bán và không người mua và người bán nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường
* Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Từ khái niệm trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo mang những đặc
điểm sau:
- Có rất nhiều người mua và rất nhiều người bán trên thị trường
Khi thị trường chỉ có một người mua ta gọi thị trường đó là thị trường độc quyền mua, còn khi số lượng người mua rất nhiều thì khi đó thị trường,
mua được gọi là thị trường mua cạnh tranh
Tương tự, khi thị trường chỉ có một người bán thị trường được gọi là độc quyền bán, khi có rất nhiều người bán thì thị trường được gọi là thị trường bán cạnh tranh
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo phải là thị trường có số lượng người mua
cũng nhiều và người bán cũng nhiều - Sản phẩm đông nhất
Người mua không cần quan tâm đến việc mua hàng hóa của ai, họ cho
rằng hàng hóa của những người bán khác nhau là giống nhau Nên khi mua
hàng người mua có thể khơng cần quan tâm đến mặt hàng đó do ai sản xuất,
hoặc muốn truy tìm nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cũng rất khó khăn vì các
sản phẩm của những người bán khác nhau là giống nhau
Trang 7Tắt cả người mua và người bán đều có đầy đủ thông tin về sản phẩm:
giá cả; chất lượng sản phẩm; lượng cung ứng; hàng thay thế Đảm bảo cho mọi người mua và bán đều mua và bán theo cùng một mức giá Thị trường hàng hóa nơng sản khác với các hàng hóa cơng nghiệp, đôi khi người tiêu
dùng khơng có đầy đủ thông tin về sản phẩm nên người bán có thể định giá khác nhau cho các sản phẩm của mình Vì vậy, thị trường hàng công nghiệp
không phải là thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Khơng có trở ngại đối với việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo cho phép các nhà sản xuất được tự do
gia nhập và tự do rút lui khỏi thị trường một cách dễ dàng, khơng có một rào cản nào cho việc gia nhập và rút lui này Lợi nhuận là động lực, sức hút mạnh
mẽ đối với những ai muốn gia nhập và rút lui khỏi thị trường Do vậy khi giá trên thị trường tăng cao, sẽ có nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường, dẫn đến tình trạng dư thừa hàng hóa làm giá bán sản phẩm giảm mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, hay giá cả thị trường lên xuống thất thường Đây là nguyên nhân dẫn đến sự bắt én định về giá cả của thị trường này
* Ngành sản xuất nào sẽ thuộc vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
Với khái niệm và các đặc điểm như trên của thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ta nhận thấy thị trường cạnh tranh hoàn hảo có trong ngành sản xuất
nông nghiệp, đối với một số sản phẩm như: gạo; thịt; trứng; rau; quả Đặc điểm của sản xuất các sản phẩm nông nghiệp này đảm bảo giống như các đặc
điểm chung của cạnh tranh hoàn hảo, cụ thể:
- Có rất nhiều người mua và rất nhiều người bán: Ö Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sống ở các vùng nông thôn, chủ yếu sống bằng nghề nông Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là các hàng hóa thiết yếu, mọi người đều phải tiêu dùng, nên lượng người mua là rất lớn Nếu xét về số
lượng người mua và người bán tham gia thị trường phải nhiều thì cịn có
Trang 8xuất thức ăn chăn nuôi nhưng những ngành này lại khơng có các đặc điểm
phía sau
- Sản phẩm là đồng nhất: Nếu cùng một loại gạo, cùng một loại thịt người tiêu dùng thường cho là nó giống nhau, dù nó được sản xuất từ các
nông trại khác nhau, người tiêu dùng ít quan tâm đến người sản xuất ra chúng Còn các sản phẩm tiêu dùng khác khơng có đặc điểm này vì người tiêu dùng, có sự phân biệt sản phẩm
Do sản phẩm của các doanh nghiệp trong thị trường này là rất giống
nhau nên xây dựng tạo ra thương hiệu của từng doanh nghiệp, từng sản
phẩm là rất khó khăn, các doanh nghiệp có thể dùng sản phẩm của minh dé
giả mạo sản phẩm của doanh nghiệp khác mà khó bị phát hiện Ví dụ: quả vải Thanh Hà là một đặc sản của tỉnh Hải Dương, nhưng thời gian qua, bất cứ ở đâu, vải cũng được giới thiệu là đặc sản Thanh Hà Điều này khiến thương lái
được địp ép giá và thương hiệu có khả năng bị mắt nếu nhiều loại vải khác,
kém chất lượng trà trộn mạo danh Đối với các mặt hàng công nghiệp, đặc
điểm của mỗi sản phẩm gắn liền với hình ảnh, nhãn hiệu của công ty sản xuất ra chúng nên sản phẩm trong ngành là không đồng nhất
- Thông tin đẩy đủ: Giá cả của các mặt hàng nông sản thường xuyên được thông tin đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng như: trên tivi, báo trí hàng ngày Người mua và người bán đều biết rất rõ về giá cả
hàng hóa
- Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường dễ đàng: Trong sản xuất nông
ngiệp, việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường rất dễ dàng không giống như một số ngành sản xuất khác Giả sử khi giá thịt gà tăng cao, nhiều người sẽ tham gia vào chăn nuôi gia cầm và sẽ không vấp phải rào cản nào
Với các dặc điểm như trên chúng ta có thể một số sản phẩm trong
Trang 9* Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Từ đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo đã dẫn đến đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo như sau:
~ Doanh nghiệp là người chấp nhận giá trên thị trường
Do có nhiều doanh nghiệp cùng cung ứng một loại sản phẩm đồng nhất, nên mỗi doanh nghiệp chỉ cung ứng một sản lượng rất nhỏ so với tổng,
lượng cung trên thị trường, do đó mỗi doanh nghiệp khơng có khả năng chỉ
phối thị trường và chỉ phối giá cả hàng hóa do mình sản xuất ra Hầu như
những giao dịch của mỗi người mua và người bán khơng ảnh hưởng gì đến
giá cả thị trường Giá cả thị trường chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung, cầu trên thị trường Do vậy doanh nghiệp canh tranh hoàn hảo là người “ chấp nhận giá”, hay doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo khơng có sức mạnh thị trường, nó
phải chấp nhận mức giá đã có sẵn trên thị trường Hay khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong hình thái thị trường này là không được ấn định giá cho
sản phẩm của mình
Câu hỏi đặt ra là tại sao các doanh nghiệp không liên kết lại như các
nước trong khối OPEC đã từng làm: hạn chế cung ứng đẻ nâng giá? Chúng ta
có thể trả lời là điều này là không thể do các lý do: với quá nhiều doanh
nghiệp trong ngành, việc tổ chức thành hiệp hội sẽ rất tốn kém, các nhà quản lý sẽ tốn nhiều thời gian để thương lượng với các doanh nghiệp khác hơn là đẻ tổ chức sản xuất; Nếu đường cầu thị trường rất co giãn, khả năng tăng giá của các doanh nghiệp là rất ít Thậm chí nếu các doanh nghiệp có thẻ cầu kết với nhau để tăng giá, điều này sẽ thu hút các doanh nghiệp mới nhập ngành và làm
sản lượng tăng, dẫn tới giá sẽ lại giảm xuống Trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo, doanh nghiệp hoàn toàn tự do lựa chọn gia nhập hay rút khỏi ngành
