hướng dẫn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt×thực hành chăn nuôi tốt×quy trình thực hành chăn nuôi tốt gahp×quy trình thực hành chăn nuôi tốt×quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn×nghiên cứu ảnh hưởng của quy trình thực hành chăn nuôi tôt vietgap trong chăn nuôi lợn× Từ khóa chỉ định là tổ chức chứng nhận quy trình thực hành chăn nuôi tốtđăng ký để được đánh giá chỉ định là tổ chức chứng nhận quy trình thực hành chăn nuôi tốtáp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong chăn nuôi nông hộquy trình thực hành chăn nuôi tốt vietgap vào chăn nuôi 1 MỤC LỤC CHƯƠNG I: NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG............................................................................1 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng............................................................................1 1.1 Phạm vi điều chỉnh ..........................................................................................................1 1.2 Đối tượng áp dụng...........................................................................................................1 1.3 Mục đích thực hành chăn nuôi tốt (GAHP)......................................................................1 2. Giải thích từ ngữ ...................................................................................................................1 2.1 Thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) ....................................................................................1 2.2 An toàn sinh học trong chăn nuôi.....................................................................................1 2.3 Chất thải trong chăn nuôi.................................................................................................2 CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT...............................................2 1. Địa điểm................................................................................................................................2 1.1 Lựa chọn địa điểm...........................................................................................................2 1.2 Bố trí mặt bằng (khu hành chính, khu vực kho, khu chăn nuôi...).....................................2 1.3 Bố trí khu chăn nuôi (khu nuôi, khu tân đáo, khu cách ly, khu xử lý chất thải, ...)............2 1.4 Chuồng nuôi....................................................................................................................3 1.4.1 Thiết kế chuồng trại ................................................................................................3 1.4.2 Thiết bị chăn nuôi...................................................................................................3 1.4.3 Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi...............................................................4 1.5 Nhà xưởng, văn phòng, công trình phụ ............................................................................6 1.5.1 Kho chứa thức ăn....................................................................................................6 1.5.2 Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng.....................................................................6 1.5.3 Kho chứa các vật dụng khác, xưởng cơ khí .............................................................7 2. Quản lý giống ........................................................................................................................7 2.1 Nguồn gốc con giống.......................................................................................................7 2.2 Chất lượng con giống ......................................................................................................7 2.3 Quản lý con giống ...........................................................................................................7 2.3.1 Quản lý lợn đực giống ............................................................................................7 2.3.2 Quản lý lợn nái sinh sản và lợn con ........................................................................8 3. Quản lý thức ăn, nước uống..................................................................................................3 3.1 Thức ăn ...........................................................................................................................3 3.1.1 Nguyên liệu.............................................................................................................3 3.1.2 Thức ăn tự trộn.......................................................................................................9 3.1.3 Thức ăn hỗn hợp.....................................................................................................9 3.1.4 Kỹ thuật cho ăn.....................................................................................................10 3.1.5 Thức ăn có trộn thuốc...........................................................................................10 3.2 Quản lý nguồn nước ......................................................................................................10 3.2.1 Nước uống ............................................................................................................10 3.2.2 Nước vệ sinh.........................................................................................................10 3.2.3 Nước pha thuốc ....................................................................................................10 4. Quản lý đàn .........................................................................................................................11 4.1 Nhập lợn .......................................................................................................................11 2 4.2 Xuất bán lợn..................................................................................................................11 4.3 Chu chuyển đàn.............................................................................................................12 4.4 Vận chuyển lợn .............................................................................................................12 5. Quản lý dịch bệnh ...............................................................................................................12 5.1 Giám sát dịch bệnh ........................................................................................................12 5.2 Bảo quản và sử dụng thuốc thú y ...................................................................................12 5.3 Quy trình phòng và trị bệnh...........................................................................................13 5.3.1 Quy trình phòng bệnh ...........................................................................................13 5.3.2 Quy trình trị bệnh .................................................................................................13 5.3.3 Liều lượng và thời gian ngưng thuốc.....................................................................13 6. Quản lý chất thải.................................................................................................................13 6.1 Chất thải rắn..................................................................................................................13 6.2 Chất thải lỏng ................................................................................................................14 6.3 Xử lý động vật chết .......................................................................................................14 6.4 Kiểm soát ô nhiễm môi trường ......................................................................................14 7. Kiểm soát công trùng và động vật hoang dã khác .............................................................14 7.1 Kiểm soát găm nhấm .....................................................................................................15 7.2 Kiểm soát chim hoang dã ..............................................................................................15 7.3 Kiểm soát ruồi nhặng.....................................................................................................15 8. Quản lý nhân sự ..................................................................................................................16 8.1 An toàn lao động ...........................................................................................................16 8.2 Điều kiện làm việc.........................................................................................................16 8.3 Phúc lợi.........................................................................................................................16 8.4 Đào tạo, huấn luyện.......................................................................................................16 8.4.1 Huấn luyện vệ sinh................................................................................................16 8.4.2 Huấn luyện kỹ thuật ..............................................................................................17 8.4.3 Huấn luyện đặc biệt ..............................................................................................17 8.5 Nội quy .........................................................................................................................17 8.5.1 Đối với nhân viên của trại.....................................................................................17 8.5.2 Đối với khách tham quan ......................................................................................18 9. Ghi chép lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm ..............................19 9.1 Hệ thống sổ sách và ghi chép.........................................................................................19 9.2 Lưu trữ, báo cáo ............................................................................................................19 10. Kiểm tra nội bộ..................................................................................................................20 11. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại .....................................................................................20 12. Các phụ lục........................................................................................................................21 1 CHƯƠNG I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1.1 Phạm vi điều chỉnh Thực hành sản xuất chăn nuôi tốt (GAHP; Good Animal Husbandry Practices) đối với chăn nuôi lợn là các quy định và quy trình nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm thịt lợn, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động. Quy định áp dụng cho tất cả các trang trại chăn nuôi lợn thịt thương phẩm tự túc hay không tự túc sản xuất giống mang tính hàng hóa trên phạm vi cả nước, không bắt buộc áp dụng đối với các trại giữ giống gốc. Chăn nuôi gia đình, mang tính chất tận dụng, quy mô quá nhỏ chỉ khuyến khích áp dụng quy định này. 1.2 Đối tương áp dụng GAHP này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi lợn thịt trên lãnh thổ Việt nam. Là cơ sở để hướng dẫn việc thực hành sản xuất chăn nuôi lợn tốt trong điều kiện Việt nam. Quy trình này áp dụng cho tất cả các cơ sở chăn nuôi lợn thịt, ở mọi quy mô lớn (trên 2000 lợn thịt), quy mô vừa (từ 2002000 lợn thịt) và quy mô bé (nhỏ hơn 200 lợn thịt). 1.3 Mục đích thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) Hướng dẫn người chăn nuôi lợn hướng tới sản xuất sản phẩm an toàn, nhà quản lý nhà nước có cơ sở pháp lý để thanh kiểm tra. Đảm bảo sản xuất lợn thịt xuất chuồng đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: chất lượng thịt cao, không chứa tồn dư các hóa dược (kháng sinh, hóc môn, thuốc sát trùng…), không bị nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm (Salmonella, E.coli…). Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong sản xuất và quản lý an toàn thực phẩm. Tạo điều kiện để các trang trại chăn nuôi lợn thực hiện sản xuất và được chứng nhận GAHP. Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho chăn nuôi lợn ở Việt nam. 2. Giải thích từ ngữ 2.1 Thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) GAHP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: ‘Good Animal Husbandry Practice’ có nghĩa là thực hành sản xuất chăn nuôi tốt. GAHP bao gồm các thủ tục và quy trình được áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo con vật được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu đặt ra về chất lượng và an toàn đối với sản phẩm chăn nuôi. Quy trình mô tả các phương pháp, trang thiết bị, dụng cụ và các biện pháp kiểm soát đối với động vật nuôi. GAHP là một chương trình tiên quyết đối với kế hoạch sản xuất thực phẩm an toàn, chất lượng cao. 2.2 An toàn sinh học trong chăn nuôi 2 An toàn sinh học là các chính sách và biện pháp xử lý được thực hiện để bảo vệ vật nuôi khỏi các mối nguy sinh học. An toàn sinh học là các biện pháp nhằm làm giảm nguy cơ phát tán bệnh từ nơi này đến nơi khác, từ trại này sang trại khác. Các biện pháp an toàn sinh học giúp giữ cho đàn gia súc an toàn khỏi bệnh tật lây nhiễm từ môi trường và các động vật khác như cách ly gia súc mới nhập, vệ sinh sát trùng, hàng rào cách ly và khoảng cách giữa các trại, sát trùng giày dép, dụng cụ, xe cộ trước khi vào trại, kiểm soát côn trùng… 2.3 Chất thải trong chăn nuôi Chất thải trong chăn nuôi bao gồm chất thải rắn và chất thải lỏng. Chất thải rắn bao gồm phân, chất độn chuồng, chất thải sinh học: gia súc chết, nhau thai, chất nhầy… Chất thải lỏng là nước rữa chuồng, vệ sinh chuồng trại, dụng cụ… CHƯƠNG II. NỘI DUNG THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT 1. Địa điểm 1.1 Lựa chọn địa điểm. Vị trí xây dựng trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở địa phương. Khoảng cách từ trại chăn nuôi đến khu dân cư, các công trình xây dựng, nguồn nước, trại chăn nuôi khác theo quy định của Nhà nước đã được ban hành. 1.2 Bố trí mặt bằng (khu hành chính, khu vực kho, khu chăn nuôi...) Sơ đồ của trại về vị trí các công trình xây dựng, các dãy chuồng nuôi và bản nội quy của trại phải được đặt tại vị trí thuận lợi cho sự quan sát của khách tham quan, nhân viên. Trang trại chăn nuôi được thiết kế bao gồm 2 khu vực khác nhau: khu chăn nuôi và khu làm việc hành chính. Hai khu vực này cần có hàng rào hoặc tường xây ngăn cách. Giữa các khu chăn nuôi nên có hàng rào ngăn cách để hạn chế đi lại. Nhà tắm, thay quần áo của công nhân bố trí về phía cổng chính của khu chăn nuôi. 1.3 Bố trí khu chăn nuôi (khu nuôi, khu tân đáo, khu cách ly vật nuôi ốm, xử lý chất thải...) Trong khu chăn nuôi ưu tiên khu chuồng nuôi lợn đực giống và nái nuôi con bố trí ở đầu hướng gió. Chuồng lợn cách ly, khu xử lý lợn ốm, chết, nhà chế biến hay chứa phân, bể chứa nước thải phải đặt ở cuối hướng gió. Ở các cổng ra vào của các khu chuồng trại đều có bố trí hố khử trùng, ở đầu mỗi dãy chuồng cũng bố trí hố khử trùng. Người và xe cộ vận chuyển trước khi vào trại đều phải đi qua các hố này. Khu vực xuất bán lợn nên được thiết kế nằm ở khu vực vành đai của trại và có lối đi riêng để xe chuyên chở lợn không cần phải vào trại. Đường vận chuyển thức ăn trong trại không trùng với đường vận chuyển phân và ở đầu hướng gió. Trong khi đó, đường vận chuyển phân hay xuất lợn bán cần được thiết kế ở cuối hướng gió. Trong trại lợn cần trồng cây xanh và tạo các thảm cỏ để tăng cường khả năng chống nóng, góp phần cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi. 3 Khu nuôi cách ly lợn ốm, khu nuôi tân đáo phải bố trí cách biệt và có hàng rào ngăn cách với khu chăn nuôi. Bể chứa nước phân phải đặt ở khu xử lý chất thải, phía ngoài hàng rào của khu chăn nuôi. 1.4 Chuồng nuôi 1.4.1 Thiết kế chuồng trại Hướng chuồng: Tốt nhất là hướng ĐôngTây hoặc Đông bắcTây nam. Nếu là chuồng kín thì hướng chuồng không nhất thiết phải là 2 hướng trên. Ngoài ra, tùy thuộc vào kích thích các chiều của lô đất mà bố trí hướng chuồng cho phù hợp. Kiểu chuồng, có thể chọn 2 kiểu chuồng: chuồng hở, thông thoáng tự nhiên; chuồng kín có thể điều tiết được nhiệt độ, ẩm độ. Nền chuồng: Không trơn láng, độ dốc đảm bảo dễ thoát nước. Mái chuồng có 2 dạng là 1 mái hoặc 2 mái; vật liệu làm mái có thể bằng ngói, tole, fibrocement, lá, nhưng tốt nhất là loại tấm lợp 3 lớp. Vách chuồng: làm bằng song sắt hay inox hoặc xây gạch, bê tông. Khoảng cách giữa các dãy chuồng trong khu chăn nuôi tối thiểu 10 m tính từ mép mái chuồng; khoảng cách giữa khu chuồng này với khu chuồng kia tối thiểu 30 m. Mật độ chăn nuôi: tuân thủ theo các quy định kỹ thuật, đảm bảo đủ diện tích máng ăn, máng uống cho lợn. Thiết kế chuồng trại cho các đối tượng lợn khác nhau tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước. 1.4.2 Thiết bị chăn nuôi Nhóm thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống: Máng chứa thức ăn, nước uống phải được làm bằng xi măng; nhựa trơ, không độc; kim loại hay hợp kim ít bị ăn mòn, không chứa chì, arsen. Khay, silo chứa thức ăn được làm bằng nhựa trơ, không có độc tính; kim loại hay hợp kim ít bị ăn mòn, không chứa chì, arsen. Núm uống phải được làm bằng kim loại hay hợp kim ít bị ăn mòn và không chứa chì, arsen. Thực hiện tốt việc tiêu độc, khử trùng các dụng cụ chăn nuôi. Nhóm thiết bị, dụng cụ vệ sinh chuồng trại, thu gom và chứa chất thải Dụng cụ hốt phân phải được làm bằng kim loại hay hợp kim hoặc bằng nhựa. Thùng chứa phân phải được làm bằng nhựa, kim loại hay hợp kim, phải có nắp đậy và không bị rò rỉ. Cất giữ đúng nơi quy định, thực hiện tốt việc tiêu độc khử trùng. Nhóm bảo hộ lao động Trang bị bảo hộ lao động riêng biệt cho công nhân trại và khách tham quan. Ủng phải được làm bằng cao su hay nylong dày. Khẩu trang, găng tay, mũ phải được làm bằng vật liệu chuyên dùng, đảm bảo không lây truyền mầm bệnh. Áo, quần bảo hộ phải được làm vải hay vật liệu chuyên dụng, tốt nhất là áo liền quần. 4 Tiêu độc khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định. Thiết bị khác Đèn chiếu sáng hay sưởi ấm phải có mũ chụp. Quạt làm thông thoáng được đặt ở vị trí hướng gió thổi từ nơi sạch đến nơi bẩn. Sàn lót nền cho lợn nái nuôi con, lợn nái mang thai được làm bằng nhựa hay xi măng chắc chắn, bề mặt không quá trơn láng cũng như không gồ gề. Chất độn chuồng (nếu có) không chứa côn trùng gây hại, không chứa nấm mốc, không có các tác nhân vật lý (mảnh kim loại, mảnh thủy tinh...) và hóa học (các hóa chất độc hại). Tiêu độc, khử trùng định kỳ theo quy định. 1.4.3 Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi Thực hiện vệ sinh, sát trùng tốt giúp hạn chế bệnh tật và giảm việc sử dụng kháng sinh. Vệ sinh sạch sẽ các dịch chiết của lợn là phương cách phòng trừ bệnh tật hiệu quả. Kiểm soát các tác nhân làm tăng độ ẩm không khí chuồng nuôi: hệ thống thoát nước kém, chuồng trại bị dột nước mưa, mật độ nuôi quá cao, hệ thống thông gió kém nhằm hạn chế các vi sinh vật có hại tồn tại và phát triển. Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống nước, hầm chứa phân và hệ thống cung cấp nước uống. Sửa chữa kịp thời các hỏng hóc, thường xuyên xử lý phân (làm trống hầm chứa). Tùy thuộc vào hệ thống chăn nuôi hiện có của trại mà thiết kế một hệ thống vệ sinh sát trùng thích hợp nhằm làm giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh. Các vấn đề thường xuyên được quan tâm trong chương trình vệ sinh sát trùng chuồng trại bao gồm: Quét rác, dọn phân Làm vệ sinh hệ thống thông gió, quạt máy Sử dụng vôi sát trùng chuồng trại Kiểm soát mật độ chuồng nuôi trong hệ thống chăn nuôi liên tục. Tích cực vệ sinh, sát trùng chuồng lợn khi trống chuồng. Vệ sinh bằng vòi áp suất kết hợp với trống chuồng. Nếu trại sử dụng chất độn chuồng, khi vệ sinh, tất cả chất độn chuồng phải được dọn thường xuyên khi thấy chất độn chuồng bẩn hoặc ít nhất là sau mỗi đợt nuôi và chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ. Vệ sinh sát trùng bên ngoài khu chuồng trại Cổng ra vào của trang trại phải có hố chứa thuốc sát trùng dài ít nhất bằng chu vi bánh xe tải cỡ lớn nhất. Thường xuyên thay thuốc sát trùng ít nhất ngày một lần. Tất cả các loại xe khi vào cổng đều phải phun thuốc sát trùng. Cần bố trí hệ thống phun thuốc sát trùng từ dưới gầm xe, hai bên thành xe và trên trần xe. Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi, ít nhất 2 tuần một lần. 5 Tăng cường diệt muỗi, ruồi như phát quang bụi rậm; không để nước đọng lâu ngày trong khu vực trại; định kỳ vệ sinh hệ thống cống rãnh 1 thánglần bằng thuốc sát trùng. Tuyệt đối không mang thịt lợn hoặc các món ăn chế biến từ thịt lợn vào trang trại. Có khu thay đồ, tắm rửa sát trùng riêng biệt cho khách tham quan và công nhân. Cần rửa tay thật kỹ bằng nước, xà phòng và thuốc sát trùng. Hệ thống thoát nước của khu này không được nhập chung với hệ thống thoát chất thải của khu chăn nuôi. Vệ sinh sát trùng bên trong chuồng trại Ở đầu mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng, thay nước sát trùng mỗi ngày vào mỗi buổi sáng trước khi thực hiện các công việc khác. Sát trùng chuồng trại và dụng cụ vào các thời điểm: trước khi nuôi 5 ngày; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn…. Phun thuốc sát trùng ở các lối đi và khu vực xung quanh chuồng 1 lầntuần (nếu không có dịch bệnh) và mỗi ngày (nếu có dịch bệnh). Phun thuốc sát trùng trên lợn 1 tuầnlần bằng các dung dịch thuốc sát trùng thích hợp (có thể phun trực tiếp lên gia súc). Thu gom chất thải rắn hàng ngày vào hệ thống chứa, có nắp hay mái che bảo đảm không rò rỉ, không tồn trữ chất thải trên 24 giờ mà không có biện pháp xử lý. Quy trình sát trùng Làm sạch chất bẩn: Tất cả các chất bẩn, phân, máng ăn, máng uống cần được làm sạch. Tẩy rửa: Tường, trần cần được làm sạch bụi, chất bẩn và sau đó được lau sạch xà phòng. Ngâm: những dụng cụ, vật liệu làm chuồng nặng thì nên ngâm chìm trong nước sát trùng trong thời gian 24 giờ sẽ tiết kiệm được công rửa và hóa chất. Làm sạch bằng áp suất: sử dụng nước nóng hay hơi nước với áp suất tối thiểu 1000 psi (6900 kPa). Sát trùng: mái, tường, nền sát trùng bằng cách phun sương. Chất sát trùng là các chất diệt được tất cả các tác nhân gây bệnh, bao gồm vi trùng, virut và nấm. Sát trùng không khí bằng cách phun sương dung dịch sát trùng thường cũng được sử dụng để kiểm soát bệnh tật trong trang trại. Vệ sinh sát trùng các dụng cụ chăn nuôi Giày ống là 1 trong những nhân tố làm lây lan bệnh; chú ý không bao giờ mang giày của trại ra ngoài. Tất cả các trang thiết bị dùng để sửa chữa, thay thế trong trại phải là thiết bị mới, không tiếp xúc với lợn khác trước đó, không được sử dụng thiết bị mượn từ trạidãy chuồng khác. Hạn chế di chuyển đến mức tối đa có thể trang thiết bị phục vụ chăn nuôi trong trại, nếu bắt buôc phải di chuyển thì phải làm vệ sinh và sát trùng trước khi di chuyển. Chú ý vệ sinh và sát trùng sạch sẽ các trang thiết bị thường được các nhà tư vấn chăn nuôi, bác sỹ thú y mang từ trại này sang trại khác (máy đo độ dày mỡ lưng, thiết bị siêu âm chuẩn đoán thai ở lợn, thước đo lợn hay dụng cụ đo nhiệt độ…). 6 Sát trùng nơi chứa chất thải và tiêu diệt giòi bằng dung dịch bằng dung dịch có tính sát trùng mạnh, rắc vôi bột khi khu chứa có dấu hiệu có giòi, nhiều ruồi… Làm vệ sinh các silo, thùng chứa thức ăn, máng ăn định kỳ 2 tuần lần để tránh thức ăn thừa, nấm mốc. Sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để phối giống gia súc, hạn chế tối đa việc phối giống bằng nhảy trực tiếp để hạn chế lây nhiễm bệnh tật. Vệ sinh sát trùng xe cộ vận chuyển lợn Xe cộ vận chuyển của khu chuồng nào chỉ nên giành riêng cho khu đó. Trong trường hợp phải dùng chung thì phải phun thuốc sát trùng kỹ lưỡng trước và sau khi sử dụng. Trước khi vận chuyển lợn đến khu chuồng mới cần phải vê sinh sát trùng cẩn thận phương tiên vận chuyển, sau khi giao lợn xong phải vệ sinh sát trùng ngay trước khi trả về vị trí cũ. Tốt nhất là có xe vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển lợn, thức ăn, dụng cụ đến các khu và phải vệ sinh sát trùng cẩn thận trước và sau khi vận chuyển. Không nên vận chuyển lợn, thức ăn hay vật dụng khác cùng chung một xe. Vệ sinh sạch sẽ xe, sát trùng sau mỗi lần vận chuyển lợn. 1.5 Nhà xưởng, văn phòng, công trình phụ Bao gồm kho chứa thức ăn, kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa, nhà làm việc và nhà ở cho cán bộ nhân viên (nếu có). Tất cả các công trình này phải đặt ở bên ngoài hàng rào khu chăn nuôi. 1.5.1 Kho chứa thức ăn Kho chứa thức ăn và nguyên liệu phải đảm bảo thông thoáng, hệ thống thông gió tốt để đảm bảo không bị ẩm mốc. Kho chứa không bị dột, tạt nước khi mưa gió. Nguyên liệu và thức ăn thành phẩm phải được xếp trên các bệ kê, ba lét, không để trực tiếp xuống sàn nhà. Thức ănnguyên liệu được chất thành từng cột và chiều cao cột vừa phải để tránh xảy ra cháy. Nguyên liệu và thức ăn thành phẩm trước khi nhập kho phải có ẩm độ ở mức độ an toàn, thông thường từ 12 – 14%. Định kỳ xông hơi kho nguyên liệu, thành phẩm bằng các loại thuốc sát trùng không khí để bảo đảm an toàn dịch bệnh cũng như sự phá hoại của sâu mọt, nấm mốc. Cần lưu ý ghi chép nhập kho bao gồm các thông tin: tên nguyên liệu, ngày tháng nhập, họ tên chủ hàng, họ tên người giám định, bốc dỡ. Chú ý đảm bảo nguyên tắc vào trước ra trước, vào sau ra sau. Lưu mẫu nguyên liệu từng lô hàng và lưu cho đến khi sản phẩm được sản xuất từ lô hàng được sử dụng và không có sự cố nào. Đối với thức ăn thành phẩm cũng được lưu mẫu cho đến khi sản phẩm được sử dụng và không có sự cố. Các loại hóa chất: dầu máy, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng... không được để lẫn trong kho chứa thức ăn. 1.5.2 Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng Cũng như kho chứa thức ăn, kho chứa thuốc thú y cũng phải đảm bảo thông thoáng, có hệ thống thông gió tốt, không bị dột, tạt nước khi mưa gió. 7 Có kho lạnh, tủ lạnh để trữ vắc xin và một số loại kháng sinh yêu cầu lưu trữ lạnh. Tất cả các loại thuốc dùng cho lợn phải có nhãn hiệu, hạn sử dụng, thời gian ngưng thuốc. Phải có sơ đồ vị trí các loại thuốc trong kho và ghi chép theo dõi xuất nhập thuốc để tránh tình trạng có lô thuốc quên không sử dụng đến khi hết hạn sử dụng. 1.5.3 Kho chứa các vật dụng khác, xưởng cơ khí Các dụng cụ chăn nuôi chưa được sử dụng cần được bảo quản trong kho sạch sẽ, tránh lây nhiễm trước khi sử dụng. Tùy theo quy mô trại nên có một xưởng cơ khí để sửa chữa chuồng trại và lắp đặt các trang thiết bị. 2. Quản lý giống 2.1 Nguồn gốc con giống Con giống của trại được chọn lọc và nhân giống từ đàn lợn của trại để thay đàn. Trại phải có chương trình chọn lọc và quản lý giống để tăng chất lượng đàn giống. Có kế hoạch chọn giống để thay thế đàn và mua giống mới từ các trại giống với tỷ lệ nhất định để làm tươi máu, nâng cao năng suất đàn. Tất cả lợn giống phải được bấm dấu tai hay mang thẻ để quản lý. Việc bấm tai hay mang thẻ phải được thực hiện sao cho nhân viên đọc được dễ dàng và hiệu quả. Phải có hệ thống sổ sách theo dõi giống và có chương trình phối giống cụ thể cho trại. Chương trình phối giống giúp tăng ưu thế lai, tránh đồng huyết, tăng chất lượng đàn giống của trại. 2.2 Chất lượng con giống Để có đàn lợn thịt đạt năng suất và chất lượng cao, có tỷ lệ nạc trên 52% cần sử dụng các con lai 2 máu, 3 máu hoặc 4 máu để sản xuất lợn con nuôi thịt. Có thể dùng các dòng đực cuối cùng của các công ty nước ngoài hiện có ở Việt Nam để phối giống với các loại nái lai F1 để sản xuất lợn thịt thương phẩm có 34 máu nuôi thịt. 2.3 Quản lý con giống 2.3.1 Quản lý lợn đực giống Để đảm bảo đực giống có chất lượng tốt hơn, thời gian sử dụng lâu hơn nên khai thác lợn đực giống không quá 2 lầntuần đối với lợn đực giống dưới 2 năm tuổi và không quá 3 lầntuần đối với lợn đực giống trên 2 năm tuổi. Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với tần xuất khai thác khác nhau của từng đực giống. Tuổi bắt đầu khai thác tinh của lợn đực giống là 8 tháng tuổi đối với lợn nội, 10 tháng tuổi đối với lợn ngoại và tuổi sử dụng lợn đực giống không quá 3,5 năm. Trong thời gian sản xuất tinh, lợn đực giống phải được theo dõi và kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần các chỉ tiêu sức đề kháng của tinh trùng (R), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K). Mỗi lần khai thác tinh phải kiểm tra các chỉ tiêu: màu sắc, mùi, lượng xuất tinh đã lọc (V), hoạt lực của tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C). Kết quả kiểm tra chất lượng tinh dịch phải được ghi chép đầy đủ, chính xác vào sổ sách, có biểu mẫu theo dõi tại chuồng. 8 Khu vực phối, lấy tinh phải có nền chuồng nhám, tránh trơn trượt, tốt nhất có đệm cao su lót chuồng. Nếu phối giống bằng nhảy trực tiếp mỗi đực phụ trách 15 đến 20 nái đối với đực dưới 12 tháng tuổi; mỗi đực phụ trách 20 25 nái, đối với đực trên 12 tháng tuổi. 2.3.2 Quản lý lợn nái sinh sản và lợn con Đối với lợn nái: Sau khi phối giống, kiểm tra xem có động dục lại không. Kiểm tra lần thứ 1 vào lúc 1824 ngày và lần thứ 2 vào lúc 3648 ngày sau khi phối. Kiểm tra động dục 2 lần mỗi ngày đối với nái sau khi cai sữa. Tránh gây stress cho nái ở 34 tuần chửa đầu. Hạn chế mức ăn trong giai đoạn cai sữa cho lợn mẹ, sau đó cho ăn tự do để lợn nái mau động dục lại. Đối với lợn nái hậu bị: Không phối cho nái hậu bị ở lần động dục đầu; không phối giống cho lợn hậu bị khi trọng lượng cơ thể nhỏ hơn 90 kg đối với lợn cao sản hoặc nhỏ hơn 7 tháng tuổi. Cho lợn nái hậu bị ăn tự do ít nhất 2 tuần trước khi phối giống. Phải cho lợn đực thường xuyên kiểm tra đàn nái hậu bị để phát hiện động dục. Đối với lợn con theo mẹ: Phải được nuôi trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ chuồng nuôi giai đoạn mới sinh phải đạt 3032oC, nên có khu vực úm lợn con trong mỗi ổ. Thức ăn cho lợn con phải được phối hợp từ những nguyên liệu dễ tiêu hóa, có hàm lượng protein và axít amin cao, có mùi thơm. Giúp lợn con bú sữa đầu để tăng sức đề kháng. Tập ăn sớm cho cho lợn con ở ngày thứ 710 với các loại thức ăn tập ăn thích hợp. Cai sữa sớm (2128 ngày) để tăng số lứa đẻ trong năm. Bổ sung thêm sắt cho lợn con vào ngày tuổi thứ 7 và 21 để ngăn ngừa thiếu máu. Đối với lợn cai sữa: Không cai sữa lợn con có trọng lư ợng nhỏ hơn 5kg. Cho lợn sau cai sữa ăn tự do (đáp ứng nhu cầu). 3. Quản lý thức ăn, nước uống 3.1 Thức ăn 3.1.1 Nguyên liệu Thường xuyên giám sát các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu, thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, giảm an toàn sản phẩm chăn nuôi. Nguy cơ sinh học: là các sinh vật sống bao gồm các vi sinh vật gây bệnh, nấm mốc, nguyên sinh động vật, ký sinh trùng, côn trùng. Nguy cơ hóa học: là các tác nhân hóa học, bao gồm: các loại độc tố, kháng sinh, hóc môn, thuốc diệt côn trùng hay thuốc diệt chuột… Nguy cơ vật lý: là các tác nhân vật lý bao gồm mảnh kim loại, nhựa hay gỗ lẫn vào nguyên liệu chế biến thức ăn. 9 Kiểm soát các nguy cơ đi kèm với nguyên liệu thức ăn gồm nguy cơ về lây nhiễm Salmonella, nấm mốc và độc tố của chúng. Trong quá trình giao nhận nguyên liệu cũng như thức ăn hỗn hợp, phải kiểm tra tất cả các thông tin về chúng và ghi nhận cẩn thận. Các thông tin gồm: số lượng, tên hàng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, đánh giá cảm quan, mùi vị… Khi đưa vào kho lưu trữ phải đặt ngay ở đúng vi trí hay đúng với bồn chứa đã được đánh dấu. Chỉ dự trữ nguyên liệu khi đáp ứng tiêu chuẩn kho chứa (diện tích, độ thông thoáng, nhiệt độ, cần thiết phải tham khảo các nhà chuyên môn trước khi có quyết định). 