Dinh dưỡng và thức ăn vật nuôidinh dưỡng và thức ăn vật nuôi×tài liệu dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi×giáo trình dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi×bài giảng dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi×bài tập dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi×giáo trình dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi×Từ khóadinh dưỡng và thức ăn chăn nuôigiao trinh dinh duong va thuc an vat nuoi dung dai hocem hãy cho biết nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôithuawc ăn heo, thức ăn gia súcThức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của heoCác nhóm thức ăn cho heoNhóm thức ăn giàu năng lượngLà nhóm nguyên liệu thức ăn có giá trị năng lượng cao từ 2500 3000 Kcalkg nguyên liệu (tính theo vật chất khô), chủ yếu cung cấp năng lượng cho các hoạt động như đi lại, thở, tiêu hóa thức ăn,…và góp phần tạo nên các sản phẩm (thịt, thai, sữa, tinh dịch,…).Nhóm thức ăn giàu năng lượng gồm có:Hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của chúng: Ngô, thóc, tấm, cám gạo,…Các loại củ: Sắn, khoai lang, dong giềng, củ từ,…Nhóm thức ăn giàu đạmLà nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng đạm cao chủ yếu tổng hợp thành đạm của cơ thể.Nhóm thức ăn giàu đạm gồm có:Thức ăn có nguồn gốc thực vật: Đậu tương,vừng, lạc, khô dầu (lạc, đậu tương,…).Thức ăn có nguồn gốc động vật: Cá, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhuộng tằm, giun đất, mối,…Thức ăn giàu khoángLà nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất khoáng cao để tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác.Nhóm thức ăn giàu khoáng bao gồm: Bột vỏ don, vỏ cua, vỏ ốc, vỏ trứng, bột xương,…Hàm lượng khoáng trong khẩu phần thức ăn cho lợn quá mức quy định sẽ gây ngộ độc cho gia súcNhóm thức ăn giàu vitaminLà nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng vitamin cao giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.Nhóm thức ăn giàu vitamin bao gồm:Các loại rau, cỏ, lá cây, củ, quả (cà rốt, bí đỏ, su hào,…)Ngoài ra còn có các loại vitamin công nghiệp và các loại premix vitamin – khoáng nhằm cung cấp cả chất khoáng và vitamin cho vật nuôi. Một số ảnh hưởng của sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong chăn nuôi heoThiếu năng lượng: Lợn sinh trưởng, phát triển chậm, năng suất và chất lượng sữa kém, lượng tinh dịch ít. Lợn con sơ sinh có khối lượng nhỏThiếu đạm: Lợn sinh trưởng và phát triển chậm tích lũy nạc kém, năng suất và chất lượng sữa kém, lượng tinh dịch ít. Lợn con sơ sinh có khối lượng nhỏ.Thiếu vitamin: Tỉ lệ chết phôi cao. Lợn con sơ sinh giảm sức sống, dễ bị chết yểu, dễ còi cọc, dễ mắc các bệnh về thiếu máu, về mắt, về da,… Nhu cầu dinh dưỡng của các loại heo ở các giai đoạn khác nhauCác loại lợn ở các giai đoạn tuổi khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng rất khác nhau. Người chăn nuôi lợn cần nắm vững đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của từng loại lợn ở các giai đoạn để cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho lợn phát triển.Đối với lợn cái hậu bịLợn cái hậu bị cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho cơ thể bước vào giai đoạn phối giống, mang thai và nuôi lợn con.Nếu cho lợn cái hậu bị ăn quá nhiều tinh bột so với nhu cầu thì lợn quá béo dẫn đến nân sổi (không động dục) hoặc động dục thất thường, không thụ thai, tỷ lệ chết phôi cao dẫn đến đẻ ít con.Nếu lợn cái hậu bị không ăn đầy đủ chất dinh dưỡng lợn sẽ bị gầy, chậm hoặc không động dục, kéo dài tuổi phối giống lần đầu, không tích lũy đủ cho cơ thể trong quá trình mang thai và nuôi con sau này.Đối với lợn nái chửaLợn nái chửa cần được cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi bào thai phát triển tốt. Thời gian chửa của lợn nái là 114 ngày (dao động từ 110 118 ngày), được chia làm 2 giai đoạn với nhu cầu dinh dưỡng khác nhau dựa trên mức độ phát triển của bào thai:Giai đoạn chửa kỳ 1( từ khi phối giống đến ngày chửa thứ 84): thức ăn phải đảm bảo số lượng và chất lượng để bào thai phát triển tốt và lợn mẹ tích lũy vào cơ thể chuẩn bị cho thời kỳ nuôi con.Giai đoạn chửa kỳ 2 ( từ ngày chửa thứ 85 đến khi đẻ ): lượng thức ăn cần cho lợn nái chửa kỳ 2 tăng lên khoảng 25 30% so với chửa kỳ 1 để cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi bào thai phát triển. Thời kỳ này bào thai lớn nhanh (chiếm 65 70% khối lượng lợn con sơ sinh).