Trang 10- Đường câu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là một đường nằm ngang, song song với trục hoành hay cẩu hoàn toàn co giãn
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mỗi một doanh nghiệp không có
kha năng ảnh hưởng đến giá cả thị trường Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể bán tất cả sản lượng của mình ở mức giá hiện hành, nên đường cầu của
doanh nghiệp là một đường nằm ngang song song với trục hoành
Hình 1.1: Đường cầu và đường doanh thu cận biên của doanh nghiệp cạnh
tranh hồn hảo
Hình 1.1 mơ tả sự chấp nhận giá của một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo Đầu tiên, giá hàng hóa trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảolà Po, được hình thành do quan hệ cung - cầu trên thị trường
Doanh nghiệp cạnh tranh là người chấp nhận giá nên họ sẽ bán sản phẩm của
mình ra ở đúng mức giá Pạ đó Dù số lượng doanh nghiệp bán ra là bao nhiêu,
họ cũng nhận được mức giá P¿ cho sản phẩm mà họ bán ra Do vậy, đường, cầu của doanh nghiệp là đường thẳng nằm ngang ở mức giá Po, đó là đường d
Do mỗi một doanh nghiệp cạnh tranh hồn hảo khơng thẻ quyết định
giá nên nó cũng khơng có ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp khác trong ngành Giữa các doanh nghiệ) với nhau lại khơng có sự cạnh tranh
để nắm giữ thị phần như các doanh nghiệp trong các thị trường khác như thị trường cạnh tranh độc quyền hay độc quyền tập đoàn Định nghĩa của các nhà kinh tế về thị trường cạnh tranh hoàn hảo khác với ý nghĩa của từ cạnh tranh
Trang 11trong đời sống hàng ngày Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo mỗi doanh nghiệp hay người tiêu dùng riêng lẻ nhận thấy lượng cung hay cầu của mình
là rất nhỏ so với số lượng của toàn bộ thị trường và như thế lượng mua và bán
của họ không ảnh hưởng gì đến giá cả trên thị trường Tuy nhiên, trong các
hình thái thị trường khác, các doanh nghiệp lại cạnh tranh với nhau một cách
khốc liệt, để thu hút khách hàng về phía mình Ví dụ như hai công ty P&G và
Unilever cạnh tranh rất mãnh liệt trên thị Việt Nam nhưng ta không gọi chúng
là cạnh tranh hồn hảo Bởi vì mỗi công ty chiếm một thị phần rất lớn trên thị trường hàng tiêu dùng nên chúng có thể làm thay đổi giá cả trên thị trường bằng các quyết định về cung ứng của mình
- Đường doanh thu cận biên của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trùng với đường cầu của doanh nghiệp
Doanh thu cận biên ký hiệu là: A⁄& được hiểu là doanh thu tăng thêm
khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm Hay mức thay đổi của tổng doanh thu do thay đổi một đơn vị sản lượng hàng hóa bán ra Đối với doanh nghiệp
cạnh tranh hoàn hảo việc tăng sản lượng bán ra không làm cho giá bán của
sản phẩm bán ra tăng thêm giảm xuống nên doanh thu cận biên chính bằng,
giá bán, đường doanh thu cận biên của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là một đường nằm ngang song song với trục hồnh
Hình 1.1 cho ta thấy đường cầu của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là một đường nằm ngang (đường d), ứng với mức giá trên thị trường là P, Trục hoành đo số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp có thẻ bán,
trục tung là giá cả Đồ thị này cho thấy đường cầu của thị trường Ð là đường dốc xuống quyết định giá cả là ;, giao điểm của đường cung và đường cầu
Đường cầu của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo cũng chính là đường doanh thu cận biên, do tăng sản lượng bán ra không làm thay đổi giá
bán nên doanh thu tăng thêm chính bằng giá bán
Trang 121.2 Quyết định về sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: ngắn hạn là khoảng thời gian
đủ để các doanh nghiệp thay đổi sản lượng nhưng không đủ dài để các doanh
nghiệp thay đổi quy mô sản xuất và rời bỏ hay gia nhập ngành
1.2.1 Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận
Để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí và chỉ phí tăng thêm đó được gọi là chỉ phí cận biên ký hiệu là: MC Tuy
nhiên đơn vị sản xuất ra tăng thêm này lại làm tăng thêm doanh thu của doanh
nghiệp, ta gọi đó là doanh thu cận biên: A⁄8 Nếu AR > MC thi don vj san
phẩm tăng thêm đó làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, và ngược lại
Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu tại đó: đoanh thu cận biên bằng chỉ phí cận biên:
MR=MC
TP(Téng lợi nhuận) = TR( Tổng doanh thu) TC( Tổng chỉ phí) Để tổng lợi nhuận đạt tối đa thì đạo hàm bậc nhất phải bằng 0
TP = (TR~ TC) = MR - MC = 0 — MR=MC
Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đứng trước một đường cầu nằm
ngang, khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản phẩm, họ sẽ nhận thêm một
khoản tiền bằng với giá của sản phẩm, do đó đường doanh thu cận biên trùng với đường cầu: hay doanh thu cận biên không đổi và bằng giá bán:
MR=P
Để minh chứng cho điều này chúng ta đưa ra ví dụ về mối quan hệ
giữa sản lượng, giá và doanh thu biên của một hộ nông dân trồng lúa như sau
Giả sử giá của Ikg lúa là 5000 đồng, tổng doanh thu và doanh thu cận biên
Trang 13Bang 1.1 San lượng, giá va doanh thu biên của một hộ nông dân
Sản lượng Giá Téng doanh thu Doanh thu bién
(Q: tấn) (P: đồng/kg) (TR: đồng) (MR: đồng) 0 - 0 E 1 5 000 5 000 5000 2 5000 10 000 5000 3 5000 15 000 5000 4 5000 20 000 5000 5 000 7 5000
Bảng trên cho ta thấy, dù người sản xuất này tăng hay giảm sản lượng,
sản xuất thì giá trên thị trường vẫn không thay đổi
Do vậy doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ chọn mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận thỏa mãn điều kiện: giá bán bằng chỉ phí cận biên
P=MC
1.2.2 Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong
ngắn han
Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ lựa chọn
sản lượng đầu ra theo nguyên tắc: P = MC Mức sản lượng mà doanh nghiệp
cạnh tranh hoàn hảo cung ứng sẽ tùy thuộc vào các mức giá trên thị trường
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ
gặp phải ba trường hợp: Có lãi; hòa vốn; và thua lỗ, các trường hợp này xảy ra tùy thuộc vào mới quan hệ giữa gía cả hàng hóa và chỉ phí sản xuất bình
quân của một đơn vị sản phẩm
~ Trường hợp thứ nhất: doanh nghiệp có lợi nhuận ( P>ATC)
Giả sử doanh nghiệp đứng trước một đường cầu nằm ngang ?¿ (hình
Trang 14chỉ phí cận biên Doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa vì ở mức sản lượng,
này giá ban cao hon cho phi binh quan (P > ATC)
ATC
: % Q
Hình 1.2:Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hồn hảo
Hình 1.2 cho ta thấy doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất tại mức sản lượng có giá bán bằng chỉ phí cận biên, sản lượng tối ưu của doanh