3.1.2 Thức ăn tự trộn Bảo đảm nguyên liệu sử dụng có chất lượng tốt (đánh giá cảm quan; phân tích giá trị dinh dưỡng; hàm lượng nấm mốc, độc tố…). Đặc biệt chú ý về mức độ tối đa cho phép nhiễm độc tố aflatoxin B1 và các vi sinh vật có hại. Phải có kỹ thuật theo dõi hệ thống trộn để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, trộn đúng thời gian, nghiền đúng kích thước. Kiểm tra độ đồng đều của máy trộn bằng các biện pháp như so màu, phân tích hàm lượng muối. Hệ thống trộn thức ăn phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh tạp nhiễm từ mẻ trộn này sang mẻ khác, đặc biệt là mẻ trộn có thuốc và không thuốc. Nên trộn mẻ không chứa thuốc trước, mẻ chứa thuốc sau. Ghi nhận lại tất cả các khẩu phần trộn, trình tự trộn và nhân viên phụ trách trộn vào sổ nhật ký sản xuất. Cần kiểm soát chặt chẽ để tránh nhiễm chéo các chất phụ gia trong quá trình bảo quản, bao bì, vận chuyển, cân, từ mẻ trộn này sang mẻ trộn khác. Có hướng dẫn chuyên môn về xây dựng khẩu phần tối ưu, cách phối trộn thức ăn…Tất cả trang thiết bị trộn thức ăn, cân nên được hiệu chỉnh hay kiểm tra định kỳ. Sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải tuân thủ thời gian ngưng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thay thế sử dụng kháng sinh, hóc môn trong thức ăn bằng các chế phẩm sinh học (thảo dược, men, probiotic, axít hữu cơ, vitamin liều cao, chất điện giải…). Không được sử dụng kháng sinh, hóa chất trong danh mục cấm của Bộ NNPTNT . Khi sử dụng thức ăn tự trộn cần phải xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho từng loại nguyên liệu. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở là phải phù hợp với yêu cầu sản xuất và được sự đồng thuận của tất cả các thành phần liên quan: nhà cung cấp nguyên liệu, cơ sở chăn nuôi. Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra theo các nôi dung kiểm tra lý tính, dinh dưỡng, độc tố… Thường xuyên kiểm tra bên trong và bên ngoài khu sản xuất để đảm bảo không có nguyên liệu rơi vãi nhằm tránh nguy cơ tích tụ thức ăn nhiễm vi khuẩn, côn trùng, nấm mốc. 3.1.3 Thức ăn hỗn hợp Lựa chọn sản phẩm của các hãng sản xuất thức ăn có uy tín trên thị trường và phải ký hợp đồng, yêu cầu nhà sản xuất thức ăn cam kết là không sử dụng kháng sinh cấm và các chất kích thích sinh trưởng. Phải lưu mẫu và các mẫu nên chứa trong hộp có nắp đậy hay túi nylon buộc miệng. 10 Ưu tiên sử dụng thức ăn của những nhà cung cấp lớn, có uy tín đã được chứng nhận áp dụng các hệ thống chất lượng HACCP, GMP... Tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về cách sử dụng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng. Chất lượng thức ăn cho các loại lợn ở các lứa tuổi phải tuân thủ theo Tiêu chuẩn Việt Nam 3.1.4 Kỹ thuật cho ăn Phương thức nuôi lợn thịt là cho ăn tự do theo từng bữa, thường 23 bữangày. Tốt nhất là sử dụng máng ăn tự động hoặc bán tự động để thức ăn luôn có sẵn trong máng, lợn sẽ được ăn theo nhu cầu. Trong trường hợp này, chú ý kiểm tra lượng thức ăn trong thùng chứa hoặc trong Silo. 3.1.5 Thức ăn có trộn thuốc Trộn thuốc vào trong thức ăn nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh hoặc nhằm mục đích kích thích sinh trưởng. Cần phải ghi chép đầy đủ việc sử dụng thức ăn, loại thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng thức ăn có trộn thuốc, thời gian ngưng thuốc. 3.2 Quản lý nguồn nước 3.2.1 Nước uống Kiểm tra nguồn nước phải là một tiêu chí bắt buộc đối với trại chăn nuôi an toàn. Nguồn nước dùng cho chăn nuôi phải được kiểm tra định kỳ 6 thánglần và kiểm tra đột xuất khi cần thiết; lưu các kết quả kiểm tra. Kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước gồm bồn chứa nước, ống dẫn, máng uống, núm uống để đảm bảo hệ thống không bị hở, không bị rò rỉ, không bị ô nhiễm bởi bụi bặm, chất bẩn… Mỗi lần lấy mẫu kiểm tra ít nhất lấy 2 mẫu ở đầu nguồn cấp (nước công cộng, giếng đào, hồ nước…) và ở cuối nguồn (núm uống hay máng uống). Nước cung cấp cho lợn uống phải đạt được các tiêu chuẩn đã được quy định trong TCN. 3.2.2 Nước vệ sinh Nước rữa chuồng, vệ sinh phải được thiết kế cho chảy thẳng vào hệ thống xử lý nước thải và bể chứa, không được cho chảy ngang qua các khu chuồng khác. Có hệ thống tách nước mưa ra khỏi nước rữa chuồng, vệ sinh để giảm lượng nước thải do chăn nuôi. Nước thải phải qua hệ thống bể lọc và bể lắng để loại chất thải rắn, sau đó qua bể chứa để phân hủy sinh học trước khi thải ra môi trường. Tuyệt đối không thải tực tiếp nước thải chưa xử lý ra môi trường. 3.2.3 Nước pha thuốc Lý do cho thuốc vào nước cho lợn uống là vì lợn bệnh có thể bỏ thức ăn nhưng vẫn uống nước, cung cấp thuốc thông qua nước uống sẽ hiệu quả hơn thông qua thức ăn. 11 Phân công cụ thể người chịu trách nhiệm việc quyết định chọn thuốc, liều lượng, thay đổi van trong hệ thống cấp nước, điều chỉnh tốc độ nước, đưa thuốc vào hệ thống. Lập danh sách người theo dõi, chịu trách nhiệm về việc này; ghi chép lại tất cả các thông tin liên quan đến việc điều trị (nhà cung cấp, loại thuốc, liều lượng, hạn sử dụng, lưu trữ…). Phải pha thuốc vào một lượng nước vừa đủ để cho lợn uống hết trong vòng 12 giờ, sau đó xả nước cho lợn uống bình thường. Thông thường nên chuẩn bị dư lượng nước vì một phần sẽ bị hao hụt khi lợn uống, đặc biệt là nếu cho uống bằng núm uống tự động. 4. Quản lý đàn 4.1 Nhập lợn Thông thường lợn đựơc mua mới để thay đàn, trẻ hoá đàn, làm tươi máu, nâng cao năng suất đàn hay để tăng đàn. Chỉ nên mua lợn mới từ 12 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế mua lợn từ nhiều nguồn khác nhau để hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại. Tất cả lợn nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch, HACCP, GMP… Yêu cầu nhà cung cấp lợn giống cung cấp đầy đủ hồ sơ gồm giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, hồ sơ sức khỏe, chương trình vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng, tình hình xử lý nước uống và thức ăn cho lợn. Lợn mới nhập trại phải đưa vào khu cách ly, nuôi thích nghi 68 tuần. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình nuôi thích nghi. Kết hợp với thông tin từ hồ sơ khi nhập lợn mà lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến một số bệnh như: bệnh giả dại, lở mồm long móng, dịch tả, PRRS … Năm ngày trước khi cho lợn vào chuồng, phải rửa chuồng sạch sẽ bằng vòi nước có áp lực mạnh, quét dung dịch vôi và phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Chuẩn bị máng ăn (máng dài, tự động hay bán tự động…), máng uống (uống máng hay núm uống), có đầy đủ nước sạch. Khi lợn đến nơi, chuyển lợn xuống ngay, không để lâu trên xe. Nên phân chia lợn theo kích thước: nhỏ, nhỡ và to, nhốt từng loại vào các ngăn riêng. Hòa chất điện giải và vitamin hỗn hợp cho lợn uống ngay sau khi lợn vào chuồng. Không cho ăn trong 6 giờ đầu kể từ khi đưa lợn vào chuồng mà chỉ cho uống nước có pha chất điện giải và vitamin. Tránh hiện tượng cắn nhau bằng cách cung cấp rau, cỏ non cho lợn, cử người túc trực để tách và điều trị kịp thời những con bị tổn thương do cắn nhau. Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ bằng cách lấy một ít phân, nước tiểu lợn để vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu. Chăn nuôi theo phương thức “cùng vào, cùng ra” nhằm hạn chế sự lây lan bệnh tật. 4.2 Xuất bán lợn Cần phải bố trí khu vực xuất bán lợn ở phía cuối trại và có lối đi riêng để hạn chế lây nhiễm cho toàn trại. Phải đảm bảo rằng lợn không tồn dư kháng sinh khi bán ra thị trường. Cần phải tuân thủ tuyệt đối thời gian ngưng thuốc trước khi xuất bán để giết thịt. 12 Thông thường lợn nái, nọc loại thải rất dễ tồn dư kháng sinh do chủ trang trại thường quên là lợn đang được điều trị. Phải ngưng thuốc điều trị với đủ thời gian tuỳ từng loại thuốc. Trước khi bán lợn để giết mổ hay bán lợn giống, cần phải xem xét lại hồ sơ (nguồn gốc, tình hình điều trị, lý lịch..) của tất cả các loại lợn. Gửi hồ sơ kèm theo lợn khi vận chuyển. 4.3 Chu chuyển đàn Bao gồm chuyển lợn nái lên chuồng đẻ, rút lợn nái sau cai sữa, chuyển lợn con sang khu lợn sau cai sữa, chuyển lợn sau cai sữa lên nuôi thịt, chuyển lên khu nuôi hậu bị (đực, cái), chuyển đến khu chờ phối, chuyển đến khu nái mang thai, chuyển đến khu đực làm việc… Cần chú ý là chuyển lợn nhỏ đến khu lợn lớn hơn và không chuyển ngược lại. Khi thực hiện việc chu chuyển tốt nhất là nên có phương tiện chuyên dụng cho từng khu và phải sát trùng cẩn thận trước và sau khi chuyển. 4.4 Vận chuyển lợn Cách vận chuyển lợn có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vật nuôi cũng như chất lượng thịt. Vấn đề stress trong vận chuyển lợn không thể tránh khỏi hoàn toàn, nhưng một kiến thức tốt trong vấn đề này sẽ hạn chế tối đa stress khi vận chuyển lợn. Nên đề ra các quy tắc cơ bản trong quá trình di chuyển lợn, đưa lợn lên, xuống xe. Các quy tắc này phải cụ thể và được in ra, phát tận tay công nhân thực hiện để hạn chế tối đa stress trong quá trình vận chuyển. 5. Quản lý dịch bệnh 5.1 Giám sát dịch bệnh Áp dụng phương thức cùng vàocùng ra theo thứ tự ưu tiên là: cả khu từng dãy từng chuồng từng ô lợn (tùy theo điều kiện chăn nuôi cụ thể để lựa chọn). Mật độ nuôi thay đổi tùy theo lứa tuổi, nhưng phải đảm bảo mật độ nuôi thích hợp để duy trì sức khỏe của đàn lợn. Đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho lợn sinh trưởng (trong khoảng 25270C); chú ý thông thoáng chuồng nuôi để tạo sự dễ chịu cho gia súc. Một trong những yêu cầu bắt buộc của chăn nuôi lợn an toàn là sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, không chứa các chất tồn dư độc hại. Vì thế chương trình quản lý sức khỏe đàn lợn là rất cần thiết, đảm bảo con vật khỏe mạnh, giảm sử dụng thuốc phòng trị bệnh và do đó giảm nguy cơ tồn dư. Có kế hoạch sử dụng, hướng dẫn sử dụng cụ thể và ghi chép tình hình sử dụng kháng sinh để đảm bảo không có tồn dư trong thịt. Các thông tin cần ghi chép là: ngày sử dụng, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng lợn, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc, không bán lợn trước ngày, có gãy kim không. Để đánh giá trại chăn nuôi an toàn, việc xem xét tất cả các hồ sơ tiêm phòng, điều trị của lợn choai, vổ béo và lợn nái là một bước bắt buộc và khá quan trọng đối với trại nuôi lợn thịt cũng như lợn giống. 5.2 . Bảo quản và sử dụng thuốc thú y 13 Vắc xin và một số kháng sinh phải được bảo quản lạnh, chỉ khi sử dụng mới lấy ra. Mỗi loại thuốc để riêng một khu vực và không để lẫn vào nhau, đặc biệt là đối với các loại thuốc có tính đối kháng nhau. Ghi chép xuất nhập kho cẩn thận từng loại thuốc, chủng loại thuốc, thời hạn sử dụng để sử dụng đúng hạn, tránh lãng phí. Cần phải có kế hoạch cụ thể về việc sử dụng vắc xin và thuốc thú y cho trại và phải lập bảng kế hoạch sử dụng thuốc. Kế hoạch gồm: tên thuốc, nhà sản xuất, lý do dùng thuốc, liều lượng, cách dùng, khuyến cáo dùng thuốc, nơi lưu trữ, thời gian ngưng thuốc. 