Đối với lợn nái nuôi conLợn nái nuôi con cần được cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng của bản thân và tiết đủ sữa nuôi con.Thức ăn cho lợn nái nuôi con cần giàu chất dinh dưỡng hơn thức ăn cho lợn cái hậu bị, lợn nái chửa. Cần tăng cả về số lượng và chất lượng thức ăn cho lợn nái.Đối với lợn thịtNhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt được chia làm 3 giai đoạn: Lợn con khoảng 10 30 kg, lợn choai khoảng 31 60 kg, lợn vỗ béo từ 61 kg trở lên.Lượng thức ăn hang ngày cho lợn thịt cần tăng dần tùy theo lứa tuổi và khối lượng lợn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.Trong chăn nuôi heo hiện đại ngày nay việc chăm sóc nuôi dưỡng heo thịt không đòi hỏi nhiều công sức, do các công nghệ hỗ trợ tối đa cho quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng xuất chăn nuôi và giảm thiểu các chi phí dư thừa không cần thiết. Tuy nhiên các công nghệ càng hiện đại thì vai trò của các chủ trang trại, những người làm quản lý càng cần những hiểu biết khoa học cũng như biết áp dụng chúng vào thực tế để nâng cao hiệu quả kinh tế và có thể cạnh tranh với xu thế hội nhập sắp tới. dinhduongproteinchoheothitChăn nuôi heo thịt hiện nay đang rất phát triển, những trang trại công nghiệp với quy mô hàng ngàn con, hàng vạn con giờ đây không còn là điều xa lạ. Các trang trại chăn nuôi thành công cũng rất nhiều, bên cạnh đó cũng có không ít các trang trại chăn nuôi chưa thực sự hiệu quả do chưa nâng cao được sức sản xuất, quản lý dịch bệnh và đầu ra bấp bênh.Để có được một trang trại chăn nuôi hiệu quả ta cần đặc biệt chú trọng tới dinh dưỡng trong quá trình chăn nuôi do đây là một tác nhân hết sức quan trọng, nó chiếm gần 70% tổng chi phí sản xuất.Việc cân đối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần phù hợp với từng lứa tuổi từng giai đoạn phát triển của heo đã và đang được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế giúp cho ngành chăn nuôi có bước nhảy vọt trong năng xuất và chất lượng.Nhu cầu về Protein và các acid amin là quan trọng nhất trong chăn nuôi heo thịt công nghiệp với các giống cao sản có khả năng sản xuất lớn, việc đáp ứng nhu cầu của giống để phát huy hết tiềm năng di truyền đang là bài toán cho tất cả các nhà khoa học về dinh dưỡng.Đối với chăn nuôi heo nước ta hiện nay, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi hỗn hợp đang được đưa về tận trại kể cả những vùng cao, vùng có trình độ chăn nuôi chưa phát triển. Việc lựa chọn thức ăn cho heo đang là bài toán rất khó đối với mỗi trang trại.Để biết được nên lựa chọn sản phẩm nào cho chăn nuôi, giai đoạn khác nhau nên sử dụng thức ăn như thế nào. Ta cần hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn của heo thịt. Bảng nhu cầu dinh dưỡng cho heo thịt Khối lượng cơ thể (kg) 03 0505 1010 2020 50 50 80 80 120 Protein thô (%)2623.720.91815.513.2Arginine 0.590.540.460.370.270.19Histidine 0.480.430.360.30.240.19Isoleusine 0.830.730.630.510.120.33Leusine 1.51.321.120.90.710.54Lysine 1.51.351.150.950.750.6Methionine 0.40.350.30.250.20.16Methionine + Cysteine 0.860.760.650.510.440.35Phenylalanine 0.90.80.680.550.440.34Phenylalanine + Tyrosine 1.411.251.060.870.70.55Threonine 0.980.860.740.610.510.41Tryptophane 0.270.240.210.170.140.11Valine 1.040.920.790.640.520.4 NRC 1998 Cân bằng acid amin trong khẩu phần để nâng cao hiệu quả sử dụng Protein là vấn đề vô cùng quan trọng, do việc hấp thu các protein phụ thuộc lớn vào nồng độ các acid amin trong thưc ăn. Có 2 loại cacid amin (phân loại theo quan điểm sinh lý học):Acid amin thay thế được: là các acid amin mà cơ thể tự tổng hợp được từ các sản phẩm chuyển hóa trung gian khác.Acid amin không thay thế: là các acid amin rất cầm cho sự phát triển bình thường của cơ thể động vật nhưng cơ thể động vật không thể tự tổng hợp được, chúng cần phải được cung cấp thường xuyên qua thức ăn. Ở heo có 9 acid amin không thay thế được đó là: Valine, Izoleucine, Lysine, Histidine, Threonine, Methionine, Phenylalanine, Tryptophane, Leucine Việc cân bằng acid amin trong thức ăn giúp heo có thể hấp thu tối đa lượng protein được cung cấp trong thức ăn làm giảm các chi phí trong chăn nuôi và nâng cao sức sản xuất cũng như quá trình sinh trưởng của heo.Các acid amin được sung