nghiệp 1a Qo Tại mức sản lượng này lợi nhuận của doanh nghiệp đạt tối đa, được biểu hiện bằng diện tích hình chữ nhật (gạch chéo)
Tổng doanh thu: 78 = Ó¿.P; là diện tích hình chữ nhật OQgBP, Tổng chỉ phí: TC = ATC Ó; là diện tích hình chữ nhật OQ,CP, Tổng lợi nhuận 7P = 7 - 7C là diện tích hình chữ nhật: PọBCD
- Trường hợp thứ hai: Doanh nghiệp hòa von ( P = ATO)
Hình 1 3 cho thấy ở mức giá P, doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng
Trang 15eit ATC Py ° a =
Hình 1.3:Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo hòa vốn khi P = ATC in P¡ = ATC„„ Mức sản lượng hòa vốn được xác định theo công thức tính:
FC
9=p re
Trong đó: Q là sản lượng ở điểm hòa vốn; FC là tổng chỉ phí có định; ?' là giá bán sản phẩm; 4C là chỉ phí biến đổi bình quân
- Trường hợp thứ ba: Doanh nghiệp chọn sản lượng đễ tối thiểu hóa thua lỗ(AVC,u„< Pạ <ATC,„u)
Giả sử giá thị trường giảm xuống mức giá P; (AVC„„< P; <ATC,„„) Doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng là Q, theo nguyên tắc đặt giá bán
bằng chỉ phí cận biên (P› = MC) Ở mức sản lượng này doanh nghiệp bị lỗ vì
giá bán nhỏ hơn chỉ phí bình qn, số lỗ biểu thị phần gạch chéo trên đồ thị
hình / 4
Q Q
Hình1.4: Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo bị lỗ khi P< ATC
Trang 16Khi bị thua lỗ doanh nghiệp phải lựa chọn một trong hai quyết định:
một là đóng cửa sản xuất, hai là tiếp tục sản xuất, vậy trong trường hợp này
doanh nghiệp chọn quyết định nào:
Quyết định thứ nhất: doanh nghiệp đóng cửa sản xuất, khi đóng cửa sản xuất, sản lượng của doanh nghiệp bằng không, tổng doanh thu- lúc này bằng
không, trong ngắn hạn doanh nghiệp vẫn phải trả chỉ phí có định (#C), khoản
lỗ trong trường hợp này đúng bằng chỉ phí cố định: FC
TP = TR~ TC = 0—FC = -FC
Quyết định thứ hai: doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, ở mức giá P; mức
sản lượng của doanh nghiệp là Ø;, do giá bán nhỏ hơn chỉ phí bình quân 47C,
nhưng vẫn lớn hơn chỉ phí biến đổi bình quân 4⁄C (P>4VC) Mức giá này doanh nghiệp vẫn bù đắp được toàn bộ chỉ phí biến đổi ( diện tích hình chữ
nhật OQ;DE), ngồi ra cịn dơi ra một lượng tiền ( diện tích hình chữ nhật
EDCP;) Lượng tiền dôi ra này dùng để bù đắp vào chỉ phí cố định, nên phần
lỗ sẽ nhỏ hơn chỉ phí có định
Vậy doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất khi giá thị trường trong
khoảng 47C„„ < P < 4VC„„ để giảm bớt thua lỗ cho doanh nghiệp Trong trường hợp này mức sản lượng xác định theo nguyện tắc: P = MC, tuy nhiên
mức sản lượng này không đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp nhưng lại giúp cho doanh nghiệp tối thiểu hóa thua lỗ
~ Trường hợp 4: Doanh nghiệp đóng cửa sản xuất (P< AVCmum)
Giả sử, giá thị trường giảm xuống mức giá P; Mức sản lượng tại điểm P = MC sẽ là Ĩ; (hình 1.5) Ở mức sản lượng này giá bán thấp hơn chỉ phí
biến đổi bình quân, nên doanh thu không đủ bù đắp chỉ phí biến đổi Doanh
nghiệp tiếp tục sản xuất thì thua lỗ sẽ cao hơn ngừng sản xuất Vậy khi giá
bán thấp hơn chỉ phí biến đổi bình qn tối thiéu (P; < 4ƒC„„) doanh nghiệp sẽ đóng cửa sản xuất Điểm đóng cửa sản xuất là P < 4VC„„„
Trang 17“ATC AVC
Q
Hinh 1.5: Doanh nghiép cạnh tranh hoàn hảo đóng cửa khi P<AVCmn
1.3 Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn
Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là đường biểu diễn mức sản
lượng mà doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng ở mỗi mức giá Doanh nghiệp
cạnh tranh hoàn hảo sẽ lựa chọn sản lượng cung ứng theo nguyên tắc: giá bán
bằng chỉ phí cận biên Khi giá bán thay đổi, sản lượng cung ứng của doanh biên AC, doanh nghiệp sẽ đóng cửa sản xuất khi giá bán nhỏ hơn chỉ phí biến đổi bình quân tối thiểu AVC in
nghiệp cũng thay đôi và chạy trên đường chỉ phí c:
Vậy đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
trùng với đường chỉ phí cận biên MC tính từ điểm AVC„„„ trở lên
MC=S
Qs 20; Qo Q
Hình 1.6: Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Trang 18Hình 7.6 cho thấy ở các mức giá khác nhau, doanh nghiệp sẽ chọn các
mức sản lượng khác nhau, tương ứng với các điểm nằm trên đường MC tai mức giá đó Ở mức giá P; doanh nghiệp sẽ cung ứng mức sản lượng 1a Qo, &
mức giá là P doanh nghiệp sẽ cung ứng mức sản lượng là Ớ, Hay nói cách
khác, các điểm nằm trên đường MC cho biết sản lượng mà doanh nghiệp sẽ cung ứng ở những mức giá nhất định Do vậy, ta có thề gọi đường MC chính
là đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ sản
xuất khi giá từ chỉ phí biến đổi bình quân cực tiểu trở lên, nên đường cung chỉ tồn tại phía trên điểm Z, tại đó đường A⁄C cắt ngang điểm thấp nhất trên
đường AVC
Chúng ta hãy xem xét một thí dụ về quyết định cung trong ngắn hạn
của một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo để hiểu rõ hơn về quá trình ra quyết định về sản lượng của doanh nghiệp
Thí dụ: Một doanh nghiệp cạnh tranh hồn hảo có các chỉ phí trong
ngắn hạn được thể hiện qua bảng 1.2, bảng này ta thấy chỉ phí biến đổi bình
qn cực tiểu là 1USD và chỉ phí bình qn cực tiểu là 8,325 USD Doanh nghiệp sẽ có quyết định về cung ứng như sau:
~_ Khi giá nhỏ hơn 1 USD, doanh nghiệp ngưng sản xuất vì nếu sản xuất doanh nghiệp sẽ bị lỗ nhiều hơn 300 USD
-_ Khi giá là I USD, doanh nghiệp có thể chọn mức sản lượng 30 và
chịu lỗ 300 USD
- _ Khi giá lớn hơn 1 USD nhưng nhỏ hon 8,325 USD, doanh nghiệp bị
lỗ nhưng vẫn sản xuất vì sẽ lỗ ít hơn 300 USD Chẳng hạn, khi giá là 4 USD
tương ứng với chỉ phí cận biên ở mức sản lượng 40, doanh nghiệp sẽ sản xuất 40 đơn vị sản phẩm và khi đó doanh nghiệp bị lỗ
-_ Khi giá bằng đúng 8,325 USD, doanh nghiệp sẽ sản xuất 48,85 đơn
vị sản phẩm và hòa vốn
~_ Khi giá lớn hơn 8,325 đơn vị tiền, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận trong ngắn hạn
Trang 19Bang 1.2 Các chỉ phí của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo Đơn vị tính: USD 9 TC FC ve | AFC | Avc | AC | MC 300,00 | 300 | 0,00 - - =| 20 10 | 323,33 | 300 | 23,33 | 30,00] 2,33 | 32,33 1,0 20 | 326,67 | 300 | 26,67 | 15,00] 1,33 | 1633 0,0 30 | 330,00 | 300 | 30,00 | 10,00] [1,00 | 11,00 1,0 40 | 353,33 | 300 | 53,33 | 7,50] 1,33 | 8,83 4,0 48,85 | 407,13 | 300 [107,13 | 613 | 219 | 6325 | 8,3 50 | 416,67] 300 [116,67 | 6,00] 2,33 | 8,33 9,0 60 | 540,00 | 300 [240,00 | 5,00 | 4,00 | 9,00 | 16,0 °
Đường cung của doanh nghiệp chỉ tồn tại ở những mức giá từ 1 USD
trở lên Ở những mức giá thấp hơn 1 USD, doanh nghiệp không sản xuất nên không tồn tại đường cung ở những mức giá này
1.4 Đường cung ngắn hạn của thị trường
Đường cung của thị trường trong thời gian ngắn cho biết tổng số đầu ra
của tất cả các doanh nghiệp sản xuất ra ở các mức giá Trong thị trường cạnh trạnh hồn hảo có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia cung ứng trên thị trường Lượng cung của thị trường là tổng lượng cung của tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường Do đó đường cung của thị trường là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường cung của tất cả các doanh nghiệp tham gia