5.3 Quy trình phòng trị bệnh 5.3.1 Quy trình phòng bệnh Có lịch tiêm phòng các bệnh chính (dịch tả, tụ huyết trùng, giả dại và lở mồm long móng), các bệnh khác tùy theo tình hình dịch tễ của vùng mà có yêu cầu cụ thể về quy trình phòng bệnh. Khi có lợn có biểu hiện bệnh lập tức cách ly để điều trị và ghi lại tất cả các thông tin liên quan đến quá trình điều trị. 5.3.2 Quy trình trị bệnh Chuyển lợn bệnh ra khu cách ly, trường hợp bất khả kháng không chuyển ra khu cách ly riêng thì phải đưa vào ô chuồng riêng. Mời bác sỹ thú y chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị. Có thể sử dụng kháng sinh để điều trị nhưng phải nghiêm túc tuân thủ quy định về chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc và ghi chép đầy đủ vào trong hồ sơ. Không sử dụng những kháng sinh nằm trong danh mục cấm của nhà nước. Phải tuân thủ tuyệt đối thời gian ngưng thuốc trước khi giết thịt. Đánh dấu lợn đã dùng thuốc và lưu ý khách hàng về vấn đề này. Ghi chép đấy đủ mọi can thiệp về thú y. 5.3.3 Liều lượng và thời gian ngưng thuốc Không tiêm quá 10cc thuốc vào vị trí cổ cho lợn trưởng thành và không quá 2cc cho lợn con. Tuyệt đối tuân thủ thời gian ngưng thuốc theo khuyến cáo của từng loại thuốc để đảm bảo sản phẩm không có tồn dư, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Không được bán lợn để giết thịt khi đang điều trị bằng kháng sinh với bất cứ lý do nào. 6. Quản lý chất thải 6.1 Chất thải rắn Chất thải rắn bao gồm phân, chất độn chuồng, chất thải sinh học (nhau thai, chất nhầy…). Phân phải được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi tập trung để xử lý mà không gây mùi khó chịu cho dân cư sống lân cận hay sinh ruồi nhặng. Chất độn chuồng dùng trong chăn nuôi lợn thường là mạt cưa, rơm, trấu. Trong chất độn chuồng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn, cần phải có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ những nguy cơ này. 14 Lợn thường nhai và ăn các vật liệu độn chuồng, nên khi các vật liệu này bị nhiễm các tác nhân gây hại thì rất dễ gây hại cho lợn. Kiểm soát các nguy cơ từ chất độn chuồng: Cần áp dụng tất cả các biện pháp bảo quản lưu trữ có thể để hạn chế tối đa nhiễm phân các loại gia súc khác, chuột bọ, chim. Chỉ chọn mua chất độn chuồng từ những nhà cung cấp có uy tín, không chứa những mầm bệnh truyền nhiễm, hóa chất, mảnh kim loai, gỗ, thủy tinh. Thường xuyên thay đổi chất độn chuồng khi bị ướt, ẩm, mốc nếu chăn nuôi liên tục. Nếu chăn nuôi theo quy trình “cùng vào cùng ra” thì phải thay đổi toàn bộ chất độn chuồng khi kết thúc lứa lợn. 6.2 Chất thải lỏng Chất thải lỏng bao gồm nước dọn chuồng, nước rữa vệ sinh chuồng trại; toàn bộ nước thải phải được thải trực tiếp vào khu xử lý chất thải, không được cho chảy ngang qua các khu chăn nuôi khác. Tất cả các trang trại lợn không được phép xả nước thải chưa được xử lý trực tiếp ra môi trường. Lắp đặt hệ thống phân lọai, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt nhằm giúp cho việc xử lý được dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Một hệ thống thóat nước mưa phải được xây dựng nhằm tách nước mưa ra khỏi nước thải chăn nuôi lợn. Nước thải sau khi xử lý phải đạt được tiêu chuẩn TCN 6782006 do Bộ NNPTNT ban hành trước khi thải ra môi trường. 6.3 Xử lý động vật chết Tất cả lợn chết do bệnh hoặc không rõ lý do đều không được bán ra ngoài thị trường, không sử dụng trong bếp ăn tập thể của xí nghiệp hoặc cho tiêu thụ nội bộ. Khi phát hiện lợn chết phải báo cáo với cán bộ kỹ thuật để có biện pháp xử lý đúng. Mỗi trại chăn nuôi quy mô vừa cần xây dựng lò thiêu chuyên dụng, trại nhỏ thì phải có đất để chôn lợn chết. Nơi chôn hay đốt lợn chết phải đặt ở cuối hướng gió ở phía cuối trại và cách khu chăn nuôi tối thiểu là 30 m. 6.4. Kiểm soát ô nhiễm môi trường Thường xuyên thu gom phân trong chuồng lợn và hạn chế sử dụng nước rửa chuồng là một giải pháp nhằm giảm lượng chất thải từ chăn nuôi lợn. Sử dụng khẩu phần cân đối các chất dinh dưỡng, bổ sung các chế phẩm vi sinh để giảm mùi hôi là cần thiết để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi lợn. Thương xuyên kiểm tra, rắc vôi và các thuốc sát trùng khác để diệt giòi lên hố chứa phân, sử dụng chế phẩm vi sinh rắc lên hố chứa phân để hạn chế mùi hôi. 7. Kiểm soát côn trùng và động vật hoang dã khác Kiểm soát côn trùng, động vật khác nhằm làm giảm nguy cơ phát tán bệnh từ nơi này đến nơi khác, từ trại này sang trại khác. Các biện pháp kiểm soát bao gồm kiểm soát bên ngoài: lợn nuôi, chim, gặm nhấm và con người; kiểm soát bên trong: nhằm hạn chế lây lan bệnh tật từ khu vực này đến khu vực khác của trại. 15 Chó, mèo có thể là nguồn mang mầm bệnh vào trại; cách tốt nhất để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho trại là tuyệt đối không cho chúng vào trại. Tuyệt đối không nuôi bất kỳ động vật nào khác trong trang trại. 7.1 Kiểm sóat gặm nhấm Chuột có thể là nguồn lây bệnh từ trang trại này sang trại khác và phá hoại các công trình trong trại. Có mô tả, hướng dẫn chi tiết chương trình kiểm soát gặm nhấm của trại. Tên, loại hóa chất, bả chuột, loại bẩy chuột, vị trí đặt bẩy, bao lâu thay bả chuột, bao lâu kiểm tra bẫy chuột. Bảng hướng dẫn này phải được in ra và đưa cho người trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện. Cần phải có sơ đồ chi tiết vị trí đặt bả, bẫy chuột để kiểm soát các rủi ro do chúng gây ra. Nên ghi chép lại số lượng chuột bị diệt; thường xuyên kiểm tra để xử lý chuột chết khi đặt bã chuột. Một số phương pháp kiểm soát: Dọn dẹp sạch sẽ rác, bao thức ăn vì đây có thể là nơi ẩn nấp, làm tổ của chuột. Dọn dẹp, phát hoang cây cối xung quanh trại. Bịt tất cả các đường ống có thể là đường xâm nhập của chuột bằng vật liệu bền, không gỉ. Cửa chuồng, trại nên được thiết kế sao cho vừa khít (cách mặt đất không quá lớn), để chuột không thể chui vào. Xây tường âm xuống đất, gắn miếng kim loại lên trường để hạn chế chuột đào hang, hạn chế chuột leo tường vào trại. Quét dọn thức ăn rơi vãi dưới thùng chứa cũng như trong kho chứa. Tuỳ thuộc vào tình hình dịch tễ của vùng và sức khoẻ của đàn lợn mà ta có thể dùng chó, mèo như tác nhân kiểm soát chuột bởi vì chó mèo cũng có thể là nguồn lây bệnh cho đàn vật nuôi. Chú ý mang găng tay khi thao tác với thuốc diệt chuột, với chuột chết và rửa tay sạch sẽ sau khi thao tác. 7.2 Kiểm sóat chim hoang dã Không được nuôi chim, bồ câu trong trại chăn nuôi vì đây có thể là nguồn lây lan mầm bệnh. Dọn dẹp sạch sẽ thức ăn thừa trong trại cũng như khu vực dự trữ thức ăn để không thu hút chim vào trại. Có thể đánh bẫy chim nếu số lượng chim hoang dã quá nhiều trong khi vực trại 7.3 Kiểm sóat ruồi nhặng Ruồi có thể mang mầm bệnh như Streptococcus từ trang trại này sang trang trại khác cách nhau khoảng 2 km, đây là nguyên nhân gây bệnh viêm màng não ở lợn. Kiểm soát ấu trùng của ruồi trong hầm chứa phân bằng cách dùng vôi bột hay thuốc sát trùng khác để diệt giòi. Thường xuyên vệ sinh chuồng lợn, dọn phân hàng ngày và phun thuốc sát trùng tiêu diệt giòi. Dọn rửa các chất nhầy, nhau thai ngay lập tức sau khi lợn con được sinh ra. 16 Dùng máy phun áp xuất để vệ sinh phân, thức ăn thừa, rửa chuồng sẽ hiệu quả cao hơn. 8. Quản lý nhân sự 8.1 An toàn lao động Tất cả các hóa chất độc hại sử dụng trong trang trại chăn nuôi phải có hướng dẫn sử dụng rỏ ràng và người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng những hóa chất này phải có am hiểu về hóa chất và có kỹ năng ghi chép. Trang trại phải cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cấp cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi người lao động bị tai nạn. Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại. 8.2 Điều kiện làm việc Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý. Điều kiện làm việc phải bảo đảm và phù hợp với sức khỏe của người lao động. Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ lao động. Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ (các thiết bị điện và cơ khí) phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng. Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng. 8.3 Phúc lợi Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt nam. Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt và có những thiết bị, dịch vụ cơ bản. Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý, phù hợp với Luật Lao động của Việt nam. 8.4. Đào tạo, huấn luyện Cần phải thiết lập một chương trình huấn luyện nhân viên thường xuyên, ít nhất 1 lầnnăm về các kỹ năng chăn nuôi, các quy định về vệ sinh an toàn sinh học, những hướng dẫn mới cần triển khai áp dụng. Huấn luyện nhân viên mới về các nội quy của trại, các quy định về an toàn sinh học, huấn luyện kỹ năng chăn nuôi trước khi thực hiện công việc chăn nuôi. Phân công người hướng dẫn trong thời gian đầu để theo dõi, giám sát, giúp đỡ nhân viên mới trong thời gian làm quen việc. Phải có tài liệu và ghi chép các chương trình huấn luyện. Có thể gửi nhân viên đến các trung tâm huấn luyện để huấn luyện về các kỹ năng chuyên sâu. 8.4.1 Huấn luyện vệ sinh Huấn luyện cho tất cả các nhân viên cả mới lẫn cũ về tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh trại chăn nuôi cũng như thực hành chăn nuôi an toàn. 17 Các nhân viên chịu trách nhiệm vệ sinh và khử trùng phải được huấn luyện, hiểu rõ nguyên tắc và phương pháp vệ sinh, sát trùng hiệu quả. Chương trình huấn luyện nên bao gồm các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm như tồn dư kháng sinh, hóc môn trong thịt. Trang trại phải có chương trình huấn luyện cho nhân viên