trong thức ăn nếu không được sử dụng hết chúng bị ôxy hóa để tạo ra năng lượng và các acid amin không được dự trữ trong cơ thể, sự thiếu hụt một acid amin trong khẩu phần ăn sẽ ngăn cảm quá trình tổng hợp protein.Do đó sự mất cân bằng của acid amin trong thức ăn làm con vật mất tính ngon miệng, giảm sinh trưởng và phát triển gây thiệt hại kinh tế rất nặng nề.Ngoài ra, việc tổng hợp protein trong cơ thể còn phụ thuộc vào tỷ lệ các acid amin trong khẩu phần, nếu thiếu một trong số các acid amin thì quá trình tổng hợp bị dừng lại gây rối loạn tiêu hóa và nếu một acid amin không thay thế có trong khẩu phần thức ăn ít hơn mức quy định thì việc tổng hợp protein bị gián đoạn do thiếu acid amin và khi đó các acid amin còn lại bị ô xy hóa tạo năng lượng làm con vật giảm tính thèm ăn và giảm hiệu quả kinh tế. proteinCân bằng acid amin ảnh hưởng tới hấp thu proteinTrên các giống heo địa phương cần chú ý thêm về acid amin Arginine, acid amin này có thể được tổng hợp nội sinh từ cơ thể heo tuy nhiên sự tổng hợp này thường không đủ do một phần lớn arginine được tổng hợp bị phân hủy ở gan bởi enzym arginase, và trong sữa đầu cũng như sữa của heo mẹ thường thiếu acid amin này (thiếu khoảng 40%) do đó ở heo con arginine là acid amin thiết yếu còn đối với heo thịt thì đây không phải acid amin thiết yếu. Bảng nhu cầu acid amin Khối lượng cơ thể (kg) 03 0505 1010 2020 5050 8080 120 Ước tính thức ăn ăn vào (gngày) 2505001000185525753075Protein thô (%)c 2623.720.91815.513.2 Trên cơ sở axit amin tổng số (gngày)Arginine 1.52.74.66.87.15.7Histidine 1.22.43.75.66.35.9Isoleusine 2.13.76.39.510.710.1Leusine 3.86.611.216.818.416.6Lysine 3.86.711.517.510.78.5Methionine 11.834.65.14.8Methionine + Cysteine 2.23.86.59.911.310.8Phenylalanine 2.346.810.211.310.4Phenylalanine + Tyrosine 3.56.210.616.11816.8Threonine 2.54.37.411.31812.6Tryptophane 0.71.22.13.23.63.4Valine 2.64.67.911.913.312.4NRC 1998 Bảng trên được thực hiện với: Giới tính hỗn hợp (tỷ lệ giữa lợn thiến và cái hậu bị là 1:1) cho lợn có tỷ lệ tăng nạc trung bình khá (325g nạc không dính mỡngày) và có trọng lượng từ 20120 kg.Giả sử ME là 96% DE; Mức protein thô này trong khẩu phần ngôkhô dầu đỗ tương, ME chiếm 9496% DE .Mức protein thô áp dụng cho khẩu phần ngô khô dầu đậu tương. Đối với lợn từ 310kg khẩu phần có sản phẩm huyết tương khô và hoặc sữa khô, thì mức protein sẽ nhỏ hơn số lượng đưa ra 23%.Nhu cầu amino axit tổng số dựa trên các khẩu phần sau: lợn 35kg, khẩu phần ngô khô dầu đỗ tương có chứa 5% huyết tương khô và 2550% sản phẩm sữa khô; lợn 510kg, khẩu phần ngô khô dầu đỗ tương có chứa 525% sản phẩm sữa khô; lợn 10120kg, khẩu phần ngô khô dầu đỗ tương. Việc cân bằng acid amin trong khẩu phần: Tăng tốc độ tăng trưởng Giảm FCR Giảm protein tổng số trong thức ăn Giảm N trong chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường.Tuy nhiên việc cân bằng các acid amin cần chú ý tới hiệu quả kinh tế do các acid amin tổng hợp có giá thành rất cao có thể ảnh hưởng tới giá thức ăn chăn nuôi do vậy cần tính toán hợp lý và phù hợp với hiệu quả mang lại. An toàn sinh học trong chăn nuôi sinh tháiNhiều phương pháp thực tế từ kế hoạch tài sản đến quản lý mỗi ngày đều được Karen Omalley thuộc trang trại chăn nuôi sinh thái IDO giới thiệu. An toàn sinh học có nghĩa là “cuộc sống an toàn”, là phương thức bảo vệ con người, động vật, môi trường tránh không để mầm bệnh, vật gây hại và những tác nhân sinh học khác đe dọa, chẳng hạn như để cỏ dại xâm lấn. Ngoài ra, đối với những nhà chăn nuôi sinh thái nếu thực hiện tốt an toàn sinh học thì sẽ phòng tránh được nhiễm chất hóa học, sản phẩm chuyển gen (GMO) và không bị mất chứng nhận.Quản lý một trang trại bền vững đòi hỏi nông dân phải lên kế hoạch và chủ động chuẩn bị để kịp thời đối phó với những nguy cơ có thể xảy ra ở tương lai. Trại được chứng nhận an toàn sinh học phải ghi chép đầy đủ các hoạt động của trại, đàn gia súc và phải được chứng nhận thực hiện tốt chính sách bảo vệ sức khỏe động vật bởi một hội đồng có uy tín. Một hệ thống an toàn sinh học tốt rất quan trọng đối với hoạt động này.