thị trường Hình 7.7 cho ta thấy cách xác định đường cung thị trường, với giả định đơn giản là chỉ có 3 hãng tham gia thị trường, với các đường chỉ phí cận
biên khác nhau Đường chỉ phí cận biên của mỗi hãng chỉ được dựng cho
đoạn nằm ở phía trên đường chỉ phí biến đổi bình quân
Trang 20
1 3 5 7 9 15 9
Hình 1.7 Đường cung của thị trường trong thời gian ngắn
Đường cung của thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn là
đường tổng hợp theo chiều ngang các đường cung của các hãng cá
đường S Ở mức giá thấp hơn Pạ sẽ không có hãng nào tiến hành sản xuất, vì giá bán thấp hơn chỉ phí biến đổi bình quân tối thiểu Ở mức giá từ P„ đến P, chỉ có hãng 3 tiến hành sản xuất, nên đường cung của thị trường trùng với
đường chỉ phí cận biên của hãng 3 MC› Ở trên mức giá P; cả ba hãng cùng,
sản xuất, nên đường cung của thị trường là tổng cộng cả ba đường cung của
ba hãng
Tuy nhiên trong thực tế đường cung của thị trường không phải lúc nào cũng đơn giản là xác định bằng cách cộng gộp các đường cung của các hang
lại như vậy Khi giá cả trên thị trường tăng lên, tất cả các hãng đều mở rộng sản xuất, nhu cầu về các yếu tố đầu vào tăng lên, làm cho giá cả các yếu tố sản xuất tăng lên, đường chỉ phí cận biên AC dịch chuyền lên trên Ví dụ: khi nhu cầu về thịt lợn tăng cao, đường cầu về thịt lợn tăng làm tăng giá thịt lợn, nhu cầu về ngô, đỗ tương dùng để nuôi lợn sẽ tăng, làm cho giá các loại hạt
này tăng cao Khi đường chỉ phí cận biên dịch lên trên, làm giảm mức sản
lượng đầu ra
Trang 21* Lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo khi tính cho
một đơn vị sản phẩm sản xuất ra tăng thêm là chênh lệch giữa giá bán sản
phẩm và chỉ phí cận biên Lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp khi tính ở
mức sản lượng sản xuất là Qọ ở hình 1.8 là phần diện tích gạch chéo, phần nằm
phía dưới đường giá Pạ và phía trên đường chỉ phí cận biên của doanh nghiệp
Hình 1.8: Thặng dự sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo Trong ngắn hạn, các chỉ phí cố định không thay đổi khi đầu ra thay đổi,
nên mức gia tăng chỉ phí ở mỗi mức sản lượng làm gia tăng chỉ phí cận biên là do chỉ phí biến đổi Vậy lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp còn được
xác định bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu và chỉ phí biến đổi (diện tích
hình chữ nhật P„ AEF)
Lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp càng lớn thì doanh nghiệp sẽ
thu được càng nhiều lợi nhuận Do vậy có hai giải pháp đẻ doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo tăng được lợi nhuận:
Một là: Làm tăng giá bán sản phẩm Hai là: Làm giảm chỉ phí sản xuất
Do vậy tất cả các nhân tố hay quyết định nào ảnh hưởng đến hai yếu tố này đều làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như thị trường
Trang 22nhuận cho mình hoặc Chính phủ muốn đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp và thị trường
1.5 Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn
Nghiên cứu về sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong,
dài hạn cho ta biết khi nào các doanh nghiệp sẽ quyết định cung ứng sản phẩm ra thị trường, khi nào các doanh nghiệp không cung ứng sản lượng, điều
này là rất quan trọng cho công tác quản lý thị trường này
Trong dài hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hồn hảo có thể thay đổi tất cả các đầu vào, kể cả quy mô sản xuất Tuy nhiên, các doanh nghiệp thua lỗ sẽ
rời khỏi ngành và có thể tìm kiếm lợi nhuận ở các thị trường khác Thị trường
cân bằng khi lợi nhuận ở các thị trường khác Thi trường cân bằng khi lợi
nhuận kinh tế của tất cả doanh nghiệp bằng khơng, khi đó khơng có động cơ gia nhập và rút khỏi ngành nữa
Cũng như trong ngắn hạn doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đứng trước đường cầu nằm ngang, nên doanh thu cận biên dài chính bằng giá bán (1 =P) Do đó sản lượng tối ưu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn được xác định theo nguyên tắc giá bán bằng chi phí cận biên dài hạn:
P=LMC
a 2*~ Q
Hình I.9:Lựa chọn sản lượng của donh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
trong dài hạn 1
THUVIEN
7 HỌCVIÊN §8 |
Trang 23Hinh 1.9 cho thay ở mức giá P; sản lượng tối ưu trong ngắn hạn của
doanh nghiép 1a Q,, 6 dé MR = AC Mức lợi nhuận của doanh nghiệp là diện tích hình chữ nhật ABCP; Đường chỉ phí bình qn dài hạn 147C phản ánh sự
tồn tại của tính kinh tế nhờ quy mô đến mức sản lượng Ó; và tính phi kinh tế vì quy mô ở các mức sản lượng cao hơn Nếu doanh nghiệp cho rằng giá cả thị trường được giữ ở mức P, doanh nghiệp sẽ muốn tăng quy mô để sản xuất mức đầu ra là Ó; Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên từ ABCP; lên GFEP:
Giá cả trên thị trường càng cao doanh nghiệp có thể thu được mức lợi
nhuận càng lớn Khi giá giảm xuống mức giá P›, doanh nghiệp sẽ sản xuất mức
sản lượng Ó; doanh nghiệp sẽ thu được mức lợi nhuận kinh tế bằng không
Ta nhận thấy trong trong dài hạn cũng giống trong ngắn hạn doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn hảo vẫn là người chấp nhận giá, doanh nghiệp khơng có quyền quyết định đến giá cả hàng hóa do mình sản xuất ra Lợi nhuận của doanh nghiệp cao hay thấp vẫn phụ thuộc vào giá cả và chỉ phí
sản xuất Để hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp trong dài hạn Chính phủ vẫn phải dùng hai giải pháp chính là tác động vào giá đầu ra và giá
đầu vào
1.6 Nhập ngành, xuất ngành và cân bằng dài hạn trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Trong dài hạn, lợi nhuận chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp mới gia nhập ngành, các doanh nghiệp cũ rút lui khỏi ngành Chính vì vậy, ở thị trường này lợi nhuận kinh tế có xu hướng tiến tới bằng không
: Q Q
Hình 1.9: Cân bằng dài hạn trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Trang 24Ở mức giá P; (hình 7.9) doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo thu được lợi nhuận kinh tế cao Do đó nó kích thích các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành này, làm cho cung tăng, đường cung về sản phẩm của ngành dịch chuyển từ Š, sang S;, giá cả thị trường giảm từ P; xuống P; Ở mức giá P\, giá cả bằng chỉ phí bình qn tối thiểu 7⁄47C,„„„ các doanh nghiệp trong ngành đều không thu được lợi nhuận, nhưng cũng không thua lỗ Tại điểm này các doanh
nghiệp mới sẽ không gia nhập vào ngành này nữa và các doanh nghiệp cũ cũng, không rút lui khỏi ngành — ngành đạt trạng thái cân bằng dài hạn