MỤC LỤC CHƯƠNG I: NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG 1 Phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dụng 1.1 Phạm vi điều chỉnh 1.2 Đối tượng áp dụng 1.3 Mục đích thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) Giải thích từ ngữ 2.1 Thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) 2.2 An toàn sinh học chăn nuôi 2.3 Chất thải chăn nuôi .2 CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT .2 Địa điểm .2 1.1 Lựa chọn địa điểm 1.2 Bố trí mặt (khu hành chính, khu vực kho, khu chăn nuôi ) 1.3 Bố trí khu chăn nuôi (khu nuôi, khu tân đáo, khu cách ly, khu xử lý chất thải, ) 1.4 Chuồng nuôi 1.4.1 Thiết kế chuồng trại 1.4.2 Thiết bị chăn nuôi 1.4.3 Vệ sinh chuồng trại dụng cụ chăn nuôi .4 1.5 Nhà xưởng, văn phòng, công trình phụ 1.5.1 Kho chứa thức ăn 1.5.2 Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng 1.5.3 Kho chứa vật dụng khác, xưởng khí .7 Quản lý giống 2.1 Nguồn gốc giống .7 2.2 Chất lượng giống 2.3 Quản lý giống 2.3.1 Quản lý lợn đực giống 2.3.2 Quản lý lợn nái sinh sản lợn Quản lý thức ăn, nước uống 3.1 Thức ăn 3.1.1 Nguyên liệu 3.1.2 Thức ăn tự trộn .9 3.1.3 Thức ăn hỗn hợp 3.1.4 Kỹ thuật cho ăn 10 3.1.5 Thức ăn có trộn thuốc 10 3.2 Quản lý nguồn nước 10 3.2.1 Nước uống 10 3.2.2 Nước vệ sinh .10 3.2.3 Nước pha thuốc 10 Quản lý đàn 11 4.1 Nhập lợn .11 4.2 Xuất bán lợn 11 4.3 Chu chuyển đàn 12 4.4 Vận chuyển lợn .12 Quản lý dịch bệnh .12 5.1 Giám sát dịch bệnh 12 5.2 Bảo quản sử dụng thuốc thú y 12 5.3 Quy trình phòng trị bệnh 13 5.3.1 Quy trình phòng bệnh 13 5.3.2 Quy trình trị bệnh 13 5.3.3 Liều lượng thời gian ngưng thuốc 13 Quản lý chất thải .13 6.1 Chất thải rắn 13 6.2 Chất thải lỏng 14 6.3 Xử lý động vật chết .14 6.4 Kiểm soát ô nhiễm môi trường 14 Kiểm soát công trùng động vật hoang dã khác .14 7.1 Kiểm soát găm nhấm .15 7.2 Kiểm soát chim hoang dã 15 7.3 Kiểm soát ruồi nhặng 15 Quản lý nhân 16 8.1 An toàn lao động 16 8.2 Điều kiện làm việc .16 8.3 Phúc lợi 16 8.4 Đào tạo, huấn luyện .16 8.4.1 Huấn luyện vệ sinh 16 8.4.2 Huấn luyện kỹ thuật 17 8.4.3 Huấn luyện đặc biệt 17 8.5 Nội quy 17 8.5.1 Đối với nhân viên trại 17 8.5.2 Đối với khách tham quan 18 Ghi chép lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc thu hồi sản phẩm 19 9.1 Hệ thống sổ sách ghi chép .19 9.2 Lưu trữ, báo cáo 19 10 Kiểm tra nội 20 11 Khiếu nại giải khiếu nại .20 12 Các phụ lục 21 CHƯƠNG I NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG Phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dụng 1.1 Phạm vi điều chỉnh Thực hành sản xuất chăn nuôi tốt (GAHP; Good Animal Husbandry Practices) chăn nuôi lợn quy định quy trình nhằm ngăn ngừa hạn chế rủi ro từ mối nguy ô nhiễm ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng sản phẩm thịt lợn, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động phúc lợi xã hội cho người lao động Quy định áp dụng cho tất trang trại chăn nuôi lợn thịt thương phẩm tự túc hay không tự túc sản xuất giống mang tính hàng hóa phạm vi nước, không bắt buộc áp dụng trại giữ giống gốc Chăn nuôi gia đình, mang tính chất tận dụng, quy mô nhỏ khuyến khích áp dụng quy định 1.2 Đối tương áp dụng GAHP áp dụng tổ chức cá nhân nước nước tham gia sản xuất, kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi lợn thịt lãnh thổ Việt nam Là sở để hướng dẫn việc thực hành sản xuất chăn nuôi lợn tốt điều kiện Việt nam Quy trình áp dụng cho tất sở chăn nuôi lợn thịt, quy mô lớn (trên 2000 lợn thịt), quy mô vừa (từ 200-2000 lợn thịt) quy mô bé (nhỏ 200 lợn thịt) 1.3 Mục đích thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) Hướng dẫn người chăn nuôi lợn hướng tới sản xuất sản phẩm an toàn, nhà quản lý nhà nước có sở pháp lý để kiểm tra Đảm bảo sản xuất lợn thịt xuất chuồng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm: chất lượng thịt cao, không chứa tồn dư hóa dược (kháng sinh, hóc môn, thuốc sát trùng…), không bị nhiễm mầm bệnh nguy hiểm (Salmonella, E.coli…) Tăng cường trách nhiệm tổ chức cá nhân sản xuất quản lý an toàn thực phẩm Tạo điều kiện để trang trại chăn nuôi lợn thực sản xuất chứng nhận GAHP Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm Nâng cao chất lượng hiệu cho chăn nuôi lợn Việt nam Giải thích từ ngữ 2.1 Thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) GAHP viết tắt cụm từ tiếng Anh: ‘Good Animal Husbandry Practice’ có nghĩa thực hành sản xuất chăn nuôi tốt GAHP bao gồm thủ tục quy trình áp dụng chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi dưỡng để đạt yêu cầu đặt chất lượng an toàn sản phẩm chăn nuôi Quy trình mô tả phương pháp, trang thiết bị, dụng cụ biện pháp kiểm soát động vật nuôi GAHP chương trình tiên kế hoạch sản xuất thực phẩm an toàn, chất lượng cao 2.2 An toàn sinh học chăn nuôi An toàn sinh học sách biện pháp xử lý thực để bảo vệ vật nuôi khỏi mối nguy sinh học An toàn sinh học biện pháp nhằm làm giảm nguy phát tán bệnh từ nơi đến nơi khác, từ trại sang trại khác Các biện pháp an toàn sinh học giúp giữ cho đàn gia súc an toàn khỏi bệnh tật lây nhiễm từ môi trường động vật khác cách ly gia súc nhập, vệ sinh sát trùng, hàng rào cách ly khoảng cách trại, sát trùng giày dép, dụng cụ, xe cộ trước vào trại, kiểm soát côn trùng… 2.3 Chất thải chăn nuôi Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn chất thải lỏng Chất thải rắn bao gồm phân, chất độn chuồng, chất thải sinh học: gia súc chết, thai, chất nhầy… Chất thải lỏng nước rữa chuồng, vệ sinh chuồng trại, dụng cụ… CHƯƠNG II NỘI DUNG THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT Địa điểm 1.1 Lựa chọn địa điểm Vị trí xây dựng trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất địa phương Khoảng cách từ trại chăn nuôi đến khu dân cư, công trình xây dựng, nguồn nước, trại chăn nuôi khác theo quy định Nhà nước ban hành 1.2 Bố trí mặt (khu hành chính, khu vực kho, khu chăn nuôi ) Sơ đồ trại vị trí công trình xây dựng, dãy chuồng nuôi nội quy trại phải đặt vị trí thuận lợi cho quan sát khách tham quan, nhân viên Trang trại chăn nuôi thiết kế bao gồm khu vực khác nhau: khu chăn nuôi khu làm việc hành Hai khu vực cần có hàng rào tường xây ngăn cách Giữa khu chăn nuôi nên có hàng rào ngăn cách để hạn chế lại Nhà tắm, thay quần áo công nhân bố trí phía cổng khu chăn nuôi 1.3 Bố trí khu chăn nuôi (khu nuôi, khu tân đáo, khu cách ly vật nuôi ốm, xử lý chất thải ) Trong khu chăn nuôi ưu tiên khu chuồng nuôi lợn đực giống nái nuôi bố trí đầu hướng gió Chuồng lợn cách ly, khu xử lý lợn ốm, chết, nhà chế biến hay chứa phân, bể chứa nước thải phải đặt cuối hướng gió Ở cổng vào khu chuồng trại có bố trí hố khử trùng, đầu dãy chuồng bố trí hố khử trùng Người xe cộ vận chuyển trước vào trại phải qua hố Khu vực xuất bán lợn nên thiết kế nằm khu vực vành đai trại có lối riêng để xe chuyên chở lợn không cần phải vào trại Đường vận chuyển thức ăn trại không trùng với đường vận chuyển phân đầu hướng gió Trong đó, đường vận chuyển phân hay xuất lợn bán cần thiết kế cuối hướng gió Trong trại lợn cần trồng xanh tạo thảm cỏ để tăng cường khả chống nóng, góp phần cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi Khu nuôi cách ly lợn ốm, khu nuôi tân đáo phải bố trí cách biệt có hàng rào ngăn cách với khu chăn nuôi Bể chứa nước phân phải đặt khu xử lý chất thải, phía hàng rào khu chăn nuôi 1.4 Chuồng nuôi 1.4.1 Thiết kế chuồng trại Hướng chuồng: Tốt hướng Đông-Tây Đông bắc-Tây nam Nếu chuồng kín hướng chuồng không thiết phải hướng Ngoài ra, tùy thuộc vào kích thích chiều lô đất mà bố trí hướng chuồng cho phù hợp Kiểu chuồng, chọn kiểu chuồng: chuồng hở, thông thoáng tự nhiên; chuồng kín điều tiết nhiệt độ, ẩm độ Nền chuồng: Không trơn láng, độ dốc đảm bảo dễ thoát nước Mái chuồng có dạng mái mái; vật liệu làm mái ngói, tole, fibro-cement, lá, tốt loại lợp lớp Vách chuồng: làm song sắt hay inox xây gạch, bê tông Khoảng cách dãy chuồng khu chăn nuôi tối thiểu 10 m tính từ mép mái chuồng; khoảng cách khu chuồng với khu chuồng tối thiểu 30 m Mật độ chăn nuôi: tuân thủ theo quy định kỹ thuật, đảm bảo đủ diện tích máng ăn, máng uống cho lợn Thiết kế chuồng trại cho đối tượng lợn khác tuân thủ quy định hành Nhà nước 1.4.2 Thiết bị chăn nuôi Nhóm thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống: Máng chứa thức ăn, nước uống phải làm xi măng; nhựa trơ, không độc; kim loại hay hợp kim bị ăn mòn, không chứa chì, arsen Khay, silo chứa thức ăn làm nhựa trơ, độc tính; kim loại hay hợp kim bị ăn mòn, không chứa chì, arsen Núm uống phải làm kim loại hay hợp kim bị ăn mòn không chứa chì, arsen Thực tốt việc tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi Nhóm thiết bị, dụng cụ vệ sinh chuồng trại, thu gom chứa chất thải Dụng cụ hốt phân phải làm kim loại hay hợp kim nhựa Thùng chứa phân phải làm nhựa, kim loại hay hợp kim, phải có nắp đậy không bị rò rỉ Cất giữ nơi quy định, thực tốt việc tiêu độc khử trùng Nhóm bảo hộ lao động Trang bị bảo hộ lao động riêng biệt cho công nhân trại khách tham quan Ủng phải làm cao su hay nylong dày Khẩu trang, găng tay, mũ phải làm vật liệu chuyên dùng, đảm bảo không lây truyền mầm bệnh Áo, quần bảo hộ phải làm vải hay vật liệu chuyên dụng, tốt áo liền quần Tiêu độc khử trùng cất giữ nơi quy định Thiết bị khác Đèn chiếu sáng hay sưởi ấm phải có mũ chụp Quạt làm thông thoáng đặt vị trí hướng gió thổi từ nơi đến nơi bẩn Sàn lót cho lợn nái nuôi con, lợn nái mang thai làm nhựa hay xi măng chắn, bề mặt không trơn láng không gồ gề Chất độn chuồng (nếu có) không chứa côn trùng gây hại, không chứa nấm mốc, tác nhân vật lý (mảnh kim loại, mảnh thủy tinh ) hóa học (các hóa chất độc hại) Tiêu độc, khử trùng định kỳ theo quy định 1.4.3 Vệ sinh chuồng trại dụng cụ chăn nuôi Thực vệ sinh, sát trùng tốt giúp hạn chế bệnh tật giảm việc sử dụng kháng sinh Vệ sinh dịch chiết lợn phương cách phòng trừ bệnh tật hiệu Kiểm soát tác nhân làm tăng độ ẩm không khí chuồng nuôi: hệ thống thoát nước kém, chuồng trại bị dột nước mưa, mật độ nuôi cao, hệ thống thông gió nhằm hạn chế vi sinh vật có hại tồn phát triển Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống nước, hầm chứa phân hệ thống cung cấp nước uống Sửa chữa kịp thời hỏng hóc, thường xuyên xử lý phân (làm trống hầm chứa) Tùy thuộc vào hệ thống chăn nuôi có trại mà thiết kế hệ thống vệ sinh sát trùng thích hợp nhằm làm giảm thiểu tối đa lây lan mầm bệnh Các vấn đề thường xuyên quan tâm chương trình vệ sinh sát trùng chuồng trại bao gồm: - Quét rác, dọn phân - Làm vệ sinh hệ thống thông gió, quạt máy - Sử dụng vôi sát trùng chuồng trại - Kiểm soát mật độ chuồng nuôi hệ thống chăn nuôi liên tục Tích cực vệ sinh, sát trùng chuồng lợn trống chuồng - Vệ sinh vòi áp suất kết hợp với trống chuồng Nếu trại sử dụng chất độn chuồng, vệ sinh, tất chất độn chuồng phải dọn thường xuyên thấy chất độn chuồng bẩn sau đợt nuôi chuồng trại phải vệ sinh Vệ sinh sát trùng bên khu chuồng trại Cổng vào trang trại phải có hố chứa thuốc sát trùng dài chu vi bánh xe tải cỡ lớn Thường xuyên thay thuốc sát trùng ngày lần Tất loại xe vào cổng phải phun thuốc sát trùng Cần bố trí hệ thống phun thuốc sát trùng từ gầm xe, hai bên thành xe trần xe Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh dãy chuồng khu chăn nuôi, tuần lần Tăng cường diệt muỗi, ruồi phát quang bụi rậm; không để nước đọng lâu ngày khu vực trại; định kỳ vệ sinh hệ thống cống rãnh tháng/lần thuốc sát trùng Tuyệt đối không mang thịt lợn ăn chế biến từ thịt lợn vào trang trại Có khu thay đồ, tắm rửa sát trùng riêng biệt cho khách tham quan công nhân Cần rửa tay thật kỹ nước, xà phòng thuốc sát trùng Hệ thống thoát nước khu không nhập chung với hệ thống thoát chất thải khu chăn nuôi Vệ sinh sát trùng bên chuồng trại Ở đầu dãy chuồng phải có hố sát trùng, thay nước sát trùng ngày vào buổi sáng trước thực công việc khác Sát trùng chuồng trại dụng cụ vào thời điểm: trước nuôi ngày; sau đợt nuôi; chuyển đàn… Phun thuốc sát trùng lối khu vực xung quanh chuồng lần/tuần (nếu dịch bệnh) ngày (nếu có dịch bệnh) Phun thuốc sát trùng lợn tuần/lần dung dịch thuốc sát