Ở mỗi hình thức hoạt động, an toàn sinh học là một hệ thống của những công việc được thiết kế nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hoặc gây ô nhiễm môi trường. Dịch bệnh hoặc kí sinh trùng có thể gây thiệt hại về kinh tế, stress và những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe động vật. Kí sinh trùng và dịch bệnh trong trường hợp nhiễm nhẹ thì dễ dàng điều trị như nhiễm nội kí sinh trùng nhưng trong những trường hợp nhiễm nặng, bùng dịch như lở mồm long móng, cúm gia cầm hoặc bệnh Newcastle sẽ rất khó xử lý.Kế hoạch an toàn sinh học tốt sẽ giúp người chăn nuôi xác định và loại trừ được những nguy cơ gây bệnh ở giai đoạn sớm; vì vậy việc “phòng ngừa” ít tốn kém và cần ít thời gian hơn để làm sạch bệnh. Ngược lại, người chăn nuôi có thể sẽ phải tốn kém nhiều hơn để khắc phục hậu quả của bệnh và duy trì hệ thống kiểm soát bệnh.Nhiều chương trình an toàn sinh học được thử nghiệm phù hợp với từng đối tượng. Những chương trình này có thể đáp ứng với từng hoàn cảnh, quy mô cụ thể. Trang trại của bạn có chương trình an toàn sinh học riêng có nghĩa là bạn đã có sự chuẩn bị, sẵn sàng tiếp xúc với nguồn lực địa phương và với các tổ chức. Bạn và công nhân của bạn có nhiều kiến thức hơn, tự tin hơn và chủ động giải quyết những vấn đề tiềm ẩn hơn.Theo dõi đều đặn các diễn đàn có liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang chăn nuôi để cập nhật những tiêu chuẩn và yêu cầu mới nhất của ngành. Đặt mua dài hạn các tập san và thư thông báo của Trung tâm sức khỏe chăn nuôi địa phương và các tổ chức đáng tin cậy để được thông báo những nguy cơ tiềm ẩn trong khu vực bạn đang chăn nuôi. Nhờ vào những thông báo này chúng ta có thể tăng cường công tác an toàn sinh học nếu cần thiết.Ngoài ra, do tiêu chuẩn của ngành mở rộng nên đã có thêm vài yếu tố mà các nhà chăn nuôi sinh thái quan tâm. Kế hoạch riêng cho trang trạiAn toàn sinh học là một phần quan trọng của việc xây dựng kế hoạch quản lý bền vững và hạn chế sự xuất hiện dịch bệnh, là nền tảng của kế hoạch giảm tối thiểu việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp. An toàn sinh học không giới hạn nuôi đối với chăn nuôi quy mô lớn và người chăn nuôi. Những trang trại chăn nuôi nhỏ (kể cả những trại tư nhân) cũng cần phải thực hiện an toàn sinh học vì họ cũng góp phần phòng ngừa dịch bệnh nổ ra và lây lan. Hàng rào bảo vệ tốt tạo nên láng giềng tốt Tất cả những phương pháp phòng bệnh trên thế giới sẽ không có tác dụng nếu bạn không có hàng rào ngăn chặn tốt. Lá chắn tốt sẽ bảo vệ trang trại của bạn và cả những trang trại khác – tác nhân có thể lây lan dịch bệnh và cỏ dại. Hàng rào bảo vệ phải được kiểm tra thường xuyên và sửa chữa ngay nếu cần thiết. Hàngrào bên trong không được hư hỏng vì nó có tác dụng hỗ trợ cho sự an toàn của các hàng rào bên ngoài. Những con vật bị lạc như cừu, heo, hươu cũng có thể lây lan dịch bệnh. Chương trình an toàn sinh học cũng cần quan tâm đến việc kiểm soát động vật hoang dã vì chúng có thể mang dịch bệnh vào trong trại. Nếu bạn phát hiện có con vật bị lạc trong trại của mình, lập tức phải tách chúng ra khỏi trại và tìm người chủ của chúng. Xây chuồng cách ly là cần thiết Chăn nuôi sinh thái yêu cầu trại phải có một vùng đất cách ly được quy hoạch, xác định rõ ràng trên bản đồ quy hoạch của trại. Đây là một tiêu chuẩn thực tế cho các trang trại hoạt động tốt. Trại cần phải có một chuồng cách ly để tách biệt những con thú đang bệnh hoặc có biểu hiện bệnh khỏi đàn gia súc khỏe mạnh. Cách ly động vật mới nhập cũng như động vật mắc bệnh sẽ giúp bạn có thời gian chuẩn bị và đưa ra liệu pháp điều trị cần thiết, cũng như hạn chế lây lan dịch bệnh đến các khu vực khỏe mạnh và phần còn lại của trại.Động vật mới nhập phải được cách ly, kiểm tra tối thiểu 3 tuần sau khi chúng được chuyển đến trang trại của bạn. Việc cách ly giúp thú hồi phục sức khỏe của chúng do stress trong quá trình vận chuyển đến trang trại mới. Stress làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, vì vậy giai đoạn này con vật rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Cách ly cũng tạo cơ hội để bạn quan sát cẩn thận, xử lý các vấn đề phát sinh cũng như bồi dưỡng cho thú trước khi đưa thú vào đàn của trại. Cách ly động vật mới mua về sẽ cho phép hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào trại.Tốt nhất nên đặt trại cách ly gần nhà ở hoặc khu vực làm việc của trại, gần khu vực xử lý để thú mới không phải đi ngang qua trại để đến khu vực cách ly. Sau khi thú mới đến cần tẩy trùng và cách ly với khu vực khác để thú không bị nhiễm bệnh và không nhiễm giun. Đối với