Cân bằng dài hạn xảy ra khi tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều không thu được lợi nhuận kinh tế, khơng có doanh nghiệp nào có động cơ gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành Ở đó giá cả sản phẩm khiến cho lượng cung của toàn ngành bằng lượng cầu của thị trường Mức giá P; tương ứng với điểm thấp nhất trên đường LAC được gọi là mức giá nhập hay xuất ngành
Trong thực tế, các doanh nghiệp trong ngành có đường chi phí khơng, giống nhau Một số doanh nghiệp có bằng phát minh, sáng chế hay có ý tưởng làm giảm chỉ phí sản xuất hay công nghệ sản xuất được cải tiến tốt hơn nên có thể có đường chỉ phí thấp hơn các doanh nghiệp khác trong ngành Điều này có nghĩa là ở điểm cân bằng dài hạn các doanh nghiệp này vẫn thu được lợi
nhuận trong khi các doanh nghiệp khác không thu được lợi nhuận Chừng, nào mà các doanh nghiệp khác khơng có được bằng phát minh, sáng, chế hay có ý
tưởng hạ thấp chỉ phí, v.v thì họ khơng có động cơ nhập ngành Nhưng nếu tất cả các doanh nghiệp đều có hiệu quả như nhau và khi tính đến chỉ phí cơ hội thì lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp giảm xuống bằng không
'Vậy tại sao các doanh nghiệp trong thị trường này vẫn quyết định gia
nhập ngành, trong khi họ biết chắc sẽ có lợi nhuận kinh tế bằng khơng Điều
này có thể giải thích bằng cách phân biệt lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế
toán Lợi nhuận kinh tế bằng không nhưng lợi nhuận kế toán vẫn có thẻ dương, vì lợi nhuận kinh tế có tính đến cả chỉ phí cơ hội Chỉ phí cơ hội là chỉ phí cho các cơ hội đã bị bỏ qua: như tiền công, tiền thuê các yếu tố sản xuất
Trang 25khi các yếu tố sản xuất đã được sử dụng vào việc này thì khơng thể sử dụng
vào việc khác được nữa Thực tế là người nông dân thường khơng tính đến
các chỉ phí này, họ chỉ cần tạo ra công ăn việc làm cho mình, tự mình trả
lương cho mình, hay họ thường quan niệm là “lấy công làm lãi”
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo không giỗng như các thị trường khác, các doanh nghiệp tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành, làm thị trường không ồn định lúc tăng , lúc giảm Các doanh nghiệp trong ngành không thu được lợi nhuận kinh tế trong dài hạn, do đó cân phải có sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước cho thị trường này nhiều hơn các ngành kinh tế khác
1.7 Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn
Đường cung dài hạn của doanh nghiệp canh tranh được xác định tương, tự như đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh trong, ngắn hạn Trong dài hạn doanh nghiệp đóng cửa có nghĩa là rời bỏ ngành Nếu rời bỏ ngành doanh
nghiệp sẽ mất toàn bộ doanh thu từ việc bán sản phẩm Do đó doanh nghiệp
sẽ rời bỏ ngành khi giá cả không bù đắp được chỉ phí bình quân dài hạn LATC Khi mức giá nhỏ hơn P› (Hình /.9) doanh nghiệp sẽ rời bỏ ngành Ở các mức giá cao hơn P„, giá bán sẽ cao hơn chỉ phí bình qn dài hạn, các
doanh nghiệp thu được lợi nhuận kinh tế dương, do đó nó kích thích các
doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành Mức giá P; tướng ứng với điểm thấp nhất trên đường L47C được gọi là mức giá nhập ngành hay rời bỏ ngành Do là một phần đường LMC với điều kiện P > LATC„„ (từ điểm LATC„„„ trở lên) Đường cung trong dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cho ta biết khi nào doanh nghiệp sẽ gia
vậy đường cung dài hạn của doanh nghiệ|
nhập ngành, khi nào rời bỏ ngành và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng
giảm như thế nào khi chỉ phí sản xuất và giá bán thay đổi do có sự gia nhập
và rút lui khỏi ngành của các doanh nghiệp mới và cũ
Trang 261.8 Một số yếu tố ảnh hưởng đến đường cung và lợi nhuận của doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Từ các phân tích về đường cung trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, ta nhận thấy sản lượng cung ứng và
lợi nhuận của doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của hai nhân tố chính là giá cả của sản phẩm và chỉ phí sản xuất Hai nhân tố này quyết định khi nào các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ cung ứng sản phảm ra thị trường, khi nào họ có lợi nhuận khi nào khơng có lợi nhuận để hiểu hơn về vần đề này
chúng ta cần tìm hiểu một cách cụ thể các yếu tố tác động đến đường cung,
của doanh nghiệp, từ đó chỉ ra các giải pháp cho doanh nghiệp và Chính phủ
trong việc quản lý và hỗ trợ thị trường này Do các nhân tố ảnh hưởng đến đường cung trong ngắn hạn và dài hạn đều giống nhau nên đề tài chỉ đi vào
phân tích các nhân tố tác động đến đường cung trong ngắn hạn
*Thứ nhất: Ảnh hưởng của chỉ phí sản xuất
Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn chính là đường chỉ phí cận biên, do đó chỉ phí sản xuất thay đổi sẽ làm thay đổi sản
lượng cung ứng của doanh nghiệp Chúng ta hãy xem quyết định cung ứng
của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ thay đổi như thế nào khi giá các đầu vào tăng, giảm qua đồ thị hình 7 /0
Giả sử ban đầu doanh nghiệp có đường chỉ phí biên ACọ Tương ứng với
mức giá sản phẩm là P›, doanh nghiệp sẽ sản xuất mức sản lượng Q¿ dé tối da hóa lợi nhuận Bây giờ, giá của các đầu vào tăng, chẳng hạn như giá nguyên vật liệu hay tiền lương cho nhân công trong ngành tăng, làm cho chỉ phí sản xuất tăng Đường chỉ phí biên dịch chuyển lên trên thành đường MC;: doanh nghiệp tốn nhiều chỉ phí hơn để sản xuất ra một mức sản lượng như cũ Nếu
giá sản phẩm vẫn là Pạ, doanh nghiệp sẽ đặt Pạ= MC,, và khi đó doanh
nghiệp sẽ sản xuất Q, ít hơn Qu Vậy giá đầu vào tăng làm cho chỉ phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, đường cung dịch chuyển sang trái, doanh nghiệp
sẽ giảm sản lượng
Trang 27MCi MC,
0 9 Q Q
Hình 1.10: Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ giảm sản lượng khi chỉ phí sản xuất tăng lên và ngược lại
Ngược lại khi chỉ phí sản xuất giảm, đường cung dịch chuyển sang phải, doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng cung ứng ra thị trường
Do vậy khi Nhà nước muốn khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh
hoàn hảo tăng sản lượng cung ứng, thì giải pháp được đưa ra sẽ là hỗ trợ giảm
giá đầu vào cho doanh nghiệp và ngược lại Các nhân tổ nào sẽ ảnh hưởng đến
chỉ phí sản xuất của doanh nghiệp: Đó là: giá cả các yếu tố đầu vào, cơng nghệ sản xuất, chính sách thuế đối với các loại đầu vào, hỗ trợ sản xuất
*Thứ hai: Ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả hàng hóa
Khi giá của sản phẩm thay đổi, doanh nghiệp thay đổi mức sản lượng của
mình nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc chỉ phí biên bằng với giá bán Để thấy
tác động của sự thay xí MC Po , Pi | " T 0 Q Q Q
Hình 1.11: Doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng cung ứng khi giá bán sản phẩm giảm xuống
Trang 28Hình /.// cho thấy ở mức giá Pạ doanh nghiệp sẽ cung ứng mức sản lượng là Ớ;, nếu giá giảm xuống P;, mức sản lượng cung ứng sẽ giảm xuống