trùng thích hợp (có thể phun trực tiếp lên gia súc) Thu gom chất thải rắn hàng ngày vào hệ thống chứa, có nắp hay mái che bảo đảm không rò rỉ, không tồn trữ chất thải 24 mà biện pháp xử lý Quy trình sát trùng Làm chất bẩn: Tất chất bẩn, phân, máng ăn, máng uống cần làm Tẩy rửa: Tường, trần cần làm bụi, chất bẩn sau lau xà phòng Ngâm: dụng cụ, vật liệu làm chuồng nặng nên ngâm chìm nước sát trùng thời gian 24 tiết kiệm công rửa hóa chất Làm áp suất: sử dụng nước nóng hay nước với áp suất tối thiểu 1000 psi (6900 kPa) Sát trùng: mái, tường, sát trùng cách phun sương Chất sát trùng chất diệt tất tác nhân gây bệnh, bao gồm vi trùng, virut nấm Sát trùng không khí cách phun sương dung dịch sát trùng thường sử dụng để kiểm soát bệnh tật trang trại Vệ sinh sát trùng dụng cụ chăn nuôi Giày ống nhân tố làm lây lan bệnh; ý không mang giày trại Tất trang thiết bị dùng để sửa chữa, thay trại phải thiết bị mới, không tiếp xúc với lợn khác trước đó, không sử dụng thiết bị mượn từ trại/dãy chuồng khác Hạn chế di chuyển đến mức tối đa trang thiết bị phục vụ chăn nuôi trại, bắt buôc phải di chuyển phải làm vệ sinh sát trùng trước di chuyển Chú ý vệ sinh sát trùng trang thiết bị thường nhà tư vấn chăn nuôi, bác sỹ thú y mang từ trại sang trại khác (máy đo độ dày mỡ lưng, thiết bị siêu âm chuẩn đoán thai lợn, thước đo lợn hay dụng cụ đo nhiệt độ…) Sát trùng nơi chứa chất thải tiêu diệt giòi dung dịch dung dịch có tính sát trùng mạnh, rắc vôi bột khu chứa có dấu hiệu có giòi, nhiều ruồi… Làm vệ sinh silo, thùng chứa thức ăn, máng ăn định kỳ tuần /lần để tránh thức ăn thừa, nấm mốc Sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để phối giống gia súc, hạn chế tối đa việc phối giống nhảy trực tiếp để hạn chế lây nhiễm bệnh tật Vệ sinh sát trùng xe cộ vận chuyển lợn Xe cộ vận chuyển khu chuồng nên giành riêng cho khu Trong trường hợp phải dùng chung phải phun thuốc sát trùng kỹ lưỡng trước sau sử dụng Trước vận chuyển lợn đến khu chuồng cần phải vê sinh sát trùng cẩn thận phương tiên vận chuyển, sau giao lợn xong phải vệ sinh sát trùng trước trả vị trí cũ Tốt có xe vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển lợn, thức ăn, dụng cụ đến khu phải vệ sinh sát trùng cẩn thận trước sau vận chuyển Không nên vận chuyển lợn, thức ăn hay vật dụng khác chung xe Vệ sinh xe, sát trùng sau lần vận chuyển lợn 1.5 Nhà xưởng, văn phòng, công trình phụ Bao gồm kho chứa thức ăn, kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa dụng cụ chăn nuôi, xưởng khí sửa chữa, nhà làm việc nhà cho cán nhân viên (nếu có) Tất công trình phải đặt bên hàng rào khu chăn nuôi 1.5.1 Kho chứa thức ăn Kho chứa thức ăn nguyên liệu phải đảm bảo thông thoáng, hệ thống thông gió tốt để đảm bảo không bị ẩm mốc Kho chứa không bị dột, tạt nước mưa gió Nguyên liệu thức ăn thành phẩm phải xếp bệ kê, ba lét, không để trực tiếp xuống sàn nhà Thức ăn/nguyên liệu chất thành cột chiều cao cột vừa phải để tránh xảy cháy Nguyên liệu thức ăn thành phẩm trước nhập kho phải có ẩm độ mức độ an toàn, thông thường từ 12 – 14% Định kỳ xông kho nguyên liệu, thành phẩm loại thuốc sát trùng không khí để bảo đảm an toàn dịch bệnh phá hoại sâu mọt, nấm mốc Cần lưu ý ghi chép nhập kho bao gồm thông tin: tên nguyên liệu, ngày tháng nhập, họ tên chủ hàng, họ tên người giám định, bốc dỡ Chú ý đảm bảo nguyên tắc vào trước trước, vào sau sau Lưu mẫu nguyên liệu lô hàng lưu sản phẩm sản xuất từ lô hàng sử dụng cố Đối với thức ăn thành phẩm lưu mẫu sản phẩm sử dụng cố Các loại hóa chất: dầu máy, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng không để lẫn kho chứa thức ăn 1.5.2 Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng Cũng kho chứa thức ăn, kho chứa thuốc thú y phải đảm bảo thông thoáng, có hệ thống thông gió tốt, không bị dột, tạt nước mưa gió Có kho lạnh, tủ lạnh để trữ vắc xin số loại kháng sinh yêu cầu lưu trữ lạnh Tất loại thuốc dùng cho lợn phải có nhãn hiệu, hạn sử dụng, thời gian ngưng thuốc Phải có sơ đồ vị trí loại thuốc kho ghi chép theo dõi xuất nhập thuốc để tránh tình trạng có lô thuốc quên không sử dụng đến hết hạn sử dụng 1.5.3 Kho chứa vật dụng khác, xưởng khí Các dụng cụ chăn nuôi chưa sử dụng cần bảo quản kho sẽ, tránh lây nhiễm trước sử dụng Tùy theo quy mô trại nên có xưởng khí để sửa chữa chuồng trại lắp đặt trang thiết bị Quản lý giống 2.1 Nguồn gốc giống Con giống trại chọn lọc nhân giống từ đàn lợn trại để thay đàn Trại phải có chương trình chọn lọc quản lý giống để tăng chất lượng đàn giống Có kế hoạch chọn giống để thay đàn mua giống từ trại giống với tỷ lệ định để làm tươi máu, nâng cao suất đàn Tất lợn giống phải bấm dấu tai hay mang thẻ để quản lý Việc bấm tai hay mang thẻ phải thực cho nhân viên đọc dễ dàng hiệu Phải có hệ thống sổ sách theo dõi giống có chương trình phối giống cụ thể cho trại Chương trình phối giống giúp tăng ưu lai, tránh đồng huyết, tăng chất lượng đàn giống trại 2.2 Chất lượng giống Để có đàn lợn thịt đạt suất chất lượng cao, có tỷ lệ nạc 52% cần sử dụng lai máu, máu máu để sản xuất lợn nuôi thịt Có thể dùng dòng đực cuối công ty nước có Việt Nam để phối giống với loại nái lai F1 để sản xuất lợn thịt thương phẩm có 3-4 máu nuôi thịt 2.3 Quản lý giống 2.3.1 Quản lý lợn đực giống Để đảm bảo đực giống có chất lượng tốt hơn, thời gian sử dụng lâu nên khai thác lợn đực giống không lần/tuần lợn đực giống năm tuổi không lần/tuần lợn đực giống năm tuổi Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với tần xuất khai thác khác đực giống Tuổi bắt đầu khai thác tinh lợn đực giống tháng tuổi lợn nội, 10 tháng tuổi lợn ngoại tuổi sử dụng lợn đực giống không 3,5 năm Trong thời gian sản xuất tinh, lợn đực giống phải theo dõi kiểm tra định kỳ tháng lần tiêu sức đề kháng tinh trùng (R), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) Mỗi lần khai thác tinh phải kiểm tra tiêu: màu sắc, mùi, lượng xuất tinh lọc (V), hoạt lực tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C) Kết kiểm tra chất lượng tinh dịch phải ghi chép đầy đủ, xác vào sổ sách, có biểu mẫu theo dõi chuồng Khu vực phối, lấy tinh phải có chuồng nhám, tránh trơn trượt, tốt có đệm cao su lót chuồng Nếu phối giống nhảy trực tiếp đực phụ trách 15 đến 20 nái đực 12 tháng tuổi; đực phụ trách 20 - 25 nái, đực 12 tháng tuổi 2.3.2 Quản lý lợn nái sinh sản lợn Đối với lợn nái: Sau phối giống, kiểm tra xem có động dục lại không Kiểm tra lần thứ vào lúc 18-24 ngày lần thứ vào lúc 36-48 ngày sau phối Kiểm tra động dục lần ngày nái sau cai sữa Tránh gây stress cho nái 3-4 tuần chửa đầu Hạn chế mức ăn giai đoạn cai sữa cho lợn mẹ, sau cho ăn tự để lợn nái mau động dục lại Đối với lợn nái hậu bị: Không phối cho nái hậu bị lần động dục đầu; không phối giống cho lợn hậu bị trọng lượng thể nhỏ 90 kg lợn cao sản nhỏ tháng tuổi Cho lợn nái hậu bị ăn tự tuần trước phối giống Phải cho lợn đực thường xuyên kiểm tra đàn nái hậu bị để phát động dục Đối với lợn theo mẹ: Phải nuôi điều kiện khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ chuồng nuôi giai đoạn sinh phải đạt 30-32oC, nên có khu vực úm lợn ổ Thức ăn cho lợn phải phối hợp từ nguyên liệu dễ tiêu hóa, có hàm lượng protein axít amin cao, có mùi thơm Giúp lợn bú sữa đầu để tăng sức đề kháng Tập ăn sớm cho cho lợn ngày thứ 7-10 với loại thức ăn tập ăn thích hợp Cai sữa sớm (21-28 ngày) để tăng số lứa đẻ năm Bổ sung thêm sắt cho lợn vào ngày tuổi thứ 21 để ngăn ngừa thiếu máu Đối với lợn cai sữa: Không cai sữa lợn có trọng lư ợng nhỏ 5kg Cho lợn sau cai sữa ăn tự (đáp ứng nhu cầu) Quản lý thức ăn, nước uống 3.1 Thức ăn 3.1.1 Nguyên liệu Thường xuyên giám sát nguy ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu, thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, giảm an toàn sản phẩm chăn nuôi Nguy sinh học: sinh vật sống bao gồm vi sinh vật gây bệnh, nấm mốc, nguyên sinh động vật, ký sinh trùng, côn trùng Nguy hóa học: tác nhân hóa học, bao gồm: loại độc tố, kháng sinh, hóc môn, thuốc diệt côn trùng hay thuốc diệt chuột… Nguy vật lý: tác nhân vật lý bao gồm mảnh kim loại, nhựa hay gỗ lẫn vào nguyên liệu chế biến thức ăn IV Kiểm tra chất lượng nước định kỳ thường xuyên Đánh giá chất lượng nước (Nếu kết không đạt tiêu chuẩn trừ 0,5 điểm/chỉ tiêu Nếu phát thấy có Coliform phân 100ml nước không cho điểm chất lượng) Thức ăn chăn nuôi Nguồn gốc thức ăn V 10 đ/20 tiêu 10 đ 1đ 1đ Kho chứa thức ăn xây 1đ dựng theo quy định ngành Định kỳ kiểm tra thức ăn chăn 1đ nuôi theo quy định Vệ sinh thức ăn tốt (Nếu kết không đạt tiêu chuẩn trừ 0,6đ/chỉ tiêu Nếu phát thấy E.coli, Salmonella, hóc đ/12 môn chất tổng hợp tiêu hóa học có hoạt tính tương tự hoocmôn không cho điển thức ăn tốt) Kiểm soát dịch bệnh 17 điểm Dụng cụ phương tiện vân 2đ chuyển nội đạt tiêu chuẩn Biện pháp kiểm soát côn trùng động vật gặm nhấm 2đ Hồ sơ kiểm dịch lợn nhập đàn theo quy định Hồ sơ nguồn gốc lợn giống nhập từ sở an toàn dịch bệnh theo quy định Nuôi cách ly lợn nhập đàn Sổ sách ghi chép việc xuất nhập lợn Sổ sách ghi chép tình hình dịch bệnh điều trị Sổ lưu kết xét nghiệm giá theo 10 TCN 6802006 Kiểm tra thực tế, sổ sách kết liên quan Kiểm tra đánh giá theo 10 TCN 680-2006 1đ 1đ 2đ 1đ 1đ 1đ 22 Kiểm tra kho chứa thức ăn giấy tờ liên quan Kiểm tra đánh giá theo 10 TCN 680-2006 Xem phiếu xét nghiệm lưu Kiểm tra đánh giá theo 10 TCN 680-2006 (mục 2.3) Kiểm tra thực tế đánh giá theo TCN Kiểm tra giấy tờ kiểm dịch cho quan chức cấp Kiểm tra giấy tờ kiểm dịch quan chức cấp Kiểm tra giấy tờ xuất nhập, nguồn gốc lợn giống Kiểm tra quy trình chăn nuôi sở kết hợp với kiểm tra hồ sơ Xem sổ sách Xem sổ sách Xem sổ sách 10 11 12 VI Lịch tiêm phòng vacxin theo 1đ quy định Sổ sách ghi chép việc nhập vacxin nơi bảo quản 1đ vacxin Quy trình sử dụng thuốc thú y chế phẩm sinh học để 2đ phòng trị bệnh cho lợn Thực việc ngừng sử dụng thuốctrước xuất 2đ chuồng Khử trùng tiêu độc 15 điểm Vệ sinh tiêu độc hàng ngày Đối với dụng cụ chăn nuôi Xem lịch với kết xét nghiệm Kiểm tra thực tế xem sổ sách Xem sổ sách yêu cầu cán kỹ thuật trình bày quy trình Kiểm tra quy trình sử dụng Kiểm tra thực tế xem văn liên quan 1,5 đ Đối với chuồng trại 1,5 đ Vệ sinh tiêu độc định kỳ chuồng trại dụng cụ 1,5 đ chăn nuôi Có quy trình sát trùng tẩy uế phương tiện vận 1,5 đ chuyển Có quy trình sát trùng 1,5 đ người vào trại chăn nuôi Có quy trình sát trùng tẩy uế vật dụng vào trại 1,5 đ chăn nuôi Có hố sát trùng cổng trại 2đ cửa chuồng nuôi Có quy trình sử lý chuồng trại 2đ sau xuất bán lợn Loại thuốc sát trùng quy 2đ trình sử dụng Vệ sinh cá nhân bảo hộ VII điểm lao động Có hồ sơ sức khỏe cá nhân 1đ Có trang bị bảo hộ lao động cho công nhân theo quy 1,5 đ định Có nội quy quy định vệ sinh 1đ cá nhân Khám sức khỏe định kỳ cho 1,5 đ công nhân VIII Quản lý chất thải chăn nuôi 15 điểm Phiếu thẩm định môi trường 1đ 23 Kiểm tra thực tế xem văn liên quan Kiểm tra thực tế xem văn liên quan Kiểm tra thực tế xem văn liên quan Kiểm tra thực tế xem văn liên quan Kiểm tra thực tế Cán kỹ thuật trình bày Xem sổ sách có liên quan Kiểm tra sổ sách Kiểm tra thực tế Kiểm tra thực tế xem văn liên quan Kiểm tra giấy tờ có liên quan Kiểm tra giấy tờ có liên quan chức Có quy trình sử lý chất thải rắn Có phương pháp xử lý xác lợn chết Có quy trình xử lý chất thải lỏng nguồn tiếp nhận Nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh (Nếu kết không đạt trừ 0,5 điểm/chỉ tiêu) Tổng cộng 3đ 2đ 3đ đ/20 tiêu quan quan có chức cấp Xem sổ sách có liên quan Kiểm tra thực tế trình bày trại Kiểm tra thực tế Đánh giá vệ sinh theo TCN 678-2006 100 điểm Quy định: - Nếu câu trả lời Có mô tả công việc: Được hưởng trọn số điểm - Nếu câu trả lời Có không mô tả công việc: Được hưởng 50% số điểm - Nếu câu trả lời Không: Không có điểm Bảng tổng hợp điểm Nội dung kiểm tra Cơ sở hạ tầng Không khí chuồng nuôi Nước dùng chăn nuôi Thức ăn chăn nuôi Kiểm soát dịch bệnh Khử trùng tiêu độc Vệ sinh cá nhân bảo hộ lao động Quản lý chất thải chăn nuôi Tồng số điểm Số điểm đạt Đánh giá kết Loại tốt với điều kiện: - Đạt từ 90-100 điểm - Các mục có tổng số điểm ≥ 10 phải đạt 90% số điểm Loại với điều kiện: - Đạt từ 70-89 điểm - Các mục có tổng số điểm ≥ 10 phải đạt 70% số điểm Loại trung bình với điều kiện: - Đạt từ 50-69 điểm - Các mục có tổng số điểm ≥ 10 phải đạt 50% số điểm Loại kém: Đạt 50 điểm 24 Tỷ lệ (%) Thực hành Phụ lục Bảng kiểm tra đánh giá Mức độ A = Bắt buộc thực hiện; B= Khuyến khích thực Mức Yêu cầu Có Không độ điều chỉnh Địa điểm Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất địa phương không? A Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có với quy định hành không? A Khu đất xây dựng trang trại có nằm vị trí thuận lợi cho việc tổ chức đường giao thông không? B Trang trại có thiết kế gồm khu vực khác không? Giữa khu có tường rào ngăn cách không? A Khu nhà nhân viên, nhà làm việc, kho, xử lý chất thải có bố trí riêng biệt bên hàng rào khu chăn nuôi không? A Xung quanh trang trại có hàng rào không? Hàng rào có đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ trại an toàn dịch không? A Trong khu chăn nuôi có bố trí chuồng lợn giống đầu hướng gió khu nuôi cách ly, xử lý chất thải cuối hướng gió không? B Có hố khử trùng cổng vào khu chuồng không? A Có bảng nội quy trại công vào dãy chuồng không? A Khu vực xuất bán có thiết kế cuối trại có lối riêng không? B Đường nội vận chuyển thức ăn phân có trùng không? B Trong trại có trồng xây để chống nóng, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi không? B Khu nuôi động vật ốm, nuôi tân đáo có hàng rào ngăn cách với khu nuôi không? B Có hàng rào ngăn cách nơi chứa phân, nước thải với khu chăn nuôi không? A Hướng chuồng có đảm bảo theo hướng Đông-Tây Đông bắc-Tây nam không? B 25 Nền chuồng có độ nhám cần thiết không? Có đảm bảo độ dốc cần thiết để dễ thoát nước không? A Mái chuồng có đảm bảo chiều cao tối thiểu không? B Chuồng nuôi có đảm bảo thông thoáng không? Có hệ thống cách nhiệt không? B Khoảng cách dãy chuồng, khu chuồng có đảm bảo quy định tối thiểu không? B Mật độ chăn nuôi có đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo quy định không? A Kích thướt loại chuồng có thiết kế theo quy định không? B Các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống có chế tạo từ vật liệu thích hợp, không chứa độc tố không? A Các dụng cụ vệ sinh chuồng trại, thu gom chứa chất thải có thiết kế quy định, hợp vệ sinh không? A Đồ bảo hộ lao động có sẵn dùng hợp vệ sinh không? B Chuồng trại có bị mưa dột không? Có kiểm soát ẩm độ không khí chuồng nuôi, giảm nguy bệnh tật không? A Có thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước, thoát nước, hầm chứa phân không? B Có đảm bảo quy định vệ sinh chuồng trại dụng cụ chăn nuôi không? A Có thường xuyên thay chất độn chuồng không? B Có hố sát trùng công vào không? Có hệ thống phun thuốc sát trùng toàn xung quanh xe cộ vào trại không? A Có thực định kỳ việc phát hoang bụi rậm, khơi cống rãnh để diệt ruồi, muỗi không? A Có thực sát trùng định kỳ xung quanh dãy chuồng khu chăn nuôi không? A Có khu thay đồ, tắm rửa sát trùng riêng biệt cho khách tham quan công nhân? B Ở đầu dãy chuồng có bố trí hố sát trùng không? Có thực thay nước sát trùng thường xuyên không? A Có thực sát trùng chuồng trại trước nuôi; sau đợt nuôi; chuyển đàn không? A 26 Có định kỳ sát trùng bên chuồng trại, gia súc thuốc sát trùng thích hợp không? A Thu gom vận chuyển phân, chất thải có đảm bảo vệ sinh không? A Có đảm bảo quy trình sát trùng bên bên chuồng trại không? A Có thường xuyên sát trùng dụng cụ chăn nuôi cất giữ nơi quy định không? A Có định kỳ sát trùng nơi chứa chất thải để diệt giòi, mầm bệnh không? A Có làm vệ sinh silo, thùng chứa thức ăn, máng ăn định kỳ không? A Có sử dụng hoàn toàn thụ tinh nhân tạo để phối giống cho đàn nái trại không? B Có phương tiện vận chuyển dùng riêng cho khu nuôi không? B Có thực sát trùng phương tiện vận chuyển lợn, thức ăn, dụng cụ trước sau vận chuyển không? A Có vận chuyển lợn, thức ăn, vật dụng khác xe không? A Có kho chứa thức ăn, thuốc thú y không? Kho chứa có đảm bảo thông thoáng, không dột, mốc không? A Nguyên liệu, thức ăn kho có xếp ngăn nắp, thứ tự theo cột không? A Có kiểm tra độ ẩm nguyên liệu thức ăn thành phẩm trước nhập kho không? B Có định kỳ xông sát trùng kho chứa thức ăn không? A Có thực ghi chép đầy đủ thông tin xuất nhập kho không? A Có lưu mẫu lô hàng nhập kho không? B Có để lẫn loại hóa chất: dầu máy, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng kho chứa thức ăn không? A Có kho lạnh, tủ lạnh để trữ vắc xin, kháng sinh không? B Có sơ đồ loại thuốc kho, sổ ghi chép xuất nhập thuốc không? A 27 Trại có xưởng khí, sửa chữa không? B Quản lý giống Có hệ thống chọn lọc giống để thay đàn không? Có mua giống từ trại giống không? A Lợn giống có bấm dấu tai hay mang thẻ để dễ quản lý không? B Trại có hệ thống sổ sách theo dõi giống có chương trình phối giống không? A Có tuân thủ chế độ sử dụng khai thác tinh lợn đực giống không? Tuổi khai thác, cường độ khai thác, thời gian khai thác… A Có theo dõi kiểm tra chất lượng tinh định kỳ không? A Có kiểm tra lại động dục sau phối giống không? Có thường xuyên kiểm tra động dục sau cai sữa không? B Có phối giống lợn nái hậu bị động dục lần đầu không? Có phối giống nái hậu bị [...]... viên thường xuyên, ít nhất 1 lần/năm về các kỹ năng chăn nuôi, các quy định về vệ sinh an toàn sinh học, những hướng dẫn mới cần triển khai áp dụng Huấn luyện nhân viên mới về các nội quy của trại, các quy định về an toàn sinh học, huấn luyện kỹ năng chăn nuôi trước khi thực hiện công việc chăn nuôi Phân công người hướng dẫn trong thời gian đầu để theo dõi, giám sát, giúp đỡ nhân viên mới trong thời... thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về cách sử dụng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng Chất lượng thức ăn cho các loại lợn ở các lứa tuổi phải tuân thủ theo Tiêu chuẩn Việt Nam 3.1.4 Kỹ thuật cho ăn Phương thức nuôi lợn thịt là cho ăn tự do theo từng bữa, thường 2-3 bữa/ngày Tốt nhất là sử dụng máng ăn tự động hoặc bán tự động để thức ăn luôn có sẵn trong máng, lợn sẽ được ăn theo nhu... kiểm tra thực tế cùng ra Khu cách ly lợn mới nhập Xem hồ sơ thiết kế và 1,5 đ kiểm tra thực tế Khu cách ly lợn ốm, nơi mổ Xem hồ sơ thiết kế và 1,5 đ khám lợn ốm kiểm tra thực tế Khu đốt rác và xử lý bệnh Xem hồ sơ thiết kế và 2đ phẩm kiểm tra thực tế Khu xử lý chất thải chăn nuôi Xem hồ sơ thiết kế và 2đ kiểm tra thực tế Kho chứa thức ăn và dụng cụ Xem hồ sơ thiết kế và 1đ chăn nuôi kiểm tra thực tế... khi vào khu chăn nuôi kiểm tra thực tế Phòng làm việc của cán bộ Xem hồ sơ thiết kế và 1đ thú y kiểm tra thực tế Khoảng cách giữa các dãy Xem hồ sơ thiết kế và 1,5 đ chuồng, mật độ nhốt kiểm tra thực tế Chuồng có lưới chống côn Xem hồ sơ thiết kế và trùng, chim hoang dã và các 1,5 đ kiểm tra thực tế đông 5 vật khác Không khí chuồng nuôi 8đ Chất lượng không khí chuồng Đánh giá theo TCN nuôi tốt nếu kết... giá vệ sinh thú y đối với trại lợn của mình theo tiêu chuẩn của ngành Thú y hay có thể tham khảo bảng kiểm tra đánh giá, từ đó biết được những thiếu sót và kịp thời khắc phục để đảm bảo an toàn vệ sinh, dịch bệnh cho trại chăn nuôi Thiết lập kế hoạch dự phòng cho các tình huống có thể xảy ra trong quá trình chăn nuôi Trong hệ thống đánh giá trại chăn nuôi an toàn, vấn đề này được thể hiện qua câu... ăn và phân có trùng nhau không? B Trong trại có trồng cây xây để chống nóng, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi không? B Khu nuôi động vật ốm, nuôi tân đáo có hàng rào ngăn cách với khu nuôi chính không? B Có hàng rào ngăn cách nơi chứa phân, nước thải với khu chăn nuôi không? A Hướng chuồng có đảm bảo theo hướng Đông-Tây hoặc Đông bắc-Tây nam không? B 25 Nền chuồng có độ nhám cần thiết không? Có đảm bảo độ... 32 Có quy trình hướng dẫn an toàn lao động khi thao tác, khuân vác các vật năng không? B Có đảm bảo các phúc lợi cho người lao động như tuổi lao động, điều kiện làm việc, thù lao… không? B Có chương trình huấn luyện thường xuyên, huấn luyện đặc biệt cho nhân viên của trại không? B Có thực hiện huấn luyện và phân công người hướng dẫn đối với nhân viên mới không? B Có tài liệu hướng dẫn và ghi chép chương... được in ra, phát tận tay công nhân thực hiện để hạn chế tối đa stress trong quá trình vận chuyển 5 Quản lý dịch bệnh 5.1 Giám sát dịch bệnh Áp dụng phương thức "cùng vào-cùng ra" theo thứ tự ưu tiên là: cả khu từng dãy từng chuồng từng ô lợn (tùy theo điều kiện chăn nuôi cụ thể để lựa chọn) Mật độ nuôi thay đổi tùy theo lứa tuổi, nhưng phải đảm bảo mật độ nuôi thích hợp để duy trì sức khỏe... luyện vệ sinh Huấn luyện cho tất cả các nhân viên cả mới lẫn cũ về tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh trại chăn nuôi cũng như thực hành chăn nuôi an toàn 16 Các nhân viên chịu trách nhiệm vệ sinh và khử trùng phải được huấn luyện, hiểu rõ nguyên tắc và phương pháp vệ sinh, sát trùng hiệu quả Chương trình huấn luyện nên bao gồm các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm như tồn dư kháng... độn chuồng khi bị ướt, ẩm, mốc nếu chăn nuôi liên tục Nếu chăn nuôi theo quy trình “cùng vào cùng ra” thì phải thay đổi toàn bộ chất độn chuồng khi kết thúc lứa lợn 6.2 Chất thải lỏng Chất thải lỏng bao gồm nước dọn chuồng, nước rữa vệ sinh chuồng trại; toàn bộ nước thải phải được thải trực tiếp vào khu xử lý chất thải, không được cho chảy ngang qua các khu chăn nuôi khác Tất cả các trang trại lợn