một vài bệnh, hệ thống dẫn nước từ trại cách ly sang khu vực khác có thể là tác nhân lây bệnh. Do đó, thiết kế trại cách ly phải đảm bảo kiểm soát được cả hệ thống dẫn nước đến trại và đến các trại khác.Hàng rào kép giữa trại cách ly và các khu vực còn lại sẽ giúp ngăn cản sự truyền lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp, ví dụ bệnh do nhóm pestiviurs gây ra (trong đó có bệnh dịch tả heo). Hai hàng rào chắn phải cách nhau tối thiểu là 3m. Khoảng đất trống giữa hai hàng rào có thể tận dụng trồng thêm cây xanh hoặc chòi trú để thú có chỗ nghỉ ngơi tốt và giảm thiểu stress.Hệ thống máng ăn và nước uống được thiết kế thuận tiện để dễ dàng làm sạch. Khi trại cách ly đã được sử dụng để kiểm tra thú mới mua về, trước khi nhập thêm một đợt thú mới, trại cách ly phải được làm sạch và để trống một thời gian. Giới thiệu thú mớiNgười chăn nuôi nên mua thú mới từ những trang trại giống đáng tin cậy. Việc nhập thú mới về đàn hay bầy là điều rất quan trọng, thú mới mua về phải được công nhận sạch bệnh. Tốt nhất, động vật thay thế nên được mua trực tiếp từ các trang trại gốc, không nên mua trên thị trường. Bạn cần có sự tư vấn của bác sỹ thú y vùng về sự cần thiết thực hiện việc kiểm tra sức khỏe của thú mới mua trước khi nhập vô trại.Nếu có thể, nên tìm hiểu kỹ về chương trình an toàn sinh học của những trại giống. Đây là dấu hiệu tốt chứng minh động vật của trại giống được kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt. Tương tự, nên kiểm tra một vài chỉ tiêu như lịch tiêm phòng vắcxin và các hóa chất trại đã sử dụng. Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc thú yNếu một con vật hay một nhóm vật nuôi có biểu hiện bệnh hoặc kết quả kiểm tra mẫu máu, phân có vấn đề, chúng cần được điều trị ngay. Các tiêu chuẩn của chính sách bảo vệ sức khỏe động vật yêu cầu không một con vật nào không được điều trị nếu tình trạng sức khỏe cho phép và trong quá trình chữa trị phải được đối xử nhân đạo. Tiêu chuẩn chăn nuôi sinh thái yêu cầu và người tiêu thụ sản phẩm bền vững đòi hỏi vật nuôi phải được chăm sóc một cách tốt nhất có thể.Trong liệu pháp điều trị tự nhiên, thời gian là rất quan trọng vì phương pháp điều trị tự nhiên dựa vào hệ thống chức năng miễn dịch. Nhưng nếu hệ thống miễn dịch bị suy giảm như stress do vận chuyển hoặc các vấn đề về thời tiết, các phương pháp điều trị gặp chút khó khăn, lúc này hãy sử dụng các phương pháp điều trị tự nhiên. Thú nhiễm kí sinh trùng thường bị suy giảm hệ thống miễn dịch. Đôi khi việc điều trị thú y là cần thiết nhằm hồi phục sức khỏe trước khi thú được quản lý phòng ngừa theo chương trình của trang trại hữu cơ. Giai đoạn cách ly cũng là một cơ hội để làm gia tăng miễn dịch cho thú thông qua việc cung cấp chất khoáng và dinh dưỡng hợp lý sau quá trình điều trị.Đếm trứng giun trong phân sẽ quyết định có nên nuôi cách ly tẩy trừ giun hay không. Nếu con vật nhiễm giun mà không có biện pháp can thiệp, các yếu tố stress do môi trường sẽ làm cho tình trạng trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, hãy nhớ dừng lại và quan sát con vật của bạn, hãy hành động ngay bây giờ nếu cần thiết, không được chậm trễ.Giấy chứng nhận chăn nuôi sinh thái yêu cầu con vật được điều trị bằng các hóa chất thú y phải được giữ cách ly khu vực đã được công nhận chăn nuôi sinh thái với thời gian gấp 3 lần so với thời gian khuyến cáo cho sự tồn dư của chất này hoặc tối thiểu là ba tuần. Thịt của những động vật đã trị bệnh không được chứng nhận chăn nuôi sinh thái. Tuy nhiên, nếu con cháu của chúng được mua về để làm giống và được nuôi dưỡng theo các tiêu chuẩn sinh thái thì thịt của những heo này vẫn sẽ được công nhận là sản phẩm sinh thái.Chăn nuôi sinh thái hạn chế việc sử dụng vắcxin. Điều này có nghĩa rằng, việc sử dụng vắcxin phải được cho phép, người chăn nuôi phải chứng minh bệnh của trại là bệnh đặc thù cần phải sử dụng vắcxin hoặc bệnh nằm trong danh mục của pháp luật quy định. Cần thiết phải có bác sỹ thú y xác nhận. Lưu trữ đầy đủ lịch sử bệnh và các phương pháp điều trị trại đã từng sử dụng.Nếu con vật chếtBác sỹ thú y ở vùng của bạn sẽ cho bạn lời khuyên và tìm ra nguyên nhân, giúp bạn giảm tối thiểu những thiệt hại và bệnh tật xảy ra. Xác con vật chết phải được xử lý kịp thời vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các động vật khác, cũng như tạo môi