Ø¿ Do vậy khi Chính phủ muốn doanh nghiệp tăng sản lượng cung ứng, thì
Chính phủ cần phải hỗ trợ tăng giá sản phẩm của doanh nghiệp và ngược lại
Giá cả hàng hóa trên thị trường thay đổi là do nhiều nguyên nhân: như do cung thay đổi hoặc do cầu thay đổi, nên các nhân tố làm thay đổi cung hoặc
thay đổi cầu đều làm cho giá cả hàng hóa thay đơi *Thứ ba: Ảnh hưởng của chính sách thuế
Trước hết chúng ta hãy xem xét phản ứng của doanh nghiệp khi Chính
phủ đánh thuế vào đầu ra của doanh nghiệp qua đồ thị sau:
F MC\=MCot+t
Hình 1.12 Tác động của thuế đến sản lượng của doanh nghiệp
Giả sử thuế đánh vào đầu ra chỉ được đề ra cho riêng một doanh nghiệp, do đó khơng tác động đến giá thị trường của sản phẩm Hình 7.2 sẽ cho ta thấy tác động của chính sách thuế đến sản lượng của doanh nghiệp
Khi chưa có thuế đường chỉ phí cận biên của doanh nghiệp là MC Ở
mức giá P; doanh nghiệp sẽ chọn mức sản lượng ¿ Khi có thuế đánh vào
từng đơn vị đầu ra, đường chỉ phí cận biên của doanh nghiệp tăng từ A⁄C¿ lên MC;: MC,= MC,+ #, sản lượng của doanh nghiệp giảm xuống Q; Vậy khi
doanh nghiệp bị đánh thuế, sẽ làm cho sản lượng sản xuất của doanh nghiệp giảm xuống Ngược lại nếu được miễn giảm thuế sẽ làm sản lượng cung ứng
Trang 29tăng lên Để khuyến khích sản xuất Chính phủ có thể dùng giải pháp miễn giảm thuế đầu ra cho doanh nghiệp
* Thứ tư : Ảnh hưởng của trợ cấp
Tác động của chính sách trợ cấp đến sản lượng của doanh nghiệp
ngược với tác động của chính sách thuế Trợ cấp của Chính phủ cho doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn hảo vào chỉ phí sản xuất sẽ làm dịch chuyển đường, chỉ phí cận biên xuống dưới, do đó khuyến khích các doanh nghiệp tăng sản
lượng cung ứng ra thị trường từ Q; lên Q (hình 7.72) Do vậy chính sách trợ
cấp thường được Chính phủ sử dụng để kích thích sản xuất
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượng và lợi nhuận
của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, giúp đưa ra các giải pháp, chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường này
2 Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với thị trường cạnh tranh
hồn hảo
Sản xuất nơng nghiệp là ngành sản xuất rất quan trọng của nền kinh tế,
cung cấp chủ yếu các nhu yếu phẩm thiết yếu cho xã hội, nhưng các doanh
nghiệp trong thị trường này lại gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản
xuất- như đã phân tích ở phần trên Do vậy hầu hết các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho phát triển ngành
nông nghiệp Sau đây là một số chính sách cơ bản của Chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp
2.1 Chính sách hỗ trợ giá
Chính sách hỗ trợ giá trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo mà cụ thẻ
là thị trường hàng hóa nơng sản là biện pháp xử lý mối quan hệ giữa giá đầu vào và giá tiêư thụ nông sản Lợi nhuận của sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc
vào giá bán sản phẩm và giá mua các yếu tố đầu vào như: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu Để tăng lợi nhuận cho người sản xuất cần phải giảm giá đầu vào, tăng giá hàng hóa nông sản hoặc kết hợp cả hai Để minh họa cho van
Trang 30đề này chúng ta lấy ví dụ về mối quan hệ giữa giá lúa và giá phân bón hóa học với sản lượng qua đồ thị hình 7 /3 như sau:
Z|
MC; MC;
0 —Q QœQỊ &% Ọ
Hình 1.13 Tác động của giá lúa, giá phân bón đến sản lượng lúa
- Nếu giá lúa là P,, chỉ phí phân bón là A⁄C; thì sản lượng lúa là Ó,
- Nếu giá phân bón giảm từ AC, xuống A⁄C;, giá lúa khơng đổi thì sản
lượng sẽ tăng từ Ó; lên Ó›
- Nếu giá lúa tăng từ P, lên P; và giá phân bón khơng đồi thì sản lượng lúa ting tir Q, lên;
- Néu gia lua tang tir P; /én P2 va gid phan bén giảm sản lượng lúa sẽ tăng,
tir O, lén Oy
Do vậy trong chính sách hỗ trợ phát triển thị trường nông sản cần chú ý
đến tác động của mối quan hệ tương quan giữa giá hàng nông sản và giá cả các yếu tố đầu vào Để hỗ trợ cho ngành nông nghiệp, Nhà nước thường đưa ra các chính sách hỗ trợ làm giảm giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: miễn giảm thuế cho các yếu tố sản xuất, hỗ trợ lãi suất vay vốn Và chính sách hỗ trợ để tăng giá hàng nông sản như: trợ giá hàng nông sản, quy định giá sàn tối thiểu
* Chính sách trợ giá hàng nông sản
Trợ giá là nhằm mục đích nâng cao giá cả hàng hóa nơng sản, làm cho
người sản xuất có thể tăng thu nhập Để làm được việc này Chính phủ phải
Trang 31thu mua một lượng hàng hóa cần thiết để giá cả thị trường dat ở mức Chính phủ mong muốn Hình 1.14 cho ta thấy để có mức giá là P; cao hơn giá trên
thị trường đang là P, Chính phủ phải mua một số lượng là Q,
Hình 1.14 Trợ giá hàng nông sản
Chính sách trợ giá hàng nông sản đem lại lợi ích cho người sản xuất
nhưng lại không đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, đồng thời cũng làm cho Chính phủ bị thiệt hại vì phải chỉ tiêu nhiều hơn Nhưng vì mục đích hỗ trợ
ngành sản xuất các mặt hàng thiết yếu mà Chính phủ các nước vẫn thường sử
dụng chính sách này, và đôi khi cũng vì mục đích chính trị như ở Thái Lan chẳng hạn
* Chính sách giá tối thiểu
Giá tối thiểu hay còn gọi là giá sàn là mức giá mà Chính phủ quy định cho mặt hàng nào đó nhằm bảo vệ lợi ích của người sản xuất Giá tối thiểu
được đặt cao hơn giá cả trên thị trường tự do, điều này có lợi cho người sản xuất mặt hàng đó, vì giá cả cao hơn đồng nghĩa với lợi nhuận của người sản
xuất cũng cao hơn
Trang 32PL
Py 0Q; Q Q Q
Hình 1.15 Giá cả tối thiểu
Hình 1.15 cho thấy giá cả sẽ được quy định ở P; cao hơn giá cả thị trường là Pị Tuy nhiên các doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm vì lượng hàng sẽ bị dư thừa là Q; — Q›
* Hạn ngạch sản xuất
Ngoài việc thu mua số lượng đầu ra dư thừa, Chính phủ cịn có thẻ làm
cho giá cả hàng nông sản tăng lên bằng cách sử dụng hạn ngạch sản xuất
Chính sách này thường được sử dụng ở các nước trên thế giới bằng việc hạn chế số lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường như: hạn chế diện tích canh tác, hạn chế số lượng vật nuôi
0 Q¡ Q Q
Hinh 1.16 Hạn chế diện tích canh tác
Hình 1.16 cho thấy mức giá hàng nơng sản có thể được nâng lên cao
hơn giá thị trường bằng cách giảm bớt số lượng hàng hóa cung ứng Khi hạn
Trang 33chế diện tích canh tác, đường cung trở thành hồn tồn khơng co giãn ở số lượng Q¡ (đường S) và giá thị trường tăng từ Pọ lên P¡
Ví dụ : Tro cap giá lúa mỳ ở Mỹ
Năm 1981 Chính phủ Mỹ đã thu mua 122 triệu thùng lúa mỳ, làm cho giá lúa mỳ tăng từ 3,46 đôla một thùng tăng lên 3,7 đôla
Năm 1985, cầu xuất khẩu giảm mạnh, làm cho giá lúa mỳ giảm xuống cịn 1,8
đơla Bằng việcChính phủ mua 466 triệu thùng lúa mỳ và áp dụng hạn ngạch sản xuất là 2425 triệu thùng, làm cho giá lúa mỳ đã tăng lên 3,2 đơla
2.2 Chính sách bảo hộ cho sản xuất nơng nghiệp
Chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp là những biện pháp của Chính
phủ nhằm hỗ trợ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản,
đối phó với hàng hóa nhập khẩu Sử dụng Chính sách bảo hộ sẽ làm cản trở
trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, làm mắt đi những lợi ích vốn có do tự do hàng hoá mang lại Để khắc phục tình trạng này, các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển đã và đang nỗ lực giải quyết những trở ngại đang cản trở thương mại và kinh tế quốc tế phát triển Sự ra đời của GATT (1947) và kế tục GATT là Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 1995 là nhằm giải quyết những trở ngại cho sự phát triển kinh tế, thương mại toàn cầu và Việt Nam
là thành viên thứ 150 của tổ chức này Bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp thường được thực hiện theo những phương thức sau:
*Thứ nhất: Bảo hộ bằng thuế quan
Khi khơng có thuế nhập khẩu, một nước có thể sẽ nhập khẩu một mặt hàng khi giá cả trên thế giới thấp hơn giá cả trong nước Do vậy nhiều nước
trên thế giới đã dùng thuế nhập khẩu để bảo hộ cho sản xuất trong nước Khi Chính phủ quy định mức thuế nhập khẩu cao cho một mặt hàng sẽ ngăn chặn việc nhập khẩu mặt hàng đó, và giữ cho giá cả trong nước cao hơn giá thế giới Thuế quan được thừa nhận là công cụ hợp pháp dùng để bảo hộ sản xuất trong nước, nhưng hiện nay vấn đề này đã được thay đỗi nhất là khi
Trang 34*Thứ hai: Bảo hộ bằng biện pháp phi thuế quan
Bảo hộ bằng biện pháp phi thuế quan cũng nhằm mục đích giống như bảo hộ bằng thuế quan, đó là hạn chế việc nhập khẩu và làm cho giá cả trong, nước tăng cao Tuy nhiên Bảo hộ bằng thuế quan không tạo ra rào cản nhanh như phi thuế quan Các biện pháp bảo hộ phi thuế quan gồm có :
- Hạn chế định lượng như: cắm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép
~ Quản lý giá: tránh gian lận thương mại
- Rào cản kỹ thuật: kiểm dịch động vật, nhãn mác
- Biện pháp hạn chế nhập khâu tạm thời, chống bán phá giá
Ưu điểm: hình thức phong phú, có nhiều cơ hội lựa chọn, có thể thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu với hiểu quả cao
Han chế: khó khăn, tốn kém, Nhà nước ít thu được lợi ích kinh t
Bảo hộ sản xuất là rất quan trọng, giúp các nhà sản xuất “non trẻ”, khi mới bước vào thị trường, nhất là thị trường thế giới, thường gặp khơng ít khó khăn, họ rất cần sự hỗ trợ của nhà nước dưới các hình thức khác nhau đẻ nâng
cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình Nhưng bảo hộ quá mức và quá dài sẽ làm cho sản xuất đình trệ, làm giảm sức cạnh tranh, làm sai lệch lợi
thế so sánh của đối tác tham gia thị trường Bảo hộ còn dẫn đến việc phân bổ
sai nguồn lực và chỉ phí cơ hội lớn, và làm thiệt hại cho giới tiêu dùng trong, nước Kinh nghiệm cho thấy không nước nào trên thế giới tăng trưởng nhanh nông nghiệp nhờ vào bảo hộ Vì vậy, bảo hộ phải tạo đà cho tự do hoá thương
mại
Ví dụ : Hạn ngạch nhập khẩu đường của Mỹ năm 1983
Vào thời điểm năm 1983 giá đường trên, thế giới chỉ là 8.5 xu mét pao, trong khi đó giá đường ở Mỹ là 22 xu một pao Mức chênh lệch giá cao như vậy là do Chính phủ Mỹ hạn chế nhập khẩu đường bằng hạn ngạch nhập
khẩu Ở mức giá thế giới là 8,5 xu, số lượng đường tiêu thụ trong nước Mỹ
khoảng 20,5 tỷ pao, trong khi lượng đường sản xuất trong nước ở mức giá này
chỉ khoảng 0,5 tỷ pao, vậy lượng nhập khẩu là rất lớn khoảng 20 tỷ pao
Trang 35Nhưng Chính phủ Mỹ chỉ cấp hạn ngạch nhập khẩu là 6,4 tỷ pao, nên giá
đường trong nước bị đẩy lên 22 xu :
Ví dụ : Chính sách bảo hộ ngành sản xuất gạo của Chính phủ Nhật Bản :
Để hạn chế sản lượng gạo cung ứng Chính phủ đã trợ cáp tiền mặt cho
những người trằng hia gao 15.000yen/1.000m2 dat canh tác Tuy nhiên,
khoản trợ cấp này sẽ bị giảm một nửa từ đầu năm tài khóa 2014 (ngày
1/4/2014) và bị bãi bỏ hoàn tồn vào cuối tài khóa 2018 (ngày 31/3/2019) Thời điểm này các hộ nông dân Nhật Bản sẽ được phép quyết định sản lượng trên cơ sở các dự báo về cung-câu của chính phủ
Trang 36Chương 2
CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1 Một số chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO
1.1 Vai trị của ngành nơng nghiệp và sự cần thiết phải hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp
- Ngành nông nghiệp Việt Nam đóng một vai trị rất quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong bói cảnh suy giảm kinh tế trong nước và thế giới kéo dài, nông nghiệp trở thành cứu cánh đối với
nền kinh tế nước ta Bắt chấp những khó khăn về thị trường do suy thoái kinh
tế, thiên tai và dịch bệnh, ngành nơng nghiệp duy trì mức tăng trưởng tương đối khá Sản xuất nông nghiệp đã tạo ra nguồn cung lương thực, thực phẩm
dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Trong cơ cấu nền kinh tế quốc
gia khu vực nông nghiệp trung bình đóng góp khoảng 16 - 17% vào GDP của 'Việt Nam Riêng năm 2012 ngành nông nghiệp được ghi nhận là chỗ dựa của
nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng với mức đóng góp 22% GDP
~_ Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về các mặt hàng như: gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sản phẩm gỗ
và các sản phẩm thủy sản Trong khi Việt Nam liên tục thâm hụt thương mại,
nông nghiệp là ngành duy nhất có thặng dư xuất khâu ròng tăng đều đặn, ngay cả trong thời điểm tăng trưởng kinh tế suy giảm Thặng dư xuất khâu nông
nghiệp đã góp phần quan trọng cân bằng cán cân thương mại quốc gia Xuất
khẩu đóng góp quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam Năm 2012
là năm đầu tiên sau 20 năm Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại (284
triệu USD) chủ yếu nhờ xuất khẩu nông sản và xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài Xuất khẩu nông sản đạt mức kỷ lục 27,5
tỷ USD tăng 2,5 lần so với năm 2006 ( dat 10,6 ty USD )
Trang 37- Néng nghiệp là ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động nhất : nông dân chiếm tỉ lệ 70% dân số, đại đa số người nghèo sống ở khu vực nông thôn,
và thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp Nông dân là những đối
tượng dễ bị thương tổn nhất trước sự thay đổi về cơ cấu kinh tế và xã hội, do
đó cần phải có sự hỗ trợ và bảo hộ cho ngành sản xuất này
-_ Sản xuất nông nghiệp lại không ổn định gặp rất nhiều rủi ro và khó
khăn: thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên
- Hang hóa tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nhất là khi Việt Nam gia nhập
'WTO, hàng hóa nơng sản phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa nhập khẩu
Luôn chịu sự tác động bắt lợi của thị trường, giá cả lên xuống thất thường, do các nhà sản xuất trong thị trường này thường gia nhập thị trường rất nhanh
chóng khi giá tăng, nhưng cũng đồng loạt bỏ sản xuất khi rớt giá Giá cả