trường lý tưởng cho các yếu tố truyền bệnh phát triển như ruồi. Tốt nhất nên có khu vực riêng để xử lý xác thú chết do bệnh. Nếu con vật nhà bạn chết do các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan nhanh và rộng, bạn nên thông báo cho trung tâm Thú y vùng để có hướng dẫn cụ thể.Hạn chế vấy nhiễm từ thức ăn chăn nuôiChăm sóc tốt bao gồm cả khâu kiểm soát sản phẩm được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Một ví dụ điển hình trên thực tế là bùng dịch bệnh bò điên (BSE) ở Anh. Người mắc bệnh không có thuốc chữa và có thể chết. Người chăn nuôi heo nên hạn chế sử dụng các phụ phẩm có nguồn gốc từ động vật. Virút có thể tồn tại trong quá trình làm lạnh, bảo quản, nấu chín và có thể tồn tại trong thịt ngay cả khi đã qua khâu chế biến, xử lý theo quy trình an toàn thực phẩm cho người. Thức ăn được xem là một nguyên nhân có thể gây bùng dịch FMD ở Úc. Kho dự trữ thức ăn của trang trại cũng nên được kiểm tra kỹ lưỡng. Phân chim và các động vật gặm nhấm dễ dàng làm vấy nhiễm thức ăn. Chuột có thể là vật mang nhiều mầm bệnh và làm vấy nhiễm thức ăn, nguồn nước sẽ hỗ trợ giúp lây lan mầm bệnh từ khu vực nhiễm sang khu vực sạch, từ động vật này sang động vật khác. Mặc dù phân là chất mang mầm bệnh dễ truyền lây nhất, nhưng bệnh vẫn có thể truyền lây qua lông, nước tiểu, nước bọt, xác động vật và máu.Các tiêu chuẩn sinh thái yêu cầu quản lý các tác nhân gây bệnh, tránh để chúng phát tán, lây lan. Cụ thể như sau: làm sạch khu vực có các tác nhân gây bệnh đang sinh sống, nguồn thức ăn chăn nuôi, khu vực giống cũng như không tạo điều kiện để các loài gặm nhấm sinh sôi.Hạn chế lây nhiễm chéo giữa thức ăn chăn nuôi và phân thông qua các thiết bị sử dụng ở trang trại. Vật chứa đựng (xô, thùng…) phân tươi, phân ủ, thức ăn phải tách biệt với nhau và phải được làm sạch trước khi chứa đựng thức ăn. Giữ sạch vòi nước, máng uống, máng ăn.Công nhân, nhà cung cấp và khách tham quanCông nhân làm việc, khách tham quan, khách du lịch thường không có hiểu biết về an toàn sinh học. Con người, xe tải, thiết bị, trang phục đều có thể trở thành vật trung gian lây truyền dịch bệnh. Tất cả đều có thể mang mầm bệnh và các tác nhân gây hại lây truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ bang này sang bang khác và từ vùng này sang vùng khác. Đối với khách tham quan, có thể thiết kế một khu vực riêng để đậu xe, xe khách sẽ được khử trùng để làm sạch bụi bẩn và mầm bệnh. Không nên chọn đất đã được xác nhận là đất cho chăn nuôi bền vững làm khu vực rửa xe. Giày dép cũng là vật mang mầm bệnh: hãy đảm bảo những đôi ủng không dính đất, cỏ, bùn. Nên thiết kế bồn rửa chân. Trang thiết bị sử dụng trong trang trại cũng phải được khử trùng theo mức độ cho phép của trang trại hữu cơ. Đối với phương tiện vận chuyển sử dụng trong chăn nuôi cần thiết phải được làm sạch và sử dụng đúng mục đích để đảm bảo tiêu chuẩn trang trại bền vững.Cần huấn luyện, giới thiệu một vài phương pháp an toàn sinh học đơn giản của trại cho công nhân mới. Bảng hiệu, quảng cáo phải đặt tại các khu vực thích hợp để nhắc nhở mọi người chú ý đến hoạt động của mình trong trại. Người quản lý trại có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của công nhân thông qua các đợt kiểmtra sức khỏe tổng quát và phải đánh giá đúng mức nguy cơ mắc bệnh. Chú ý bệnh truyền lây từ động vật sang người. Tất cả các loài động vật đều có thể nhiễmnhiều loại vi sinh vật, một số vi sinh vật có thể lây truyền sang người, người nhiễm bệnh có thể ốm yếu và vài trường hợp có thể chết. Ví dụ như: sốt Q, bệnh nhiệt thán, cúm gia cầm, virút Hendra, E.coli… Động vật nhiễm bệnh có thể trở thành vật mang mầm bệnh và không có biểu hiện bệnh ra bên ngoài. Con người có nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với động vật mắc bệnh hoặc thông nước tiểu, phân hoặc sản phẩm của thú bệnh.Thuốc khử trùng trong trang trại an toàn sinh họcChọn lựa một loại thuốc khử trùng là một quá trình phức tạp. Không có một loại thuốc tốt nhất cho tất cả các trang trại. Bạn phải cân nhắc những nguy cơ bệnh mà trại có thể gặp, bề mặt cần khử trùng, mục đích khử trùng, điều kiện sử dụng của thuốc khử trùng,…từ đó chọn lựa cho mình một loại thuốc khử trùng phù hợp nhất.Khi sử dụng một loại thuốc khử trùng, cần lưu ý những điều sau:· Hầu hết các loại thuốc khử trùng đều không có tác dụng nếu bề mặt vật cần khử trùng chưa được làm sạch sẽ.