thường rơi vào vòng luẫn quản: được mùa — mat gid, được giá mắt mùa, ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất
~ Sản xuất nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, nhỏ lẻ, mức sử dụng vật tư
đầu vào cao, hàm lượng đổi mới công nghệ thấp, mức tổn thất sau thu hoạch còn rất cao Theo thống kê có tới 70% số hộ chăn nuôi, chiếm 60% lượng sản phẩm gia cầm vẫn là của nông hộ nhỏ lẻ, rat thiếu Ổn định Do vậy xuất khâu hàng nông sản chủ yếu thông qua con đường tiểu ngạch, làm cho người sản xuất nhiều khi bị thua thiệt
- Chất lượng sản phẩm không đồng đều, vệ sinh an tồn thực phẩm
khơng đảm bảo
Với vai trò và khó khăn của ngành nơng nghiệp như trên, rất cần thiết
có sự hỗ trợ của Chính phủ để nâng cao vai trò và khắc phục khó khăn cho
ngành nơng nghiệp
1.2 Một số chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO
Trước và sau khi gia nhập WTO ( trước năm 2006) Chính phủ Việt
Nam đã sử dụng rất nhiều chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển ngành sản xuất
Trang 38nông nghiệp, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đạt mục tiêu xuất
khẩu, nhưng sau khi gia nhập WTO, các chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp
đã thay đổi phù hợp với cam kết của Việt Nam, cụ thể như sau :
1.2.1 Chính sách miễn giảm thuế VAT
Với mục tiêu khuyến khích phát triển nông nghiệp, giảm chỉ phí sản
xuất, giảm nhẹ đóng góp cho nơng dân, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các
chính sách thuế có lợi cho sản xuất nông nghiệp, như không phải nộp thuế giá
trị gia tăng, giảm mức thuế suất cho các đầu vào của sản xuất
Theo luật thuế giá trị gia tăng số: 13/2008/QH12 đã được Quốc hội
thông qua, theo Thông tư 129/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và hướng dan thi
hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP của Chính phủ, các loại hàng hóa dịch
vụ trong nông nghiệp không chịu thuế GTGT gồm: sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy hải sản nuôi trồng và đánh bắt chưa chế biến; sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng ; dịch vụ thu
hoạch sản phẩm nông nghiệp
Tuy nhiên lợi dụng chính sách miễn thuế VAT và thủ tục hoàn thuế thuận lợi cho hàng hóa nơng sản xuất khẩu, một số doanh nghiệp đã có hành vi trục lợi làm thất thoát ngân sách Nhà nước, gây khó khăn cho các doanh
nghiệp làm ăn đứng đắn
Các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp chỉ phải chịu mức thuế suất
'VAT 5% thấp hơn các ngành khác là tir 10% trở lên như : Phân bón; quặng đề
sản xuất phân bón; thuốc phịng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng
vật ni, cây trồng; Thức ăn gia súc, gia cằm và thức ăn cho vật nuôi khác ;
Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt
đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu Miễn giảm thuế VAT cho hàng hóa nơng sản, và chỉ phí sản
Trang 39xuất đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa nơng,
sản dễ dàng và làm giảm chỉ phí cho doanh nghiệp
1.2.2 Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
Để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân, Quốc hội đã ban hành một số Nghị quyết miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp như : Nghị quyết số 15/2003/QH11 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2003 - 2009 và Nghị quyết số 55/2010/QH12 về
miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 201 1 - 2020, nông dân sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp được miễn giảm thuế nông nghiệp theo 2 mức 50% (phần diện tích ngồi hạn điền) và 100% (trong hạn điền) Theo số liệu thống kê, trung bình mỗi năm Nhà nước đã miễn giảm cho trên 11,2 triệu hộ nông dân với tổng số thuế miễn, giảm 1,85 triệu tấn quy thóc, thành tiền là 2.837 tỷ đồng
1.2.3 Chính sách miễn giảm thấy lợi phí
Ngày 28/11/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/NĐ-CP về
việc Quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ
cơng trình thủy lợi và Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa
đổi bổ sung Nghị định 143/ND-CP, trong đó quy định về mức thu và miễn,
giảm thuỷ lợi phí Mục tiêu của việc miễn giảm thủy lợi phí nhằm giúp nơng
dân giảm chỉ phí sản xuất
Theo đánh giá của Tổng cục Thủy lợi, chính sách miễn giảm thủy lợi phí khơng chỉ góp phần giảm chỉ phí đóng góp của người nông dân từ 5 - 10% mà còn đem lại nhiều hiệu quả tích cực khác Cụ thể, diện tích tưới tiêu của
các địa phương tăng lên bình quân 4 - 10% Chính sách thủy lợi phí mới cịn
giúp cho các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động mạnh mẽ trở lại, tạo nguồn
kinh phí cho các địa phương, đơn vị khai thác công trình thủy lợi chủ động,
trong sản xuất Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm Nhà nước đầu tư miễn giảm khoảng trên 3.000 tỷ đồng và các tỉnh tự cân đối kinh phí đầu tư khoảng 3.400 tỷ đồng
Trang 401.2.4 Chính sách hỗ trợ tím dụng
Trong suốt mấy chục năm qua Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính
sách ưu tiên, hỗ trợ tín dụng cho phát triển ngành nông nghiệp Kể cả trong giai
đoạn mấy năm gần đây, trong khi cả nền kinh tế đang phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, nhưng, Chính phủ vẫn ưu tiên đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, khuyến khích cho vay và tạo điều kiện thuận lợi trong cho vay như:
* Cho vay không cân thế chấp tài sản:
Để tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn cho sản xuất nông nghiệp, ngày
12 tháng 04 năm 2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 41/2010/NĐ-CP,
về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Theo Nghị định này các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh
doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, tổ chức tín dụng được xem
xét cho vay không cần phải bảo đảm bằng tài sản theo các mức như sau:
- Tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông,
lâm, ngư, diêm nghiệp;
- Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành
nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông n¡
lệp, nông thôn;
- Tối đa đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ
trang trại
Với chính sách ưu tiên này giúp các doanh nghiệp vay vốn dễ dàng để
mở rộng sản xuất, giúp tăng sản lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân
* Hỗ trợ giảm lãi suất cho vay :
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giúp doanh
nghiệp giảm chỉ phí, Chính phủ đã đưa ra chủ trương, hỗ trợ tín dụng cho sản
xuất trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay Trong các Nghị quyết số
01/NQ-CP và số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013, Ngân hàng nhà nước đã đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, đặc biệt là đối với lĩnh