· Các vật liệu hữu cơ như đất, mảnh vụn thực vật (rơm), sữa, máu, mủ, phân sẽ làm mất tác dụng của một vài loại thuốc khử trùng hoặc bảo vệ các mầm bệnh khỏi tác dụng của các thành phần hoạt động của chất khử trùng.· Ủng, thiết bị, khu vực chuồng trại trước tiên phải được làm sạch bằng nước hoặc thuốc tẩy.· Sử dụng dòng nước có áp lực cao với xà phòng để làm sạch các bề mặt có lỗ.· Nên chọn các thuốc khử trùng có phổ tác dụng rộng.· Kiểm tra độ pH (axít hay kiềm) của nguồn nước. Nước cứng có thể làm Cách phối trộn thức ăn cho lợn conKhi lợn con bị mất mẹ hoặc mất sữa nếu không biết cách chăm sóc thì đàn lợn có thể chết hàng loạt, vì vậy cần chú ý các biện pháp chăm sóc để lợn khoẻ mạnh. Giai đoạn đầu 710 ngày tuổi: dùng sữa bột tốt 97%, mật ong 2% và 1% Premix khoáng sinh tố. Tất cả trộn đều cho ăn 2540gcon (tuỳ theo giống lợn) với 150cc nước ấm đun sôi. Cho ăn mỗi ngày 6 bữa vào lúc 6, 9, 12, 15, 18, 21 giờ trong ngày. Trong 2 ngày đầu, lợn con chưa quen có thể dùng găng tay (tránh sờ trực tiếp bàn tay vào lợn) bắt từng con, lấy lông gà sạch quệt hỗn hợp thức ăn này vào miệng lợn con. Sang ngày thứ 4 cho ăn bằng thìa. Khi bón hạ dần thìa xuống đĩa để lợn con liếm láp và sau đó tự liếm trên đĩa. Chỉ cần huấn luyện vài con biết ăn, những con khác sẽ bắt chước. Nếu lượng lợn con nhiều có thể cho ăn bằng máng nông rộng hơn. Giai đoạn 1120 ngày: lấy 13 sữa bột đóng túi trộn với 23 bột mì trộn đều hoà với nước nấu chín, để nguội trộn với 1% Premix khoáng sinh tố (hoặc thay bằng 100200g rau xanh non thái nhỏ và 0,5% bột khoáng). Giai đoạn này mỗi con cho ăn 110250g hỗn hợp chia làm 5 bữa vào 6, 10, 14, 18, 20 giờ trong ngày. Giai đoạn từ 4060 ngày: Nơi nào có yêu cầu nuôi lợn con có khối lượng lớn hơn thì nuôi tiếp đến 60 ngày. Dùng cám gạo loại 1 (bỏ trấu bổi) 58% + 8% bột đỗ tương + 4% bột cá nhạt trộn đều, nấu chín dạng lỏng sệt, để nguội bớt, rồi trộn với 1% Premix khoáng sinh tố hoặc thay bằng 10% bột ngô, bỗng rượu. Cho ăn hỗn hợp này trên mỗi con 200350gngày, chia làm 45 bữangày. Ngoài ra có thể dùng 45% cám gạo tốt + 30% bột ngô nấu thật nhừ để nguội rồi trộn với 25% thức ăn đậm đặc dính cho lợn con tập ăn của các hãng Proconco, Higro CP... để nuôi lợn con giai đoạn này. Phòng trị bệnh. Nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi bữa ăn rửa máng sạch sẽ. Khi cho đàn lợn ăn, quan sát phát hiện những con ăn kém, chậm chạp để kịp thời bắt nhốt riêng theo dõi chữa trị và bồi dưỡng tốt hơn. Tiêm phòng: 20 ngày tiêm vắc xin dịch tả, 25 ngày tiêm vắc xin đóng dấu tụ huyết trùng, 30 ngày tẩy giun sán, 35 ngày tiêm nhắc lại vắcxin dịch tả.Điều chú ý khi nuôi heo hướng nạcĐể chăn nuôi heo đạt được tỉ lệ nạc cao, người ta thường nuôi heo giống ngoại và lai kinh tế ngoại x ngoại, heo con nuôi thịt đạt tỉ lệ nạc 5060% hoặc nuôi heo lai kinh tế nội x ngoại, heo con nuôi thịt đạt tỉ lệ nạc 4050%. Heo có tỷ lệ nạc càng cao thì tiêu tốn thức ăn càng thấp, hiệu quả kinh tế càng cao. Về mặt kỹ thuật, để nuôi heo thịt tăng trọng nhanh, đạt tỉ lệ nạc cao, ngoài yếu tố giống lai thương phẩm, phải chú ý thực hiện tốt những yêu cầu sau: Chọn heo con nuôi thịt; vận chuyển heo con; xác định thời gian nuôi và khối lượng đạt được; xác định chế độ dinh dưỡng; xác định tiêu chuẩn ăn của heo ngoại, lai ngoại x ngoại và heo lai nội x ngoại nuôi thịt; xây dựng khẩu phần ăn...Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:Trong thực tế, chủ yếu có 2 cách nuôi heo thịt:Nuôi từ cai sữa đến khi đạt khối lượng giết thịt (3 giai đoạn).Nuôi từ heo nhỡ có khối lượng ban đầu 3050 kg đến khi kết thúc vỗ béo giết thịt (1 hoặc 2 giai đoạn).Để nuôi heo lai thương phẩm, tăng trọng nhanh và đạt tỉ lệ nạc cao tốt nhất là nuôi từ lúc heo con còn bú sữa mẹ, nếu không thì cũng phải nuôi từ sau cai sữa đến 7 tháng tuổi đạt khối lượng giết thịt. Trong các khâu kỹ thuật cần chú ý: Muốn nuôi heo nhiều nạc trước hết phải chọn giống heo nhiều nạc, đồng thời phải chú ý đến thức ăn tạo nạc cao... Khi nuôi heo giống hướng nạc phải đảm bảo tiêu chuẩn của phẩm giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y... Điều kiện môi trường, khí amoniac, chất lượng không khí, nhiệt độ, độ ẩm, mật độ nuôi và nước uống... đều có ảnh hưởng đến sự gia tăng mức độ nhạy cảm với dịch bệnh, chi phí thuốc thú y, tăng trọng và phát triển mô nạc của heo. Chính vì vậy, để nuôi heo hướng nạc cần phải tạo sự thông thoáng chuồng trại. Vì khi nhiệt độ quá nóng, heo sẽ ăn ít và chậm lớn. Ngược lại, nhiệt độ quá lạnh, heo ăn nhiều để chống lạnh và chi phí thức ăn cao hơn. Nuôi heo hướng nạc mật độ tối đa 1530 conô chuồng (1,21,4 m2con).Thức ăn giàu dinh dưỡng giúp cho heo phát triển tối đa phẩm chất di truyền tạo nạc. Nếu khẩu phần thiếu dưỡng chất vừa lãng phí thời gian vừa lãng phí tiền... Thức ăn và khẩu phần thức ăn phải cân đối nhu cầu dinh dưỡng cho heo. Không nên thay đổi thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong khẩu phần và cũng không nên thay đổi độ mịn của thức ăn, hay các loại thức ăn viên có độ to nhỏ khác nhau... Mọi sự thay đổi, nhất là thay đổi đột ngột đều dẫn đến stress gây hại phải mất nhiều ngày, có khi cả tháng khả năng tiêu hoá và hấp thu của heo mới quen được với loại thức ăn mới. Như vậy, sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng, phát triển của heo, dẫn đến chi phí cao, giá thành tăng, hiệu quả kinh tế thấp... Lượng thức ăn hàng ngày cho heo hướng nạc:Trọng lượng heo(kg)Thức ăn CargillNhu cầu thức ăn KgconngàyPhương thứccho ăn1530Heo con0,81,5Tự do3160Heo lứa1,52,3Tự do61xuất chuồngHeo thịt2,32,7Tự do Những điều cần biết khi nuôi heo nái1. Chăm sóc heo nái trong giai đoạn mang thai:Nái tơ lên giống vào tháng tuổi thứ 6 đến tháng thứ 8 (trọng lượng khoảng 80 – 110kg) tuỳ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Tuy nhiên , tốt nhất chỉ nên phối giống khi nái trên 6 tháng tuổi và trọng lượng ít nhất 90kg.Khi heo lên giống (chu kỳ 21 ngày), thời điểm phối giống thích hợp nhất là khi nái đứng yên cho con nọc phủ (tai dựng đứng) hay lấy hai tay đè lên mông nái mà cũng có hiện tượng tương tự. Việc phối giống nên thực hiện hai lần (phối kép) cách nhau từ 12 – 24 giờ.Nái mang thai từ 110 – 117 ngày, thai phát triển nhanh nhất vào tháng cuối của thời kỳ mang thai. Trong suốt quá trình mang thai, nái cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để dự trữ cho cơ thể cũng như để nuôi thai. Trong khẩu phần ở giai đoạn cuối thời kỳ mang thai cho heo nái phải có ít nhất 57% chất xơ. Lượng chất xơ này giúp ngăn ngừa hiện tượng táo bón ở heo.Khẩu phần ăn cho heo nái cần cung cấp đầy đủ Vitamine và chất khoáng. Thiếu khoáng heo con chậm lớn, heo nái dễ bị bại liệt sau khi sinh. Khẩu phần thức ăn cho heo nái đầy đủ và cân đối sẽ kéo dài thời gian khai thác sinh sản.Nếu nuôi nái ở chuồng chung, phải chuyển sang chuồng đẻ trước ngày mang thai thứ 110.2. Chăm sóc nái trong giai đoạn đẻ: Chuồng đẻ phải được dọn sạch và sát trùng cẩn thận, 57 ngày trước khi chuyển nái đẻ đến. Trước khi đưa nái vào chuồng đẻ nên rửa sạch bụng và bầu vú bằng nước ấm. Trong suốt thời gian trước khi đẻ nên cho heo nái ăn giống như trong kỳ mang thai. Tuy nhiên, nên cho ăn loại thức ăn có tính nhuận trường (giàu chất xơ). Khi thấy vú có sữa, nghĩa là nái sẽ đẻ trong vòng 24 giờ sau đó, chăm sóc nái trong lúc đẻ giúp giảm tỷ lệ heo con chết trong và sau khi đẻ. Thời gian đẻ kéo dài từ 30 phút đến 5 giờ đồng hồ. Trung bình mỗi con heo đẻ cách nhau 15 phút, nhưng có trường hợp đến vài giờ sau. Có thể tiêm Oxytocin để hỗ trợ heo nái trong quá trình sinh sản trong các trường hợp sau: Heo rặn đẻ yếu; sau 30 phút heo rặn nhưng chưa đẻ heo con kế tiếp, hoặc heo con đã ra hết nhưng nhau chưa ra. Chú ý không nên dùng Oxytocin nếu heo chưa đẻ ra con nào, hoặc có dấu hiệu rặn đẻ dữ dội nhưng thai không ra, cần phải kiểm tra trước khi dùng thuốc (điều này có thể do thai bị ngược, lệch hay kẹt trong cơ quan sinh sản). Hỗ trợ bằng tay chỉ áp dụng trong trường hợp heo nái có dấu hiệu không thể đẻ được nếu không có sự trợ giúp. Người xử lý nên đeo găng tay dài được bôi trơn bằng dầu thực vật, hay Vaselin trộn với kháng sinh, nái phải được tiêm kháng sinh ngay sau khi xử lý. Sau khi sinh xong, nái được tiêm kháng sinh qua cơ bắp, đồng thời bơm kháng sinh vào đường âm đạo. Nên cho heo con bú sữa đầu (sữa có chứa kháng thể) ngay sau khi sinh. Heo nái chỉ có khả năng cho sữa đầu từ 24 – 36 giờ sau khi sinh. Heo con cũng chỉ có khả năng hấp thu trực tiếp kháng thể qua tế bào biểu mô ruột non ngay giờ đầu sau khi sinh đến 1824 giờ sau đó. Khi cho heo con vừa đẻ ra bú ngay cũng tác dụng kích thích heo nái rặn đẻ nhanh hơn, ít sót nhau hơn.